Phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng tại Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Ba Đình
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU
Trong điều kiện nền kinh tế nước ta ngày một phát triển, đời sống người dânđang dần được nâng cao, thị trường hàng hóa cũng ngày càng đa dạng và phongphú với nhiều mẫu mã và chủng loại khác nhau đáp ứng nhu cầu của người tiêudùng Tuy nhiên, không phải lúc nào người tiêu dùng cũng có thể chi trả cho tấtcả các nhu cầu mua sắm cho mình Nắm bắt được thực tế đó, các ngân hàng đãphát triển hoạt động cho vay tiêu dùng nhằm tạo điều kiện cho khách hàng củamình thỏa mãn các nhu cầu mua sắm trước khi có khả năng thanh toán Và chỉtrong một thời gian ngắn sau khi sản phẩm này ra đời, số lượng khách hàng tìmđến ngân hàng tăng lên, không ngừng tạo ra nguồn thu nhập đáng kể cho ngânhàng
Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Ba Đình tham gia vào lĩnh vực này saunhiều ngân hàng khác nhưng cũng đã phát triển một số sản phẩm cho vay tiêudùng như: cho vay mua và sửa chữa nhà ở, cho vay mua xe ô tô, cho vay cán bộcông nhân viên chức không có tài sản đảm bảo… Trải qua một quá trình triểnkhai và rút kinh nghiệm, Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Ba Đình đã thuđược những kết quả khả quan Tuy nhiên, trong bối cảnh cạnh tranh ngày cànggay gắt như hiện nay, để mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng một cách an toànvà hiệu quả nhằm hướng tới mục tiêu trở thành một trong những chi nhánh ngânhàng có uy tín trong việc cung ứng sản phẩm cho vay tiêu dùng không phải làđiều đơn giản.
Nhận thức được tầm quan trọng của việc mở rộng cho vay tiêu dùng, đồngthời mong muốn tìm hiểu về thực trạng và khả năng phát triển của hoạt động chovay tiêu dùng trong tương lai tại Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Ba Đình,
nên em đã lựa chọn: “Phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng tại Chi nhánh
Trang 2Ngân hàng Ngoại thương Ba Đình” làm đề tài nghiên cứu cho chuyên đề tốt
LÝ LUẬN TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG
CHO VAY TIÊU DÙNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1 Khái quát về ngân hàng thương mại
1.1.1 Khái niệm và đặc điểm về ngân hàng thương mại
Trang 3Ngân hàng thương mại (NHTM) là tổ chức trung gian tài chính có vị trí quantrọng nhất trong nền kinh tế thị trường Với sự hiện hữu của ngân hàng, các cánhân, hộ gia đình có thể nhận được các khoản vay để trang trải chi phí học tập,mua sắm ô tô, đồ dùng gia đình, sửa chữa và xây dựng nhà cửa Với các hãngkinh doanh, các khoản vay của ngân hàng được coi như nguồn tài trợ hiệu quảkhi cần bổ sung thêm vốn để mở rộng, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng khảnăng cạnh tranh với các doanh nghiệp khác trên thị trường trong nước và quốctế Bên cạnh đó, ngân hàng cũng là một địa chỉ đáng tin cậy nếu chúng ta muốncất giữ tiền hay mong nhận được lời khuyên về lĩnh vực đầu tư cho khoản tiềntiết kiệm.
Do hoạt động ngân hàng có liên quan đến hầu hết các lĩnh vực trong nền kinhtế nên khó có thể đưa ra một khái niệm thống nhất về ngân hàng mà tùy thuộcvào mục đích và khía cạnh nghiên cứu Đứng trên phương diện những loại hìnhdịch vụ cung cấp, giáo sư Peter S.Rose- Hoa Kì đã khẳng định “ngân hàng là loạihình tổ chức tài chính cung cấp một danh mục các dịch vụ tài chính đa dạngnhất- đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm và dịch vụ thanh toán và thực hiện nhiềuchức năng tài chính nhất so với bất kì một tổ chức kinh doanh nào trong nền kinhtế”.
Song dưới giác độ nghiên cứu của một nhà quản lý, Luật các tổ chức tín dụng(được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày12/12/1997 và có hiệu lực từ 1/10/1998) không đưa ra định nghĩa về NHTMnhưng cũng đã gián tiếp nêu lên định nghĩa đó thông qua định nghĩa về “Ngânhàng” và “Hoạt động ngân hàng” Trong đó “Ngân hàng là loại hình tổ chức tíndụng được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanhcó liên quan” và “Hoạt động của ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ và
Trang 4dịch vụ ngân hàng với nội dung thường xuyên là nhận tiền gửi, sử dụng số tiềnnày để cấp tín dụng và cung ứng các dịch vụ thanh toán”
Như vậy, có thể thấy NHTM là tổ chức trung gian tài chính quan trọngnhất trong các loại hình hoạt động tín dụng Hoạt động của nó có ảnh hưởng tolớn đến sự phát triển của nền kinh tế một nước Do đó, pháp luật các nước rấtquan tâm, xem xét tới loại hình hoạt động tín dụng này Tuy nhiên, tuỳ thuộc vàođiều kiện kinh tế, chính trị, xã hội cụ thể của từng nước mà pháp luật về ngânhàng có những đặc điểm đặc thù về tổ chức và hoạt động
- Là trung gian về vốn, trung gian thanh toán, trung gian về thông tin…trong nền kinh tế, giúp điều chuyển vốn từ nơi thừa vốn sang nơi thiếu vốn, giúpcho quá trình thanh toán giữa các chủ thể trong nền kinh tế diễn ra thuận tiệnhơn.
- Là tổ chức kinh doanh có điều kiện: để được phép hoạt động trong lĩnhvực tiền tệ, tín dụng, ngân hàng các NHTM phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầunghiêm ngặt về vốn, các điều kiện về cơ sở vật chất kỹ thuật, mạng lưới chinhánh…
- Hoạt động của NHTM chịu sự giám sát chặt chẽ của cơ quan quản lý nhànước về hoạt động ngân hàng, thường là ngân hàng trung ương các nước.
- Sản phẩm mà các NHTM cung cấp là các dịch vụ tài chính Những sảnphẩm này luôn thay đổi theo điều kiện thị trường, rất dễ bắt chước và không cóbản quyền.
1.1.2 Các hoạt động chủ yếu của ngân hàng thương mại
1.1.2.1 Hoạt động huy động vốn
NHTM được huy động vốn dưới các hình thức sau:
Trang 5- Nhận tiền gửi của tổ chức, cá nhân và các tổ chức tín dụng khác dướihình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn và các loại tiền gửi khác.
- Phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu và giấy tờ có giá khác để huyđộng vốn của tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước.
- Vay vốn của các tổ chức tín dụng khác hoạt động tại Việt Nam và của tổchức tín dụng nước ngoài.
- Vay vốn ngắn hạn của Ngân hàng Nhà nước.
- Các hình thức huy động vốn khác theo quy định của Ngân hàng Nhànước.
1.1.2.2 Hoạt động tín dụng
NHTM được cấp tín dụng cho tổ chức, cá nhân dưới các hình thức cho vay,chiết khấu thương phiếu và giấy tờ có giá khác, bảo lãnh, cho thuê tài chính vàcác hình thức khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Trong các hoạt độngtín dụng, cho vay là hoạt động quan trọng và chiếm tỷ trọng lớn nhất.
- Cho vay: NHTM được cho vay các tổ chức, cá nhân vay vốn dưới cáchình thức sau:
+ Cho vay ngắn hạn nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất, kinhdoanh, dịch vụ và đời sống.
+ Cho vay trung hạn, dài hạn để thực hiện các dự án đầu tư phát triểnsản xuất, kinh doanh, dịch vụ và đời sống.
- Bảo lãnh: NHTM được bảo lãnh vay, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh thựchiện hợp đồng, bảo lãnh đấu thầu và các hình thức bảo lãnh ngân hàng khác bằnguy tín và bằng khả năng tài chính của mình đối với người nhận bảo lãnh Mứcbảo lãnh đối với một khách hàng và tổng mức bảo lãnh của một NHTM khôngđược vượt quá tỷ lệ so với vốn tự có của NHTM.
Trang 6- Chiết khấu: NHTM được chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giángắn hạn khác đối với tổ chức, cá nhân và có thể tái chiết khấu các thương phiếuvà các giấy tờ có giá ngắn hạn khác đối với các tổ chức tín dụng khác.
- Cho thuê tài chính: NHTM được hoạt động cho thuê tài chính nhưngphải thành lập công ty cho thuê tài chính riêng Việc thành lập, tổ chức và hoạtđộng của công ty cho thuê tài chính thực hiện theo Nghị định của Chính phủ vềtổ chức, hoạt động của công ty cho thuê tài chính.
1.1.2.3 Hoạt động dịch vụ thanh toán và ngân quỹ
Để thực hiện các dịch vụ thanh toán giữa các doanh nghiệp thông qua ngânhàng, NHTM được mở tài khoản cho khách hàng trong và ngoài nước Để thựchiện thanh toán giữa các ngân hàng với nhau thông qua Ngân hàng Nhà nước,NHTM phải mở tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước nơi NHTM đó đặttrụ sở chính và duy trì tại đó số dư tiền gửi dự trữ bắt buộc theo quy định Ngoàira, chi nhánh của NHTM được mở tài khoản tiền gửi tại chi nhánh Ngân hàngNhà nước tỉnh, thành phố nơi đặt trụ sở chính của chi nhánh Hoạt động dịch vụthanh toán và ngân quỹ của NHTM bao gồm các hoạt động sau:
- Cung cấp các phương tiện thanh toán.
- Thực hiện các dịch vụ thanh toán trong nước cho khách hàng.- Thực hiện dịch vụ thu hộ và chi hộ.
- Thực hiện các dịch vụ thanh toán khác theo quy định của Ngân hàngNhà nước.
- Thực hiện dịch vụ thanh toán quốc tế khi được Ngân hàng Nhà nướccho phép.
- Thực hiện dịch vụ thu và phát tiền mặt cho khách hàng.
Trang 7- Tổ chức hệ thống thanh toán nội bộ và tham gia hệ thống thanh toánliên ngân hàng trong nước.
- Tham gia hệ thống thanh toán quốc tế khi được Ngân hàng Nhà nướccho phép.
