Giả thuyết khoa học Chất lượng các chương trình BD NVSP cho GV ĐH sẽ nâng cao nếu hoạt động BD NVSP cho GV ĐH được quản lý theo tiếp cận CDIO, xuất phát từ việc khảo sát, đánh giá nhu c
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
NGUYỄN KIỀU OANH
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM CHO GIẢNG VIÊN ĐẠI HỌC
THEO TIẾP CẬN CDIO
LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Hà Nội – 2014
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
NGUYỄN KIỀU OANH
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM CHO GIẢNG VIÊN ĐẠI HỌC
THEO TIẾP CẬN CDIO
LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Chuyên ngành: Quản lý giáo dục
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, các cán bộ, giảng viên Trường Đại học Giáo dục, ĐHQGHN đã tạo điều kiện hỗ trợ về chuyên môn cũng như thủ tục hành chính trong quá trình tôi học tập và thực hiện Luận án
Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới GS.TS Nguyễn Thị Mỹ Lộc và GS.TS Phan Văn Kha – những người thầy đã nhiệt tình chỉ bảo, định hướng và giúp đỡ tôi có thể hoàn thành luận án tiến sĩ này
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc ĐHQGHN và Ban Tổ chức cán bộ
đã tạo điều kiện làm việc, trao đổi về chuyên môn và có nhiều đóng góp quý báu cho tôi trong suốt quá trình thực hiện Luận án
Xin cảm ơn toàn thể gia đình tôi đã đồng hành với tôi trong suốt quá trình thực hiện Luận án
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn tới các thầy, cô giáo, bạn bè, đồng nghiệp đã hỗ trợ, động viên về tinh thần trong quá trình tôi thực hiện Luận án
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng năm 2014
Tác giả luận án
Nguyễn Kiều Oanh
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các
số liệu và kết quả nghiên cứu nêu trong Luận án là trung thực, kết quả của Luận án chƣa từng đƣợc công bố trong bất kỳ công trình nào khác
Tác giả luận án
Nguyễn Kiều Oanh
Trang 5Cán bộ Cán bộ quản lý CNH-HĐH : Công nghiệp hóa - hiện đại hóa
ĐH
ĐT
: :
Đại học Đào tạo ĐHQG
KT-XH
: :
Đại học Quốc gia Kinh tế – xã hội NCKH : Nghiên cứu khoa học
NNL : Nguồn nhân lực
NVSP
GD
: :
Nghiệp vụ sƣ phạm Giáo dục
GDĐH
TC
: :
Giáo dục đại học Tín chỉ
Trang 6DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Mẫu khảo sát chia theo thành phố 39
Bảng 2.2 Mẫu khảo sát chia theo nhóm ngành ĐT 40
Bảng 2.3 Mẫu khảo sát chia theo số nhóm năm công tác 43
Bảng 2.4 Cơ cấu các đối tượng tham gia khảo sát 44
Bảng 2.6 Số liệu GV đã tham gia hoặc chưa tham gia hoạt động BD NVSP theo nhóm ngành ĐT 50
Bảng 2.7 Mức độ tham gia hoạt động BD NVSP theo thâm niên giảng dạy của GV 52
Bảng 2.8 Số lần tham gia hoạt động BD NVSP theo nhóm ngành ĐT 54
Bảng 2.9 Đánh giá nội dung BD NVSP cho GV 57
Bảng 2.10 Nhận xét về các nội dung chương trình BD NVSP cho GV 59
Bảng 2.11 Khả năng vận dụng các nội dung của chương trình BD NVSP vào giảng dạy của GV 62
Bảng 2.12 Nhu cầu BD NVSP của các nhóm ngành ĐT 65
Bảng 3.1 Tầm quan trọng của quản lý hoạt động BD NVSP cho GV theo các giải pháp cụ thể và bắt buộc 121
Bảng 3.2 Đánh giá của CBQL và GV về tầm quan trọng của việc quản lý hoạt động BD NVSP cho GV theo các giải pháp cụ thể và bắt buộc 122
Bảng 3.3 Mức độ cấp thiết của các giải pháp quản lý hoạt động BD NVSP cho GV ĐH theo tiếp câ ̣n CDIO 124
Bảng 3.4 Mức độ khả thi khi áp dụng các giải pháp quản lý hoạt động BD NVSP cho GV ĐH theo tiếp câ ̣n CDIO 127
Trang 7DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ
Sơ đồ 1.1 Hoạt động BD NVSP cho GV ĐH theo tiếp cận CDIO 30
Hình số 2.1 Mẫu khảo sát theo giới tính 41
Hình số 2.2 Mẫu khảo sát chia theo độ tuổi 42
Hình số 2.3 Mẫu khảo sát chia theo trình độ học vấn 42
Hình số 2.4 Đánh giá mức độ quan trọng của hoạt động BD NVSP cho GV 46
Biểu đồ 2.5 Đánh giá mức độ quan trọng của hoạt động BD NVSP cho GV theo độ tuổi 46
Biểu đồ 2.6 Đánh giá mức độ quan trọng của hoạt động BD NVSP cho GV theo trình độ học vấn 47
Biểu đồ 2.7 Số liệu GV đã tham gia hoặc chƣa tham gia hoạt động BD NVSP theo giới tính 48
Biểu đồ 2.8 Số GV đã tham gia hoặc chƣa tham gia hoạt động BD NVSP theo độ tuổi 49
Biểu đồ 2.9 GV đã tham gia hoặc chƣa tham gia hoạt động BD NVSP cho GV đánh giá về mức độ quan trọng của hoạt động này 51
Biểu đồ 2.10 Mức độ tham gia hoạt động BD NVSP theo thâm niên giảng dạy của GV 53
Biểu đồ 2.11 Số lần tham gia hoạt động BD NVSP theo trình độ chuyên môn 54
Biểu đồ 2.12 Số lần tham gia hoạt động BD NVSP theo nhóm ngành ĐT 56
Biểu đồ 2.13 Tác động của các yếu tố quản lý đến hoạt động BD NVSP cho GV 67
Biểu đồ 2.14 Mức độ phù hợp về thời gian tổ chức hoạt động BD NVSP cho GV 68
Trang 8Biểu đồ 2.15 Tác động của 1 số yếu tố quản lý đến hoạt động BD NVSP
cho GV 70
Biểu đồ 2.16 Tác động của chính sách đãi ngộ đối với GV được cử đi BD NVSP 71
Biểu đồ 2.17 Mức độ nắm bắt của các GV tham gia BD 74
Biểu đồ 2.18 Mức độ quan tâm của các GV tham gia BD 75
Biểu đồ 2.19 Đánh giá mức độ phù hợp của các nội dung BD 76
Biểu đồ 3.1 Cơ cấu mẫu khảo nghiệm 120
Biểu đồ 3.2 Đánh giá của CBQL và GV về tầm quan trọng của việc quản lý hoạt động BD NVSP cho GV theo các giải pháp cụ thể và bắt buộc 123
Biểu đồ 3.3 Tính cấp thiết của các giải pháp quản lý hoạt động BD NVSP cho GV ĐH theo tiếp câ ̣n CDIO 125
Biểu đồ 3.4 Tính cấp thiết của các bước trong giải pháp 2 126
Biểu đồ 3.5 Mức độ khả thi khi áp dụng các giải pháp quản lý hoạt động BD NVSP cho GV ĐH theo tiếp câ ̣n CDIO 128
