0
Tải bản đầy đủ (.docx) (89 trang)

Bài học kinh nghiệm:

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN MÔN LÝ THUYẾT TÀI CHÍNH TIỀN TỆ SUY THOÁI KINH TẾ (Trang 29 -29 )

Bài học thứ nhất là thị trường tài chính, ngân hàng và nền kinh tế các nước có liên hệ mật thiết, vì thế những vấn đề còn tồn tại trong lĩnh vực này sẽ ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực khác, nhiều quốc gia khác nhau.Vì vậy cần có sự liên minh giữa các quốc gia trong chính sách khắc phục hậu quả của suy thoái.

Bài học thứ hai là thất bại của chính quyền Mỹ Hoover dạy chúng ta bài học quý giá về chính sách tiền tệ và tài chính trong thời kỳ suy thoái (tăng thuế để giải quyết thâm hụt ngân sách là một cách làm cho khủng hoảng trầm trọng hơn trong khi chi tiêu của người tiêu dùng ít hơn); vì vậy Chính phủ nên can thiệp nhanh chóng và chủ động khi kinh tế khủng khoảng. Việc chính phủ Mỹ và các ngân hàng trung ương chậm chạp can thiệp những năm 1930 khiến cuộc khủng hoảng ngày một tệ hại..

Thứ ba, có nguy cơ khoảng trống về chính sách giữa hai nhiệm kỳ Tổng thống. Năm 1933, khủng hoảng ngành ngân hàng Mỹ diễn biến xấu hơn trong khoảng thời gian 5 tháng giữa khoảng thời gian cuộc bầu cử hoàn thành và tổng thống mới nhận chức.

Thứ tư, Giữa kinh tế và chính trị có mối quan hệ sâu sắc, khó có thể đồng thời đưa ra các chính kinh tế mà không ảnh hưởng đến chính trị hay ngược lại. Bởi vậy, trong những thời kì biến động kinh tế hay chính trị phải chấp nhận hy sinh một trong hai để giải quyết tình trạng. Tuy nhiên cần đánh giá tác động của cả hai để điều chỉnh đến mức thấp nhất có thể và nên lường trước các rủi ro và tình huống có thể xảy ra.

Tóm lại, các chính sách nhằm cải thiện tình hình kinh tế trong thời gian suy thoái, đặc biệt giai đoạn 1929-1933 là chưa có tiền lệ là phải thận trọng, và chính phủ là người đóng

vai trò quan trọng trong việc kiểm soát nó sau cho đi đúng hướng và không làm thất thoát ngân sách chính phủ.

1.7 Suy thoái những năm 1990: 1.7.1 Đặc điểm

Cuộc suy thoái kinh tế thế giới 1990 diễn ra chủ yếu tại các nước tư bản chủ nghĩa là Bắc Mỹ, Tây Âu và Nhật Bản, phần còn lại của thế giới ít bị ảnh hưởng bời cuộc suy thoái. Cuộc suy thoái này mang tính chu kỳ của sự tăng trưởng kinh tế giai đoạn thập niên 80, chịu ảnh hưởng bởi sự khủng hoảng của thị trường tài chính thế giới.

Sự mất niềm tin trong giai đoạn phát động cuộc chiến tranh Irắc lần thứ nhất và kéo theo giá dầu tăng chạm ngưỡng đã gây nên cuộc suy thoái ngắn diễn ra ở Mỹ: kéo dài trong vòng 1 năm, đã tăng trưởng chậm chạp sau đó và kết thúc suy thoái vào năm 1993. Cuộc suy thoái bắt đầu rõ nét thông qua sự lây lan tài chính, trong đó nặng nề nhất các quốc gia liên quan chặt chẽ nhất tới Hoa Kỳ, bao gồm Canada, Úc, và Vương quốc Anh. Các nền kinh tế của các nước châu Âu và Nhật Bản đã bị thương, nhưng ít chịu ảnh hưởng bởi tác động này.

