1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phát triển hoạt động bảo lãnh tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn - Chi nhánh Nam Hà Nội

96 462 6
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Phát triển hoạt động bảo lãnh tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn - Chi nhánh Nam Hà Nội

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Nền kinh tế Việt Nam đang từng bước vượt qua giai đoạn khó khăn củagiai đoạn đầu hội nhập kinh tế thế giới cũng như thoát ra khỏi ảnh hưởng xấucủa cuộc khủng hoảng Tài chính – kinh tế trong thời gian vừa qua, từ đó đặtnền tảng cho sự phát triển, hội nhập sâu rộng và bền vững cho nền kinh tế.Trong môi trường cạnh tranh ngày càng găy gắt, việc hoàn thiện và phát triểnđồng bộ các nghiệp vụ là hướng đi và phương châm cho các ngân hàng tồn tạivà phát triển Và xét cho cùng đây chính là sự đáp ứng cho yêu cầu hiện đạihoá, đa dạng hoá hoạt động ngân hàng và xu thế hội nhập của nền kinh tế Khitham gia các giao dịch kinh tế, nếu các đối tác của doanh nghiệp, đặc biệt làcác đối tác nước ngoài, không hoàn toàn tin tưởng vào doanh nghiệp, họthường yêu cầu một bên thứ ba có uy tín đứng ra đảm bảo cho doanh nghiệpvề khả năng hoàn thành các nghĩa vụ theo hợp đồng kí kết Và các ngân hànglà nơi mà doanh nghiệp tìm đến nhiều nhất Ngân hàng cam kết với bên đốitác sẽ bồi thường cho họ nếu doanh nghiệp vi phạm các điều khoản trong hợpđồng kinh tế, giúp các doanh nghiệp nâng cao uy tín của mình trước bạnhàng.Nghiệp vụ bảo lãnh xuất hiện và ngày càng phát triển từ đòi hỏi đó củathị trường Nghiệp vụ này tuy không còn quá mới mẻ với các ngân hàng ViệtNam nói chung và ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn nói riêngnhưng vẫn chưa được phát triển tương xứng với tiềm năng và vai trò của nóđối với nền kinh tế Nhận thức được vấn đề trên, sau một thời gian thực tập tạiNgân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn chi nhánh Nam Hà Nội, tôi

quyết định chọn đề tài “Phát triển hoạt động bảo lãnh tại Ngân hàng Nôngnghiệp và phát triển Nông thôn - Chi nhánh Nam Hà Nội” để nghiên cứu.

Trang 2

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài là những vấn đề xungquanh nghiệp vụ bảo lãnh tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thônchi nhánh Nam Hà Nội.

Nội dung nghiên cứu

Chương 1: Các vấn đề lý luận về phát triển bảo lãnh của Ngân hàng.Chương 2: Thực trạng hoạt động bảo lãnh tại Agribank Nam HàNội.

Chương 3: Một số giải pháp nhằm phát triển hoạt động bảo lãnh tạiAgribank Nam Hà Nội.

Trang 3

CHƯƠNG I : CÁC VẤN ĐỀ VỀ BẢO LÃNH NGÂN HÀNGTHƯƠNG MẠI

1.1 Khái quát về hoạt động chủ yếu của Ngân hàng Thương mại

Lịch sử hình thành và phát triển của ngân hàng gắn liền với lịch sử phát triểncủa nền sản xuất hàng hoá: Các ngân hàng thương mại xuất hiện trong nền kinh tếvới tư cách là các nhà tổ chức trung gian, nhận tiền gửi của các tổ chức kinh tế códư thừa và trên cơ sở đó cấp tín dụng cho các đơn vị kinh tế có nhu cầu tức là luânchuyển vốn một cách gián tiếp Hệ thống ngân hàng thương mại có phạm vi hoạtđộng rộng rãi vì nó cung cấp các dịch vụ tài chính cho tất cả các lĩnh vực của nềnkinh tế và các tầng lớp dân cư Tuỳ theo cách tiếp cận mà có các quan điểm khácnhau về NHTM, điều đó còn phụ thuộc vào tính chất và mục tiêu của nó trên thịtrường tài chính của từng nước.

 Theo quan điểm của các nhà kinh tế học hiện đại.

Ngân hàng thương mại là một loại hình doanh nghiệp: Một doanh nghiệp đặcbiệt – hoạt động và kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ và tín dụng.

 Theo quan điểm của các nhà kinh tế Hoa Kỳ.

Ngân hàng thương mại là một công ty kinh doanh chuyên cung cấp dịch vụ tàichính và hoạt động trong ngành công nghiệp dịch vụ tài chính.

 Theo quan điểm của các nhà kinh tế Pháp.

Ngân hàng thương mại là những xí nghiệp hay cơ sở nào hành nghề thườngxuyên nhận được của công chúng dưới hình thức ký thác hay hình thức khác các sốtiền mà họ dùng cho chính họ vào nghiệp vụ chiết khấu, tín dụng hay dịch vụ tàichính.

 Theo quan điểm của các nhà kinh tế Việt Nam.

Trang 4

Ngân hàng thương mại là một tổ chức mà hoạt động chủ yếu và thường xuyênlà nhận tiền gửi, trên nguyên tắc hoàn trả, tiến hành cho vay, chiết khấu và làm cácphương tiện thanh toán.

Mặc dù có nhiều quan điểm khác nhau về NHTM, nhưng tựu chung lại có thểhiểu tổng quát: Ngân hàng thương mại là một tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhânhoạt động kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ với hoạt động chính là huy động tiền gửidưới các hình thức khác nhau của khách hàng, trên cơ sở nguồn vốn huy động nàyvà vốn chủ sở hữu của ngân hàng để thực hiện các nghiệp vụ cho vay, đầu tư, chiếtkhấu đồng thời thực hiện các nghiệp vụ thanh toán, môi giới, tư vấn và một số dịchvụ khác cho các chủ thể trong nền kinh tế.

1.2.Hoạt động bảo lãnh của Ngân hàng Thương mại

1.2.1 Sự hình thành và phát triển của hoạt động bảo lãnh

Với tư cách là một dạng nghiệp vụ của ngân hàng hiện đại, bảo lãnhxuất hiện đầu tiên tại Mỹ vào giữa những năm 60 trong các giao dịch nội địavà bắt đầu được sử dụng trong thương mại quốc tế vào đầu năm 70 Vào thờigian gia này các quốc ở Trung Đông liên tục kí kết các hợp đồng kinh tế lớnvới các nước phương Tây để thực hiện các dự án cải tạo cơ sở hạ tầng, quốcphòng, công nông nghiệp Giá trị của hợp đồng và thế mạnh về tài chính củacác nước Trung Đông cho phép họ đòi hỏi một sự đảm bảo chắc chắn về phíabạn hàng khi tham gia các giao dịch kinh tế Để đáp ứng yêu cầu này ngânhàng các nước phương Tây đã phát hành các bảo lãnh độc lập Những bảolãnh độc lập này thực sự đã đáp ứng được yêu cầu về sự thuận lợi và an toàncho các quốc gia nhập khẩu Doanh số của nghiệp vụ bảo lãnh tăng nhanhmột cách đáng kể Từ đó đến nay bảo lãnh ngân hàng ngày càng được sửdụng rộng rãi đặc biệt là những giao dịch có giá trị lớn trong nước cũng nhưquốc tế.

Trang 5

Tại Việt Nam vào những năm 90 khi bắt đầu hội nhập với kinh tế thếgiới và khu vực thì hoạt động bảo lãnh ngân hàng hình thành là một tất yếukhách quan Thời kì này do chưa được ứng dụng nhiều nên cũng chưa có mộthệ thống văn bản điều chỉnh chặt chẽ, các hoạt động bảo lãnh diễn ra tùy tiệnvà thiếu hiệu quả Ngày 17/9/1992, Thống đốc ngân hàng Nhà nước ban hànhQuyết Định số 192/NH-QĐ về bảo lãnh và tái bảo lãnh vay vốn nước ngoài.Tiếp đó là Quyết định số 196/QĐ-NH14 ngày 16/09/1994 về quy chế nghiệpvụ bảo lãnh ngân hàng Nền kinh tế càng phát triến thì hoạt động bảo lãnhcàng đa dạng, phí dịch vụ từ bảo lãnh đã đem lại cho các ngân hàng khoản thunhập không nhỏ Ngày 25/08/2000, quyết định số 283/2000/QĐ-NHNN14của Thống đốc ngân hàng nhà nước ra đời thay thế cho qui chế bảo lãnh trướcđây Gần đây nhất là quyết định số 26/2006/QĐ-NHNN sửa đổi quyết định số283 Các qui định về bảo lãnh đã được sửa đổi phù hợp với điều kiện kinh tếxã hội, góp phần thúc đẩy hoạt động bảo lãnh ngày càng phát triển.

1.2.2 Khái niệm về bảo lãnh Ngân hàng

1.2.2.1 Khái niệm bảo lãnh Ngân hàng

Trong thương mại quốc tế, bảo lãnh ngân hàng được xem như một kỹ

thuật tài trợ ngoại thương nhằm chống đỡ những rủi ro mà người thụ hưởngbảo lãnh phải gánh chịu do sự vi phạm nghĩa vụ của bên được bảo lãnh.

Theo từ điển pháp luật của Mỹ thì bảo lãnh là một thỏa thuận mà theo

đó người bảo lãnh chấp thuận sẽ thực hiện nghĩa vụ của bên nợ chỉ khi bên nợkhông trả nợ, là việc bên bảo lãnh bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của bên cónghĩa vụ trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện

Theo bộ luật dân sự Việt Nam điều 336 thì bảo lãnh là việc người thứ

ba (gọi là người bảo lãnh) cam kết với bên có quyền (gọi là người nhận bảolãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (gọi là người được bảo

Trang 6

lãnh) nếu khi đến thời hạn mà người được bảo lãnh không thực hiện hoặcthực hiện không đúng nghĩa vụ..

Theo luật các TCTD, bảo lãnh ngân hàng được hiểu là một trong các

hình thức cấp tín dụng được thực hiện thông qua sự cam kết bằng văn bản củaTCTD với bên có quyền về việc thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho kháchhàng khi khách hàng không thực hiện đúng nghĩa vụ đã cam kết.

Như vậy,các loại văn bản được thiết lập có liên quan trong quan hệ bảolãnh đó là: hợp đồng kinh tế, hợp đồng bảo lãnh, thư bảo lãnh Hợp đồng kinhtế là hợp đồng được kí kết giữa người được bảo lãnh và người thụ hưởng, làcơ sở để thiết lập các hợp đồng tiếp theo Hợp đồng bảo lãnh là hợp đồng giữangười được bảo lãnh và ngân hàng phát hành bảo lãnh Thư bảo lãnh đượcthực hiện nhằm ràng buộc giữa người thụ hưởng và ngân hàng phát hành bảolãnh.

