ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC ĐẶNG DIỄM HƯƠNG QUẢN LÝ CÔNG TÁC GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM LỚP TẠI TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CHUYÊN HÀ NỘI - AMSTERDAM LUẬN VĂN THẠC SĨ QU
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
ĐẶNG DIỄM HƯƠNG
QUẢN LÝ CÔNG TÁC GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM LỚP
TẠI TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
CHUYÊN HÀ NỘI - AMSTERDAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC Chuyên ngành: QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Mã số: 60 14 01 14
Người hướng dẫn khoa học: TS Đặng Văn Cúc
Trang 2MỤC LỤC
Trang
Lời cảm ơn i
Danh mục viết tắt ii
Mục lục iii
Danh mục các bảng vi
Danh mục các sơ đồ vii
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM LỚP VÀ QUẢN LÝ CÔNG TÁC GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM LỚP Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG ………… 6
1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề … … ……… 6
1.2 Những khái niệm cơ bản của đề tài ……… 8
1.2.1 Quản lý, quản lý giáo dục ……… 8
1.2.2 Công tác giáo viên chủ nhiệm lớp ……… 13
1.2.3 Quản lý công tác giáo viên chủ nhiệm lớp ……… 17
1.3 Công tác giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường Trung học phổ thông 18
1.3.1 Trường Trung học phổ thông trong hệ thống giáo dục quốc dân … 18 1.3.2 Nhiệm vụ của người giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường Trung học 19 1.3.3 Nội dung công tác giáo viên chủ nhiệm lớp ……… 20
1.3.4 Những yêu cầu đối với giáo viên chủ nhiệm lớp ……… 24
1.4 Nội dung quản lý công tác giáo viên chủ nhiệm lớp của Hiệu trưởng trường Trung học phổ thông 24
1.4.1 Quản lý đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp 25
1.4.2 Quản lý công tác giáo viên chủ nhiệm lớp 28
Tiểu kết Chương 1 ……….……… 30
Chương 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM
Trang 3LỚP VÀ QUẢN LÝ CÔNG TÁC GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM LỚP
TẠI TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CHUYÊN HÀ NỘI -
2.1 Vài nét về trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam ……… 31 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển trường THPT chuyên Hà Nội -
2.1.2 Cơ cấu tổ chức và cấu trúc đào tạo của trường THPT chuyên Hà
2.1.3 Cơ sở vật chất và trang thiết bị ……… 33
2.1.4 Thành thích dạy và học ……… 34 2.1.5 Tình hình giáo dục tại trường THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam 35 2.1.6 Đặc điểm học sinh trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam 37
2.2 Thực trạng công tác giáo viên chủ nhiệm lớp và quản lý công
tác giáo viên chủ nhiệm lớp tại trường THPT chuyên Hà Nội -
Amsterdam 39 2.2.1 Thực trạng công tác giáo viên chủ nhiệm lớp tại trường THPT
chuyên Hà Nội - Amsterdam ……… 39 2.2.2 Thực trạng quản lý công tác giáo viên chủ nhiệm lớp tại trường
THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam ……… 45
2.3 Đánh giá thực trạng công tác giáo viên chủ nhiệm lớp và quản
lý công tác giáo viên chủ nhiệm lớp tại trường THPT chuyên Hà Nội
2.3.1 Đánh giá thực trạng công tác giáo viên chủ nhiệm lớp tại trường
THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam 51 2.3.2 Đánh giá thực trạng quản lý công tác giáo viên chủ nhiệm lớp tại
trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam 53
Tiểu kết Chương 2 55
Trang 4Chương 3: BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CÔNG TÁC GIÁO VIÊN CHỦ
NHIỆM LỚP TẠI TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
CHUYÊN HÀ NỘI - AMSTERDAM ……… 56
3.1 Một số nguyên tắc đề xuất biện pháp ……… 56
3.1.1 Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa ……… 56
3.1.2 Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn ……… 56
3.1.3 Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ ……… 57
