8. Lợi nhuận trước thuế (tỷ đồng) 629 1.300 106,7%
3.2.2. Kiến nghị đối với Eximbank Việt Nam
Chi nhánh Eximbank Hà Nội là một đơn vị hoạt động độc lập nhưng vẫn thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ, trách nhiệm với Hội sở chính. Hoạt động của
Eximbank Hà Nội phải tuân thủ theo điều lệ của ngân hàng, chỉ thị của Ban Giám đốc và Hội đồng quản trị Eximbank. Vì vậy, để hoạt động cho vay tiêu dùng của Eximbank Hà Nội phát triển ngày càng rộng thì cần thiết phải có sự hỗ trợ từ phía Eximbank Việt Nam. Sự hỗ trợ này có thể về quy trình nghiệp vụ, về mạng lưới hoặc về sự liên kết trong toàn hệ thống Eximbank.
Trước hết, để phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng, Eximbank Việt Nam
cần thiết kế một quy trình cho vay tiêu dùng cụ thể. Quy trình của hoạt động cho vay tiêu dùng của Eximbank hiện nay mới chỉ dựa vào “Quy trình nghiệp vụ tín dụng của NHTM cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam”, ban hành kèm theo quyết định số 155/EIB-TGĐ ngày 10/03/2004. Đối với từng đối tượng cho vay cụ thể thì chưa có một thiết kế quy trình cụ thể nào, dẫn đến việc các chi nhánh lúng túng trong thực tế triển khai. Vì vậy, điều kiện cần để Eximbank Hà Nội cũng như các chi nhánh khác của Eximbank Việt Nam có thể phát triển được hoạt động cho vay tiêu dùng là phải có một quy trình tín dụng cụ thể để các chi nhanh có thể đồng loạt triển khai tất các các dịch vụ ngân hàng cá nhân. Thực tiễn nghiệp vụ tất yếu sẽ hoàn thiện, nâng cao chất lượng dịch vụ.
Thứ hai, thực tiễn hoạt động tại Eximbank Hà Nội cho thấy, gia tăng năng
lực cạnh tranh, chiếm giữ thị phần cho vay tiêu dùng là vấn đề hết sức cấp bách với Eximbank Việt Nam trước thời điểm các ngân hàng nước ngoài được cấp giấy phép mở chi nhánh 100% vốn nước ngoài ở Việt Nam. Eximbank Việt Nam cần tiếp tục mở rộng mạng lưới hoạt động ở Hà Nội, nơi sắp tới sẽ trở thành trung tâm tài chính của cả nước, đồng thời, tiếp tục mở rộng hợp tác dịch vụ giữa ngân hàng với các doanh nghiệp thương mại dịch vụ khác. Những mối quan hệ như giữa Eximbank và Vinatex - Tập đoàn Dệt may Việt nam cần tiếp tục được phát triển, vì đây là cơ hội để cả hai doanh nghiệp chia sẻ sản phẩm dịch vụ, mở ra nhiều cơ hội đầu tư kinh doanh cũng như các kênh phân phối hình ảnh, sản phẩm đến người tiêu dùng. Ngoài ra, ngân hàng cần nhanh chóng ứng dụng công nghệ thông tin để gia tăng
tiện ích, tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường, đồng thời kiến tạo các dịch vụ mới để đem lại nguồn thu từ phí cho ngân hàng.
Thứ ba, Eximbank Việt Nam cần tăng cường tính liên kết hệ thống trong
dịch vụ ngân hàng cá nhân nói riêng và trong kinh doanh ngân hàng nói chung. Một chi nhánh dù có nỗ lực đến mấy cũng khó thành công nếu Eximbank Việt nam không tận dụng hệ thống kênh phân phối rộng khắp để tác động thu hút khách hàng trên mọi địa bàn. Mội chi nhánh giao dịch tài khoản chính với Tổng công ty chính, Trụ sở chính, công ty mẹ… thì Eximbank Việt Nam có thể chỉ đạo các chi nhánh thực hiện thu hộ tiền mặt, cho vay tiêu dùng có ưu đãi với cán bộ công nhân viên của công ty đó, thiết kế biểu phí có khoản mục chiết khấu phí cho khách hàng sử dụng nhiều sản phẩm dịch vụ của ngân hàng…
Thứ tư, tuy định hướng phát triển của chi nhánh phải tuân thủ theo định
hướng phát triển chung của Eximbank Việt Nam nhưng việc tăng cường tính độc lập của chi nhánh là thực sự cần thiết. Eximbank có thể cho phép các chi nhánh của mình hoạt động một cách độc lập, tuỳ thuộc vào đặc điểm của môi trường kinh doanh, khách hàng, mạng lưới của các NHTM khác trên địa bàn…
Vai trò định hướng và điều phối hoạt động của toàn hệ thống mạng lưới của Eximbank Việt Nam là rất quan trọng, nhất là trong tình hình thúc ép cạnh tranh và hội nhập dịch vụ ngân hàng đã bắt đầu nóng lên. Eximbank Việt Nam cần nhanh chóng triển khai cơ chế, quy trình nghiệp vụ cụ thể để thúc đẩy hoạt động của các chi nhánh cũng như của toàn bộ ngân hàng.