1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Các biện pháp quản lý công tác giáo dục đạo đức của hiệu trưởng Trường trung học phổ thông tỉnh Hưng Yên

106 575 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 106
Dung lượng 2,59 MB

Nội dung

Thực tế công tác giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông hiện nay ở Hưng Yên tuy đã đạt được một số tiến bộ đáng kể, từng bước khắc phục tình trạng thiên về “dạy chữ”, xem nhẹ

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA SƯ PHẠM

-o0o -

ĐỖ QUANG HỢP

CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CÔNG TÁC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CỦA HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TỈNH HƯNG YÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC

Hà Nội – 2007

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA SƯ PHẠM

-o0o -

ĐỖ QUANG HỢP

CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CÔNG TÁC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CỦA HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TỈNH HƯNG YÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC

Chuyên ngành : Quản lý giáo dục

Trang 3

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục đích nghiên cứu 3

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3

4 Giả thuyết khoa học 3

5 Nhiệm vụ nghiên cứu 3

6 Phương pháp nghiên cứu 3

7 Phạm vi nghiên cứu 4

8 Cấu trúc của luận văn 4

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VIỆC XÁC LẬP CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ GDĐĐ CỦA HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG THPT 5

1.1 Tổng quan vấn đề nghiên cứu 5

1.2 Một số khái niệm cơ bản của đề tài 6

1.2.1 Quản lý 7

1.2.2 Quản lý giáo dục 8

1.2.3 Quản lý nhà trường 9

1.2.4 Đạo đức 10

1.2.5 Giáo dục đạo đức 12

1.3 Hoạt động GDĐĐ cho HS THPT là hoạt động có ý nghĩa then chốt

trong nhà trường 15

1.3.1 Tầm quan trọng của trường THPT trong công tác GDĐĐ cho học sinh trong giai đoạn hiện nay 15

1.3.2 Một số đặc điểm tâm lí, nhân cách, hoạt động của học sinh THPT 16

1.3.3 Một số quan điểm của Đảng về giáo dục đạo đức cho học sinh nhà trường THPT 18

1.3.4 Vai trò người HT trường THPT trong quá trình GDĐĐ học sinh 19

1.3.5 Mục tiêu giáo dục đạo đức cho học sinh ở THPT 20

Trang 4

1.4 Nguyên tắc quản lý GDĐĐ cho HS THPT mà người Hiệu trưởng cần

quán triệt 22

1.4.1 Nguyên tắc đảm bảo tính Đảng 22

1.4.2 Nguyên tắc đảm bảo tính tập trung dân chủ 22

1.4.3 Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học và phù hợp với thực tiễn 23

1.4.4 Nguyên tắc phối hợp các lực lượng giáo dục 23

1.5 Phương pháp GDĐĐ học sinh THPT mà Hiệu trưởng cần kiên trì tổ chức chỉ đạo 24

1.5.1 Nhóm phương pháp khai sáng tri thức đạo đức 24

1.5.2 Nhóm phương pháp hình thành, phát triển hành vi thói quen 24

1.5.3 Nhóm phương pháp đánh giá kết qủa hoạt động giáo dục 24

CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CỦA HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG THPT TỈNH HƯNG YÊN 26

2.1 Đặc điểm kinh tế – Giáo dục tỉnh Hưng Yên 26

2.1.1 Khái quát về các đặc điểm truyền thống văn hoá, lịch sử, địa lí, hành chính, dân số tỉnh Hưng Yên 26

2.1.2 Giáo dục chung 29

2.1.3 Giáo dục THPT 31

2.2 Thực trạng đạo đức và GDĐĐ học sinh THPT tỉnh Hưng Yên 34

2.2.1 Nhận thức của học sinh THPT về vai trò của đạo đức 34

2.2.2 Thực trạng về hành vi đạo đức của học sinh THPT 39

2.3 Nhận thức của giáo viên về công tác giáo dục đạo đức học sinh 42

2.4 Thực trạng công tác QL GDĐĐ của HT trường THPT tỉnh Hưng Yên 44

2.4.1 Những công việc HT đã làm 44

2.4.2 Đánh giá của HT về mức độ quan trọng của các công việc 46

2.4.3 Một số nhận xét khái quát 46

2.4.4 Phân tích nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên 47

Trang 5

2.5 Đánh giá chung 52

2.5.1 Những mặt tích cực 52

2.5.2 Những mặt hạn chế 53

CHƯƠNG 3: CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CÔNG TÁC GIÁO DỤC

ĐẠO ĐỨC CỦA HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG THPT TỈNH HƯNG YÊN 55

3.1 Định hướng GDĐĐ ở nhà trường THPT trong sự nghiệp đổi mới hiện nay 55

3.2 Biện pháp quản lý của HT nhằm tăng cường công tác GDĐĐ cho HS THPT 58

3.2.1 Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng và ý thức trách nhiệm về công tác GDĐĐ cho đội ngũ cán bộ, giáo viên và các lực lượng liên quan về đạo đức và giáo dục đạo đức cho học sinh 58

3.2.2 Phối hợp ba lực lượng giáo dục: Nhà trường- Gia đình- Xã hội tạo ra sự đồng bộ về các tác động GD đối với học sinh 59

3.2.3 Tăng cường vai trò tổ chức Đoàn TNCSHCM, phối hợp tốt các chủ trương của chính quyền nhà trường và Đoàn trong nội dung, phương pháp GDĐĐ 62

3.2.4 Tăng cường các điều kiện cơ sở vật chất, tài chính nhằm hỗ trợ tốt công tác GDĐĐ trong cả nội khoá và ngoại khoá 64

3.2.5 Tăng cường các tác động tổ chức- hành chính đối với kế hoạch GDĐĐ 65

3.2.6 Tăng cường những tác động, quán triệt vấn đề tâm lí GD trong chỉ đạo và sử dụng các kích thích kinh tế 67

3.3 Tổ chức thực hiện các biện pháp 70

3.4 kiểm chứng tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp 75

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 78

1 Kết luận 78

2 Khuyến nghị 80

Trang 6

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 83 PHỤ LỤC

Trang 7

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Lịch sử phát triển giáo dục luôn gắn liền với lịch sử phát triển loài người, mục tiêu của bất cứ một nền giáo dục nào cũng là đào tạo nên những con người

có đủ phẩm chất, năng lực, đáp ứng yêu cầu của xã hội

Nền giáo dục Việt Nam từ rất xa xưa, ông cha ta đã đề cao và coi trọng giáo dục đạo đức “Tiên học lễ, hậu học văn” Ngày nay Đảng ta đã quan tâm đến sự nghiệp giáo dục, xem giáo dục là quốc sách hàng đầu, mục tiêu của giáo dục là “Đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất, năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ tổ quốc’

Chủ tịch Hồ Chí Minh - Người anh hùng giải phóng dân tộc- Danh nhân văn hoá thế giới – Nhà giáo dục vĩ đại của dân tộc ta, thời đại ta, lúc sinh thời cũng rất coi trọng việc giáo dục toàn diện Người chỉ rõ: “ Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội thì trước hết phải có con người xã hội chủ nghĩa” Đó là những con người có lí tưởng cách mạng vững vàng, đạo đức trong sáng, có kiến thức văn hoá, khoa học kĩ thuật và kĩ năng lao động, có sức khoẻ, có ý chí vươn đến cái chân, thiện, mỹ Bác xem đạo đức là cái gốc để nên người, làm người: “Cũng như sông, có nguồn mới có nước, cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi đến đâu cũng không lãnh đạo được nhân dân” Trước lúc đi xa Người còn căn dặn Đảng ta: Cần phải chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho thanh niên, đào tạo họ thành những người kế thừa chủ nghĩa xã hội vừa“ hồng” vừa “chuyên”

Thực hiện lời dạy của Bác, đường lối đổi mới của Đảng mục tiêu giáo dục của nhà nước nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, thực hiện thắng lợi sự nghiệp CNH- HĐH, làm cho dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, vững bước tiến lên CNXH Vì vậy việc giáo dục

Trang 8

đạo đức, hình thành nhân cách cho học sinh là vấn đề mang tính thời sự trong giai đoạn hiện nay

Đạo đức là tổng hợp các qui tắc xử sự giữa con người với con người, cho

dù ở giai đoạn nào của lịch sử thì nét chung của đạo đức vẫn là hướng đến cái thiện chống lại cái ác, hướng đến những quan hệ tốt đẹp trong cộng đồng Giáo dục đạo đức là trách nhiệm của toàn xã hội, nhưng trọng trách ấy lại đặt lên vai các nhà trường, đặc biệt là trường trung học phổ thông Trường trung học phổ thông phải biết gắn liền việc “dạy chữ” và “ dạy người”

Hiện nay trong xu thế toàn cầu hoá, hội nhập giao lưu, hợp tác quốc tế chúng ta đã tận dụng được trình độ khoa học –kĩ thuật và công nghệ để tiến hành xây dựng đất nước Bên cạnh những thuận lợi ấy thì nguy cơ diễn biến hoà bình, nguy cơ làm băng hoại đạo đức, mờ nhạt lí tưởng trong học sinh, sinh viên, những tệ nạn xã hội, lối sống thực dụng, chỉ thích hưởng thụ đang tác động vào nhà trường, làm cho một bộ phận học sinh sa vào lối sống trụy lạc, thiếu văn hoá, hư hỏng, phạm pháp,…Đúng như đánh giá của Đảng: “ Đặc biệt chúng ta lo ngại cho một bộ phận học sinh, sinh viên có tình trạng suy thoái về đạo đức, mờ nhạt về lí tưởng, theo lối sống thực dụng, thiếu hoài bão lập thân, lập nghiệp, không vì tương lai bản thân và đất nước.”