Cuộc suy thoái lớn nhất trong thời kỳ này là xảy ra ở Nhật Bản Bước vào thập niên 90 của thế kỷ 20, Nhật Bản tuy vẫn là một nước công nghiệp hùng mạnh, có thu nhập theo đầu người cao nhất Thế Giới, nhưng sự sụp đổ của nền kinh tế “Bong Bóng” đã mở đầu cho một thời kỳ trì trệ kinh tế lâu nhất trong lịch sử nước Nhật từ sau Chiến tranh Thế Giới thứ II – thập kỷ mất mát.

Biểu đồ 2.4. Biểu đồ minh họa

Nền kinh tế Nhật Bản sau khi sụt giảm nhưng không thể gượng dậy, trạng thái suy thoái kéo dài ở đáy nhiều năm liên tục mà không có sự cải thiện đáng kể nào nên đây là hình thái suy thoái kinh tế ở Nhật là mô hình chữ L.

1.7.2 Nguyên nhân:

1.7.2.1 Mỹ

Từ thời Tổng thống Reagan (1981-1989) với chính sách cắt giảm thuế nhằm kích thích nên kinh tế do sự biến động kinh tế của thập kỷ 1970. Chính sách cho rằng thuế suất thấp hơn khiến mọi người làm việc nhiều hơn và cố gắng hơn, và điều này lại dẫn tới tiết kiệm và đầu tư nhiều hơn, kết quả là sản xuất ra nhiều hơn và kích thích toàn bộ nền kinh tế tăng trưởng. Đồng thời, ông cũng cắt giảm các chương trình xã hội và các hoạt động điều tiết của chính phủ tới người tiêu dùng, việc làm và môi trường. Tuy nhiên, ông mạnh tay trong việc chi tiêu cho quốc phòng, và kết quả là thâm hụt ngân sách tăng lên và thậm chí thâm hụt hơn thời kinh tế đình trệ đầu thập kỷ 1980. Từ 74 tỷ USD năm 1980, thâm hụt ngân sách liên bang đã tăng tới 221 tỷ USD năm 1986. Nó giảm xuống 150 tỷ USD năm 1987 nhưng sau đó bắt đầu tăng trở lại.

Biểu đồ 2.5: Tình hình kinh tế Mỹ giai đoạn 1988-1993

Ngày 2 tháng 8 năm 1990, Iraq xâm lược Kuwait. Trên 17 Tháng 1 năm 1991, Mỹ bắt đầu ném bom các vị trí Iraq tại Kuwait, và ngày 28 tháng 2, Tổng thống Bush đã tuyên bố ngừng bắn. Ảnh hưởng của giá dầu có thể được nhìn thấy trong biểu đổ 2.1. Giá dầu đã giảm vào đầu năm 1990, và sau đó tăng hơn gấp đôi rất nhanh bắt đầu từ tháng 8 năm 1990. Vì vậy, chiến tranh là một sự kiện ngoại sinh cho nền kinh tế Mỹ, và rõ ràng cú sốc dầu mỏ có ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế Mỹ.

Ngoài ra, các tổ chức tín dụng được coi là hiệp hội tín dụng với các hoạt động cho vay bừa bãi và không kiểm soát được dẫn đến cuộc khủng các khoản tiết kiệm và cho vay. Chính Phủ liên bang phải đóng cửa rất nhiều tổ chức như vậy và thanh toán hết các khoản tiền của người gởi, một khoản tổn thất khổng lồ của người dân nước Mỹ.

Những năm 1980 là một thập kỷ tăng đầu cơ rất lớn trong giá bất động sản và tài sản khác. Một phần lớn của điều này có thể được thực hiện bởi sự tăng trưởng to lớn trong nợ tài trợ của các tổ chức tài chính của đất nước. Sự suy giảm trong giá trị của bất động sản thương mại đã bị ảnh hưởng không chỉ xây dựng thương mại - nó đã làm suy yếu các tổ chức tài chính. Các khu vực ảnh hưởng nặng nhất đã được các công ty tài chính, ngân hàng, quỹ tiết kiệm, và các công ty bảo hiểm.

