Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn trân trọng nhất tới ThS.Nguyễn Thanh Huyền, người đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp : “Phát triển hoạt động cho vay tiêu dùn
Trang 1sự hướng dẫn tận tình, cung cấp những số liệu thực tế quan trọng từ phía ban lãnhđạo, tập thể cán bộ, nhân viên tại NHTM Cổ phần Xăng dầu Petrolimex (PG Bank),
em xin chân thành cảm ơn!
Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn trân trọng nhất tới ThS.Nguyễn Thanh Huyền,
người đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp : “Phát triển
hoạt động cho vay tiêu dùng khách hàng cá nhân của Ngân hàng Thương mại
Cổ phần Xăng dầu Petrolimex”
Trong quá trình thực hiện đề tài, do những hạn chế về trình độ và phạm vinghiên cứu và kinh nghiệm thực tiễn nên khóa luận chỉ xem xét được những khíacạnh nhất định và không tránh khỏi những thiếu sót Chính vì vậy, em rất mongnhận được sự đóng góp từ phía các thầy cô để khóa luận của em được hoàn thiệnhơn
Em xin chân thành cảm ơn!
Trang 2MỤC LỤC
Danh mục sơ đồ, hình vẽ
Danh mục bảng biểu
Danh mục từ viết tắt
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN CỦA NGÂN HẦNG THƯƠNG MẠI 3
1.1 Một số khái niệm cơ bản liên quan đến cho vay tiêu dùng KHCN của NHTM 3
1.1.1 Ngân hàng thương mại 3
1.1.2 Hoạt động cho vay 3
1.1.3 Hoạt động cho vay tiêu dùng KHCN 4
1.2 Đặc điểm, phân loại, vai trò của hoạt động cho vay tiêu dùng KHCN 4
1.2.1 Đặc điểm cho vay tiêu dùng KHCN 4
1.2.2 Các hình thức cho vay tiêu dùng KHCN 6
1.2.3 Vai trò của hoạt động cho vay tiêu dùng KHCN của NHTM 7
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động cho vay tiêu dùng KHCN của NHTM 8
1.3.1 Nhân tố chủ quan 8
1.3.2 Nhân tố khách quan 10
1.4 Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động cho vay tiêu dùng khách hàng cá nhân của NHTM 11
1.4.1 Nhóm chỉ tiêu về tăng trưởng tín dụng 11
1.4.2 Nhóm chỉ tiêu mở rộng hoạt động 12
1.4.3 Nhóm chỉ tiêu về hiệu quả và chất lượng tín dụng 12
Trang 32.1 Giới thiệu khái quát về NHTM Cổ phần Xăng dầu Petrolimex 15
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của NHTM Cổ phần Xăng dầu Petrolimex 15
2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của NHTM Cổ phần Xăng dầu Petrolimex 16
2.1.3 Cơ cấu tổ chức của NHTM Cổ phần Xăng dầu Petrolimex 17
2.1.4 Khái quát về hoạt động kinh doanh của NHTM Cổ phần Xăng dầu Petrolimex 19
2.2 Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu 21
2.2.1 Phương pháp thu thập dữ liệu 21
2.2.2 Phương pháp xử lý dữ liệu 22
2.3 Phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng KHCN của NHTM Cổ phần Xăng dầu Petrolimex 22
2.3.1 Tổng hợp kết quả điều tra trắc nghiệm 22
2.3.2 Thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng KHCN của NHTM Cổ phần Xăng dầu Petrolimex từ phân tích các dữ liệu thứ cấp 27
2.3.2.1.Các vấn đề liên quan tới hoạt động cho vay tiêu dùng KHCN của NHTM Cổ phần Xăng dầu Petrolimex 27
2.3.2.2.Doanh số cho vay tiêu dùng KHCN tại PG Bank 3 năm gần đây 29
2.3.2.3.Dư nợ cho vay tiêu dùng KHCN và kết cấu dư nợ cho vay tiêu dùng KHCN tại PG Bank 3 năm gần đây 31
2.3.2.4.Tình hình mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng KHCN tại PG Bank 3 năm gần đây 33
2.3.2.5.Chất lượng, hiệu quả hoạt động cho vay tiêu dùng KHCN 35
CHƯƠNG III: CÁC KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT NHẰM PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN CỦA NHTM CỔ PHẦN XĂNG DẦU PETROLIMEX 38
Trang 43.1.2 Những hạn chế 39
3.1.3 Nguyên nhân của những hạn chế trong hoạt động cho vay tiêu dùng KHCN của PG Bank 40
3.2 Các giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động cho vay tiêu dùng KHCN của NHTM Cổ phần Xăng dầu Petrolimex 42
3.2.1 Các giải pháp nhằm thu hút khách hàng vay 42
3.2.2 Các giải pháp nhằm nâng cao vị thế, khả năng cho vay của PG Bank 44
3.3 Kiến nghị đối với NHNN 45
KẾT LUẬN CHUNG 47
TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC Danh mục sơ đồ, hình vẽ Sơ đồ 2.1: Mô hình tổ chức của PG Bank 17
Trang 5dùng KHCN tại PG Bank 23Bảng 2.3 Tổng hợp đánh giá của các cán bộ, nhân viên về việc chuẩn bị hồ sơ vay vốn tại
PG Bank 23Bảng 2.4 Tổng hợp đánh giá của cán bộ, nhân viên về công tác giám sát nợ, phân loại nợ,trích lập dự phòng rủi ro đối với hoạt động cho vay tiêu dùng KHCN 25Bảng 2.5 Tổng hợp đánh giá của cán bộ, nhân viên về công tác đôn đốc, thu hồi nợ đối vớihoạt động cho vay tiêu dùng KHCN 25Bảng 2.6 Tổng hợp kết quả của các cán bộ, nhân viên về mức độ tác động của các nhân tốtới hoạt động cho vay tiêu dùng KHCN 26Bảng 2.7 Tổng doanh số cho vay, tổng doanh số cho vay tiêu dùng KHCN, doanh số chovay tiêu dùng KHCN phân theo mục đích năm 2010-2012 29Bảng 2.8 Dư nợ cho vay tiêu dùng KHCN và kết cấu dư nợ cho vay tiêu dùng KHCN theomục đích cho vay giai đoạn 2010-2012 của PG Bank 31Bảng 2.9 Dư nợ cho vay tiêu dùng KHCN và kết cấu dư nợ cho vay tiêu dùng KHCN theothời gian cho vay giai đoạn 2010-2012 của PG Bank 32Bảng 2.10 Số lượng khách hàng và kết cấu số lượng khách hàng vay tiêu dùng tại PGBank giai đoạn 2010-2012 34Bảng 2.11 Hệ số thu nợ cho vay tiêu dùng KHCN của PG Bank giai đoạn 2010-2012 35Bảng 2.12 Tình hình nợ xấu của hoạt động cho vay tiêu dùng KHCN tại PG Bank giaiđoạn 2010-2012 36Bảng 2.13 Thu nhập và khả năng sinh lời từ hoạt động cho vay tiêu dùng KHCN của PGBank giai đoạn 2010-2012 37
Biểu đồ 2.1: Kết cấu doanh số cho vay tiêu dùng KHCN phân loại theo mục đích giai đoạn
2010 - 2112 30Biểu đồ 2.2 Kết cấu dư nợ cho vay tiêu dùng KHCN theo thời gian cho vay trong giaiđoạn 2010-2012 33
Trang 6KHCN: Khách hàng cá nhân
NHTM: Ngân hàng thương mại
NH: Ngân hàng
NHNN: Ngân hàng Nhà nước
LNTT: Lợi nhuận trước thuế
LNST: Lợi nhuận sau thuế
CV: Cho vay
ROA: Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản
ROE: Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu
QĐ: quyết định
Trang 7LỜI NÓI ĐẦU
Mặc dù PG Bank đã trải qua nhiều năm hoạt động, có tiềm lực tài chính cùng vớiđội ngũ nhân viên nhiều kinh nghiệm, nhưng NH vẫn gặp không ít khó khăn khi pháttriển hoạt động cho vay tiêu dùng khách hàng cá nhân do phải cạnh tranh với nhiều NHlớn trong nước và chi nhánh các NH nước ngoài
Trong hai năm trở lại đây, sự khủng khoảng tài chính trên thế giới đã ảnh hưởng rấtlớn tới thị trường tài chính trong nước, các NH gặp rất nhiều khó khăn trong việc giảiquyết nợ xấu đã ảnh hưởng rất nhiều tới hoạt động cho vay tiêu dùng KHCN tại PGBank
Nhận thấy tầm quan trọng cũng như những vấn đề mà PG Bank đang gặp phải trong
việc đẩy mạnh hoạt động cho vay tiêu dùng KHCN, nên em đã lựa chọn đề tài: “Phát
triển hoạt động cho vay tiêu dùng khách hàng cá nhân của Ngân hàng Thương Mại
Cổ phần Xăng dầu Petrolimex” là đề tài cho khóa luận tốt nghiệp của mình Trong
khóa luận, em tập trung tìm hiểu, nghiên cứu thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùngkhách hàng cá nhân, từ đó tìm ra những ưu điểm, nhược điểm, nguyên nhân và hướnggiải pháp góp phần phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng KHCN của PG Bank
Trang 82 Mục đích nghiên cứu.