3.2 Các biện pháp quản lý công tác giáo viên chủ nhiệm lớp của Hiệu trưởng ……… 58
3.2.1 Nhóm biện pháp Nâng cao nhận thức về công tác giáo viên chủ nhiệm lớp ……… 59
3.2.2 Nhóm biện pháp Nâng cao năng lực công tác cho đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp ……… 61
3.2.3 Nhóm biện pháp bổ trợ ……… 76
3.3 Mối quan hệ giữa các nhóm biện pháp 90
3.4 Khảo sát tính cần thiết và tính khả thi của các nhóm biện pháp đề xuất 90
Tiểu kết Chương 3 ……… 92
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ……… 95
1 Kết luận ……… 95
2 Khuyến nghị ……… 97
TÀI LIỆU THAM KHẢO 99
PHỤ LỤC 101
Trang 5MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Thời đại ngày nay có những biến đổi hết sức to lớn và sâu sắc về nhiều mặt: chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, nguồn nhân lực nên đã tạo cho giáo dục có những đặc điểm mới so với trước Nền văn minh trí tuệ, nền kinh tế thị trường đang trở thành một không gian mang tính toàn cầu Trong bối cảnh chung đó, Việt Nam cũng không thể đi chệch khỏi quỹ đạo Nền kinh tế thị trường bao hàm trong đó những nét tích cực và cả tiêu cực đã có ảnh hưởng tới sự phát triển chung của xã hội và sự phát triển nhân cách của thế hệ trẻ Học sinh được sống trong môi trường xã hội, môi trường khoa học công nghệ đang phát triển mạnh mẽ Học sinh thường xuyên tiếp xúc với nhiều nguồn thông tin đa dạng, phong phú từ các phương tiện truyền thông khác nhau Thêm nữa, học sinh luôn chịu ảnh hưởng, tác động từ nhiều phía, nhiều mối quan hệ Do đó, trong quá trình hoạt động, giao lưu đó, bản thân các em tích lũy ngày càng nhiều vốn sống và kinh nghiệm hoạt động, các em có năng lực nhận thức phát triển hơn, thông minh hơn, mạnh dạn hơn, thích ứng nhanh hơn với cuộc sống hiện đại, sôi động Bên cạnh đó, học sinh cũng chịu những tác động chưa lành mạnh, làm xuất hiện một bộ phận có thói quen ỷ lại, thích hưởng thụ, lười học tập, lao động v.v Những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực này đã làm cho quá trình giáo dục nói chung, công tác chủ nhiệm của người giáo viên chủ nhiệm nói riêng càng trở nên phức tạp Để đảm bảo chất lượng giáo dục, một trong những vấn đề quan trọng cần giải quyết tốt đó là vấn đề thầy giáo Rõ ràng giáo viên nói chung, giáo viên chủ nhiệm nói riêng ngày càng có vị trí, vai trò của mình trong sự nghiệp giáo dục thế hệ trẻ và trong xã hội Chức năng, nhiệm vụ của họ càng phức tạp, càng nặng nề trước thách thức của xã hội và đòi hỏi của nhân dân, của người học
Công tác chủ nhiệm lớp có ý nghĩa quan trọng trong quá trình giáo dục toàn diện học sinh Vì vậy, giáo viên chủ nhiệm lớp không những phải nêu cao tấm gương sáng về mọi mặt mà còn phải không ngừng nâng cao trình độ
Trang 6tổ chức, quản lý, giáo dục của mình, đảm bảo cho kế hoạch công tác được thực hiện với kết quả cao nhất, góp phần tích cực vào việc hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ giáo dục của toàn trường Qua thực tế làm công tác chủ nhiệm, qua quan sát và tìm hiểu về quản lý công tác giáo viên chủ nhiệm lớp ở các trường Trung học phổ thông trên địa bàn Thành phố Hà Nội, tôi nhận thấy có rất nhiều những vấn đề mình nên học tập, trao đổi lẫn nhau nhưng mặt khác, cũng có những việc mình cần nhìn nhận và rút kinh nghiệm Thực tế đã cho thấy, có một bộ phận giáo viên làm công tác chủ nhiệm chưa theo kịp được với sự biến đổi nhanh chóng của xã hội, vì vậy chưa có sự chỉnh lý và điều chỉnh công tác chủ nhiệm sao cho phù hợp với mục tiêu và nhiệm vụ mà xã hội đề ra Có nhiều lối mòn trong giáo dục, trong công tác quản lý học sinh khiến thế hệ trẻ - tương lai của đất nước chưa thể có cơ hội và được tạo cơ hội