Thực tế công tác giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông hiện nay ở Hưng Yên tuy đã đạt được một số tiến bộ đáng kể, từng bước khắc phục tình trạng thiên về “dạy chữ”, xem nhẹ “dạy người”, nhưng vẫn còn nhiều bất cập, chất lượng giáo dục đạo đức ở các trường trung học phổ thông chưa đáp ứng được yêu cầu của xã hội quản lý

Trong công trình cấp nhà nước, có tác giả đã đánh giá thực trạng này: “Các bậc cha mẹ học sinh, các thầy cô giáo, các nhà quản lý cũng như các thành viên trong xã hội lo lắng trước sự sa sút đạo đức của học sinh không những đang tăng lên về mặt số lượng và tăng lên cả mặt nguy hại”

Trang 9

Vì vậy hơn bao giờ hết, nhận thức và hành động của việc giáo dục đạo đức cho học sinh phải chiếm vị trí hàng đầu trong công tác giáo dục, đặc biệt là bậc trung học phổ thông, giai đoạn cuối vị thành niên, chuẩn bị cho các em bước vào đại học, cao đẳng hay đi vào cuộc sống

Để đảm bảo hiệu quả của nhiệm vụ GDĐĐ cho học sinh, yếu tố then chốt

là tăng cường hiệu lực công tác quản lý của hiệu trưởng

Từ những lí luận và thực tiễn đã khái quát trên chúng tôi chọn đề tài :

“Các biện pháp quản lý công tác giáo dục đạo đức của Hiệu trưởng

trường trung học phổ thông tỉnh Hưng Yên”

2 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và khảo sát thực trạng công tác giáo dục đạo đức học sinh trung học phổ thông tỉnh Hưng Yên, đề xuất các biện pháp quản lý của hiệu trưởng đối với công tác giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông, đáp ứng yêu cầu của xã hội trong giai đoạn hiện nay

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu

3.1 Khách thể nghiên cứu

Công tác giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông

3.2 Đối tượng nghiên cứu

Các mối quan hệ trong quản lý của hiệu trưởng đối với công tác giáo dục đạo đức học sinh trung học phổ thông, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện

nay trên địa bàn tỉnh Hưng Yên

4 Giả thuyết khoa học

Nếu xây dựng được các biện pháp quản lý của hiệu trưởng trường trung học phổ thông đối với công tác giáo dục đạo đức trong tình hình hiện nay bao quát được các lực lượng tham gia: Nhà trường –gia đình –xã hội thì chất lượng, hiệu quả giáo dục toàn diện trong nhà trường sẽ được nâng cao

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

5.1 Nghiên cứu cơ sở lí luận về giáo dục đạo đức học sinh trung học phổ thông

Trang 10

5.2 Nghiên cứu thực trạng công tác quản lý giáo dục đạo đức học sinh trung

học phổ thông ở tỉnh Hưng Yên

5.3 Đề xuất các biện pháp quản lý của hiệu trưởng nhằm tăng cường công tác

giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông ở tỉnh Hưng Yên

6 Phương pháp nghiên cứu

6.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lí thuyết :

Phân tích, tổng hợp, phân loại, hệ thống hoá các tài liệu có liên quan đến đề tài

6.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn :

Phương pháp phỏng vấn, điều tra nhằm thu thập thông tin; đánh giá thực trạng đạo đức học sinh trung học phổ thông ở địa bàn nghiên cứu; tổng kết kinh nghiệm của đội ngũ cán bộ quản lý trường trung học phổ thông, lấy ý kiến chuyên gia, quan sát

6.3 Nhóm các phương pháp bổ trợ: thống kê

7 Phạm vi nghiên cứu

Đề tài này chỉ tập trung nghiên cứu các biện pháp quản lý của hiệu trưởng nhằm giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông ở tỉnh Hưng Yên trong thời kì đổi mới

8 Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục luận văn được trình bày trong 3 chương:

Chương 1 : Cơ sở lí luận của việc xác lập các biện pháp quản lý giáo dục

đạo đức của Hiệu trưởng trường trung học phổ thông

Chương 2 : Thực trạng công tác quản lý giáo dục đạo đức của Hiệu

trưởng trường trung học phổ thông tỉnh Hưng Yên

Chương 3 : Các biện pháp quản lý của Hiệu trưởng nhằm tăng cường

công tác giáo dục đạo đức học sinh trung học phổ thông ở tỉnh Hưng Yên

Trang 11

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VIỆC XÁC LẬP CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ

GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CỦA HIỆU TRƯỞNG

TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

1.1 Tổng quan vấn đề nghiên cứu

Đạo đức là một hình thái ý thức XH, được hình thành, phát triển cùng với lịch sử XH loài người và luôn được mọi tầng lớp, mọi giai cấp, mọi thời đại quan tâm Với tư cách là một bộ phận của kiến trúc thượng tầng, những tư tuởng

ĐĐ đã xuất hiện khá sớm trong lĩnh vực triết học Trung Hoa, ấn Độ, Hy Lạp cổ đại

Đạo đức biểu hiện đặc trưng về nhân cách, văn hoá; là những yêu cầu, những nguyên tắc, chuẩn mực do cuộc sống đặt ra mà mỗi con người phải tuân theo Đạo đức phản ánh các mối quan hệ, ứng xử giữa con người với con người, giữa con người với xã hội và con người với thế giới tự nhiên Xuất phát từ mối quan hệ tự nhiên đó, người ta phân biệt được cái tốt với cái xấu, cái thiện với cái

ác, cái hay với cái dở,…thể hiện trong hành động của mỗi con người thế nhưng con người là tế bào của xã hội, đạo đức không chỉ gắn liền với những con người

cụ thể, mà nó còn gắn chặt với mỗi dân tộc, mỗi giai cấp tạo nên nền tảng đạo đức của mỗi xã hội nhất định trong một giai đoạn lịch sử nhất định

Theo chiều dài lịch sử, đã có rất nhiều quan điểm về đạo đức, nhưng chỉ có quan điểm của chủ nghĩa Mác – LêNin là khoa học nhất, tiến bộ nhất Chủ nghĩa Mác- LêNin cho rằng đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, có nguồn gốc từ lao động sản xuất và đời sống cộng đồng, nó phản ánh và chịu sự chi phối của tồn tại

Trang 12

vậy đạo đức là một phạm trù mang tính vĩnh hằng nhưng mang lại những đặc điểm của giai cấp, của dân tộc và thay đổi chuẩn mực trong từng giai đoạn lịch

Cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của chủ tịch Hồ Chí Minh luôn gắn liền với quá trình xây dựng phát triển tư tưởng ĐĐ cách mạng, mà chính Bác là tấm gương tiêu biểu và trong sáng nhất Bác nói: “Bất kì ở cương vị nào, bất kì làm công việc gì đều không sợ khó, không sợ khổ, đều một lòng một dạ phục vụ lợi ích chung của giai cấp, của nhân dân, mục đích xây dựng chủ nghĩa xã hội Đạo đức cách mạng là đạo đức tập thể, nó phải đánh thắng đạo đức cá nhân”.[17]

Tuy nhiên, nhìn thẳng vào sự thật chúng ta thấy rằng trong quá trình hội nhập quốc tế, trong điều kiện chuyển đổi nền kinh tế từ tập trung quan liêu bao cấp sang kinh tế thị trường, đạo đức, nhân cách của con người có nhiều biểu hiện thiếu lành mạnh, trong sáng, phần nào làm ảnh hưởng đến đạo đức xã hội chủ nghĩa mà Đảng ta và Bác Hồ đã dày công vun đắp Những biểu hiện tiêu cực thiếu văn hoá, mất đạo đức của một bộ phận trong cộng đồng dân cư, trong xã hội

đã làm ảnh hưởng đến nhà trường đặc biệt là trường THPT

Đứng trước thực tế này, GDĐĐ cho học sinh là vấn đề rất bức xúc, đã được Đảng, nhà nước quan tâm và được nhiều nhà giáo dục nghiên cứu Chúng

ta có thể tìm hiểu qua các tác giả như :Phạm Minh Hạc, Đặng Quốc Bảo, Hà Nhật Thăng, Phạm Khắc Chương, ……

Rõ ràng về mặt lí luận cũng như thực tiễn, vấn đề đạo đức và GDĐĐ trong nhà trường đã được nhiều nhà khoa học, nhà giáo dục quan tâm, nghiên cứu về

Trang 13

con người trong điều kiện chuyển sang nền kinh tế thị trường, mở cửa, đổi mới ở nước ta, dựa vào đó các nhà QLGD có thể đưa ra những biện pháp hữu hiệu hơn

Tuy nhiên, cho đến nay chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu những biện pháp QL công tác GDĐĐ của Hiệu trưởng trường THPT trên địa bàn tỉnh Hưng Yên một tỉnh giàu truyền thống cách mạng và có nhiều tiềm năng

Bản chất của QL là họat động lao động để điều khiền lao động, một hoạt động tất yếu và vô cùng quan trọng của XH loài người Nó bắt nguồn từ lao động và tồn tại với tư cách là một loại lao động điều khiển mọi hoạt động XH

về kinh tế, chính trị, văn hoá, GD,… Các loại hình lao động ngày càng phong phú, phức tạp thì hoạt động QL ngày càng có vai trò quan trọng có những chức năng đặc biệt và phải luôn được thay đổi phù hợp, thích ứng với lao động xã hội Do vậy người ta thường nói: “QL là nghiệp xưa nhất nhưng cũng là nghề mới nhất”

Quản lý ra đời nhằm tạo ra một hiệu quả lao động cao hơn so với việc làm của từng cá nhân riêng lẻ của một nhóm người khi họ tiến hành các công việc có mục tiêu chung với nhau Quản lý phải trả lời câu hỏi Phải đạt mục tiêu nào? Đạt mục tiêu đó bằng cách nào? Phải mở rộng ảnh hưởng của tổ chức bằng

Trang 14

cách nào? Phải thu hút lôi kéo thêm ai vào tổ chức và bằng cách nào để họ phát huy hết tài năng trong quá trình làm việc?

