1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Xuất nhập khẩu - chi nhánh Hà Nội

76 738 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 76
Dung lượng 425,5 KB

Nội dung

Ngân hàng bán lẻ là loại hình ngân hàng chuyên phục vụ cho đối tượng khách hàng là cá nhân. Các sản phẩm dịch vụ được cung cấp phổ biến bao gồm tiết kiệm, kiểm tra tài khoản, cho vay cá nhân, thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Ngân hàng bán lẻ là loại hình ngân hàng chuyên phục vụ cho đối tượngkhách hàng là cá nhân Các sản phẩm dịch vụ được cung cấp phổ biến bao gồm tiếtkiệm, kiểm tra tài khoản, cho vay cá nhân, thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng… và rất nhiềudịch vụ khác Một trong những sản phẩm chiếm tỉ trọng cao trong hoạt động củangân hàng bán lẻ, đó là cho vay tiêu dùng

Cho vay tiêu dùng đã xuất hiện ở các nước phát triển từ những năm 70 củathế kỉ trước Ở Việt Nam, hoạt động này mới chỉ được các ngân hàng thương mạichú ý khoảng 15 năm trở lại đây, và hiện nay, đây là mảng thị trường tiềm năng màtất cả các ngân hàng đều hướng tới Việt Nam với dân số khoảng 85 triệu người vàmức thu nhập của người dân ngày càng tăng hứa hẹn sẽ là sân chơi bán lẻ rộng mởcho các ngân hàng thương mại nói riêng và tất cả các tổ chức tín dụng nói chung

Đối với Ngân hàng xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank Vietnam), mở rộngcho vay tiêu dùng là mục tiêu trước mắt và lâu dài của ngân hàng, nhằm mục tiêuphát triển hoạt động ngân hàng bán lẻ cũng như giữ vững vị trí một trong nhữngNHTM hàng đầu Việt Nam

Chính vì vậy, đề tài “Phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Xuất nhập khẩu - chi nhánh Hà Nội” đã được lựa chọn

nhằm mục tiêu nghiên cứu, tìm hiểu hoạt động cho vay tiêu dùng ở chi nhánhEximbank Hà Nội, từ đó đưa ra các kiến nghị và đề xuất để phát triển hoạt độngnày

2 Mục tiêu nghiên cứu

Chuyên đề tốt nghiệp hướng vào 3 mục tiêu sau:

- Hệ thống hoá các vấn đề lý luận về hoạt động cho vay tiêu dùng của cácNHTM

Trang 2

- Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàngEximbank Hà Nội

- Đề xuất giải pháp phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng ở Eximbank HàNội

3 Đối tượng nghiên cứu

Căn cứ vào ba mục tiêu trên, đối tượng và phạm vi nghiên cứu của côngtrình tập trung vào hoạt động cho vay tiêu dùng ở Eximbank Hà Nội trong 3 năm

2005, 2006 và 2007

4 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu được sử dụng chủ yếu là phương pháp thu thậpthông tin và phương pháp phân tích Thông tin thu thập được thông qua nhiều kênhnhư quá trình thực tập trực tiếp tại chi nhánh, phỏng vấn các cán bộ công nhân viêncủa ngân hàng, các báo cáo tài chính năm, báo cáo tín dụng… Phương pháp phântích sử dụng các thông tin này, kết hợp với phương pháp so sánh, đối chiếu, tổng hợpthông tin, từ đó đưa ra những nhận định về tình hình cho vay tiêu dùng ở Eximbank

Hà Nội

5 Kết cấu của đề tài

Ngoài phần Lời mở đầu, Kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, đề tàiđược kết cấu thành 3 chương:

Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về cho vay tiêu dùng

Chương 2: Thực trạng cho vay tiêu dùng ở Eximbank Hà Nội

Chương 3: Giải pháp phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng ở Eximbank Hà Nội

Trang 3

CHƯƠNG I NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CHO VAY TIÊU DÙNG

1.1 Hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại

Ngân hàng thương mại (NHTM) là một tổ chức trung gian tài chính trongnền kinh tế, thực hiện chức năng kinh doanh tiền tệ với nội dung cơ bản là nhậntiền gửi, sử dụng tiền gửi đó để cho vay và cung ứng các dịch vụ thanh toán Ngoài

ra, NHTM còn thực hiện nghiệp vụ trung gian thanh toán, trung gian tín dụng vàthực hiện chức năng tạo tiền cho cho nền kinh tế thông qua cơ chế mở rộng tiềngửi Sự phát triển của hệ thống NHTM sẽ thúc đẩy sự phát triển của thị trường tàichính nói riêng và cả nền kinh tế nói chung

1.1.1 Hoạt động cơ bản của NHTM

Theo khoản 9, điều 20, Luật các Tổ chức tín dụng năm 1997: “ Hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với nội dung thường xuyên là nhận tiền gửi và sử dụng số tiền này để cấp tín dụng và cung ứng các dịch vụ thanh toán” Như vậy, hoạt động cơ bản của NHTM bao gồm 3 hoạt

động chính: huy động vốn, sử dụng vốn và cung cấp các dịch vụ tài chính

Hoạt động huy động vốn của ngân hàng thường từ các nguồn chính là tiềngửi của khách hàng (khách hàng ở đây có thể là các cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức

xã hội hoặc các NHTM khác); tiền vay từ Ngân hàng trung ương (NHTW) và từcác tổ chức tín dụng, phát hành các công cụ nợ như hối phiếu ngân hàng, chứng chỉtiền gửi… và các vốn nợ khác Tiền gửi là nguồn tài nguyên quan trọng nhất vàchiếm tỉ trọng lớn nhất trong tổng nguồn vốn của NHTM Khi nhận tiền gửi củakhách hàng, ngân hàng sẽ trả cho khách hàng một khoản lãi, hay còn gọi là khoảnphí huy động vốn của ngân hàng Bên cạnh đó, nhằm thu hút khách hàng, ngânhàng còn cam kết cung ứng cho khách hàng gửi tiền các dịch vụ ngân hàng tiện ích,dịch vụ chuyển tiền hay dịch vụ ngân quỹ…

Trang 4

Tiền gửi là nguồn huy động vốn quan trọng nhất của NHTM, tuy nhiên, khicần, NHTM thường vay mượn thêm Tại nhiều nước, NHTW thường quy định tỷ lệgiữa nguồn tiền huy động và vốn của chủ Do vậy, ngân hàng thường phải vaythêm từ NHTW, từ trên thị trường nợ và từ các tổ chức tín dụng khác để đáp ứngnhu cầu chi trả khi khả năng huy động bị hạn chế

Hoạt động sử dụng vốn là hoạt động tạo ra thu nhập cho ngân hàng Hoạtđộng này bao gồm các hoạt động cơ bản như ngân quỹ, cho vay, đầu tư và trang bịcác tài sản khác Một phần vốn ngân hàng huy động được đưa vào ngân quỹ, dướihình thức tiền mặt trong két, tiền gửi tại NHTW hoặc tiền gửi tại ngân hàng khác.Khoản mục này chiếm tỉ trọng nhỏ nhưng lại đóng vai trò quan trọng trong tổng tàisản của ngân hàng vì nó hạn chế rủi ro thanh khoản, nâng cao uy tín của ngân hàng,tạo nền tảng vững chắc cho khả năng sinh lời của ngân hàng

Chứng khoán là các tài sản tài chính do các NHTM nắm giữ vì mục tiêuthanh khoản và đa dạng hoá tài sản, chúng mang lại thu nhập cho ngân hàng và cóthể bán đi để gia tăng vốn khi cần thiết

Tín dụng là loại tài sản chiếm tỷ trọng lớn nhất ở phần lớn các NHTM, phảnánh hoạt động đặc trưng của ngân hàng, đó là cho vay Đây là nghiệp vụ cung ứngvốn của ngân hàng trực tiếp cho các nhu cầu sản xuất, tiêu dùng trên cơ sở thoảmãn các điều kiện vay vốn của ngân hàng Hoạt động này đem lại thu nhập cao chongân hàng, tuy nhiên, rủi ro cũng rất lớn

Một hoạt động cơ bản khác của các NHTM là cung ứng các dịch vụ chokhách hàng Hệ thống NHTM càng phát triển thì số lượng và chất lượng dịch vụcung ứng cho khách hàng càng tăng Trong xu thế nền kinh tế hiện đại, thu nhập docác dịch vụ ngân hàng đem lại sẽ dần thay thế hoạt động tín dụng, vốn được coi lànguồn thu nhập chính của ngân hàng Ngoài ra, NHTM còn tiến hành một số hoạtđộng kinh doanh khác như kinh doanh ngoại tệ, chứng khoán, vàng bạc… nhằm tạotính thanh khoản cho các loại sản phẩm tài chính này và đa dạng hoá danh mục tàisản của ngân hàng

Trang 5

Sơ đồ 1.1: Các sản phẩm cơ bản của NHTM

(Nguồn: Phan Thị Thu Hà, Giáo trình Ngân hàng thương mại, NXB Thống kê,

2006)

1.1.2 Hoạt động cho vay của NHTM

Hoạt động tín dụng, hay còn gọi là hoạt động cho vay của NHTM ra đời vàphát triển dựa trên cơ sở khách quan do mâu thuẫn vốn có của quá trình tuần hoànvốn tiền tệ trong xã hội Đây có thể coi là một trong những hoạt động đầu tiên củacác NHTM Thông qua hoạt động cho vay, NHTM đã đưa luân chuyển vốn từnhững chủ thể có vốn nhàn rồi sang những người thiếu vốn Về bản chất, cho vay làchiếc cầu nối liền nhu cầu tiết kiệm với nhu cầu đầu tư của xã hội

Hoạt động cho vay là hoạt động sinh lời nhất của ngân hàng, nhưng đồngthời cũng là hoạt động đem lại nhiều rủi ro nhất NHTM khi cho khách hàng vay sẽthu được một khoản lợi nhuận từ lãi tiền vay mà khách hàng trả Tuy nhiên, ngânhàng cũng phải đối mặt với những rủi ro về lãi suất, về thanh khoản, về kỳ hạn…

mà nếu không có biện pháp quản lý phù hợp, ngân hàng rất có thể sẽ bị phá sản

Có rất nhiều cách thức để phân loại hoạt động tín dụng ví dụ như theo thờithời hạn vay, theo phương thức cho vay, theo mục đích sử dụng…

Dịch vụ ngân hàng khác

Thanh toán, quản

lý ngân quỹ, uỷ thác, đại lý bảo hiểm, tư vấn, quản

lý rủi ro, môi giới đầu tư chứng khoán…

Các hoạt động kinh doanh

+ KD ngoại tệ + KD chứng khoán + KD vàng bạc +

+ Cho vay + Chiết khấu + Bảo lãnh + Leasing + Đầu tư góp vốn

Các sản phẩm cơ bản của NHTM

Trang 6

Sơ đồ 1.2: Phân loại hoạt động cho vay của NHTM

(Nguồn: Phan Thị Thu Hà, Giáo trình Ngân hàng thương mại, NXB Thống kê, 2006)

Hoạt động cho vay tiêu dùng là một trong những hoạt động cho vay phân loạitheo mục đích sử dụng Đây là một trong các hoạt động ngân hàng bán lẻ đang được

mở rộng của NHTM Khách hàng sử dụng sản phẩm tín dụng với mục đích tiêudùng cho cá nhân và gia đình, không nhằm mục đích kinh doanh kiếm lợi nhuận vànguồn trả nợ cho khoản vay chủ yếu từ thu nhập thường xuyên của khách hàng

1.2 Hoạt động cho vay tiêu dùng

chấp, bảo lãnh của bên thứ 3….

Theo phương pháp cấp tiền vay: Cho vay từng lần, theo

hạn mức, luân chuyển, thấu chi….