để thể hiện tài năng, thể hiện cái tôi và tự khẳng định mình Bởi được tiếp cận sớm với những nguồn thông tin và văn hóa đa chiều, các em cũng muốn người giáo viên chủ nhiệm - người gần gũi và mẫu mực nhất với mình cũng phải có sự trau dồi, đa dạng trong lối sống, trong cách ứng xử và trong giao tiếp với học sinh Nhiều giáo viên chủ nhiệm bây giờ vẫn còn giữ lại những nguyên tắc quản lý học sinh được xây dựng trên sự hà khắc, bắt buộc, bó chặt, thiếu tính sáng tạo và còn bất công, chưa hiệu quả trong việc rèn giũa, quản lý học sinh Với mong muốn được đưa ra những sáng kiến mang tính sáng tạo dành cho giáo viên chủ nhiệm cấp Trung học phổ thông và và đặt ra những nhiệm vụ, phương hướng cho bản thân trong quá trình làm giáo viên chủ
nhiệm của mình nên tôi đã chọn đề tài nghiên cứu “Quản lý công tác giáo viên chủ nhiệm lớp tại trường Trung học phổ thông chuyên Hà Nội - Amsterdam” làm đề tài luận văn tốt nghiệp Cao học chuyên ngành Quản lý
giáo dục
2 Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về quản lý công tác giáo viên chủ nhiệm lớp, thực tiễn quản lý công tác giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường Trung học
Trang 7phổ thông chuyên Hà Nội - Amsterdam, luận văn đề xuất các biện pháp quản
lý công tác giáo viên chủ nhiệm lớp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh trong nhà trường
3 Nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu
3.2 Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng công tác giáo viên chủ nhiệm lớp
và quản lý công tác giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường Trung học phổ thông chuyên Hà Nội - Amsterdam
3.3 Đề xuất một số biện pháp quản lý công tác giáo viên chủ nhiệm lớp ở
trường Trung học phổ thông chuyên Hà Nội - Amsterdam
4 Khách thể và đối tượng nghiên cứu
4.1 Khách thể nghiên cứu
Công tác giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường Trung học phổ thông
4.2 Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp quản lý công tác giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường Trung học phổ thông chuyên Hà Nội - Amsterdam
5 Giả thuyết khoa học
Việc quản lý công tác giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường Trung học phổ thông chuyên Hà Nội - Amsterdam một số năm gần đây có nhiều tiến bộ, song vẫn còn một số tồn tại Nếu áp dụng các biện pháp quản lý công tác giáo viên chủ nhiệm lớp một cách khoa học, phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường thì công tác giáo viên chủ nhiệm lớp sẽ có hiệu quả cao hơn
6 Phạm vi nghiên cứu
Khảo sát, đánh giá thực trạng công tác giáo viên chủ nhiệm lớp từ năm học 2010 - 2013 ở trường Trung học phổ thông chuyên Hà Nội - Amsterdam
Các biện pháp quản lý công tác giáo viên chủ nhiệm lớp ở Trung học phổ thông chuyên Hà Nội - Amsterdam giai đoạn 2013 - 2016
7 Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng ba nhóm phương pháp nghiên cứu:
Trang 87.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
- Phân tích sách báo, tài liệu nghiên cứu, tạp chí liên quan tới đề tài
- Phân loại, hệ thống hóa, khái quát hóa các nội dung về lý luận giáo dục, thực tiễn giáo dục
- Nghiên cứu các văn bản pháp quy, những quy định của ngành có liên quan đến công tác chủ nhiệm lớp
7.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp quan sát: Quan sát thu thập dữ liệu từ thực tiễn công tác giáo viên chủ nhiệm lớp và thực tiễn quản lý công tác giáo viên chủ nhiệm lớp
- Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi: Xây dựng các phiếu điều tra bằng hệ thống câu hỏi để khảo sát các đối tượng: cán bộ quản lý, giáo viên và một số đối tượng có liên quan
- Phương pháp thống kê xã hội học
- Phương pháp phỏng vấn
- Phương pháp phân tích và tổng kết kinh nghiệm giáo dục: Tổng kết kinh nghiệm chủ nhiệm lớp từ những giáo viên chủ nhiệm lớp khác và kinh nghiệm quản lý công tác giáo viên chủ nhiệm lớp từ những người đã kinh qua công tác quản lý giáo dục và đặc biệt là những người đang đương chức
7.3 Phương pháp hỗ trợ
