Tình trạng thông tin bất cân xứng hiện diện ở rất nhiều lĩnh vực: ngân hàng, thị trường nhà đất, thị trường lao động,lãnh vực thể thao, thị trường hàng hóa, bảo hiểm, lĩnh vực đầu tư, ch
Trang 1I Thông tin bất cân xứng
1 Thông tin bất cân xứng
1.1 Khái niệm
Thông tin bất cân xứng là tình trạng khi một bên có được ít thông tin hơn bên kia, không hiểu đầy đủ về đối tác, do đó đưa ra quyết định không chính xác trong giao dịch
Trong kinh tế học, là trạng thái bất cân bằng trong cơ cấu thông tin - giữa các chủ thể giao dịch có mức độ nắm giữ thông tin không ngang nhau Một người sẽ có thông tin nhiều hơn so với người khác về đối tượng được giao dịch Điều này dẫn tới nhiều vấn đề trong kinh tế học, hợp đồng và tài chính
Tình trạng thông tin bất cân xứng hiện diện ở rất nhiều lĩnh vực: ngân hàng, thị trường nhà đất, thị trường lao động,lãnh vực thể thao, thị trường hàng hóa, bảo hiểm, lĩnh vực đầu tư, chứng khoán,… bất cân xứng về thông tin là 1 thực trạng phổ biến trong cuộc sống của cá nhân và xã hôi
1.2 Các nghiên cứu về thông tin bất cân xứng
Lý thuyết thông tin bất cân xứng lần đầu tiên xuất hiện vào những năm 1970 và
đã khẳng định được vị trí của mình trong nền kinh tế học hiện đại bằng sự kiện năm
2001, các nhà khoa học nghiên cứu lí thuyết này là George Akerlof, Michael Spence
và Joseph Stiglitz cùng vinh dự nhận giải nobel kinh tế
Ngày 10 tháng 10 năm 2001 viện khoa học hoàng gia Thụy Điển quyết định trao giải Nobel kinh tế cho Giáo sư George A Akerlof - Đại học California, Mỹ A Michael Spence - Đại học Stanford, Mỹ và Joseph E Stiglitz - Đại học Columbia, Mỹ
vì những phân tích về thị trường của họ
George Akerlof giải thích cách thức một thị trường mà người bán có nhiều thông tin hơn người mua về chất lượng sản phẩm có thể kết giao vào một sự lựa chọn đối nghịch do sản phẩm chất lượng kém Ông cũng chỉ ra rằng những vấn đề về thông tin
là chuyện thường và rất quan trọng Đóng góp của giáo sư George Akerlof do đó đã chứng tỏ thông tin không cân xứng giữa người bán và người mua có thể giải thích tỉ lệ
Trang 2vay mượn cao vút ở các thị trường thuộc thế giới thứ ba, nhưng nó cũng đề cập đến những khó khăn và thách thức đối với người già cả khi tìm một hợp đồng bảo hiểm y
tế cá nhân và với sự phân biệt đối xử với những bộ phận thiểu số trên thị trường lao động
Michael Spence đã nhận biết một kiểu dàn xếp quan trọng của những chủ thể tham gia vào thị trường riêng biệt, trong đó những người có nhiều thông tin hơn nhằm
có được sự cải thiện đối với kết quả thị trường của họ bằng cách chuyển thông tin cho những người thiếu thông tin Spence chỉ ra khi nào thì những hành động bật tín hiệu như vậy có thể hoạt động thực sự Trong khi nghiên cứu của ông nhấn mạnh giáo dục
là một dấu hiệu năng suất trên thị trường công ăn việc làm, những nghiên cứu sau đó
đã giới thiệu rất nhiều ứng dụng khác, ví dụ cách thức để doanh nghiệp có thể sử dụng
cổ tức để truyền tin về khả năng sinh lợi của họ cho các chủ thể trên thị trường cổ phiếu