Theo cách thức trả nợ: Trả một lần cả gốc lẫn lãi, trả lãi

và gốc đều nhiều lần trong kỳ, trả lãi đều, gốc theo thời hạn

Theo tính chất lãi suất: Cho vay lãi suất cố định, lãi suất

khả biến, lãi suất linh hoạt….

Theo loại tiền vay: Cho vay bằng nội tệ, ngoại tệ, vàng… Theo mục đích sử dụng: Cho vay tiêu dùng, cho vay

kinh doanh…

Theo số bên tham gia: Cho vay trực tiếp, cho vay gián

tiếp thông qua tổ nhóm, thông qua nhà cung ứng…

Tiêu chí

phân loại

hoạt động

cho vay

Trang 7

Cho vay tiêu dùng là loại cho vay nhằm đáp ứng nhu cầu chi tiêu và muasắm tiện nghi sinh hoạt gia đình nhằm nâng cao đời sống dân cư Khách hàng vaythường là những người có thu nhập không cao nhưng ổn định.

Cho vay tiêu dùng cũng được hiểu là quan hệ kinh tế giữa một bên là ngânhàng và một bên là các cá nhân, người tiêu dùng nhằm phục vụ đời sống, tiêu dùngcác sản phẩm hàng hoá, dịch vụ khi người tiêu dùng tạm thời chưa có khả năngthanh toán, trong đó, ngân hàng chuyển giao cho khách hàng một lượng giá trị bằngtiền trên nguyên tắc khách hàng sẽ hoàn trả cả gốc và lãi đúng hạn như đã thoảthuận

Trước đây, các ngân hàng không tích cực cho vay tiêu dùng bởi họ tin rằngcác khoản cho vay tiêu dùng rủi ro vỡ nợ tương đối cao Song từ sau thế chiến thứhai, cho vay tiêu dùng đã trở thành một hình thức tín dụng tăng trưởng nhanh nhất

ở các nước có nền kinh tế phát triển Những cơ sở để loại hình tín dụng này ngàycàng trở nên phổ biến hơn là nhu cầu vay tiêu dùng gia tăng mạnh mẽ, thu nhập củangười tiêu dùng ngày càng tăng, một số tầng lớp người tiêu dùng có thu nhập kháhoặc cao và tương đối ổn định, do đó đảm bảo khả năng trả nợ ngân hàng trong cáckhoản vay tiêu dùng Hơn nữa, nhiều hãng, doanh nghiệp lớn tự tài trợ chủ yếubằng phát hành cổ phiếu và trái phiếu, nhiều công ty tài chính cạnh tranh với ngânhàng trong lĩnh vực cho vay khiến thị phần cho vay doanh nghiệp của ngân hàng bịgiảm sút, buộc các ngân hàng phải mở rộng thị trường cho vay tiêu dùng để giatăng thu nhập

1.2.2 Đặc điểm của hoạt động cho vay tiêu dùng

1.2.2.1 Đặc điểm về khách hàng

Khách hàng vay tiêu dùng là cá nhân và các hộ gia đình, những người đang

có nhu cầu tiêu dùng nhưng chưa tích lũy đủ, hoặc có những khoản chi tiêu cấpbách Ngân hàng sẽ căn cứ vào hai tiêu chí quan trọng: mức thu nhập và trình độhọc vấn của khách hàng để quyết định khi cấp tín dụng vì nguồn trả nợ chủ yếu của

Trang 8

người vay được trích từ nguồn thu nhập của họ chứ không nhất thiết từ kết quả củaviệc sử dụng những khoản vay

Nguồn trả nợ của người vay có thể có những biến động lớn qua thời gian,phụ thuộc vào quá trình làm việc, kỹ năng và kinh nghiệm của họ, đồng thời phụthuộc vào những biến động khác và chính sách trong từng thời kì Tuy nhiên, đốivới đối tượng khách hàng này, các thông tin về tài chính cũng như tư cách củakhách hàng của thường khó xác định và chất lượng thông tin không cao

1.2.2.2 Đặc điểm về khoản vay

Đặc điểm nổi bật của các khoản vay tiêu dùng là thường nhằm mục đíchphục vụ nhu cầu tiêu dùng chứ không xuất phát từ mục đích kinh doanh Các khoảnvay hoàn toàn phụ thuộc vào nhu cầu và tính cách của từng đối tượng khách hàng

và chu kỳ kinh tế của khách hàng Quy mô của từng món vay nhỏ, nhưng tổng sốmón vay lại lớn do nhu cầu vay tiêu dùng là khá phổ biến, đa dạng và thườngxuyên Vì vậy, ngân hàng rất dễ để mở rộng và phát triển hoạt động cho vay tiêudùng Nền kinh tế xã hội càng phát triển, nhu cầu về cho vay tiêu dùng càng cao

Lãi suất cho vay tiêu dùng thường cao do quy mô của các khoản vay tiêu

dùng nhỏ, trong khi số lượng các món vay lớn, vì vậy, chi phí của ngân hàng đốivới cho vay tiêu dùng thường lớn Hơn nữa, khách hàng vay tiêu dùng thườngkhông quan tâm nhiều đến lãi suất mà chỉ quan tâm đến khoản tiền họ phải trả hàng

kì nên ngân hàng có thể áp dụng mức lãi suất cao hơn so với các đối tượng khác đểmang lại lợi nhuận cao hơn

Nguồn trả nợ của khách hàng vay tiêu dùng chính là thu nhập thường xuyên

của họ Mức thu nhập của những khách hàng này thường khá cao và tương đối ổnđịnh vì ngân hàng phải phân tích tình hình thu nhập của khách hàng trước khi quyếtđịnh cho vay Bên cạnh đó, những đối tượng có thu nhập thấp thường có nhu cầutín dụng không cao, chỉ xuất hiện nhằm thỏa mãn nhu cầu giao dịch để cân đối thunhập và chi tiêu Những cá nhân có thu nhập trung bình và thu nhập cao thường có

Trang 9

nhu cầu tín dụng cao hơn để tài trợ một cách linh hoạt cho chi tiêu, mà vẫn cókhoản vốn để đầu tư nhằm tăng thu nhập

Cho vay tiêu dùng thường có rủi ro rất cao Rủi ro tín dụng trong cho vay

tiêu dùng thường được chia thành 2 loại:

- Rủi ro không hoàn trả nợ đúng hạn: là những tổn thất xảy ra khi khách

hàng không trả các khoản nợ đúng hạn theo như hợp đồng đã kí kết giữa ngân hàng

và khách hàng

- Rủi ro không có khả năng trả nợ: là những tổn thát xảy ra trong trường hợp

khách hàng không trả hoặc không trả đầy đủ gốc và lãi cho ngân hàng Hậu quả củaloại rủi ro này là ngân hàng bị mất một phần hoặc toàn bộ số vốn vay Những tổnthất loại rủi ro này gây ra rất khó dự kiến trước và ảnh hưởng rất lớn đến hoạt độngcủa ngân hàng

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến rủi ro trong hoạt động tín dụng tiêu dùngcủa ngân hàng Khi khách hàng cá nhân vay tiền để chi tiêu cho các nhu cầu tiêudùng thì có thể không kiểm soát được việc chi tiêu của mình, dẫn tới việc lạm chi,chi tiêu cho những hàng hoá dịch vụ không thực sự cần thiết, làm tăng gánh nặngtrả nợ, thậm chí có thể vượt quá khả năng trả nợ thực tế Cũng có trường hợp, nếungười vay bị chết, ốm hoặc bị mất việc thì thu nhập của họ giảm sút và khả năng trả

nợ kém, khiến ngân hàng rất khó thu được nợ Đặc biệt, khi khách hàng vay sửdụng vốn vay không đúng mục đích và ngân hàng không kiểm soát được cũng rất

dễ dẫn đến tình trạng khách hàng bị mất khả năng thanh toán

Ngoài ra, nếu ngân hàng không có quy trình tín dụng chặt chẽ, không có đủnhững thông tin về khách hàng, chất lượng đội ngũ nhân viên không cao… cũng lànguyên nhân dẫn đến rủi ro trong hoạt động cho vay tiêu dùng

Chính vì vậy, để hạn chế bớt rủi ro cho ngân hàng, trong cho vay tiêu dùng,khách hàng thường phải có tài sản bảo đảm Tài sản đảm bảo có thể là thu nhập, làlương của khách hàng, tài sản đảm bảo hình thành từ chính món vay đó, hoặc là tài

Trang 10

vay tối đa bằng 60 – 80% giá trị tài sản đảm bảo Ngoài ra, ngân hàng thường yêucầu người vay phải mua bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm hànghóa đã mua…

1.2.3 Phân loại cho vay tiêu dùng

Cho vay tiêu dùng là một trong những hoạt động tín dụng đa dạng nhất củangân hàng Vì vậy, hoạt động này có thể được phân loại theo rất nhiều tiêu thứcnhư mục đích sử dụng vốn, cách thức hoàn trả, hình thức cấp tín dụng và hình thứctài sản đảm bảo…

1.2.3.1 Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn của khách hàng

- Cho vay tiêu dùng cư trú (Residential Mortgage Loan):

Đây là các khoản cho vay nhằm tài trợ nhu cầu mua sắm, xây dựng hoặc cảitạo nhà ở của các khách hàng là cá nhân hoặc hộ gia đình

- Cho vay tiêu dùng phi cư trú (Non-residential Mortgage Loan):

Đây là các khoản vay tài trợ cho việc trang trải các chi phí mua sắm phươngtiện, đồ dùng gia đình, chi phí học hành, giải trí, chữa bệnh và du lịch

1.2.3.2 Căn cứ vào cách thức hoàn trả

- Cho vay tiêu dùng trả một lần:

Theo cách thức cho vay này, khách hàng thanh toán cho ngân hàng một lầnkhi đến hạn Các khoản vay thường có giá trị nhỏ và thời hạn cho vay không dài

- Cho vay trả góp

Đây là hình thức tín dụng tiêu dùng trong đó người đi vay trả nợ gồm số tiềngốc và lãi cho ngân hàng làm nhiều lần, theo những kỳ hạn nhất định trong suốtthời gian được cấp tín dụng Cách thức cho vay này áp dụng đối với các khoản vay

có giá trị lớn hoặc thu nhập định kỳ của người vay không đủ khả năng thanh toán hếtmột lần số nợ vay Thông thường, ngân hàng yêu cầu người đi vay phải thanh toántrước một phần giá trị của tài sản mua sắm, phần còn lại ngân hàng sẽ cho vay

- Cho vay tuần hoàn

Trang 11

Cho vay tuần hoàn là khoản cho vay trong đó ngân hàng cho phép kháchhàng sử dụng thẻ tín dụng Trong thời gian thoả thuận, căn cứ vào nhu cầu chi tiêu

và thu nhập từng kỳ, khách hàng thực hiện vay và trả nợ nhiều kỳ một cách tuầnhoàn theo một hạn mức tín dụng

1.2.3.3 Căn cứ vào hình thức đảm bảo

Cho vay tiêu dùng là loại hình tín dụng có rủi ro cao, vì vậy, khi ngân hàngcho khách hàng vay thường yêu cầu có tài sản đảm bảo Căn cứ theo hình thức đảmbảo, cho vay tiêu dùng được chia thành 3 loại:

- Cho vay đảm bảo bằng lương hay thu nhập

Đây là loại hình cho vay không cần có tài sản đảm bảo, mà ngân hàng chovay dựa trên thu nhập của khách hàng Đối tượng khách hàng của loại hình tín dụngnày là các khách hàng có việc làm ổn định, thu nhập ngoài việc đủ trang trải các chitiêu thường xuyên còn có đủ tích luỹ để trả nợ vay (ví dụ như công nhân viênchức…