Quản lý là một khái niệm rộng, thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau,vì vậy khái niệm về quản lý khi được đưa ra luôn gắn với các loại hình quản lý cụ thể Sau đây là một số quan niệm :

+Theo tác giả Trần Đình Nghiêm: “Quản lý là một quá trình dựa vào các quy luật khách quan vốn có của hệ thống để tác động đến hệ thống nhằm chuyển hệ thống đó sang một hệ thống mới” [22]

+Theo Đặng Vũ Hoạt và Hà Thế Ngữ: “Quản lý là một quá trình định hướng, quá trình có mục tiêu Quản lý là hệ thống là một quá trình tác động đến

hệ thống nhằm đạt được những mục tiêu nhất định Những mục tiêu này đặc trưng cho trạng thái mới của hệ thống mà người quản lý mong muốn” [14]

+ Theo Nguyễn Văn Lê : “Quản lý là một hệ thống tác động khoa học, nghệ thuật vào từng thành tố của hệ thống bằng phương pháp thích hợp nhằm đạt được các mục tiêu đề ra của hệ thống và cho từng thành tố của hệ thống” [16]

+Theo đại từ điển tiếng Việt của Nguyễn Như Ý thì : “Quản lý là tổ chức điều khiển hoạt động của một số đơn vị, một cơ quan” [30]

Quản lý là một quá trình tác động của chủ thể quản lý đến đối tượng nhằm điều khiển, hướng dẫn các quá trình xã hội, hành vi hoạt động của con người để đạt tới mục đích, đúng với ý chí của nhà quản lý và phù hợp với quy luật khách quan bằng các phương pháp thích hợp

Xem xét nội hàm của những khái niệm quản lý nêu trên, ta thấy quản lý là một dạng hoạt động xã hội và tồn tại với tư cách là một hệ thống bao gồm chủ thể, khách thể và phương tiện quản lý

Mục đích và phương tiện là cặp phạm trù trong mối quan hệ biện chứng của mọi hoạt động, vì thế để thực hiện được từng mục tiêu cụ thể nhằm đạt được mục đích quản lý cần phải có phương tiện quản lý thích hợp

Quản lý có phạm vi tác động lên khách thể rất rộng, do đó ngày nay nó được xem là nhân tố quan trọng nhất trong các nhân tố quyết định sự thành công

Trang 15

của sự phát triển KT- XH (vốn, nguồn lực lao động, khoa học kĩ thuật, tài nguyên và quản lý)

Như vậy: Quản lý là quá trình tác động có định hướng, có tổ chức của chủ thể lên khách thể thông qua các cơ chế quản lý, nhằm sử dụng có hiệu quả cao nhất các nguồn lực bên trong và bên ngoài trong điều kiện môi trường luôn luôn

có biến động, để cho hệ thống ổn định và vận động theo chiều hướng phát triển tích cực đạt được những mục tiêu đề ra

1.2.2 Quản lý giáo dục

Hiện nay đã có nhiều công trình nghiên cứu về quản lý giáo dục ở trong và ngoài nước, những kết quả nghiên cứu ấy đã được ứng dụng rộng rãi trong xã hội đặc biệt là trong ngành giáo dục và đã mang lại những kết quả nhất định

Trên thực tế khái niệm quản lý giáo dục được hiểu theo cả hai nghĩa, nghĩa rộng và nghĩa hẹp tuỳ theo phạm vi áp dụng của từ “Giáo dục”

Quản lý giáo dục được hiểu theo nghĩa rộng khi “Giáo dục” là hoạt động diễn ra ngoài xã hội Còn khi “Giáo dục” được diễn ra trong ngành GD thì quản

lý GD được hiểu theo nghĩa hẹp

Để hiểu rõ hơn về khái niệm QLGD chúng ta xem xét một số quan điểm sau: + Theo Phạm Minh Hạc: “QL giáo dục là QL trường học, thực hiện đường lối giáo dục của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình, tức là đưa nhà trường vận hành theo nguyên lí giáo dục để tiến tới mục tiêu giáo dục, mục tiêu đào tạo đối với ngành giáo dục với thế hệ trẻ và với từng học sinh” [11]

+Theo Đặng Quốc Bảo: “Quản lý giáo dục là hoạt động điều hành phối hợp các lực lượng xã hội nhằm thúc đẩy công tác giáo dục, đào tạo thế hệ trẻ theo yêu cầu phát triễn xã hội” [1]

Quản lý GD với đặc trưng cơ bản là quản lý con người, nên đòi hỏi phải có tính khoa học và có tính nghệ thuật cao Hiệu qủa quản lý giáo dục được đo bằng kết quả thực hiện các mục tiêu quản lý trong đó mục tiêu giáo dục là cơ bản

Để thực hiện mục tiêu đã định, đảm bảo sự ổn định và phát triển của hệ

Trang 16

kế hoạch hoá, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra Đó chính là những nội dung phương thức hoạt động mà trong quá trình quản lý, chủ thể sử dụng nhằm tác động đến các đối tượng để thực hiện mục tiêu quản lý

QL GD được tồn tại dưới hai cấp độ quản lý vĩ mô và quản lý vi mô

QL vĩ mô là QL nhà nước mà cơ quan trực tiếp là Bộ giáo dục - Đào tạo, sở giáo dục đào tạo, quản lý giáo dục ở tầm vi mô là quản lý trường học

1.2.3 Quản lý nhà trường

Quản lý nhà trường là QLGD theo nghĩa hẹp ở tầm vi mô, là quá trình tác động có định hướng, có kế hoạch của Hiệu trưởng nên tất cả các nguồn lực nhằm đẩy mạnh hoạt động của nhà trường theo nguyên lí giáo dục của Đảng,

mà trọng tâm của nó là đưa hoạt động dạy học tiến lên trạng thái mới về chất

Theo Phạm Viết Vượng: “Quản lý trường học là hoạt động của các cơ quan quản lý nhằm tập hợp và tổ chức lao động của giáo viên, HS và các lực lượng giáo dục cũng như huy động tối đa các nguồn lực giáo dục và đào tạo trong nhà trường”[29]

Theo Nguyễn Ngọc Quang: “Quản lý nhà trường là quản lý hệ thống xã hội sư phạm chuyên biệt, hệ thống này đòi hỏi những tác động có ý thức, có khoa học và có định hướng của chủ thể quản lý trên tất cả các mặt đời sống của nhà trường để đảm bảo sự vận hành tối ưu về mặt xã hội, kinh tế và tổ chức sư phạm của quá trình dạy học và giáo dục thế hệ trẻ đang lớn lên” [23]

Quản lý nhà trường thực chất là quản lý của HT trên tất cả các hoạt động diễn ra trên trường đó, như quản lý dạy - học, quản lý hoạt động GDĐĐ, hoạt động GD ngoài giờ lên lớp, QL hoạt động XH, đồng thời quản lý việc sử dụng

cơ sở vật chất, kĩ thuật, tài chính nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đáp ứng yêu cầu của xã hội

Như vậy quản lý nhà trường cơ bản không giống với quản lý các lĩnh vực khác, vì đối tượng là con người, con người biết năng động và sáng tạo, sản phẩm của GD là tri thức, là nhân cách của HS, mục tiêu của GD phổ thông là giúp HS phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản

Trang 17

nhằm hình thành nhân cách con người Việt Nam XHCN, xây dựng tư cách và trách nhiệm của công dân, chuẩn bị cho HS tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động sản xuất, tham gia xây dựng và bảo vệ tổ quốc

Quản lý nhà trường là một hoạt động dựa trên những qui luật chung của quản lý, đồng thời có những nét đặc thù riêng của giáo dục, người HT phải biết vận dụng sáng tạo và chịu trách nhiệm toàn bộ hoạt đông của nhà trường đó

Qua những khái niệm và phân tích trên, chúng ta có thể kết luận rằng: Quản lý nhà trường là quản lý của HT trong quá trình “dạy chữ” và “dạy người”, đưa hoạt động dạy học ngày càng dần đến mục tiêu GD của Đảng, là quá trình đào tạo thế hệ trẻ có những phẩm chất, đạo đức, năng lực và sức khoẻ

để kế tục sự nghiệp cách mạng trong giai đoạn mới, đáp ứng yêu cầu của xã hôi

1.2.4 Đạo đức

Sống trong xã hội dù muốn hay không con người vẫn phải có quan hệ trực tiếp hoặc gián tiếp với những người xung quanh Các quan hệ ấy vô cùng phong phú và phức tạp, đòi hỏi con người phải có cách ứng xử giao tiếp và thường xuyên điều chỉnh thái độ, hành vi của mình sao cho phù hợp với yêu cầu, chuẩn mực và lợi ích chung của XH Trong trường hợp này con người được xem là có đạo đức Ngược lại, những cá nhân biểu hiện thái độ, hành vi không phù hợp với chuẩn mực XH, với cộng đồng, vì lợi ích cá nhân gây nên tổn hại lợi ích của người khác, của XH, bị cộng đồng lên án, chê trách thì người đó coi là vô đạo đức

Đạo đức liên quan chặt chẽ đến phạm trù chính trị, pháp luật, nhưng khác với pháp luật, ĐĐ là phạm trù vĩnh cửu, nó được xuất hiện và tồn tại cùng với

xã hội loài người, còn pháp luật là một phạm trù lịch sử, nó chỉ tồn tại trong xã hội có giai cấp Vì thế người ta nói : Pháp luật thống trị con người chỉ một thời gian, còn ĐĐ thống trị con người mãi mãi Ta nghiên cứu một số quan niệm:

+Theo Phạm Minh Hạc: “Đạo đức là thành phần căn bản của nhân cách, phản ánh bộ mặt nhân cách của một cấ nhân đã được xã hội hoá” {11}

Trang 18

+Theo Phạm Khắc Chương: “Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội phản ánh những tồn tại xã hội, phản ánh những quan hệ XH hiện thực trên cơ sở kinh

tế Sự phát triển của đạo ĐĐ xã hội từ thấp đến cao như những nấc thang giá trị của văn minh con người trên cơ sở phát triển của sức sản xuất vật chất và thông qua sự đấu tranh gạn lọc, kế thừa mà nội dung ĐĐ ngày càng phong phú và hồn nhiên hơn”[3]

Theo từ điển tiếng việt “Đạo đức là những tiêu chuẩn, những nguyên tắc qui định hành vi quan hệ của con người đối với nhau và đối với XH, là những phẩm chất tốt đẹp của con người theo những tiêu chuẩn đạo đức của một giai cấp nhất định”.[30]

Khi bàn về ĐĐ chúng ta không thể không nói đến các quan điểm ĐĐ của Chủ tịch Hồ Chí Minh Người quan niệm đạo đức là Nhân- Nghĩa- Trí - –Dũng