1.1.2.4 Hoạt động khác
Ngoài các hoạt động chính bao gồm huy động tiền gửi, cấp tín dụng, cung cấpdịch vụ thanh toán và ngân quỹ, NHTM còn có thể thực hiện một số hoạt độngkhác, bao gồm:
- Góp vốn mua cổ phần: NHTM được dùng vốn điều lệ và quỹ dự trữ đểgóp vốn, mua cổ phần của các doanh nghiệp và các tổ chức tín dụng khác trongnước theo quy định của pháp luật Ngoài ra, NHTM còn được góp vốn, mua cổphần và liên doanh với ngân hàng nước ngoài để thành lập ngân hàng liên doanh.- Tham gia thị trường tiền tệ: NHTM được tham gia thị trường tiền tệ,theo quy định.
1.1.3 Các loại hình tín dụng ngân hàng
1.1.3.1 Khái niệm tín dụng ngân hàng
Hoạt động cấp tín dụng giữ vai trò quan trọng đối với bản thân ngân hàng, bởithu nhập từ hoạt động này không những chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu nhậpcủa ngân hàng mà còn đảm bảo cho việc trả lãi các nguồn vốn huy động được.Trong thực tế cuộc sống, thuật ngữ tín dụng được dùng để chỉ một số hành vikinh tế rất phức tạp như: bán chịu hàng hóa, cho vay, chiết khấu, bảo lãnh, kýthác, phát hành giấy tờ có giá Trong mỗi quan hệ tài chính cụ thể, tín dụng làmột giao dịch về tài sản trên cơ sở có hoàn trả giữa hai chủ thể:
- Một bên thì trao ngay một số tài sản;
Trang 8- Còn bên kia cam kết sẽ hoàn lại những đối khoản của tài sản đó trongmột thời gian nhất định và theo một số điều kiện nhất định nào đó.
Những hành vi tín dụng có thể do bất cứ ai thực hiện, chẳng hạn hai ngườithường có thể cho nhau vay tiền, hay như một công ty thương mại bán hàng trảchậm cho một công ty khác Tuy nhiên theo thời gian, chúng ta thấy có một sựchuyên nghiệp hơn, và ngày nay khi nói tới tín dụng, người ta nghĩ ngay tới cácNHTM.
Theo Pháp lệnh Ngân hàng và Luật các Tổ chức Tín dụng: NHTM là mộtdoanh nghiệp thực hiện hoạt động kinh doanh tiền tệ và hoạt động tín dụng.Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, các hoạt động của ngân hàng ngày càngtrở nên đa dạng hơn Ngân hàng có thể thực hiện tư vấn, thanh toán, bảo hiểm,chuyển tiền, mua bán ngoại tệ, giấy tờ có giá như tín phiếu, trái phiếu và các dịchvụ ngân quỹ Nhưng hoạt động truyền thống luôn đóng vai trò quan trọng nhấtđối với các NHTM là hoạt động huy động vốn và hoạt động tín dụng.
Trên cơ sở tiếp cận chức năng hoạt động của NHTM thì tín dụng được hiểu làmột giao dịch về tài sản (tiền hoặc hàng hóa) giữa bên cho vay (ngân hàng và cácđịnh chế tài chính khác) và bên đi vay (cá nhân, doanh nghiệp và các chủ thểkhác), trong đó bên cho vay chuyển giao tài sản cho bên đi vay sử dụng trongmột thời gian nhất định theo thỏa thuận, bên đi vay có trách nhiệm hoàn trả vôđiều kiện vốn gốc và lãi cho bên cho vay khi đến hạn thanh toán
Qua các khái niệm trên ta thấy bản chất của tín dụng là một giao dịch về tiềnhoặc tài sản trên cơ sở có hoàn trả mà thực chất là sự vay mượn dựa trên cơ sởtin tưởng, tín nhiệm lẫn nhau Trong đó sự hoàn trả là đặc trưng thuộc về bảnchất của tín dụng, là nguyên tắc để phân biệt phạm trù tín dụng với phạm trù cấpphát của ngân sách nhà nước.
Trang 91.1.3.2 Các loại hình tín dụng ngân hàng
Trong nền kinh tế thị trường, hoạt động cho vay của NHTM rất đa dạng vàphong phú với nhiều hình thức khác nhau Việc áp dụng từng loại tín dụng tùythuộc vào đặc điểm kinh tế của đối tượng sử dụng vốn, nhằm sử dụng và quản lýtín dụng có hiệu quả và phù hợp với sự vận động cũng như đặc điểm kinh tế khácnhau của đối tượng tín dụng.
Để quản lý và sử dụng có hiệu quả vốn tín dụng, cần thiết phải phân loại chovay Phân loại cho vay là việc sắp xếp các khoản cho vay theo từng nhóm dựatrên một số tiêu thức nhất định Việc phân loại cho vay có cơ sở khoa học sẽ làtiền đề để thiết lập các quy trình cho vay thích hợp và nâng cao hiệu quả quản trịrủi ro tín dụng.
Có nhiều tiêu thức phân loại cho vay, tuy nhiên trên thực tế, người ta thườngphân loại cho vay theo các tiêu thức sau:
- Căn cứ theo thời hạn cho vay
+ Cho vay ngắn hạn: là hình thức cấp tín dụng có thời hạn đến 12 thángvà được sử dụng để bù đắp thiếu hụt vốn lưu động cho các doanh nghiệp và cácnhu cầu chi tiêu ngắn hạn của cá nhân Đối với ngân hàng, tín dụng ngắn hạnchiếm tỷ trọng cao nhất.
+ Cho vay trung hạn: ở Việt Nam, đây là hình thức cấp tín dụng có thờihạn từ trên 1 đến 5 năm, còn đối với nhiều nước loại tín dụng này có thời hạnđến 7 năm Loại hình tín dụng này thường được áp dụng cho vay các doanhnghiệp, tổ chức kinh doanh để đổi mới hoặc mua sắm máy móc thiết bị, xâydựng các dự án mới có quy mô nhỏ và thời gian thu hồi vốn nhanh.
+ Cho vay dài hạn: là khoản cấp tín dụng có thời hạn trên 5 năm (ViệtNam), còn ở các nước khác có thời hạn trên 7 năm, chủ yếu được cho vay để
Trang 10phục vụ việc xây dựng nhà xưởng, đầu tư dây chuyền công nghệ với những dựán lớn hay có thời gian thu hồi vốn dài Các khoản vay này thường có lãi suấtcao hơn và ngân hàng chịu nhiều rủi ro.
- Căn cứ theo khách hàng vay vốn
+ Cho vay khách hàng cá nhân: các khoản tín dụng dành cho khách hàngcá nhân chủ yếu phục vụ nhu cầu tiêu dùng của khách hàng, khoản cho vay nàythường có rủi ro cao nhưng lại đem lại lợi nhuận rất lớn cho ngân hàng.
+ Cho vay khách hàng doanh nghiệp: tín dụng ngân hàng luôn là nguồntài trợ quan trọng không thể thiếu đối với mỗi doanh nghiệp khi các doanhnghiệp cần vốn tài trợ cho tài sản lưu động hoặc nhu cầu mua sắm trang thiết bị,xây dựng nhà xưởng, đầu tư xây dựng cơ bản
+ Cho vay chính phủ
+ Cho vay các tổ chức tài chính khác: cấp tín dụng cho các ngân hàng,công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính, công ty bảo hiểm, quỹ tín dụng vàcác định chế tài chính khác.
- Căn cứ theo mục đích sử dụng khoản vay
+ Cho vay tiêu dùng: là loại hình cho vay để tài trợ cho việc tiêu dùngnhằm giúp người tiêu dùng có thể sử dụng hàng hoá, dịch vụ trước khi họ có khảnăng chi trả, tạo điều kiện cho người vay được hưởng mức sống cao hơn Thôngthường quy mô những khoản vay này thường nhỏ, rủi ro cao, tuy nhiên đây làhình thức đem lại lợi nhuận cao cho ngân hàng Đối tượng được vay là các cánhân và hộ gia đình để phục vụ cho mục đích xây dựng, sửa chữa, mua nhà ở,mua ô tô, du học, du lịch…
+ Cho vay phục vụ sản xuất- kinh doanh: là loại cho vay của tổ chức tíndụng đối với các dự án đầu tư sản xuất kinh doanh Các khoản vay này thường
Trang 11được sử dụng vào việc tài trợ cho vốn lưu động, mua sắm tài sản cố định Đốitượng khách hàng chủ yếu của loại hình này là các doanh nghiệp.
- Căn cứ mức độ tín nhiệm đối với khách hàng
+ Cho vay có bảo đảm: là loại hình cấp tín dụng dựa trên cơ sở các bảođảm như thế chấp, cầm cố hoặc phải có sự bảo lãnh của bên thứ ba Đối với cáckhách hàng không có uy tín cao đối với ngân hàng, khi vay vốn đòi hỏi phải cóbảo đảm Sự bảo đảm này là căn cứ pháp lý để ngân hàng có thêm một nguồn thuthứ hai, bổ sung cho nguồn thu nợ thứ nhất thiếu chắc chắn.
+ Cho vay không có bảo đảm: là loại hình cho vay không có tài sản thếchấp, cầm cố hoặc sự bảo lãnh của người thứ ba mà việc cho vay chỉ dựa vào uytín của bản thân khách hàng Đối với những khách hàng tốt, trung thực trongkinh doanh, có khả năng tài chính lành mạnh, quản trị có hiệu quả thì ngân hàngcó thể cấp tín dụng dựa vào uy tín của bản thân khách hàng mà không cần mộtnguồn thu nợ thứ hai bổ sung.