Joseph Stiglitz làm rõ kiểu dàn xếp thị trường ngược lại, trong đó những chủ thể thiếu thông tin khai thác thông tin từ những chủ thể có thông tin tốt hơn, chẳng hạn như các công ty bảo hiểm sàng lọc thông tin để phân loại khách hàng của mình bằng cách đưa ra một bảng chọn các loại hợp đồng trong đó phần khấu trừ cao hơn có thể đổi lại là với phí bào hiểm thấp hơn nhiều Trong một số đóng góp của ông về các thị trường khác nhau, Stiglitz đã chứng minh rằng thông tin không cân xứng có thể cung cấp cho chúng ta chiếc chìa khóa để hiểu rõ nhiều thị trường quan sát khác, trong đó
có tình trạng thất nghiệp và chế độ phân phối tín dụng
Nhiều đóng góp của Joseph Stiglitz đã thay đổi cách nghĩ của các nhà kinh tế
về sự vận hành của thị trường Cùng với những đóng góp của George Akerlof và Michael Spence, họ đã tạo nên hạt nhân kinh tế thông tin hiện đại
1.3 Thông tin bất cân xưng trong các thị trường tài chính
a Khái niệm thị trường tài chính
Nhu cầu về vốn để tiến hành đầu tư và các nguồn tiết kiệm có thể phát sinh từ các chủ thể khác nhau trong nền kinh tế Trong đó, thường xảy ra tình huống: những người có cơ hội đầu tư sinh lời thì thiếu vốn, trái lại những người có vốn nhàn rỗi lại không có cơ hội đầu tư hoặc không biết đầu tư vào đâu Từ đó hình thành nên một cơ
Trang 3chế chuyển đổi từ tiết kiệm sang đầu tư Cơ chế đó được thực hiện và điều chỉnh trong khuôn khổ một thị trường đó là thị trường tài chính
Trên thị trường tài chính, những người thiếu vốn huy động vốn bằng cách phát hành ra các công cụ tài chính như cổ phiếu, trái phiếu Những người có vốn dư thừa, thay vì trực tiếp đầu tư vào máy móc thiết bị, nhà xưởng để sản xuất hàng hóa hay cung cấp dịch vụ, sẽ đầu tư (mua) các công cụ tài chính được phát hành bởi những người cần huy động vốn
Vậy, thị trường tài chính là nơi diễn ra sự chuyển vốn từ những người dư thừa vốn tới những người thiếu vốn
Thị trường tài chính cũng có thể được định nghĩa là nơi phát hành, mua bán, trao đổi và chuyển nhượng các khoản vốn ngắn hạn hoặc dài hạn thông qua các công cụ tài chính nhất định (financial instruments) theo các quy tắc, luật lệ đã được ấn định Các công cụ tài chính (financial instruments) này được gọi là các chứng khoán (securities)
Chứng khoán bao gồm các loại chủ yếu là:
- Chứng khoán nợ (debt securities): là chứng khoán xác nhận quyền được nhận
lại khoản vốn đã ứng trước cho nhà phát hành vay khi chứng khoán đáo hạn cũng như quyền được đòi những khoản lãi theo thoả thuận từ việc cho vay
- Chứng khoán vốn (equity securities): là chứng khoán xác nhận quyền được sở
hữu một phần thu nhập và tài sản của công ty phát hành
Những người cần vốn (thường là các công ty hay chính phủ) thông qua việc phát hành (bán) các chứng khoán để huy động vốn từ thị trường tài chính Còn những người có tiền (các nhà đầu tư) bằng cách mua các chứng khoán đã cung cấp các khoản vốn cho các nhà phát hành
Như vậy các chứng khoán là tài sản có đối với người mua chúng nhưng lại là tài sản nợ đối với người phát hành ra chúng Nói một cách khác, đối với những người cần vốn, chứng khoán là một phương tiện tài chính để huy động vốn đáp ứng nhu cầu vốn
