3 Các biện pháp khắc phục suy thoái kinh tế của chính phủ Việt Nam trong giai đoạn 2008 –
2.2.1.9 Thất nghiệp
Suy thoái kinh tế không chỉ làm cho nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng thấp mà còn dẫn đến tình trạng việc làm bị cắt giảm, xáo trộn, thất nghiệp gia tăng.
Năm 2012, khi đó cả nước có gần 1 triệu người thất nghiệp bởi nền kinh tế không tạo đủ việc làm cho cả lao động mới gia nhập thị trường và bộ phận lao động thất nghiệp cũ. Tính đến thời điểm 1/10/2012, cả nước có 53,1 triệu người từ 15 tuổi trở lên thuộc lực lượng lao động, bao gồm 52,1 triệu người có việc làm. Gần 70% lực lượng lao động thuộc khu vực nông thôn.Tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị cao hơn khu vực nông thôn (3,3% so với 1,4% trong 3 quý đầu năm 2012). Bất bình đẳng giới vẫn tồn tại trong vấn đề lao động việc làm. 2,5% phụ nữ không có việc làm, so với 1,7% nam giới.Tìm việc đồng thời là một vấn đề lớn đối với thanh niên độ tuổi từ 15 đến 24 bởi nhóm này chiếm tới 47% tổng số người thất nghiệp.
Theo thống kê tình hình Kinh tế - Xã hội sáu tháng đầu năm 2013, lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên của cả nước tại thời điểm 01/7/2013 ước tính 53,3 triệu người, tăng 715,6 nghìn người so với tại thời điểm 01/7/2012. Lực lượng lao động trong độ tuổi lao động là 47,2 triệu người, tăng 249,2 nghìn người so với tại thời điểm 01/7/2012. Lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc sáu tháng đầu năm 2013, ước tính 52,2 triệu người, tăng 0,97% so với năm 2012. Tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi lao động, đặc biệt là thanh niên tại khu vực thành thị vẫn cao hơn so với khu vực nông thôn. Cụ thể: Tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi lao động sáu tháng đầu năm 2013 ước tính là 2,28%, trong đó khu vực thành thị là 3,85%, khu vực nông thôn là 1,57%. Tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi lao động sáu tháng đầu năm ước tính là 2,95%, trong đó khu vực thành thị là 1,76%, khu vực nông thôn là 3,47%.