dầu Petrolimex từ phân tích các dữ liệu thứ cấp.
2.3.2.1.Các vấn đề liên quan tới hoạt động cho vay tiêu dùng KHCN của NHTM Cổ phần Xăng dầu Petrolimex
Điều kiện cho vay
- Là cá nhân có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
- Có Hộ khẩu thường trú hoặc tạm trú có thời hạn (KT3) cùng địa bàn với Đơn vị cho vay của PG Bank.
- Khách hàng đi vay có độ tuổi từ 22 trở lên và đến khi kết thúc khoản vay không vượt quá 55 tuổi đối với nữ và 60 tuổi đối với nam.
- Không có nợ quá hạn tại các tổ chức tín dụng khác tại thời điểm vay.
- Có mức xếp hạng tín dụng cá nhân theo Hệ thống chấm điểm của PG Bank từ mức B trở lên.
- Thu nhập của khách hàng ổn định, có mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp.
- Có tài sản đảm bảo tiền vay hoặc được bên thứ 3 bảo lãnh bằng tài sản theo quy định của PG Bank.
Hồ sơ của khách hàng
- Hồ sơ khách hàng gồm: Chứng minh nhân dân/Hộ chiếu; hộ khẩu thường trú; xác nhận lương của cơ quan công tác (nếu có); giấy đăng ký kết hôn (nếu có); hồ sơ khác (nếu có).
- Hồ sơ chứng minh mục đích sử dụng vốn vay: Hợp đồng mua bán nhà/hợp đồng mua xe/hợp đồng mua bán…, các hồ sơ khác (nếu có).
- Hồ sơ tài sản đảm bảo/bảo lãnh: Hồ sơ chứng minh quyền sở hữu tài sản đảm bảo (giấy chứng nhận quyền sử dụng đất/hợp đồng thuê đất/hợp đồng mua bán nhà/các phiếu thu tiền/hợp đồng –hóa đơn bán hàng, đăng ký xe/tàu biển…)
Quy trình cho vay
Bước 1: Thẩm định và xét duyệt tín dụng
- Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ khách hàng.
- Thẩm định tín dụng: thẩm định khách hàng vay vốn, thẩm định mục đích sử dụng vốn, khả năng trả nợ
- Thẩm định tài sản đảm bảo của khách hàng.
- Kiểm soát thẩm định.
- Thẩm định rủi ro độc lập
- Phê duyệt cho vay
Bước 2: Thỏa thuận và ký kết hợp đồng tín dụng với khách hàng
- Lập thông báo tín dụng.
- Chuẩn bị và hoàn thiện hồ sơ khoản vay:Soạn thảo hợp đồng, văn bản; hoàn thiện hồ sơ, chuyển hồ sơ, tài liệu cho khách hàng, cấp CIF và mở tài khoản cho khách hàng
- Ký kết các hợp đồng, văn bản cần thiết: Hợp đồng tín dụng, Hợp đồng tài sản đảm bảo, và các thỏa thuận khác với khách hàng và các bên liên quan.
Bước 3: Giải ngân, giám sát hoạt động khách hàng, đôn đốc thu hồi nợ gốc, lãi vay.
- Hoàn thiện hồ sơ giải ngân, lập tờ trình giải ngân, kiểm soát hồ sơ giải ngân.
- Ký duyệt tờ trình giải ngân, Giấy nhận nợ
- Kiểm soát và hạch toán giải ngân
- Theo dõi và thu hồi nợ gốc và lãi vay theo quy định của PG Bank
- Kiểm tra sau vay: Việc kiểm tra sau vay phải được lập biên bản và lưu thành hồ sơ tín dụng.
Các loại cho vay tiêu dùng khách hàng cá nhân: cho vay mua nhà; cho vay mua ôtô;cho vay du học; cho vay mục đích tiêu dùng khác: sửa chữa nhà cửa, mua sắm đồ...
2.3.2.2.Doanh số cho vay tiêu dùng KHCN tại PG Bank 3 năm gần đây.