Số tiền vay được quyết định dựa trên nhu cầu vay, thu nhập ròng thườngxuyên của khách hàng, mức cho vay tối đa của ngân hàng Khi nhận tiền vay, kháchhàng phải cam kết nếu không trả được nợ đến hạn, thường là quá 3 kỳ trả nợ, ngânhàng có quyền nhận lương của khách hàng để thu nợ

- Cho vay cầm cố, thế chấp

Đây là loại hình cho vay cần có tài sản đảm bảo Thời hạn cho vay được quyđịnh căn cứ theo loại, tính chất, điều kiện bảo quản của tài sản và thường tương đốingắn Mức cho vay xác định căn cứ vào giá trị, khả năng tiêu thụ trên thị trường,khả năng bảo quản của tài sản cầm cố nhưng tối đa không quá 80% giá trị thịtrường của tài sản tại thời điểm cầm cố

Nếu tài sản cầm cố là giấy tờ có giá, thời hạn cầm cố ngắn hơn thời gian lưuhành còn lại của giấy tờ có giá một thời gian nhất định (thường là 15 ngày), tối đakhông quá 12 tháng Mức cho vay của ngân hàng thường được tính trên giá trị đáo

Trang 12

MCV = GDH x (1 – TLH x LCV)

Trong đó:

MCV: Mức cho vay tối đa

GDH: Giá trị đến hạn thanh toán của giấy tờ có giá

TLH :Thời gian lưu hành còn lại của giấy tờ có giá

LCV : Lãi suất cho vay

- Cho vay có bảo đảm bằng tài sản hình thành từ khoản vay

Hình thức này áp dụng chủ yếu đối với tài sản có giá trị lớn, thời gian sửdụng dài như cho vay sửa chữa, mua nhà, mua quyền sử dụng đất, cho vay muasắm phương tiện đi lại…Mức cho vay của ngân hàng trong hình thức này phụ thuộcvào tình hình tài chính, khả năng trả nợ của khách hàng, giá trị tài sản mua sắm,mức tối đa thường từ 50 - 60% giá trị tài sản mua sắm

1.2.3.4 Căn cứ vào hình thức cấp tín dụng

- Cho vay tiêu dùng gián tiếp (Indirect Consumer Loan):

Đây là hình thức tín dụng trong đó ngân hàng mua các khoản nợ phát sinh donhững công ty bán lẻ đã bán chịu hàng hoá hay dịch vụ cho người tiêu dùng

Sơ đồ 1.3: Quy trình cho vay tiêu dùng gián tiếp

(1) Ngân hàng và doanh nghiệp bán lẻ kí hợp đồng mua bán nợ Trong hợpđồng, ngân hàng thường đưa ra các điều kiện về đối tượng khách hàng được bánchịu, số tiền được bán chịu và loại tài sản được bán chịu

Người tiêu dùng

(3)

(1) (4) (5)

Trang 13

(2) Doanh nghiệp bán lẻ và người tiêu dùng ký hợp đồng mua bán chịu hànghoá Thông thường, người tiêu dùng phải trả trước một phần giá trị hàng hoá.

(3) Doanh nghiệp bán lẻ giao tài sản cho người tiêu dùng

(4) Doanh nghiệp bán lẻ bán bộ chứng từ bán chịu hàng hoá cho ngân hàng.(5) Ngân hàng thanh toán tiền cho doanh nghiệp bán lẻ

(6) Người tiêu dùng thanh toán tiền trả góp cho ngân hàng

Theo quy trình này, có thể thấy cho vay tiêu dùng gián tiếp có một số ưuđiểm như ngân hàng có thể tăng doanh số cấp tín dụng, tiết kiệm được chi phí khicấp tín dụng Cho vay tiêu dùng gián tiếp là nguồn gốc của việc mở rộng mối quan

hệ với khách hàng và các hoạt động khác của ngân hàng

Tuy nhiên, đối với hình thức tín dụng này, ngân hàng không trực tiếp tiếpxúc với khách hàng, không kiểm soát được quá trình mua bán chịu hàng hoá củakhách hàng và doanh nghiệp bán lẻ Hơn nữa, nghiệp vụ cho vay tiêu dùng có tínhphức tạp cao nên nếu để doanh nghiệp bán lẻ tự cho vay thì sẽ có rủi ro

Do những hạn chế này mà các NHTM còn chưa thực sự chú trọng đến chovay tiêu dùng gián tiếp Những NHTM tham gia vào hoạt động này đều có cơ chếkiểm soát tín dụng hết sức chặt chẽ

- Cho vay tiêu dùng trực tiếp (Direct Consumer Loan):

Đây là các khoản tín dụng tiêu dùng mà ngân hàng trực tiếp tiếp xúc và cấptín dụng cho khách hàng cũng như thu nợ trực tiếp từ khách hàng

Sơ đồ 1.4: Quy trình cho vay tiêu dùng trực tiếp

Người tiêu dùng

(2) (3)

(1)

Trang 14

(1) Ngân hàng và người tiêu dùng ký hợp đồng tín dụng

(2) Người tiêu dùng trả trước một phần số tiền mua hàng cho DN bán lẻ(3) Ngân hàng thanh toán số tiền còn thiếu cho doanh nghiệp bán lẻ

(4) Doanh nghiệp bán lẻ giao tài sản cho người tiêu dùng

(5) Người tiêu dùng thanh toán nợ vay cho ngân hàng

Hình thức cho vay tiêu dùng trực tiếp cho phép ngân hàng có thể quản lýđược chất lượng các khoản vay, hạn chế được rủi ro Sở dĩ NHTM có thể làm đượcđiều này là do đội ngũ cán bộ nhân viên của ngân hàng được đào tạo chuyên môn

và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực tín dụng, vì vậy, các quyết định cho vaycủa ngân hàng thường có chất lượng cao hơn so với doanh nghiệp Mặt khác, cácnhân viên ngân hàng có xu hướng chú trọng đến việc tạo ra các khoản tín dụng cóchất lượng tốt, trong khi các nhân viên của doanh nghiệp bán lẻ lại chú trọng đếnviệc bán được nhiều hàng hoá hoặc trong một số trường hợp do quyết định nhanh,các doanh nghiệp bán lẻ có thể từ chối cấp tín dụng đối với khách hàng tốt củangân hàng

Ngoài ra, so với cho vay tiêu dùng gián tiếp, cho vay tiêu dùng trực tiếp cònlinh hoạt hơn vì khi khách hàng có quan hệ tín dụng trực tiếp với ngân hàng, ngânhàng còn có thể giới thiệu cho khách hàng các dịch vụ ngân hàng bán lẻ khác, phùhợp với nhu cầu của khách hàng

1.2.4 Vai trò của hoạt động cho vay tiêu dùng

1.2.4.2 Đối với khách hàng

Có thể nói, tiêu dùng là nhu cầu tất yếu của con người, đã là con người trong

xã hội và trong thời đại nào thì cũng không thể không có nhu cầu về ăn, mặc, ở, đilại…Nếu trong hoàn cảnh khó khăn con người chỉ có nhu cầu ăn no mặc ấm thìtrong điều kiện kinh tế phát triển hơn nhu cầu đó chuyển dần thành ăn ngon mặcđẹp Trong điều kiện hiện nay, khi đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao,nhu cầu tiêu dùng của nhiều cá nhân đang tăng lên, đặc biệt với các hàng hoá có giá

Trang 15

trị lớn như ô tô, xe máy, mua sắm nhà cửa Cho vay tiêu dùng đem lại cơ hội chokhách hàng thoả mãn những nhu cầu thiết yếu cũng như xa xỉ đó

Khách hàng là người hưởng lợi trực tiếp khi sử dụng các sản phẩm cho vaytiêu dùng của ngân hàng Họ có thể được hưởng các tiện ích ngay khi chưa tích lũy

đủ tiền để trang trải cho các nhu cầu mua sắm, chi tiêu, đặc biệt, trong trường hợp

cá nhân hộ gia đình có nhu cầu chi tiêu mang tính cấp bách như chi tiêu cho giáodục và y tế Mặt khác, người tiêu dùng hiện đại cũng biết cách thoải mãn nhu cầucủa mình ngay cả khi chưa tích luỹ đủ tiền thông qua cho vay tiêu dùng Nếu kháchhàng đợi đến khi tích luỹ đủ tiền thì rõ ràng nhu cầu của họ được thoả mãn nhưngkhoảng thời gian để họ thoả mãn đã giảm đi đáng kể, ngoài ra, còn chưa tính đếnkhả năng trượt giá Sự phát triển của hoạt động cho vay tiêu dùng cũng đồng nghĩavới việc người tiêu dùng sẽ càng có nhiều cơ hội để thoả mãn những nhu cầu củamình Vì vậy, cho vay tiêu dùng ngày càng trở nên quen thuộc và đóng vai trò quantrọng trong cuộc sống của người dân

1.2.4.2 Đối với ngân hàng

Nếu cho vay tiêu dùng đem lại cho người tiêu dùng cơ hội để thoả mãnnhững nhu cầu của mình, thì đối với ngân hàng, đó là một nguồn thu nhập đáng kể.Hoạt động cho vay tiêu dùng đã xuất hiện từ lâu trong ngân hàng ở các nước pháttriển và chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng thu của ngân hàng Tiềm năng sinh lợi từcác khách hàng cá nhân là vô hạn vì chừng nào còn có con người thì nhu cầu tiêudùng vẫn luôn tồn tại và không phải tất cả mọi người có thể có nguồn thu nhập đểthoả mãn nhu cầu đó

Bên cạnh đó, trong điều kiện thị trường tín dụng doanh nghiệp đang cạnhtranh mạnh mẽ, hoạt động cho vay tiêu dùng giúp ngân hàng mở rộng quan hệ vớikhách hàng, mở rộng thị trường, đa dạng hoá hoạt động tín dụng Đây là phân đoạnthị trường mà các NHTM có quy mô nhỏ có thể hướng đến và phát triển để mởrộng thị phần của mình

Trang 16

Ngoài ra, mục tiêu hoạt động của các ngân hàng là tối đa hoá lợi nhuận vàphân tán rủi ro, nên cho vay tiêu dùng với đặc điểm có trị giá khoản vay nhỏ và sốlượng món vay lớn sẽ tạo điều kiện nâng cao thu nhập và phân tán rủi ro cho ngânhàng Điều này tạo điều kiện cho sự phát triển bền vững của ngân hàng nói riêng vàcủa thị trường tài chính nói chung

Tuy nhiên, để phát triển cho vay tiêu dùng đòi hỏi số lượng nhân viên vàmạng lưới phục vụ rộng khắp, dẫn đến việc tốn kém chi phí và yêu cầu ngân hàngphải có năng lực quản lý tốt

1.2.4.3 Đối với nền kinh tế

Sự tăng trưởng của một nền kinh tế được thể hiện qua mức cầu tiêu dùnghàng hoá của dân cư và mức sống chung của nhân dân được nâng cao Vì vậy, hoạtđộng cho vay tiêu dùng là tác nhân hỗ trợ tích cực nhằm thúc đẩy chi tiêu của cánhân và hộ gia đình, từ đó kích thích các nhu cầu trong nước, tạo điều kiện thúcđẩy tăng trưởng kinh tế

Trước hết, từ nguồn tài chính mà cho vay tiêu dùng đem đến cho khách hàng

sẽ làm tăng nhu cầu tiêu dùng, từ đó làm gia tăng cầu trong nước trong cơ cấu tổngsản sẩm quốc nội, hạn chế sự phụ thuộc vào cầu từ nước ngoài (hoạt động xuấtkhẩu), do đó thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững

Thứ hai, cho vay tiêu dùng được xem như công cụ chủ đạo nhằm xoá bỏ

vòng luẩn quẩn: thu nhập thấp - tiết kiệm ít - tiêu dùng ít - sản lượng thấp Vớinhững chương trình cho vay tiêu dùng lớn, người dân sẽ có nguồn tài chính mộtcách nhanh chóng để trang trải cho các hoạt động như học tập, chữa bệnh, mua nhà,sửa chữa nhà ở và sắm sửa các đồ dùng gia đình, góp phần cải thiện đời sống vậtchất cũng như tinh thần của nhân dân

Thứ ba, cho vay tiêu dùng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bởi lẽ tiêu dùng tăng,

hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp được mở rộng, tạo ra nhiều công ăn việclàm cho người lao động, từ đó làm tăng thu nhập, tiết kiệm của cá nhân tăng, mởrộng cơ hội huy động vốn và phát triển dịch vụ của các tổ chức tín dụng Thị

Trang 17

trường tài chính được mở rộng sẽ làm tăng khả năng tiếp cận các nguồn vốn đối vớikhách hàng, thúc đẩy sự cạnh tranh trên thị trường, nâng cao chất lượng dịch vụcủa các chủ thể hoạt động cung cấp trên thị trường Sự phát triển bền vững của thịtrường tài chính cũng chính là nền tảng cho sự tăng trưởng bền vững của nền kinhtế.