Một phần lý do dẫn đến nền kinh tế bị đình trệ là do từ sự sụt giảm giá trị nhà. Thường thì đây là tài sản lớn nhất cho một cá nhân, và sự sụt giảm nghiêm trọng trong giá trị gây ra giảm đáng kể trong giá trị tài sản. Trong khi đối với một công nhân nước Mỹ đã quen với giá nhà luôn tăng giá. Sự sụt giảm giá trị nhà như là một cú sốc, và nó đã buộc nhiều để xem xét lại kế hoạch tài chính của mình. Điều này dẫn đến việc cắt giảm chi tiêu làm sức mua tên thị trường giảm đáng kể. Việc giá nhà sụt giảm (biểu đồ 2.2) làm giảm niềm tin tiêu dùng của người dân Mỹ.

Biểu đồ 2.6. Real house Prices

Sự thâm hụt ngân sách tăng lên ở đâu thập kỷ 1980, do sự chi tiêu quá phóng khoáng vào Quốc phòng của Chính phủ và sự khủng hoảng trong các khoản tiết kiệm và cho vay cộng hưởng với sự tăng giọt giá dầu và giá nhà đất giảm, công chúng cắt giảm chi tiêu đã đưa nền kinh tế Mỹ lâm vào suy thoái ở đâu thập kỷ 1990.

1.7.2.2 Nhật Bản

Cuối những năm 80, sự bùng nổ của thị trường chứng khoán và bất động sản đã làm cho nước Nhật trở nên giàu có. Nhưng đến giai đoạn 1987-1990 đầu tư cho thiết bị của Nhật bản đạt đến mức cao, lên đến 12% năm trong khi mức tăng trưởng trung bình chỉ đạt 5%, điều này dẫn đến tình trạng dư thừa tư bản cô định làm nên kinh tế phát triển đình trệ. Vì vậy, suy thoái kinh tế Nhật Bản là hệ quả mang tính chu kì của giai đoạn tăng trưởng kinh tế 1987-1990 mà đỉnh cao là thời kì bùng nổ nền kinh tế “bong bóng” 1989- 1990.

Tăng trưởng kinh tế Nhật Bản vào cuối thập niên 80 không phải là tăng trưởng thực sự từ hoạt động sản xuất của cải vật chất mà chủ yếu tăng trưởng giả tạo do đầu từ vào mua bán bất động sản, trái phiếu. Mặt khác, trong xu thế tự do hóa trên thế giới, các xí nghiệp Nhật dần dần huy động vốn trực tiếp từ phát hành cổ phiếu và trái phiếu, hoạt động kinh doanh của các ngân hàng được mở rộng, các ngân hàng cho vay quá nhiều để đầu cơ vào cổ phiếu, bất động sản. Để khắc phục tình trạng này, Chính phủ Nhật thông qua hệ thống ngân hàng đã điều chỉnh lãi suất cao, lập tức nhu cầu vốn vay đầu tư giảm nhanh chóng và gây nên tình trạng mất tài sản vì giá trị tài sản bị tụt xuống, giá cổ phiếu bắt đầu giảm.

Sau chiến tranh lạnh, các áp lực chính trị ở Mỹ dần tăng lên, buộc Nhật Bản phải giảm thặng dư thương mại song phương cũng như tự do hoá thị trường nội địa. Nền kinh tế mở ở Nhật tạo điều kiện cho các nước Đông Nam Á và các nước Tư bản thâm nhập dễ dàng, khiến áp lực cạnh tranh của hàng hóa nội địa tăng lên. Sự tăng giá đồng giá Yên làm lượng xuất khẩu của Nhật giảm mạnh, trong khi nền kinh tế Nhật lúc bấy giờ phục hổi chủ yếu dựa vào xuất khẩu. Chính điều này, góp phần đưa nền kinh tế Nhật vào thời kỳ suy thoái.