Doanh số cho vay tiêu dùng KHCN, kết cấu doanh số cho vay tiêu dùng KHCN theo mục đích tại PG Bank 3 năm 2010, 2011, 2012 được thể hiện thông qua bảng số liệu 2.7 và biểu đồ 2.1 sau:
Chỉ tiêu
2010 2011 2012 So sánh 2011 với
2010
So sánh 2012 với 2011
Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền Tỷ lệ
(%) Số tiền Tỷ lệ (%) Tổng doanh số CV 10,261,113 12,047,727 11,353,74 8 1,786,61 4 17.41 (693,979 ) (5.76) Tổng doanh số CV tiêu dùng KHCN 998,538 986,820 573,080 (11,718) (1.17) (413,740 ) (41.93) CV mua nhà 492,779 455,121 235,994 (37,657) (7.64) (219,127 ) (48.15) CV mua ôtô 267,908 247,692 129,287 (20,216) (7.55) (118,405 ) (47.08) CV du học 200,007 244,041 172,096 44,033 22.02 (71,945) (29.48) CV tiêu dùng khác 37,845 39,966 35,703 2,122 5.61 (4,263) (10.67)
Bảng 2.7. Tổng doanh số cho vay, tổng doanh số cho vay tiêu dùng KHCN, doanh số cho vay tiêu dùng KHCN phân theo mục đích năm 2010-2012
Nhìn vào bảng số trên liệu ta thấy: Năm 2011, tổng doanh số cho vay tăng nhưng doanh số cho vay tiêu dùng KHCN lại giảm so với năm 2010 (giảm 1.17% tương ứng khoảng 11,718 triệu đồng), trong đó cho vay mua nhà là giảm nhiều nhất so với năm 2010 (giảm 7.64%) tiếp đến là cho vay mua ôtô giảm 7.55% so với năm 2010, cho vay du học và cho vay tiêu dùng khác tăng so với năm 2010. Năm 2012, tổng doanh số cho vay và cho vay tiêu dùng KHCN đều giảm so với năm 2011: tổng doanh số cho vay giảm 5.76% và doanh số cho vay tiêu dùng KHCN giảm mạnh 41.93% trong đó giảm
nhiều nhất vẫn là doanh số cho vay mua nhà (giảm 48.15%), cho vay du học giảm 29.48%, cho vay tiêu dùng khác giảm ít nhất 10.67%.
Sự biến động trên là tất yếu: vì năm 2011, nền kinh tế Việt Nam đã có những dấu hiệu của sự suy thoái và đến năm 2012 tình hình vẫn tiếp tục bất ổn, đặc biệt là nửa đầu năm 2012, thị trường bất động sản đi xuống trầm trọng và đóng băng trong năm 2012 làm cho khách hàng vay để mua nhà giảm liên tục. Tình hình kinh tế khó khăn khiến người dân cũng cắt giảm chi tiêu, do đó doanh số cho vay mua ôtô giảm trong năm 2012 so với năm 2011, họ chỉ vay NH những khoản vay nhỏ để chi trả những khoản như: mua sắm thiết bị gia đình hay sửa chữa nhà ở…hoặc cho con em đi học. Hơn nữa, năm 2012 PG Bank được xếp vào NH nhóm 2 nên việc tăng trường tín dụng bị hạn chế, tối đa 15%/năm, tác động lớn tới doanh số cho vay của NH.