- Căn cứ vào phương thức cho vay
+ Cho vay từng lần: đây là hình thức cấp tín dụng mà ngân hàng vàkhách hàng sẽ ký kết hợp đồng riêng với mỗi khoản vay khi khách hàng có nhucầu Mỗi lần khách hàng có nhu cầu vay vốn thì việc ký kết hợp đồng được thựchiện từ đầu, khách hàng và ngân hàng sẽ thỏa thuận riêng cho từng lần đó về sốlượng tín dụng, thời hạn khoản vay, lãi suất áp dụng, tài sản đảm bảo, báo cáo tàichính…
+ Cho vay theo hạn mức tín dụng: đây là nghiệp vụ tín dụng mà ngânhàng và khách hàng cùng ký kết một hợp đồng hạn mức, hạn mức có thể tính chocả kỳ hoặc cuối kỳ Hạn mức tín dụng được cấp trên cơ sở kế hoạch sản xuấtkinh doanh, nhu cầu vốn và nhu cầu vay vốn của khách hàng Hợp đồng hạn mức
Trang 12có thể bao gồm các điều khoản như việc sử dụng vốn vay, lãi suất, kỳ hạn trả nợ,tài sản đảm bảo… và trong trượng hợp vỡ nợ, các điều khoản liên quan đến việcchấm dứt hợp đồng, chi trả những khoản vay còn tồn đọng Trong thời gian củahợp đồng hạn mức, khách hàng có thể thực hiện vay trả nhiều lần, song dư nợkhông được vượt quá hạn mức tín dụng Mỗi khi khách hàng có nhu cầu vay vốnmà không vượt quá hạn mức đã ký thì chỉ cần nộp đơn xin vay và lập hợp đồngvay là được ngân hàng xem xét với những điều kiện vay vốn đã được thỏa thuậntrước trong hợp đồng hạn mức.
1.2 Hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng thương mại
1.2.1 Sự hình thành và phát triển của cho vay tiêu dùng
Như chúng ta đã biết, đối với các NHTM thì các khoản cho vay dành cho cánhân và người tiêu dùng thường là những món vay nhỏ lẻ và chứa đựng nhiều rủiro nên đã có thời kì các NHTM từ chối những khoản cho vay này Tuy nhiên,trong điều kiện kinh tế ngày càng phát triển và sức ép cạnh tranh ngày càng khốcliệt trong hệ thống ngân hàng đã buộc các nhà ngân hàng phải thay đổi và mởrộng các dịch vụ cung ứng của mình nhằm nâng cao sức cạnh tranh, khôngnhững trong hệ thống ngân hàng mà còn cả với các định chế tín dụng khác Đểlàm được điều này yêu cầu ngân hàng buộc phải đa dạng hóa các sản phẩm củamình, không chỉ dừng lại ở các sản phẩm truyền thống là huy động vốn, tíndụng, thanh toán, kinh doanh ngoại tệ… mà còn phát triển các sản phẩm mới nhưcho vay tiêu dùng, tư vấn, dịch vụ cho thuê két, dịch vụ ngân hàng trọn gói…
Như vậy, có thể thấy rằng tín dụng tiêu dùng ra đời chính từ sự phát triển củanền kinh tế thị trường cộng với sự canh tranh ngày càng gay gắt trong hệ thốngngân hàng Một lý do khác khiến tín dụng tiêu dùng ra đời và phát triển là việcgiải quyết hai mâu thuẫn Đó là mâu thuẫn giữa nhu cầu tiêu dùng với khả năng
Trang 13thanh toán của cá nhân người tiêu dùng và mâu thuẫn giữa sản xuất hàng hóa vớitiêu thụ hàng hóa.
Với mâu thuân thứ nhất, người tiêu dùng hay còn gọi là người nhận tài trợ, lànhững người thuộc mọi tầng lớp dân cư, không phân biệt màu da, lứa tuổi, nghềnghiệp, trình độ học vấn… là những người có công việc và thu nhập ổn định, cónhu cầu mua sắm nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống khi chưa có đủ khả năngthanh toán để thực hiện những mong muốn trên Thuật ngữ “nhu cầu” ở đâyđược hiểu theo ba mức độ khác nhau là nhu cầu tự nhiên, mong muốn và yêucầu.
Trong khi nhu cầu tự nhiên là vô hạn thì nhu cầu có khả năng thanh toán làhữu hạn Để biến nhu cầu tự nhiên thành nhu cầu có khả năng thanh toán thì phảitính đến tình trạng thu nhập trong tương lai của người tiêu dùng Trên thực tế,người tiêu dùng không thể có ngay được các khoản thu nhập, các khoản tiền lớntrong hiện tại mà phải qua quá trình tích lũy lâu dài, có thể gần cả đời người Dođó, thông qua việc cấp tín dụng, ngân hàng đã cho phép khách hàng được sửdụng hàng hóa trước khi có khả năng thanh toán.
Mâu thuẫn thứ hai là mâu thuẫn giữa việc sản xuất hàng hóa với tiêu thụ hànghóa của các nhà sản xuất kinh doanh Những người sản xuất chỉ đạt được hiệuquả trong hoạt động của mình khi họ nắm bắt được nhu cầu của người tiêu dùngvà đáp ứng tốt nhu cầu này Các công ty thương mại lớn có thể cho phép cáccông ty con của mình bán chịu hàng hóa cho khách hàng, chủ yếu là bán trả gópđể nâng cao khả năng cạnh tranh Tuy nhiên, trong trường hợp này, thường thìngười tiêu dùng chỉ được thỏa mãn với một số loại hàng hóa nhất định Khắcphục được nhược điểm đó, các tổ chức tín dụng có thể đáp ứng nhu cầu về nhiều
Trang 14loại hàng hóa khác nhau do các công ty thương mại khác nhau cung cấp thôngqua tài trợ trực tiếp hoặc gián tiếp cho người tiêu dùng
Cho vay tiêu dùng ra đời đã giúp những người có tiền sử dụng tiền của mìnhmột cách hiệu quả thông qua việc cho vay Nhưng quan trọng hơn, cho vay tiêudùng đáp ứng được nhu cầu vượt quá khả năng thanh toán, nâng cao mức sốngcủa người tiêu dùng, đồng thời đẩy mạnh tiêu thụ cho người bán, giúp quá trìnhlưu thông hàng hóa từ khâu sản xuất đến tiêu dùng được thông suốt và hiệu quả.
Ngày nay, lĩnh vực cho vay tiêu dùng đang phát triển mạnh mẽ Nhiều côngty chuyên môn hoá đã tìm kiếm nhiều dạng dịch vụ khác nhau và hiện đang mởrộng dần ra, phù hợp với việc cung cấp đa dạng các loại hình dịch vụ Lĩnh vựcnày cũng không còn chỉ do các ngân hàng và công ty tài chính thực hiện nữa màcác công ty bảo hiểm, công ty chứng khoán, ngân hàng tiết kiệm bưu điện vvcùng tham gia cung cấp dịch vụ này.
Tại Việt Nam, hoạt động cho vay tiêu dùng của NHTM đã phát triển vàonhững năm 1993 - 1994, trong thời gian đầu này tập trung nhiều vào cho vay trảgóp, các sản phẩm cung ứng còn rất đơn điệu Tuy nhiên, do chưa có hành langpháp lý rõ ràng nên hoạt động được một thời gian các ngân hàng tỏ ra rất lúngtúng trong việc cấp tín dụng theo hình thức này.
Hiện nay, khi mà một số văn bản pháp luật hướng dẫn đã ra đời thì lĩnh vựccho vay tiêu dùng ở nước ta lại đang trong xu thế rộ lên, hiện nó đang được xemlà thị trường tiềm năng và có nhiều điều kiện phát triển mạnh của các NHTM tạiViệt Nam.
1.2.2 Khái niệm cho vay tiêu dùng
Có nhiều quan điểm khác nhau về cho vay tiêu dùng Có người cho rằng:“cho vay tiêu dùng là hình thức cấp tín dụng đối với người tiêu dùng nhằm tài trợ
Trang 15cho chính sự tiêu dùng”, người khác lại nói: “tín dụng tiêu dùng là quan hệ kinhtế giữa một bên là ngân hàng và một bên là cá nhân người tiêu dùng trong đóngân hàng chuyển giao tiền cho khách hàng với nguyên tắc người đi vay (kháchhàng) sẽ hoàn trả cả gốc lẫn lãi tại một thời điểm xác định trong tương lai”.Nhưng nhìn chung, ta có thể hiểu “cho vay tiêu dùng là hình thức cấp tín dụngtrong đó ngân hàng thỏa thuận để khách hàng là cá nhân hay hộ gia đình sử dụngmột khoản tiền với mục đích tiêu dùng, với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãisau một thời gian nhất định”.
Cho vay tiêu dùng là hình thức cấp tín dụng rất hữu ích nhằm tài trợ cho nhucầu chi tiêu, mua sắm, sửa chữa nhà cửa… của các cá nhân, hộ gia đình Cáckhoản vay này giúp người tiêu dùng có thể sử dụng hàng hóa, dịch vụ trước khihọ có khả năng chi trả, tạo cho họ có được một cuộc sống có chất lượng cao hơn.