1.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động cho vay tiêu dùng của các NHTM

1.3.1 Nhân tố khách quan

1.3.1.1 Môi trường pháp lý

Một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh là cơ sở để phát triển thị trường tín dụng

an toàn, thúc đẩy các tổ chức tài chính cung cấp dịch vụ tài chính chất lượng caocho dân cư, đảm bảo quyền lợi cho cả ngân hàng và khách hàng

Cho vay tiêu dùng là hoạt động đem lại lợi nhuận cao nhưng rủi ro lớn, sốlượng món vay nhiều và chất lượng thông tin về khách hàng không cao Chính vìvậy, yêu cầu về một môi trường pháp lý hoàn thiện để điều chỉnh hoạt động chovay tiêu dùng là rất cần thiết

Hoạt động cho vay tiêu dùng hiện nay thường được điều chỉnh bởi các vănbản pháp luật về hoạt động của các tổ chức tín dụng, quy chế cho vay

1.3.1.2 Môi trường kinh tế

Môi trường kinh tế là một trong những yếu tố tác động mạnh đến nhu cầuvay tiêu dùng của người dân Cho vay tiêu dùng là hoạt động có tính nhạy cảm theochu kỳ kinh tế Doanh số cho vay tiêu dùng tăng lên khi nền kinh tế phát triển, khingười dân cảm thấy an tâm về tương lai cũng như nhìn thấy được những nguồn thuđem lại khả năng chi trả cho những nhu cầu trong hiện tại Sự ổn định về kinh tế,đặc biệt là ổn định về lạm phát, giá cả, lãi suất, tỷ giá hối đoái làm cho các ngânhàng yên tâm khi cho vay vốn,

Ngược lại, khi nền kinh tế suy thoái, phát triển không ổn định hoặc tiềm ẩnnguy cơ khủng hoảng kinh tế sẽ hạn chế hoạt động cho vay tiêu dùng của các tổ

Trang 18

dụng và dễ dẫn tới đổ vỡ tín dụng Hơn nữa, thu nhập kỳ vọng trong tương lai củangười dân trở nên bấp bênh, người tiêu dùng không dự đoán và kiểm soát đượcnhững thu nhập của mình, do vậy họ phải hạn chế các khoản vay cho tiêu dùngtrong hiện tại

Một nền kinh tế ổn định sẽ là điều kiện thuận lợi để cả các tổ chức tài chính

và khách hàng tham gia vào hoạt động tín dụng tiêu dùng

1.3.1.3 Nhóm khách hàng mục tiêu của hoạt động cho vay tiêu dùng

Đối tượng khách hàng của hoạt động cho vay tiêu dùng là cá nhân và hộ giađình, những người đang có nhu cầu tiêu dùng, mua sắm mà chưa có đủ tích luỹ cầnthiết Hành vi tiêu dùng của nhóm khách hàng này thường bị chi phối bởi nhiều yếu

tố như yếu tố văn hoá, yếu tố xã hội, yếu tố cá nhân và yếu tố tâm lý

Yếu tố văn hoá có ảnh hưởng sâu rộng nhất đối với hành vi của người vay

tiêu dùng, bao gồm các yếu tố nền văn hoá, nhánh văn hoá và tầng lớp xã hội Đốivới nền văn hoá chủ yếu là văn hoá tích luỹ do chịu ảnh hưởng của thời bao cấp vớitâm lý tích luỹ, tiết kiệm, hoạt động cho vay tiêu dùng rất khó phát triển Còn trongnền kinh tế thị trường, người dân không còn có tâm lý tích trữ, tuy vẫn quan tâmđến tiết kiệm nhưng tâm lý tiêu dùng đang thịnh hành trong một bộ phận lớn dân

Nhánh văn hoá cũng ảnh hưởng đến hành vi của người vay tiêu dùng Mỗimột nhóm người trong cùng nhánh văn hoá có những quyết định tương tự nhau, thểhiện tính đồng nhất đặc trưng của nhóm Những người ở những vùng địa lý khácnhau có hành vi tiêu dùng khác nhau

Xã hội thường có sự phân hoá thành các giai tầng như giàu có, trung lưu và

hộ nghèo Mỗi giai tầng khác nhau có sự khác biệt về nhu cầu Nhu cầu vay tiêudùng của nhóm hộ nghèo tập trung chủ yếu dành cho các nhu cầu thiết yếu, trị giánhỏ; nhu cầu vay tiêu dùng của nhóm trung lưu trở lên thường dành cho giáo dục,các khoản nâng cấp và sửa chữa nhà…

Trang 19

Yếu tố xã hội bao gồm nhóm liên quan, gia đình, vai trò và địa vị Ở những

nơi có thói quen tiêu dùng mạnh hơn sẽ có nhu cầu lớn hơn đối với vay tiêu dùng.Nhu cầu vay tiêu dùng ở thành thị cao hơn so với nông thôn Ở những nhóm xã hội

có trình độ dân trí cao, nhu cầu về hưởng thụ lớn và mức tiêu dùng sẽ cao hơn Giađình cũng là một yếu tố ảnh hưởng mạnh mẽ đến hành vi vay tiêu dùng, bởi lẽquyết định vay tiêu dùng phải được tất cả các thành viên trong gia đình ủng hộ, cònvai trò và vị trí của một cá nhân trong xã hội là một yếu tố xác định khả năng hoàntrả nợ

Yếu tố đặc điểm cá nhân bao gồm tuổi tác, giai đoạn của chu kỳ đời sống,

nghề nghiệp, hoàn cảnh kinh tế, phong cách sống, nhân cách và lẽ sống của conngười Tỷ lệ những người trẻ tuổi có xu hướng vay nợ với tốc độ nhanh hơn so vớinhững người lớn tuổi Giới trẻ giàu có là những khách hàng tiềm năng của các dịch

vụ ngân hàng nói chung và dịch vụ cho vay tiêu dùng nói riêng

Yếu tố tâm lý cũng chi phối hành vi của người tiêu dùng Động cơ vay tiêu

dùng của khách hàng thường là động cơ thúc đẩy khách hàng hưởng thụ và thểhiện Tuy nhiên, các khách hàng khi vay tiêu dùng chủ yếu chỉ lo ngại về yếu tốtâm lý hoặc lo lắng về khả năng trả nợ trong tương lai Khách hàng cá nhân thườngmang nặng tâm lý ngại rủi ro khi giao dịch tiền bạc với khách hàng, ngại phiềnphức, thủ tục Đối với những người có thu nhập cao thường sợ bị lộ thông tin vềthu nhập, còn đối với những người có thu nhập thấp thì lại mặc cảm, không dámgiao dịch

1.3.2 Nhân tố chủ quan

1.3.2.1 Chính sách tín dụng của NHTM

Chính sách tín dụng của NHTM là hệ thống các chủ trương, định hướng, quyđịnh chi phối hoạt động tín dụng do ngân hàng đưa ra nhằm sử dụng hiệu quảnguồn vốn để tài trợ cho các doanh nghiệp, hộ gia đình và cá nhân, từ đó đạt đượcnhững mục tiêu mà ngân hàng đã hoạch định Tùy từng thời kỳ và định hướng phát

Trang 20

triển của ngân hàng trong thời kỳ đó, chính sách tín dụng sẽ được xây dựng chophù hợp

Chính sách tín dụng phản ánh cương lĩnh tài trợ của ngân hàng, cung cấp chonhà quản lý ngân hàng cũng như các cán bộ tín dụng đường lối chỉ đạo cụ thể trongviệc ra quyết định cho vay và xây dựng danh mục cho vay, tạo nên sự thống nhấtchung trong hoạt động tín dụng của ngân hàng Nếu chính sách tín dụng hướng vàođối tượng khách hàng là cá nhân và có những định hướng cụ thể về hoạt động chovay tiêu dùng thì sẽ là điều kiện thuận lợi cho hoạt động này phát triển tại ngânhàng Hơn nữa, hoạt động tín dụng là hoạt động bao trùm của ngân hàng chính vìthế mà chính sách tín dụng đóng một vai trò rất quan trọng trong việc điều chỉnhcác hoạt động tín dụng sao cho nó diễn ra hiệu quả và an toàn nhất

1.3.2.2 Mạng lưới hoạt động của ngân hàng

Chi nhánh được coi là kênh phân phối truyền thống của các NHTM, thôngqua việc xây dựng các trụ sở và hệ thống cơ sở vật chất tại những địa điểm nhấtđịnh Việc cung ứng sản phẩm dịch vụ ngân hàng chủ yếu được thực hiện bằng laođộng thủ công của đội ngũ nhân viên ngân hàng Đối với loại hình sản phẩm tíndụng, khách hàng khi muốn sử dụng sản phẩm sẽ phải đến giao dịch trực tiếp tại trụ

sở hoặc tại quầy giao dịch của chi nhánh Một ngân hàng có mạng lưới chi nhánhrộng khắp cũng đồng nghĩa với việc sẽ có khả năng bán được nhiều sản phẩm dịch

vụ, chiếm lĩnh được thị phần lớn và luôn sẵn sàng cung ứng sản phẩm dịch vụ chokhách hàng

Thực tế ở Việt Nam và trên thế giới cho thấy, các ngân hàng đều có một sốlượng lớn các chi nhánh, hoạt động rộng khắp trong thị trường quốc gia và thậmchí là quốc tế Hoạt động của hệ thống chi nhánh có tính ổn định tương đối cao, antoàn và dễ dàng thu hút khách hàng, thoả mãn được những nhu cầu cụ thể củakhách hàng, từ đó, tạo được hình ảnh của ngân hàng trong mắt khách hàng

Đặc biệt với những hoạt động mà đối tượng khách hàng mục tiêu là cá nhân

và hộ gia đình như cho vay tiêu dùng thì việc có một mạng lưới chi nhánh rộng lớn

Trang 21

sẽ tạo điều kiện cho ngân hàng tiếp xúc được tới mọi tầng lớp dân cư, ở mọi vùnglãnh thổ, khách hàng cũng sẽ tiếp cận với các sản phẩm của ngân hàng một cách dễdàng và nhanh chóng hơn

1.3.2.3 Chất lượng nhân sự

Trình độ chuyên môn của đội ngũ nhân viên ngân hàng, đặc biệt là nhân viêntín dụng là nhân tố rất quan trọng, quyết định chất lượng cũng như khả năng pháttriển hoạt động tín dụng của ngân hàng Ví dụ như trong một ngân hàng không cónhững nhân viên có kinh nghiệm trong việc cho vay bất động sản mà chỉ có nhữngnhân viên chuyên cho vay tiêu dùng thì việc phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng

sẽ thuận lợi hơn bởi hoạt động đó sẽ đem lại an toàn hơn cho ngân hàng Vớinhững nhân viên không có kinh nghiệm trong cho vay tiêu dùng mà trong chínhsách tín dụng lại yêu cầu cung cấp những khoản vay tiêu dùng đa dạng thì ngânhàng đó sẽ gặp khó khăn trong việc quản lý các khỏan vay cũng như rủi ro vềkhông thu hồi được nợ và vỡ nợ là rất cao