Hợp đồng bảo lãnh độc lập với hợp đồng kinh tế Mục đích của bảolãnh là bồi thường cho người thụ hưởng những thiệt hại từ việc không thựchiện hợp đồng của người được bảo lãnh nhưng việc thanh toán chỉ dựa vàonhững điều khoản, điều kiện trong hợp đồng bảo lãnh Cho dù người đượcbảo lãnh trên thực tế có thực hiện hợp đồng hay không và ngời thụ hưởng cóquyền thông báo về những thiệt hại xảy ra hay không, mức thiệt hại thực tế làbao nhiêu, cũng không ảnh hưởng hoặc liên quan đến hợp đồng bảo lãnh giữangười được bảo lãnh và ngân hàng phát hành bảo lãnh Điều đó có nghĩa làmột khi các điều kiện qui định trong hợp đồng bảo lãnh được thỏa mãn về mặtpháp lý thì người thụ hưởng không cần thiết phải chứng minh vi phạm củangười được bảo lãnh mà chỉ cần lập các chứng từ theo như yêu cầu của bảolãnh Trách nhiệm thanh toán của ngân hàng cũng độc lập với những thỏathuận giữa người được bảo lãnh và người thụ hưởng Khi các điều kiện thanhtoán được đáp ứng thì ngân hàng không có quyền viện dẫn bất cứ lí do gì để

Trang 7

từ chối hoặc có thể hợp đồng kinh tế thay đổi cũng không ảnh hưởng gì đếnhợp đồng bảo lãnh.

- Dựa vào biểu hiện bên ngoài thì việc bảo lãnh có ba bên bao gồmbên bảo lãnh, bên thụ hưởng bảo lãnh và bên được bảo lãnh Mối quan hệgiữa các chủ thể trong BLNH được thể hiện như sau:

* Quan hệ giữa người được bảo lãnh và người thụ hưởng bảo lãnh làmối quan hệ gốc, là cơ sở phát sinh yêu cầu bảo lãnh Trong mối quan hệ này,người được bảo lãnh có nghĩa vụ bắt buộc phải thực hiện đối với bên thụhưởng bảo lãnh Nghĩa vụ đó có thể là nghĩa vụ tài chính như nghĩa vụ trả nợcũng có thể là nghĩa vụ phi tài chính như bảo hành sản phẩm hay cung cấpthiết bị…Tuy nhiên nghĩa vụ này không được thực hiện ngay lập tức có thểdo khó khăn tạm thời về tài chính hay không muốn ứ đọng vốn… người đượcbảo lãnh muốn gia hạn nợ trong một khoảng thời gian nhất định Trong khi đóngười thụ hưởng lại không hoàn toàn tin tưởng vào bạn hàng của mình chonên họ yêu cầu có một sự đảm bảo chắc chắn cho việc thực hiện hợp đồng, họyêu cầu bảo lãnh của ngân hàng.

* Quan hệ giữa người được bảo lãnh và ngân hàng phát hành bảo lãnhlà quan hệ dịch vụ bảo lãnh trong đó ngân hàng cấp tín dụng và khách hànghưởng tín dụng Bảo lãnh ngân hàng đưa ra những cam kết bằng chứng thư vàhạch toán theo dõi ngoại bảng vì trên thực tế chưa sử dụng vốn ngay để chovay.Như vậy, bảo lãnh ngân hàng được coi như là một hình thức cấp tín dụnggián tiếp

* Quan hệ giữa ngân hàng phát hành bảo lãnh và người thụ hưởng bảolãnh : ngân hàng cam kết sẽ thực hiện nghĩa vụ đối với người thụ hưởng bảolãnh thay cho người được bảo lãnh nếu người được bảo lãnh vi phạm hợpđồng đã kí kết Khi có được cam kết với người được bảo lãnh ngân hàng sẽphát hành thư bảo lãnh để bảo vệ quyền lợi cho người thụ hưởng bảo lãnh.

Trang 8

- Phân biệt bảo lãnh và bảo hiểm :

Bảo lãnh thường do ngân hàng thực hiện còn bảo hiểm do công ty bảohiểm thực hiện.

Bảo lãnh nhằm chống đỡ rủi ro và đền bù những thiệt hại khi có rủi roxảy ra còn bảo hiểm chỉ nhằm khắc phục những thiệt hại chứ không có tácdụng phòng ngừa rủi ro.

Bảo lãnh dùng chính tiền của người gây ra vi phạm để bù đắp chongười bị thiệt hại còn bảo hiểm phân chia tổn thất của người nhận tiền bảohiểm cho những người tham gia bảo hiểm.

Khi thanh toán, bảo lãnh thực hiện thanh toán theo yêu cầu đầu tiêncòn bảo hiểm cần có một khoảng thời gian để thu thập đủ bằng chứng và xácminh mức độ thiệt hại thực tế.

- Phân biệt nghiệp vụ bảo lãnh và tín dụng chứng từ :

Tín dụng chứng từ là một sự thoả thuận trong đó theo yêu cầu của nhànhập khẩu, một ngân hàng sẽ phát hành một bức thư gọi là L/C, theo đó ngânhàng phát hành cam kết sẽ trả tiền hoặc chấp nhận hối phiếu cho nhà xuấtkhẩu khi người này xuất trình cho ngân hàng phát hành bộ chứng từ thanhtoán phù hợp với điều khoản và điều kiện của L/C.

Như vậy, L/C là hợp đồng kinh tế độc lập chỉ của hai bên là người thụhưởng và ngân hàng phát hành, ngân hàng phát hành đại diện cho khách hàngcủa mình, tiếng nói chính thức của người mở L/C không được thể hiện trongL/C Còn hợp đồng bảo lãnh là hợp đồng giữa người được bảo lãnh và ngânhàng phát hành, giữa người thụ hưởng và ngân hàng phát hành chỉ có ràngbuộc bởi một thư bảo lãnh do ngân hàng đơn phương phát hành.

Trong L/C, ngân hàng phát hành không chỉ đóng vai trò là người thuhộ , chi hộ mà còn là người đại diện cho nhà nhập khẩu thanh toán tiền hàngcho nhà xuất khẩu, đảm bảo cho nhà xuất khẩu nhận được khoản tiền tương

Trang 9

ứng với hàng hoá mà họ đã cung ứng; đồng thời đảm bảo cho nhà nhập khẩunhận được số lượng và chất lượng hàng do bộ chứng từ đại diện và tương ứngvới số tiền mình đã bỏ ra Còn bảo lãnh ngân hàng chỉ đơn thuần là ngân hàngdùng uy tín của mình để đảm bảo cho nghĩa vụ hoàn thành hợp đồng của bênđược bảo lãnh và bù đắp phần nào rủi ro cho bên thụ hưởng Có nghĩa là vớihình thức tín dụng chứng từ ngân hàng phát hành phải có nghĩa vụ đầu tiênthanh toán cho người thụ hưởng khi ngươì này xuất trình bộ chứng từ phùhợp, còn với bảo lãnh ngân hàng trách nhiệm thanh toán đầu tiên thuộc vềkhách hàng trong hợp đồng chính, ngân hàng chỉ thực hiện trách nhiệm củamình khi và chỉ khi khách hàng không thực hiện được nghĩa vụ của họ.

Thư tín dụng có tính độc lập so với hợp đồng cơ sở và hàng hoá L/Cchỉ giao dịch bằng chứng từ và chỉ căn cứ vào chứng từ , không hề căn cứ vàotình hình thực tế của hàng hoá Còn bảo lãnh chỉ đơn thuần là cam kết bảolãnh theo yêu cầu và chỉ đề cập tới các tài liệu liên quan trong từng trườnghợp cụ thể Như thế, bảo lãnh ngân hàng rủi ro hơn cho các khách hàng và ítrủi ro cho ngân hàng còn tín dụng chứng từ thì rủi ro hơn cho ngân hàng pháthành và ít rủi ro cho khách hàng.

Nhìn chung hai hình thức này đều là các công cụ tài chính được cácdoanh nghiệp sử dụng nhiều trong các giao dịch quốc tế Là công cụ giúp chocác doanh nghiệp hoàn thành tốt các hợp đồng của mình và đem lại nhữngthuận lợi đáng kể

1.2.2.2 Đặc điểm bảo lãnh Ngân hàng

Về thực chất, bảo lãnh là lời hứa thanh toán của Ngân hàng với ngườiđược yêu cầu bảo lãnh khi người được bảo lãnh không thực hiện nghĩa vụ hợpđồng Bảo lãnh là một công cụ bảo đảm, chứ không phải là công cụ thanhtoán Nghiên cứu đặc điểm của bảo lãnh đưa ra cơ sở phân cho việc phân biệt

Trang 10

giữa bảo lãnh với công cụ thanh toán và bảo đảm khác như thư tín dụng, bảohiểm…

Bảo lãnh ngân hàng có những đặc điểm cơ bản sau:

- Tính độc lập tương đối đối với hợp đồng chính

Đây là một đặc điểm quan trọng của bảo lãnh ngân hàng Mặc dù mụcđích của bảo lãnh là bồi hoàn cho người thụ hưởng những thiệt hại từ việckhông thực hiện hợp đồng của người được bảo lãnh nhưng nó vẫn có sự độclập tương đối với hợp đồng chính Việc thanh toán của bảo lãnh chủ yếu căncứ vào các điều khoản, điều kiện đã được thỏa thuận và quy định trong thưbảo lãnh Ngân hàng bảo lãnh không thể dựa vào những vấn đề phát sinhtrong quan hệ hợp đồng để từ chối nghĩa vụ của mình.

Như vậy, liệu rằng trong thực tế người được bảo lãnh có thực hiệnđầy đủ nghĩa vụ đã cam kết với người nhận bảo lãnh hay không và ngườinhận bảo lãnh có được quyền bồi thường như đã quy định trong hợp đồng cơsở hay không? Đây không phải là vấn đề đặt ra đối với các ngân hàng trongquan hệ với người nhận bảo lãnh Theo đó, khi xem xét yêu cầu đòi tiền củangười nhận bảo lãnh, nếu các điều khoản, điều kiện của thư bảo lãnh đượcthỏa mãn, người nhận bảo lãnh về mặt pháp lý được quyền yêu cầu đòi tiền vàkhông cần thiết phải chứng minh các vi phạm của người được bảo lãnh bằngcách nào khác ngoài các quy định trong thư bảo lãnh.

Tuy nhiên, cũng cần khẳng định rằng, tính độc lập của bảo lãnh là phụthuộc vào chính các điều kiện của bảo lãnh Ví dụ như: nếu bảo lãnh quy địnhviệc thanh toán là theo văn bản yêu cầu của người thụ hưởng thì người thụhưởng có thể yêu cầu thanh toán mà không cần một điều kiện nào khác ngoàivăn bản yêu cầu Nhưng nếu bảo lãnh yêu cầu một chứng từ cụ thể như: phánquyết của tòa án, hoặc văn bản của bên thứ ba xác nhận sự vi phạm của người

Trang 11

được bảo lãnh, văn bản của người được bảo lãnh thừa nhận sự vi phạm củamình thì tính độc lập của bảo lãnh sẽ bị giảm sút.

Đối với các ngân hàng, tính độc lập của bảo lãnh mang lại nhiềuthuận lợi Một khi có yêu cầu đòi tiền theo thư bảo lãnh của người nhận bảolãnh thì ngân hàng chỉ có trách nhiệm xem xét, kiểm tra các chứng từ đượcxuất trình có phù hợp với những điều khoản, điều kiện quy định trong thư bảolãnh hay không.

- Bảo lãnh là một cam kết mang tính chất bảo đảm gián tiếp

Đặc điểm này thể hiện rõ vai trò trung gian của ngân hàng Ở đây,người có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ chính là khách hàng (người đượcbảo lãnh) Còn ngân hàng đứng ra đảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ của kháchhàng Ngân hàng không phải ngay lập tức sử dụng vốn của mình mà chỉ thựchiện thay khi người được bảo lãnh không thực hiện nghĩa vụ.