- Liêm Đó là ĐĐ cách mạng, đạo đức mới XHCN luôn vì lợi ích chung của Đảng, của dân tộc và của lòng người Theo Người đạo đức là thống nhất giữa tư tưởng và cách sống

Tuy có nhiều quan niệm khác nhau, nhưng chúng ta có thể khái quát như sau: Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, là tập hợp những nguyên tắc, chuẩn mực, nhằm điều chỉnh và đánh giá hành vi của con người trong mối quan hệ với nhau, quan hệ xã hội, chúng được thực hiện bởi niềm tin cá nhân, bởi truyền thống và sức mạnh của dư luận xã hội

Ở Việt Nam chúng ta hiện nay đang thực hiện đường lối đổi mới, thực hiện nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, giao lưu, hợp tác, hội nhập kinh tế quốc tế

Do vậy khái niệm ĐĐ cũng đang thay đổi theo tư duy nhận thức, theo quan niệm

và cách nhìn nhận của từng thành viên trong cộng đồng XH Định hướng giá trị

ĐĐ hiện nay phải theo đúng đường lối lãnh đạo của Đảng, là sự kết hợp sâu sắc truyền thống tốt đẹp của dân tộc với xu thế tiến bộ của thời đại, của nhân loại Nguồn gốc của giá trị ĐĐ là tinh thần cần cù lao động, sáng tạo, là tình yêu quê hương đất nước gắn với yêu CNXH, Sống làm việc theo hiến pháp và pháp luật, có tinh thần nhân đạo và tinh thần quốc tế cao cả, phấn đấu để đạt được phẩm giá con

Trang 19

người Việt Nam theo tư tưởng Hồ Chí Minh: “Cần-Kiệm -Liêm-Chính-Chí công

vô tư”

Đạo đức có ba chức năng cơ bản đó là: Nhận thức, giáo dục và điều chỉnh hành vi, trong đó chức năng điều chỉnh hành vi là quan trọng nhất

* Về chức năng nhận thức: Đạo đức là công cụ giúp con người nhận thức

xã hội về mặt đạo đức, các quan điểm, nguyên tắc, chuẩn mực là kết quả của sự phản ánh tồn tại xã hội, được mọi người đánh giá, thừa nhận và khái quát thành những khuôn mẫu, thước đo các giá trị xã hội

* Chức năng giáo dục: Trên cơ sở nhận thức về đạo đức, chức năng giáo

dục giúp con người hình thành những phẩm chất nhân cách, hình thành hệ thống định hướng giá trị và chuẩn mực ĐĐ, điều chỉnh ý thức và hành vi con người

* Điều chỉnh hành vi: Cùng với chức năng GD, chức năng điều chỉnh hành

vi ĐĐ có tác dụng làm cho hoạt động của con người phù hợp với lợi ích của xã hội, của cộng đồng, biến yêu cầu ĐĐ của XH thành nhu cầu của bản thân

1.2.5 Giáo dục đạo đức

GDĐĐ là quá trình tác động của con người GD đến đối tượng được GD, nhằm biến hệ thống các chuẩn mực đạo đức, từ đòi hỏi bên ngoài của XH đối với cá nhân, thành những đòi hỏi bên trong, thành nhu cầu, niềm tin và thói quen của cá nhân đó - Cá nhân được GD Đó là quá trình hình thành những quan điểm cơ bản, những nguyên tắc chuẩn mực của xã hội, nhờ vậy mà con người có khả năng lựa chọn, đánh giá đúng đắn các hiện tượng đạo đức trong cộng đồng cũng như tự đánh giá các hành vi của bản thân mình Công tác GDĐĐ góp phần vào việc hình thành và phát triển nhân cách con người phù hợp với từng giai

đoạn phát triển cụ thể

Bất cứ ở thời đại nào, dưới chế độ nào thì việc GDĐĐ cho thế hệ trẻ cũng luôn luôn là tâm điểm chú ý của mọi thành viên trong xã hội Trước đây nhiều người cho rằng khi kinh tế phát triển, XH văn minh thì các mối quan hệ XH sẽ tốt đẹp hơn, quan hệ giữa con người với con người mang tính nhân văn hơn

Trang 20

nhưĩng dấu hiệu suy thoái ĐĐ lại xuất hiện ngày càng nhiều thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau Hiện nay có không ít những người không thống nhất giữa nhận thức và hành động, biết việc sai, việc phi đạo đức mà vẫn cứ làm, biết việc đúng, việc nghĩa nhưng vẫn không làm, tạo thành thói quen “ hành vi không hành động, kìm hãm sự phát triển của xã hội ”

Chính vì vậy mà việc GDĐĐ cho học sinh THPT là việc làm cần thiết trong giai đoạn hiện nay Đó là quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch nhằm giúp cho nhân cách của mỗi HS được phát triển vẹn toàn, có những hành

vi ứng xử đúng mực trong các mối quan hệ, hình thành và phát triển ý thức, tình cảm, niềm tin, thói quen đạo đức cho học sinh

Quá trình GDĐĐ cho HS bao gồm nhiều tác động của nhiều nhân tố khách quan, chủ quan, bên ngoài lẫn bên trong Có thể nói rằng có bao nhiêu mối quan hệ ở trong nhà trường và xã hội mà HS tham gia, hoạt động, giao tiếp, thì có bấy nhiêu tác động GDĐĐ Những tác động này có thể thống nhất nhằm tăng cường, hỗ trợ cho nhau, tạo nên sức mạnh trong quá trình GD, nhưng cũng

có thể mâu thuẫn, làm vô hiệu hoá, suy yếu các kết quả tác động Như vậy GDĐĐ chỉ đạt hiệu quả khi nhà sư phạm biết tổ chức, biết kế hoạch và đưa ra các biện pháp GD một cách hợp lí nhằm đạt được mục tiêu GD

Ngày nay GDĐĐ cho học sinh là đạo đức XHCN Đó là tận trung với Đảng, tận hiếu với dân, yêu quê hương, đất nước, có lòng vị tha, nhân ái, cần cù, tiết kiệm, liêm khiết, công minh, chính trực Đó là GD truyền thống tốt đẹp của ông cha ta qua bốn nghìn năm dựng nước và giữ nước, GD bản sắc văn hoá của các dân tộc Việt Nam

Về mục tiêu GDĐĐ cho học sinh ở trường THPT là giúp cho mỗi cá nhân nhận thức đúng đắn các giá trị ĐĐ, biết hành động theo lẽ phải, công bằng và nhân đạo, biết sống vì mọi người, vì gia đình, vì sự tiến bộ của xã hội và phồn vinh của đất nước.Trong đó mục tiêu quan trọng nhất của GDĐĐ là tạo lập được những thói quen hành vi đạo đức

Trang 21

Về nhiệm vụ GDĐĐ là làm sao cho mỗi con người được GD nhanh chóng tiếp cận được với mục tiêu, do vậy GD phải tăng cường GD ý thức ĐĐ tình cảm đạo đức, khơi dậy ở HS những rung động, cảm xúc với hiện thực xung quanh biết yêu thương với những thái độ và hành vi đúng đắn, biết phản đối, căm ghét những hiện tiêu tiêu cực, vô đạo đức, vô lương tâm, làm phương hại đến uy tín, danh dự cá nhân và tập thể

Về nội dung GDĐĐ là giáo dục ý thức, GD tình cảm và GD hành vi, trang bị cho HS những hiểu biết, niềm tin về chuẩn mực và những quy tắc ứng

xử trong cuộc sống, trong học tập và lao động, về nghĩa vụ công dân trong việc xây dựng và việc bảo vệ tổ quốc

Về phương pháp giáo dục đạo đức thì nhà giáo dục thường chia làm ba nhóm chính đó là:

Nhóm phương pháp thuyết phục, nhóm phương pháp tổ chức hoạt động

và nhóm phương pháp kích thích hành vi

+ Nhóm phương pháp thuyết phục là nhóm phương pháp tác động vào mặt nhận thức và tình cảm của con người để hình thành ở họ ý thức thái độ tốt đẹp đối với cuộc sống Nhóm này gồm các phương pháp như khuyên giải, tranh luận, nêu gương, …

+ Nhóm phương pháp tổ chức hoạt động là nhóm phương pháp đưa con người vào hoạt động thực tiễn để tập dượt, rèn luyện tạo nên các hành vi thói quen Nhóm này có các phương pháp như luyện tập , rèn luyện,…

+ Nhóm các phương pháp kích thích hành vi là nhóm các phương pháp tác động vào mặt tình cảm của đối tượng được giáo dục, nhằm tạo ra các phấn chấn, thúc đẩy tích cực hoạt động, đồng thời giúp cho những người có khuyết điểm nhận ra và khắc phục những sai lầm đó Nhóm này có các phương pháp như

khen thưởng, trách phạt, thi đua,

Phương pháp GDĐĐ là rất đa dạng, nhà giáo dục cần phải biết vận

Trang 22

từng tình huống cụ thể Chính vì vậy mà người ta nói rằng giáo dục mang tính nghệ thuật cao

Về hình thức tổ chức giáo dục đạo đức có thể thông qua việc dạy các bộ môn, thông qua lao động, sinh hoạt và các hoạt động khác, và cả con đường tự rèn luyện, tự tu dưỡng, tự giáo dục để phát triển nhân cách

Nghị quyết TW 2 khoá VIII có viết: “Nâng cao nhận thức chính trị, hiểu rõ các yêu cầu của sự nghiệp CNH- HĐH Nắm vững quan điểm của chủ nghĩa Mác

- Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển con người toàn diện, gắn liền với sự nghiệp đổi mới của nước nhà Có nhân sinh quan trong sáng, có quan điểm rõ

ràng về lối sống, thích ứng với yêu cầu của giai đoạn mới ”[7]

1.3 Hoạt động GDĐĐ cho HS THPT là hoạt động có ý nghĩa then chốt trong nhà trường

1.3.1 Tầm quan trọng của trường THPT trong công tác GDĐĐ cho học sinh trong giai đoạn hiện nay

Bất kì một nền giáo dục, một hệ thống giáo dục quốc dân nào cũng phải

có bậc THPT Tuy nhiên số năm học, chương trình giảng dạy và phương pháp giáo dục ở mỗi nước có khác nhau Chúng ta có thể khẳng định rằng : Bậc THPT có vai trò quan trọng, giữ vị trí đặc biệt trong giáo dục Đây chính là bậc học tạo nguồn chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, hoặc là bước vào đời theo hướng lao động, sản xuất Trường THPT là nơi chuẩn bị hành trang thiết yếu, cơ bản nhất cho các em trở thành người công dân có ích cho xã hội