Biểu đồ 3.6 Tính khả thi các bước của giải pháp 2 129
Trang 9MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN i
LỜI CAM ĐOAN ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT iii
DANH MỤC CÁC BẢNG iv
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ v
MỤC LỤC vii
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Mục đích nghiên cứu 4
3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 4
3.1 Khách thể nghiên cứu 4
3.2 Đối tượng nghiên cứu 4
4 Giả thuyết khoa học 4
5 Nhiệm vụ nghiên cứu 5
6 Phương pha ́p nghiên cứu 5
7 Luận điểm bảo vệ 6
8 Đóng góp mới của luận án 6
9 Phạm vi nghiên cứu 7
10 Cấu trúc luận án 7
CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM CHO GIẢNG VIÊN ĐẠI HỌC THEO TIẾP CẬN CDIO8 1.1 Tổng quan lịch sử nghiên cứu vấn đề 8
1.1.1 Kết quả nghiên cứu ở trong nước 8
1.1.2 Các nghiên cứu ở nước ngoài 13
1.2 Các khái niệm cơ bản của đề tài 17
1.2.1 Quản lý 17
1.2.2 Quản lý giáo dục 18
Trang 101.2.4 Nghiệp vụ sư phạm 21
1.2.5 Bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên 22
1.3 Sự cần thiết áp dụng tiếp cận CDIO vào quản lý hoạt động BD NVSP cho GV ĐH 23
1.3.1 Khái quát về CDIO 23
1.3.2 Kinh nghiệm trong xây dựng chương trình đào tạo đại học theo tiếp cận CDIO ở Việt Nam 26
1.3.3 Sự cần thiết áp dụng tiếp cận CDIO vào quản lý hoạt động BD NVSP cho GV ĐH 28
1.4 Hoạt động bồi dưỡng NVSP cho GV đại học theo tiếp cận CDIO 30
1.4.1 Xây dựng chuẩn về NVSP cho GV ĐH 30
1.4.2 Thiết kế chương trình BD NVSP cho GV ĐH 31
1.4.3 Triển khai hoạt động BD NVSP cho GV ĐH 32
1.4.4 Đánh giá hoạt động BD NVSP cho GV ĐH, bổ sung, chỉnh sửa các nội dung vướng mắc 32
1.5 Quản lý hoạt động BD NVSP cho GV ĐH theo tiếp câ ̣n CDIO 33
Việc quản lý hoạt động BD NVSP cho GV ĐH được bám sát theo các nội dung của hoạt động BD NVSP cho GV ĐH 33
1.5.1 Tổ chức xây dựng chuẩn NVSP cho GV ĐH 33
1.5.2 Tổ chức thiết kế chương trình BD NVSP cho GV ĐH theo tiếp câ ̣n CDIO 34
1.5.3 Tổ chức chỉ đạo, triển khai hoạt động BD NVSP cho GV ĐH 34
1.5.4 Tổ chức đánh giá hoạt động NVSP cho GV ĐH để kịp thời bổ sung, chỉnh sửa các nội dung vướng mắc 35
1.5.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng chương trình BD NVSP cho GV ĐH 36 TIỂU KẾT CHƯƠNG I 38
CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG VÀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM CHO GIẢNG VIÊN CỦA MỘT SỐ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Ở VIỆT NAM 39
2.1 Giới thiệu mẫu khảo sát 39
2.1.1 Đối tượng là GV tham gia các lớp BD NVSP 39
2.1.2 Đối tượng CB quản lý và GV phụ trách giảng dạy các lớp BD NVSP 44
Trang 112.2 Đánh giá thực trạng hoạt động BD NVSP cho GV của một số trường ĐH ở Việt
Nam 45
2.2.1 Đánh giá thực trạng về nhận thức và mức độ tham gia BD NVSP của GV theo độ tuổi, trình độ, thâm niên nghề và nhóm ngành ĐT 45
2.2.2 Đánh giá thực hiện chương trình BD NVSP cho GV ĐH 57
2.2.3 Phân tích nguyên nhân và bài học kinh nghiệm 63
2.3 Một số đặc điểm khác biệt về nhu cầu BD NVSP cho GV giữa các nhóm ngành ĐT 64 2.4 Thực trạng quản lý hoạt động BD NVSP cho GV ĐH ở một số trường ĐH Việt Nam 67
2.4.1 Đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố triển khai hoạt động BD NVSP cho GVĐH 67
2.4.2 Đánh giá về chính sách đãi ngộ đối với GV được cử đi BD NVSP 71
2.4.3 Đánh giá quản lý hoạt động BD NVSP cho GV hiện nay 72
2.5 Một số đánh giá, nhận xét từ góc nhìn của CB quản lý và GV trực tiếp phụ trách giảng dạy các lớp BD NVSP 74
2.6 Phân tích nguyên nhân và bài học kinh nghiệm trong quản lý hoạt động BD NVSP cho GV của một số cơ sở GDĐH ở Việt Nam 79
2.7 Kinh nghiệm về BD NVSP cho GV ĐH ở một số nước trên thế giới và bài học kinh nghiệm 82
2.7.1 Kinh nghiệm của một số quốc gia phát triển 83
2.7.2 Kinh nghiệm của Trung Quốc 84
2.7.3 Kinh nghiệm của Hàn Quốc 86
2.7.4 Kinh nghiệm của Singapore 87
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 89
CHƯƠNG 3 : CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM CHO GIẢNG VIÊN ĐẠI HỌC THEO TIẾP CẬN CDIO 91
3.1 Nguyên tắc xây dựng giải pháp 91
3.1.1 Đảm bảo tính kế thừa và phát triển 91
3.1.2 Đảm bảo tính chất lượng và hiệu quả 92
3.1.3 Đảm bảo tính khả thi 92
3.1.4 Đảm bảo tính thực tiễn và dễ áp dụng 92
Trang 123.2.1 Giải pháp 1: Khảo sát, đánh giá nhu cầu cu ̉ a xã hô ̣i về đào ta ̣o nguồn nhân l ực
và nhu cầu của GVĐH về BD NVSP 94
3.2.2 Giải pháp 2: Tổ chức xây dựng chuẩn NVSP và thiết kế ch ương trình BD NVSP cho GV ĐH theo tiếp câ ̣n CDIO 98
3.2.3 Giải pháp 3: Tăng cường chỉ đạo, giám sát hoa ̣t đô ̣ng BD NVSP cho GV ĐH 110
3.2.4 Giải pháp 4: Đảm bảo điều kiện triển khai hoa ̣t đô ̣ng BD NVSP cho GV ĐH 113
3.3 Khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp 119
3.3.1 Mục đích khảo nghiệm 119
3.3.2 Đối tượng khảo nghiệm 119
3.3.3 Thời gian và địa điểm khảo nghiệm 119
3.3.4 PP khảo nghiệm 119
3.3.5 Kết quả khảo nghiệm 119
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 133
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 135
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ 139
TÀI LIỆU THAM KHẢO 140
PHỤ LỤC 151
Trang 13MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X khẳng định: “phát triển giáo dục và đào tạo là nền tảng và động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa là yếu tố cơ bản để phát triển XH, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững” Thực hiện chủ trương đó, nhiều chính sách khuyến khích, thúc đẩy sự phát triển giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) nói chung