1.2.3 Đặc điểm cho vay tiêu dùng
1.2.3.1 Quy mô mỗi khoản vay nhỏ nhưng số lượng các khoản vay lớn
Các khách hàng khi tìm đến ngân hàng với mục đích vay tiêu dùng thường cónhu cầu vốn không cao vì nhu cầu của người tiêu dùng đối với các loại hàng hóaxa xỉ là không cao hoặc đã có tích lũy từ trước đối với những tài sản có giá trịlớn Mặt khác, do cho vay tiêu dùng có độ rủi ro cao hơn nên ngân hàng cũngthường thận trọng hơn trong việc quyết định số tiền cho vay căn cứ vào khả năngtrả nợ và tài sản đảm bảo của khách hàng Song nếu xét về quy mô thì nhu cầuvay tiêu dùng là khá lớn do đối tượng của loại hình cho vay này là mọi cá nhântrong xã hội, từ những người có thu nhập cao đến những người có thu nhập trungbình và thấp với nhiều nhu cầu phong phú và đa dạng Khi chất lượng cuộc sốngvà trình độ dân trí được nâng cao, người dân càng có nhu cầu vay ngân hàng để
Trang 16cải thiện và nâng cao mức sống Do đó, nền kinh tế càng phát triển, số lượng cáckhoản vay tiêu dùng sẽ càng nhiều
1.2.3.2 Các khoản vay tiêu dùng có lãi suất “cứng nhắc”
Không như hầu hết các khoản vay kinh doanh, lãi suất có thể thay đổi tùytheo điều kiện thị trường, các khoản vay tiêu dùng thường có lãi suất cố định,đặc biệt là trong cho vay tiêu dùng trả góp Ngay khi quan hệ tín dụng được xáclập thì mức lãi suất đã được ấn định và duy trì trong suốt thời hạn vay Mặt khác,khi vay tiền, người tiêu dùng thường không quan tâm nhiều tới lãi suất mà họ chỉquan tâm tới khoản tiền phải trả hàng kỳ, thời gian được giải ngân và khả năngtrả nợ của mình bởi vì người tiêu dùng thường coi vay mượn là công cụ để đạtđược một cuộc sống thoải mái hơn chứ không phải là một lựa chọn dùng trongtình trạng khẩn cấp hoặc để tạo ra lợi nhuận
1.2.3.3 Các khoản cho vay tiêu dùng thường có độ rủi ro cao
Vì đối tượng của hoạt động cho vay tiêu dùng là các cá nhân, hộ gia đình nênhoạt động này không chỉ chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố chủ quan của người tiêudùng mà còn chịu tác động từ các yếu tố khách quan từ bên ngoài Ta có thể thấymột số nguyên nhân chủ yếu dẫn tới tình trạng này là:
- Thông tin tài chính của cá nhân và hộ gia đình thường khó đầy đủ và rõràng như thông tin về doanh nghiệp (công khai thông qua báo cáo tài chính), dẫnđến rủi ro đạo đức và rủi ro thông tin không cân xứng Các cá nhân có thể tìmcách trốn tránh không trả các khoản vay cho dù có khả năng thanh toán
- Nguồn trả nợ chủ yếu là từ thu nhập ổn định tại thời điểm hiện tại củangười vay Do vậy, nếu người vay gặp vấn đề về sức khoẻ, mất việc làm hay gặpcác biến cố bất ngờ ảnh hưởng đến thu nhập hàng tháng, ngân hàng sẽ gặp khó
Trang 17khăn trong thu hồi nợ Đây là rủi ro khó lường trước, khác với món vay kinhdoanh ta có thể hạn chế được thông qua nâng cao chất lượng thẩm định dự án
- Cho vay tiêu dùng có tính nhạy cảm theo chu kì kinh tế Khi nền kinhtế mở rộng, người dân lạc quan về tương lai thì họ sẽ vay ngân hàng nhiều hơn,và khi nền kinh tế suy thoái, tình trạng thất nghiệp tăng thì họ sẽ hạn chế vaymượn ngân hàng.
1.2.3.4 Các koản cho vay tiêu dùng có chi phí khá lớn
Do số lượng món vay tiêu dùng nhiều, khách hàng đông và đa dạng nhưng sốlượng mỗi khoản vay lại nhỏ, ngân hàng phải huy động nhiều nhân lực cho hoạtđộng cho vay, từ khâu tiếp nhận hồ sơ, thẩm định khách hàng, quyết định chovay, giải ngân cũng như kiểm soát và thu nợ đối với khách hàng sau khi cho vay.Mặt khác, ngân hàng cũng gặp không ít khó khăn để quản lý các khoản cho vaytiêu dùng với giá trị nhỏ nhưng số lượng lớn do đối với khách hàng cá nhân,thông tin về tình hình tài chính thường không công khai minh bạch như ở cáccông ty lớn Tất cả những điều này kiến chi phí tính trên một đơn vị tiền tệ chovay tiêu dùng cao hơn so với các loại hình cho vay khác
1.2.3.5 Cho vay tiêu dùng là một trong những khoản mục có khả năngsinh lời cao nhất
Do các khoản vay tiêu dùng thường được định giá cao, theo ước tính chỉ khinào lãi suất vay vốn trên thị trường và tỉ lệ tổn thất tín dụng tăng lên đáng kể thìhầu hết các khoản tín dụng tiêu dùng mới không mang lại lợi nhuận Việc địnhgiá cao là do cho vay tiêu dùng có chi phí lớn và rủi ro cao, hơn nữa là do tâm lýngười vay không quan tâm tới lãi suất phải trả, họ thường quan tâm tới khoảntiền phải trả hàng tháng hơn là lãi suất Mặt khác, nếu như trong kinh doanh,
Trang 18người ta phải hạch toán lãi lỗ thì trong tiêu dùng người ta đặt yếu tố thỏa mãn lênhàng đầu dù có phải trả chi phí lớn hơn.
1.2.4 Phân loại cho vay tiêu dùng
Có nhiều cách phân loại cho vay tiêu dùng, tuỳ theo tiêu thức chúng ta lựachọn mà cho vay tiêu dùng được phân chia thành:
1.2.4.1 Căn cứ vào mục đích vay
Cho vay tiêu dùng bất động sản: Là khoản tín dụng được cấp nhằm tài trợ
cho nhu cầu mua sắm, xây dựng, cải tạo nhà cửa của cá nhân hay hộ gia đình.Những món vay thường có quy mô lớn và thời gian dài Việc đánh giá giá trị tàisản tài trợ có vai trò vô cùng quan trọng đối với ngân hàng Nếu như trong chovay tiêu dùng thông thường thì thu nhập tương lai của người vay là yếu tố quantrọng để ngân hàng quyết định có cho vay hay không thì trong cho vay tiêu dùngbất động sản, giá trị và tình hình biến động giá của tài sản được tài trợ là yếu tốmà ngân hàng rất quan tâm Bởi vì khoản tín dụng tài trợ cho loại tài sản này cógiá trị lớn, nên sự biến động theo hướng không có lợi của nó sẽ dẫn tới nhữngthiệt hại rất lớn cho ngân hàng
Cho vay tiêu dùng thông thường: Đây là những khoản cho vay phục vụ nhu
cầu cải thiện đời sống như mua sắm phương tiện đi lại, đồ dùng sinh hoạt, dulịch, học hành, y tế hoặc giải trí Những khoản tín dụng thường có quy mô nhỏ,thời gian tài trợ ngắn, do đó mà mức độ rủi ro đối với ngân hàng là thấp hơnnhững khoản cho vay tiêu dùng bất động sản Đối với loại cho vay này, yếu tốquyết định cho vay hay không là khả năng trả nợ của người vay, sau đó mới xemxét đến giá trị tài sản đảm bảo Có thể thấy một số loại hình cho vay tiêu dùngthông thường như:
Trang 19- Cho vay du học: Là khoản cho vay đối với thân nhân của những ngườiđi du học nhằm mục đích hỗ trợ tài chính cho người đi du học (tại chỗ hoặc nướcngoài).
- Cho vay mua xe hơi: Là khoản cho vay đối với cá nhân có nhu cầu muaô tô phục vụ cho nhu cầu cá nhân
- Cho vay hỗ trợ tiêu dùng khác: Là các khoản vay để phục vụ cho cácmục đích đa dạng khác như chữa bệnh, cưới hỏi, đi du lịch…
1.2.4.2 Căn cứ vào phương thức hoàn trả
Cho vay tiêu dùng trả góp: Theo hình thức tài trợ này, thì người đi vay trả nợ
cho ngân hàng (gồm cả gốc và lãi) theo những kỳ hạn nhất định do ngân hàngquy định (tháng, quý ) Hình thức này áp dụng cho các khoản vay có giá trị lớnhoặc với những khách hàng mà thu nhập định kỳ của họ không đủ để thanh toánhết một lần số nợ vay.
Cho vay tiêu dùng phi trả góp: Là khoản vay ngắn hạn của cá nhân và hộ gia
đình để đáp ứng nhu cầu tiền mặt tức thời hoặc mua hàng hoá có giá trị khônglớn và được thanh toán một lần khi khoản vay đáo hạn.
Cho vay tiêu dùng tuần hoàn: Là hình thức cho vay tiêu dùng trong đó ngân
hàng cho phép khách hàng vay và trả nợ nhiều kỳ một cách tuần hoàn, theo mộthạn mức tín dụng nhất định bằng cách sử dụng thẻ tín dụng hoặc phát hành sécđược phép thấu chi dựa trên tài khoản vãng lai.
1.2.4.3 Căn cứ vào nguồn gốc của khoản nợ
Cho vay tiêu dùng gián tiếp: Là hình thức cho vay trong đó ngân hàng mua
các khoản nợ phát sinh do những công ty bán lẻ đã bán chịu hàng hoá hay dịchvụ cho người tiêu dùng Như vậy, cho vay tiêu dùng gián tiếp là hình thứcNHTM tài trợ cho các hãng bán lẻ hàng lâu bền, các công ty xây dựng để họ bán
Trang 20hàng trả góp cho người tiêu dùng Có thể thấy rõ quy trình của hoạt động chovay tiêu dùng gián tiếp thông qua sơ đồ sau:
Sơ đồ 1.1: Quy trình cho vay tiêu dùng gián tiếp
(1) Ngân hàng và công ty bán lẻ kí hợp đồng mua bán nợ Trong hợp đồng,ngân hàng đưa ra các điều kiện về đối tượng khách hàng được bán chịu, số tiềnbán chịu tối đa và loại tài sản bán chịu.
(2) Công ty bán lẻ và người tiêu dùng kí kết hợp đồng mua bán chịu hànghoá Thông thường, người tiêu dùng phải trả trước một phần giá trị tài sản.
(3) Công ty bán lẻ giao tài sản cho người tiêu dùng.
(4) Công ty bán lẻ bán toàn bộ chứng từ bán chịu hàng hoá cho ngân hàng.(5) Ngân hàng thanh toán tiền cho công ty bán lẻ.
(6) Người tiêu dùng thanh toán tiền trả góp cho ngân hàng.