Giáo dục đạo đức cho học sinh là công việc của toàn xã hội, kết hợp chặt chẽ của ba lực lượng GD, Song nhà trường vẫn là lực lượng quan trọng nhất Bởi lực lượng giáo dục trong nhà trường là một đội ngũ thầy cô giáo đã được đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, và giáo dục nhà trường luôn có tổ chức, có phương pháp, có chương trình, mục tiêu Giáo dục đạo đức trong trường THPT

là một bộ phận quan trọng trong quá trình giáo dục tổng thể, có quan hệ biện

Trang 23

chứng với các bộ phận: Đức-Trí-Thể-Mỹ và lao động, giúp học sinh hình thành

và phát triển nhân cách toàn diện

1.3.2 Một số đặc điểm tâm lí, nhân cách, hoạt động của học sinh THPT

Học sinh THPT là lứa tuổi đầu của tuổi thanh niên, là giai đoạn có những đặc điểm sinh lí phát triển mạnh Tuổi dậy thì ở các em là thời kì xảy ra những mãnh liệt về tâm lý và cũng là thời kì then chốt của sự phát triển nhân cách, các

em phải ứng xử với những thay đổi to lớn trong môi trường học tập khi chuyển

từ THCS lên bậc THPT và rất nhiều những yêu cầu mới của xã hội, dẫn đến những biến động về tâm lí Những đặc điểm chung của lứa tuổi dễ thấy là :

+ Về mặt thể lực và trí lực

Có thể nói đây là thời kì hoàn kim của quá trình phát triển thể lực và trí lực Khả năng phân tích, tổng hợp, phán đoán và suy luận được nâng cao, thân hình phát triển, chuyển hoá trong cơ thể mạnh mẽ, sinh lực dồi dào, hiếu động chân tay, trong hoạt động thi đua luôn thể hiện tính ganh đua, thách đố, cùng với sự tự cao, ý thức hơi thái quá, nôn nóng, tạo ra sự bất kham, thích mạo hiểm, luôn muốn thử sức để bộc lộ nguyện vọng mãnh liệt của bản thân Đây là thời kì mà các em muốn tỏ rõ người thanh niên cường tráng, có lí tưởng có trí tiến thủ

Xuất phát từ quá trình phát triển trí lực và thể lực của học sinh, nhà trường cần tổ chức tốt những hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao, vui chơi giải trí có hình thức và nội dung phong phú, phù hợp với lứa tuổi nhất là tổ chức các đợt thi đua để các em được phấn đấu, được thể hiện mình trước tập thể nhằm thu hút các em hướng vào những nội dung hoạt động bổ ích, có tính GD, theo chuẩn mực của xã hội

+ Về mặt tính cách

Là thời kì của sự bộc lộ hết sức mạnh mẽ về tính cách, các trạng thái tâm

lí rất không ổn định, dễ chuyển từ trạng thái này sang trạng thái khác từ tích cực sang tiêu cực, yêu và ghét, vui vẻ và buồn chán luôn đan xen, thay đổi thất

Trang 24

nhưng tác dụng ức chế của vỏ não thì chưa tới mức hoàn hảo Vì vậy nhà trường cần phải thông qua các môn học, nhất là môn GDCD, qua các hoạt động GD khác, nhằm trang bị cho các em những kiến thức, chuẩn mực về ĐĐ, về pháp luật, về những nguyên tắc ứng xử, giao tiếp trong gia đình, trong nhà trường và ngoài xã hội

+ Về mặt tâm lí giới tính

Giai đoạn từ 15-17 tuổi là giai đoạn mà các em rất thích biểu hiện mình trước bạn khác giới, thích làm dáng, làm điệu Hiện tượng phát dục ở các em đã đưa đến những biến đổi về mặt sinh lí dẫn đến những biến đổi về tâm lí, các em

ý thức được sự khác biệt về giới tính và nảy sinh “tình cảm” trong quan hệ, ngưỡng mộ nhau trong giao tiếp Trong các em bộc lộ những mâu thuẫn gay gắt giữa nhu cầu hứng thú, sở thích cá nhân với khả năng vốn có cộng với những quy tắc, quy phạm chặt chẽ của xã hội

Tác giả Phạm Khắc Chương đã khẳng định :“Các em là những nhân cách đang vươn lên để trở thành người công dân, các em vừa là đối tượng mang tính đặc thù của lứa tuổi, vừa là chủ thể của GDĐĐ Trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách học sinh THPT đã có đầy đủ các điều kiện cơ bản về nhận thức, ý thức, hoạt động, Để biến quá trình đào tạo

Trang 25

thành quá trình tự đào tạo, quyết định kết quả phát triển tài đức cá nhân Tuy nhiên với kinh nghiệm, vốn sống của cá nhân chưa nhiều, học sinh THPT dễ chao đảo trong hành vi hoạt động của mình”.[3]

Trong thực tế, có không ít thanh niên năng nổ, nhiệt huyết, dũng cảm, nhưng vì nhận thức chưa chín, sức kiềm chế kém, dễ bị kích động, dễ đi đến những hành động cực đoan, thậm chí vượt qua cả rào chắn của lí trí dẫn đến những hành động thô bạo bất chấp hậu quả cho bản thân và xã hội

Qua những đặc điểm tâm lý, tính cách trên cho ta nhận thấy nếu chỉ

có giáo dục từ một phía nhà trường thì không thể quán xuyến hết toàn bộ cuộc sống sinh hoạt và hoạt động của chủ thể đang trưởng thành, không thể loại trừ được các nhóm tự phát với những đặc tính lứa tuổi mà cần có sự kết hợp GD của nhiều lực lượng, tác động từ nhiều phía với những hoạt động đa

dạng nhằm thúc đẩy và phát huy được tính tích cực của thế hệ trẻ

1.3.3 Một số quan điểm của Đảng về GDĐĐ cho học sinh nhà trường THPT

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: “Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài làm điều gì cũng khó ”

Đức và tài là hai mặt thống nhất trong một con người, trong đó đức là cái gốc, cái quan trọng nhất Đạo đức mà con người Vệt Nam cần xậy dựng là

“Cần-Kiệm-Liêm-Chính” Bác nói :

“Trời có bốn mùa : Xuân-Hạ-Thu-Đông

Đất có bốn phương : Đông-Tây-Nam-Bắc

Người có bốn đức : Cần-Kiệm-Liêm-Chính

Thiếu một mùa thì không thành trời

Thiếu một phương thì không thành đất

Thiếu một đức thì không thành người”

Nghị quyết TW2 khoá VIII đã cụ thể hoá : “Mục tiêu chủ yếu là thực hiện

GD toàn diện, đức dục, trí dục, thể dục, mĩ dục ở tất cả các bậc học Hết sức coi trọng GD chính trị, tư tưởng, nhân cách, khả năng tư duy sáng tạo và năng lực thực

Trang 26

trọng nhất cho sự phát triển toàn diện của đất nước,… Coi trọng GD nhân cách, lí tưởng và ĐĐ, trí lực và thể lực, gắn học với hành, lí thuyết với thực tiễn [7]

Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X cũng khằng định: “Coi trọng bồi dưỡng cho HS, sinh viên khát vọng mãnh liệt xây dựng đất nước giàu mạnh, gắn liền lập nghiệp bản thân với tương lai của cộng đồng, của dân tộc, trao dồi cho HS, sinh viên, bản lĩnh, phẩm chất và lối sống của thế hệ trẻ Việt Nam” [9]

Thấm nhuần quan điểm của Đảng, nhà trường đã coi việc GDĐĐ cho học sinh là một trong những nhiệm vụ trọng tâm Mục tiêu giáo dục của nhà trường không ngoài mục đích : Hình thành và phát triển nhân cách người học một cách toàn diện, hài hoà mà thời đại mới đang đòi hỏi

Trong giai đoạn mới hiện nay, GD nhân cách là nhiệm vụ và là mục tiêu

cơ bản của sự nghiệp GD nói chung, của trường THPT nói riêng đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội Đó là GD cho học sinh, sinh viên, lòng yêu nước, yêu CNXH, có bản lĩnh vững vàng, có tư duy sáng tạo và năng lực thực hành giỏi có ý chí học tập, rèn luyện để lập thân, lập nghiệp, tiếp bước các thế hệ đi trước, góp phần đưa đất nước đến hưng thịnh, phú cường

1.3.4 Vai trò người HT trường THPT trong quá trình GDĐĐ học sinh

Qua nghiên cứu và phân tích những vai trò vị trí của trường THPT trong quá trình hình thành nhân cách học sinh, những đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi và những quan điểm của Đảng về công tác Giáo Dục-Đào tạo, chúng ta thấy rằng người HT vai trò to lớn trong quá trình rèn đức, luyện tài cho học sinh THPT

Nhân dân ta thường nói: “Cán bộ nào phong trào ấy” Phẩm chất đạo đức, năng lực quản lý, năng lực chuyên môn của người Hiệu trưởng có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển của nhà trường Thực tế đã chứng minh rằng trong cùng một điều kiện, hoàn cảnh như nhau, nhưng trường nào có được một HT giỏi thì trường đó trở thành trường tiên tiến, xuất sắc, ngược lại thì nhà trường

sẽ tụt hậu

Nhìn từ góc độ tâm lí thì người HT giỏi hay người HT kém đều giống nhau

về quyền lực pháp lí- người có quyền cao nhất trong nhà trường, nhưng sẽ khác

Trang 27

nhau về quyền lực tâm lý Đó chính là uy tín- yếu tố rất quan trọng đối với người Hiệu trưởng Khi xác định vị trí vai trò của Hiệu trưởng, luật giáo dục đã quy định “ Hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm quản lý các hoạt động của trường,

do cơ quan nhà nước có thẩm quyền bổ nhiệm, công nhận” [24]