Xuất phát từ đặc trưng này mà trên thế giới hình thành một số quanđiểm khác nhau về bảo lãnh Quan điểm thứ nhất cho rằng: tất cả các hìnhthức mang tính chất bảo đảm gián tiếp của ngân hàng như thư tín dụng trảchậm, thư tín dụng trả ngay…đều được coi là hình thức bảo lãnh Quan điểmthứ hai cho rằng, một số hình thức kể trên không phải là hình thức bảo lãnhđơn thuần mà nó là các phương tiện thanh toán hay là một hình thức tín dụng.

Trong đề tài này, bảo lãnh ngân hàng được quan niệm là những camkết mang tính chất đảm bảo gián tiếp của ngân hàng Như vậy, số dư bảo lãnhsẽ bao gồm tổng số dư bảo lãnh và các cam kết phát hành theo hình thức tíndụng chứng từ, ngoại trừ hình thức mở thư tín dụng trả ngay được khách hàngkí quỹ đủ hoặc được cho vay 100% giá trị thanh toán.

- Cam kết bảo lãnh ngân hàng phải được lập bằng văn bản

Bảo lãnh ngân hàng không chấp nhận việc bảo lãnh hoặc đảm bảobằng miệng Văn bản bảo lãnh có thể là thư, điện, Telex hoặc ký hậu trên các

Trang 12

hối phiếu, lệnh phiếu, giấy nhận nợ…

1.2.3 Vai trò của bảo lãnh Ngân hàng

1.2.3.1Đối với hoạt động Ngân hàng

Nền kinh tế ngày càng phát triển đồng nghĩa với việc nhu cầu về cácsản phẩm dịch vụ càng cao.Việc đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ giúp các ngânhàng đứng vững trong sự cạnh tranh ngày càng gay gắt Nghiệp vụ bảo lãnhra đời đã góp phần thỏa mãn tốt hơn những đòi hỏi đó Hơn nữa,Ngân hàngcó thể củng cố mối quan hệ với khách hàng truyền thống và tiếp cận được vớicác khách hàng tiềm năng.

Để đạt được mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận, các ngân hàng đã khôngngừng mở rộng và phát triển các dịch vụ ngân hàng hiện đại Trong đó dịchvụ bảo lãnh đã đem lại cho các ngân hàng một nguồn thu nhập không nhỏ.Bảo lãnh là nghiệp vụ tín dụng bằng chữ kí vì vậy ngân hàng chỉ cần sử dụnguy tín của mình để thực hiện nghiệp vụ này mà không phải sử dụng vốn ngay.Ngân hàng có thêm cơ hội để sử dụng nguồn vốn đó vào các hoạt động đầu tưkhác vì việc giải ngân sẽ chỉ diễn ra trong tương lai khi có những vi phạm xảyra Khi khách hàng có yêu cầu bảo lãnh họ cần phải kí quỹ một khoản tiềnnhất định, được giữ trong tài khoản phong tỏa Ngân hàng kiếm lời từ việc thuphí và cũng có thể chiếm dụng vốn mà không cần phải trả lãi.

Điều kiện quan trọng để ngân hàng thực hiện nghiệp vụ này chính là uytín của ngân hàng Uy tín của ngân hàng càng cao thì số lượng cũng như chấtlượng các hợp đồng bảo lãnh càng lớn Điều này có nghĩa rằng khi thực hiệnbảo lãnh để tăng thu nhập cho mình các ngân hàng cũng đang nâng cao uy tínvà hình ảnh đối với khách hàng.

Ngoài ra, nghiệp vụ bảo lãnh được thực hiện còn thúc đẩy việc mở rộngcác nghiệp vụ khác như : thanh toán, chuyển tiền, chuyển đổi và mua bánngoại tệ trong những hợp đồng kinh tế của khách hàng với nước ngoài.

Trang 13

1.2.3.2 Đối với hoạt động của doanh nghiệp

Đối với người được bảo lãnh:

Bảo lãnh ngân hàng giúp giảm bớt sự căng thẳng về nguồn vốn hoạtđộng của doanh nghiệp Trong những hợp đồng cụ thể, do bên được bảo lãnhchưa đủ uy tín với bên thụ hưởng, họ có thể yêu cầu ngân hàng bảo lãnh, nhờđó bên thụ hưởng bảo lãnh sẽ tài trợ trước một phần vốn cho bên được bảolãnh giúp họ tiếp tục sản xuất kinh doanh một cách thuận lợi mà không phảiđi vay mượn

Đối với hình thức bảo lãnh vay vốn trong và ngoài nước thì bảo lãnhngân hàng góp phần đáp ứng yêu cầu phát triển và mở rộng sản xuất kinhdoanh của doanh nghiệp Đặc biệt là những hợp đồng mua thiết bị vật tư trảchậm, bảo lãnh ngân hàng tạo điều kiện thu hút vốn mạnh mẽ Doanh nghiệpcó thể tiếp cận và ứng dụng các công nghệ hiện đại để phát triển và mở rộnghoạt động kinh doanh của mình.

Trong hợp đồng bảo lãnh qui định nếu doanh nghiệp không hoàn thànhđược nghĩa vụ của mình họ sẽ phải bồi hoàn giá trị hợp đồng lớn hơn giá trịban đầu tức là giá trị hợp đồng cộng với mức lãi, phạt nhất định Trong quátrình thực hiện hợp đồng, ngân hàng phát hành cũng thường xuyên kiểm tragiám sát tạo ra áp lực thực hiện tốt hợp đồng, giảm thiểu vi phạm từ phíangười được bảo lãnh.Cho nên việc bảo lãnh của ngân hàng cũng thúc đẩydoanh nghiệp làm ăn nghiêm túc hơn, hoàn thành đúng tiến độ hợp đồng đã kívới bên đối tác.

Khách hàng có nhu cầu ngân hàng bảo lãnh cũng sẽ được hưởng cácdịch vụ đi kèm như tư vấn về việc phân tích tình hình tài chính, đánh giá vốnvay và sử dụng vốn vay hiệu quả Kết quả hoạt động kinh doanh của doanhnghiệp có ảnh hưởng trực tiếp đến uy tín của ngân hàng vì vậy ngân hàngluôn có những hỗ trợ kịp thời và hiệu quả cho doanh nghiệp được bảo lãnh.

Trang 14

Đối với người thụ hưởng bảo lãnh:

Khi đã có bảo lãnh của ngân hàng, người thụ hưởng bảo lãnh sẽ có mộtđảm bảo chắc chắn cho việc thực hiện hợp đồng của người được bảo lãnh.Bằng cam kết của ngân hàng rằng sẽ bồi thường cho người thụ hưởng bảo nếunhư xảy ra hành vi vi phạm hợp đồng của người được bảo lãnh,bên thụ hưởngbảo lãnh sẽ yên tâm hơn khi kí kết hợp đồng và cũng không cần tốn kém thờigian, chi phí cho việc tìm hiểu đối tác Khi có rủi ro xảy ra họ chỉ cần xuấttrình những bằng chứng chứng tỏ sự vi phạm của bên được bảo lãnh thì ngânhàng sẽ phải thực hiện nghĩa vụ trả thay vô điều kiện.

1.2.3.3 Đối với nền kinh tế

Chính sách kinh tế nước ta đã phát triển theo nền kinh tế thị trườngđịnh hướng xã hội chủ nghĩa thì bảo lãnh là một nghiệp vụ rất cần thiết Bảolãnh ngân hàng là chất xúc tác giúp cho các hợp đồng thương mại xâydựng,các giao dịch hàng hóa trong nước và quốc tế được kí kết một cáchthuận lợi, đáp ứng nhu cầu về vốn cũng như giúp doanh nghiệp có điều kiệntiếp xúc với công nghệ tiên tiến trên thế giới, từ đó thúc đẩy nền kinh tế pháttriển.

Bảo lãnh ngân hàng thúc đẩy các doanh nghiệp làm ăn nghiêm túc hơnđồng nghĩa với việc lành mạnh hóa môi trường kinh doanh trong nước.Doanhnghiệp làm ăn hiệu quả hơn góp phần tăng trưởng và phát triển kinh tế đấtnước.

Với những ý nghĩa trên, bảo lãnh ngân hàng đóng vai trò ngày càngquan trọng trong hoạt động ngân hàng, hoạt động của doanh nghiệp cũng nhưcả nền kinh tế.

1.2.4 Các văn bản pháp luật điều chỉnh nghiệp vụ bảo lãnh

- Luật các tổ chức tín dụng ngày 12/12/1997 và luật sửa đổi bổ sungmột số điều của luật các tổ chức tín dụng ngày 1/10/2004.

Trang 15

- Quyết định số 283/2000/QĐ-NHNN14 ngày 25/08/2000 của Thốngđốc ngân hàng Nhà nước về việc ban hành qui chế bảo lãnh ngân hàng.

- Quyết định số 386/2001/QĐ-NHNN ngày 11/04/2001 của ngân hàngNhà nớc về việc sửa đổi bổ sung quyết định 283.

- Quyết định số 112/2003/QĐ-NHNN ngày 11/04/2001 của ngân hàngNhà nước về việc sửa đổi bổ sung quyết định 283.

- Quyết định số 26/2006/QĐ-NHNN ngày 26/06/2006 của Thống đốcngân hàng Nhà nước về việc ban hành qui chế bảo lãnh ngân hàng.

Ngoài ra còn một số văn bản pháp luật khác liên quan điều chỉnh từngloại bảo lãnh cụ thể.

1.2.5 Phân loại bảo lãnh Ngân hàng

1.2.5.1 Căn cứ vào bản chất của bảo lãnh1.2.5.1.1 Bảo lãnh đồng nghĩa vụ

Là loại bảo lãnh mang tính truyền thống Đặc trưng của loại bảo lãnhnày là ngân hàng và người được bảo lãnh được xem là cùng nghĩa vụ Tuynhiên nghĩa vụ của khách hàng là nghĩa vụ đầu tiên, nghĩa vụ của ngân hànglà nghĩa vụ bổ sung Nghĩa vụ bổ sung chỉ được thực hiện khi và chỉ khi cóbằng chứng xác nhận về việc nghĩa vụ đầu tiên bị vi phạm Loại bảo lãnh nàythường ít được sử dụng trong các giao dịch quốc tế mà chủ yếu sử dụng trongphạm vi nội địa là do đặc trưng của bảo lãnh đồng nghĩa vụ đòi hỏi ngân hàngphải can thiệp khá sâu vào hợp đồng kinh tế giữa người được bảo lãnh và ng-ười thụ hưởng bảo lãnh

1.2.5.1.2 Bảo lãnh độc lập

Là loại bảo lãnh của ngân hàng hiện đại Cơ chế hoạt động dựa trên hainguyên tắc là nguyên tắc độc lập và nguyên tắc hoàn toàn phù hợp Tức lànghĩa vụ của người được bảo lãnh và của ngân hàng hoàn toàn tách rời nhauvà việc thanh toán chỉ căn cứ vào những điều khoản, điều kiện của văn bản

Trang 16

bảo lãnh Tuy nhiên tính độc lập của loại bảo lãnh này mang tính tương đối,phụ thuộc vào các điều kiện thanh toán đã được qui định trong thư bảo lãnhgiữa ngân hàng và người thụ hưởng bảo lãnh Bảo lãnh độc lập mang lại sựthuận lợi lớn cho cả người thụ hưởng bảo lãnh và ngân hàng phát hành chonên loại bảo lãnh này được sử dụng chủ yếu trong các giao dịch quốc tế

1.2.5.2 Căn cứ vào mục đích bảo lãnh1.2.5.2.1 Bảo lãnh dự thầu

Bảo lãnh dự thầu là cam kết của ngân hàng với chủ đầu tư (hay chủthầu) về việc trả tiền phạt thay cho bên dự thầu nếu bên dự thầu vi phạm cácquy định trong hợp đồng dự thầu.