Trang 4ngắn hạn hoặc dài hạn, còn đối với những người dư tiền, chứng khoán là một phương tiện đầu tư để hưởng những thu nhập nhất định
Cùng với sự phát triển của hoạt động tài chính, ngoài chức năng lưu chuyển vốn
từ nơi thừa đến nơi thiếu, thị trường tài chính còn cung cấp các phương tiện để quản lý những rủi ro liên quan đến các hoạt động lưu chuyển vốn này Chính vì vậy, bên cạnh hai loại cơ bản là chứng khoán nợ và chứng khoán vốn, trên thị trường tài chính còn lưu thông các công cụ tài chính đặc biệt nhằm đáp ứng nhu cầu quản lý các rủi ro liên quan đến không chỉ các tài sản sản tài chính mà cả hàng hoá và tiền tệ
Các công cụ tài chính đặc biệt này được gọi là các công cụ phái sinh hay chứng khoán phái sinh (derivaties) Chứng khoán phái sinh có đặc điểm là giá trị của nó phụ
thuộc vào mức độ biến động giá cả của các hàng hoá trên thị trường (bao gồm không chỉ chứng khoán nợ, chứng khoán vốn, mà cả ngoại hối và hàng hoá thông thường)
b Thông tin bất cân xứng vận dụng trong thị trường tài chính
Thông tin bất cân xứng là một trong những nguyên nhân lớn gây nên nhiều thất bại thị trường Ví dụ: tác động của thông tin bất cân xứng lên thị trường ô tô cũ do nhà kinh tế học được giải Nobel George Akerlof khởi xướng và nghiên cứu từ năm 1970, nay đã được áp dụng vào nhiều ngành và lĩnh vực khác nhau, đặc biệt là bảo hiểm, tài chính, tín dụng Thông tin bất cân xứng dẫn đến 3 loại hệ quả sau:
- Lựa chọn bất lợi: xảy ra khi sản phẩm có chất lượng khác nhau được bán ở cùng mức giá, do các bên tham gia thị trường không có đủ thông tin về chất lượng thực sự của sản phẩm tại thời điểm mua Khi đó, người tiêu dùng có xu hướng chọn mua sản phẩm có chất lượng thấp, do không có đầy đủ thông tin và không chắc chắn
về chất lượng của sản phẩm tốt lẽ ra phải được bán với giá đắt hơn Như trong thị trường ô tô cũ, tác động của lựa chọn bất lợi là ô tô cũ chất lượng thấp áp đảo loại chất lượng cao, làm mất tính hiệu quả của thị trường Lựa chọn bất lợi cũng thường xảy ra
ở thị trường bảo hiểm, tín dụng
- Tâm lý ỷ lại (rủi ro đạo đức): xảy ra khi một bên có nhiều thông tin hơn che đậy hành vi sau khi ký kết hợp đồng giao dịch, tạo ra bất lợi cho bên còn lại để trục lợi, hoặc do được bảo hộ quá mức mà bất cẩn trong hành vi của mình, gây hậu quả
Trang 5nghiêm trọng (Pilbeam, 2010) Nếu như lựa chọn bất lợi liên quan đến chi phí thì tâm
lý ỷlại liên quan đến hành vi Ví dụ: trong thị trường bảo hiểm, mọi người mua bảo hiểm để bảo vệ những thứ có giá trị, trong đó có bản thân, tài sản, xe cộ, và khi những thứ này được bảo hiểm rồi, vì mục đích trục lợi và do nắm được rõ thông tin hơn, bên mua bảo hiểm nảy sinh mong muốn điều xấu xảy ra với tài sản của mình để được hưởng bảo hiểm Nếu các công ty bảo hiểm có thể giám sát hành vi của bên mua bảo hiểm, họ sẽ đặt mức phí cao hơn với những đối tượng đòi hỏi nhiều bồi thường hơn Còn trong trường hợp các công ty bảo hiểm không thể giám sát hành vi, họ buộc phải tăng phí cho mọi đối tượng, hoặc từ chối bán báo hiểm cho tất cả Như vậy, tâm lý ỷlại sẽ làm thị trường mất tính hiệu quả, do người cần bảo hiểm sẽ phải chịu mức phí cao hơn hoặc không thể mua được bảo hiểm