Cho vay tiêu dùng gián tiếp có những ưu điểm như giúp ngân hàng tiếp cậnđược với đối tượng có nhu cầu vay cao, tiết kiệm được chi phí liên quan đến việcthẩm định và đánh giá khách hàng (do có sự trợ giúp của phía nhà bán lẻ), giatăng uy tín và mở rộng địa bàn hoạt động Tuy nhiên, cho vay gián tiếp cũng sẽlàm tăng rủi ro đối với ngân hàng do ngân hàng không thể tiếp xúc trực tiếp vớingười tiêu dùng, mặt khác nhân viên bán lẻ không được đào tạo về chuyên môn
Người tiêu dùng
(1)(5)(4)
Trang 21xét duyệt thẩm định các khoản vay lớn Sự kết hợp đồng thời giữa 3 bên: ngânhàng, người bán lẻ và khách hàng cũng đòi hỏi một sự phối hợp nhịp nhàng vàmột hợp đồng chặt chẽ về trách nhiệm các bên
Cho vay tiêu dùng gián tiếp thường được thực hiện thông qua 3 phương thức.Các phương thức phân chia này chủ yếu dựa trên mức độ liên quan của công tybán lẻ đối với những rủi ro mà ngân hàng sẽ phải gánh chịu Ở mức cao nhất,công ty bán lẻ sẽ cam kết thanh toán cho ngân hàng toàn bộ các khoản nợ nếukhi đến hạn người tiêu dùng không thanh toán cho ngân hàng Đây là phươngthức an toàn nhất đối với ngân hàng Theo phương thức thứ hai, trách nhiệmthanh toán của công ty bán lẻ đối với ngân hàng chỉ có giới hạn, phụ thuộc vàocác điều khoản đã được thoả thuận Phương thức thứ ba thì ngân hàng sẽ phảichịu toàn bộ rủi ro: sau khi bán các khoản nợ cho ngân hàng, công ty bán lẻkhông còn trách nhiệm trong việc chúng có được hoàn trả hay không Chỉ nhữngcông ty bán lẻ rất được ngân hàng tin cậy mới áp dụng hình thức này Ngoài baphương thức trên, nếu người tiêu dùng không trả được nợ thì ngân hàng có thểthanh lý tài sản bằng cách bán trở lại cho công ty bán lẻ phần nợ mình chưa đượcthanh toán
Cho vay tiêu dùng trực tiếp: Đây là hình thức trong đó ngân hàng trực tiếp
tiếp xúc với khách hàng của mình, thẩm định và đánh giá nhu cầu vay vốn củakhách hàng và việc thu nợ cũng được tiến hành trực tiếp bởi chính ngân hàng Cóthể hình dung quy trình cho vay tiêu dùng trực tiếp qua sơ đồ các bước sau:
Sơ đồ 1.2: Quy trình cho vay tiêu dùng trực tiếp
Trang 22(1) Ngân hàng và người tiêu dùng ký hợp đồng tín dụng với nhau.
(2) Người tiêu dùng trả trước nhà cung cấp một phần số tiền mua hàng hoácủa mình.
(3) Ngân hàng thanh toán số tiền còn thiếu cho nhà cung cấp.(4) Nhà cung cấp giao hàng hoá cho người tiêu dùng.
(5) Người tiêu dùng thanh toán khoản nợ cho ngân hàng.
Ưu điểm của hình thức tài trợ này là: rất linh hoạt vì có sự đàm phán trực tiếpgiữa ngân hàng và khách hàng, quyết định cho vay hay không hoàn toàn phụthuộc vào ngân hàng, ngoài ra ngân hàng có thể sử dụng triệt để trình độ kiếnthức kinh nghiệm của cán bộ tín dụng Hơn nữa, khi khách hàng quan hệ trựctiếp với ngân hàng, có nhiều khả năng họ sẽ sử dụng các dịch vụ khác của ngânhàng như mở tài khoản tiền gửi tiết kiệm, dịch vụ chuyển tiền và như vậyquyền lợi của cả hai phía ngân hàng và khách hàng đều được thỏa mãn trên cơ sởthỏa thuận trực tiếp của cả hai bên.
1.2.5 Đối tượng của hoạt động cho vay tiêu dùng
Đối tượng mà các NHTM hướng tới khi thực hiện cho vay tiêu dùng là các cánhân, hộ gia đình có nhu cầu vay vốn phục vụ nhu cầu tiêu dùng Việc phân loạicác đối tượng vay tiêu dùng sẽ giúp các NHTM trong việc đưa ra những sản
Trang 23phẩm cho vay tiêu dùng phù hợp và đem lại hiệu quả cao nhất Có rất nhiều tiêuthức để phân loại đối tượng của hoạt động cho vay tiêu dùng, dưới đây là cáctiêu thức phổ biến thường gặp.
1.2.5.1 Phân theo mức thu nhập
Những người có thu nhập thấp: họ là những người có hoàn cảnh khó khăn, rấtmuốn cải thiện đời sống của mình nhưng bị hạn chế do thu nhập không đủ đểthoả mãn nhu cầu đa dạng của họ Tuy nhiên, họ cũng có mong muốn cuộc sốngtốt hơn như bất kỳ những người có thu nhập cao hơn nào Do đó, ngân hàng cũngcần có các biện pháp phù hợp để thu hút những người này đến ngân hàng hiện tạivà trong tương lai Xét trong hoàn cảnh cụ thể ở Việt Nam thời gian này thì đâylà những khách hàng tiềm năng đối với các NHTM.
Những người có thu nhập trung bình: khi thu nhập tăng thì nhu cầu cải thiệnđiều kiện sống của người tiêu dùng cũng tăng Đối với những người thuộc nhómnày thì nhu cầu tín dụng tiêu dùng có hướng tăng trưởng ngày càng mạnh bởikhoản tích lũy của nhóm này tuy ít song thu nhập trong tương lai của họ có phầnổn định để có thể chi trả cho những nhu cầu tiêu dùng hiện tại.
Những người có thu nhập cao: những người thuộc nhóm này thường cần tớinhững khoản vay tiêu dùng với mục đích coi đó như là một khoản linh hoạt đểchi tiêu và trợ giúp thêm cho khả năng thanh toán, khi mà tiền vốn của họ đãđem đầu tư trung và dài hạn Mặc dù khoản vay mượn nhằm mục đích tiêu dùngcủa họ chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng số tài sản mà họ sở hữu nhưng lạilà những món tiền lớn so với các nhóm khách hàng khác nên ngân hàng tỏ raquan tâm đặc biệt đến nhóm khách hàng này.
1.2.5.2 Phân theo tình trạng công tác hoặc lao động
Trang 24Nhu cầu vay tiêu dùng của cá nhân phụ thuộc vào tính chất công việc, nghềnghiệp hoặc nơi công tác Xét theo đặc điểm phân loại trên, chúng ta có cácnhóm khách hàng sau:
- Những khách hàng làm công ăn lương- Những người có công việc kinh doanh riêng
- Những người hành nghề chuyên nghiệp (ca sĩ, luật sư, bác sĩ …̣)- Những người lao động tự do
Theo cách phân loại trên thì trên thực tế những người thuộc nhóm 3 đầu cóthu nhập ổn định và cao hơn so với nhóm cuối và nhu cầu vay tiêu dùng phântheo tình trạng công tác hay lao động cũng chủ yếu xuất phát từ những nhóm đó.
1.2.6 Phân biệt cho vay tiêu dùng và cho vay kinh doanh của ngân hàngthương mại
Mặc dù cho vay tiêu dùng và cho vay kinh doanh đều là hình thức cấp tín dụng của ngânhàng cho khách hàng, song giữa chúng vẫn có những điểm khác biệt lớn.
Tiêu chí so sánhCho vay tiêu dùngCho vay kinh doanh
Khái niệm
Là hình thức cấp tín dụngtrong đó ngân hàng thỏathuận để khách hàng là cánhân hay hộ gia đình sử dụngmột khoản tiền với mục đíchtiêu dùng với nguyên tắc cóhoàn trả cả gốc và lãi sau mộtthời gian nhất định
Là hình thức cấp tín dụngcủa ngân hàng cho các cánhân, doanh nghiệp và cácchủ thể khác sử dụng vớimục đích kinh doanh trongmột thời gian nhất định vàcó trách nhiệm hoàn trả vôđiều kiện cả gốc và lãi khiđến hạn thanh toán.
Đối tượng vay vốn Đối tượng vay tiêu dùng chủyếu là các cá nhân và hộ gia
Các cá nhân, hộ gia đình,các doanh nghiệp và tổ
Trang 25Tiêu chí so sánhCho vay tiêu dùngCho vay kinh doanh
Mục đích sử dụngvốn vay
Khách hàng vay tiêu dùngchủ yếu nhằm mục đích phụcvụ đời sống như mua sắm cáchàng hóa, dịch vụ, xây dựngvà sửa chữa nhà cửa…
Tài trợ cho việc xây dựngnhà xưởng, mua sắm máymóc, thiết bị, nguyên vậtliệu… phục vụ cho sảnxuất kinh doanh.
Đặc điểm
Quymô vàsốlượng
Quy mô mỗi khoản vay tiêudùng nhỏ nhưng số lượng cáckhoản vay tiêu dùng lại lớn.
Quy mô mỗi khoản vaythường rất lớn song sốlượng khoản vay ít.
Lãi suất của các khoản chovay tiêu dùng thường cao vàcố định trong suốt thời hạnvay vốn.
Các khoản cho vay kinhdoanh thường có lãi suấtthấp hơn và thay đổi theođiều kiện thị trường.
Các khoản vay tiêu dùngmang lại lợi nhuận cao chongân hàng
Các khoản cho vay kinhdoanh mang lại thu nhậpthấp hơn cho ngân hàngRủi ro
Cho vay tiêu dùng thườngtiềm ẩn nhiều rủi ro hơn cácloại cho vay khác.
Các khoản cho vay kinhdoanh có độ rủi ro thấphơn.
Chi phí
Chi phí của các khoản chovay tiêu dùng thường lớn,nhất là chi phí quản lý cáckhoản vay tiêu dùng này.
Các khoản cho vay kinhdoanh thường có chi phíthấp hơn.
Trang 26Về quy trình cho vay, cả hai hình thức cho vay này đều phải qua các bướcsau:
- Bước 1: Tìm hiểu sơ bộ về khách hàng.
- Bước 2: Hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn.- Bước 3: Phân tích tín dụng.
- Bước 4: Quyết định tín dụng.- Bước 5: Giải ngân.
- Bước 6: Thu nợ.
Tuy giống nhau về các bước trong quy trình nhưng nội dung quy trình, thủtục của từng bước giữa hai hình thức này có nhiều điểm khác biệt, tùy thuộc vàoquy định cụ thể của từng ngân hàng.
1.2.7 Vai trò của cho vay tiêu dùng đối với sự phát triển kinh tế xã hội
1.2.7.1 Đối với người tiêu dùng
Cho vay tiêu dùng có tác dụng đặc biệt với những người có thu nhập thấp vàtrung bình, họ sẽ được hưởng các dịch vụ, tiện ích trước khi có đủ khả năng vềtài chính như mua sắm các hàng hoá thiết yếu có giá trị cao như nhà cửa, xehơi… hay trong trường hợp chi tiêu cấp bách như nhu cầu về y tế.