và giáo dục đại học (GD ĐH) học nói riêng đã được triển khai thực hiện và đã thu được những kết quả đáng khích lệ
Tuy vậy, GD ĐH đang đứng trước nhiều khó khăn và thách thức; trong
đó vấn đề mâu thuẫn giữa quy mô và chất lượng là một trong những thách thức cơ bản nhất hiện nay Theo báo cáo của Bộ Giáo dục và Đào tạo (Bộ GD&ĐT), số trường đại học (ĐH), cao đẳng tăng từ 191 trường năm 2001 lên
419 trường năm 2012 (trong đó có 215 trường cao đẳng, 204 trường ĐH bao gồm cả viện, học viện và các trường thành viên của ĐH vùng, ĐHQG) [20] Quy mô SV cũng không ngừng tăng Năm học 2001-2002, tổng số SV ĐH,
CĐ là 9.74119 người; 10 năm sau: năm học 2011-2012 con số này là 14.48021 người, số lượng tăng là 4.73902 người, tăng 1,4 lần Trong khi đó,
Trang 14trường còn lại đều có tỷ lệ này rất cao Trong báo cáo thực hiện ba công khai các trường gửi về Bộ GD&ĐT, có 23 trường có tỷ lệ 50-60 SV/GV, phần lớn các trường này thuộc khối kinh tế, tài chính, ngân hàng 18 trường có từ 40-50 SV/GV, những trường này gồm một số trường thuộc khối tài chính, ngân hàng và một số trường ngoài công lập, trường cao đẳng Có 40 trường có tỷ lệ
từ 30 - dưới 40 SV/GV; 85 trường có từ 20-30 SV/GV Chỉ có tổng cộng 43%
số trường bảo đảm được tỷ lệ SV/GV ở mức từ 20 SV/GV trở xuống
Tăng trưởng về quy mô và giảm sút về chất lượng là một mâu thuẫn có tính tất yếu của GD ĐH hiện nay mà không thể khắc phục trong một thời gian ngắn Tuy vậy, nếu tích cực đầu tư, tìm kiếm giải pháp nhằm tuyển dụng, đào tạo (ĐT), đào tạo lại (ĐT lại), bồi dưỡng (BD) thì chất lượng đội ngũ GV cũng sẽ được nâng cao dần Thực tế cho thấy, hiện nay trong xu hướng áp dụng phương pháp ĐT theo học chế tín chỉ các trường ĐH ở nước ta lại dường như đã bỏ qua công tác bồi dưỡng phương pháp (PP) sư phạm tích cực, một xu hướng tiến bộ chung của nền GD Đội ngũ GV ở các trường ĐH chưa được chú trọng ĐT lại, BD kiến thức, PP, NVSP để thích ứng với phương thức ĐT mới Theo số liệu khảo sát của Luận án có 194 người trong tổng số
598 người trả lời phỏng vấn chưa tham gia BD NVSP (chiếm 32.9%) (Phụ lục 1) Vì vậy, để đạt được những mục tiêu đổi mới căn bản và toàn diện GDĐH đáp ứng nhu cầu CNH-HDH và hội nhập quốc tế, việc các trường ĐH tìm những giải pháp thích hợp nhất với điều kiện của mình để cung cấp cho GV những kiến thức và PP về NVSP là một yêu cầu mang tính cấp thiết Một trong những giải pháp có tính khả thi là tổ chức và quản lý có hiệu quả hoạt động BD NVSP cho đội ngũ GV ĐH thông qua các hình thức khác nhau Mặc
dù giải pháp này đã và đang được áp dụng tại một số cơ sở GDĐH, nhưng hiệu quả còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu nâng cao chất lượng
về NVSP cho đội ngũ GV
Trang 15Tuy nhiên việc tổ chức ĐT, ĐT lại và BD cho GV gặp rất nhiều khó khăn GV dành quá nhiều thời gian cho giảng dạy, không chỉ dạy tại trường mình mà còn là GV thỉnh giảng của rất nhiều trường khác, không có hoặc ít thời gian để tự ĐT hoặc tham gia các chương trình ĐT và BD của trường Chỉ một bộ phận nhỏ GV được ĐT chương trình ĐH và sau ĐH ở các trường sư phạm, và việc trang bị kỹ năng NVSP ở đây chỉ để cho giảng dạy trong các trường trung học phổ thông, không phải là NVSP cho GV ĐH Còn lại đa số
GV được ĐT ở các trường khoa học cơ bản, kỹ thuật công nghệ, y-dược do
đó GV hầu như chưa được ĐT hoặc tham gia các lớp BD về PP giảng dạy ĐH
và NVSP Trong các trường ĐH hiện nay, tỷ trọng nghiên cứu về lĩnh vực khoa học giáo dục còn hạn chế, dường như chưa nhận được sự quan tâm đúng mức của các nhà quản lý GD
Nhận thấy tầm quan trọng của việc cần phải cập nhật, bổ sung những
kỹ năng còn thiếu về NVSP cho GV, Bộ GD&ĐT đã ra Quyết định 61/2007/QĐ-BGDĐT ngày 16 tháng 10 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT
về việc ban hành Chương trình BD NVSP cho GV
Đặc biệt, trong thời gian gần đây, một số cơ sở GDĐH của Việt Nam như ĐHQG Tp Hồ Chí Minh, ĐHQG Hà Nội đã từng bước triển khai áp dụng
mô hình CDIO vào xây dựng chương trình ĐT cho một số ngành kinh tế, kỹ thuật Đây là một giải pháp nâng cao chất lượng ĐT đáp ứng yêu cầu XH trong bối cảnh hội nhập quốc tế và biến đổi toàn cầu, trên cơ sở xác định chuẩn đầu ra để thiết kế chương trình và PP ĐT theo một quy trình khoa học CDIO là một sáng kiến mới cho GD, là một hệ thống các PP và hình thức tích lũy tri thức, kỹ năng trong việc ĐT SV để đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp
và XH, có thể vận dụng tiếp cận CDIO cho việc đổi mới quản lý hoạt động
BD NVSP cho GV ĐH Việc tổ chức ĐT NNL theo nhu cầu của XH là tất yếu, theo đó việc tổ chức hoạt động BD nâng cao trình độ nghiệp vụ cho GV
Trang 16quan tâm, nghiên cứu kỹ lưỡng và tổ chức thực hiện một cách khoa học Tuy vậy, công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng NVSP cho GV chưa được các trường chú trọng, do đó chất lượng và hiệu quả hoạt động này còn thấp
Từ sự phân tích trên, tác giả lựa chọn vấn đề "Quản lý hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên đại học theo tiếp cận CDIO” để
làm đề tài nghiên cứu của Luận án
2 Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu nhằm thực hiện 2 mục đích:
- Xác định cơ sở lý luận và thực tiễn, các nhân tố ảnh hưởng và các điều kiện quyết đi ̣nh chất lượng hoạt động BD NVSP cho GV ĐH;
- Đề xuất các giải pháp có tính hệ thống để quản lý hoạt động BD NVSP cho GV ĐH theo tiếp cận CDIO nhằm nâng cao chất lượng hoạt động này ở Việt Nam
