Ngân hàng thương mại cổ phần Xuất nhập khẩu - Chi nhánh Hà Nội phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng

MỤC LỤC

Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động cho vay tiêu dùng của các NHTM 1. Nhân tố khách quan

Chính sách tín dụng phản ánh cương lĩnh tài trợ của ngân hàng, cung cấp cho nhà quản lý ngân hàng cũng như các cán bộ tín dụng đường lối chỉ đạo cụ thể trong việc ra quyết định cho vay và xây dựng danh mục cho vay, tạo nên sự thống nhất chung trong hoạt động tín dụng của ngân hàng. Chính vì thế, để hoạt động tín dụng phát triển an toàn, hiệu quả, đặc biệt là hoạt động cho vay tiêu dùng, thì những nhà hoạch định chính sách của ngân hàng trước tiờn phải nắm rừ về cơ cấu của ngõn hàng mỡnh, về đội ngũ nhõn viờn mà mình quản lý, từ đó có sự đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ một cách phù hợp, nâng cao chất lượng của đội ngũ nhân sự.

Cơ cấu dư nợ cho vay tiêu dùng phân theo sản phẩm tín dụng

Đánh giá hoạt động cho vay tiêu dùng của Eximbank Hà Nội

Có được kết quả này là do Eximbank Hà Nội đã tích cực quảng bá hình ảnh tới khách hàng, phổ biến về tiện ích của các loại sản phẩm cũng như thủ tục cho vay, mở rộng và đa dạng hóa đối tượng khách hàng, thu hút khách hàng tìm đến với dịch vụ cho vay tiêu dùng của Eximbank. Eximbank Hà Nội đã nắm bắt được nhu cầu của các nhóm khách hàng khác nhau và những biến động của nền kinh tế, từ đó chuyển dịch cơ cấu theo hướng đa dạng hóa các gói sản phẩm mới, giảm dần tỷ trọng các sản phẩm truyền thống như cho vay phục vụ sinh hoạt hay cho vay bất động sản. Trong khi các ngân hàng thi nhau phát hành cổ phiếu, hàng loạt các ngân hàng mới đang chờ được cấp giấy phép, nhu cầu về nhân sự ngân hàng ngày một tăng thì dường như, trong lĩnh vực sản phẩm ngân hàng, sự chuyển biến là không đáng kể.

Đối với hoạt động cho vay tiêu dùng, các sản phẩm chỉ mới tập trung vào việc khai thác một số những nhu cầu tiêu dùng về hàng hoá xa xỉ của người dân như mua nhà, mua ô tô… hoặc là những sản phẩm mang tính chất truyền thống và quen thuộc. Những hạn chế của hoạt động cho vay tiêu dùng ở Eximbank Hà Nội là do một số nguyên nhân khách quan từ môi trường pháp lý, trình độ dân trí, sự cạnh tranh của các ngân hàng khác… đồng thời do những nguyên nhân nội tại của bản thân ngân hàng. Để ra một sản phẩm mới, các ngân hàng cũng phải trải qua rất nhiều bước nhiều khâu xin phép, trình duyệt,… Một yêu cầu cấp thiết đặt ra hiện nay là cần có một cơ chế đơn giản, gọn nhẹ hơn, thống nhất đồng bộ và dễ hiểu, đảm bảo lợi ích của khách hàng.

Bên cạnh những nguyên nhân khách quan, hoạt động cho vay tiêu dùng của Eximbank Hà Nội còn có những hạn chế xuất phát từ những nguyên nhân nội tại ủa ngân hàng, bao gồm nguyên nhân về chính sách, về đội ngũ nhân sự và chất lượng dịch vụ của ngân hàng. Trước hết, về chính sách của ngân hàng, tuy định hướng phát triển hoạt động ngân hàng bán lẻ đã được ban giám đốc Eximbank Việt Nam thông qua nhưng chưa có sự đầu tư một cách tương thích cho hoạt động này nói chung và cho vay tiêu dùng nói riêng. Những dịch vụ khách hàng sau vay như thường xuyên liên hệ với khách hàng để biết được những thay đổi về nhu cầu của khách hàng, cập nhật tình hình tài chính của khách hàng một cách thường xuyên chưa được ngân hàng thực hiện tốt.

Định hướng phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng 1. Định hướng chung

(Nguồn: Eximbank Việt Nam - Tài liệu Đại hội cổ đông thường niên 2008) Để thực hiện định hướng chung của ngân hàng, Eximbank Hà Nội đặt mục tiêu tăng vốn điều lệ để tăng năng lực tài chính, tăng khả năng đầu tư công nghệ cũng như sức cạnh tranh. Hoạt động tín dụng được phát triển trên cơ sở quản lý và kiểm soát rủi ro, tăng cường phát triển các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng mới. Về tổ chức, ngân hàng sẽ tiến hàng cải tiến mô hình tổ chức bộ máy và quản trị, điều hành, cải tiến cơ chế phân cấp, phân quyền để việc ra quyết định phục vụ khách hàng được nhanh chóng, kịp thời, thực hiện việc quản lý hệ thống nhằm hướng đến mục tiêu khách hàng, từ đó, nhanh chóng mở rộng mạng lưới và quy mô hoạt động.