Có thể nói rằng bất cứ một người nào đều mong muốn được thoả mãn nhữngnhu cầu của riêng mình, bắt đầu từ những hàng hoá thiết yếu rồi đến những hànghoá xa xỉ hơn Tuy nhiên thực tế là một người trẻ lại chưa có đủ khả năng chi trảcho những nhu cầu của mình mà họ cần thời gian tích luỹ tiền, người tiêu dùngsẽ khéo léo phối hợp giữa thoả mãn nhu cầu ở hiện tại với khả năng thanh toán ởhiện tại và tương lai, nghĩa là họ sẽ thụ hưởng phần thu nhập có trong tương lai.
Trang 27Mặt khác, việc thỏa mãn trước nhu cầu sẽ thúc đẩy người tiêu dùng phấn đấuđể chi trả cho nhu cầu đó càng sớm càng tốt vì thông thường khi vay ngân hàngđể mua sắm thì chính tài sản đó sẽ trở thành vật đảm bảo đối với ngân hàng, màtâm lý chung của nhiều người là không muốn nắm giữ tài sản mà không phải củamình Điều này gián tiếp đưa đến việc tăng thu nhập trong tương lai của ngườitiêu dùng.
Chính vì những lý do trên mà ngày càng nhiều các cá nhân, hộ gia đình tìmđến ngân hàng với mong muốn ngân hàng sẽ giúp đỡ họ trong việc mua sắmhàng hóa thiết yếu, những hàng hóa có giá trị cao nhằm thỏa mãn nhu cầu tiêudùng và nâng cao cuộc sống.
1.2.7.2 Đối với người sản xuất
Mục tiêu của tất cả các nhà sản xuất là tăng lợi nhuận, mở rộng sản xuất kinhdoanh, tăng khả năng cạnh tranh với các đối thủ sản xuất cùng loại hàng hóa vàđứng vững trên thị trường Để đạt được mục tiêu đó thì dù bằng cách này haycách khác, các nhà sản xuất đều mong muốn tiêu thụ được càng nhiều hàng hóacàng tốt, họ sẵn sàng bán hàng hóa trả góp, thậm chí bán chịu trong một thờigian Việc tạo điều kiện để người tiêu dùng có thể mua hàng hoá nhiều hơn vànhanh hơn là đã giúp nhà sản xuất bán được sản phẩm, quay vòng vốn nhanhhơn, mở rộng sản xuất, do đó lợi nhuận cũng tăng lên Đây cũng là nguyên dokhiến càng ngày càng nhiều nhà sản xuất mong muốn hợp tác với ngân hàng đểmở rộng cho vay tiêu dùng.
1.2.7.3 Đối với ngân hàng thương mại
Trước hết, cho vay tiêu dùng giúp ngân hàng nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.Như ta đã biết, cho vay tiêu dùng có chi phí cao nhưng đồng thời cũng tạo ra lợinhuận lớn hơn nhiều trên một đồng vốn bỏ ra so với các hình thức cho vay khác.
Trang 28Cho vay tiêu dùng cũng giúp ngân hàng thu hút thêm khách hàng sử dụng cáchình thức dịch vụ khác, bởi vì thông thường khi cho vay tiêu dùng, ngân hàngthường có ràng buộc khách hàng phải chuyển tiền hoặc sử dụng trả lương qua tàikhoản tại ngân hàng… Tuy nhiên, khách hàng cũng có xu hướng sử dụng kèmcác dịch vụ ngân hàng cá nhân tại ngân hàng mình đã có quan hệ tín dụng Đâycũng là điều kiện tiên quyết giúp ngân hàng nâng cao năng lực cạnh tranh và hộinhập với xu thế quốc tế
1.2.7.4 Đối với nền kinh tế
Có thể nói rằng hầu hết các chủ thể trong nền kinh tế, dù là trực tiếp hay giántiếp cũng đều được hưởng những lợi ích do hoạt động của ngân hàng mang lại.Việc ngân hàng thực hiện cho vay tiêu dùng không chỉ làm thỏa mãn nhu cầuthiết yếu, nâng cao chất lượng cuộc sống của người tiêu dùng mà việc cho vaynày còn thúc đẩy sản xuất, tạo công ăn việc làm, tăng khả năng cạnh tranh củacác hãng sản xuất kinh doanh, tạo ra sự năng động cho nền kinh tế.
Thông qua hoạt động cấp tín dụng cho người tiêu dùng, các NHTM đã gópphần kích cầu trong nền kinh tế, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, tăng khả năngcạnh tranh của hàng hóa trong nước, từ đó hỗ trợ nhà nước trong việc đạt đượccác mục tiêu xã hội như xóa đói, giảm nghèo, giải quyết công ăn việc làm, tăngthu nhập, giảm tệ nạn xã hội, nâng cao mức sống cho người dân.
1.2.8 Phát triển cho vay tiêu dùng
1.2.8.1 Khái niệm
Xét một cách tổng quát, phát triển được hiểu là sự tăng lên về chất lượng vàsố lượng Trong lĩnh vực ngân hàng, phát triển nói chung và phát triển cho vaytiêu dùng nói riêng là một chỉ tiêu rất tổng hợp, có liên quan chặt chẽ đến việc
Trang 29gia tăng về quy mô, đối tượng cho vay, sự thay đổi theo hướng tích cực trong cơcấu các sản phẩm cho vay tiêu dùng đang cung cấp Phát triển cho vay tiêu dùngcũng được biểu hiện cụ thể qua chất lượng và hiệu quả của hoạt động cho vaytiêu dùng của ngân hang đó
1.2.8.2 Chỉ tiêu đánh giá sự phát triển của hoạt động cho vay tiêu dùngcủa ngân hàng thương mại
Có nhiều chỉ tiêu phản ánh sự phát triển trong hoạt động cho vay tiêu dùngcủa một ngân hàng, trong đánh giá cho vay tiêu dùng người ta sử dụng các chỉtiêu sau:
- Quy mô cho vay tiêu dùng: cho biết sự phát triển của cho vay tiêu dùngtheo chiều rộng, phản ánh thông qua các chỉ tiêu như doanh số cho vay, doanh sốthu nợ và tổng dư nợ của hoạt động cho vay tiêu dùng.
- Cơ cấu cho vay tiêu dùng: phản ánh sự tập trung vào một sản phẩm hayđa dạng các loại hình cho vay tiêu dùng Cơ cấu không đồng đều phản ánh sự tậptrung phát triển của ngân hàng vào những sản phẩm chiếm tỷ trọng cao và cơ cấusản phẩm cho vay tiêu dùng khá đồng đều phản ánh sự đa dạng về sản phẩm.Tùy theo từng thời kỳ và mục đích phát triển mà ngân hàng có chiến lược thayđổi cơ cấu cho vay tiêu dùng phù hợp.
- Đối tượng cho vay tiêu dùng: là những khách hàng có nhu cầu vay tiêudùng mà ngân hàng đang hướng tới và phục vụ
- Chất lượng cho vay tiêu dùng: chỉ tiêu này là một chỉ tiêu tổng hợp,không thể phản ánh thông qua một tiêu thức cụ thể mà phải đánh giá nó qua quanđiểm chủ quan của khách hàng, những tín hiệu mà cán bộ tín dụng nhận biết
Trang 30được qua quá trình giao dịch: sự tin cậy, cảm tình, thông cảm của khách hàngtrong hoạt động này Có thể đánh giá qua các chỉ tiêu:
+ Độ an toàn, chính xác trong quá trình thực hiện nghiệp vụ cho vay tiêudùng.
+ Thủ tục giao dịch khi khách hàng đến vay nhằm mục đích tiêu dùng.+ Tốc độ xử lý các giao dịch là nhanh hay chậm: thủ tục thẩm định tàichính, mục đích sử dụng vốn, thủ tục thẩm định tài sản đảm bảo.
- Hiệu quả của hoạt động cho vay tiêu dùng: phản ánh thông qua doanh thutừ hoạt động cho vay tiêu dùng hoặc tỷ trọng thu lãi từ cho vay tiêu dùng trêntổng thu lãi từ hoạt động cho vay Chỉ tiêu này cho biết hoạt động cho vay tiêudùng đem lại lợi nhuận bao nhiêu và đóng góp bao nhiêu vào tổng thu lãi từ hoạtđộng cho vay Chỉ tiêu này giúp ngân hàng trong việc xây dựng định hướng pháttriển hoạt động cho vay tiêu dùng.
1.3 Nhân tố ảnh hưởng đến cho vay tiêu dùng của ngân hàng thương mại
1.3.1 Nhân tố chủ quan
Sự phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng ở một NHTM chủ yếu do chính nộilực của ngân hàng quyết định Trong đó phải kể đến một số nhân tố chính như:
(1) Định hướng phát triển của ngân hàng, đây là điều kiện tiên quyết để
phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng Nếu trong kế hoạch phát triển của mìnhcác ngân hàng không quan tâm đến hoạt động này thì các khách hàng có nhu cầuvề cho vay tiêu dùng cũng sẽ không được quan tâm Ngược lại, nếu ngân hàngmuốn phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng thì họ sẽ đưa ra những chiến lược cụthể để thu hút những khách hàng có nhu cầu đến với mình Và khi đó cung cầu sẽcó điều kiện thuận lợi để gặp nhau, cũng có nghĩa là cho vay tiêu dùng sẽ cónhiều cơ hội phát triển.
Trang 31(2) Năng lực tài chính của ngân hàng, sẽ là một trong những yếu tố được các
nhà lãnh đạo ngân hàng xem xét khi đưa ra các quyết định trong đó có các quyếtđịnh về hoạt động cho vay tiêu dùng Năng lực tài chính của ngân hàng được xácđịnh dựa trên một số yếu tố như số lượng vốn chủ sở hữu, tỷ lệ phần trăm lợinhuận năm sau so với năm trước, tỷ trọng nợ quá hạn trong tổng dư nợ, số lượngtài sản thanh khoản Nếu ngân hàng có vốn chủ sở hữu lớn, tỷ lệ phần trăm lợinhuận lớn, nợ quá hạn thấp và có số lượng tài sản thanh khoản lớn, khả năng huyđộng vốn lớn trong thời gian ngắn thì có thể coi là có sức mạnh về tài chính Khingân hàng có sức mạnh tài chính lớn thì ngân hàng có thể đầu tư vào các danhmục mà ngân hàng quan tâm hơn thì hoạt động cho vay tiêu dùng có cơ hội pháttriển, nhưng ngược lại, nếu ngân hàng không có được số vốn cần thiết để tài trợcho cho các hoạt động được ưu tiên hơn thì hoạt động cho vay tiêu dùng sẽ ít cócơ hội để mở rộng.