Chính vì thế, để hoạt động tín dụng phát triển an toàn, hiệu quả, đặc biệt làhoạt động cho vay tiêu dùng, thì những nhà hoạch định chính sách của ngân hàngtrước tiên phải nắm rõ về cơ cấu của ngân hàng mình, về đội ngũ nhân viên màmình quản lý, từ đó có sự đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ một cách phù hợp,nâng cao chất lượng của đội ngũ nhân sự Đây là động lực chính góp phần vào việcthúc đẩy sự phát triển của hoạt động cho vay tiêu dùng nói riêng và hoạt động tíndụng của ngân hàng nói chung

Trang 22

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI EXIMBANK HÀ NỘI

2.1 Tổng quan về Eximbank Hà Nội

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Eximbank Hà Nội

Ngày 24/05/1989, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng ChínhPhủ) đã ký quyết định số 140/CT thành lập Ngân hàng thương mại cổ phần Xuấtnhập khẩu Việt Nam Tên gọi ban đầu của ngân hàng là Ngân hàng Xuất NhậpKhẩu Việt Nam (Vietnam Export Import Bank – Vietnam Eximbank) Ngân hàngđược Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam cấp giấy phép hoạt động số0011/NH-GP ngày 6 tháng 4 năm 1992 Giấy phép hoạt động được cấp cho thờihạn hoạt động là 50 năm với vốn điều lệ ban đầu là 50.000 triệu đồng Việt Nam.Tại ngày 31 tháng 12 năm 2007, vốn điều lệ của Ngân hàng là 2.800.000 triệuđồng Eximbank được coi là một trong những NHTM cổ phần chuyên doanh vềtiền tệ, tín dụng và dịch vụ ngân hàng, với hoạt động chủ yếu là phục vụ sản xuất,chế biến hàng xuất nhập khẩu và kinh doanh xuất nhập khẩu

Hội sở chính của Ngân hàng đặt tại số 7 đường Lê Thị Hồng Gấm, quận 1,thành phố Hồ Chí Minh Ngân hàng có 1 Sở giao dịch, 27 chi nhánh và 36 phònggiao dịch trên cả nước Hiện nay, ngân hàng đã thiết lập quan hệ đại lý với hơn 720ngân hàng ở tại 65 quốc gia trên thế giới

Là chi nhánh ngân hàng cấp I của Eximbank Việt Nam, Eximbank Hà Nộiđược thành lập theo quyết định số 195/EIB/VP ngày 10/08/1992 của Chủ tịch Hộiđồng quản trị Eximbank Cùng với văn bản số 002/GCT được Ngân hàng Nhà nướcViệt Nam thông qua ngày 22/09/1992 và giấy phép đặt văn phòng của chi nhánh số0503/GP UBND thành phố Hà Nội, chi nhánh Hà Nội chính thức đi vào hoạt độngngày 27/11/1992 Trụ sở chính của chi nhánh được đặt tại số 19 Trần Hưng Đạo,quận Hoàn Kiếm, Hà Nội

Trang 23

Chi nhánh Eximbank Hà Nội được tổ chức theo phân cấp uỷ quyền củaEximbank Việt Nam Hiện nay, chi nhánh có 177 cán bộ công nhân viên, được tổchức thành 6 phòng và 5 tổ nghiệp vụ Eximbank Hà Nội có nhiệm vụ mở rộngphạm vi hoạt động của Eximbank tại các tỉnh miền Bắc, cụ thể là phục vụ cácchương trình kinh tế - xã hội và đẩy mạnh công cuộc đầu tư cho lĩnh vực sản xuất,chế biến hàng xuất khẩu

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của Eximbank Hà Nội

(Nguồn: Eximbank Hà Nội)

Ban Giám đốc

Các phòng nghiệp vụ Phòng Tín dụng

Các tổ nghiệp vụ

Tổ tiết kiệm Phòng giao dịch

Hàng Than

Phòng giao dịch Bạch Mai

Phòng giao dịch Phố Vọng

Phòng giao dịch Tây Hồ

Phòng giao dịch Xuân Diệu Phòng giao dịch Hàng Bông

Trang 24

2.1.2 Môi trường kinh doanh của Eximbank Hà Nội

2.1.2.1 Tình hình kinh tế xã hội trên địa bàn Hà Nội

Năm 2007 khép lại với rất nhiều sự kiện quan trọng trong và ngoài nước tácđộng đến nền kinh tế Việt Nam Nổi bật nhất đó là việc Việt Nam đã tròn một nămtham gia tổ chức thương mại thế giới WTO và bắt đầu thực hiện các cam kết gianhập Cùng với đó là các dòng tiền đầu tư nước ngoài đổ mạnh mẽ vào Việt Nam,đáng chú ý là nguồn kiều hối chuyển về nước đạt tới 5 tỷ USD Nền kinh tế đấtnước tăng trưởng ở mức cao đạt 8,2%, tuy nhiên, tỷ lệ lạm phát cũng tăng cao nhấttrong thập kỷ qua (trên 12%)

Bên cạnh đó, sự biến động của thị trường thế giới, đặc biệt là sự biến động

về giá vàng, giá dầu và lãi suất đồng USD cũng ảnh hưởng không nhỏ tới nền kinh

tế Việt Nam nói chung và lĩnh vực tài chính – ngân hàng nói riêng Trong năm quanhằm ngăn chặn sự suy thoái của nền kinh tế Hoa Kỳ, Cục dự trữ Liên bang Mỹ(FED) đã ba lần hạ lãi suất đồng đôla Mỹ và từ 5,25% xuống còn 4,25% vào thờiđiểm hiện tại Để tạo sự linh hoạt cho các NHTM trong nước phản ứng linh hoạtvới sự biến động mạnh mẽ của đồng USD trên thị trường, NHNN Việt Nam cũng

đã 02 lần nới rộng biên độ tỷ giá từ 0,25% lên 0,75%

Năm 2007 cũng được đánh giá là năm thành phố Hà Nội có tốc độ phát triểnkinh tế xã hội cao nhất trong 10 năm qua GDP của Hà Nội ước tăng 12,1% Khuvực đầu tư nước ngoài và kinh tế ngoài nhà nước ở lĩnh vực công nghiệp tăngtrưởng caotrên dưới 30% Thành phố đã hoàn thành trong năm nay việc sắp xếp, cổphần hóa 20 doanh nghiệp, xuất khẩu trên địa bàn tăng đến 20%, tổng giá trị đạttrên 4 tỷ USD Thành phố đã đón trên 1,2 triệu khách du lịch, giá trị tăng thêm củadịch vụ tài chính ngân hàng cũng ở mức kỷ lục hơn 20%

Hà Nội cũng là một trong 2 địa phương dẫn đầu về thu hút vốn đầu tư trựctiếp nước ngoài (FDI) với 290 dự án và tổng vốn đăng ký 1,7 tỷ USD Hiện trên1.600 văn phòng đại diện nước ngoài có trụ sở ở Hà Nội Năm 2008, thành phố đặtmức phấn đấu tăng trưởng kinh tế từ 12,5-13%

Trang 25

2.1.2.2 Hoạt động của các NHTM trên địa bàn

* Đánh giá mạng lưới hoạt động của các NHTM trên địa bàn:

Mạng lưới hoạt động của các NHTM trên địa bàn tương đối nhiều và tậptrung hầu hết các NHTM quốc doanh và NHTM cổ phần Có thể nhận thấy xuhướng của các NHTM cổ phần đang mở rộng mạng lưới hoạt động rộng khắp trênđịa bàn thành phố, vì vậy sự cạnh tranh giữa các ngân hàng trên địa bàn ngày cànggay gắt

Mạng lưới hoạt động của chi nhánh Eximbank Việt Nam trên địa bàn Hà Nộihiện còn mỏng so với các NHTM quốc doanh khác, nhưng ngân hàng đang có địnhhướng phát triển mạnh về số lượng các chi nhánh và phòng giao dịch trong năm2008

* Đánh giá các hoạt động của các NHTM khác trên địa bàn:

- Về huy động vốn: Các NHTM trên địa bàn, đặc biệt các NHTM cổ phần cóchính sách huy động vốn với lãi suất cao và đưa ra nhiều sản phẩm huy động mới,khuyến mãi hấp dẫn đã ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng huy động vốn của chinhánh Trong năm 2007, Eximbank tuy đã cố gắng đưa ra nhiều các sản phẩm huyđộng vốn nhưng nhìn chung các sản phẩm này vẫn chưa thực sự đa dạng, lãi suấtthiếu tính cạnh tranh Tuy nhiên, với kinh nghiệm và uy tín của chi nhánh trên địabàn, hoạt động huy động vốn của chi nhánh vẫn duy trì được mức tăng trưởng caotrong năm 2007

- Về tín dụng: Các NHTM trên địa bàn đã và đang triển khai mạnh các sảnphẩm tín dụng bán lẻ, phục vụ nhu cầu của khách hàng cá nhân, các doanh nghiệpvừa và nhỏ Sự tăng trưởng tín dụng của chi nhánh trong năm 2007 vẫn chủ yếu làcác doanh nghiệp lớn, có hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu Tuy nhiên, chinhánh cũng xác định trong năm 2008, việc phát triển tín dụng bán lẻ có ý nghĩaquan trọng với chi nhánh để tăng trưởng thị phần và chiếm lĩnh thị trường

- Về dịch vụ: Các dịch vụ thanh toán quốc tế, kinh doanh tiền tệ chỉ tập trung

Trang 26

yếu thực hiện huy động vốn, cung cấp các dịch vụ chuyển tiền trong nước, cầm cốgiấy tờ có giá, các dịch vụ thẻ Đây cũng là lợi thế và thế mạnh của chi nhánh trongtăng trưởng tín dụng tài trợ thương mại và các dịch vụ cung cấp cho các doanhnghiệp có hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu Tuy nhiên, ngoài các dịch vụtruyền thống, các NHTM đã và đang phát triển các dịch vụ ngân hàng hiện đại như:Internetbanking, homebanking Điều này đòi hỏi Eximbank nỗ lực phát triển vàhoàn thiện các sản phẩm mới để chi nhánh có thể tăng trưởng mà mở rộng dịch vụ.

