Thực trạng nền kinh tế Việt Nam: 1Tốc độ tăng trưởng kinh tế:

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN MÔN LÝ THUYẾT TÀI CHÍNH TIỀN TỆ SUY THOÁI KINH TẾ (Trang 75)

3 Các biện pháp khắc phục suy thoái kinh tế của chính phủ Việt Nam trong giai đoạn 2008 –

2.2.1 Thực trạng nền kinh tế Việt Nam: 1Tốc độ tăng trưởng kinh tế:

Năm 2012, tăng trưởng GDP chỉ đạt 5,03%, thấp xa so với mục tiêu đặt ra từ 6 - 6,5%. Đây cũng là mức tăng trưởng thấp so với nhiều năm gần đây. Tuy nhiên, theo đánh giá chung của Chính phủ thì đây là mức hợp lý trong điều kiện cả nước tập trung cho ưu tiên kiềm chế lạm phát, đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô.

Tốc độ tăng trưởng GDP đạt thấp do khó khăn từ cả 2 đầu vào và ra của nền kinh tế. Ở đầu vào, tỷ lệ vốn đầu tư năm 2012 bằng 33,5% GDP, thấp hơn so với tỷ lệ 34,6% của

năm 2011 và còn thấp hơn nữa so với tỷ lệ 42,7% GDP bình quân thời kỳ 2006 - 2010. Đây là cũng là tỷ trọng vốn đầu tư so với GDP đạt thấp nhất kể từ năm 2000. Ở đầu ra, sức cầu suy giảm đã khiến tốc độ tiêu thụ trong nước bị chậm lại, hàng tồn kho tăng cao. Mức độ tăng trưởng yếu diễn ra ở tất cả các nhóm ngành. Nhóm ngành dịch vụ có mức tăng trưởng cao nhất, đạt 6,42%, song vẫn thấp hơn so với năm 2011 (6,99%). Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng năm 2012 tăng khoảng 16% so với năm 2011, sau khi loại trừ yếu tố tăng giá, chỉ còn tăng 6,2%, chậm lại so với bình quân thời kỳ 2006 - 2011 (15%).

Trong khi đó, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chỉ đạt mức tăng trưởng là 2,72% (so với con số 4,01% trong năm 2011). Tuy nhiên, trong bối cảnh kinh tế khó khăn, khu vực nông nghiệp, nông thôn đã góp phần thu hút trở lại số lao động bị mất việc, thiếu việc làm ở các doanh nghiệp, làng nghề, khi những đơn vị này bị ngừng hoạt động, giải thể và thu hẹp sản xuất kinh doanh.

Nhóm ngành công nghiệp và xây dựng, sau nhiều năm tăng trưởng cao và chiếm tỷ trọng lớn nhất trong 3 nhóm ngành, đã tiếp tục tăng thấp hơn tốc độ chung. Với tốc độ tăng trưởng chỉ đạt 4,52% (so với 5,53% của năm 2011), sự giảm tốc của khu vực công nghiệp và xây dựng đã ảnh hưởng không nhỏ đến tăng trưởng toàn nền kinh tế vì chiếm tỷ trọng lớn nhất với hơn 40%. Tính đến ngày 01/1/2013, chỉ số tồn kho của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo còn tăng 21,5% so với cùng thời điểm năm 2012, vẫn là mức cao. Tuy nhiên, chỉ số này có xu hướng tăng chậm lại trong những tháng gần đây.

Tốc độ tăng trưởng GDP năm 2012 đạt thấp, song có sự cải thiện qua mỗi quý. GDP quý I tăng 4,64%, quý II tăng 4,8%, quý III tăng 5,05% và quý IV tăng 5,44%. Điều này cho thấy, những giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường trong Nghị quyết 13/NQ-CP ngày 10/5/2012 của Chính phủ đã phát huy tác dụng.

quyết định ứng trước vốn đầu tư từ ngân sách 2013 với tổng số vốn khoảng 30.000 tỷ đồng.