- Mục đích: Đảo bảo cho việc người dự thầu không rút lui, khôngký hợp đồng hay thay đổi ý định đã được trúng thầu Nếu người dự thầu đãtrúng thầu nhưng không ký hợp đồng thì chủ thầu (người thụ hưởng) sẽ rútdần thanh toán từ bảo lãnh để trang trải cho chi phí đấu thầu, thiệt hại dochậm tiến độ thi công hay chi phí để tổ chức lại một cuộc đấu thầu khác

- Trị giá của bảo lãnh: Thông thường có giá trị từ 1- 5% giá trịhợp đồng đấu thầu.

Thời hạn hiệu lực: Thời hạn hiệu lực của bảo lãnh sẽ chỉ chấm dứt khibên được bảo lãnh (người tham gia dự thầu) không trúng thầu hoặc sau khi kýkết hợp đồng hoặc chấp nhận ký kết hợp đồng nếu bên được bảo lãnh trúngthầu.

1.2.5.2.2 Bảo lãnh thực hiện hợp đồng

Bảo lãnh thực hiện hợp đồng là cam kết của ngân hàng về việc chi trảtổn thất thay cho khách hàng nếu khách hàng không thực hiện đầy đủ hợpđồng như cam kết, gây tổn thất cho bên thứ ba Các hợp đồng được bảo lãnhnhư hợp đồng cung cấp hàng hoá, xây dựng, thiết kế…

- Mục đích: Trong trường hợp khách hàng vi phạm hợp đồng cấp

Trang 17

không đúng hạn, không đúng chất lượng cam kết thì đều gây tổn thất chobên thứ ba Và bảo lãnh ngân hàng một mặt bù đắp một phần tổn thất cho bênthứ ba (đảm bảo cho họ tránh được rủi ro) mặt khác thúc đẩy khách hànhnghiêm chỉnh thực hiện hợp đồng.

- Trị giá của bảo lãnh: Tùy theo loại hình và quy mô hợp đồng, giátrị bảo lãnh thực hiện hợp đồngtừ 10 – 15 % tổng giá trị hợp đồng Trườnghợp đặc biệt, mức bảo lãnh thực hiện hợp đồng có thể yêu cầu trên 15%nhưng phải được người có thẩm quyền quyết định đầu tư chấp thuận Tuynhiên số tiền bảo lãnh có thể giảm dần theo tiến độ thực hiện hợp đồng.

- Thời hạn hiệu lực: Thư bảo lãnh có giá trị cho đến ngày hoànthành hợp đồng Thời hạn hiệu lực được xác định cụ thể theo thoả thuận giữahai bên Thời hạn sẽ bắt đầu từ ngày kết thúc đấu thầu kéo dài đến khi hoànthành hợp đồng như: hàng hoá đã giao xong, máy móc thiết bị đã được vậnhành, công trình đã đưa vào sử dụng…

1.2.5.3.3 Bảo lãnh đảm bảo hoàn trả tiền ứng trước

Bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trước là cam kết của ngân hàng về việc hoàntrả tiền ứng trước cho bên mua (người hưởng bảo lãnh) nếu bên cung cấp(người được bảo lãnh) không trả hoặc trả không đầy đủ.

- Mục đích: đảm bảo cho bên hưởng bảo lãnh sẽ nhận lại được sốtiền trước kia đã đặt cọc cho bên được bảo lãnh để giúp thực hiện hợp đồngnhư đã thỏa thuận, nhưng trên thực tế không thực hiện được Bảo lãnh tiềnứng trước thường được sử dụng trong các hợp đồng mua bán máy móc thiết bịhoặc các hợp đồng có giá trị lớn.

- Trị giá của bảo lãnh: số tiền bảo lãnh bằng số tiền đặt cọc (kể cảtiền lãi) được tính từ ngày nhận được số tiền đặt cọc tới ngày giao hàng cuốicùng cộng thêm một số ngày để bên thụ hưởng làm thủ tục đòi tiền Bảo lãnhloại này cũng có một số điều khoản quy định giảm giá trị bảo lãnh tương ứng

Trang 18

với số lượng hàng hoá được giao đối với các loại hàng hoá sản xuất, máymóc, công trình… số tiền đặt cọc thường từ 5- 10% giá trị hợp đồng.

- Thời hạn hiệu lực: bằng thời gian thực hiện hợp đồng tức là kể từkhi người được bảo lãnh nhận được số tiền đặt cọc cho đến ngày giao hàngcuối cùng, có thể cộng thêm một số ngày làm thủ tục đòi tiền do hai bên quyđịnh.

1.2.5.2.4 Bảo lãnh bảo hành chất lượng sản phẩm theo hợp đồng

Bảo lãnh bảo hành chất lượng sản phẩm theo hợp đồng là loại bảo lãnhmà ngân hàng bảo lãnh cam kết với chủ thầu trong trường hợp chủ thầu viphạm hợp đồng về chất lượng sản phẩm phải bồi thường cho chủ thầu mà nhàthầu không bồi thường hoặc bồi thường không đủ thì ngân hàng bảo lãnh phảichịu trách nhiệm trả thay cho nhà thầu.

- Mục đích: loại bảo lãnh này áp dụng chủ yếu trong xây dựng vàcác hợp đồng cung ứng thiết bị đồng bộ để bảo hành thiết bị máy móc…Trong thời gian bảo hành này nếu có sự cố xảy ra đối với sản phẩm phát sinhdo chất lượng sản phẩm không đảm bảo thì bên nhận bảo lãnh có quyền yêucầu được bồi thường từ phía ngân hàng bảo lãnh.

- Trị giá bảo lãnh: Theo thoả thuận thường bằng 5 – 10% giá trịhợp đồng.

Thời hạn hiệu lực: Từ lúc bắt đầu lắp ráp sử dụng thiết bị cho đến hếtthời hạn bảo hành của thiết bị.

1.2.5.2.5 Bảo lãnh bảo đảm thanh toán

Bảo lãnh bảo đảm thanh toán là cam kết của ngân hàng về việc thanhtoán tiền theo đúng hợp đồng thanh toán cho người thụ hưởng nếu khách hàngcủa ngân hàng không thanh toán đủ.

- Mục đích: Cung cấp sự đảm bảo cho người thụ hưởng có thể nhậnđược khoản thanh toán một cách thuận lợi, đầy đủ đúng hạn về các sản phẩm

Trang 19

hàng hoá hay dịch vụ đã cung ứng cho người được bảo lãnh.

- Trị giá bảo lãnh: Số tiền bảo lãnh thường bằng 100% giá trị hợpđồng

- Thời hạn hiệu lực: Do các bên tự thoả thuận.

1.2.5.3.6 Bảo lãnh hoàn trả vốn vay

Bảo lãnh hoàn trả vốn vay là cam kết của ngân hàng đối với người chovay (tổ chức tín dụng, các cá nhân ) về việc sẽ trả gốc và lãi đúng hạn nếukhách hàng (người đi vay) không trả được Việc bảo lãnh này thường rất phứctạp, khối lượng tiền bảo lãnh lớn nên rủi ro của ngân hàng trong trường hợpngười đi vay không trả được nợ cũng lớn theo Vì vậy ngân hàng cần phảixem xét kỹ tính khả thi của dự án, tài sản thế chấp trước khi phát hành thưbảo lãnh.

- Trị giá của bảo lãnh: Theo thoả thuận, có thể chỉ gồm phần gốchoặc có tính cả lãi và chi phí, phải quy định rõ lãi và chi phí đã thoả thuậnchưa hay còn phải tính tiếp.

Thời hạn hiệu lực: Là thời hạn hoàn trả tín dụng đã thoả thuận, tốt nhấtquy định khoảng 10 ngày kể từ ngày nợ đến hạn

1.2.5.3 Căn cứ vào phương thức phát hành bảo lãnh1.2.5.3.1 Bảo lãnh trực tiếp

Bảo lãnh trực tiếp là loại bảo lãnh trong đó ngân hàng phát hành bảolãnh chịu trách nhiệm trực tiếp cho bên được bảo lãnh, người được bảo lãnhchịu trách nhiệm bồi hoàn trực tiếp cho ngân hàng phát hành bảo lãnh Loạibảo lãnh này chịu sự chi phối của luật trong nước và khi hết hạn có thể trựctiếp tất toán với với người bảo lãnh mà không cần có sự hoàn trả thư bảo lãnh.Ưu điểm của loại bảo lãnh này là người được bảo lãnh không phải mấtthêm phí cho ngân hàng đại lý nước ngoài (ngân hàng trung gian) và thườngđược sử dụng trong các quan hệ kinh tế trong nước.

Trang 20

Bảo lãnh trực tiếp thông thường có ba bên tham gia: Ngân hàng pháthành bảo lãnh, bên được bảo lãnh, bên hưởng bảo lãnh Trường hợp bênhưởng bảo lãnh là người nước ngoài thì có thể thêm ngân hàng ở cùng quốcgia với bên hưởng bảo lãnh với vai trò là ngân hàng thông báo Ngân hàngthông báo.

Sơ đồ bảo lãnh trực tiếp:

(1) Bên được bảo lãnh và bên hưởng bảo lãnh ký kết một hợp đồng cơsở trong đó quy định các điều khoản bảo lãnh

(2) Bên được bảo lãnh yêu cầu ngân hàng phục vụ mình phát hành thưbảo lãnh Bên được bảo lãnh phải chắc chắn rằng những chỉ thị phát hành bảolãnh của mình cho ngân hàng là chính xác và rõ ràng Ngân hàng phát hành sẽkhông chịu trách nhiệm về những chỉ thị phát hành sai, không chính xác,không rõ ràng.

Bên xin bảo lãnh có thể phải ký quỹ thế chấp cầm cố tài sản của mìnhtheo yêu cầu của ngân hàng để xin ngân hàng mở bảo lãnh Ngân hàng

sẽ xem xét tình hình tài chính, tư cách pháp nhân, phương án kinhdoanh để quyết định xem có bảo lãnh hay không.

(3) Ngân hàng phục vụ bên được bảo lãnh phát hành thư bảo lãnh và đềnghị ngân hàng có trụ sở tại nước bên thụ hưởng thông báo và chuyển nộidung thư bảo lãnh tới bên thụ hưởng

NGÂN HÀNGPHÁT HÀNH

NGÂN HÀNGTHÔNG BÁO

BÊN ĐƯỢC BẢO LÃNH

BÊN HƯỞNG BẢO LÃNH(1)

(4)(5)

Trang 21

(4) Ngân hàng thông báo thực hiện việc thông báo và chuyển nội dungthư bảo lãnh cho bên thụ hưởng

(5) Trường hợp ngân hàng phát hành trực tiếp đến bên hưởng, khôngqua ngân hàng thông báo

1.2.5.3.2 Bảo lãnh gián tiếp

Bảo lãnh gián tiếp là loại bảo lãnh trong đó ngân hàng bảo lãnh đã pháthành bảo lãnh theo chỉ thị của một ngân hàng trung gian phục vụ cho bênđược bảo lãnh dựa trên một loại bảo lãnh khác gọi là bảo lãnh đối ứng hoặcthư tín dụng dự phòng Bảo lãnh gián tiếp được thực hiện thường do bênhưởng bảo lãnh mong muốn thu bảo lãnh được một ngân hàng có trụ sở tạinước mình phát hành để thuận tiện cho giao dịch hoặc đòi tiền sau này Vìvậy, bên được bảo lãnh phải yêu cầu ngân hàng phục vụ mình chỉ định mộtngân hàng đóng trụ sở tại nước thụ hưởng phát hành bảo lãnh Ngân hàng thứnhất trong quan hệ trên gọi là Ngân hàng chỉ dẫn, ngân hàng thứ hai gọi làNgân hàng phát hành Mối quan hệ giữa hai ngân hàng này được thể hiệnbằng văn bản của Ngân hàng chỉ dẫn đề nghị Ngân hàng phát hành thực hiệnviệc phát hành bảo lãnh và văn bản của Ngân hàng chỉ dẫn cam kết bồi hoàncho Ngân hàng phát hành nếu Ngân hàng phát hành thanh toán bảo lãnh Việcnày thể hiện bằng một văn bản đối ứng hoặc thư tín dụng dự phòng.