- Hệ thống hóa các vấn đề lý luận cơ bản về cho vay tiêu dùng KHCN tại NHTM
- Đánh giá thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng KHCN của NHTM Cổ phầnXăng dầu Petrolimex
- Đề xuất các giải pháp, kiến nghị nhằm phát triển hoạt động cho vay tiêu dùngKHCN của NHTM Cổ phần Xăng dầu Petrolimex
3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu.
- Đối tượng nghiên cứu: Khóa luận thực hiện nghiên cứu về hoạt động cho vaytiêu dùng KHCN của Cổ phần Xăng dầu Petrolimex
- Phạm vi nghiên cứu: Về không gian: Tại NHTM Cổ phần Xăng dầu Petrolimex
Về thời gian: 2010, 2011, 2012
4 Phương pháp nghiên cứu.
Thực hiện đề tài nghiên cứu này, em đã sử dụng hai phương pháp là định lượng vàđịnh tính nhằm tìm hiểu, phân tích, đánh giá hoạt động cho vay tiêu dùng khách hàng
cá nhân của Cổ phần Xăng dầu Petrolimex một cách toàn diện nhất Đề tài sử dụng cáccông cụ phân tích dữ liệu thống kê, phân loại, so sánh đối chiếu, suy diễn logic, sửdụng chương trình tính excel
5 Kết cấu khóa luận.
Ngoài lời mở đầu và kết luận, khóa luận được kết cấu gồm 3 chương:
Chương I: Cơ sở lý luận cơ bản về hoạt động cho vay tiêu dùng khách hàng cá nhâncủa NH Thương Mại
Chương II: Thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng khách hàng cá nhân của NHThương Mại Cổ phần Xăng dầu Petrolimex
Chương III: Các kết luận và đề xuất nhằm phát triển hoạt động cho vay tiêu dùngkhách hàng cá nhân của NH Thương Mại Cổ phần Xăng dầu Petrolimex
Trang 9CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1 Một số khái niệm cơ bản liên quan đến cho vay tiêu dùng KHCN của NHTM.
1.1.1 Ngân hàng thương mại.
Ở Việt Nam, theo Điều 20 Luật Các Tổ chức Tín dụng: “Ngân hàng thương mại làmột loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạtđộng khác có liên quan Luật này cũng định nghĩa: Tổ chức tín dụng là loại hình doanhnghiệp được thành lập theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật
để hoạt động kinh doanh tiền tệ, làm dịch vụ ngân hàng với nội dung nhận tiền gửi đểcấp tín dụng, cung ứng các dịch vụ thanh toán”
Luật Ngân hàng Nhà nước đưa ra định nghĩa: “Hoạt động ngân hàng là hoạt độngkinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với nội dung thường xuyên là nhận tiền gửi và
sử dụng số tiền này để cấp tín dụng, cung ứng dịch vụ thanh toán”
Hiện nay, ngoài các nghiệp vụ truyền thống là cho vay và làm trung gian thanhtoán, các NHTM ngày càng mở rộng và triển khai thêm nhiều nghiệp vụ kinh doanhmới như: tư vấn đầu tư chứng khoán, bảo lãnh và đại lý phát hành, quản lý danh mụcđầu tư…
1.1.2 Hoạt động cho vay.
Cho vay là một hình thức cấp tín dụng, theo đó tổ chức tín dụng giao cho kháchhàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích và một thời hạn nhất định theo thỏathuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi (Theo QĐ 1627 và 127/2005/QĐ-NHNN)
Cho vay là hoạt động thuộc về bản chất của quan hệ tín dụng, được đánh giá lànghiệp vụ quan trọng nhất của các NHTM Đây là hoạt động đem lại nguồn thu nhậpchính cho các NH
Trang 101.1.3 Hoạt động cho vay tiêu dùng KHCN.
Cho vay tiêu dùng khách hàng cá nhân hiện nay là một trong những nghiệp vụ cơbản và mang lại khá nhiều lợi nhuận cho các NHTM Vậy, cho vay tiêu dùng KHCN làgì?
Có nhiều quan điểm về cho vay tiêu dùng KHCN, tuy nhiên tổng kết lại thì: “Cho
vay tiêu dùng khách hàng cá nhân là khoản cho vay nhằm mục đích giúp người tiêu dùng có nguồn tài chính để trang trải nhu cầu về nhà ở, đồ dùng gia đình, phương tiện
đi lại” (Theo “Giáo trình Quản trị tác nghiệp ngân hàng thương mại” –
PGS.TS.Nguyễn Thị Phương Liên)
1.2 Đặc điểm, phân loại, vai trò của hoạt động cho vay tiêu dùng KHCN.
1.2.1 Đặc điểm cho vay tiêu dùng KHCN.