2.1.3 Tình hình hoạt động kinh doanh của Eximbank Hà Nội

2.1.3.1 Hoạt động huy động vốn

Trước những biến động về giá huy động vốn trên thị trường, Eximbank HàNội đã chủ động áp dụng chính sách lãi suất linh hoạt trên cơ sở cung - cầu vốn thịtrường, tích cực cải thiện sự chênh lệch lãi suất cho vay – huy động cũng như lãisuất giữa VNĐ và các loại ngoại tệ khác Nhiều công cụ huy động vốn mới đã được

áp dụng như lãi suất bậc thang, các loại hình tiết kiệm dự thưởng với chương trìnhkhuyến mại hấp dẫn Chính sự linh hoạt và chủ động trong việc điều chỉnh lãi suất

đã góp phần giảm tối thiểu tác động của thị trường tới việc huy động vốn, nâng caohiệu quả kinh doanh của ngân hàng

Tổng vốn huy động của Eximbank Hà Nội năm 2007 đạt trên 2000 tỷ đồng,tăng 25,3% so với năm 2006 và 46,56% so với năm 2005 Nguồn vốn huy động củaEximbank Việt Nam vẫn chủ yếu là từ nguồn tiền gửi tiết kiệm trong dân cư vànguồn vốn đi vay từ các tổ chức tín dụng khác Ngoài ra, cổ phiếu Eximbank trênthị trường OTC cũng là một trong những cổ phiếu ngân hàng được sự quan tâm lớncủa nhà đầu tư, vì vậy, chi nhánh cũng huy động được một lượng vốn đáng kểthông qua việc phát hành thêm cổ phiếu

Trang 27

Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn tại Eximbank Hà Nội

(Đơn vị: Tỷ đồng)

(Nguồn: Phòng Tín dụng Eximbank Hà Nội) 2.1.3.2 Hoạt động sử dụng vốn

Tính đến 31/12/2007, tổng tài sản có của Eximbank Hà Nội đạt 2129,31 tỷđồng, tăng 23,06% so với năm 2006

Bảng 2.2: Hoạt động sử dụng vốn của Eximbank Hà Nội

(Nguồn: Phòng kinh doanh tổng hợp Eximbank Hà Nội)

Những biến động giảm trong hoạt động sử dụng vốn chủ yếu nằm ở ngânquỹ và tiền gửi tại NHNN và các tổ chức tín dụng Tồn quỹ giảm chủ yếu là dogiảm khối lượng đá quý mà ngân hàng nắm giữ Năm 2006, ngân hàng nắm giữkhối lượng đá quý với giá trị gần 56 tỷ đồng thì đến cuối năm 2007, con số này là15,2 tỷ Đồng thời, ngân hàng cũng giảm lượng tiền gửi VNĐ tại các tổ chức tíndụng để bù đắp tình trạng thiếu hụt tiền đồng vào cuối năm 2007

Hoạt động tín dụng

Eximbank Hà Nội đã hướng hoạt động tín dụng trong năm theo mục đích

Trang 28

hạn, nợ xấu phát sinh Ngân hàng tiếp tục đẩy mạnh cho vay đối với các doanhnghiệp vừa và nhỏ, tài trợ xuất nhập khẩu, mở rộng hạn mức tín dụng đối với kháchhàng có uy tín, tiếp tục tạo sự gắn kết giữa hoạt động tín dụng và tài trợ thanh toánxuất nhập khẩu qua nghiệp vụ xuất nhập khẩu trọn gói Trong năm 2007, Eximbank

Hà Nội đang đi sâu vào khai thác hoạt động cho vay tiêu dùng, đa dạng hoá sảnphẩm, góp phần làm cho hoạt động tín dụng bán lẻ của ngân hàng phát triển mạnhmẽ Tất cả đã thúc đẩy hoạt động tín dụng của ngân hàng trong năm 2007 tăngtrưởng khá nhưng vẫn đảm bảo an toàn

Tăng trưởng tín dụng của Eximbank Hà Nội ở mức cao, tăng 71,69% so vớinăm 2006 Sự tăng trưởng này đồng đều đối với tín dụng ngắn hạn và tín dụngtrung và dài hạn Tỷ lệ nợ quá hạn giảm mạnh qua các năm, chỉ chiếm một tỷ lệ rấtnhỏ so với tổng dư nợ, tỷ trọng nợ xấu/ tổng dư nợ là 0,86%

2.1.3.3 Các dịch vụ chính

* Hoạt động thanh toán quốc tế

Hoạt động thanh toán quốc tế là thế mạnh truyền thống của Eximbank từtrước tới nay Với đội ngũ cán bộ nhân viên nhiệt tình, có trình độ, chuyên mônsâu, Eximbank Hà Nội luôn sẵn sàng phục vụ, hướng dẫn tư vấn khách hàng tronglĩnh vực thanh toán quốc tế Không chỉ vậy, ngân hàng còn không ngừng đa dạngcác sản phẩm dịch vụ nhằm đáp ứng hơn nữa nhu cầu của khách hàng với phươngchâm “Tất cả vì sự thành đạt của khách hàng” và chất lượng dịch vụ ngày càng cao

* Hoạt động kinh doanh thẻ

Trong vài năm trở lại đây, thị trường thẻ của Việt Nam có sự cạnh tranh

quyết liệt Tuy nhiên, với chính sách kinh doanh thích hợp, hoạt động kinh doanhthẻ của Eximbank Hà Nội có tốc độ phát triển cao Năm 2005, doanh số phát hànhthẻ Eximbank Master Card và Visa Card đạt 19,52 tỷ đồng, tăng 27% so với năm2004; doanh số thanh toán thẻ quốc tế là 1,21 triệu USD Năm 2006, doanh sốthanh toán thẻ là 1,39 triệu USD; phát hành 671 thẻ quốc tế và 1721 thẻ nội địa Sốlượng thẻ thanh toán quốc tế phát hàng năm 2007 tăng 4% so với cùng kỳ năm

Trang 29

2006 Hiện nay, Eximbank Hà Nội đnag tiếp tục nâng cấp và tăng cường năng lựccủa hệ thống, trang bị thêm các máy rút tiền tự động ATM, mở rộng mạng lưới đơn

vị chấp nhận thẻ

* Hoạt động kinh doanh ngoại tệ

Eximbank Hà Nội là NHTM cổ phần hàng đầu trên địa bàn về lĩnh vực kinhdoanh ngoại tệ Eximbank là một trong số ít các NHTM được phép thực hiện thíđiểm nghiệp vụ Option giữa ngoại tệ và VND cũng như nghiệp vụ mua bán ngoại

tệ mặt theo tỷ giá thoả thuận Hiện nay, chi nhánh cũng cung cấp miễn phí chokhách hàng bản tin dự báo tỷ giá ngoại tệ, vàng và áp dụng cơ chế mua bán linhhoạt, trực tiếp với khách hàng có nhu cầu theo diễn biến cung cầu của thị trường.Hoạt động kinh doanh ngoại tệ của chi nhánh không ngừng tăng trưởng với tốc độkhá cao, từ 25 – 33% một năm Năm 2007, doanh số mua bán ngoại tệ củaEximbank Hà Nội đạt 539,09 triệu đồng, tăng 32,5% so với năm 2006 và tăng gần40% so với năm 2005

Bảng 2.3: Tình hình hoạt động kinh doanh ngoại tệ

(Đơn vị: triệu USD)

Tổng số mua – bán ngoại tệ 244,55 324,27 406,86 539,09

( Nguồn: Phòng kinh doanh tổng hợp Eximbank Hà Nội)

* Quan hệ đối ngoại

Quan hệ đại lý với các ngân hàng nước ngoài thường xuyên được củng cố vàphát triển về mặt số lượng lẫn chất lượng, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho cácmảng nghiệp vụ khác của chi nhánh Tính đến cuối năm 2007, Eximbank Hà Nội

đã có quan hệ đại lý với gần 700 ngân hàng tại 69 quốc gia

* Đào tạo nguồn nhân lực và phát triển mạng lưới

Trong năm qua, Chi nhánh đã làm tốt công tác mở rộng mạng lưới hoạt độngtrên địa bàn, mở thêm được 04 điểm giao dịch, nâng cao chất lượng phục vụ và

Trang 30

khách hàng Bên cạnh đó, vấn đề đào tạo nguồn nhân lực luôn được Ban lãnh đạoChi nhánh ưu tiên, nhằm tăng cường cán bộ đủ về số lượng và đáp ứng yêu cầu vềchất lượng Công tác đào tạo cán bộ được chú trọng với việc cử cán bộ tham giacác khóa đào tạo nghiệp vụ và kỹ năng do Eximbank Việt Nam, các ngân hàng đốitác tổ chức cũng như mời giảng viên về đào tạo cho cán bộ ngay tại chi nhánh.

2.1.3.4 Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh

Bảng 2.4: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

(Đơn vị: Triệu đồng)

Chỉ tiêu

% tăng giảm

1 Thu lãi cho vay 52450.06 58868.82 104986.65 78.34

2 Thu lãi tiền gửi, đầu tư 38454.65 62463.91 55761.53 -10.73

Lợi nhuận trước thuế -34833.13 23194.56 27704.44 19.44

(Nguồn: Phòng Kinh doanh tổng hợp – Eximbank Hà Nội)

* Phân tích doanh thu

Tổng thu nhập năm 2006 tăng so với 2005 là 23,97%, đặc biệt năm 2007tăng so với năm 2006 là 34,26% Sự gia tăng này chủ yếu là do nguồn thu nhập từcho vay và lãi tiền gửi, đầu tư

Trang 31

Thu nhập chính của ngân hàng là nguồn thu từ lãi vay và thu lãi tiền gửi, đầu

tư, trong đó, thu lãi cho vay chiếm tới 57,94% và thu lãi tiền gửi, đầu tư chiếm30,77% tổng thu nhập của ngân hàng Thu lãi cho vay tăng 78,34% so với năm

2006, tương đương với 46,11 tỷ đồng Thu lãi từ tiền gửi năm 2007 giảm 10,73%

so với năm 2006, do ngân hàng giảm tiền gửi tại NHNN và các tổ chức tín dụngkhác để đảm bảo nhu cầu về tiền đồng cuối năm 2007

Năm 2007, thu nhập từ phí dịch vụ và lãi từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ,vàng cũng tăng mạnh so với năm 2006 Phí và hoa hồng bao gồm phí nhận được từdịch vụ thanh toán, dịch vụ ngân quỹ, phí từ các khoản bảo lãnh và các dịch vụkhác Điều này chứng tỏ các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng ngày càng đượckhách hàng ưa thích và sử dụng nhiều hơn Sự biến động về tỷ giá cũng như giávàng trên thị trường năm 2007 đã tạo ra nguồn thu nhập lớn cho ngân hàng Với độingũ cán bộ nhân viên có chuyên môn nghiệp vụ tốt về hoạt động thanh toán quốc tếcũng như ngoại tệ, chi nhánh đã nắm bắt được những cơ hội và đạt được lợi nhuậncao Lãi gộp từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ tăng tới 84,56 % so với năm 2006

* Phân tích chi phí

Chi trả lãi huy động là khoảng mục lớn nhất trong tổng chi của ngân hàng,chiếm tới 89,88% tổng chi phí và tăng 50,19% so với năm 2006 Mặt bằng lãi suấthuy động của các NHTM ở Việt Nam năm 2007 đều tăng, do lạm phát năm 2007 ởmức cao nhất trong vòng 10 năm trở lại đây Yếu tố khách quan này đã ảnh hưởngđến hoạt động thu hút tiền gửi của chi nhánh Để cạnh tranh với các NHTM khác,Eximbank cũng phải tiến hàng tăng lãi suất huy động

Chi phí cho dịch vụ ngân hàng giảm dần theo các năm, do hoạt động của chinhánh đã đi vào ổn định và chi phí cho hồ sơ, nhân sự cũng như đầu tư cho côngnghệ giảm Tuy nhiên, chi phí quản lý chung tăng là do ngân hàng thực hiện việctăng lương cho nhân viên Chi nhánh cũng thực hiện tiết kiệm tối đa các nguồn chiphí khác, giảm tới 96.37% so với năm 2006

Trang 32

Lợi nhuận sau thuế của chi nhánh năm 2007 đạt hơn 19 tỷ đồng, nếu tính cảmức trích lập dự phòng rủi ro năm 2007 là 3,012 tỷ đồng thì lợi nhuận của chinhánh đạt hơn 22 tỷ đồng Có được thành quả này là nhờ kết hợp sự chỉ đạo vàđịnh hướng đúng đắn của ban lãnh đạo cũng như sự cố gắng và nỗ lực của toàn bộđội ngũ nhân viên chi nhánh.