Sơ đồ bảo lãnh gián tiếp:

NGÂN HÀNG CHỈ DẪN

NGÂN HÀNG PHÁT HÀNH(3)

BÊN ĐƯỢC BẢO LÃNH

BÊN HƯỞNG BẢO LÃNH(1)

Trang 22

(1) Bên được bảo lãnh và bên hưởng bảo lãnh ký kết hợp đồng cơ sởtrong đó có quy định các điều khoản về bảo lãnh

(2) Bên được bảo lãnh yêu cầu ngân hàng phục vụ mình (ngân hàng chỉdẫn) phát hành bảo lãnh

(3) Ngân hàng phục vụ cho bên được bảo lãnh yêu cầu ngân hàng cóquan hệ đại lý với mình đóng trụ sở tại nước người thụ hưởng phát hành thưbảo lãnh kèm theo thư bảo lãnh đối ứng hoặc thư tín dụng dự phòng cho ngânhàng đại lý bên hưởng bảo lãnh

(4) Ngân hàng đại lý phát hành thư bảo lãnh cho bên hưởng bảo lãnh

1.2.5.3.3 Đồng bảo lãnh

Khi ngân hàng thấy mức độ rủi ro lớn của món bảo lãnh hoặc do giớihạn của luật định mà muốn khách hàng được bảo lãnh nhiều hơn có thể ngânhàng đó sẽ mời thêm các ngân hàng khách cùng tham gia bảo lãnh Đây làtrường hợp nhiều ngân hàng cùng bảo lãnh cho một khách hàng với quyềnhạn trách nhiệm như nhau hoặc phân theo một tỷ lệ nhất định.

(1) Bên được bảo lãnh và bên thụ hưởng ký kết hợp đồng cơ sở(2) Các ngân hàng bảo lãnh cho bên được bảo lãnh

(3) Bên được bảo lãnh vi phạm hợp đồng

(4) Bên thụ hưởng yêu cầu các ngân hàng thực hiện nghĩa vụ(5) Các ngân hàng thực hiện phần nghĩa vụ của mình

NGÂN HÀNG A

NGÂN HÀNG B

NGÂN HÀNG C

BÊN ĐƯỢC BẢO LÃNH

BÊN HƯỞNG BẢO LÃNH

Trang 23

1.2.5.4 Căn cứ vào điều kiện thanh toán của bảo lãnh1.2.5.4.1 Bảo lãnh vô điều kiện

Ở loại hình bảo lãnh vô điều kiện, ngân hàng có trách nhiệm thanh toánngay không hủy ngang khi nhận được văn bản khiếu nại đầu tiên của bênhưởng bảo lãnh chỉ ra rằng bên được bảo lãnh không thực hiện theo đứng hợpđồng mà không cần kèm theo bất kì chứng từ nào chứng minh họ bị vi phạmhợp đồng Trong trường hợp bên được bảo lãnh chứng minh được mìnhkhông vi phạm hợp đồng thì họ có quyền đi kiện để đòi lại số tiền đã trả chongười bảo lãnh.

Bảo lãnh vô điều kiện thường bất lợi cho người được bảo lãnh vì việcbồi thường mang tính chủ quan nên có thể xảy ra trường hợp gian lận, dối trácủa bên hưởng bảo lãnh.

1.2.5.4.2 Bảo lãnh có điều kiện

Bảo lãnh có điều kiện là loại bảo lãnh trong đó ngân hàng chỉ trả tiềncho bên thụ hưởng khi bên thụ hưởng xuất trình đủ chứng từ pháp lý đã đượcquy định trong thư bảo lãnh để có thể chứng minh bên được bảo lãnh vi phạmhợp đồng Bảo lãnh có điều kiện đảm bảo quyền lợi cho bên được bảo lãnh.Tuy nhiên nếu quy định không rõ ràng thủ tục đòi tiền thì dễ phát sinh tranhchấp giữa hai bên Do vậy, trên thực tế bảo lãnh có điều kiện ít được sử dụngtrong nghiệp vụ bảo lãnh của các ngân hàng thương mại

1.3 Phát triển hoạt động bảo lãnh Ngân hàng Thương mại

1.3.1 Quan niệm về phát triển nghiệp vụ bảo lãnh Ngân hàngThương mại

Nếu như thư tín dụng đã được các ngân hàng sử dụng rông rãi từ nhữngnăm 30 thì bảo lãnh ngân hàng mới chỉ ra đời và phát triển vào đầu thập niên70 của thế kỷ này Sự phát triển nhanh chóng của các quốc gia sản xuất dầuhoả ở Trung Đông trong thời gian này cho phép họ ký kết những hợp đồnglớn với các công ty phương Tây cho những dự án lớn như cải tiến cơ sở hạtầng, các tiện ích công cộng, dự án công nông nghiệp và quốc phòng Nguồn

Trang 24

gốc phát sinh nhu cầu bảo lãnh ngân hàng đặc biệt là bảo lãnh thanh toánngay lần đầu là từ khu vực này.

Với sự phát triển của thương mại quốc tế ,các giao dịch ngày càng mangtính toàn cầu Ví dụ các công ty kiến trúc của Hà Lan và Anh có thể cùngtham gia liên doanh các công ty khác trong một dự án xây dựng một sân bayvà một số công trình phụ trợ ở Arập, thuê các nhà thầu phụ Nam Triều Tiên,mua thiếp bị từ nhà cung cấp ở Pháp.Tầm cỡ và sự phức tạp của các giao dịchđòi hỏi và thúc đẩy sự phát triển của bảo lãnh ngân hàng.

Bảo lãnh ngân hàng được sử dụng mạnh mẽ trên thế giới và đạt đượcdoanh số kỷ lục.Chỉ riêng tại Hà Lan, doanh số các loại bảo lãnh do các ngânhàng Hà Lan phát hành trong năm 1980 là 12 850 triệu NGL Con số nàytăng lên 26 281 triệu NGL vào năm 1990.( Theo số liệu công bố ngày10/7/1990 của Uỷ ban kiểm soát của Ngân hàng trung ương Hà Lan) Còntheo Uỷ ban soạn thảo Điều khoản sửa đổi Luật thương mại Hoa Kỳ: Đếncuối 1995 số tiền bảo lãnh còn hiệu lực tại các ngân hàng Hoa Kỳ lên tới 500tỷ USD trong đó bảo lãnh của khách hàng Mỹ là 250 tỷ Trị giá của từng loạibảo lãnh cũng lên tới hàng chục triệu USD.

Bảo lãnh ngân hàng còn được phát triển cả về hình thức sử dụng Thoạtđầu là loại bảo lãnh có điều kiện được bắt đầu từ thị trường Mỹ Với các loạinhư bảo lãnh bổ xung , bảo lãnh tiền bảo chứng, nó tỏ ra không hiệu quả vàbất lợi cho bên yêu cầu bảo lãnh và do người bảo lãnh có thể viện dẫn lý dobiện hộ để không thanh toán dẫn tới các tranh cãi phát sinh Các ngân hàngcũng ngần ngại khi phát hành những bảo lãnh này vì họ không muốn dính líuđến các rắc rối trong hợp đồng Bảo lãnh chỉ được sử dụng ở một số nướcchâu Phi, Trung Đông ít thông dụng ở thị trường châu Âu Loại bảo lãnh đượcsử dụng nhiều nhất là bảo lãnh thanh toán theo yêu cầu hay bảo lãnh vô điều

Trang 25

kiện.Với loại này người thụ huởng được thanh toán khi có yêu cầu mà khôngcần đưa ra chứng cứ về sự vi phạm Một số nước vận dụng pha trộn giữa hailoại trên miễn rằng các bên chấp thuận và ngân hàng đồng ý phát hành.

Hiện nay bảo lãnh ngân hàng phát triển rộng rãi trên nhiều lĩnh vực Cóthể chắc chắn rằng những thương vụ lớn với nước ngoài hiện nay không thểkhông có một dạng nào đó của bảo lãnh đi kèm

Bảo lãnh còn đưởc sử dụng rộng rãi trong trị trường nội địa do tính đadạng và năng động của nó Bảo lãnh không chỉ hỗ trợ cho các hợp đồngthương mại mà cả các giao dịch phi thương mại, tài chính, phi tài chính như:bảo lãnh thanh toán, hoàn trả tiền ứng trước, thực hiện hợp đồng, bảo lãnhthuế quan

Bảo lãnh không chỉ được thực hiện như một loại hình dịch vụ mà còn làmột công cụ tài trợ cho các doanh nghiệp Cùng với tín dụng chứng từ, bảolãnh là một trong những loại hình giao dịch thông dụng và phổ biến nhấttrong các hoạt động ngân hàng trên thế giới.

1.3.2 Các chỉ tiêu phản ánh hoạt động bảo lãnh của Ngân hàngThương mại

1.3.2.1 Các chỉ tiêu phản ánh về số lượng

1.3.2.1.1 Sự mở rộng về đối tượng và số lượng khách hàng

Trong quá trình phát triển hội nhập nền kinh tế, các thành phần kinh tếđều tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh một cách sôi động Các hoạtđộng này mang lại những món lợi lớn nhưng cũng tiềm ẩn rủi ro cao Mọi đốitượng tham gia vào hoạt động kinh tế đều có thể gặp rủi ro, một trong số đó làrủi ro do đối tác gây ra Bảo lãnh ngân hàng là một trong những biện pháp đểngăn chặn rủi ro Như vậy, hoạt động bảo lãnh ngân hàng hoàn toàn có thể

Trang 26

được mọi thành phần kinh tế sử dụng Và số lượng khách hàng có nhu cầu đốivới hoạt động bảo lãnh ngân hàng ngày càng tăng.

Ngân hàng có hoạt động bảo lãnh phát triển là phải đáp ứng được cácnhu cầu đó ngày càng nhiều Do đó, số lượng khách hàng đông đảo và đốitượng khách hàng sử dụng bảo lãnh ngân hàng phong phú đa dạng là một tiêuchí thể hiện sự phát triển của hoạt động bảo lãnh ngân hàng.

1.3.2.1.2 Dư nợ và sự tăng lên theo các năm

Hoạt động bảo lãnh của ngân hàng được coi là phát triển khi số lượnghợp đồng bảo lãnh tăng, giá trị của các hợp đồng bảo lãnh cũng tăng Do đó,dư nợ bảo lãnh của ngân hàng cũng đạt mức cao và tăng dần theo các năm.