- Quy mô các khoản cho vay thường nhỏ nhưng số lượng lớn: Hầu hết các khoản
cho vay tiêu dùng thường có quy mô nhỏ, trừ các khoản cho vay để mua quyền sử dụngđất, mua ôtô sang trọng, mua nhà, đi du học, mua sắm những đồ dùng xa xỉ Hơn nữa,các NH thường có những quy định chặt chẽ về hạn mức và các điều kiện cho vay bởirủi ro của các khoản cho vay tiêu dùng KHCN thường khá cao Tuy nhiên, hiện naymức sống của người dân đang ngày được nâng lên nên số lượng những khoản cho vaytiêu dùng ngày càng tăng
- Chi phí mỗi khoản cho vay tiêu dùng KHCN cao: Đối với mỗi khoản vay, NH
đều phải bỏ chi phí để thẩm định, giải ngân, kiểm tra giám sát khoản vay, thu nợ… Vì
quy mô các khoản cho vay này thường nhỏ hơn rất nhiều so với quy mô các khoản chovay kinh doanh nên chi phí quản lý trên một đồng các khoản cho vay tiêu dùng KHCNlớn hơn nhiều các khoản cho vay kinh doanh
- Lợi nhuận cho vay tiêu dùng KHCN đem lại cao: Các khoản cho vay tiêu dùng
KHCN luôn được đánh giá là đem lại nhiều lợi nhuận cho NH do lãi suất cho vaythường cao hơn so với lãi suất NH phải huy động từ các nguồn khác nhau để thực hiện
Trang 11cho vay, hơn nữa các khoản cho vay tiêu dùng KHCN có rủi ro cao hơn các khoản chovay kinh doanh nên lãi suất cho vay thường cao hơn.
- Cho vay tiêu dùng KHCN bị ảnh hưởng nhiều bởi chu kỳ kinh tế: Biến động của
nền kinh tế ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động cho vay tiêu dùng KHCN Thứ nhất: Khinền kinh tế phát triển, thu nhập của người dân tăng lên nên họ có xu hướng chi tiêunhiều hơn, khi không đủ khả năng tài chính đáp ứng nhu cầu chi tiêu của mình thì họthường tìm đến các NH để xin vay vốn Hơn nữa, rủi ro tín dụng đối với các NH tronggiai đoạn này khá thấp, các NH sẽ tích cực cho vay tiêu dùng, do đó hoạt động cho vaytiêu dùng KHCN diễn ra rất sôi động Thứ hai: Khi nền kinh tế rơi vào trạng thái suythoái, thu nhập của người dân bị hạn chế, tình trạng thất nghiệp tăng, các cá nhân sẽ cắtgiảm việc chi tiêu, các NH rè rặt hơn trong việc cho vay vì lo ngại khả năng mất vốn,
do đó hoạt động cho vay tiêu dùng sẽ rất ảm đạm
- Nguồn trả nợ của cho vay tiêu dùng KHCN: Nguồn trả nợ của các khoản cho
vay tiêu dùng KHCN là từ lương, thưởng, bán cổ phiếu, bán nhà, bán quyền sử dụngđất, thu nhập từ các hoạt động kinh doanh khác hoặc chính từ tài sản thế chấp chứkhông phải từ kết quả sử dụng những khoản vay đó
- Chất lượng thông tin tài chính của khách hàng vay thường không cao: Các
thông tin làm cơ sở cho việc phân tích trước khi vay hầu hết do khách hàng cung cấpnhư: Nghề nghiệp, thu nhập, nơi cư trú, nhân khẩu trong gia đình…, những thông tinnày thường mang tính chủ quan Hơn nữa, hiện nay việc theo dõi lịch sử tín dụng củacác cá nhân với các tổ chức tín dụng thường gặp nhiều khó khăn vì các khách hàng cánhân thường vay những món vay nhỏ, nhiều, cho nên dễ xảy ra hiện tượng khách hàng
đã có dư nợ tại các tổ chức tín dụng khác nhưng không được cập nhật kịp thời trong hệthống thông tin tín dụng dẫn tới NH thiếu thông tin khi đưa ra quyết định cho vay hoặcdẫn đến cho vay chồng chéo trong khi khách hàng không đủ khả năng trả nợ
- Các khoản cho vay tiêu dùng KHCN thường có rủi ro cao: Nguyên nhân của
điều này là do: Thứ nhất: Nguồn trả nợ thường là thu nhập của người đi vay, mà những
Trang 12khoản thu nhập này lại phụ thuộc vào sức khỏe và công việc họ Do đó khi bị mất việc,
ốm đau hoặc tai nạn… người vay khó có thể trả được nợ Thứ hai: chất lượng cácthông tin tài chính của khách hàng thường không cao Thứ ba: rủi ro về lãi suất, thôngthường cho vay tiêu dùng KHCN thường có lãi suất không linh hoạt, đối với cho vayngắn hạn thường có lãi suất cố định, đối với các khoản cho vay trung và dài hạn thường
1 năm mới điều chỉnh 1 lần, NH sẽ dễ gặp phải rủi ro lãi suất khi lãi suất cho vay trên
thị trường có xu hướng gia tăng trong tương lai
1.2.2 Các hình thức cho vay tiêu dùng KHCN.
Căn cứ vào mục đích đi vay.
- Cho vay tiêu dùng KHCN cư trú: Là các khoản cho vay nhằm tài trợ cho cácnhu cầu mua sắm, xây dựng, cải tạo nhà ở của các khách hàng là cá nhân
- Cho vay tiêu dùng KHCN phi cư trú: Là các khoản cho vay tài trợ cho cáckhoản chi phí mua sắm xe cộ, học tập, giải trí, du lịch,…
Căn cứ vào nguồn gốc các khoản nợ.
- Cho vay tiêu dùng KHCN gián tiếp: Là hình thức NH mua các khoản nợ phátsinh do các công ty bán lẻ đã bán chịu hàng hóa, dịch vụ cho người tiêu dùng Hìnhthức này NH cho vay thông qua các doanh nghiệp bán hàng hoặc làm các dịch vụ màkhông trực tiếp tiếp xúc với khách hàng
- Cho vay tiêu dùng KHCN trực tiếp: Là khoản cho vay tiêu dùng trong đó NHtrực tiếp tiếp xúc và cấp khoản vay cho khách hàng cũng như trực tiếp thu nợ từ kháchhàng này
Căn cứ vào hình thức hoàn trả.
- Cho vay tiêu dùng KHCN trả góp: Người đi vay trả nợ gốc và lãi cho NH nhiềulần, theo những kỳ hạn nhất định trong thời hạn cho vay
- Cho vay tiêu dùng KHCN theo món: Tiền vay được khách hàng thanh toán cho
NH một lần khi đáo hạn Các khoản cho vay tiêu dùng KHCN loại này thường đượccung cấp với giá trị nhỏ, thời hạn không dài
Trang 13- Cho vay tiêu dùng KHCN theo hạn mức tín dụng: Là hình thức NH cho phépkhách hàng sử dụng thẻ tín dụng hoặc phát hành loại séc được phép thấu chi trên tàikhoản vãng lai Theo phương thức này, trong thời hạn tín dụng thỏa thuận trước, căn
cứ vào nhu cầu chi tiêu và thu nhập kiếm được từng thời kỳ, khách hàng được NH chophép thực hiện vay và trả nợ nhiều kỳ một cách tuần hoàn, theo một hạn mức tín dụng
Căn cứ vào thời gian
- Cho vay tiêu dùng KHCN ngắn hạn: Các khoản vay này có thời hạn dưới 1 năm,thường để phục vụ cho nhu cầu chi tiêu mang tính tức thì của khách hàng ví dụ họ cầntiền nhưng chưa kịp bán nhà
- Cho vay tiêu dùng KHCN trung hạn: Các khoản vay có thời hạn từ 1 đến 5 năm,phục vụ nhu cầu vốn trung hạn như mua xe máy, vay để sửa nhà, đồ dùng trong giađình…
- Cho vay tiêu dùng KHCN dài hạn: Các khoản vay này có thời hạn dài, trên 5năm, phục vụ nhu cầu vốn dài hạn: mua ôtô loại xa xỉ, mua nhà, mua quyền sử dụngđất…