3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1 Khách thể nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu của đề tài là hoạt động BD NVSP cho GV các trường ĐH ở Việt Nam
3.2 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là công tác quản lý hoạt động BD NVSP cho GV các trường ĐH ở Việt Nam
4 Giả thuyết khoa học
Chất lượng các chương trình BD NVSP cho GV ĐH sẽ nâng cao nếu hoạt động BD NVSP cho GV ĐH được quản lý theo tiếp cận CDIO, xuất phát
từ việc khảo sát, đánh giá nhu cầu NNL của XH, xây dựng chuẩn đầu ra về NVSP cho GV ĐH, trên cơ sở đó xác định nội dung chương trình BD NVSP phù hợp với đối tượng, đưa ra cách thức tổ chức và PP giảng dạy thích hợp, cuối khóa BD nhà quản lý tổ chức lấy ý kiến đánh giá phản hồi từ người học
Trang 17về nội dung chương trình, tài liệu học tập, cách thức và điều kiện tổ chức khóa BD để xem xét điều chỉnh các vấn đề liên quan (nếu cần)
5 Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận
- Nghiên cứu lý thuyết về BD phát triển NNL, quản lý hoạt động BD NNL, BD sau ĐT, vận dụng mô hình CDIO vào quản lý hoạt động BD NVSP cho GVĐH trên cơ sở phân tích nhu cầu XH về BD NVSP cho GV ĐH trong bối cảnh Đảng và Nhà nước có chủ trương đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT đáp ứng nhu cầu CNH-HĐH đất nước trong điều kiện kinh tế thị trường, định hướng XHCN và hội nhập quốc tế
- Xác định các yếu tố ảnh hưở ng và vai trò quyết đi ̣nh của các yếu tố này đối với chất lượng của hoạt động BD NVSP cho GV ĐH ở Việt Nam
5.2 Khảo sát và đánh giá thực trạng hoạt động và quản lý hoạt động BD NVSP, hiệu quả, nguyên nhân và những bài học kinh nghiệm trong quản lý
hoạt động BD NVSP cho GV ĐH ở Việt Nam như là những cơ sở thực tế cho việc đề xuất các giải pháp quản lý hiệu quả hoạt động BD NVSP cho GV ĐH
5.3 Xác định nguyên tắc và đề xuất các giải pháp quản lý hoạt động BD
NVSP cho GV ĐH ở Việt Nam theo tiếp cận CDIO
6 Phương pha ́ p nghiên cứu
6.1 Phương pha ́ p luận
Luận án sử dụng cách tiếp cận hệ thống từ việc phân tích các yếu tố ảnh hưởng, điều kiện triển khai đến việc đề xuất các giải pháp quản lý hoạt động
BD NVSP cho GV ĐH như là hệ thống thống nhất các yếu tố trong quản lý hoạt động BD NVSP cho GV ĐH với việc sử dụng hợp lý các PP thống kê, phân tích, tổng hợp, so sánh nhằm đạt mục tiêu nghiên cứu
6.2 Các phương pháp cụ thể
6.2.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết
Phân tích, tổng hợp, so sánh các lý thuyết qua các công trình nghiên
Trang 18lý nhà trường; công tác quản lý hoạt động ĐT-BD trong các cơ sở GDĐH,
BD sau ĐT; lý thuyết về mô hình CDIO trong đào tạo; các chính sách ĐT-BD
và phát triển NNL trong GDĐH của các quốc gia trên thế giới và Việt Nam
6.2.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- PP quan sát khách quan (qua dự giờ), phỏng vấn, chuyên gia nhằm thu thập tài liệu, thông tin về tổ chức và quản lý hoạt động BD NVSP cho GV
ĐH ở một số trường ĐH của Việt nam trong giai đoạn hiện nay
- PP điều tra bằng bảng hỏi:
Phỏng vấn đối tượng GV là học viên của các lớp BD NVSP (600 trường hợp); Phỏng vấn đối tượng CB quản lý và GV giảng dạy các lớp BD NVSP (29 trường hợp)
- PP đánh giá sản phẩm đầu ra của học viên;
- PP thống kế toán học, xử lý dữ liệu bằng phần mềm SPSS
7 Luận điểm bảo vệ
7.1 Quản lý hoạt động BD NVSP cho GV ĐH theo tiếp cận CDIO dựa vào sản phẩm đầu ra theo nhu cầu XH trong bối cảnh hội nhập quốc tế sẽ nâng cao chất lượng hoạt động BD NVSP cho GV ĐH
7.2 Nhu cầu BD NVSP cho GV ĐH của từng nhóm ngành ĐT theo định hướng phân hóa tuổi nghề và trình độ chuyên môn là rất khác nhau Các giải pháp tổng thể bao gồm: khảo sát, đánh giá nhu cầu; tổ chức thiết kế chương trình; tăng cường chỉ đạo, giám sát; tạo điều kiện triển khai hoạt động
BD NVSP cho GV ĐH với sự liên kết , đan xen, thống nhất với nhau ta ̣o nên sự bền vững và chất lượng trong quản lý hoa ̣t đô ̣ng này
8 Đóng góp mới của luận án
Thứ nhất, trên cơ sở nghiên cứu lý luận và kinh nghiệm về hoạt động
BD phát triển NNL nói chung và đội ngũ GV nói riêng trong các trường ĐH,
đề tài khái quát những luận điểm lý luận cơ bản về tổ chức quản lý hoạt động
Trang 19BD NVSP cho GV ĐH ở Việt Nam Lần đầu tiên phân tích làm rõ vận dụng tiếp cận CDIO vào quản lý hoạt động BD NVSP cho GV ĐH
Thứ hai, Luận án đã mô tả được bức tranh thực trạng hoạt động BD NVSP cho GV ĐH cũng như thực trạng quản lý hoạt động BD NVSP cho GV của một số trường ĐH ở Việt Nam
Thứ ba, Luận án đề xuất các giải pháp quản lý hoạt động BD NVSP cho GV ĐH theo tiếp cận CDIO ở Việt Nam
9 Phạm vi nghiên cứu
Về khảo sát : Luận án tập trung khảo sát quản lý hoạt động BD NVSP
cho GV của ĐHQG Hà Nội, ĐHQG Hồ Chí Minh, ĐH Đà Nẵng và một số trường ĐH tham gia ĐT các khối ngành khoa học kỹ thuật, kinh tế như ĐH Bách khoa Hà Nội, ĐH Kinh tế Quốc dân
Về thời gian: Luận án nghiên cứu thực tiễn quản lý hoạt động BD
NVSP cho GV ĐH giai đoạn từ năm 2007 đến nay (tính từ khi Quyết định 61/2007/QĐ-BGDĐT về việc ban hành Chương trình BD NVSP cho GV ĐH, cao đẳng có hiệu lực)
Chương 2: Thực trạng hoạt động và quản lý hoạt động BD NVSP cho
GV của một số trường ĐH ở Việt Nam
Chương 3: Giải pháp quản lý hoạt động BD NVSP cho GV ĐH theo
tiếp cận CDIO
Trang 20CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM CHO GIẢNG VIÊN ĐẠI HỌC
THEO TIẾP CẬN CDIO
1.1 Tổng quan lịch sử nghiên cứu vấn đề