Về tiền tệ, Chính phủ đã yêu cầu Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chỉ đạo các ngân hàng thương mại hạ lãi suất, cơ cấu lại nợ để hỗ trợ doanh nghiệp. Trần lãi suất huy động đã được hạ từ 14%/năm xuống còn 8%/năm (đối với kỳ hạn dưới 1 năm); lãi suất cho vay hạ từ trên 15%/năm xuống còn 12 - 13%/năm đối với một số lĩnh vực ưu tiên. Tỷ giá được điều hành theo hướng ổn định.

Tăng trưởng GDP năm 2013 được Quốc hội xác định là 5,5%, đây là mục tiêu không dễ đạt được trong bối cảnh kinh tế thế giới được dự báo không có nhiều cải thiện, thậm chí còn khó khăn hơn, trong khi kinh tế Việt Nam vẫn đang phải đối diện với nhiều thách thức.

Theo Báo cáo sơ bộ tình hình kinh tế - xã hội tháng Sáu và 6 tháng của năm 2013 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) 6 tháng qua ước đạt 4,9%, đạt xấp xỉ mức tăng cùng kỳ năm 2012 là 4,93%, trong đó khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,07%, khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 5,18%, dịch vụ tăng 5,92%.

Biểu đồ 3.6 Tăng trưởng GDP những năm gần đây (đơn vị: %), nguồn: Tổng cục Thống kê

2.2.1.2 Lạm phát:

Như dự báo trước của nhiều tổ chức, lạm phát của Việt Nam năm 2012 chỉ tăng 6,81%, thấp hơn nhiều so với ngưỡng dưới 10% mà Chính phủ đặt mục tiêu.

Theo công bố của Tổng cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 12 năm 2012 tăng 0,27% so với tháng 11/2012 và tăng 6,81% so với tháng 12/2011. CPI bình quân năm 2012 tăng 9,21% so với bình quân năm 2011.

Tháng 12 so với tháng 11, nhóm may mặc, mũ nón, giày dép tăng mạnh nhất, tới 1,17%. Các nhóm hàng hóa và dịch vụ khác tăng cao hơn mức tăng chung nhưng cũng đều dưới 1% là thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,59%, văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0,34%, đồ uống và thuốc lá tăng 0,32%.

Nhìn lại năm 2012, Tổng cục Thống kê đánh giá, lạm phát năm 2012 chỉ “nhỉnh” hơn mức tăng 6,52% của năm 2009 – năm suy giảm kinh tế mạnh và thấp hơn nhiều so với mức tăng 11,75% của năm 2010 và mức tăng 18,13% của năm 2011.

Mười tháng đầu năm 2013, lạm phát theo tháng có xu hướng tăng kể từ tháng 6 và đạt mức cao trong hai tháng cuối quý 3/2013 (bình quân tháng trong quý 3 tăng 0,7% so với mức âm của quý trước). Tuy nhiên, CPI các tháng này chịu tác động chủ yếu của việc điều chỉnh mùa vụ (giá các hàng hóa, dịch vụ công do nhà nước quản lý) chứ không phải do các yếu tố cơ bản của lạm phát tăng, đặc biệt là tổng cầu hiện vẫn còn thấp. Sang tháng 10/2013, lạm phát so với cùng kỳ giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 2010 (5,92%) và lạm phát cơ bản cũng trong xu hướng giảm (từ mức 10% trong tháng 9 xuống còn 8,85%). Tính đến tháng 10, CPI tăng 5,14% so với đầu năm, do đó dư địa còn lại cho lạm phát quý 4 là 1,9% tương ứng với mức bình quân tháng khoảng 0,63%. Lạm phát cả năm 2013 dự báo vẫn được kiểm soát xung quanh mức 7% nếu như có sự quản lý và điều tiết tốt việc điều chỉnh giá các mặt hàng và dịch vụ do nhà nước quản lý. Đây sẽ là thành quả nổi bật của kinh tế Việt Nam trong việc duy trì lạm phát ổn định liên tiếp 2 năm giúp ổn định kỳ vọng lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô.

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN MÔN LÝ THUYẾT TÀI CHÍNH TIỀN TỆ SUY THOÁI KINH TẾ (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(90 trang)
w