1.2.3 Vai trò của hoạt động cho vay tiêu dùng KHCN của NHTM.
Đối với khách hàng
- Giúp khách hàng thỏa mãn được nhu cầu tiêu dùng trong điều kiện bị giới hạnkhả năng thanh toán, đặc biệt là trong trường hợp khách hàng cần vốn ngay Với lãisuất khá hợp lý, thời hạn, phương thức trả nợ linh hoạt, thủ tục và điều kiện vay khôngquá phức tạp thì việc vay vốn tại các NH hiệu quả, an toàn và tiện lợi hơn so với việcvay “ nóng” từ các cá nhân, tổ chức bên ngoài
- Khách hàng dùng số tiền vay để đáp ứng nhu cầu chi tiêu: mua sắm đồ dùng giađình, phương tiện đi lại, sửa chữa nhà ở…góp phần cải thiện đời sống
Đối với NHTM
Trang 14- Hoạt động cho vay tiêu dùng KHCN mặc dù chứa đựng nhiều rủi ro nhưng lạimang lại lợi nhuận lớn cho NH, NH có thể đưa ra những điều kiện cho vay chặt chẽ vàthường xuyên giám sát tình hình sử dụng vốn của khách hàng để hạn chế rủi ro.
- Khi hoạt động cho vay tiêu dùng KHCN diễn ra, khách hàng chi tiêu nhiều hơn,đẩy mạnh hoạt động sản xuất tại các doanh nghiệp, từ đó gia tăng nhu cầu vay kinhdoanh và mở rộng hoạt động cho vay kinh doanh của NH Vì thế, NH cung cấp sảnphẩm cho vay tiêu dung KHCN không chỉ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của khách hàng
mà còn đáp ứng chính nhu cầu đa dạng hóa sản phẩm của NH
- Cho vay tiêu dùng KHCN giúp NH tăng khả năng cạnh tranh với các NH khác
và các tổ chức tín dụng khác, thu hút được đối tượng khách hàng mới, từ đó mở rộngquan hệ với khách hàng, giúp NH tăng khả năng huy động các loại tiền gửi
Đối với nền kinh tế - xã hội
Cho vay tiêu dùng KHCN góp phần khơi thông luồng chuyển dịch hàng hóa
NH cho người tiêu dùng vay vốn đã tạo ra khả năng thanh toán cho họ trước khi họ tíchlũy đủ số tiền cần thiết Khách hàng có tiền sẽ tìm đến doanh nghiệp mua hàng vàdoanh nghiệp tiêu thụ hàng hóa thì mới đi vay cũng như thanh toán được các khoản nợvới NH Như vậy, cho vay tiêu dùng KHCN mang lại lợi ích cho cả ba bên: Người tiêudùng, doanh nghiệp, NH hay chính là có lợi cho cả nền kinh tế
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động cho vay tiêu dùng KHCN của NHTM.
Trang 15KHCN được mở rộng Tuy nhiên, nếu NH có chính sách tín dụng thắt chặt, đặt mụctiêu an toàn cao hơn mục tiêu lợi nhuận thì NH chỉ cho vay với các khoản vay tiêudùng cơ bản dẫn đến hoạt động cho vay tiêu dùng KHCN giảm
Chất lượng nhân sự và cơ sở vật chất thiết bị của NH: Việc phát triển cho vay
tiêu dùng KHCN có thành công hay không phụ thuộc phần lớn vào trình độ của nhânviên và cơ sở vật chất, trang thiết bị của NH Nếu trong quá trình giao tiếp với cán bộ
NH, khách hàng cảm thấy an tâm về trình độ nghiệp vụ của họ, hài lòng về cách phục
vụ thì chắc chắn khách hàng sẽ tiến hành vay vốn ở NH đó Đồng thời, việc NH trang
bị đầy đủ các thiết bị tiên tiến, hiện đại, phù hợp với phạm vi và quy mô hoạt động,phục vụ kịp thời các yêu cầu của khách hàng sẽ giúp NH tăng khả năng cạnh tranh vàthực hiện mở rộng tín dụng tiêu dùng KHCN
Nguồn lực tài chính của NH: Vốn tự có: Là giá trị tiền tệ, do NH tạo lập được
và thuộc sở hữu của NH Tuy vốn tự có chiếm 1 tỷ lệ nhỏ trong tổng tài sản có của NH,nhưng nó lại quyết định đến sự tồn tại và phát triển của NH Nó còn là cơ sở để NHphát triển hoạt động cho vay của mình Nếu NH có vốn tự có lớn sẽ tạo điều kiện giatăng các khoản vay, quy mô hoạt động của NH nói chung và hoạt động cho vay tiêudùng KHCN nói riêng Vốn huy động: Là những giá trị tiền tệ mà NH huy động đượcthông qua việc cung ứng các sản phẩm, dịch vụ cho khách hàng Nếu quy mô vốn huyđộng lớn thì NH có khả năng đáp ứng tốt nhu cầu kinh doanh của mình và nếu chi phíhuy động vốn thấp thì NH có điều kiện cho vay với lãi suất thấp, đem lại lợi thế cạnhtranh và thu hút được nhiều khách hàng, tạo điều kiện cho NH đẩy mạnh hoạt độngkinh doanh của mình
Hoạt động Marketing của NH: Đó là chiến lược về giá, sản phẩm, phân phối,
xúc tiến, cải tiến quy trình và nâng cao chất lượng quản trị nhân sự của NH để đáp ứngnhu cầu khách hàng trong điều kiện cạnh tranh gay gắt như hiện nay Đồng thời là cơ
sở để NH mở rộng các hoạt động kinh doanh của mình nhằm tìm hiếm thêm kháchhàng và thỏa mãn nhu cầu của khách hàng truyền thống Nếu hoạt động Marketing của
Trang 16NH tạo được ấn tượng tốt đối với khách hàng, xây dựng được hình ảnh trong tâm tríkhách hàng, thì khi khách hàng có nhu cầu nhất định sẽ có xu hướng lựa chọn những
NH mà họ cảm giác an toàn và tin cậy, vì vậy hoạt động Marketing diễn ra thuận lợi sẽtrợ giúp cho hoạt động cho vay tiêu dùng KHCN