- Vấn đề người ủy thác và người đại diện: xảy ra khi người đại diện (giám đốc công ty) làm việc vì lợi ích của mình bất chấp lợi ích của người ủy thác (cổ đông) Ở các công ty cổ phần, rất khó để các cổ đông có thể hiểu và giám sát được công việc của giám đốc Việc giám sát và thu thập thông tin nếu làm được cũng rất tốn kém, dẫn đến khả năng giám đốc mưu cầu lợi ích cá nhân bất chấp lợi ích của cổ đông là tối đa hóa giá trị của công ty
2 Lựa chọn đối nghịch
2.1 Định nghĩa
Lựa chọn đối nghịch là một tình trạng kinh tế có thể nảy sinh do tồn tại tình trạng thông tin phi đối xứng, người lựa chọn thứ tốt lại chọn phải thứ không tốt Đây
là một loại thất bại thị trường
2.2 Lựa chọn đối nghịch trong thị trường tài chính
Lựa chọn đối nghịch là vấn đề do thông tin không cân xứng tạo ra trước khi diễn
ra cuộc giao dịch Trên các thị trường tín dụng, lựa chọn đối nghịch sảy ra khi những người đi vay có nhiều khả năng tạo ra một kết cục không mong muốn lại chính là những người tích cực đi tìm vay nhất là do vậy, trong số những người đi vay họ sẽ là người dễ được lựa chọn nhất Trên thị trường chứng khoán, lựa chọn đối nghịch xuất hiện khi nhà đầu tư không biết thông tin về các loại cổ phiếu của các công tykhác nhau do có thể mua phải cổ phiếu của công ty hoạt động kém, rủi ro cao Vấn đề lựa chọn đối nghịch cũng xuất hiện trong nhiều hoạt động khác của nền kinh tế Nói một cách tổng quát, lựa chọn đối nghịch là những quyết định sai lầm của một bên tham gia giao dịch mà nguyên nhân là do thông tin không cân xứng
Trang 6Khách hàng có độ rủi ro cao thường là nhữngkhách hàng tích cực nhất trong việc xin vay.Hậu quả của sự lựa chon đối nghịch có thể dẫn đến việc cấp tín dụng cho khách hàng có rủi ro cao nên trong trường hợp này các ngân hàng có thể sẽ cắt giảm cho vay hoặc khôngtiếp tục cho vay mặc dù trên thị trường vẫn có nhiều khách hàng tốt
3 Rủi ro đạo đức
3.1 Định nghĩa
Rủi ro đạo đức là một thuật ngữ kinh tế học và tài chính được sử dụng để chỉ một loại rủi ro phát sinh khi đạo đức của chủ thể kinh tế bị suy thoái Rủi ro đạo đức
là một kiểu thất bại thị trường nảy sinh trong môi trường thông tin phi đối xứng
3.2 Rủi ro đạo đức trong thị trường tài chính
Rủi ro đạo đức nảy sinh khi bên có ưu thế thông tin hiểu được tình thế thông tin phi đối xứng giữa các bên giao dịch và tự nhiên hình thành động cơ hành động theo hướng làm lợi cho bản thân bất kể hành động đó có thể làm hại cho bên kém ưu thế thông tin
Hành vi tha hóa theo hướng như thế của bên có ưu thế thông tin được bên kém
ưu thế thông tin cho là không đứng đắn, là một thứ nguy hiểm, rủi ro cho mình Việc này sẽ dẫn tới nguy cơ tổn hại về mặt tài chính đối với các bên tham gia:
a Rủi ro đạo đức trong thị trường Nợ
Xảy ra khi người đi vay sử dụng những khoản vay không đúng mục đích cam kết trong hợp đồng vay nợ Sử dụng vốn sai trình tự, đầu tư vào những hạng mục rủi ro