Tuy nhiên cần chú ý phân biệt với trường hợp các hợp đồng bảo lãnhcó giá trị trong nhiều năm nên dư nợ bảo lãnh vào một thời điểm của năm cóthể là cộng dồn của nhiều năm trước đó và không phản ánh được sự pháttriển Vì vậy cần chú ý tới số lượng và giá trị của các hợp đồng bảo lãnh mới.

1.3.2.1.3 Sự đa dạng của các loại hình bảo lãnh

Như đã phân tích ở trên, hoạt động bảo lãnh được chia thành nhiều loạikhác nhau Theo từng cách phân chia, mỗi loại hình bảo lãnh có mục đích sửdụng và hướng tới những đối tượng riêng Tuy nhiên, do khả năng hạn chế,nhiều ngân hàng mới chỉ tập trung vào một số đối tượng nhất định Vì vậy,hoạt động bảo lãnh cũng chỉ có một số loại hình và bỏ qua các loại bảo lãnhkhác Điều đó khiến cho ngân hàng không thu hút được tối đa số lượng cũngnhư đối tượng khách hàng, đồng thời cũng khiến số lượng hợp đồng bảo lãnhkhông nhiều, dư nợ hoạt động bảo lãnh không cao, nói cách khác là thể hiệnsự chưa phát triển của hoạt động bảo lãnh.

Nếu một ngân hàng có thể thực hiện đa dạng hóa các loại hình bảo lãnhchứng tỏ ngân hàng đó có uy tín và nguồn lực lớn và thực sự phát triển về

Trang 27

hoạt động bảo lãnh Như vậy, đa dạng hóa các loại hình bảo lãnh cũng là mụctiêu mà các ngân hàng cần tới trong quá trình phát triển hoạt động bảo lãnh.

1.3.2.2 Các chỉ tiêu phản ánh sự tăng lên về chất lượng1.3.2.2.1 Thủ tục bảo lãnh

Thủ tục bảo lãnh là một trong các yếu tố khách hành rất quan tâm khilựa chọn ngân hàng bảo lãnh Nếu thủ tục bảo lãnh nhanh gọn thì giảm bớtđược nhiều thời gian cũng như chi phí cho việc phát hành bảo lãnh của ngânhàng, và đối với khách hàng đó là sự hiệu quả Ngược lại, khách hàng sẽ phảimất thêm thời gian và chi phí cho một hoạt động bảo lãnh Và như vậy có thểdẫn tới sự lựa chọn khác của khách hàng.

Tuy nhiên, bên cạnh việc giảm thiểu những thủ tục rườm rà trong quátrình phát hành bảo lãnh, ngân hàng vẫn cần đảm bảo đúng quy trình nghiệpvụ và hợp pháp Có vậy, hoạt động bảo lãnh mới thực sự phát triển.

1.3.2.2.2 Số lượng hợp đồng bảo lãnh Ngân hàng phải thực hiện nghĩavụ bảo lãnh thấp

Bảo lãnh được hạch toán vào tài khoản ngoại bảng Chi khi ngân hàngphải thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho bên được bảo lãnh thì khoản chi trảđó được xếp thành tài sản xấu trong nội bảng và cấu thành nợ quá hạn củangân hàng Do đó hạn chế số lượng hợp đồng bảo lãnh ngân hàng phải thựchiện nghĩa vụ bảo lãnh là biện pháp an toàn cho hoạt động của ngân hàng nóichung và an toàn của hoạt động bảo lãnh nói riêng Để thực hiện được điều đóđòi hỏi hoạt động bảo lãnh của ngân hàng phải thực sự phát triển Và sự pháttriển này thể hiện ở tính hiệu quả của khâu thẩm định khách hàng cũng nhưhiệu quả và khả năng làm việc của các cán bộ tín dụng.

1.3.2.2.3 Khả năng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh của Ngân hàng

`Theo quy định của pháp luật, một ngân hàng không được phép thựchiện bảo lãnh vượt quá 15% vốn tự có của ngân hàng Trong phạm vi đó,

Trang 28

ngân hàng có thể thực hiện bất kỳ bảo lãnh nào Với mục tiêu tối đa hóa lợinhuận, các ngân hàng luôn tận dụng tối đa các cơ hội Do đó, các ngân hàngsẵn sàng ký các hợp đồng bảo lãnh có giá trị lớn (nhưng vẫn không vượt quá15% vốn tự có của ngân hàng) Tuy nhiên ngân hàng cần phải cân nhắc nguồnvốn của mình để đảm bảo khi phát sinh nghĩa vụ thì ngân hàng có đủ vốn đểthanh toán cho bên nhận bảo lãnh, tránh xảy ra tình trạng rủi ro thanh khoản.

1.3.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động bảo lãnh của Ngân hàngThương mại

1.3.3.1 Nhân tố khách quan

Bất kỳ một nghiệp vụ nào trong hoạt động kinh doanh của một Ngânhàng thương mại thì đều chịu ảnh hưởng của yếu tố môi trường kinh tế – xãhội Bảo lãnh cũng là một trong những hoạt động chịu ảnh hưởng lớn của yếutố môi trường kinh tế – xã hội Ta có thể xem xét sự tác động của của môitrường kinh tế – xã hội từ các yếu tố sau: môi trường kinh tế, môi trường pháplý và môi trường chính trị xã hội

- Môi trường kinh tế.

Nếu môi trường kinh tế có lành mạnh thì các ngân hàng và các doanhnghiệp mới có điều kiện để phát triển Ngân hàng mới thực hiện tốt chức năngcủa mình, còn các doanh nghiệp mới yên tâm kinh doanh và ký kết hợp đồng,thực hiện đúng các cam kết của mình trong hợp đồng Còn nếu môi trườngkinh tế mà có những thay đổi bất ngờ: như sự thay đổi trong điều hành chínhsách kinh tế vĩ mô ( thay đổi chương trình đầu tư, chính sách xuất nhập khẩu,phương thức quản lý tỷ giá, lãi suất….) làm ảnh hưởng tới người yêu cầu bảolãnh, dẫn đến người yêu cầu bảo lãnh không thực hiện được nghĩa vụ cam kếtcủa mình với người thụ hưởng bảo lãnh và với ngân hàng bảo lãnh.

- Môi trường pháp lý.

Môi trường pháp lý đồng bộ, chặt chẽ sẽ đảm bảo an toàn cho hoạt

Trang 29

động của hệ thống ngân hàng cũng như của các doanh nghiệp Môi trườngpháp lý không đồng bộ, thiếu chặt chẽ và hay thay đổi cũng là tác nhân quantrọng gây ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệpdẫn đến khả năng doanh nghiệp không thực hiện được các nghĩa vụ đã camkết trong hợp đồng bảo lãnh

Các hoạt động pháp lý như: cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu đất, sởhữu nhà cửa , thủ tục công chứng cũng tác động đến hoạt động bảo lãnh củangân hàng.

- Môi trường chính trị – xã hội

Một đất nước mà có môi trường chính trị – xã hội ổn định thì luôn tạođiều kiện để đẩy mạnh phát triển Trong hoạt động bảo lãnh đặc biệt là nhữnghợp đồng bảo lãnh liên quan đến yếu tố nước ngoài thì sự ổn định trong môitrường kinh tế – xã hội lại càng trở nên quan trọng hơn.

Ngoài ra các yếu tố khách quan tác động đến hoạt động bảo lãnh củangân hàng thương mại còn có thể kể đến:

- Khách hàng (bên yêu cầu bảo lãnh) là nhân tố tác động tương đốinhiều tới hoạt động bảo lãnh của ngân hàng bởi chính ngân hàng tiến hànhhoạt động này là để thoả mãn nhu cầu của khách hàng Khách hàng tác độngtới cả quy mô và chất lượng nghiệp vụ bảo lãnh của ngân hàng Quy mô bảolãnh của ngân hàng phụ thuộc vào nhu cầu của khách hàng, không có nhu cầucủa khách hàng thì không có nghiệp vụ bảo lãnh Còn nếu khách hàng xin bảolãnh làm tốt các yêu cầu của ngân hàng như cung cấp thông tin đầy đủ, trungthực, có trách nhiệm trong việc thực hiện những cam kết đã thoả thuận vớibên yêu cầu bảo lãnh sẽ giúp ngân hàng rất nhiều trong tiến hành bảo lãnh.

- Bên hưởng bảo lãnh: Sự trung thực của bên thụ hưởng trong việc yêucầu thanh toán bảo lãnh cũng gây ảnh hưởng tới chất lượng của bảo lãnh Nhưviệc bên thụ hưởng có thể xuất trình giấy tờ giả mạo chứng từ đòi thanh toán

Trang 30

cho ngân hàng để nhận khoản tiền thanh toán bảo lãnh Trong trường hợpngân hàng không phát hiện được sự giả mạo này thì ngân hàng có khả nănggặp phải rủi ro do thanh toán cho bên thụ hưởng số tiền bảo lãnh mà khôngđòi được tiền bồi hoàn từ phía bên yêu cầu bảo lãnh.

Tóm lại, mặc dù nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng được thực hiện theo tiêuchuẩn quốc tế, nhưng trong thực tế với nhiều nhân tố chủ quan và khách quankhác nhau khi vận dụng, thực thi tác nghiệp nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng,các ngân hàng đã gặp phải rất nhiều rủi ro khác nhau, đó cũng chính là nhữngnhân tố tác động tới bảo lãnh ngân hàng.

1.3.3.2 Nhân tố chủ quan

Hoạt động bảo lãnh là một trong số các hoạt động kinh doanh của ngânhàng Vì thế hoạt động này phải chịu tác động trực tiếp của các nhân tố chủquan trong nội bộ ngân hàng Cụ thể là:

- Chiến lược kinh doanh của ngân hàng: Chiến lược kinh doanh củangân hàng là nhân tố ảnh hưởng đầu tiên tới sự phát triển của hoạt động bảolãnh Nếu không có chiến lược kinh doanh các ngân hàng sẽ luôn bị động.Một chiến lược kinh doanh hiệu quả sẽ giúp ngân hàng có một phương hướngphát triển nhất quán, giúp cho ngân hàng khai thác tốt nhất năng lực hiện cócủa ngân hàng, đồng thời nó cũng giúp cho ngân hàng có thể thích ứng mộtcách nhanh chóng với những biến đổi của môi trường kinh doanh Trên cơ sởcó chiến lược kinh doanh đúng đắn, ngân hàng mới có thể có những kế hoạchbộ phận đúng đắn cho từng thời kì để đảm bảo thực hiện mục tiêu đề ra Cáckế hoạch bộ phận ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của hoạt động bảolãnh như: kế hoạch Marketing, kế hoạch phát triển nguồn nhân lực…

- Chính sách tín dụng: Đây là một yếu tố quan trọng nó quyết định mộtphần rất lớn tới hoạt động ngân hàng Chính sách tín dụng của ngân hàng thểhiện qua như hạn mức bảo lãnh, mức phí bảo lãnh, đối tượng khách hàng,

Trang 31

phạm vi bảo lãnh … Ngân hàng có thể thực hiện chính sách tín dụng thắt chặthay mở rộng

- Chất lượng công tác thẩm định: Do chứa đựng nhiều rủi ro nên hoạtđộng bảo lãnh không thể thiếu công tác thẩm định khách hàng Trong khâunày ngân hàng sẽ xem xét khả năng tài chính của khách hàng, khả năng tự tàitrợ và khả năng thực hiện giao dịch liên quan đến bảo lãnh của khách hàng.Ngoài ra, ngân hàng cũng xem xét mức độ tín nhiệm của khách hàng trướckhi ra quyết định bảo lãnh.