1.3.2 Nhân tố khách quan.
Ngoài nhân tố chủ quan, hoạt động cho vay tiêu dùng KHCN còn chịu tác động củanhân tố khách quan, đây là những nhân tố mà NH không thể điều chỉnh, thay đổi màchỉ có thể tận dụng điều hành hoạt động sao cho phù hợp
Môi trường kinh tế: Môi trường kinh tế là nhân tố thường xuyên biến động, nó
bao gồm tình hình hoạt động của tất cả các thành phần kinh tế, được đánh giá bằng cácchỉ tiêu: trình độ phát triển kinh tế, thu nhập quốc dân, thu nhập bình quân đầu người.Hoạt động cho vay tiêu dùng KHCN của NH rất nhạy cảm với những thay đổi của môitrường kinh tế Khi nền kinh tế tăng trưởng, phát triển, đời sống nhân dân được nângcao thì nhu cầu tiêu dùng cũng tăng cao, người dân tin tưởng rằng trong tương lai thunhập và các điều kiện kinh tế khác sẽ cao và thuận lợi Hơn nữa, kinh tế vĩ mô ổn định,đặc biệt là sự ổn định tiền tệ sẽ làm cho các định chế tài chính trong đó có các NH yêntâm trong việc cho vay vốn, từ đó tạo điều kiện thuận lợi trong việc mở rộng hoạt độngcho vay nói chung và cho vay tiêu dùng KHCN nói riêng
Ngược lại, khi nền kinh tế rơi vào tình trạng suy thoái, mất ổn định thì phần lớnngười tiêu dùng chỉ mong đảm bảo cuộc sống ở mức bình thường, nhu cầu chi tiêugiảm đi do sự nhận thấy thu nhập của mình sẽ giảm, đồng thời, chính sự suy giảm này
sẽ làm cho các NH không muốn cho vay tiêu dùng KHCN vì lo ngại khả năng mất vốn,
do đó hoạt động cho vay tiêu dùng KHCN sẽ bị hạn chế
Môi trường chính trị và pháp luật: Tình hình chính trị và pháp luật của một
quốc gia luôn có ảnh hưởng lớn tới hoạt động cho vay tiêu dùng KHCN của NH cũngnhư tất cả mọi hoạt động khác trong nền kinh tế Hệ thống pháp luật, chính trị ổn định
là điều kiện thuận lợi để các định chế tài chính nâng cao năng lực cung cấp dịch vụ tài
Trang 17chính chất lượng cao cho dân cư, đồng thời, người dân cũng yên tâm vay vốn vì quyềnlợi của họ luôn được đảm bảo, từ đó góp phần phát triển quan hệ bền vững giữa ngườicho vay và người đi vay.
Môi trường văn hóa, xã hội: Những yếu tố thuộc về văn hóa, xã hội như thói
quen sử dụng các sản phẩm dịch vụ của NH, tỷ lệ tiết kiệm, trình độ dân trí, thị yếu…ảnh hưởng rất lớn tới việc đưa ra quyết định lựa chọn hình thức cho vay tiêu dùngKHCN Các quan niệm về NH quen thuộc hay xa lạ, an toàn hay không an toàn, …cũng là những yếu tố tác động đến dịch vụ mà NH cung cấp trong đó có hoạt động chovay tiêu dùng KHCN
Môi trường khoa học, công nghệ: Khoa học – công nghệ phát triển sẽ tạo điều
kiện thuận lợi cho NH cung cấp được các dịch vụ tốt hơn, mở rộng được hoạt động, từ
đó tạo tiền đề đẩy mạnh hoạt động cho vay tiêu dùng KHCN Ngược lại, trình độ khoahọc – công nghệ không phát triển, cung cấp dịch vụ gặp nhiều khó khăn thì hoạt độngcho vay cũng như các hoạt động khác của NH cũng bị hạn chế
1.4 Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động cho vay tiêu dùng khách hàng cá nhân của NHTM.
1.4.1 Nhóm chỉ tiêu về tăng trưởng tín dụng
- Doanh số cho vay: Là tổng số tiền mà NH giải ngân dưới hình thức tiền mặt
hoặc chuyển khoản trong một thời gian nhất định Doanh số cho vay thể hiện xu hướnghoạt động cho vay của NH mở rộng hay thu hẹp
- Doanh số thu nợ: Là tổng số tiền mà NH thu hồi từ các khoản giải ngân trong
một thời gian nhất định Doanh số thu nợ càng cao chứng tỏ công tác giám sát và thuhồi nợ của NH càng tốt
- Dư nợ cho vay: Là khoản tiền mà NH đã giải ngân mà chưa thu hồi về
Dư nợ = Dư nợ đầu kỳ + Doanh số cho vay trong kỳ - Doanh số thu nợ trong kỳ
- Tốc độ tăng doanh số cho vay được tính theo công thức:
Trang 18T ố c đ ột ăngdoanh s ố=( Doanh số cho vay k ỳ nà y
Doanh s ố cho vay k ỳtr ư ớ c−1)∗100 %
- Tốc độ tăng dư nợ: Chỉ tiêu này phản ánh quy mô và sự tăng trưởng hoạt độngcho vay tiêu dùng KHCN của NH Tổng dư nợ cho vay cao và tăng trưởng thông quatừng thời kỳ cho thấy NH đã tạo được uy tín với khách hàng Tuy nhiên, mức tăngtrưởng cho vay của NH phải phù hợp với khả năng về vốn, quản lý kiểm soát rủi rocũng như các nguồn lực về con người, công nghệ Việc tăng trưởng dư nợ tín dụngvượt quá khả năng nguồn lực của NH sẽ tiềm ẩn rủi ro về thanh khoản và việc NHkhông có đủ điều kiện về nguồn lực để kiểm soát chặt chẽ các khoản vay sẽ ảnh hưởngxấu đến chất lượng cho vay
T ố c đ ột ăng d ư nợ =( D ư nợ chovay k ỳ nà y
Dư nợ chovay k ỳ tr ư ớ c−1)∗100 %
1.4.2 Nhóm chỉ tiêu mở rộng hoạt động
- Số lượng khách hàng: Đó là tổng số khách hàng thực hiện giao dịch với NH, thể
hiện các khoản cho vay tiêu dùng KHCN mà NH cấp cho khách hàng
Công thức: Mức tăng, giảm số lượng khách hàng = Số lượng khách hàng năm(t)– số lượng khách hàng năm(t – 1)
- Danh mục sản phẩm cho vay tiêu dùng KHCN: là danh sách những sản phẩm
cho vay tiêu dùng KHCN của NH nhằm thỏa mãn nhiều nhu cầu của khách hàng Cácsản phẩm cho vay phong phú, đa dạng thì sẽ thỏa mãn tốt hơn nhu cầu khách hàng, gópphần tăng lợi nhuận và mở rộng quy mô cho vay tiêu dùng KHCN
1.4.3 Nhóm chỉ tiêu về hiệu quả và chất lượng tín dụng
- Nợ quá hạn: Theo quyết định 493/2005/QĐ-NHNN về việc phân loại nợ, trích
lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động NH của tổ chức tíndụng thì “Nợ quá hạn là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và/hoặc lãi đã quáhạn.” Chỉ tiêu này càng lớn thể hiện sự thâm hụt vốn càng nhiều do chất lượng tín dụng
bị giảm sút Khi chỉ tiêu này lớn hơn 1 thì NH đang mất khả năng thanh toán
Trang 19T ỷ l ệ nợ quá hạ n=∑D ư nợ quá hạn chovay ti ê udùng KHCN (gố c v àlã i)
∑D ư nợ cho vaytiê udùng KHCN
- Nợ xấu: Theo quyết định 493/2005/QĐ-NHNN thì “Nợ xấu là những khoản nợđược phân loại vào nhóm 3, nhóm 4, nhóm 5”
T ỷ l ệ nợ x ấ u= N ợ x ấ u T ổ ngd ư nợ∗100 %Chỉ tiêu này đánh giá hiệu quả tín dụng của NH, đo lường chất lượng tín dụng Tỷ
lệ nợ xấu càng thấp, chất lượng tín dụng càng cao, và ngược lại, tỷ lệ nợ xấu càng cao,chất lượng tín dụng càng thấp