(3) Chính sách tín dụng của ngân hàng, là hệ thống các chủ trương, định
hướng quy định chi phối hoạt động tín dụng do hội đồng quản trị đưa ra nhằm sửdụng hiệu quả nguồn vốn để tài trợ cho các doanh nghiệp, hộ gia đình và cá nhân.Thông thường chính sách tín dụng có các khoản mục sau: hạn mức tín dụng, cácloại hình cho vay mà ngân hàng thực hiện, quy định về tài sản đảm bảo, kỳ hạncủa các khoản tín dụng, hướng giải quyết phần tín dụng vượt quá hạn mức chovay, cách thức thanh toán nợ… Chính sách tín dụng vạch ra cho các cán bộ tíndụng hướng đi và khung tham chiếu rõ ràng về những căn cứ để xem xét các nhucầu vay vốn Vì vậy, những yếu tố trong chính sách tín dụng đều tác động mộtcách mạnh mẽ tới việc mở rộng tín dụng nói chung và cho hoạt động cho vay tiêudùng nói riêng Nếu như có những hình thức cho vay tiêu dùng không nằm trongchính sách cho vay của ngân hàng thì các khách hàng khó có thể vay được những
Trang 32khoản tiền từ ngân hàng để tài trợ cho nhu cầu chi tiêu của mình Chẳng hạn nhưmột ngân hàng không thực hiện cho vay theo thẻ tín dụng thì khách hàng dù có đủđiều kiện cũng không được cấp tín dụng Mặt khác khi một ngân hàng đã sẵn cócác hình thức cho vay tiêu dùng đa dạng với chất lượng tốt thì việc mở rộng cũngdễ dàng và thuận lợi hơn là các ngân hàng mới chỉ có các sản phẩm đơn giản Dotính chất cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng gay gắt nên một chính sách tíndụng đúng đắn hợp lý là yếu tố thu hút khách hàng hiệu quả Ngân hàng càng đadạng hoá các mức lãi suất phù hợp với từng loại khách hàng, từng kỳ hạn cho vayvà cách xử lý đúng đắn các khoản nợ của khách hàng, có chính sách sản phẩmhấp dẫn thì càng thu hút được khách hàng đến với ngân hàng, từ đó thực hiệnthành công việc mở rộng cho vay tiêu dùng.
(4) Số lượng, trình độ cũng như đạo đức nghề nghiệp của các cán bộ tíndụng, có ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động cho vay tiêu dùng của các ngân
hàng thương mại Nếu như đạo đức người vay được xếp vào vị trí hàng đầu trongcác nhân tố khách quan thì đạo đức cán bộ tín dụng được xếp vào vị trí hàng đầutrong các nhân tố chủ quan Nếu các cán bộ tín dụng không có đạo đức nghềnghiệp thì dù giỏi đến mấy cũng vô giá trị, vì lợi ích cá nhân họ sẵn sàng làm tổnhại đến lợi ích của tập thể ngân hàng Tuy nhiên, đạo đức không thôi chưa đủ, cánbộ tín dụng phải có trình độ chuyên môn cao, trình độ hiểu biết rộng thì mới thẩmđịnh chính xác khách hàng và dự án vay vốn, từ đó đưa ra các quyết định đúngđắn Một cán bộ tín dụng có trình độ nghiệp vụ cao, khả năng giao tiếp, marketingtốt, trình độ ngoại ngữ, vi tính thành thạo, nhiệt tình trong công việc, có đạo đứcnghề nghiệp sẽ tạo được ấn tượng đẹp trong khách hàng về ngân hàng, bởi dướicon mắt của khách hàng thì cán bộ ngân hàng chính là hình ảnh của ngân hàng.Nếu khách hàng giao tiếp với cán bộ ngân hàng mà họ cảm thấy an tâm về trình
Trang 33độ nghiệp vụ, hài lòng với phong cách giao tiếp của cán bộ ngân hàng, an toàntrong quan hệ với ngân hàng thì họ chắc chắn sẽ còn tìm tới ngân hàng Hơn nữa,các cán bộ tín dụng có mối quan hệ rộng trong xã hội cũng có thể thu hút đượcnhiều khách hàng hơn Và một ngân hàng phải có số lượng cán bộ tín dụng hợplý, phân công công việc cụ thể thì ngân hàng đó mới có thể phát triển không chỉmình hoạt động cho vay tiêu dùng mà tất cả các hoạt động khác nữa
(5) Trình độ khoa học công nghệ và khả năng quản lý của ngân hàng, cũng
là một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới sự phát triển của hoạt độngcho vay tiêu dùng tại mỗi ngân hàng Nếu một ngân hàng được trang bị các côngnghệ hiện đại thì họ có thể tăng tiện ích cho khách hàng và các dịch vụ của họ sẽđược biết đến nhiều hơn Ví dụ, một ngân hàng có điều kiện đầu tư vào dịch vụthẻ thanh toán, đặt các máy rút tiền, có thể giao dịch với khách hàng thông quamạng internet thì ngân hàng đó có thể mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng củamình thông qua các tài khoản mà các khách hàng đã sử dụng dịch vụ trên củangân hàng như cho vay thấu chi, thẻ tín dụng… Hơn nữa, áp dụng khoa học côngnghệ tiên tiến các ngân hàng có thể quản lý danh sách khách hàng một cách dễdàng hơn, họ có thể tiết kiệm được nhân công cũng như chi phí quản lý góp phầngiảm giá thành dịch vụ Thêm vào đó, khi có các công nghệ hiện đại hỗ trợ thìviệc giải quyết các thủ tục của ngân hàng được nhanh chóng, chính xác, giảm bớtcác thủ tục rườm rà cho khách hàng
1.3.2 Nhân tố khách quan
Những nhân tố thuộc về khách hàng như khả năng tài chính, đạo đức ngườivay và tài sản đảm bảo cũng ảnh hưởng tới hoạt động cho vay tiêu dùng của cácNHTM:
Trang 34(1) Đạo đức người vay, được đánh giá dựa trên năng lực pháp lý và độ tín
nhiệm của khách hàng vay vốn Đây là yếu tố tiên quyết để ngân hàng xem xétcho vay vì rằng ngay cả khi người vay có thu nhập cao, ổn định để trả nợ, thậmchí đưa ra các điều kiện đảm bảo tốt thì chưa chắc họ có thiện chí trả nợ Đạođức người vay trong quan hệ tín dụng được đánh giá bằng độ tín nhiệm củakhách hàng trên cơ sở tính thật thà, sự sẵn lòng trả nợ của khách hàng và ý muốnkiên quyết trong việc thực hiện tất cả các giao ước trong hợp đồng tín dụng.
(2) Khả năng tài chính, là nhân tố ảnh hưởng tới khả năng trả nợ ngân hàng
của khách hàng Phần lớn các món cho vay tiêu dùng được quy định nguồn hoàntrả là thu nhập thường xuyên của khách hàng trong tương lai Khoản thu nhậpnày có ảnh hưởng quyết định đến nhu cầu vay tiêu dùng của khách hàng và quyếtđịnh việc có cho vay hay không của ngân hàng Do đó, thu nhập có ảnh hưởngrất lớn đến nhu cầu vay tiêu dùng của khách hàng, đến quy mô của khoản vay vàđến việc phát triển cho vay tiêu dùng của ngân hàng Nếu khách hàng có thunhập cao và ổn định thì việc trả nợ ngân hàng thường ít ảnh hưởng đến các chitiêu khác, đặc biệt là các chi tiêu thông thường hay thiết yếu…Với những ngườivay này, họ sẵn sàng thanh toán tiền cho ngân hàng và khoản tín dụng trở nên antoàn hơn.
(3) Tài sản đảm bảo, là cơ sở pháp lý để có thêm nguồn trả nợ thứ hai cho
ngân hàng ngoài nguồn thu nợ thứ nhất, mang tính dự phòng rủi ro và tăng mứcđộ an toàn cho khoản tín dụng của ngân hàng Mặc dù nắm giữ tài sản đảm bảosong nếu khách hàng không trả nợ thì ngân hàng phải đối mặt với rủi ro giảm thunhập vì muốn phát mại tài sản phải có thời gian và mất chi phí khác liên quan…Vì vậy, tài sản đảm bảo là một trong những tiêu chuẩn để xét duyệt cho vay
Trang 35nhưng không phải là tiêu chuẩn quan trọng nhất giữ vai trò quyết định trong việccho vay của NHTM.
Bên cạnh những nhân tố chủ quan thuộc về bản thân ngân hàng và nhân tốkhách quan thuộc về khách hàng thì một vài nhân tố thuộc về môi trường hoạtđộng của ngân hàng cũng có ảnh hưởng ít nhiều tới hoạt động cho vay tiêu dùngcủa NHTM Các nhân tố thuộc về môi trường hoạt động có thể kể đến như: môitrường kinh tế xã hội, môi trường văn hóa, môi trường pháp lý, các chính sáchkinh tế của nhà nước…
(1) Môi trường kinh tế: Nền kinh tế là một hệ thống bao gồm nhiều hoạt
động có liên quan biện chứng, ràng buộc lẫn nhau Cho nên, bất kỳ sự biến độngnào của nền kinh tế cũng gây ra những biến động trong tất cả các lĩnh vực khác.Sự ổn định hay bất thường, sự tăng trưởng nhanh hay chậm của nền kinh tế sẽtác động mạnh mẽ tới hoạt động ngân hàng, đặc biệt là hoạt động tín dụng Cho vay tiêu dùng có tính nhạy cảm rất cao đối với những biến động của môitrường kinh tế Khi nền kinh tế ở thời kỳ hưng thịnh, tốc độ tăng trưởng cao vàổn định, người dân yên tâm và mức thu nhập của họ trong tương lai, nhu cầu tiêudùng sẽ tăng lên, hoạt động cho vay tiêu dùng của NHTM có cơ hội phát triển.Ngược lại, khi nền kinh tế rơi vào tình trạng suy thoái, mất ổn định thì phần lớnngười tiêu dùng chỉ mong muốn đảm bảo được cuộc sống ở mức bình thường màkhông nghĩ tới việc đi vay để thỏa mãn nhu cầu cao hơn
(2) Môi trường xã hội: Môi trường xã hội mà đặc trưng gồm các yếu tố
như: tình hình trật tự xã hội, thói quen, tâm lý, trình độ học vấn, bản sắc dântộc (thể hiện qua những nét tính cách tiêu biểu của người dân nh ư niềm tin,tính cần cù, trung thực, ham lao động, thích tằn tiện và ưa thưởng thụ…) hoặccác yếu tố về nơi ở, nơi làm việc cũng ảnh hưởng lớn đến thói quen tiêu
Trang 36dùng của người dân Thông thường, nơi nào tập trung nhiều người có địa vịtrong xã hội, trình độ cao thì chắc chắn nhu cầu tiêu dùng ở đó lớn, do vậy,nhu cầu vốn vay cao hơn nơi khác, từ đó tạo ra khả năng mở rộng cho vay tiêudùng Còn phần lớn những người lao động chân tay thì chỉ mong muốn đảmbảo cuộc sống ở mức bình thường, họ chưa nghĩ tới chuyện đi vay để muasắm hàng hóa, nâng cao mức sống.