Bảng 2.5: Một số chỉ tiêu hoạt động của Eximbank Hà Nội

(Nguồn: Phòng Kinh doanh tổng hợp – Eximbank Hà Nội)

Từ những kết quả hoạt động đã đạt được trong năm 2007, cùng với phongcách phục vụ chuyên nghiệp hết lòng vì khách hàng của cán bộ nhân viênEximbank, ngày 23 tháng 2 năm 2008, Eximbank vinh dự nhận giải “Doanhnghiệp có dịch vụ được hài lòng nhất trong năm 2008” do báo Sài Gòn Tiếp Thị

tổ chức lấy ý kiến từ hàng ngàn người tiêu dùng trên cả nước

Danh hiệu “Dịch vụ được hài lòng nhất” được bình chọn trên 3 lĩnh vực làtài chính ngân hàng, du lịch và dịch vụ thương mại Eximbank là một trong 15Ngân hàng TMCP tại Việt Nam đạt được danh hiệu này Đây là nguồn động lực lớn

để toàn thể cán bộ nhân viên Eximbank Việt Nam nói chung và chi nhánh Hà Nộinói riêng thực hiện tốt kế hoạch phát triển bền vững trên mọi hoạt động kinh doanh,nhằm đạt được mục tiêu trở thành một trong những tập đoàn tài chính - ngân hàngvững mạnh của Việt Nam trong tương lai

Ngày 29/03 tại Hà Nội, Eximbank Việt Nam đã vinh dự nhận giải “Thươnghiệu Mạnh 2007” Đây là năm thứ 5 liên tiếp Eximbank nhận được giải thưởng

uy tín do báo Kinh Tế Việt Nam và Bộ Thương Mại phối hợp tổ chức bình chọn.Tiêu chí cụ thể để đánh giá thương hiệu của các doanh nghiệp dựa trên thành tíchxuất sắc trong hoạt động kinh doanh, chất lượng nguồn nhân lực, phát triển

Trang 33

thương hiệu bền vững, nâng cao sức cạnh tranh trong quá trình hội nhập với kinh

tế thế giới Với những thành tích vượt bậc mà Eximbank đã đạt được trong năm

2007, Eximbank xứng đáng là 1 trong 10 ngân hàng tiêu biểu của Việt Nam cùngtrên 100 doanh nghiệp trên các lĩnh vực khác trong cả nước nhận giải thưởngnày

2.2 Thực trạng cho vay tiêu dùng của Eximbank Hà Nội

2.2.1 Tình hình hoạt động cho vay tiêu dùng ở Việt Nam

Hoạt động cho vay tiêu dùng trong hệ thống NHTM Việt Nam được biết đến

từ những năm đầu của thập niên 90 Khi đó, ở các NHTM, cho vay tiêu dùng chỉchủ yếu là cho vay đối với cán bộ nhân viên của ngân hàng chứ không có sản phẩmtín dụng riêng Trước năm 2006, cho vay tiêu dùng ở Việt Nam bước đầu pháttriển, các ngân hàng bắt đầu xây dựng định hướng và kế hoạch để mở rộng hoạtđộng cho vay tiêu dùng và mức độ cạnh tranh trong lĩnh vực cho vay tiêu dùngđang ngày càng gia tăng

Về thị trường cho vay tiêu dùng, thị trường Việt Nam được đánh giá là rấttiềm năng với nhu cầu vay tiêu dùng của người dân ngày càng cao Kinh tế thịtrường ngày càng phát triển, thu nhập của người dân gia tăng và ổn định hơn, vì thế

xu hướng tiêu dùng cũng ngày càng gia tăng Bên cạnh đó, thị trường hàng tiêudùng trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng phong phú, đa dạng, càngthúc đẩy nhu cầu mua sắm của người dân Đối tượng vay tiêu dùng chủ yếu là giáoviên, cán bộ công nhân viên, hộ gia đình, người về hưu là những người có thunhập ổn định Mục đích vay thường là mua sắm xe ô tô, xe gắn máy làm phươngtiện đi lại, sửa chữa nhà ở, mua sắm phương tiện tiêu dùng có giá trị trong gia đình

Tuy nhiên, xu hướng tới đây, đối tượng vay tiêu dùng sẽ có thêm tầng lớpthanh niên, sinh viên, gia đình trẻ với mục đích vay để mua sắm phương tiện đi lại,máy tính, vay tài trợ du học, mua hoặc thuê nhà… Nhìn chung, người dân ViệtNam mà đặc biệt là giới trẻ đã làm quen với việc vay vốn ngân hàng để phục vụmục đích tiêu dùng, và sẽ là một xu hướng phổ biến trong tương lai, do đó, thị

Trang 34

trường cho vay tiêu dùng Việt Nam hiện tại mới bắt đầu khởi động và còn rất nhiềutiềm năng.

Thị trường cho vay tiêu dùng đầy tiềm năng, song hiện tại vẫn chưa được cácngân hàng khai thác triệt để Một phần nguyên nhân vì các NHTM trong nướctrước đây còn dè dặt trong việc cho vay tiêu dùng vì sợ rủi ro vỡ nợ cao, một phần

vì kinh nghiệm triển khai các dịch vụ cho vay tiêu dùng còn thiếu Dịch vụ cho vaytiêu dùng được các ngân hàng nước ngoài như HSBC, City Bank,… triển khai ởViệt Nam trước, sau đó các NHTM Việt Nam mới thực sự để ý khai thác mảngdịch vụ này Do đó, về mặt quy trình, các NHTM Việt Nam vẫn còn thiếu kinhnghiệm từ việc tìm hiểu và xác định nhu cầu vay tiêu dùng của người dân, đưa racác gói dịch vụ cho vay tiêu dùng phù hợp, đến việc theo dõi và thu hồi nợ Tuynhiên, có thể thấy xu hướng tới đây, các gói dịch vụ cá nhân kết hợp cả cho vaytiêu dùng và các tiện ích thanh toán, tiền gửi,… khác sẽ được các NHTM Việt Namđẩy mạnh triển khai tới nhiều đối tượng khách hàng

Thị phần cho vay tiêu dùng trước năm 2006 chủ yếu thuộc về khối NHTMnhà nước Ngân hàng Công thương (Incombank) và Ngân hàng Nông nghiệp vàphát triển nông thôn (Agribank) là hai ngân hàng có dư nợ cho vay tiêu dùng chiếm

tỷ trọng lớn Tổng dư nợ cho vay tiêu dùng của Agribank thời kì 2002-2005 chiếmgần 50% tổng dư nợ của khối NHTM Nhà nước và khoảng 30% tổng dư nợ củatoàn hệ thống ngân hàng So với khối NHTM Nhà nước, hoạt động cho vay tiêudùng của khối NHTM cổ phần giai đoạn này còn rất hạn chế, chỉ chiếm khoảng từ10% - 15% tổng dư nợ cho vay tiêu dùng của toàn hệ thống

Trang 35

Bảng 2.6: Dư nợ cho vay tiêu dùng của các NHTM

(Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam)

NHTM

Tổng dư nợ TDTD (tỷ đồng)

Tốc độ tăng trưởng (%)

Tổng dư nợ TDTD (tỷ đồng)

Tốc độ tăng trưởng (%)

Tổng dư nợ TDTD (tỷ đồng)

Tốc độ tăng trưởng (%)

Tổng dư nợ TDTD (tỷ đồng)

Tốc độ tăng trưởng (%)

Trang 36

Biểu đồ 2.1: Kết quả cho vay tiêu dùng của các NHTM thời kỳ 2002 – 2005

Tổng dư nợ cho vay nền kinh tế Dư nợ tín dụng tiêu dùng

(Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam)

Tốc độ tăng trưởng tín dụng tiêu dùng của hệ thống NHTM Việt Nam thời

kỳ này cũng ở mức cao, đa số là tăng trên 20%, tuy nhiên, tỷ trọng dư nợ tín dụngtiêu dùng so với tổng dư nợ cho vay của nền kinh tế chỉ chiếm khoảng 10%

* Sau năm 2006

Nếu như năm 2006 đánh dấu sự phát triển của hệ thống NHTM Việt Nam về

số lượng, thì năm 2007 là sự đầu tư về chất lượng hoạt động một cách sâu rộng ởhầu hết các ngân hàng Các NHTM không chỉ tập trung vào tăng quy mô mà còntăng chất lượng dịch vụ cũng như cho ra mắt nhiều sản phẩm mới với nhiều ưu đãihấp dẫn dành cho khách hàng

Một xu hướng mới của cho vay tiêu dùng được các ngân hàng phát triển là

sự hợp tác với các doanh nghiệp, các siêu thị trong việc cung cấp dịch vụ Đâychính là hình thức cho vay tiêu dùng gián tiếp, trong đó, ngân hàng mua các khoản

nợ phát sinh do những công ty bán lẻ đã bán chịu hàng hoá hay dịch vụ cho ngườitiêu dùng Đi đầu trong xu hướng này là Ngân hàng Đông Á trong hoạt động hỗ trợtài chính cho người tiêu dùng mua sắm Ngân hàng này đã phối hợp với Nguyễn

Trang 37

Kim và hệ thống điểm kinh doanh xe Honda của Công ty Phát Tiến triển khaichương trình cho vay mua sắm với lãi suất 0% Theo thông tin từ Ngân hàng Đông

Á, chỉ với 3 tháng triển khai chương trình hỗ trợ mua sắm, ngân hàng đã nhận3.000 hồ sơ tham gia Sau thời gian hỗ trợ mua sắm với mức lãi suất 0%, thời giantới, doanh nghiệp sẽ chỉ hỗ trợ cho người tiêu dùng 50% lãi suất của ngân hàng.Mức lãi suất áp dụng cho chương trình hỗ trợ mua sắm của Đông Á là 0,4%/tháng

Cuối tháng 10 năm 2007, 4 ngân hàng là Eximbank, Ngân hàng Kỹ thương(Techcombank), Ngân hàng Phát triển nhà Đồng bằng sông Cửu Long (MHB),Ngân hàng Habubank và Trung tâm Mua sắm Sài Gòn (Nguyễn Kim) đã kí kếttriển khai thêm chương trình hỗ trợ cho khách hàng mua sắm tại Nguyễn Kim

Chương trình tài trợ mua sắm lãi suất 0% của các ngân hàng phối hợp vớicác đơn vị kinh doanh được áp dụng cho các đối tượng là những người có côngviệc và mức thu nhập ổn định Thời gian cho trả vốn kéo dài đến 1 năm Một sốngân hàng còn kéo dài thời gian hoàn vốn đến 18 tháng Do đó, với mức thu nhậptrên 2 triệu đồng/người có thể tham gia Các ngân hàng sẽ cho vay một phần tronggiá trị của hàng hóa Người mua hàng sẽ thanh toán cho phía nhà bán hàng tối thiểu30% trị giá đơn hàng, 70% trị giá còn lại sẽ được ngân hàng thanh toán Các ngânhàng sẽ căn cứ vào nguồn thu nhập, đối tượng khách hàng cũ hay mới để quyếtđịnh mức giá trị cho vay

Đối với các mặt hàng tiêu dùng, bên cạnh việc đẩy mạnh dịch vụ, các ngânhàng cũng đang tập trung mở rộng ngành hàng hỗ trợ Ngoài kết hợp cùng Trungtâm mua sắm Nguyễn Kim, Ngân hàng Techcombank đã phối hợp với Nhà Xinhtriển khai cho vay mua đồ nội thất với mức lãi suất 0% ở năm đầu tiên Tuy nhiên,

kể từ năm thứ 2 của chương trình, doanh nghiệp sẽ tài trợ 50% lãi suất cho ngânhàng, từ năm thứ 3 người tiêu dùng sẽ chịu toàn bộ mức lãi suất vay Chương trình

hỗ trợ mua sắm với lãi suất 0% là đẩy mạnh hoạt động quảng bá thương hiệu đồngthời nhằm tăng thêm sự tiện ích cho các đối tượng khách hàng của ngân hàng