Với vai trò to lớn, vị trí quan trọng trong quá trình xây dựng nhà trường, góp phần thúc đẩy hệ thống giáo dục quốc dân đạt được mục tiêu của Đảng, người Hiệu trưởng không những chỉ nắm vững nguyên tắc và chức năng quản

lý, hiểu rõ nhiệm vụ, quyền hạn của mình trong nhà trường, mà còn là con chim đầu đàn, một nhà giáo dục tài năng và có tâm huyết, có tấm lòng nhân ái, hiểu biết tâm lí HS, của thầy giáo xử lí tình huống sư phạm một cách có hiệu quả

Để làm tốt công tác giáo dục tổng thể nói chung, công tác GDĐĐ nói riêng, người HT phải là tấm gương sáng cho cả hội đồng sư phạm và HS noi theo Tấm gương ấy phản chiếu cho được bản lĩnh chính trị vững vàng, ĐĐ trong sáng, lối sống giản dị, tâm hồn cao đẹp đối với cấp dưới, đối với thế hệ trẻ làm sao để mỗi lời nói, mỗi việc làm của người HT là một “Quyết định không lời” đối với cán bộ giáo viên và học sinh trong nhà trường

1.3.5 Mục tiêu giáo dục đạo đức cho học sinh ở THPT

Mục tiêu chung: Điều 23 luật giáo dục của nước cộng hoà XHCN Việt Nam đã ghi : “Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản hình thành nhân cách con người Việt Nam XHCN, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia lao động và bảo vệ tổ quốc” [25]

Mục tiêu cụ thể là trang bị cho HS những tri thức cần thiết về chính trị, tư tưởng, đạo đức nhân văn, kiến thức về pháp luật, về văn hoá xã hội,… nhằm hình thành ở mỗi học sinh thái độ đúng đắn trong quan hệ, giao tiếp, có được niềm tin đối với Đảng, với sự nghiệp cách mạng

Trang 28

Rèn luyện cho học sinh tính tự giác thực hiện những chuẩn mực đạo đức xã hội có thói quen chấp hành quy định của pháp luật, nỗ lực học tập, rèn luyện, sẵn sàng cống hiến sức lực, trí tuệ cho công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc

Giáo dục cho học sinh có lòng yêu nước nồng nàn, gắn với tinh thần quốc

tế vô sản cao cả, lòng yêu lao động, quý trọng những phẩm giá con người, những giá trị văn hoá của nhân loại, đồng thời biết phát huy những truyền thống tốt đẹp của dân tộc như đoàn kết, thân ái, cần cù, giản dị, dũng cảm, kiên cường

và những phẩm chất cao quý khác mà chúng ta có thể hệ thống theo các nhóm sau :

+ Nhóm chuẩn mực đạo đức thể hiện nhận thức tư tưởng chính trị như có lí tưởng cộng sản chủ nghĩa, có tinh thần yêu quê hương, đất nước, lòng tự hào dân tộc qua bốn nghìn năm lịch sử, tin tưởng tuyệt đối vào đường lối đổi mới của Đảng đang bước vào mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh”

+ Nhóm những chuẩn mực ĐĐ hướng vào sự hoàn thiện bản thân như : tôn trọng, tự tin, tự lập, giản dị, tiết kiệm, trung thực, siêng năng, hướng thiện, biết kiềm chế, biết hối hận

+ Nhóm chuẩn mực ĐĐ thể hiện trong quan hệ với con người : Nhân nghĩa, yêu thương, khoan dung, vị tha, hợp tác, bình đẳng, tế nhị, lịch sự, tôn trọng mọi người, thuỷ chung, giữ chữ tín

+ Nhóm chuẩn mực ĐĐ thể hiện trong quan hệ công việc: Có trách nhiệm, có lương tâm, tôn trọng pháp luật, lẽ phải Những giá trị này thể hiện sự nhận thức, thái độ, động cơ trong quá trình rèn luyện, tu dưỡng mà thước đo của

nó là chất lượng và hiệu quả trong học tập, lao động của học sinh

+ Nhóm chuẩn mực ĐĐ liên quan đến xây dựng môi trường sống: có thái

độ đúng đắn với môi trường tự nhiên, môi trường XH Đặc biệt phải biết tạo nên môi trường sống lành mạnh trong chính nhà trường, chính địa phương mà mình đang học tập, công tác

Trang 29

Mục tiêu của GDĐĐ cho học sinh không chỉ dừng lại ở việc truyền thụ khái niệm, mà điều quan trọng hơn là biến những yêu cầu chuẩn mực xã hội, thành nhu cầu trong đời sống của học sinh ; đó là những việc làm, những hành động cụ thể thiết thực phù hợp với đạo đức, nếp sống văn minh của thời đại

Nếu như quá trình “dạy chữ ” chủ yếu được tiến hành bằng các hoạt động trên lớp, thì quá trình “dạy người” không chỉ học từ các bài giảng của thầy mà còn được thể hiện thông qua tất cả các hoạt động phong phú khác ở trong và ngoài nhà trường

Quá trình GDĐĐ bao giờ cũng mang tính chủ thể, phụ thuộc vào từng cá nhân, người giáo dục phải thông qua những tình huống, những biện pháp riêng biệt, áp dụng cho từng đối tượng, phù hợp với đặc điểm tâm lí học sinh và phù hợp với từng hoàn cảnh sống cụ thể

1.4 Nguyên tắc quản lý GDĐĐ cho HS THPT mà người Hiệu trưởng cần quán triệt

Nguyên tắc quản lý là những quan điểm cơ bản chung nhất, phổ biến nhất

có tác dụng chỉ đạo và tổ chức các hoạt động nhằm đảm bảo các mục tiêu quản

lý Do tính chất chỉ đạo của nó, nguyên tắc quản lý phải biểu hiện các mối quan

hệ ổn định, bền vững, tồn tại trong hệ thống, nhờ đó mà các quy luật chi phối đối tượng quản lý được đảm bảo

1.4.1 Nguyên tắc đảm bảo tính Đảng

Đây là một trong những nguyên tắc quan trọng nhất của nền giáo dục XHCN Bởi giáo dục cũng là một mặt trận đấu tranh giai cấp, là công cụ của chuyên chính vô sản và đồng thời cũng là một trong những mục tiêu hàng đầu của chiến lược phát triển kinh tế xã hội

Nghị quyết Đại hội X của Đảng khẳng định: “Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đổi mới cơ cấu tổ chức, cơ chế QL nội dung, phương pháp dạy học thực hiện chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá, chấn hưng nền giáo dục Việt Nam” [9]

Trang 30

Như vậy GD phải đáp ứng kịp thời cho sự nghiệp cách mạng, phải thực hiện các nhiệm vụ được thể hiện trong các văn kiện của Đảng và chịu sự quản

lý của nhà nước

Để đảm bảo tính Đảng trong quản lý giáo dục thì trước hết các nhà quản

lý phải làm cho chủ nghĩa Mác-LêNin, tư tưởng Hồ Chí Minh mà Đảng ta đã cụ thể hoá thành đường lối chủ trương, chính sách mục đích và nguyên lí giáo dục,

trở thành hệ tư tưởng chủ đạo duy nhất của công tác giáo dục trong nhà trường 1.4.2 Nguyên tắc đảm bảo tính tập trung dân chủ

Nguyên tắc này phải được hiểu là: Quyền lực phải được tập trung vào chủ thể quản lý, thủ trưởng là người chịu trách nhiệm cuối cùng trong mọi hoạt động của tổ chức, nhưng phải mang tính dân chủ Dân chủ ở đây là vừa phát huy chủ động sáng tạo của người dưới quyền, nhưng đồng thời vừa chịu trách nhiệm cá nhân của chủ thể quản lý Nếu quá tập trung thì dẫn đến độc đoán, nếu quá dân chủ thì dẫn đến trì trệ Do vậy người quản lý phải luôn sáng suốt để điều chỉnh

và kết hợp hài hoà giữa “Tập trung” với “Dân chủ”, nâng cao hiệu quả công tác Lê-Nin đã từng nói: Giữa nền dân chủ XHCN và việc dùng quyền độc đoán cá nhân tuyệt đối không có sự mâu thuẫn nào về nguyên tắc cả

Để thực hiện tốt nguyên tắc này trong nhà trường, người HT phải xác định cụ thể chính xác những phạm vi trách nhiệm của mỗi tổ chức, mỗi tập thể nhỏ, mỗi nhà giáo, đồng thời làm cho mọi người trong trường học nhận thức sâu sắc vai trò trách nhiệm cá nhân, tự giác tham gia tích cực vào công tác giáo dục

1.4.3 Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học và phù hợp với thực tiễn

Công tác quản lý giáo dục là một trong những công tác phức tạp nhất, đối tượng của quản lý GD là con người Vì vậy đòi hỏi người quản lý cần nắm vững quy luật và xu thế phát triển của xã hội, đồng thời phải am hiểu sâu sắc về đối tượng trong từng hoạt động, từng quá trình một cách cụ thể nhằm sử dụng, phối hợp các phương án phù hợp để giải quyết các tình huống muôn màu muôn

vẻ một cách tối ưu

Trang 31

Ngoài ra muốn quản lý GDĐĐ cho HS có hiệu quả, HT cần nắm được các đặc điểm cụ thể của môi trường GD, tình hình thực tế ở địa phương, hạn chế các tác động tiêu cực, phát huy các tác động tích cực Nghĩa là HT phải biết phát

huy tối đa sơ đồ WOST trong công tác quản lý giáo dục

1.4.4 Nguyên tắc phối hợp các lực lượng giáo dục

Đảng ta đã khẳng định: Sự nghiệp giáo dục là sự nghiệp của toàn

Đảng, của toàn dân chủ trương xã hội hoá giáo dục, là quá trình vận động mọi người trong xã hội tham gia vào sự nghiệp giáo dục

Hoạt động giáo dục phải được thực hiện theo nguyên lí “Học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, lí luận gắn liền với thực tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội” [24]

Đối với nhà trường, nguyên tắc này không những thể hiện ở việc phối hợp các tổ chức đoàn thể trong nhà trường, mà còn phải làm cho các bậc phụ huynh

và tổ chức chính trị, chính trị xã hội tích cực, hào hứng tham gia, tạo nên sức mạnh tổng hợp trong quá trình GD, giúp cho nhà trường đạt được mục tiêu của Đảng

