2010 So sánh 2012 với
3.1.3. Nguyên nhân của những hạn chế trong hoạt động cho vay tiêu dùngKHCN của PG Bank.
của PG Bank.
Những hạn chế còn tồn tại trong hoạt động cho vay tiêu dùng KHCN của PG Bank do những nguyên nhân chủ yếu sau:
Nguyên nhân khách quan
- Môi trường kinh doanh có nhiều sự bất ổn: Nền kinh tế Việt Nam trong những năm 2010-2012 gặp muôn vàn khó khăn và thử thách, lạm phát dù đã được kiềm chế nhưng vẫn ở mức 2 con số, tăng trưởng GDP thấp: năm 2012 chỉ khoảng 5.03% thấp nhất trong nhiều năm trở lại đây, hàng chục nghìn doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản,... Đáng chủ ý là thị trường chứng khoản liên tục lao dốc và giảm điểm xuống mức thấp kỉ lục, thị trường bất động sản đóng băng, nợ xấu tràn lan chưa được giải quyết tại các NHTM. Trước tình hình đó, NHNN đã thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt nhằm kiểm soát lạm phát và ổn định tình hình vĩ mô, tăng trưởng tín dụng tại các NH nói chung và PG Bank nói riêng bị hạn chế. Năm 2012, PG Bank chỉ được phép tăng trưởng tín dụng 15%/năm, điều này khiến ngân hàng thắt chặt tín dụng với cho vay tiêu dùng KHCN hơn, làm giảm doanh số cho vay. Hơn nữa, tình hình kinh tế bất ổn, các cá nhân cắt giảm chi tiêu nên cũng hạn chế việc đi vay và nợ xấu cho vay tiêu dùng KHCN cũng tăng mạnh.
- Sự cạnh tranh ngày càng gay gắt từ các NH lớn, các chi nhánh NH nước ngoài và các tổ chức tín dụng khác: Hiện nay, rất nhiều NH nước ngoài đã mở chi nhánh tại Việt Nam như ANZ, CitiBank…với tiềm lực tài chính mạnh, các NH này thường xuyên có những ưa đãi vượt trội khi cho vay tiêu dùng KHCN và đang lấn át các NH trong nước, các NH lớn cũng ra sức quảng bá thương hiệu, các tổ chức tín dụng khác như công ty tài chính hay quỹ tín dụng cũng cho vay tiêu dùng KHCN với thủ tục nhanh gọn hơn, điều kiện mở rộng hơn. Trước tình hình cạnh tranh khốc liệt, việc cho vay tiêu dùng KHCN của PG Bank đã gặp rất nhiều trở ngại.
- Một bộ phận người dân vẫn còn tâm lý e ngại khi vay tại các NHTM: Mặc dù hiện nay người dân Việt Nam đã rất quen thuộc với những sản phẩm cho vay tiêu dùng tại các
NHTM và nhiều người cũng đã thực hiện vay vốn để đáp ứng nhu cầu cá nhân. Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận người dân vẫn khá thận trọng trong việc đi vay, họ thường có xu hướng tiết kiệm rồi mới tiêu dùng chứ không muốn trở thành con nợ của các NH.
- Trình độ khoa học công nghệ tại Việt Nam vẫn chưa cao: Điều này ảnh hưởng rất nhiều tới việc quy trình cho vay, trình độ khoa học công nghệ hạn chế sẽ làm cho quá trình thẩm định vay vốn dài, nhiều thủ tục, gây tâm lý dè dặt trong quyết định đi vay của khách hàng.
Ngoài những nguyên nhân khách quan mà NH không thể điều chỉnh được, thì những hạn chế trong hoạt động cho vay tiêu dùng KHCN của PG Bank còn do những nguyên nhân chủ quan sau:
Nguyên nhân chủ quan
- Mạng lưới của PG Bank còn hạn chế: so với những NH khác thì PG Bank có số lượng phòng giao dịch và chi nhánh còn ít, tính đến năm 2012 PG Bank có tổng cộng 81 chi nhánh và phòng giao dịch trên cả nước trong khi đó con số này ở Vietcombank là 378. Mạng lưới không sâu rộng khiến PG Bank gặp nhiều khó khăn trong việc thu hút và tạo ấn tượng cho khách hàng.
- PG Bank nói chung và cán bộ, nhân viên tại NH nói riêng vẫn chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc triển khai hoạt động cho vay tiêu dùng KHCN: thời gian hoạt động của PG Bank chỉ khoảng 20 năm trong khi các NH lớn khác như Vietcombank đã hoạt động được 50 năm hay BIDV là 55 năm thì PG Bank vẫn là NH khá non trẻ, do đó sẽ không có nhiều kinh nghiệm bằng các NH lớn trong việc triển khai các hoạt động cho vay nói chung và cho vay tiêu dùng KHCN nói riêng.
- Nguồn lực tài chính của PG Bank còn hạn chế: Tính đến năm 2012, vốn điều lệ của PG Bank mới tăng lên mức 3,000 tỷ đồng, vốn huy động chỉ khoảng khoảng từ 15,000 – 16,000 tỷ đồng trong khi Vietcombank khoảng 300,000 tới 400,000 tỷ đồng.
- Hoạt động Marketing của NH vẫn chưa đạt hiệu quả cao: Mặc dù đã triển khai một số chương trình ưu đãi cho KHCN như “90 ngày vay vốn ưu đãi cùng PG Bank”, tuy nhiên số lượng chưa nhiều và chưa tạo được động lực mạnh thúc đẩy khách hàng tới vay vốn.