GD được coi là một quá trình XH vì nó nảy sinh, tồn tại và phát triển cùng với XH loài người Giáo dục bao gồm việc dạy và học, là nền tảng cho việc truyền thụ, phổ biến văn hóa từ thế hệ trước sang thế hệ sau Khoa học giáo dục là khoa học nghiên cứu về quá trình giáo dục con người, kết quả nghiên cứu sẽ giúp nhà quản lý có được thông tin chính xác từ thực trạng giáo dục, từ đó có tư duy, giải pháp tốt hơn trong thực tiễn quản lý Trong bối cảnh giáo dục đang cần nhiều thay đổi căn bản và toàn diện như hiện nay, coi trọng nghiên cứu khoa học giáo dục sẽ giúp nhà quản lý có đầy đủ cơ sở lý luận, thực tiễn để xây dựng chính sách phù hợp áp dụng hiệu quả trong thực tiễn tổ chức hoạt động giáo dục
Vấn đề nghiên cứu của đề tài luận án được đặt trong phạm vi nghiên cứu của lĩnh vực phát triển NNL, cụ thể là BD, phát triển NNL GDĐH Vì vậy, phần tổng quan tập trung trình bày một số công trình nghiên cứu về bồi dưỡng, phát triển NNL GDĐH trong nước và quốc tế
1.1.1 Kết quả nghiên cứu ở trong nước
Cuốn sách “Phát triển nguồn nhân lực GD ĐH Việt Nam” của tác giả
Đỗ Minh Cương và Nguyễn Thị Doan (2001) đã đi sâu phân tích tính đặc thù trong sự phát triển NNL GDĐH và đưa ra được một số giải pháp chủ yếu về phát triển NNL GDĐH Việt Nam Tuy nhiên các giải pháp này chỉ mang tính định hướng cho GDĐH Việt Nam nên chưa tập trung nghiên cứu để đưa ra được quy trình hoặc các giải pháp cụ thể cho quản lý hoạt động BD GV ĐH Cuốn sách “Đại cương khoa học quản lý” của Nguyễn Quốc Chí và Nguyễn
Trang 21Thị Mỹ Lộc (2010) đã nêu lên những khái niệm cơ bản của khoa học quản lý cũng như sự tiến hóa của các học thuyết quản lý làm nền tảng về cơ sở lý luận cho lĩnh vực phát triển NNL nói chung và phát triển NNL trong GDĐH nói riêng Bên cạnh việc phân tích một cách sâu sắc tầm quan trọng, cách thức tư duy, tiếp cận và thực hiện các chức năng của quản lý, cuốn sách cũng phân tích rất rõ tác động của môi trường bên trong và bên ngoài đến hoạt động cũng như kết quả hoặc thành tựu của tổ chức, coi việc nghiên cứu môi trường của tổ chức - môi trường của hoạt động quản lý là một trong những nội dung quan trọng khi đề cập đến lý luận và thực tiễn quản lý Cuốn sách đã thực sự
là cẩm nang để nghiên cứu, phát triển NNL GDĐH và giúp nhà quản lý GD hoạch định kế hoạch, chính sách và tổ chức phát triển NNL của tổ chức mình
Gần đây, một số công trình nghiên cứu đã công bố ở Việt Nam thuộc lĩnh vực này đã cho thấy công tác BD CB chiếm vị trí quan trọng, bởi vì vấn
đề NNL đang trở thành vấn đề sống còn của phát triển kinh tế-XH Điển hình nhất là các công trình: “Nghiên cứu xây dựng một quy trình đào ta ̣o giáo viên chất lượng cao trong đa ̣i ho ̣c đa ngành, đa lĩnh vực” của tác giả Nguyễn Thị
Mỹ Lộc (2004); “Đào tạo và sử dụng nhân lực trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam” của tác giả Phan Văn Kha (2007) Hầu hết các công trình này đều
đi sâu phân tích vai trò của NNL đối với phát triển KT-XH, đồng thời đưa ra các quan điểm về vai trò của đội ngũ CB, các phương thức BD nâng cao trình
độ chuyên môn và phẩm chất chính trị của đội ngũ CB, đội ngũ trí thức; Thông qua nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế các tác giả đã rút ra những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong việc hoạch định các chính sách BD CB nhằm đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH-HĐH đất nước Các công trình này chưa đi sâu nghiên cứu về quản lý hoạt động BD đội ngũ CB, bởi vậy chưa thấy rõ được vai trò của công tác quản lý trong việc tổ chức và thực hiện các chương trình BD CB, nhất là đội ngũ CB khoa học đang công tác trong
Trang 22Công trình nghiên cứu của tập thể tác giả do Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam xuất bản (2008): "Kinh nghiệm của một số nước về phát triển giáo dục và đào ta ̣o, khoa học và công nghệ gắn với xây dựng đội ngũ trí thức" dành nhiều nội dung phân tích kinh nghiệm các nước phát triển trong việc gắn hoạt động GD-ĐT và KH-CN với BD và phát triển đội ngũ trí thức Hầu hết các nước phát triển đều không tổ chức các chương trình BD riêng cho GV và
CB khoa học ĐT CB trong quá trình nghiên cứu và giảng dạy (Learning by doing) là hình thức phổ biến nhất hiện nay ở các ĐH tiên tiến trên thế giới Vì vậy công trình này chủ yếu đề cập chính sách phát triển GD-ĐT và KH-CN ở các nước gắn với chính sách phát triển đội ngũ trí thức Có rất nhiều kinh nghiệm quý giá mà Việt Nam có thể học tập và vận dụng để nâng cao trình độ
và năng lực đội ngũ GV, CB khoa học trong các trường ĐH Mặc dù, cuốn sách dành một chương riêng nói về xây dựng đội ngũ trí thức ở Việt Nam thông qua phát triển GD-ĐT và KH-CN nhưng chủ yếu vẫn tập trung vào vấn
đề chính sách tầm vĩ mô, vẫn chưa đề cập các giải pháp tổ chức và quản lý đối với hoạt động BD CB khoa học trong các cơ sở ĐT ĐH và NCKH
Luận án tiến sĩ của Phạm Ngọc Long (2011) đã đưa ra 17 tiêu chí với
100 chỉ số để đánh giá chương trình đào tạo NVSP ĐH sư phạm Tác giả
sử dụng C.I.P.O làm mô hình đánh giá chất lượng chương trình NVSP Vì mô hình C.I.P.O cho phép kết hợp đánh giá thẩm định văn bản chương trình, đánh giá kết quả đào tạo, đánh giá quá trình và nguồn lực đào tạo, đánh giá hoàn cảnh tiến hành chương trình, đánh giá hình thành và đánh giá tổng kết Những
dữ liệu này mới cho phép đánh giá đầy đủ về chương trình đào tạo NVSP Đây là công trình nghiên cứu phù hợp để tác giả tham khảo