Thẩm định khách hàng tốt sẽ giúp ngân hàng hạn chế được những rủiro không đáng có do khách hàng (bên được bảo lãnh) gây ra Từ đó đảm bảosự an toàn cho nghiệp vụ bảo lãnh nói riêng và ngân hàng nói chung, gópphần phát triển hoạt động bảo lãnh Bên cạnh đó, thẩm định khách hàng tốtsẽ giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng và không bị bỏ qua những khách hàng cóđủ điều kiện để được bảo lãnh.

Trong nhiều trường hợp, do muốn tránh rủi ro, ngân hàng quá khắt khekhi thẩm định khách hàng khiến cho nhiều doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệptư nhân khó khăn khi yêu cầu ngân hàng bảo lãnh Kết quả là ngân hàngthường tập trung bảo lãnh cho các doanh nghiệp nhà nước, ít tập trung đếncác doanh nghiệp nhỏ Do đó, hạn chế khả năng mở rộng khách hàng cũngnhư số lượng hợp đồng bảo lãnh và doanh số bảo lãnh của ngân hàng Có thểkhẳng định chất lượng thẩm định khách hàng có ảnh hưởng rất lớn đến hoạtđộng bảo lãnh ngân hàng về cả số lượng và chất lượng.

- Công tác tổ chức ngân hàng: Tổ chức ngân hàng được sắp xếp mộtcách khoa học , đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng giữa các phòngban chức năng sẽ tạo điều kiện đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng, giúpngân hàng theo dõi, quản lý sát sao các khoản bảo lãnh, các khoản cho vay,huy động vốn Đây là cơ sở để tiến hành các hoạt động bảo lãnh an toàn và

Trang 32

quản lý hiệu quả các khoản bảo lãnh.

- Chất lượng đội ngũ cán bộ: Con người là nhân tố quyết định đến sựthành bại trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng cũng như việc đảm bảophát triển của hoạt động bảo lãnh Chất lượng nhân sự ngày càng được đòi hởicao để có thể đáp ứng kịp thời có hiệu quả, thích ứng với sự thay đổi nhanhchóng của môi trường kinh doanh, từ đó tác động đến sự thay đổi của hoạtđộng bảo lãnh Việc tuyển chọn nhân sự có đạo đức nghề nghiệp tốt và giỏichuyên môn (có khả năng phân tích, đánh giá hiệu quả kinh tế của dự án xinbảo lãnh, đánh giá tài sản đảm bảo, giám sát quản lý hoạt động bảo lãnh,…)sẽ giúp cho ngân hàng có thể ngăn ngừa được những sai phạm có thể xảy ratrong hoạt động bảo lãnh.

- Ngoài ra còn một vài nhân tố khác như

+ Quy mô vốn, tình hình tài chính của ngân hàng ảnh hưởng đến quymô, cơ cấu bảo lãnh của ngân hàng

+ Công nghệ ngân hàng ảnh hưởng đến thời gian đáp ứng dịch vụ bảolãnh cho khách hàng và khả năng hạn chế rủi ro trong hoạt động bảo lãnh

+ Sự phát triển của các nghiệp vụ của ngân hàng nói chung, đặc biệt làcác nghiệp vụ liên quan như: tín dụng, thanh toán…Các nghiệp vụ này nếuphát triển sẽ tạo điều kiện thuận lợi và là nền tảng cơ sở cho hoạt động bảolãnh phát triển và ngược lại.

1.4 Những rủi ro phát sinh trong hoạt động bảo lãnh

1.4.1 Rủi ro đối với Ngân hàng

Hoạt động bảo lãnh là mảng kinh doanh tương đối an toàn của ngânhàng tuy nhiên vẫn có những rủi ro không mong muốn xảy ra với ngân hàng.Cụ thể là:

- Sau khi ngân hàng hoàn thành nghĩa vụ trả thay của mình cho ngườithụ hưởng, nếu đúng theo hợp đồng thì ngân hàng sẽ có quyền đòi bồi hoàn từ

Trang 33

người được bảo lãnh, nhưng trong nhiều tình huống người được bảo lãnh vì lído nào đó lại không thanh toán cho ngân hàng, gây thiệt hại cho ngân hàng.

- Ngân hàng không phát hiện ra hợp đồng giả mà người được bảo lãnhmang đến yêu cầu ngân hàng thực hiện bảo lãnh.

- Người được bảo lãnh và người thụ hưởng bắt tay nhau lừa ngân hàng.Trong trường hợp này nếu ngân hàng không xem xét tìm hiểu kĩ hợp đồngbảo lãnh thì rủi ro thuộc về ngân hàng.

- Trường hợp ngân hàng phát hành bảo lãnh không phải là ngân hàngđược đánh giá cao trong quan hệ đối ngoại Bảo lãnh mà ngân hàng phát hànhra bị ngân hàng nước ngoài từ chối thông báo Lúc này để được ngân hàngcủa người thụ hưởng chấp nhận thông báo bảo lãnh, ngân hàng phát hànhbuộc phải kí quĩ một khoản tiền với thời gian tương đương với khoản tiền vàthời gian bảo lãnh tại ngân hàng thông báo.

1.4.2 Rủi ro đối với người được bảo lãnh

- Đối với bảo lãnh theo yêu cầu, người thụ hưởng chỉ cần xuất trình yêucầu thanh toán, những chứng từ này là do đơn phương người thụ hưởng lập,không có sự xác nhận của bên được bảo lãnh hay bên thứ ba độc lập Nếu ng-ười thụ hưởng cố tình lừa đảo thì ngân hàng cũng khó ngăn chặn được Khoảntiền mà ngân hàng đã thanh toán cho người thụ hưởng sẽ trở thành khoản nợcủa người được bảo lãnh mặc dù trên thực tế người được bảo lãnh không viphạm hợp đồng.

- Trong một số trường hợp người được bảo lãnh gặp khó khăn nào đómà phải chấp nhận mọi điều kiện của bên thụ hưởng bảo lãnh để có thể dànhđược hợp đồng Dẫn đến việc vi phạm là không tránh khỏi nếu như trên thựctế bên được bảo lãnh không đáp ứng được yêu cầu đó.

- Do hạn chế về vốn, kĩ thuật hay nguồn lực khác, các khách hàng cóthể cùng hợp tác, liên doanh để thực hiện một hợp đồng kinh tế Tức là tất cả

Trang 34

những người tham gia hợp đồng đó đều là người được bảo lãnh Khi có viphạm xảy ra ở một đơn vị thì tiền bồi hoàn vẫn phải chia cho các bên thamgia theo tỷ lệ đã góp Như vậy, có một số đơn vị không vi phạm nhưng vẫnphải trả tiền bồi hoàn.

- Ngoài ra có thể do nguyên nhân khách quan: do thiên tai, đình cônghay chiến tranh…làm gián đoạn hoạt động sản xuất kinh doanh của ngườiđược bảo lãnh và họ không thể hoàn thành hợp đồng đúng thời hạn.

1.4.3 Rủi ro đối với người thụ hưởng bảo lãnh

- Khi người được bảo lãnh vi phạm hợp đồng, ngân hàng có nghĩa vụtrả thay Nhưng do một số lí do nào đó kể cả chủ quan lẫn khách quan màngân hàng phát hành bảo lãnh bị phá sản hay mất khả năng thanh toán thìngười thụ hưởng sẽ không nhận được khoản tiền bồi thường

- Người được bảo lãnh phá vỡ hợp đồng nhưng người thụ hưởng chỉnhận được một phần bồi thường của ngân hàng, không đủ bù đắp thiệt hại doviệc vi phạm gây ra Đối với bảo lãnh thực hiện hợp đồng : khi công trình đ-ược phê duyệt kết quả trúng thầu cho nhà thầu đạt điểm kĩ thuật cao nhất vớigiá bỏ thầu thấp nhất thì ngân hàng sẽ phát hành thư bảo lãnh thực hiện hợpđồng gửi chủ đầu tư, để làm thủ tục kí hợp đồng thi công Số tiền bảo lãnhthường là 5% giá trị trúng thầu Mục đích bảo lãnh là ngân hàng cam kết nếunhà thầu vi phạm ngân hàng sẽ trả cho chủ đầu tư tối đa là số tiền bảo lãnh đểđền bù thiệt hại cho chủ đầu tư Mặt khác, theo qui chế đấu thầu, khi hợpđồng thi công được kí kết, chủ đầu tư sẽ ứng trước cho nhà thầu một số tiềnthường là 20% giá trị trúng thầu Như vậy, xét về mặt tài chính, nhà thầu chỉcần ngân hàng bảo lãnh 5% nhưng được ứng trước 20% giá trị trúng thầu, nếunhà thầu không tiếp tục thực hiện hợp đồng thì chủ đầu tư sẽ bị thiệt hại 15% Nếu giải quyết được số tiền này thì cũng mất nhiều thời gian, có khi bị thiệthại mà công trình phải dừng lại chờ xử lý.

Trang 35

- Thời gian bảo lãnh chưa tương xứng với thời gian có thể xảy ra thiệthại Như trong bảo lãnh chất lượng công trình: khi công trình thi công hoànthành phải trải qua giai đoạn bảo hành, nghĩa là trong thời gian nhất định nếucông trình xảy ra sự cố ,hư hỏng ,xuống cấp thì nhà thầu phải bỏ tiền ra sửachữa Thời gian bảo hành tùy theo qui mô công trình nhưng thường là mộtnăm Ngân hàng sẽ bảo lãnh khoảng 5-10% giá trị công trình, trong thời gianbảo hành nếu chất lượng công trình không đảm bảo, nhà thầu không sửa chữathì chủ đầu tư sẽ dùng số tiền đó để bù đắp chi phí sửa chữa Tuy nhiên thờigian bảo lãnh một năm là chưa phù hợp vì tuổi thọ một số công trình rất lớnnên trong vòng một năm chưa thể phát hiện, đánh giá được chất lượng côngtrình Ngoài ra mức bảo lãnh là 5-10% giá trị công trình chỉ đủ sửa chữanhững hư hỏng nhỏ Nếu hư hỏng lớn, chi phí vượt quá tỷ lệ trên, chủ đầu tưcũng rất khó buộc nhà thầu bỏ thêm chi phí sửa chữa như đã cam kết.

- Trong bảo lãnh bảo hành, mặc dù trong quá trình thi công có ngườigiám sát nhưng nếu nhà thầu không tự giác, không vì uy tín cá nhân mà chạytheo lợi nhuận, sẽ không tránh khỏi ăn bớt vật tư, làm không đúng qui trìnhkết cấu, sử dụng vật tư không đồng bộ dẫn đến chất lượng công trình giảm, dễbị hư hỏng.

- Trong bảo lãnh kèm chứng từ, khi kiểm tra các chứng từ yêu cầuthanh toán xem có phù hợp không, ngân hàng phát hành bảo lãnh có thể kéodài thời gian thanh toán, gây khó khăn cho người thụ hưởng bảo lãnh.

- Khi có tranh chấp xảy ra do thư bảo lãnh của ngân hàng phát hànhkhông thống nhất với hợp đồng kinh tế, có thể dẫn đến kiện tụng mất thờigian,chi phí và đặc biệt là ảnh hưởng đến uy tín của người thụ hưởng.

Các hoạt động kinh doanh ngân hàng đều chứa đựng những rủi ro tiềmẩn, ngoài việc nhìn nhận đánh giá để phòng ngừa và hạn chế các rủi ro đó thì

Trang 36

việc học hỏi và tìm hiểu kinh nghiệm các nước trên thế giới là việc làm rấtcần thiết.