mà không thông báo cho bên nhận vốn
b Rủi ro đạo đức trong thị trường Vốn
Trong thị trường vốn, ta cũng gặp những rủi ro về mặt đạo đức Những rủi ro này cũng gây ra những tổn thất lớn về mặt tài chính Những ví dụ và phân tích trong bài sẽ phần nào làm sáng tỏ vấn đề trên
II Giải pháp hạn chế thông tin bất cân xứng
1 Giảm thiểu sự lựa chọn bất lợi
Lựa chọn bất lợi có thể giảm thiểu bằng hai chiến lược khác nhau nhưng có quan
hệ mật thiết: Phát tín hiệu và sàng lọc Hai chiến lược này có quan hệ mật thiết, chỉ khác nhau giữa việc phụ thuộc vào bên có thông tin hay không có thông tin đóng vai trò chủ động
1 1 Phát tín hiệu
Trang 7Bên nắm thông tin riêng biệt chủ động thực hiện những hoạt động làm cho đối tác trong giao dịch biết được thông tin về mình
Điểm mấu chốt là chi phí phát tín hiệu của người bán sản phẩm với chất lượng xấu luôn cao hơn chi phí của người bán sản phẩm tốt Do vậy, người bán sản phẩm chất lượng xấu không có cách tìm cách phát tín hiệu và nói dối Ví dụ việc cung cấp chế độ bảo hành đối với người bán sản phẩm xấu đòi hỏi nhiều chi phí hơn người bán sản phẩm tốt Khi đó bảo hành sản phẩm tác động như một tín hiệu
1.2 Sàng lọc
Bên có thông tin riêng biệt chủ động thực hiện những hoạt động nhằm gián tiếp phân nhóm các đối tác để từ đó áp dụng những chính sách khác nhau cho từng nhóm đối tác Chẳng hạn như giảm thiểu sự lựa chọn bất lơi trong hơp đồng rủi ro mất xe, công ty bảo hiểm thiết kế hợp đồng bảo hiểm sao cho có thể tách biệt hai loại nhóm khách hàng, nhóm có rủi ro mất xe cao và nhóm có rủi ro mất xe thấp
Hợp đồng bảo hiểm có hai lựa chọn, bất cứ khách hàng nào cũng có thể lựa chọn một trong hai Lựa chọn thứ nhất: bảo hiểm toàn bộ giá trị của chiếc xe với một mức phí bảo hiểm Lựa chọn thứ hai: bảo hiểm một phẩn giá trị của chiếc xe với một mức phí thấp hơn so với lựa chọn thư nhất
2 Kiểm soát tâm lý ỷ lại
Có 2 cơ chế kiểm soát tâm lý ỷ lại:
- Cơ chế trực tiếp: Một bên đối tác phải bỏ ra nguồn lực để kiểm soát thông tin
- Cơ chế gián tiếp: Giám sát qua các nguồn thông tin cạnh tranh với nhau, sự giám sát của thị trường giám sát gián tiếp qua những động cơ khuyến khích
2.1 Cơ chế trực tiếp
Gia tăng nguồn lực giành cho việc kiểm soát và kiểm chứng Ví dụ như luật pháp quy định các công ty không được phép công bố các báo cáo tài chính cho đến khi được các công ty kiểm toán độc lập kiểm chứng, những bản thông báo mô tả các dự án đầu tư đang cần nguồn tài trợ của công chúng cần phải sự đồng ý của ủy ban Chứng Khoán
2.2 Cơ chế gián tiếp
Trang 8Giám sát qua các công ty đang cạnh tranh với nhau: phương thức giám sát giữa các bên có xung đột về lợi ích để phát triển những thông tin cần thiết Những nhà sản xuất thường áp dụng chiến lược đưa ra ưu điểm của các sản phẩm của họ với khuyết điểm của các sản phẩm tương tự từ công ty đối thủ cạnh tranh mà khi sản xuất chúng không được đề cập tới Như vậy sẽ khắc phục được tâm lý ỷ lại cho rằng khách hàng
sẽ không nhận biết được khuyết điểm của những sản phẩm do mình sản xuất ra