Gần đây, liên quan đến vấn đề BD, phát triển đội ngũ CB, giáo viên đã được một số luận án tiến sĩ chuyên ngành Quản lý GD, GD học đề cập nghiên cứu
và bước đầu đã có những đóng góp nhất định về mặt lý luận và thực tiễn như:
Trang 23Chuyên khảo về “Mô hình quản lý đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong Giáo dục đại học Việt Nam” (2012), tác giả Trịnh Ngọc Thạch khi phân tích về công tác xây dựng đội ngũ GV cho các chương trình đào tạo NNL chất lượng cao có đề cập giải pháp BD GV thông qua một số hình thức khác nhau, trong đó có đề cập một số phương thức BD GV thông qua công việc (Learning
by doing) hoặc kết hợp ĐT với nghiên cứu, thống nhất quá trình ĐT, BD GV với quá trình nghiên cứu trong các đề tài dự án KHCN
Luận án tiến sĩ của Nguyễn Thành Vinh (2006) đề cập đến tổ chức dạy học theo quan điểm sư phạm tương tác trong các trường (khoa) CBQL GD và
ĐT hiện nay Tác giả đã đưa ra được các PP nhằm đổi mới quá trình dạy học cho đối tượng là CBQL GD, ĐT và đã chứng minh việc vận dụng quan điểm
sư phạm tương tác tại các trường (khoa) ĐT học viên quản lý GD đã có hiệu quả bước đầu nhằm phát huy tính tích cực của người học và góp phần nâng cao chất lượng kết quả học tập trong các trường (khoa) ĐT CBQL GD hiện nay PP sư phạm tương tác có sự kết hợp 3 yếu tố Người dạy - Người học – Môi trường học, là sự áp dụng các giải pháp linh hoạt mang lại cho tất cả người học một khả năng thành công lớn hơn trong việc học Đối với học viên
là người lớn, là CBQL GD đương chức tham gia quá trình học tập thì đó vừa
là một kỹ thuật vừa là một nghệ thuật dựa trên toàn bộ các phương tiện và PP gắn liền với mục tiêu có thể được nhận ra, được giới hạn và được định hướng một cách rõ ràng Từ những nghiên cứu của Nguyễn Thành Vinh đã mở ra một hướng suy nghĩ cho nghiên cứu này: khi đã có những PP BD CB thích hợp thì việc tổ chức và quản lý hoạt động BD sẽ phải như thế nào để việc áp dụng các PP này có hiệu quả? Từ đó, hình thành quy trình quản lý công tác này trong trường ĐH một cách ổn định và phát huy hiệu quả trong các bối cảnh khác nhau
Luận án tiến sĩ của Phạm Văn Thuần (2009) với mục đích nghiên cứu
Trang 24Nam theo quan điểm tự chủ và trách nhiệm XH đã làm sáng tỏ thêm những vấn đề lý luận và tổng kết kinh nghiệm quốc tế về quản lý đội ngũ GV trong các cơ sở GDĐH; từ đó đề xuất những giải pháp quản lý công tác ĐT-BD CB nói chung và GV nói riêng trong ĐH đa ngành đa lĩnh vực
Tác giả Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2004) đã phân tích một cách sâu sắc khái niệm “Nghề và Nghiệp của người giáo viên”: Dạy học phải là “Nghiệp” của người giáo viên Như vậy có nghĩa là người giáo viên phải có lý tưởng sư phạm, tạo nên động cơ cho việc thực hành nghề dạy học Tư tưởng sư phạm
là ý đồ đạt đến sự hoàn thiện quá trình sư phạm với cảm xúc đam mê của sự công hiến tự nguyện và đầy đủ nhất toàn bộ sức lực, trí tuệ, tình cảm cho việc
GD ĐT lớp người hậu sinh [86, Tr 6] Và cũng theo tác giả Nguyễn Thị Mỹ Lộc, một người GV làm việc có hiệu quả, cần đáp ứng các yêu cầu sau: (1) Sự hiểu biết về nội dung môn học; (2) Tri thức sư phạm: GV biết truyền thụ các ý tưởng cho học sinh, có khả năng nhận biết sự hiểu thấu của học sinh; (3) Tri thức về sự phát triển: GV biết hình thành nên các kinh nghiệm học tập có kết quả, thông qua việc hiểu rõ tư duy, hành vi, hứng thú và tri thức hiện có của học sinh cũng như những phiền toái mà lứa tuổi các em thường mắc phải; (4) Hiểu biết về sự khác biệt: GV có khả năng giao tiếp một cách tin cậy với học sinh; (5) Hiểu biết về động cơ: GV có khả năng đề ra nhiệm vụ và cung cấp thông tin phản hồi để khuyến khích, cổ vũ những nỗ lực của học sinh mà không tạo nên áp lực; (6) Có tri thức về việc học tập: GV có khả năng giúp
đỡ, hỗ trợ việc học tập cụ thể bằng các chiến lược dạy học khác nhau, sử dụng những phán đoán về loại hình học tập nào là cần thiết nhất trong các bối cảnh khác nhau; (7) Làm chủ được các chiến lược - PP, hình thức tổ chức dạy học; (8) Hiểu biết về đánh giá học sinh; (9) Hiểu biết về các nguồn của chương trình và công nghệ; (10) Am hiểu và đánh giá cao sự cộng tác: GV phải biết
sử dụng sự tương tác, giao tiếp của học sinh với nhau để nâng cao kết quả của việc dạy và học, cũng như cải thiện sự hợp tác với các GV khác và với phụ
Trang 25huynh học sinh; (11) GV phải có khả năng phân tích và phản ánh trong thực tiễn dạy học: GV cần biết đánh giá hiệu quả của hoạt động dạy học của mình
và cải tiến, nâng cao hiệu quả của hoạt động đó [88, Tr 2] Dường như ẩn chứa trong mỗi yêu cầu đối với người giáo viên trong thời đại hiện nay đều có một cái “Nghiệp” mà tác giả Nguyễn Thị Mỹ Lộc đã phân tích ở trên Mà điều này hơn bao giờ hết chỉ có thể được xây dựng, vun đắp từ những bài học
về PP sư phạm cho những người giáo viên tương lai khi còn ngồi trên ghế nhà trường sư phạm Vậy thì đối với lực lượng GV ĐH hiện nay của Việt Nam chưa bao giờ được ĐT trong môi trường sư phạm chỉ còn một cách duy nhất
là phải tổ chức BD cho họ những kỹ năng sư phạm cần thiết mà họ đang thiếu hụt, giúp những người GV này hoàn thành tốt được sứ mạng của mình, đáp ứng được yêu cầu ĐT NNL chất lượng cao của GDĐH Việt Nam
Nghiên cứu về BD NVSP cho GV, một số công trình của các tác giả Nguyễn Hữu Long trong đề tài: “Xây dựng và hoàn thiện quy trình rèn luyện
kỹ năng sư phạm theo quy trình ĐT mới” [92] và Nguyễn Hữu Dũng trong cuốn “Hình thành kỹ năng sư phạm cho SV” [38]; đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc BD NVSP cho GV và cách thức rèn luyện kỹ năng sư phạm sao cho hiệu quả nhất