- Phương pháp thống kê toán học sử dụng để xử lý và phân tích các số liệu từ các phiếu điều tra và thực nghiệm sư phạm
- Sử dụng các phần mềm ứng dụng trên máy tính
8 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
8.1 Ý nghĩa lý luận
Đề tài nghiên cứu góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận của việcquản lý công tác giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường Trung học phổ thông
8.2 Ý nghĩa thực tiễn
Đề xuất những biện pháp quản lý phù hợp với thực tế và có tính khả thi trên cơ sở đúc kết những kinh nghiệm quản lý công tác giáo viên chủ nhiệm
Trang 9lớp đã có nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà trường và góp phần tích cực vào việc thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện cho học sinh của nhà trường
9 Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị, danh mục tài liệu tham khảo
và các phụ lục, luận văn dự kiến được trình bày trong 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về công tác giáo viên chủ nhiệm lớp và quản lý công
tác giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường Trung học phổ thông
Chương 2: Thực trạng công tác giáo viên chủ nhiệm lớp và quản lý công tác
giáo viên chủ nhiệm lớp tại trường Trung học phổ thông chuyên
Hà Nội - Amsterdam
Chương 3: Biện pháp quản lý công tác giáo viên chủ nhiệm lớp tại trường Trung học phổ thông chuyên Hà Nội - Amsterdam
Trang 10TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Đặng Quốc Bảo (1997), Một số khái niệm về quản lý giáo dục, Trường
CBQLGD - ĐTTW, Hà Nội
2 Đặng Quốc Bảo - Nguyễn Đắc Hƣng (2004), Giáo dục Việt Nam hướng
tới tương lai vấn đề và giải pháp, NXB Chính trị quốc gia
3 Nguyễn Thanh Bình (2000), Công tác chủ nhiệm lớp ở trường THPT, mã
số: SPHN-09-465 NCSP
4 Bộ Giáo dục và Đào tạo (2000), Chiến lược phát triển GD&ĐT đến năm
2020, NXB Giáo dục, Hà Nội
5 Nguyễn Quốc Chí - Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2004), Cơ sở khoa học quản lý,
Tập bài giảng ở khoa Sư phạm, ĐHQG Hà Nội
6 Chiến lược phát triển giáo dục đào tạo 2001-2010 của Chính phủ
7 Hoàng Chúng (1984), Phương pháp thống kê toán học trong khoa học
GD, NXB Thống kê, Hà Nội
8 Phạm Minh Hạc (1986), Một số vấn đề về QLDG và khoa học GD, NXB
Giáo dục, Hà Nội
9 Nguyễn Khắc Hiền (2005), Một số biện pháp tăng cường quản lý của Hiệu
trưởng đối với công tác chủ nhiệm lớp trong các trường THPT tỉnh Bắc Ninh
10 Đặng Vũ Hoạt - Hà Thế Ngữ (1986), Giáo dục học (t.I), NXB Giáo dục
11 Nguyễn Sinh Huy - Nguyễn Văn Lê (1997), Giáo dục học đại cương,
NXB Giáo dục
12 Mai Hữu Khuê (1982), Những vấn đề cơ bản của khoa học quản lý,
NXB Lao động, Hà Nội
13 Trần Kiểm (1990), QLGD và QL trường học, Viện KHGD, Hà Nội
14 Trần Kiểm (2002), Khoa học quản lý nhà trường phổ thông, NXB
ĐHQG Hà Nội
15 Luật giáo dục (2009), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội
Trang 1116 Hồ Chí Minh (1997), Vấn đề GD, NXB Giáo dục, Hà Nội
17 Nguyễn Dục Quang - Lê Thanh Sử - Nguyễn Thị Kỷ (2000), Những
tình huống giáo dục học sinh của người GVCN, NXB ĐHQG Hà Nội
18 Nguyễn Ngọc Quang (1989), Những vấn đề cơ bản về lý luận quản lý
giáo dục, Trường CBQL TW 1, Hà Nội
19 Nguyễn Bá Sơn (2000), Một số vấn đề cơ bản về khoa học quản lý
20 Hà Nhật Thăng (2001), Phương pháp công tác của người GVCN trường
THPT, NXB ĐHQG Hà Nội
21 Hà Nhật Thăng - Nguyễn Dục Quang - Nguyễn Thị Kỷ (1998), Công
tác GVCN ở trường phổ thông, NXB Giáo dục
22 Nguyễn Quang Uẩn (1999), Tâm lý học đại cương, NXB Giáo dục Hà Nội
23 Từ điển bách khoa Việt Nam, tập 1 (1995), Trung tâm biên soạn từ điển
bách khoa Việt Nam, Hà Nội
24 Phạm Viết Vƣợng (2001), Giáo dục học, NXB ĐHQG Hà Nội
25 Phạm Viết Vƣợng (2004), Giáo dục học (Chương XVI Người GVCNL),
NXB ĐHQG Hà Nội
26 Nguyễn Nhƣ Ý (1998), Đại từ điển tiếng Việt, NXB Văn hoá Thông tin,
Hà Nội