Dưới đây là biểu đồ thể hiện kết cấu doanh số cho vay tiêu dùng KHCN phân loại theo mục đích trong 3 năm 2010,2011,2012
Nhìn biểu đồ ta thấy sự thay đổi trong kết cấu doanh số cho vay tiêu dùng KHCN của PG Bank theo các năm. Tỷ trọng doanh số cho vay mua nhà và cho vay mua ôtô giảm dần, đặc biệt là cho vay mua nhà: năm 2010 doanh số cho vay mua nhà chiếm 49.35% tổng doanh số cho vay tiêu dùng KHCN thì đến năm 2012 giảm xuống chỉ còn 41.18%. Tỷ trọng doanh số cho vay du học và cho vay tiêu dùng khác tăng lên, đặc biệt là cho vay du học: năm 2010 doanh số cho vay du học chỉ chiếm khoảng 20.03% tổng doanh số cho vay tiêu dùng KHCN, đến năm 2012 tăng lên mức 30.03%, nguyên nhân là do hiện nay các gia đình Việt Nam thường có xu hướng đưa con em ra nước ngoài học tập. Chỉ tiêu 2010 2011 2012 So sánh 2011 với 2010 So sánh 2012 với2011 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ lệ(%) Số tiền (%) (%) (%) Tổng dư nợ CV 10,886,497 100 12,112,037 100 13,787,372 100 1,225,540 11.26 1,675,335 Dư nợ CV tiêu dùng KHCN 1,074,497 9.87 1,142,165 9.43 1,182,957 8.58 67,668 6.30 40,791
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh PG Bank giai đoạn 2010 – 2012)
Biểu đồ 2.1: Kết cấu doanh số cho vay tiêu dùngKHCN phân loại theo mục
CV mua nhà 539,398 50.20 528,137 46.24 462,891 39.13 (11,260) (2.09) (65,246) 539,398 50.20 528,137 46.24 462,891 39.13 (11,260) (2.09) (65,246) CV mua ôtô 291,619 27.14 290,681 25.45 274,564 23.21 (938) (0.32) (16,117) CV du học 205,444 19.12 269,094 23.56 352,166 29.77 63,650 30.98 83,072 CV tiêu dùng khác 38,037 3.54 54,253 4.75 93,335 7.89 16,216 42.63 39,082
2.3.2.3.Dư nợ cho vay tiêu dùng KHCN và kết cấu dư nợ cho vay tiêu dùng KHCN tại PG Bank 3 năm gần đây
Dư nợ cho vay tiêu dùng KHCN và kết cấu dư nợ theo mục đích cho vay tại PG Bank 3 năm 2010,2011,2012 được thể hiện thông qua bảng số liệu sau:
Bảng 2.8. Dư nợ cho vay tiêu dùng KHCN và kết cấu dư nợ cho vay tiêu dùng KHCN theo mục đích cho vay giai đoạn 2010-2012 của PG Bank
(Nguồn: Báo cáo cáo kết quả kinh doanh PG Bank giai đoạn 2010 – 2012)
Từ bảng số liệu trên ta thấy: Mặc dù dư nợ cho vay tiêu dùng KHCN vẫn tăng nhẹ theo các năm nhưng tỷ trọng dư nợ cho vay tiêu dùng KHCN trong tổng dư nợ đang có xu hướng giảm, năm 2010 chiếm khoảng 9.87% tổng dư nợ nhưng đến năm 2012 chỉ chiếm khoảng 8.58%, vì vậy PG Bank cần thiết phải có những biện pháp để phát triển hơn nữa hoạt động cho vay tiêu dùng KHCN. Cũng giống như doanh số cho vay mua nhà, cho vay mua ôtô, dư nợ cho vay mua nhà, cho vay mua ôtô giảm, đặc biệt năm 2012 dư nợ cho vay mua nhà giảm 12.35% so với năm 2011. Dư nợ cho vay du học và cho vay tiêu dùng khác tăng lên.
Ngoài việc xem xét kết cấu dư nợ cho vay tiêu dùng KHCN theo mục đích cho vay thì việc tìm hiểu kết cấu dư nợ cho vay tiêu dùng KHCN theo thời gian cũng rất quan trọng, góp phần đánh giá được toàn diện hoạt động cho vay tiêu dùng KHCN của NH, nó được thể hiện thông qua bảng số liệu 2.9 và biểu đồ 2.2 sau:
Bảng 2.9. Dư nợ cho vay tiêu dùng KHCN và kết cấu dư nợ cho vay tiêu dùng KHCN theo thời gian cho vay giai đoạn 2010-2012 của PG Bank.