Tuy nhiên các công trình nghiên cứu trên mới chỉ nêu lên tầm quan trọng của việc BD NVSP cho GV giảng dạy tại các trường THPT và cao đẳng, chưa có công trình nào đề cập đến hoạt động BD NVSP cho GV tại các trường ĐH và đặc biệt là trong tình hình đổi mới ĐT theo học chế TC ở Việt Nam như hiện nay
1.1.2 Các nghiên cứu ở nước ngoài
Cũng như các nước phát triển khác, ở Mỹ việc BD GV và CB khoa học trong các trường ĐH thường nằm trong hệ thống chương trình quản lý NNL (Human Resource Management) của nhà trường và họ không tập trung nhiều
Trang 26đã có trình độ cao, bởi vậy họ tự BD qua công việc là chính Phần lớn các trường ĐH nghiên cứu chỉ tuyển GV có học vị tiến sĩ (PhD) và có nhiều công trình khoa học được công bố Do vậy, việc yêu cầu GV ĐT để giành học vị không đặt ra, nhưng họ đề ra yêu cầu rất cao cho GV trong việc độc lập nghiên cứu và phải có sản phẩm: các công bố quốc tế được trích dẫn Bởi vậy,
BD thông qua tự nghiên cứu là một hình thức rất phổ biến ở các trường ĐH nghiên cứu của Mỹ
Đầu thế kỷ XX nhà GD người Mỹ J Dewey [1859-1952] đã đề ra nhu cầu, lợi ích của người học Việc học phải xuất phát từ sự hứng thú của người học, để họ tự chọn nội dung, tìm tòi nghiên cứu Theo J Dewey PP dạy học tích cực là sáng tạo ra những tình huống xác thực cho những hoạt động liên tục mà học sinh quan tâm Ông chủ trương GD bằng việc làm, học qua làm, từ
đó người học biết phải học những kiến thức, kỹ năng gì để có thể làm được
Trong cuốn "Quản lý nhà trường hiệu quả" tái bản lần thứ 4 [Effective School Management, Fourth edition] của các tác giả K.B Everard, Geoffrey Morris, Ian Wilson (2007), bàn về vấn đề tuyển dụng, giao việc, đánh giá, phát triển và sa thải GV và nhân viên trong nhà trường Theo các tác giả, việc
sử dụng và đánh giá nhân viên được nhấn mạnh xem như là vấn đề cốt lõi để quản lý nhà trường hiệu quả Các chương trình ĐT, ĐT lại (training and retraining programs) được đề cập trong kế hoạch phát triển đội ngũ CB của nhà trường Việc ĐT, ĐT lại GV và CBQL được thực hiện một cách thường xuyên trong quá trình làm việc của họ (Learning by doing) Cuốn sách nêu ra các nguyên tắc, các quy trình tuyển dụng, sử dụng và ĐT, phát triển đội ngũ
CB trong nhà trường nói chung Tuy không trực tiếp nói về quản lý hoạt động
BD GV nhưng cuốn sách giúp rút ra được những bài học bổ ích cho phát triển đội ngũ CB trong các nhà trường ở Việt Nam
Khi nghiên cứu sâu về vị trí, vai trò của kỹ năng sư phạm trong GD, có thể nhận thấy một số công trình nghiên cứu của các tác giả nước ngoài rất có
Trang 27giá trị như: Tuyển tập “Chuẩn bị cho SV làm công tác GD ở trường phổ thông” của các tác giả người Nga N.L.Bondurep, O.A.Apdulinna, … (1980) Tác giả đặc biệt quan tâm tới vai trò kỹ năng sư phạm đối với nghề dạy học Theo tác giả, người thầy không chỉ cần những kiến thức phong phú về chuyên môn mà còn cần phải có những kỹ năng cần thiết để tổ chức và thực hành công tác GD Muốn làm công tác GD tốt cần phải có những kỹ năng GD tốt
Vì vậy, việc BD NVSP cho giáo viên cần phải được làm thường xuyên Cuốn sách “Một số vấn đề ĐT giáo viên” của tác giả Michell Develey (1998) đề cập đến vấn đề ĐT GV bao gồm nhiều công đoạn: quan niệm, nội dung, phương thức ĐT, tính chất và bản sắc nghề nghiệp Đây là một cuốn sách thực sự bổ ích cho các nhà quản lý GD tham khảo
Trong bài “Lý luận dạy học các khoa học và việc ĐT người thầy giáo” [119] Guy Brouseau đã phân tích kỹ vai trò của người dạy trong sự tương tác với môi trường- nội dung và người học, đó là chuyển giao một tình huống và thể chế hoá tri thức (làm sống lại kiến thức, làm cho kiến thức được tạo ra bởi chính người học như là câu trả lời cho tình huống và biến đổi câu trả lời của người học thành tri thức khoa học)
Claire Margolinas trong bài viết “Chuyển giao và sự thể chế hoá: hai quan điểm đối nghịch của vai trò người thầy giáo” [117] đã chỉ ra cơ chế tác động qua lại giữa thầy giáo và học sinh, liên quan đến tri thức trong một môi trường dạy học Yếu tố môi trường không đơn thuần là môi trường sống, môi trường làm việc mà là “môi trường sư phạm”- ngữ cảnh có vấn đề và sự thích nghi của người học trước những đòi hỏi của môi trường ấy dưới sự giúp đỡ của người dạy, ở đây không chỉ làm biến đổi kiến thức ở họ mà còn phát triển hoạt động học của họ
Những kết quả nghiên cứu của các tác giả nêu trên không chỉ phân tích sâu sắc yếu tố người dạy, người học trong môi trường hướng tới mục tiêu
Trang 28cấu trúc hoạt động dạy học, đặt cơ sở khoa học cho những hoạt động sư phạm, thúc đẩy hoạt động học của người học lên mức cao nhất - người chịu trách nhiệm chính trong việc học (tự biến đổi tri thức của mình), mà vẫn không làm lu mờ, hạ thấp vai trò của người dạy với tư cách “là người khởi xướng và cũng là người kết thúc” cho một tình huống dạy học
Từ việc phân tích tình hình nghiên cứu trong nước và quốc tế về vấn đề
có liên quan, Luận án đặt ra nhiệm vụ mới là: khái quát về mặt lý thuyết quản
lý hoạt động BD GV ĐH ở Việt Nam; trên cơ sở đó, có thể áp dụng tổ chức quản lý hoạt động BD NVSP cho GV ĐH của Việt Nam và đề xuất các giải pháp nhằm quản lý có hiệu quả hoạt động BD NVSP cho đội ngũ GV ở các trường ĐH, thông qua đó nâng cao các kỹ năng sư phạm, đáp ứng cao nhất yêu cầu của giảng dạy theo học chế TC ở Việt Nam, đặc biệt là trong môi trường cạnh tranh NNL chất lượng cao hiện nay trong phạm vi khu vực và quốc tế