Trang 38

Ngòai sự ưu đãi về lãi suất, các ngân hàng còn đưa ra những sản phẩm ưu đãihơn về điều kiện xin vay Khách hàng xin vay tiêu dùng có thể không cần tài sảnđảm bảo khi sử dụng sản phẩm “Cho vay đối với cán bộ công nhân viên” của VIB.Đây là chương trình hợp tác giữa VIB và cơ quan nơi khách hàng đang công tácnhằm mang lại lợi ích cho khách hàng và gia đình của họ Khách hàng vay khôngcần có tài sản đảm bảo, lãi suất cho vay ưu đãi (0,74%/tháng) và cố định trong suốtthời gian vay vốn Khách hàng không cần đến trả nợ ngân hàng mà cơ quan sẽ thaykhách hàng trích thu nhập tiền lương hàng tháng để trả nợ Thời hạn vay vốn tốithiểu là 12 tháng và tối đa là 36 tháng Mức cho vay sẽ căn cữ theo thu nhập và nhucầu tiêu dùng của khách hàng Thông qua tài khoản lương tại VIB, khách hàng vaycòn được sử dụng các sản phẩm dịch vụ khác như dịch vụ thanh tóan, thẻ Values…

từ đó, góp phần vào sự phát triển thêm các sản phẩm dịch vụ khác cho khách hàng

2.2.2 Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng ở Eximbank Hà Nội

2.2.2.1 Các dịch vụ cho vay tiêu dùng ở Eximbank Hà Nội

Vào thời điểm Eximbank Hà Nội được thành lập, nền kinh tế Việt Nam bắtđầu có những chuyển biến tích cực hơn Thời kì đầu bước vào xây dựng nền kinh tếthị trường, các doanh nghiệp nhà nước còn chiếm tỷ trọng lớn, nhu cầu tiêu dùngcủa khách hàng cá nhân chưa cao, do đó dịch vụ cho vay tiêu dùng của hệ thốngNHTM nói chung và Eximbank nói riêng còn manh mún, nhỏ lẻ Vì vậy, tỷ trọngcho vay của Eximbank chủ yếu nghiêng về cho vay đối với doanh nghiệp nhà nước,các hợp tác xã và một số tổ chức kinh tế tập thể khác

Những năm sau đó, nền kinh tế thị trường bắt đầu phát triển, các loại hìnhdoanh nghiệp ngoài quốc doanh mới ra đời, đầu tư, thương mại và dịch vụ gia tăng,chất lượng cuộc sống của tầng lớp dân cư cũng được nâng lên đáng kể, thị trườngcho vay tiêu dùng ở Việt nam rất có tiềm năng Tuy nhiên vào khoảng năm 2001-

2002, Eximbank Hà Nội bị đặt trong tình trạng kiểm soát đặc biệt do tỷ lệ nợ quáhạn rất cao và một thời gian dài ngân hàng hoạt động không có lãi Eximbank cũng

đã tích cực đa dạng hóa dịch vụ, tối đa lợi ích của KH, nhưng do quy mô vốn

Ngày đăng: 22/03/2013, 15:31

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. PGS.TS.Phan Thị Thu Hà (2006), Giáo trình Ngân hàng thương mại, NXB Thống kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Ngân hàng thương mại
Tác giả: PGS.TS.Phan Thị Thu Hà
Nhà XB: NXB Thống kê
Năm: 2006
2. PGS.TS.Nguyễn Thị Mùi (2006), Quản trị Ngân hàng thương mại, NXB Tài chính Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản trị Ngân hàng thương mại
Tác giả: PGS.TS.Nguyễn Thị Mùi
Nhà XB: NXB Tài chính
Năm: 2006
3. Đặng Việt Tiến (2005), Giáo trình Marketing Ngân hàng, NXB Thống kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Marketing Ngân hàng
Tác giả: Đặng Việt Tiến
Nhà XB: NXB Thống kê
Năm: 2005
4. Nguyễn Kim Anh (2004), Nghiệp vụ tín dụng tiêu dùng của Ngân hàng thương mại, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiệp vụ tín dụng tiêu dùng của Ngân hàng thương mại, Luận văn thạc sỹ kinh tế
Tác giả: Nguyễn Kim Anh
Năm: 2004
5. Mai Ngọc Bích (2006), Các giải pháp Marketing để nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tiêu dùng tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các giải pháp Marketing để nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tiêu dùng tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam
Tác giả: Mai Ngọc Bích
Năm: 2006
6. TS.Nguyễn Minh Kiều (2006), Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại, Nhà xuất bản 7. Eximbank Việt Nam - Tài liệu Đại hội cổ đông thường niên 2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại", Nhà xuất bản 7. Eximbank Việt Nam -
Tác giả: TS.Nguyễn Minh Kiều
Nhà XB: Nhà xuất bản 7. Eximbank Việt Nam - "Tài liệu Đại hội cổ đông thường niên 2008
Năm: 2006
1. Peter Rose (2001), Commercial Bank Management, NXB Tài chính Sách, tạp chí
Tiêu đề: Commercial Bank Management
Tác giả: Peter Rose
Nhà XB: NXB Tài chính
Năm: 2001
2. Edward W.Reed – Edward K.Gill (2004), Commercial Bank, NXB Thống kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Commercial Bank
Tác giả: Edward W.Reed – Edward K.Gill
Nhà XB: NXB Thống kê
Năm: 2004

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 1.1: Các sản phẩm cơ bản của NHTM - Phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Xuất nhập khẩu - chi nhánh Hà Nội
Sơ đồ 1.1 Các sản phẩm cơ bản của NHTM (Trang 5)
Sơ đồ 1.2: Phân loại hoạt động cho vay của NHTM - Phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Xuất nhập khẩu - chi nhánh Hà Nội
Sơ đồ 1.2 Phân loại hoạt động cho vay của NHTM (Trang 6)
- Cho vay có bảo đảm bằng tài sản hình thành từ khoản vay - Phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Xuất nhập khẩu - chi nhánh Hà Nội
ho vay có bảo đảm bằng tài sản hình thành từ khoản vay (Trang 12)
Hình thức này áp dụng chủ yếu đối với tài sản có giá trị lớn, thời gian sử  dụng dài như cho vay sửa chữa, mua nhà, mua quyền sử dụng đất, cho vay mua  sắm phương tiện đi lại…Mức cho vay của ngân hàng trong hình thức này phụ thuộc  vào tình hình tài chính - Phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Xuất nhập khẩu - chi nhánh Hà Nội
Hình th ức này áp dụng chủ yếu đối với tài sản có giá trị lớn, thời gian sử dụng dài như cho vay sửa chữa, mua nhà, mua quyền sử dụng đất, cho vay mua sắm phương tiện đi lại…Mức cho vay của ngân hàng trong hình thức này phụ thuộc vào tình hình tài chính (Trang 12)
Tuy nhiên, đối với hình thức tín dụng này, ngân hàng không trực tiếp tiếp xúc với khách hàng, không kiểm soát được quá trình mua bán chịu hàng hoá của  khách hàng và doanh nghiệp bán lẻ - Phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Xuất nhập khẩu - chi nhánh Hà Nội
uy nhiên, đối với hình thức tín dụng này, ngân hàng không trực tiếp tiếp xúc với khách hàng, không kiểm soát được quá trình mua bán chịu hàng hoá của khách hàng và doanh nghiệp bán lẻ (Trang 13)
Sơ đồ 1.4: Quy trình cho vay tiêu dùng trực tiếp - Phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Xuất nhập khẩu - chi nhánh Hà Nội
Sơ đồ 1.4 Quy trình cho vay tiêu dùng trực tiếp (Trang 13)
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của Eximbank Hà Nội - Phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Xuất nhập khẩu - chi nhánh Hà Nội
Sơ đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức của Eximbank Hà Nội (Trang 23)
Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn tại Eximbank Hà Nội - Phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Xuất nhập khẩu - chi nhánh Hà Nội
Bảng 2.1 Tình hình huy động vốn tại Eximbank Hà Nội (Trang 27)
Bảng 2.2: Hoạt động sử dụng vốn của Eximbank Hà Nội - Phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Xuất nhập khẩu - chi nhánh Hà Nội
Bảng 2.2 Hoạt động sử dụng vốn của Eximbank Hà Nội (Trang 27)
Bảng 2.4: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh - Phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Xuất nhập khẩu - chi nhánh Hà Nội
Bảng 2.4 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (Trang 30)
Bảng 2.5: Một số chỉ tiêu hoạt động của Eximbank Hà Nội - Phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Xuất nhập khẩu - chi nhánh Hà Nội
Bảng 2.5 Một số chỉ tiêu hoạt động của Eximbank Hà Nội (Trang 32)
Bảng 2.6: Dư nợ cho vay tiêu dùng của các NHTM - Phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Xuất nhập khẩu - chi nhánh Hà Nội
Bảng 2.6 Dư nợ cho vay tiêu dùng của các NHTM (Trang 35)
Bảng 2.6: Dư nợ cho vay tiêu dùng của các NHTM - Phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Xuất nhập khẩu - chi nhánh Hà Nội
Bảng 2.6 Dư nợ cho vay tiêu dùng của các NHTM (Trang 35)
Bảng 2.7: Hoạt động cho vay tiêu dùng tại Eximbank Hà Nội - Phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Xuất nhập khẩu - chi nhánh Hà Nội
Bảng 2.7 Hoạt động cho vay tiêu dùng tại Eximbank Hà Nội (Trang 47)
Bảng 2.7: Hoạt động cho vay tiêu dùng tại Eximbank Hà Nội - Phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Xuất nhập khẩu - chi nhánh Hà Nội
Bảng 2.7 Hoạt động cho vay tiêu dùng tại Eximbank Hà Nội (Trang 47)
Bảng 2.8: Phân loại dư nợ cho vay tiêu dùng theo kì hạn - Phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Xuất nhập khẩu - chi nhánh Hà Nội
Bảng 2.8 Phân loại dư nợ cho vay tiêu dùng theo kì hạn (Trang 50)
Bảng 2.8: Phân loại dư nợ cho vay tiêu dùng theo kì hạn - Phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Xuất nhập khẩu - chi nhánh Hà Nội
Bảng 2.8 Phân loại dư nợ cho vay tiêu dùng theo kì hạn (Trang 50)
Bảng 3.1: Chỉ tiêu định hướng phát triển 2008 - Phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Xuất nhập khẩu - chi nhánh Hà Nội
Bảng 3.1 Chỉ tiêu định hướng phát triển 2008 (Trang 59)
Bảng 3.1: Chỉ tiêu định hướng phát triển 2008 TT Nội dung chỉ tiêu - Phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Xuất nhập khẩu - chi nhánh Hà Nội
Bảng 3.1 Chỉ tiêu định hướng phát triển 2008 TT Nội dung chỉ tiêu (Trang 59)
Sơ đồ 1.1 Các sản phẩm cơ bản của NHTM - Phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Xuất nhập khẩu - chi nhánh Hà Nội
Sơ đồ 1.1 Các sản phẩm cơ bản của NHTM (Trang 74)
DANH MỤC BẢNG BIỂU - Phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Xuất nhập khẩu - chi nhánh Hà Nội
DANH MỤC BẢNG BIỂU (Trang 75)
Bảng 2.1 Tình hình huy động vốn tại Eximbank Hà Nội Bảng 2.2 Hoạt động sử dụng vốn của Eximbank Hà Nội Bảng 2.3 Tình hình hoạt động kinh doanh ngoại tệ Bảng 2.4 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh - Phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Xuất nhập khẩu - chi nhánh Hà Nội
Bảng 2.1 Tình hình huy động vốn tại Eximbank Hà Nội Bảng 2.2 Hoạt động sử dụng vốn của Eximbank Hà Nội Bảng 2.3 Tình hình hoạt động kinh doanh ngoại tệ Bảng 2.4 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (Trang 75)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w