1.7.3 Mức độ lan rộng và ảnh hưởng của cuộc suy thoái

Sau một thời kỳ cường thịnh, phát triển mạnh mẽ của các nước Tư Bản, cuộc suy thoái bắt đầu manh nha sau việc sụp đổ của thị trường chứng khoáng năm 1987. Mặc dù sự sụp đổ này đã được phục hồi nhanh chóng nhưng ở Bắc Mỹ, các tổ chức nắm giữ các khoản tiền tiết kiệm và cho vay đã bắt đầu phá sản, dẫn đến một cuộc khủng hoảng tiết kiệm và cho vay khiến các phúc lợi tài chính của hàng triệu người Mỹ vào nguy hiểm.

Những năm 1980 là một thập kỷ tăng đầu cơ rất lớn trong giá bất động sản và tài sản khác. Một phần lớn của điều này có thể được thực hiện bởi sự tăng trưởng to lớn trong nợ tài trợ của các tổ chức tài chính của Mỹ. Sự suy giảm trong giá trị của bất động sản thương mại đã bị ảnh hưởng không chỉ xây dựng thương mại - nó đã làm suy yếu các tổ chức tài chính. Điều này dẫn đến một sự khủng hoảng nợ trong nền kinh tế Mỹ vào thời kỳ cuối thập niên 80 và đầu thập niên 90. Sau cuộc chiến tranh Irac lần thứ 1 đã khiến

cho sự tin tưởng của người dân Mỹ vào chính phủ lâm thời không còn cao, đồng thời làm giá xăng dầu thế giới tăng cao ảnh hưởng mạnh đến tình hình kinh tế thế giới nói chung và nước Mỹ nói riêng. Và như một lẽ tất nhiên, 7/1990, Hoa Kỳ bước vào tình trạng suy thoái kinh tế và kéo dài suốt 8 tháng cho đến năm 1991.

Sự khủng hoảng của thị trường tài chính và sự suy thoái kinh tế của nước Mỹ khiến các các khoản đầu tư tiết kiệm và khoản vay (Các ngân hàng vay mượn để mua bất động sản) bị phá sản ảnh hưởng mạnh đến hệ thống ngân hàng thế giới, điều này đã đã kéo theo sự suy thoái của các nước liên quan mật thiết với thị trường tài chính Mỹ như Úc, New Zealand, Phần Lan, Anh,... Cuộc suy thoái ở các nước Tây Âu kéo dài và kinh tế phục hồi chậm hơn so với Mỹ.

Mặc dù Nhật Bản không chịu nhiều ảnh hưởng từ cuộc suy thoái kinh tế của Mỹ và các nước Tây Âu nhưng vào thập niên 90, Nhật Bản đã phải trải qua một thời kỳ suy thoái trầm trọng trong lịch sử nước này.

Tác động lớn nhất là tình trạng thất nghiệp kéo dài sau suy thoái kinh tế ở đầu những năm 90.

Mỹ đã sa thải rất nhiều nhân viên trong các ngành công nghiệp liên quan đến quốc phòng. Tinh giản biên chế trong quốc phòng dẫn đến 240.000 người mất việc 1990-1992, tương đương 10 % lao động trong lĩnh vực quốc phòng. Việc cắt giảm cũng tràn qua các ngành khác như giao thông vận tải, bán buôn, thương mại và các lĩnh vực khác gắn liền với các việc sản xuất các mặt hàng lâu bền. Trong năm 1991, Mỹ đã cắt giảm 858.000 công ăn việc làm, tăng lên 1.154.000 vào năm 1992 và 2,788 triệu vào năm 1993. GDP của Mỹ giảm -3,5% trong quý 4 năm 1990 và -1,9% trong quý 1 năm 1991.

Phần Lan đã trải qua suy thoái kinh tế nghiêm trọng trong 1990-1993, Phần Lan đã buộc phải phá giá đồng tiền, đồng thời chính quyền thắt chặt giám sát và bảo đảm an toàn, cho vay giảm 25%. Kết hợp với việc tăng lãi suất tiết kiệm và khó khăn kinh tế trên toàn thế giới, điều này dẫn đến giảm mạnh tổng cầu và một làn sóng phá sản. Số lượng các công ty đã giảm xuống 15%, GDP thực tế giảm khoảng 14% và tỷ lệ thất nghiệp tăng từ 3% đến gần 20% trong bốn năm.