Chỉ tiêu 2010 2011 2012 So sánh 2011 với 2010 So sánh 2012 với 2011 (Đơn vị tính: triệu đồng) (Đơn vị tính: triệu đồng)
Số tiền
Tỷ
trọng Số tiền trọngTỷ Số tiền trọngTỷ Số tiền Tỷ lệ
(%) Số tiền Tỷ lệ (%) (%) (%) (%) Tổng dư nợ CV 10,886,497 100 12,112,037 100 13,787,372 100 1,225,540 11.26 1,675,335 13.83 Dư nợ cho vay tiêu dùng KHCN 1,074,497 9.87 1,142,165 9.43 1,182,957 8.58 67,668 6.30 40,791 Ngắn hạn 710,887 66.16 801,229 70.15 805,948 68.13 90,341 12.71 4,719 Trung hạn 263,037 24.48 213,356 18.68 249,131 21.06 (49,680) (18.89) 35,774 16.77 Dài hạn 100,573 9.36 127,580 11.17 127,878 10.81 27,007 26.85 298
(Nguồn: Báo cáo cáo kết quả kinh doanh PG Bank giai đoạn 2010 – 2012)
Nhìn bảng số liệu ta thấy: Dư nợ các khoản cho vay tiêu dùng KHCN ngắn hạn là chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng dư nợ cho vay tiêu dùng KHCN thường khoảng 66%-71%, các khoản cho vay ngắn hạn vẫn tăng đều theo các năm tuy nhiên năm 2011 tăng 12.71% so với năm 2010 những đến năm 2012 chỉ tăng khoảng 0.59%. Chiếm tỷ trọng cao thứ hai là các khoản cho vay trung hạn, thường chiếm khoảng 18%-25%. Các khoản cho vay tiêu dùng KHCN dài hạn là chiếm tỷ trọng thấp nhất trong tổng dư nợ cho vay tiêu dùng KHCN thường chỉ chiếm khoảng 9%-11% vì thông thường các cá nhân vay là để đáp án những nhu cầu chi tiêu cần thiết, các khoản vay thường có quy mô nhỏ nên đa số là chỉ vay trong ngắn hạn hoặc trung hạn, trừ mua nhà, mua đất với giá trị lớn thì khách hàng mới vay trong dài hạn.
Dư nợ cho vay tiêu dùng KHCN theo thời gian cho vay cũng đang có sự chuyển dịch trong kết cấu cho vay, được thể hiện rõ nét thông qua biểu đồ sau:
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh PG Bank giai đoạn 2010 -2012).
Biểu đồ 2.2. Kết cấu dư nợ cho vay tiêu dùng KHCN theo thời gian cho vay trong giai đoạn 2010 -2012
Từ biểu đồ trên ta thấy, tỷ trọng các khoản cho vay tiêu dùng KHCN ngắn hạn, trung hạn, dài hạn có nhiều biến động: năm 2011 tỷ trọng các khoản cho vay ngắn hạn và dài hạn tăng lên so với năm 2010 trong khi tỷ trọng các khoản cho vay trung hạn lại giảm đáng kể (từ 24.48% xuống 18.68%). Năm 2012, tỷ trọng các khoản cho vay ngắn hạn và dài hạn giảm so với năm 2011, tỷ trọng các khoản cho vay trung hạn tăng nhẹ.
2.3.2.4.Tình hình mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng KHCN tại PG Bank 3 năm gần đây.
Hoạt động cho vay tiêu dùng KHCN đã được triển khai ở PG Bank và bước đầu đã thu hút được sự quan tâm của khách hàng vay vốn. Thời gian gần đây, PG Bank cũng đang tiếp tục hoàn thiện hơn nữa để mở rộng hoạt động này, điều đó để thể hiện trong bảng số liệu 2.10 dưới đây:
Bảng 2.10. Số lượng khách hàng và kết cấu số lượng khách hàng vay tiêu dùng tại PG Bank giai đoạn 2010-2012.
Chỉ tiêu 2010 20121 2012 So sánh 2011 với2010 So sánh 2012 với2011 Số lượng Tỷ trọng lượngSố Tỷ trọng lượngSố Tỷ trọng lượngSố Tỷ lệ(%) Số lượng Tỷ lệ (%) (%) (%) (%) Số lượng khách hàng (người) 1,756 100 1,872 100 1,914 100 117 6.65 42 2.23 CV mua nhà (người) 457 26.01 471 25.18 385 20.10 15 3.24 (87) (18.39) CV mua ôtô (người) 529 30.12 546 29.15 538 28.13 17 3.21 (7) (1.35) CV du học (người) 400 22.78 460 24.56 562 29.36 60 14.98 102 22.21 CV tiêu dùng khác (người) 370 21.09 395 21.11 429 22.41 25 6.75 34 8.53
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh PG Bank 2010-2012).