Giám sát của thị trường: Vấn đề tâm lý ỷ lại trong quản lý thường có thể được giảm nhẹ nhờ vào sự giám sát không tốn chi phí của các thị trường Các nhà quản lý công ty trong các thị trường sản phẩm hay thị trường nhập lượng tương đối cạnh tranh
có khả nảng thất bại cao hơn nếu khả năng tạo ra lợi nhuận của họ kém Nỗi sợ thất nghiệp hay sợ mang tiếng đưa một công ty đến chỗ phá sản có thể đủ là động cơ khuyến khích quản lý
Giám sát thông qua những động cơ khuyến khích: trong nhiều trường hợp người
ta sử dụng cơ chế giám sát gián tiếp thông qua những động cơ khuyến khích Chẳng hạn, những công ty bảo hiểm gắn mức phí bảo hiểm đối với số lần mất xe của khách hàng Tức là sau mỗi lần mất xe, nếu muốn tiếp tục bảo hiểm thì khách hàng sẽ phải đóng phí cao hơn Tuy nhiên, để tránh tình trạng khách hàng bỏ sang công ty bảo hiểm khác, các công ty bảo hiểm chia sẻ các cơ sở dữ liệu để biết rằng khách hàng đã đánh mất xe bao nhiêu lần Khi đó người mua bảo hiểm tự thấy rằng không nên ỷ lại và bất cẩn vì nếu mất xe dù có được bù đắp thì sau đó cũng phải đóng phí cao hơn
III Thông tin bất cân xứng trong thị trường tín dụng
1 Tín dụng tại ngân hàng thương mại
Khái niệm tín dụng: Tín dụng xuất phát từ chữ La tinh Creditium có nghĩa là tin tưởng, tín nhiệm Tiếng Anh gọi là Credit Theo ngôn ngữ dân gian Việt Nam là sự vay mượn
Có rất nhiều khái niệm về tín dụng:
- Tín dụng là quan hệ sử dụng vốn lẫn nhau giữa người cho vay và người đi vay dựa trên nguyên tắc hoàn trả
- Tín dụng là một giao dịch giữa hai bên, trong đó một bên (người cho vay) chu cấp tiền hay hàng hóa dựa vào lời hứa thanh toán lại trong tương lai của bên kia (người đi vay)
Trang 9Tập trung lại tín dụng có nghĩa là: sự chuyển nhượng quyền sử dụng một lượng giá trị nhất định dưới hình thức hiện vật hay tiền tệ trong một thời hạn nhất định từ người sở hữu sang người sử dụng, và khi đến hạn người sử dụng phải hoàn trả lại cho người sở hữu với một lượng giá trị lớn hơn, khoản giá trị dôi ra này được gọi là lợi tức tín dụng
Quá trình vận động của tín dụng được thể hiện theo sơ đồ sau:
(1) Cho vay
(2) Trả nợ
Dựa vào chủ thể trong quan hệ tín dụng được chia thành 3 hình thức tín dụng sau:
- Tín dụng thương mại: là quan hệ tín dụng giữa các doanh nghiệp được thực hiện dưới hình thức mua bán chịu hàng hóa hoặc ứng tiền trước khi nhập hàng hóa
- Tín dụng Nhà nước: là hình thức tín dụng thể hiện mối quan hệ giữa nhà nước với các doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức xã hội Nhà nước vừa là người đi vay vừa là người cho vay
- Tín dụng ngân hàng: là tín dụng giữa ngân hàng và các cá nhân, tổ chức xã hội
Tín dụng là hoạt động quan trọng nhất của các ngân hàng thương mại, chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng tài sản, tạo thu nhập từ lãi lớn nhất và cũng là hoạt động mang lại rủi ro cao nhất Tín dụng là hoạt động tài trợ của ngân hàng cho khách hàng
2 Ảnh hưởng của thông tin bất cân xứng tới hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mai.