Ở Anh, cuộc suy thoái kinh tế 1990 đã khiến cho sự tăng trưởng kinh tế sụt giảm nghiêm trọng, lạm phát tăng cao, chính phủ Anh đã buộc phải rời khỏi ERM và phá giá đồng tiền. Tỷ lệ thất nghiệp ở Anh đã tăng từ 1.600.000 (4/1990) lên gần 3.000.000 (2/1993).

Cuộc suy thoái kinh tế 1990 đã khiến cho nền kinh tế Nhật rơi vào tình trạng trì trệ lâu nhất trong lịch sử nước Nhật, Tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình trong giai đoạn 1991- 2000 chỉ ở mức 0.9%. Riêng năm 1997, Nhật Bản đã mất 79 tỷ USD, tương đương với quy mô của các nên kinh tế như: Philipin (83 tỷ USD), Singapore (96 tỷ USD), Malaysia (98 tỷ USD). Nếu tính 7 năm từ (1990-1997), tổng số mất mát của nền kinh tế đến 550 tỷ USD, phần mất mát của Nhật Bản lớn hơn GDP của tất cả các nền kinh tế Châu Á khác. Hay nói cách khác, phần mất mát của Nhật Bản trong 7 năm này gần bằng GDP của Hồng Kông, Đài Loan, Singapore công lại hoặc Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Philipin cộng lại. Các công ty phá sản tính đến 1995 có 15.000 công ty. Và tính đến 1998 tổng các công ty phá sản lên đến hơn 134.000.

Với việc phá sản hàng loạt các công ty tại Nhật đã khiến tỷ lệ thật nghiệp trung bình ở Nhật Bản giai đoạn 1991-2000 là 35,3%, có chưa từng thấy ở Nhật Bản.

1.7.4 Giải pháp của các quốc gia bị ảnh hưởng chính và kết quả của các giải pháp đó

Các nước tư bản trải qua cuộc khủng hoảng chu kỳ giai đoạn 1990-1991 đã nhanh chóng phục hồi tăng trưởng kinh tế nhờ các biện pháp nới lỏng tài chính, giảm thuế, tăng chi tiêu chính phủ, giảm lãi suất... Riêng với Nhật Bản, do cuộc suy thoái kinh tế chịu ảnh hưởng bởi nhiều nguyên nhân khác so với các nước tư bản phương tây nên dù đã áp dụng các chính sách tương tự như các nước tư bản khác nhưng không mấy hiệu quả, kinh tế trì trệ trong một thời gian dài.

Để đối phó với cuộc suy thoái kinh tế, Mỹ đã đề xuất các giải pháp nhằm thay đổi trong các rào cản thuế là luật pháp. Chính phủ Mỹ đã cắt giảm thuế thu nhập cá nhân, đồng thời Sở Thương Mại Hoa Kỳ còn đề nghị cắt giảm thuế an sinh xã hội xuống 2%/người lao động. Điều này đã giảm chi phí lap động, từ đó nâng cao động lực làm việc của người lao động, lấy lại niềm tin cho chính phủ. Bên cạnh đó, chính phủ mỹ còn thực hiện chính

sách giảm thuế suất trên lợi nhuận đầu tư và tăng thời gian khấu hao sản phẩm lâu bền giúp cắt giảm chi phí vốn đầu tư. Điều này kích thích tiêu dùng và đầu tư, góp phần giúp nước Mỹ dần dần thoát khỏi cuộc suy thoái kinh tế.

Còn về phía Nhật Bản, Chính phủ Nhật đã có những biện pháp phục hồi như việc cải

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN MÔN LÝ THUYẾT TÀI CHÍNH TIỀN TỆ SUY THOÁI KINH TẾ (Trang 29 -29 )

×