- Phân loại nợ: Theo quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN bổ sung quyết định493/2005/QĐ-NHNN thì các khoản nợ được phân loại như sau:
chuẩn
- Các khoản nợ trong hạn và tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năngthu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng hạn
- Các khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày và tổ chức tín dụng đánh giá là
có khả năng thu hồi đầy đủ gốc và lãi bị quá hạn và thu hồi đầy đủ gốc
và lãi đúng thời hạn còn lại
- Các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu
chuẩn
- Các khoản nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu
- Các khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khảnăng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng;
- Các khoản nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngàytheo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai;
Trang 20- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa
bị quá hạn hoặc đã quá hạn
- Các khoản nợ khoanh, nợ chờ xử lý
- Hệ số thu nợ: là chỉ tiêu dùng để đánh giá khả năng thu nợ của NH, trả nợ của
khách hàng, chỉ tiêu này càng cao phản ánh khả năng thu nợ của NH càng tốt
H ệ s ố thu nợ= Doanh số thunợ Doanh số chovay∗100 %
- Chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời từ hoạt động cho vay tiêu dùng KHCN
T ỷ l ệsinh l ờ it ừ cho vay tiê udù ng KHCN= Thu nh ậ pthuần t ừ chovay tiêu dùng KHCN
∑D ư n ợ cho vay ti êud ù ng KHCN ∗100 %
Chỉ tiêu này cho biết cứ 1 đồng Dư nợ cho vay tiêu dùng KHCN sẽ tạo ra bao nhiêu
đồng Thu nhập thuần cho NH Chỉ tiêu này phản ánh trực tiếp hiệu quả và khả năng
sinh lời của hoạt động cho vay tiêu dùng KHCN
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG
KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN
XĂNG DẦU PETROLIMEX.
Trang 212.1 Giới thiệu khái quát về NHTM Cổ phần Xăng dầu Petrolimex.
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của NHTM Cổ phần Xăng dầu Petrolimex.
- Tên gọi: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Xăng dầu Petrolimex
- Tên viết tắt bằng tiếng Anh: PG Bank
- Trụ sở chính: tầng 16, 23 và 24 Tòa nhà Mipec, số 229 Tây Sơn, phường Ngã
Tư Sở, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội
Ngân hàng thương mại Cổ phần Xăng dầu Petrolimex có tiền thân là Ngân hàngthương mại Cổ phần Nông thôn Đồng Tháp Mười, được thành lập ngày 13/11/1993 với
số vốn điều lệ ban đầu là 700 triệu đồng Ngày 08/02/2007: Ngân hàng thương mại Cổphần Nông thôn Đồng Tháp Mười chính thức đổi tên thành Ngân hàng TMCP Xăngdầu Petrolimex, gọi tắt là PG Bank, theo quyết định số 368/QĐ-NHNN của NHNN.Trải qua gần 20 năm hoạt động, PG Bank đã không ngừng lớn mạnh và từng bước tạodựng được niềm tin đối với khách hàng và được NHNN Việt Nam xếp hạng “ Ngânhàng loại A” (2007-2010).Tính đến hết năm 2012, PG Bank có tổng số vốn điều lệ là3,000 tỷ đồng
Hiện PG Bank có tổng số 81 chi nhánh và phòng giao dịch tại các tỉnh và thànhphố lớn trên toàn quốc với gần 1.500 nhân viên Hội sở chính của NH đặt tại thủ đô HàNội và PG Bank đã thiết lập mạng lưới NH đại lý với gần 400 NH và chi nhánh NHtrên toàn thế giới, trong đó PG Bank luôn đặt quan hệ đại lý với với các NH hàng đầutại từng quốc gia và vùng lãnh thổ đó
Bên cạnh chú trọng mở rộng quy mô, nâng cao các chỉ tiêu về an toàn vốn, chấtlượng tài sản và hiệu quả hoạt động của toàn bộ hệ thống tài chính luôn được coi làtrọng tâm trong các kế hoạch hoạt động của PG Bank
2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của NHTM Cổ phần Xăng dầu Petrolimex.
Qua quá trình thực tập, em được biết PG Bank có chức năng, nhiệm vụ như sau:
Về chức năng:
Trang 22- Là cầu nối giữa người cần vốn và người thừa vốn, thực hiện huy động vốn từngười thừa vốn rồi tiến hành cho vay với người thiếu vốn và hưởng chênh lệch giữa lãisuất đi vay và lãi suất cho vay.
- Cung cấp các phương tiện thanh toán cho khách hàng có nhu cầu
- Làm tăng tổng phương tiện thanh toán trong nền kinh tế, đáp ứng nhu cầu thanhtoán, chi trả của xã hội
Về nhiệm vụ:
- Huy động vốn bằng cách nhận tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiềngửi tiết kiệm và các loại tiền gửi khác
- Thực hiện cấp tín dụng cho các cá nhân, doanh nghiệp và các tổ chức khác trong
xã hội bằng cách: Cho vay; chiết khấu, tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng và giấy
tờ có giá khác; bảo lãnh; phát hành thẻ tín dụng; bao thanh toán trong nước và baothanh toán quốc tế; các hình thức cấp tín dụng khác sau khi được NHNN chấp thuận
- Cung ứng các phương tiện thanh toán và các dịch vụ thanh toán khác nhau
- Thực hiện góp vốn, mua cổ phần trong một số lĩnh vực cụ thể
- Tham gia đấu thầu tín phiếu Kho bạc
- Mua bán các công cụ chuyển nhượng , trái phiếu Chính phủ, tín phiếu Kho bạc,tín phiếu NHNN và các giấy tờ có giá khác trên thị trường tiền tệ
- Kinh doanh, cung ứng các dịch vụ ngoại hối và sản phẩm phái sinh
- Ngoài ra NH còn thực hiện nghiệp vụ ủy thác và đại lý, tư vấn, quản lý tiền mặt,kinh doanh vàng, lưu ký chứng khoán…
2.1.3 Cơ cấu tổ chức của NHTM Cổ phần Xăng dầu Petrolimex.
Qua quá trình thực tập, em được biết PG Bank có cơ cấu tổ chức như sau:
Sơ đồ 2.1: Mô hình tổ chức của PG Bank
I GIỚI THIỆU ĐƠN VỊ THỰC TẬP
Trang 23Chức năng, nhiệm vụ của Ban giám đốc và các Khối:
- Ban Giám đốc: quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh của NH, thanh tra nội
bộ, phòng chống tham nhũng, khiếu nại, tố cáo, phòng chống rửa tiền, ban hành các
ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNGHỘI ĐỔNG QUẢN TRỊBAN KIỂM SOÁT
Phòng Kiểm toán nội
Các Phó Tổng giám đốc
Hội đồng Tín dụngHội đồng Quản lý Tài sản
Nợ và CóHội đồng Nhân sự
Khốikháchhàngdoanhnghiệp
Khốidịch vụ
NH bánlẻ
Khốiquản
lý rủiro
Khốitácnghiệp
Trungtâmthẻ
Côngnghệthông
Marketing & pháttriển mạng lưới
Mạng lưới các chi nhánh và phòng giao dịch
(Nguồn: Phòng hành chính PG Bank)
Trang 24chính sách, quy định tại NH, phê duyệt những khoản cho vay và những khoản chi lớntheo quy định của NH.