(3) Môi trường pháp lý: Môi trường pháp lý bao gồm hệ thống văn bản pháp
luật của Nhà nước là một nhân tố có ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động cho vay tiêudùng của NHTM Mọi thành phần kinh tế đều có quyền tự do kinh doanh nhưngphải nằm trong khuôn khổ của pháp luật Hoạt động cho vay tiêu dùng củaNHTM cũng phải tuân thủ các quy định của Nhà nước, Luật Các tổ chức tíndụng, Luật Dân sự và các quy định khác Nếu những văn bản quy định pháp luậtnếu không rõ ràng, đầy đủ sẽ tạo những khe hở pháp luật gây rắc rối và tổn hạiđến lợi ích cho các bên tham gia quan hệ tín dụng Ngược lại, sự chặt chẽ vàđồng bộ của luật pháp sẽ góp phần tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, tạo tínhtrật tự và ổn định của thị trường để hoạt động cho vay tiêu dùng nói riêng và hoạtđộng kinh tế - xã hội nói chung được diễn ra thông suốt và hiệu quả.
(4) Hệ thống chính sách và chương trình kinh tế của Nhà nước, Các chủ
trương, chính sách của Nhà nước cũng có tác động đáng kể tới hoạt động chovay tiêu dùng Nếu Nhà nước có chủ trương kích cầu, đưa ra các biện pháp đểkhuyến khích đầu tư trong nước, thu hút đầu tư nước ngoài như hạ lãi suất trầncho vay, giảm các thủ tục rườm rà, giảm thuế cho các công ty mới thành lập, tạocông ăn việc làm cho người lao động… sẽ tác dụng thúc đẩy nền kinh tế pháttriển, GDP tăng, thất nghiệp giảm, từ đó làm tăng mức sống của người dân Đâyrõ ràng là tiền để thuận lợi để hoạt động cho vay tiêu dùng phát triển Mặt khác,
Trang 37các chính sách như giảm thuế thu nhập, áp dụng lãi suất ưu đãi đối với cho vayhộ nông dân, hộ nghèo, các chương trình xóa đói giảm nghèo nhằm thực hiệncông bằng xã hội, tạo sự phát triển cân đối giữa khu vực thành thị và nông thôn,rút ngắn khoảng cách giàu nghèo… cũng sẽ có ảnh hưởng đến cầu tiêu dùng củadân cư trước mắt và lâu dài.
(5) Sự liên hệ giữa các thành phần trong hệ thống kinh tế: Sự liên hệ giữa
các thành phần trong hệ thống kinh tế mà cụ thể là mối liên hệ giữa các cơ quan,tổ chức, doanh nghiệp… với ngân hàng cũng ảnh hưởng đến hoạt động cho vaytiêu dùng Nếu mối liên hệ này chặt chẽ, đồng bộ, hỗ trợ lẫn nhau sẽ tạo tạo điềukiện cho hoạt động cho vay tiêu dùng của NHTM tiến hành hiệu quả Sự liên hệnày, trước hết phụ thuộc vào nỗ lực của các bên tham gia trong việc xây dựngcác mối quan hệ, các ràng buộc về quyền lợi và trách nhiệm Ngoài ra cũng cầncó sự trợ lực từ phía Nhà nước và các định chế lớn khác
Như vậy, ta có thể thấy hoạt động cho vay tiêu dùng tuy mới ra đời nhưng đãcó sự phát triển mạnh mẽ, đem lại nhiều lợi ích không chỉ cho người tiêu dùngmà cho cả những ngân hàng, các doanh nghiệp sản xuất và rộng hơn nữa là đốivới cả nền kinh tế Bên cạnh đó, hoạt động này chịu nhiều tác động của các nhântố chủ quan thuộc về bản thân ngân hàng và các nhân tố khách quan từ phíakhách hàng hay môi trường kinh doanh Việc nghiên cứu tìm hiểu sự tác độngcủa các nhân tố đó tới hoạt động cho vay tiêu dùng như thế nào có ý nghĩa vôcùng quan trọng trong việc định hướng cho sự phát triển của hoạt động này trongtương lai của các ngân hàng.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG BA ĐÌNH
Trang 382.1 Khái quát về Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Ba Đình
2.1.1 Sơ lược quá trình phát triển
Trong những năm qua, cùng với xu thế phát triển của ngành ngân hàng ViệtNam, Ngân hàng Ngoại thương đã tiến hành mở rộng mạng lưới chi nhánh,phòng giao dịch trên nhiều tỉnh thành cả nước Việc mở rộng chi nhánh đến cácđịa bàn dân cư, vùng kinh tế giúp khách hàng tiếp cận các dịch vụ của ngân hàngdễ dàng và thuận tiên hơn, từ đó nâng cao uy tín của ngân hàng, tăng khả năngcạnh tranh và hiệu quả hoạt động kinh doanh.
Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Ba Đình được thành lập và đi vào hoạtđộng từ tháng 09 năm 2004, là chi nhánh cấp 2 trực thuộc Ngân hàng Ngoạithương Hà Nội, với tên giao dịch là Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội chi nhánhcấp 2 Ba Đình.
Ngày 08 tháng 12 năm 2006, Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội chi nhánh cấp2 Ba Đình được sắp xếp lại theo quyết định 888/2005/QĐ-NHNN và được nângcấp lên thành chi nhánh cấp 1 với tên giao dịch là Ngân hàng Ngoại thương Chinhánh Ba Đình trực thuộc Ngân hàng Ngoại thương Trung ương
Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Ba Đình đang từng bước phát triển, củngcố vị trí của mình trong hệ thống Ngân hàng Ngoại thương nói riêng và trên thịtrường tài chính tiền tệ Việt Nam nói chung
2.1.2 Cơ cấu tổ chức và nhân sự
Trang 39Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Ba Đình là chi nhánh cấp I, do đó bộmáy tổ chức của chi nhánh được quy định rõ trong nguyên tắc tổ chức hoạt độngcủa Ngân hàng Ngoại thương và Ngân hàng Nhà nước.
Qua hơn 3 năm đi vào hoạt động, đội ngũ cán bộ, nhân viên của Chi nhánhNgân hàng Ngoại thương Ba Đình đã không ngừng gia tăng cả về chất lượng vàsố lượng Tính đến nay, tổng số nhân viên nghiệp vụ của chi nhánh là 41 người,đều có trình độ đại học và trên đại học Cụ thể:
Ban giám đốc 2 người: 1 Giám đốc chi nhánh, 1 Phó Giám đốc; Phòng Quanhệ khách hàng: 09 người; Phòng Kế toán thanh toán và dịch vụ: 09 người; Phònggiao dịch 1: 04 người; Phòng giao dịch 2: 04 người; Phòng ngân quỹ: 05 người;Phòng Hành chính nhân sự: 08 người
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ bộ máy tổ chức
2.1.3 Kết quả hoạt động chủ yếu
Giám đốc
P Quan hệ Khách hàng
P Kế toán thanh toán và
dịch vụ
Phòng Ngân quỹ
P Hành chính nhân sự
Phòng giao dịch 1
Phòng giao dịch 2Phó Giám đốc
Trang 40Sau một năm Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO), nềnkinh tế Việt Nam nói chung và ngành ngân hàng nói riêng đã đạt được nhiềuthành tựu đáng kể, đánh dấu một bước chuyển mới của lịch sử Việt Nam Hoàtrong xu thế chung đó, Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Ba Đình cũng đã gặthái được nhiều kết quả đáng khích lệ, đang từng bước khẳng định vị thế củamình trong hệ thống Ngân hàng Ngoại thương cũng như trong lĩnh vực ngânhàng.
2.1.3.1 Hoạt động huy động vốn
Ngay từ khi được thành lập, công tác huy động vốn tại chi nhánh luôn đượcđặt lên hàng đầu, do đó tốc độ tăng trưởng huy động vốn của chi nhánh Ba Đìnhluôn rất cao và ổn định Công tác huy động vốn luôn đạt được kết quả đángkhích lệ, tạo nguồn vốn cho các hoạt động sử dụng vốn Kết quả thể hiện ở bảngsau:
Bảng 2.1: Kết quả huy động vốn của chi nhánh Ba Đình năm 2005 - 2007
Đơn vị: triệu đồng và nghìn đô la Mỹ
Chỉ tiêu
Năm 2005Năm 2006Năm 2007
Số tiền
% sovới năm
Số tiền
% so với năm
Số tiền
% sovới năm
Tổng NV huy động 401.197382% 668.440166,7% 940.000140,6%
- Tiền gửi Tổ chức KT36.160489%27.42675,8% 107.580159,4%- Tiền gửi dân cư147.027365% 277.310188,6% 389.420166,7%
2 Ngoại tệ quy USD 218.027349,9% 363.704166,8% 434.000119,3%- Tiền gửi Tổ chức KT7.305365%32.729448%35.985109,9%- Tiền gửi dân cư210.724349% 330.975157% 398.015120,2%
(Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh VCB Ba Đình năm 2005-2007)
Tổng nguồn vốn huy động năm 2005 đạt hơn 401 tỷ quy VND, bằng 382% sovới năm 2004 và đạt 150% kế hoạch được giao năm 2005 Sang năm 2006, kết