Để thực hiện tốt nguyên tắc này đòi hỏi các cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương, cơ quan quản lý GD phải làm cho mọi người trong XH có nhận thức đúng đắn, có trách nhiệm đối với sự nghiệp GD, đặc biệt là GDĐĐ cho HS trong giai đoạn hiện nay

1.5 Phương pháp GDĐĐ học sinh THPT mà Hiệu trưởng cần kiên trì tổ chức chỉ đạo

Phương pháp GDĐĐ trong nhà trường là cách thức hoạt động có mối quan hệ biện chứng giữa người GD và người được GD, nhằm hình thành và phát triển nhân cách HS theo mục tiêu GD, giúp cho HS nắm bắt hiểu biết và thực hiện đúng những chuẩn mực đạo đức của xã hội

Phương pháp GDĐĐ học sinh thường được chia thành các nhóm sau:

1.5.1 Nhóm phương pháp khai sáng tri thức đạo đức

Trang 32

Đây là nhóm phương pháp chủ yếu dùng lời nói như thuyết trình, diễn giải, tọa đàm, nêu gương,…nhằm cung cấp cho học sinh những tri thức về đạo đức xã hội, đó là những chuẩn mực, quy tắc, cách ứng xử trong giao tiếp trong quan hệ với con người, với tự nhiên và xã hội, có quan điểm rõ ràng thái độ kiên quyết trong việc ủng hộ cái đúng, lên án cái sai, cái tiêu cực trong cuộc sống hằng ngày

1.5.2 Nhóm phương pháp hình thành, phát triển hành vi thói quen

Đây là nhóm phương pháp chủ yếu là thường xuyên luyện tập, rèn luyện những hành vi từ đơn giản đến phức tạp, từ không tự giác đến tự giác Để giáo dục các em HS lòng yêu nước, ý chí quật cường của dân tộc qua bốn nghìn năm lịch sử thì trước hết phải giáo dục cho các em biết yêu ông bà, cha mẹ, anh em,

bà con, và những người xung quanh; yêu những anh thương binh, các chú bộ đội đã một thời oanh liệt, tôn kính những gia đình liệt sĩ, anh hùng mà các em

thường gặp trong cuộc sống hằng ngày

1.5.3 Nhóm phương pháp đánh giá kết qủa hoạt động giáo dục

Đây là nhóm phương pháp thi đua khen thưởng, khích lệ những hành vi thói quen phù hợp với chuẩn mực, đồng thời uốn nắn, phê phán, trách phạt những hành vi mất đạo đức, làm ảnh hưởng đến uy tín, danh dự của cá nhân và tập thể

Các nhóm phương pháp trên, trường THPT có thể tổ chức bằng nhiều hình thức phong phú và đa dạng như GD trên lớp, các hoạt động ngoại khoá, thông qua sinh hoạt văn nghệ, thể dục thể thao, giao lưu văn hoá,…

Trong nhà trường người Hiệu trưởng phải biết kết hợp nhuần nhuyễn các nhóm phương pháp và vận dụng uyển chuyển vào từng đối tượng cụ thể để có được kết quả cao trong qua trình giáo dục đạo đức cho học sinh

Trang 33

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CỦA

HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

TỈNH HƯNG YÊN 2.1 Đặc điểm kinh tế – Giáo dục tỉnh Hưng Yên

2.1.1 Khái quát về các đặc điểm truyền thống văn hoá, lịch sử, địa lí, hành chính, dân số tỉnh Hưng Yên

Hưng Yên là một tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng, nằm ở trung tâm vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ (Hà Nội –Hưng Yên –Hải Dương – Hải Phòng –Quảng Ninh) Tiếp giáp 6 tỉnh (thành phố): Hà Nội, Hà Tây, Bắc Ninh, Hải Dương, Hà Nam, và Thái Bình đất Hưng Yên hình thành chủ yếu do phù sa sông Hồng, diện tích tự nhiên 923km2, cách thủ đô Hà Nội xa nhất là 64 km theo đường bộ

Trang 34

Về hành chính, Hưng Yên có 1 thị xã và 9 huyện là: Thị xã Hưng Yên, huyện Tiên Lữ, Phù Cừ, Kim Động, Ân Thi, Yên Mĩ, Mĩ Hào, Văn Lâm, Văn Giang, Khoái Châu Có 161 xã (phường, thị trấn) Có độ đồng đều về các đặc điểm KT-XH giữa các xã (phường), thị trấn

Về dân số, Hưng Yên có 1.112.207 người (số liệu năm 2003), mật độ dân

số trung bình 1197 người/km2 (cao thứ 4 so với cả nước) Hưng Yên chỉ có 1 dân tộc Kinh, nông nghiệp và thủ công là nghề truyền thống Tỷ suất tăng dân

số tự nhiên là 1,15% (số liệu năm 2002 so sánh với năm 1998 giảm 20%) dân số phân bố khá đồng đều ở các xã, thị trấn

Về truyền thống lịch sử văn hoá: Tỉnh Hưng Yên được thành lập đầu năm Minh Mạng thứ 20 (1831)

Hưng Yên có phố Hiến cổ, một thời là nơi đô hội thứ 2 sau kinh thành Thăng Long Là nơi giao lưu với người ngoại quốc suốt gần 3 thế kỷ

Hưng Yên vốn có truyền thống đấu tranh chống ngoại xâm vô cùng anh dũng, với những phong trào tiêu biểu như nghĩa quân Bãi Sậy, du kích Hoàng Ngân, đường 5 anh dũng Hưng Yên có truyền thống văn hoá lâu đời với nền văn minh sông Hồng, văn minh lúa nước Hưng Yên có 800 di tích lịch sử văn hoá, trong đó có 105 di tích được xếp hạng Đặc biệt Hưng Yên có Văn Miếu Xích Đằng được dựng từ năm Minh Mạng thứ 20 (1838) là nơi thờ phụng Khổng Tử, mở lớp dạy học và là trường thi của của trấn Sơn Nam xưa Nay còn lưu danh được 228 các vị đại khoa, tiến sĩ quê hương Hưng Yên tại các bia đá Văn Miếu Hưng Yên

Sau cách mạng, KT- XH Hưng Yên phát triển Nhiều phong trào của Hưng Yên trở thành điển hình cả nước Tiêu biểu nhất là phong trào làm thuỷ lợi, phong trào xoá mù chữ và bổ túc văn hoá, xây dựng tập thể học sinh XHCN…Tỉnh Hưng Yên 14 lần được Bác Hồ về thăm

Hưng Yên có truyền thống giáo dục và hiếu học lâu đời Trước cách mạng,

thời khoa cử phong kiến, Hưng yên có 228 nhà đại khoa được lưu danh tại văn Miếu Xích Đằng Hưng Yên Việc vua Minh Mạng cho xây dựng Văn Miếu Hưng Yên

Trang 35

làm nơi dạy học và thi cử của khu vực Trấn Sơn Nam đã thể hiện truyền thống hiếu học của Hưng Yên Sau Cách mạng tháng 8, nền Giáo dục cách mạng Hưng Yên phát triển, đã nhận được cờ của Hồ Chủ Tịch về phong trào bổ túc văn hoá, chống giặc dốt Có các điển hình giáo dục tiêu biểu của cả nước như mầm non xã Tân Tiến

- Văn Giang, cấp 2 Trần Cao - Phù Cừ, cấp 3 thị xã Hưng Yên Trung cấp sư phạm Hưng Yên,…Những năm sát nhập với Hải Dương thành tỉnh Hải Hưng, GD Hưng Yên tiếp tục phát triển Năm 1991 hoàn thành xoá mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học Tháng 1 năm 1997 tái lập tỉnh Hưng Yên, sau nghị quyết Hội nghị trung ương khoá VIII lần 2, NQ03 Tỉnh uỷ Hưng Yên lâm thời, GD - ĐT Hưng Yên phát triển mạnh mẽ, toàn diện…Năm 2000 hoàn thành phổ cập GD tiểu học đúng độ tuổi, năm

2001 hoàn thành phổ cập giáo dục trung học cơ sở, được Chủ tịch nước tặng huân chương lao động hạng I, trường mầm non Tân Tiến - Văn Giang được Nhà nước phong tặng danh hiệu anh hùng Giáo dục đào tạo phát triển cả về qui mô, mạng lưới, chất lượng GD và xã hội hoá GD Công tác khuyến học khuyến tài được toàn Đảng toàn dân quan tâm Hiện nay Tỉnh uỷ Hưng Yên đang chỉ đạo triển khai Nghị quyết của Tỉnh uỷ về “Chương trình phát triển giáo dục đào tạo Hưng Yên đến năm 2010”

* Đặc điểm kinh tế xã hội giai đoạn sau tái lập tỉnh đến nay

Hưng Yên có vị trí địa lí thuận lợi nằm ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ.Là một tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm

Hưng Yên chịu tác động lớn của quá trình phát triển KT-XH của cả vùng

Hưng Yên có 23 km đường 5 nối với Hà Nội, Hải Dương lợi thế phát triển các khu công nghiệp, khu chế xuất liên doanh kinh tế, tạo tốc độ tăng trưởng nhanh

Hưng Yên có lợi thế về đất đai màu mỡ, khí hậu thuận hoà Người dân có truyền thống và khả năng canh tác giỏi, năng động Hưng Yên phát triển trang trại, sản xuất cây con, làng nghề truyền thống, đưa tiến bộ khoa học vào sản xuất nông nghiệp, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất

Trang 36

hàng hoá Hưng Yên đang phát triển mạnh trồng rau, trồng cây ăn quả, trồng hoa

và nuôi trồng thuỷ sản phục vụ thủ đô Hà Nội và xuất khẩu có hiệu quả

Theo báo cáo của uỷ ban tỉnh Hưng Yên: Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) thời kì 2000-2005 khá cao Bình quân 11,79 %/ năm năm 2005 tổng sản phẩm trong tỉnh tăng 1,96 lần so với năm 2000

Thu nhập bình quân đầu người tăng từ 180 USD năm 2000 lên 420 USD năm 2005 Đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt Tuy nhiên vẫn còn ở vị trí trung bình kém của cả nước