- Khối Nguồn vốn và tiền tệ: Cân đối, kinh doanh và đầu tư vốn, cân đối và kinhdoanh ngoại tệ, đảm bảo tính thanh khoản và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, huy độngvốn,…thiết kế, triển khai ứng dụng các sản phẩm phái sinh; nghiên cứu các chính sách
tỉ giá, lãi suất, chính sách phát hành cổ phiếu, trái phiếu…
- Khối Đầu tư: Sử dụng vốn của NH để tiến hành đầu tư vào các lĩnh vực khácnhau nhằm sinh lời cho NH; nghiên cứu, phân tích để sử dụng vốn đạt hiệu quả cao; tưvấn cho khách hàng; quản lý về quan hệ cổ đông
- Khối Khách hàng Doanh nghiệp: Phụ trách các mối quan hệ với khách hàng lànhững doanh nghiệp lớn; tiếp thị sản phẩm nguồn vốn và tài trợ thương mại; quản trị
và phát triển sản phẩm doanh nghiệp
- Khối Dịch vụ Ngân hàng bán lẻ: Phát triển kinh doanh bán lẻ; phát triển kinhdoanh thẻ; thẩm định và phê duyệt các hồ sơ vay vốn của khách hàng cá nhân; quản lý
và thu hồi nợ hợp tác bán lẻ và phát triển kênh phân phối
- Trung tâm Thẻ: Phát triển mạng lưới dịch vụ thẻ và thực hiện cung cấp dịch vụthẻ của NH cho khách hàng
- Khối Tác nghiệp: Xử lý các giao dịch, nghiệp vụ NH phát sinh trong quá trìnhcung cấp sản phẩm dịch vụ NH cho khách hàng
- Khối Quản lý Rủi ro: Xây dựng cơ chế, chính sách quản lý rủi ro và phát triểncác công cụ, hệ thống định mức, mô hình lượng hoá để xác định rủi ro; đưa ra các đánhgiá tổng quát đối với các rủi ro chính; báo cáo, cung cấp thông tin rủi ro có khả năngtác động, ảnh hưởng đến hoạt động của NH
2.1.4 Khái quát về hoạt động kinh doanh của NHTM Cổ phần Xăng dầu Petrolimex.
Trong giai đoạn 2010-2012, tình hình hoạt động kinh doanh của PG Bank có nhiều
sự biến động, được thể hiện qua bảng số liệu sau:
Trang 25Bảng 2.1 Tình hình kết quả kinh doanh của PG Bank giai đoạn 2010-2012
So sánh 2012 với 2011
(Nguồn: Báo cáo tài chính PG Bank giai đoạn 2010-2012)
Nhìn trên bảng số liệu 2.1.Tình hình kết quả kinh doanh của PG Bank giai đoạn2010-2012 ta thấy:
- Về doanh thu: Doanh thu năm 2011 tăng nhiều so với năm 2010 (tăng 76.09%)nhưng tới năm 2012 lại giảm nhẹ so với năm 2011 (0.95%) do hai khoản đem lại nhiềulợi nhuận nhất cho PG Bank là thu nhập lãi thuần năm 2011 tăng mạnh so với năm
2010 nhưng năm 2012 lại giảm khoảng 40-50% so với năm 2011 và lãi thuần từ hoạtđộng dịch vụ liên tục giảm Thứ nhất: thu nhập lãi thuần năm 2011 tăng là do năm
2011 là năm mà các NH nói chung và PG Bank nói riêng có những cuộc chạy đua lãisuất huy động khiến cho vay với lãi suất rất cao, do đó lãi từ cho vay cao Tuy nhiêntrước sự can thiệp mạnh mẽ của Chính phủ liên tục giảm lãi suất huy động, cuối năm
2012 là 8%/năm khiến lãi suất cho vay giảm, tình hình kinh tế trì trệ, nợ xấu chưa giảiquyết triệt để, nên lãi từ cho vay của PG Bank năm 2012 giảm khoảng 12.31% so vớinăm 2011, và năm 2012 số tiền gửi của PG Bank tại NHNN giảm khoảng 46% so vớinăm 2011, lãi suất gửi tiền tại NHNN giảm nên lãi từ tiền gửi của PG Bank năm 2012
(Đơn vị: tỷ đồng)
Trang 26giảm 69% so với năm 2011 Cùng với đó chi phí trả lãi tiền vay năm 2012 tăng so vớinăm 2011 khoảng 10 tỷ là do năm 2012 PG Bank đã tiến hành vay khoảng 3,425 tỷđồng từ các tổ chức tín dụng khác để giải quyết vấn đề về vốn trong thời kỳ khó khăntrong khi năm 2011 khoản mục này là không có Thứ hai: Lãi thuần từ hoạt động dịch
vụ liên tục giảm là do dịch vụ tư vấn của PG Bank thực hiện không tốt, năm 2012 lãi từ
tư vấn giảm khoảng 91.47% so với năm 2011, điều này là điều tất yếu xảy ra khi PGBank vẫn còn là một NH chưa có nhiều uy tín trên thị trường về hoạt động tư vấn, năm
2012 thị trường chứng khoán liên tục thủng đáy, bất động sản không khả quan khiếncác nhà đầu tư không còn tích cực đầu tư, các doanh nghiệp thì tiết kiệm chi phí trong
đó có chi phí tư vấn nên khó tránh khỏi PG Bank bị giảm mạnh số lượng khách hàngtới để sử dụng loại dịch vụ này
- Về chi phí: Chi phí hoạt động của NH tăng đều qua các năm dù năm 2012 doanhthu bị giảm sút so với năm 2011 Điều này thể hiện PG Bank trong năm 2012 khôngtiết kiệm được chi phí, để chi phí gia tăng gây bất lợi cho lợi nhuận của NH Một trongnhững nguyên nhân của việc tăng chi phí là do tháng 01/2012 PG Bank đã chuyển địađiểm Hội sở chính tại tòa nhà Mipec Tower, 229 Tây Sơn, quận Đống Đa để tạo chonhân viên một không gian làm việc hiện đại hơn, rộng rãi hơn
- Về lợi nhuận: Năm 2011 lợi nhuận sau thuế tăng mạnh so với năm 2012 (tăng103.95%) nhưng đến năm 2012 lại giảm mạnh so với năm 2011 (giảm 46.22 %) Đây
là xu thế tất yếu, vì trong năm 2012, các NH khác nói chung và PG Bank nói riêng gặpnhiều khó khăn trong hoạt động kinh doanh, tỷ lệ nợ xấu năm 2012 là khoảng 8.44%tăng mạnh so với năm 2011(2.06%), do đó NH đã trích lập dự phòng rủi ro năm 2012khoảng 282.72 tỷ tăng 131.68% so với năm 2011, hơn nữa thu nhập năm 2012 cũng bịsuy giảm, chi phí tăng là những nguyên nhân khiến lợi nhuận sau thuế năm 2012 sụtgiảm so với năm 2011
- Về khả năng sinh lời: ROA và ROE năm 2011 tăng so với năm 2010 nhưng năm
2012 lại giảm mạnh so với năm 2011, nguyên nhân của sự suy giảm là do năm 2012 lợi
Trang 27nhuận sau thuế của NH giảm sút mạnh trong khi tổng tài sản và vốn chủ sở hữu tăngphần lớn là do đợt tăng vốn chủ 1,000 tỷ đồng được hoàn tất vào tháng 8/2012.