2.1 Tình hình hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại
NHTM là doanh nghiệp thực hiện hoạt động kinh doanh về tiền tệ và tín dụng Hoạt động kinh doanh cơ bản của các NHTM là các hoạt động đem lại lợi nhuận cho NHTM bao gồm: hoạt động huy động vốn, hoạt động cho vay và hoạt động kinh doanh dịch vụ khác Như vậy, NHTM VN “sống” bằng tín dụng Khảo sát cho thấy,
Người đi vay (Người sử dụng vốn) Người cho vay
(Người sở hữu vốn)
Trang 10thu nhập từ tín dụng của các NHTM VN chiếm trên 80%, ngay cả NHTM lớn, thu nhập từ tín dụng cũng chiếm hơn 90%
Tình hình tăng trưởng tín dụng:
- Tăng trưởng tín dụng là sự tăng lên của các khoản cho vay cho khối tư nhân, cá nhân, tập thể hoặc tổ chức công cộng Tăng trưởng tín dụng là chỉ tiêu phản ánh lượng tiền được “bơm” ra lưu thông - một trong những điều kiện quan trọng để tăng trưởng kinh tế
- Nếu như năm 2007, ngân hàng Á Châu có tổng huy động cao hơn hẳn, thì trong tăng trưởng tín dụng, ngân hàng Sài Gòn Thương tín lại có dư nợ tín dụng nhiều hơn, khoảng 35 ngàn tỷ đồng với tốc độ tăng trưởng 136%, cùng tốc độ tăng trưởng đó là ngân hàng Kỹ thương với dư nợ tín dụng hơn 20 ngàn tỷ đồng Tốc độ tăng trưởng tín dụng cao nhất vẫn là ngân hàng An Bình, 506%
2.3 Tại sao các Ngân hàng thương mại phải xử lý vấn đề thông tin bất cân xứng
a Nợ xấu là gì
Nợ xấu là một trong những vấn đề luôn làm đau đầu các nhà quản trị Ngân hàng Theo tiêu chuẩn quốc tế, “nợ xấu” là những khoản nợ quá hạn 90 ngày mà không đòi được và không được tái cơ cấu Tại Việt Nam, nợ xấu bao gồm những khoản nợ quá hạn có hoặc không thể thu hồi, nợ liên quan đến các vụ án chờ xử lý và những khoản
nợ quá hạn không được Chính phủ xử lý rủi ro
Nợ xấu là khoản nợ có các đặc trưng cơ bản sau đây:
- Khách hàng không thực hiện nghĩa vụ trả nợ với ngân hàng khi các cam kết đã hết hạn
- Tình hình tài chính của khách hàng đang và có chiều hướng xấu dẫn đến có khả năng ngân hàng không thu hồi được cả gốc lẫn lãi
- Thông thường về thời gian là các khoản nợ quá hạn ít nhất 90 ngày
Nợ xấu được phân chia thành nhiều nhóm mục đích giúp các nhà quản trị ngân hàng dễ quản lý, kiểm soát và đề ra phương pháp xử lý khác nhau cho từng nhóm tương ứng Theo quyết định 149/QĐ-TTg ngày 05/01/2001 thì nợ xấu có thể chia thành 3 nhóm:
- Nhóm 1: Nợ xấu có tài sản đảm bảo, gồm có: nợ tồn đọng ngân hàng đã thu giữ tài sản dưới hình thức gán, xiết nợ; nợ tồn đọng ngân hàng chưa thu giữ tài sản như nợ