Về nhân sự, ngân hàng chủ trương cải tiến chính sách và chế độ tiền lương nhằm đảm bảo đủ nguồn nhân lực để phát triển và mở rộng quy mô hoạt động của. Năm 2008, Eximbank Hà Nội tiếp tục thực hiện định hướng phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng theo định hướng chung của Eximbank Việt Nam. Việc hoàn thiện quy trình cho vay tiêu dùng, đơn giản hoá các thủ tục và rút ngắn thời gian được chi nhánh đặt lên hàng đầu.

Đây là điều kiện tiên quyết quyết định chất lượng sản phẩm dịch vụ cho vay của ngân hàng, và cũng là yếu tố hấp dẫn đối với khách hàng. Về sản phẩm, ngân hàng đặt mục tiêu đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ cho vay tiêu dùng bằng cách tiếp tục phát triển và hoàn thiện chất lượng của các sản phẩm truyền thống đồng thời tiến hàng nghiên cứu, phát triển sản phẩm mới phù hợp với đặc điểm hoạt động của chi nhánh. Chi nhánh cũng chủ trương mở rộng mạng lưới phòng giao dịch trên địa bàn để tăng khả năng cạnh tranh trong hoạt động cho vay tiêu dùng cũng như tăng thị phần của hoạt động ngân hàng bán lẻ.

Bảng 3.1: Chỉ tiêu định hướng phát triển 2008 TT Nội dung chỉ tiêu
Bảng 3.1: Chỉ tiêu định hướng phát triển 2008 TT Nội dung chỉ tiêu

Giải pháp phát triển

Với quy mô vốn của Eximbank Hà Nội hiện nay, ngân hàng có thể theo đuổi một chính sách tín dụng cân bằng giữa lợi nhuận và rủi ro vì quy mô vốn của ngân hàng tuy xếp thứ 3 trong khối NHTM cổ phần nhưng để thực hiện một chính sách tín dung mạo hiểm, theo đuổi lợi nhuân thì rủi ro với ngân hàng sẽ rất cao. Vì vậy, để điều chỉnh chính sách tín dụng vừa tiếp tục được thế mạnh của ngân hàng, vừa phát triển được hoạt động cho vay tiêu dùng, chi nhánh cần thực hiện các cuộc điều tra, khảo sát nhu cầu tín dụng của người dân trên địa bàn, đồng thời đánh giá dựa trên các số liệu trong quá khứ cũng như những dự đoán tương lai. Ở các NHTM Việt Nam nói chung và Eximbank Hà Nội nói riêng, một nhân viên tín dụng thường phải thực hiện toàn bộ một quy trình cho vay, bao gồm từ giai đoạn tìm kiếm khách hàng, thẩm định trước khi cho vay, chuẩn bị hồ sơ, thực hiện quyết định cho vay, giải ngân cho khách hàng và chịu trách nhiệm thu hồi nợ.

- Kênh cá nhân: Được thực hiện bởi các cá nhân chuyển tải thông điệp, bao gồm đội ngũ nhân viên ngân hàng giao dịch trực tiếp phục vụ khách hàng và thậm chí sử dụng cả những người trong gia đình, anh/chị bè của họ… Kênh này được thực hiện với chi phí rất thấp mà hiệu quả lại cao bởi đã tạo được sự tin tưởng đối với khách hàng ngay từ đầu, nó được sử dụng khá rộng rãi trong các ngân hàng hiện nay. Hoạt động tài trợ góp phần tăng cường sự hiểu biết của khách hàng về ngân hàng và những đổi mới của ngân hàng; thu hút sự chú ý của các phương tiện thông tin đại chúng; tăng cường các mối quan hệ trong cộng đồng xã hội; tăng cường uy tín và hình ảnh của ngân hàng; giúp ngân hàng trong tuyển dụng nhân viên, đặc biệt là thu hút nhân tài cho ngân hàng. Hiện nay, do yêu cầu của các văn bản hành chính, và cũng do việc đảm bảo tính an toàn của luồng vốn vay, nên các thủ tục hợp đồng giao dịch của các ngân hàng tuy đã tinh giảm hơn trước nhưng vẫn còn rườm rà phức tạp, gây trở ngại lớn đối với các khách hàng, đặc biệt là các đối tượng khách hàng không nắm chắc về các hoạt động tín dụng, các thủ tục kinh tế.

Tư vấn cho khách hàng về những sản phẩm dịch vụ mà hiện tại ngân hàng đang có nhằm xỏc định cho khỏch hàng hiểu rừ hơn nhu cầu của mỡnh phự hợp với loại hỡnh sản phẩm nào, đồng thời chỉ ra những điểm ưu việt của loại hình sản phẩm đó từ ngân hàng của mình so với những ngân hàng khác. Ngoài ra, ngân hàng cũng cần thiết thực hiện các dịch vụ khuyến mại trước dịch vụ như các hình thức trao thưởng, tặng quà… nhằm tăng cường sức hấp dẫn của sản phẩm đối với khách hàng, cũng như tăng cường uy tín và chất lượng phục vụ của ngân hàng bằng các dịch vụ hậu mãi, sau vay…. Mội chi nhánh giao dịch tài khoản chính với Tổng công ty chính, Trụ sở chính, công ty mẹ… thì Eximbank Việt Nam có thể chỉ đạo các chi nhánh thực hiện thu hộ tiền mặt, cho vay tiêu dùng có ưu đãi với cán bộ công nhân viên của công ty đó, thiết kế biểu phí có khoản mục chiết khấu phí cho khách hàng sử dụng nhiều sản phẩm dịch vụ của ngân hàng….