2.2 Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu
2.2.1 Phương pháp thu thập dữ liệu
Đối với dữ liệu sơ cấp: Trong khóa luận em đã sử dụng phương pháp điều tratrắc nghiệm để thu thập dữ liệu sơ cấp nhằm mục đích đánh giá thực trạng hoạt độngcho vay tiêu dùng KHCN tại NH
- Đối tượng điều tra: Các cán bộ, nhân viên trong NH
- Quy mô điều tra: phát 25 phiếu điều tra
Để thực hiện phương pháp này, em đã xây dựng nội dung phiếu điều tra trắcnghiệm Phiếu điều tra gồm 5 câu hỏi tập trung vào vấn đề tình hình hoạt động cho vaytiêu dùng KHCN tại NH Các vấn đề được đưa ra là ở NH hoạt động cho vay tiêu dùngKHCN diễn ra như thế nào, quy trình thực hiện hoạt động này ra sao, tình hình rủi rotín dụng đối với NH, công tác thu hồi nợ và tác động của các nhân tố tới hoạt động chovay tiêu dùng KHCN
- Sau đó em phát phiếu điều tra cho cán bộ, nhân viên trong các phòng ban khácnhau của NH
- Sau 3 ngày thu lại để tổng hợp và xử lý
Đối với dữ liệu thứ cấp: nguồn dữ liệu thứ cấp được thu thập từ các nguồn:
- Nguồn nội bộ của NH bao gồm: các báo cáo tài chính và thuyết minh các báocáo tài chính, báo cáo kết quả kinh doanh của Khối dịch vụ Ngân hàng bán lẻ, quy địnhquy chế của NH
Đối với báo cáo tài chính và thuyết minh báo cáo tài chính: em đến phòng Kế toángặp nhân viên kế toán để lấy bản gốc và photo, sau đó hoàn trả cho phòng Kế toán.Đối với kết quả kinh doanh của Khối dịch vụ Ngân hàng bán lẻ: em phải đến khối,gặp nhân viên trong khối, sau đó tiến hành ghi chép lại dữ liệu cần thiết
Trang 28Đối với quy định và quy chế cho vay: em thu thập được ở phòng Quản lý rủi ro tíndụng, gặp trưởng nhóm Quản lý rủi ro tín dụng, sau đó ghi chép lại.
- Nguồn dữ liệu ngoại vi: em sử dụng mạng internet để vào các trang báo và trangchủ của các tổ chức liên quan nhằm thu thập thêm thông tin
2.3.1 Tổng hợp kết quả điều tra trắc nghiệm.
- Số phiếu phát ra: 25 phiếu
- Số phiếu thu về: 25 phiếu
- Số phiếu hợp lệ: 20 phiếu
- Số phiếu không hợp lệ: 5 phiếu
Hoạt động cho vay tiêu dùng KHCN là một trong những hoạt động mà PG Bankchú trọng, vậy các cán bộ, nhân viên NH đánh giá như thế nào về hoạt động này Kếtquả điều tra trắc nghiệm về đánh giá của cán bộ, nhân viên NH đối với việc triển khaihoạt động cho vay tiêu dùng KHCN tại PG Bank được thể hiện qua bảng số liệu sau:
Bảng 2.2 Tổng hợp đánh giá của cán bộ, nhân viên về triển khai hoạt động cho
vay tiêu dùng KHCN tại PG Bank
bình Rất tốt Tốt Đạt yêu cầu Thiếu sót Kém
Trang 29(5) (4) (3) (2) (1)
(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)
Nhìn trên bảng số liệu trên ta thấy, các cán bộ, nhân viên trong NH đánh giá về việctriển khai hoạt động cho vay tiêu dùng KHCN của NH là khá tốt, đặc biệt là quy trìnhcho vay được đánh giá cao nhất, quy trình cho vay chặt chẽ, các bước cho vay khôngchồng chéo, phức tạp sẽ tạo điều kiện mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng KHCN.Tiếp theo, mức lãi suất và thời hạn giải ngân của các khoản cho vay tiêu dùng KHCNcũng được đánh giá khá cao, lãi suất hợp và thời gian giải ngân hợp lý sẽ giúp chokhách hàng yên tâm khi vay vốn Tuy nhiên, điều kiện cho vay của NH vẫn còn kháchặt chẽ, NH cần tiếp tục điều chỉnh sao cho đảm bảo không bị mất vốn mà vẫn giatăng được lượng khách hàng Sản phẩm cho vay của NH được cho là chưa thực sự đadạng để đáp ứng nhu cầu của khách hàng vay, cho nên NH cần thiết phải gia tăng thêmcác sản phẩm cho vay tiêu dùng KHCN
Hơn nữa, việc chuẩn bị hồ sơ vay vốn của khách hàng cũng là một công việc quantrọng, góp phần vào sự phát triển của hoạt động cho vay tiêu dùng KHCN, giúp cho
NH đưa ra được quyết định cho vay đúng đắn Sau đây là bảng tổng hợp kết quả đánhgiá của các cán bộ, nhân viên trong NH về việc chuẩn bị hồ sơ vay vốn của kháchhàng
Bảng 2.3 Tổng hợp đánh giá của các cán bộ, nhân viên về việc chuẩn bị hồ sơ vay
vốn tại PG Bank
bình Rất tốt Tốt Đạt yêu cầu Thiếu sót Kém
Trang 30đủ hơn về khách hàng, đánh giá khách hàng toàn diện hơn và quyết định cho vay cũngchính xác hơn.
Theo kết quả tổng hợp của Bảng 2.4.Tổng hợp đánh giá của cán bộ, nhân viên vềcông tác giám sát nợ, phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro đối với hoạt động cho vaytiêu dùng KHCN, ta thấy rằng các cán bộ, nhân viên trong NH cho rằng việc phân loại
nợ theo quy định của NHNN được thực hiện tốt từ đó giúp cho NH có thể theo dõi cáckhoản nợ tốt hơn, đề ra những giải pháp cần thiết để thu hồi vốn Tính tuân thủ tronggiám sát các khoản nợ và công tác trích lập dự phòng rủi ro cũng được cho là khá tốt,mặc dù những khoản cho vay tiêu dùng KHCN thường có số lượng lớn, quy mô chovay nhỏ.Tuy nhiên công tác sử dụng dự phòng để bù đắp nợ cần thiết phải được nângcao hơn và tuân thủ nghiêm ngặt hơn vì đây là quy định của NHNN đối với các NH
Bảng 2.4 Tổng hợp đánh giá của cán bộ, nhân viên về công tác giám sát nợ, phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro đối với hoạt động cho vay tiêu dùng KHCN