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực Năm 2000 nông nghiệp – công nghiệp, xây dựng và dịch vụ: 60%-15%- 25%, năm 2005 là: 37%- 33%-30%

Tỷ trọng công nghiệp, xây dựng, dịch vụ tăng, tỷ trọng nông nghiệp giảm

Chính phủ đã cho phép Hưng Yên xây dựng 6 khu công nghiệp tập trung

là Phố Nối A, B ; Như Quỳnh A,B; Minh Đức và thị xã Hưng Yên Đến nay toàn tỉnh đã thu hút được 31 dự án đầu tư nước ngoài và 144 dự án đầu tư tỉnh ngoài với tổng vốn đăng ký 527 triệu USD

Tình hình tăng trưởng kinh tế, phát triển xã hội ở những năm qua đã tác động mạnh mẽ và ảnh hưởng sâu sắc đến Giáo dục- Đào tạo của tỉnh Hưng Yên, cuộc sống của người dân được nâng cao, bộ mặt của xã hội được thay đổi, dân trí cũng được phát triển Tuy nhiên trong khi được thừa hưởng những thành tựu của nền kinh tế ấy, thì xã hội cũng phải gánh chịu những tiêu cực, những mặt trái của

cơ chế thị trường, xã hội bị phân hoá, nhiều chuẩn mực ĐĐ bị thay đổi, đảo lộn; những giá trị văn hoá, giá trị tinh thần theo hướng Chân – Thiện – Mỹ bị mai một, những cái hay, cái đẹp bị lãng quên; phải – trái không phân biệt rõ ràng

Điều đáng quan tâm hơn là một bộ phận hoc sinh có những biểu hiện không lành mạnh trong lối sống, yếu kém về nhận thức, hành vi không theo chuẩn mực xã hội

Hiện nay vấn đề GDĐĐ, nhân cách cho thế hệ trẻ vẫn còn là một mối lo toan, trăn trở của các cấp chính quyền, các nhà GD ở Hưng Yên

Trang 37

Các nhà trường nói chung, trường THPT nói riêng, nơi đào tạo nguồn nhân lực cho xã hội cũng đã có nhiều cố gắng, song các biện pháp, phương pháp vẫn còn nhiều hạn chế, chưa ngăn chặn các tệ nạn xã hội đang từng ngày, từng giờ tìm cách len lỏi vào nhà trường, huỷ hoại nhân cách của thế hệ trẻ, chủ nhân tương lai của đất nước

2.1.2 Giáo dục chung

* Qui mô trường lớp

Bảng 2.1: Tình hình phát triển giáo dục phổ thông trong 3 năm gần đây

Năm học Bậc

học

Số trường Số lớp

Số học sinh

So sánh HS với năm trước

Tỉ lệ GV/ lớp Tăng Giảm

* Cơ sở vật chất và thiết bị dạy học

Cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học là những vấn đề bức xúc của GD Hưng Yên hiện nay Mặc dù những năm qua UBND tỉnh cùng với ngành GD

Trang 38

thường xuyờn bổ xung kinh phớ để xõy mới, nõng cấp nhiều phũng học theo hướng kiờn cố hoỏ, tầng hoỏ Nhờ cú chớnh sỏch đầu tư của nhà nước cựng với phong trào xó hội hoỏ GD, tinh thần “Nhà nước và nhõn dõn cựng làm” nờn đó xoỏ được tỡnh trạng học 3 ca, giảm phũng tranh tre vỏch đất, tỷ lệ phũng học trờn lớp được nõng lờn, phũng thớ nghiệm, thực hành, thư viện, phũng mỏy vi tớnh đó và đang được trang bị cho nhiều trường THPT, đó tạo được bước chuyển biến đỏng kể trong việc xõy dựng cơ sở vật chất cho cỏc trường học

Tuy nhiờn với cơ sở vật chất hiện cú đẫ phần nào đỏp ứng được yờu cầu cho GD Hưng Yờn phỏt triển

Bảng 2.2: Bảng thống kờ số phũng học của ngành học phổ thụng hiện nay

Bậc học Số phũng

học

Trong đú

Tỷ lệ lớp/phũng học

Phũng tầng

Phũng tranh tre

phũng mượn

Phũng bỏn kiờn cố

(Nguồn: Phòng Kế hoạch-tài chính- Sở Giáo dục)

Tự bao giờ, các thế hệ ng-ời dân H-ng Yên sinh ra, và lớn lên là nghĩ ngay

đến việc học Học tập nh- là điều hiển nhiên tr-ớc khi con ng-ời b-ớc vào đời,

“Cho con bụng chữ, hơn cho con hũ vàng” Đó là truyền thống vô cùng quí báu của dân tộc Việt Nam, của ng-ời dân H-ng Yên Nếu ng-ợc dòng lịch sử nhằm “ Ôn cố tri tân” để thấy đ-ợc ý chí rèn luyện, học tập nên tài, tấm lòng kiên trung bất khuất của những ng-ời đi tr-ớc, của 228 vị đại khoa đ-ợc l-u danh tại Văn Miếu Xích

Đằng H-ng Yên Việc vua Minh Mạng cho xây dựng Văn Miếu H-ng Yên làm nơi dạy học và thi cử của khu vực Trấn Sơn Nam đã thể hiện truyền thống hiếu học của ng-ời dân H-ng yên Sau cách mạng tháng 8, nền Giáo dục cách mạng H-ng Yên phát triển, đã đ-ợc nhận cờ của Hồ Chủ Tịch về phong trào bổ túc văn hoá, chống giặc dốt Truyền thống tốt đẹp đó đã trở thành nếp nghĩ, cách làm của mọi ng-ời dân cũng nh- các nhà Giáo dục và chính quyền địa ph-ơng H-ng Yên

2.1.3 Giáo dục THPT

* Đội ngũ cán bộ giáo viên

Trang 39

Cán bộ giáo viên bậc THPT đ-ợc đào tạo chuẩn hoá chiếm tỷ lệ cao, đến nay toàn tỉnh có 1423 ng-ời đạt chuẩn chiếm tỷ lệ 100% trong đó trên chuẩn 140 ng-ời đạt gần 10 % Việc năng cao chất l-ợng GD toàn diện cho HS là mục tiêu hàng đầu của ngành GD -ĐT H-ng Yên Vì thế đội ngũ cán bộ quản lý GD và giáo viên đ-ợc tăng c-ờng, củng cố th-ờng xuyên cả về số l-ợng và chất l-ợng với ph-ơng châm “ Không có thầy giỏi thì không có trò giỏi” , th-ờng xuyên tổ chức thi giáo viên dạy giỏi, viết sáng kiến kinh nghiệm,…nhằm nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên THPT đáp ứng yêu cầu giảng dạy và học tập Ngoài ra ngành GD còn kích lệ, động viên cán bộ giáo viên tích cực học trên chuẩn Thế nh-ng, do những ảnh h-ởng tiêu cực của xã hội, đời sống của cán bộ giáo viên còn khó khăn, một bộ phận thầy cô giáo không chịu “ An bần lạc đạo”

mà phải làm một số công việc ch-a đúng nghĩa với “ Nghề cao quí nhất trong các nghề cao quí ” , ảnh h-ởng lớn đến niềm tin đối với Đảng, uy tín đối với nhân

dân và ảnh h-ởng đến chất l-ợng giáo dục toàn diện

* Số l-ợng học sinhTHPT trong ba năm gần đây

Cho đến nay H-ng Yên vẫn là tỉnh có tốc độ phát triển kinh tế chậm, thu

nhập bình quân đầu ng-ời còn thấp, cuộc sống còn gặp nhiều khó khăn

Thế nh-ng với truyền thống hiếu học đã có tự bao đời, với sự quan tâm chu đáo của các cấp chính quyền địa ph-ơng, của ngành GD- ĐT nên qui mô tr-ờng lớp bậc THPT đ-ợc phát triển mạnh, số HS tăng nhanh trong những năm gần đây Điều đáng chú ý là công tác xã hội hoá GD đã thúc đẩy đ-ợc phong trào học tập, nâng cao cả về số l-ợng và chất l-ợng, HS các tr-ờ ng ngoài công lập cũng phát triển, nhờ vậy mà số HS tuyển vào lớp 10 THPT ngày một tăng cả về số l-ợng và tỷ lệ so với HS tốt nghiệp THCS

Hiện nay H-ng Yên có 30 tr-ờng THPT trong đó có 24 tr-ờng công lập, 6 tr-ờng dân lập, tạo điều kiện thuận lợi cho con em có điều kiện học tập

Bảng 2.3: Bảng thống kê số l-ợng học sinh THPT tỉnh H-ng Yên

Năm học Tổng số học

Trong đó

Tỷ lệ Tỷ lệ

Trang 40

2004-2005 43574 33126 10448 0,58 0,1

(Nguồn: Phòng Kế hoạch-tài chính- Sở Giáo dục)

Số học sinh ngoài công lập ngày một tăng đặc biệt trong 2 năm gần đây

Đến năm học 2006-2007 học sinh THPT ngoài công lập đã chiếm khoảng 25% tổng số học sinh THPT trên toàn tỉnh Tỉ lệ l-u ban có chiều h-ớng tăng mà nguyên nhân chính là hạnh kiểm yếu

* Chất l-ợng giáo dục học sinhTHPT trong ba năm gần đây

Chất l-ợng và hiệu quả là những yếu tố cơ bản nhất trong quá trình GD Những năm qua nhờ có sự quan tâm chu đáo của các cấp chính quyền, của toàn xã hội nhằm “ Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi d-ỡng nhân tài” cho quê h-ơng, đất n-ớc nên chất l-ợng giáo dục toàn diện đã đ-ợc nâng cao một b-ớc,

số học sinh thi đỗ tốt nghiệp ở các cấp, số học sinh đạt giải quốc gia, ngày càng tăng, số học sinh thi đỗ vào các tr-ờng Đại học- Cao đẳng ngày càng nhiều

Nhìn chung ngành GD- ĐT H-ng Yên đã đề ra những biện pháp thiết thực, đã ngăn chặn đ-ợc sự xuống cấp về nhiều mặt, chất l-ợng và hiệu quả của

hợp hơn trong quá trình nâng cao chất l-ợng giáo dục toàn diện

Ngày đăng: 17/03/2015, 07:56

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w