1.5 Kinh nghiệm về bảo lãnh Ngân hàng của các nước trên thế giới

1.5.1 Kinh nghiệm của Trung Quốc

Ngân hàng nhân dân Trung Hoa ban hành qui chế bảo lãnh với nhữngqui định sau:

Thứ nhất, người bảo lãnh trước khi nhận bảo lãnh phải nghiên cứu tínhkhả thi của dự án ,điều tra tình hình công nợ hiện tại của người xin bảo lãnh,chuẩn bị mọi giấy tờ cần thiết

Thứ hai, người cho vay có quyền yêu cầu người bảo lãnh báo cáo thunhập và chi tiêu ngoại hối của mình Người bảo lãnh phải kí hợp đồng riêngvới cả người vay và người cho vay trước khi bảo lãnh.Trong hợp đồng phảighi rõ quyền lợi và trách nhiệm của các bên tham gia.

Thứ ba, nếu người vay và người cho vay muốn sửa đổi một số điềutrong hợp đồng bảo lãnh phải được sự đồng ý của người bảo lãnh, nếu khôngbảo lãnh sẽ không còn giá trị , người bảo lãnh sẽ được giải toả khỏi tráchnhiệm của mình ngay lập tức Người bảo lãnh có quyền kiện người vay trongtrường hợp không trả được nợ và người bảo lãnh bắt buộc phải thực hiệnnghĩa vụ của mình đối với người cho vay.

Thứ tư, cơ quan quản lí ngoại hối yêu cầu người bảo lãnh phải nộp cácgiấy tờ bảo lãnh có liên quan trong vụ việc trong vòng 10 ngày sau khi nhậnbảo lãnh Chỉ cho phép một số ngân hàng được quyền bảo lãnh nước ngoài vàdanh sách bảo lãnh thay đổi thường kì.

Hệ thống ngân hàng Trung Quốc rất hạn chế đối với bảo lãnh vay vốnnước ngoài của các doanh nghiệp và phía nước ngoài trong liên doanh Vớicác đối tượng này họ yêu cầu thế chấp 100% tổng số vốn bảo lãnh.

Trang 37

Nhìn chung, các qui định về bảo lãnh của Trung Quôc khá chặtchẽ ,thận trọng nhưng hiệu quả của các qui định này là không thể phủ nhận.Nền kinh tế Trung Quốc trong những năm qua phát triển không ngừng, ghinhận những đóng góp của hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động bảolãnh nói riêng.

1.5.2 Kinh nghiệm của Đức

Luật bảo lãnh của Đức qui định:

Ngân hàng có quyền ghi nợ khoản tiền bảo lãnh vào tài khoản của ười yêu cầu bảo lãnh và tính phí xử lí ngoài các chi phí khác cũng như theochu kì tính lệ phí bảo lãnh.

ng-Ngân hàng sẽ hạch toán các khoản bảo lãnh trực tiếp nếu chúng khôngthuộc sự điều tiết của luật nước ngoài khi bảo lãnh hết hạn và tính phí bảolãnh một khi các bảo lãnh này hết hạn tại một thời điểm đã được ghi cụ thểtrong hợp đồng bảo lãnh hay qua việc nộp các văn bản cần thiết có xác địnhviệc chấm dứt bảo lãnh và đến thời điểm đó việc bảo lãnh không được sửdụng.

1.5.3 Kinh nghiệm của Thái Lan

Các ngân hàng Thái Lan chỉ thực hiện các nghiệp vụ bảo lãnh cho cácdoanh nghiệp là khách hàng truyền thống của mình Với qui định này, cácngân hàng sẽ tiết kiệm được thời gian và chi phí trong việc tìm hiểu kháchhàng vì họ đã rất am hiểu doanh nghiệp mà họ đứng ra bảo lãnh, giảm thiểutối đa rủi ro cho ngân hàng Tuy nhiên, như thế các khách hàng mới có nhucầu bảo lãnh lại không được đáp ứng và việc mở rộng khách hàng trongnghiệp vụ bảo lãnh là rất khó khăn.

Thêm vào đó, các ngân hàng muốn tham gia bảo lãnh phải là nhữngngân hàng có uy tín trên thị trường tài chính tiền tệ trong nước cũng như quốctế Qui định này nhằm tránh tình trạng ngân hàng thực hiện bảo lãnh tràn lan,

Trang 38

hạn chế tối đa trường hợp ngân hàng phải thực hịên nghĩa vụ trả thay mà ngânhàng lại không đủ khả năng thanh toán cho bên thụ hưởng , gây ra tổn hại đếnuy tín của ngân hàng và toàn hệ thống.

1.5.4 Kinh nghiệm của Singapore

Các ngân hàng Singapore chỉ chấp nhận bảo lãnh các khoản bảo lãnhcó giá trị lớn khi có sự đồng ý đứng ra của Chính phủ.

Việc thực hiện qui định này đã đảm bảo an toàn ở mức cao nhất đối vớinhững khoản bảo lãnh có giá trị lớn vì trong trờng hợp xấu nhất thì ngân hàngcũng sẽ nhận được sự bồi thường của Chính phủ Tuy nhiên qui định nàycũng hạn chế việc mở rộng khách hàng của các ngân hàng vì có thể bỏ quacác khách hàng lớn có uy tín với hiệu quả của phương án rất khả thi nhưngkhông có sự đồng ý của chính phủ.

Trang 39

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH TẠINGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG

THÔN CHI NHÁNH NAM HÀ NỘI

2.1 Khái quát hoạt động của Agribank Nam Hà Nội

Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Nam HàNội là doanh nghiệp nhà nước được thành lập theo quyết định số 48/ QĐ-HĐQT ngày 12/03/2001 của chủ tịch hội đồng quản trị ngân hàng nôngnghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam Chi nhánh chính thức khai trươngđi vào hoạt động ngày 08/05/2001 với đội ngũ cán bộ công nhân viên ban đầulà 36 cán bộ và đến nay là 129 cán bộ.

Chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Nam Hà Nộilà chi nhánh phụ thuộc của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thônViệt Nam Chi nhánh có trụ sở tại tòa nhà C3 –Phường Phương Liệt – QuậnThanh Xuân – Hà Nội Có mạng lưới phòng giao dịch đ\ợc bố trí rải rác trêncác địa bàn dân cư như Chùa Bộc, Triệu Quốc Đạt ,Thanh Xuân,…và thànhlập phòng giao dịch số 6 tại trờng KTQD Phòng giao dịch số 1 chi nhánhGiảng Võ, chi nhánh Tây Đô và chi nhánh Nam Đô.

Hoạt động kinh doanh trong nền kinh tế thị trường với thực trạng nhiềudoanh nghiệp nhà nước chưa đứng vững trong cạnh tranh, tốc độ cổ phần hóachậm, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh gặp rất nhiều khó khăn về vốn tựcó và đảm bảo tiền vay… đã ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của Ngân hàng.Hơn nữa, các doanh nghiệp đã có quan hệ truyền thống với một hoặc nhiềungân hàng khác nên đối với chi nhánh mới hoạt động từ tháng 5/2001 việcchiếm lĩnh thị trường, thị phần đòi hỏi phải khai thác triệt để thế mạnh về cơsở vật chất ,các mối quan hệ , phong cách phục vụ tuyên truyền ,tiếp thị ,đổi

Trang 40

mới công nghệ ,linh hoạt về lãi suất đáp ứng các dịch vụ và tiện ích của ngânhàng …Khắc phục những khó khăn ban đầu, hoạt động của chi nhánh luônđược điều chỉnh cho phù hợp, kịp thời các chính sách kinh doanh, tích cực tìmhiểu nhu cầu thị trường nên đã đem lại những kết quả kinh doanh khả quanđược NHNN &PTNN VN và các ngân hàng khác đánh giá là một chi nhánhhoạt động có hiệu quả và có qui mô lớn.

Thực hiện chính sách của Đảng và Nhà nước về công nhiệp hoá- hiệnđại hoá nền kinh tế đất nước, trong những năm qua Chi nhánh NHNN&PTNN Nam Hà Nội luôn lấy hoạt động đầu tư tín dụng là chiến lược kinhdoanh hàng đầu của mình.Vượt qua khó khăn thách thức thuở ban đầu, đónggóp của chi nhánh trong thời gian qua thật đáng trân trọng Trong những nămtới ngân hàng tiếp tục quá trình đổi mới và phục vụ ngày càng tốt hơn chomục tiêu phát triển và hội nhập quốc tế.

Các lĩnh vực hoạt động chính của Agribank Nam Hà Nội là: huy độngvốn ngắn hạn , trung hạn và dài hạn từ dân cư và các tổ chức kinh tế, cấp tíndụng cho các tổ chức cá nhân với hình thức cho vay, chiết khấu thương phiếuvà các giấy tờ có giá , bảo lãnh, cho thuê tài chính và các hình thức khác theoqui định của Ngân hàng Nhà nước

Năm 2003, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thay đổi cơ chế điều hànhlãi suất đối với nền kinh tế từ chế độ lãi suất cơ bản sang cơ chế lãi suất thỏathuận ; cạnh tranh lãi suất của các TCTD trên địa bàn đặc biệt là tăng lãi suấthuy động và giảm lãi suất cho vay các doanh nghiệp lớn ; sự biến động bênngoài của đồng nội tệ so với đô la Mỹ trong năm 2003, sự biến động của thịtrờng đất đai theo từng vùng cũng ảnh hưởng khá mạnh tới tình hình huyđộng vốn, cơ cấu nguồn vốn huy động của NHNN &PTNN Nam Hà Nội ;một số cơ chế điều hành nội ngành thay đổi cũng tác động tới hoạt động kinhdoanh của chi nhánh như cơ chế điều hành lãi suất huy động từng thời kì, cơ

Ngày đăng: 13/11/2012, 14:58

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2 :Kết quả tài chính năm 2005 và năm 2006 - Phát triển hoạt động bảo lãnh tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn - Chi nhánh Nam Hà Nội
Bảng 2 Kết quả tài chính năm 2005 và năm 2006 (Trang 44)
Bảng 3: Kết quả tài chính năm 2006 và năm 2007 - Phát triển hoạt động bảo lãnh tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn - Chi nhánh Nam Hà Nội
Bảng 3 Kết quả tài chính năm 2006 và năm 2007 (Trang 45)
Bảng 5: Biểu phí dịch vụ bảo lãnh - Phát triển hoạt động bảo lãnh tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn - Chi nhánh Nam Hà Nội
Bảng 5 Biểu phí dịch vụ bảo lãnh (Trang 49)
Bảng 6: Số tiền và số món bảo lãnh qua các năm - Phát triển hoạt động bảo lãnh tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn - Chi nhánh Nam Hà Nội
Bảng 6 Số tiền và số món bảo lãnh qua các năm (Trang 62)
Bảng 7: Các loại hình bảo lãnh - Phát triển hoạt động bảo lãnh tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn - Chi nhánh Nam Hà Nội
Bảng 7 Các loại hình bảo lãnh (Trang 63)
Nhìn một cách tổng quát, cho thấy các loại hình bảo lãnh tại Agribank Nam Hà Nội qua các năm có sự phát triển không đồng đều - Phát triển hoạt động bảo lãnh tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn - Chi nhánh Nam Hà Nội
h ìn một cách tổng quát, cho thấy các loại hình bảo lãnh tại Agribank Nam Hà Nội qua các năm có sự phát triển không đồng đều (Trang 65)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w