Nhìn trên số liệu ta thấy, số lượng khách hàng vay tiêu dùng tại PG Bank vẫn tăng nhưng tăng ít và chậm lại: năm 2010 tăng 6.65% (117 khách hàng) so với năm 2010, nhưng đến năm 2012 chỉ tăng 2.23% (42 khách hàng) so với năm 2011. Điều này là do dư nợ vẫn tăng nhẹ nên số lượng khách hàng tăng nhẹ dù doanh số cho vay tiêu dùng
KHCN của PG Bank năm 2011, 2012 liên tục giảm so với năm 2010. Năm 2012 hầu như rất hiếm có khách hàng đến để vay mua nhà, mua ôtô, các khách hàng đã vay thì dần dần hoàn tất các khoản nợ của mình cho nên số lượng khách hàng giảm: 18.39% đối với cho vay mua nhà và giảm 1.35% đối với cho vay mua ôtô so với năm 2011. Số lượng khách hàng đến vay du học và vay tiêu dùng khác vẫn tăng đều qua các năm, trong đó cho vay du học số lượng khách năm 2011 tăng 14.98% so với năm 2010 và năm 2012 tăng 22.21% so với năm 2011. Chính vì sự biến động trên, nên tỷ trọng số lượng khách hàng cho vay mua ôtô là cao nhất trong năm 2010, 2011 nhưng năm 2011 thì tỷ trọng số lượng khách hàng vay du học là cao nhất (chiếm 29.36% /tổng số khách hàng), tỷ trọng số lượng khách hàng vay mua nhà giảm trong khi tỷ trọng số lượng khách hàng vay tiêu dùng khác tăng theo các năm.
Bên cạnh việc xem xét số lượng khách hàng, em cũng đã tìm hiểu về sự đa dạng sản phẩm cho vay tiêu dùng KHCN tại PG Bank: năm 2009, PG Bank thực hiện cho
vay đối với khách hàng cá nhân có nhu cầu mua nhà, mua ôtô, du học, và cho vay tín chấp tiêu dùng, năm 2012 mở rộng thêm cho vay thấu chi tiêu dùng và cho vay tín chấp tiêu dùng đối với cán bộ, công nhân viên trong NH với những ưu đãi nổi trội.
2.3.2.5.Chất lượng, hiệu quả hoạt động cho vay tiêu dùng KHCN
Công tác thu hồi nợ là rất quan trọng đối với NH, đảm bảo khả năng thanh khoản cho NH và nó được phản ánh thông qua hệ số thu nợ, dưới đây là bảng tổng hợp hệ số thu nợ của PG Bank:
Bảng 2.11. Hệ số thu nợ cho vay tiêu dùng KHCN của PG Bank giai đoạn 2010-2012 Chỉ tiêu 2010 2011 2012 So sánh 2011 với 2010 So sánh 2012 với 2011 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%)
Doanh số cho vay 998,538 986,820 573,080 (11,718) (1.17) (413,740) (41,93)
Doanh số thu nợ 959,789 919,152 532,289 (40,637) (4.23) (386,863) (42.09)
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh PG Bank giai đoạn 2010-2012)
Nhìn trên số liệu ta thấy hệ số thu nợ cho vay tiêu dùng KHCN của PG Bank khá cao, luôn đạt trên 90%, điều này chứng tỏ công tác thu hồi nợ vay của NH khá tốt, luôn đảm bảo khả năng thu hồi vốn vay cao. Tuy nhiên năm 2011 và 2012 việc suy thoái kinh tế đã làm cho doanh số thu nợ giảm và hệ số thu nợ cũng giảm: năm 2010 là 96.12% nhưng đến năm 2012 chỉ còn 92.88%, dù vậy so với tình hình bất ổn thì hệ số thu nợ trên vẫn là rất cao, do các khoản vay có giá trị thấp và thường là vay trong ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn trong dư nợ cho vay tiêu dùng KHCN nên sự biến động của nền kinh tế cũng không quá ảnh hưởng lớn tới việc thu hồi nợ vay tiêu dùng và đồng thời NH cũng đang có nhiều cố gắng trong công tác thu hồi nợ vay.
Nợ xấu đang là vấn đề rất đang quan tâm tại các NH hiện nay, tỷ lệ nợ xấu gia tăng, các NH gặp khó khăn trong việc giải quyết nợ vì bản thân người đi vay không có khả năng trả nợ, dẫn đến hoạt động NH trở nên trì trệ và tác động không nhỏ tới hoạt động cho vay tiêu dùng KHCN và nợ xấu trong hoạt động cho vay tiêu dùng KHCN.