Tổng quan lịch sử vấn đề nghiên cứu của Luận án cho thấy việc BD
CB, trong đó có đội ngũ CB khoa học làm việc trong các trường ĐH và các cơ quan nghiên cứu, được chủ yếu đề cập thông qua chủ đề quản lý và phát triển NNL trong các tổ chức Tuy vậy, chủ đề thường được quan tâm nhất là công tác bố trí, đánh giá CB và chính sách đãi ngộ CB trong đó có chính sách BD
và trọng dụng CB khoa học Vấn đề quản lý hoạt động BD GV ĐH nói chung
và BD NVSP nói riêng trong các trường ĐH theo tiếp cận CDIO hầu như chưa được nghiên cứu một cách thấu đáo Do đó, thực sự cần nghiêm túc nghiên cứu về vấn đề này để tìm ra giải pháp quản lý hữu hiệu nhất nhằm tổ chức hiệu quả hoạt động BD NVSP, cung cấp bổ sung các kỹ năng sư phạm cho GV ĐH, góp phần đẩy mạnh hiệu quả công tác giảng dạy của GV ĐH ở Việt Nam Đặc biệt trong bối cảnh đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo theo tinh thần chỉ đạo của Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI
Trang 291.2 Các khái niệm cơ bản của đề tài
Người đặt nền móng cho khoa học quản lý là nhà khoa học người Mỹ F.W Taylor [1856-1915] cho rằng: “Quản lý là biết được chính xác điều bạn muốn người khác làm và sau đó thấy được rằng họ đã hoàn thành công việc một cách tốt nhất và rẻ nhất” Taylor đã nêu ra hệ thống tổ chức lao động khoa học nhằm khai thác tối đa thời gian lao động sử dụng hợp lý nhất các công cụ và phương tiện lao động nhằm tăng năng suất lao động
Giáo sư người Mỹ W.H.Koontz [1830-1911] cho rằng: “Quản lý là một hoạt động thiết yếu nhằm đảm bảo sự phối hợp nỗ lực của cá nhân để đạt được một mục đích của nhóm (tổ chức), mục tiêu của quản lý là hình thành một môi trường trong đó con người có thể đạt được mục đích của nhóm với thời gian, tiền bạc, vật chất và sự bất mãn cá nhân ít nhất”
Từ điển Tiếng Việt (1992) đã định nghĩa về quản lý như sau: “Quản lý
là hoạt động của con người tác động vào tập thể người khác để phối hợp, điều chỉnh phân công thực hiện nhiệm vụ chung”
Theo các tác giả Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2003):
“Quản lý là quá trình đạt đến mục tiêu của tổ chức bằng cách vận dụng các hoạt động (chức năng) kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ đạo (lãnh đạo) và kiểm tra”;
“Quản lý là sự tác động có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lý tới đối tượng quản lý nhằm đạt mục tiêu đề ra” [34] Trong cuốn “Khoa học tổ chức
và quản lý, một số vấn đề lý luận và thực tiễn”, tác giả Đặng Quốc Bảo,
Trang 30“quản lý là một quá trình tác động gây ảnh hưởng của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý nhằm đạt mục tiêu chung và quản lý là một quá trình lập kế hoạch, tổ chức, hướng dẫn và kiểm tra những nỗ lực của các thành viên trong một tổ chức và sử dụng các nguồn lực của tổ chức để đạt được những mục tiêu cụ thể”
Qua những quan niệm trên, trong Luận án này “quản lý” được hiểu một cách chung nhất như sau: Quản lý là quá trình tác động có tổ chức, có
định hướng của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý nhằm đảm bảo cho sự vận động, phát triển của hệ thống phù hợp với quy luật khách quan, trong đó
sử dụng và khai thác có hiệu quả nhất các tiềm năng, các cơ hội để đạt được mục tiêu đã định theo ý chí của chủ thể quản lý bằng hệ thống các nguyên tắc, văn bản, quy định, chính sách và các giải pháp tạo điều kiện cho khách thể
quản lý phát triển và từ đó nâng cao uy tín của chủ thể quản lý
Tác giả Đặng Bá Lãm: “Quản lý GD là một lĩnh vực NCKH và ứng dụng trong thực tiễn nảy sinh từ các nguyên tắc quản lý” [78]
Đối với tác giả Phạm Minh Hạc thì “Quản lý GD là quản lý trường học, thực hiện đường lối GD của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình, tức là
Trang 31đưa nhà trường vận hành theo nguyên lý GD để tiến tới mục tiêu GD, mục tiêu ĐT đối với ngành GD, với thế hệ trẻ và với từng học sinh” [52]
Theo tác giả Trần Kiểm: “Quản Lý GD là tác động có hệ thống, có kế hoạch, có ý thức và hướng đích của chủ thể quản lý ở các cấp khác nhau nhằm mục đích đảm bảo sự hình thành nhân cách cho thế hệ trẻ trên cơ sở nhận thức và vận dụng những quy luật chung của XH, cũng như các quy luật quản lý GD, của sự phát triển tâm lý và thể lực của trẻ em” [71]
Tác giả Nguyễn Phúc Châu tại cuốn sách “Quản lý quá trình sư phạm trong nhà trường phổ thông” (2010) lại nêu khái niệm “quản lý GD” theo hai cấp độ: (1) Quản lý GD ở cấp độ vĩ mô (quản lý hệ thống GD) là những tác động tự giác, có ý thức, có mục đích, có kế hoạch, có hệ thống và hợp quy luật, của chủ thể quản lý GD các cấp đến tất cả các mắt xích của hệ thống
GD nhằm thực hiện có chất lượng và hiệu quả việc tổ chức, huy động, điều phối, giám sát và điều chỉnh, các nguồn lực GD (nhân lực, vật lực, tài lực
và thông tin) để hệ thống GD vận hành đạt được mục tiêu phát triển GD (2) Quản lý GD ở cấp độ vi mô (quản lý một cơ sở GD) là những tác động tự giác, có ý thức, có mục đích, có kế hoạch, có hệ thống và hợp quy luật, của chủ thể quản lý một cơ sở GD lên tập thể giáo viên, công nhân viên, tập thể người học và các lực lượng tham gia GD khác trong và ngoài cơ sở GD đó, nhằm thực hiện có chất lượng và hiệu quả hoạt động GD và dạy học nhằm làm cho cơ sở GD đó vận hành luôn luôn ổn định và phát triển để đạt tới mục tiêu ĐT của cơ sở GD đó [28]
Ngày nay, khi nói đến quản lý giáo dục, các chuyên gia giáo dục thường nhấn mạnh đến khái niệm “Quản lý sự thay đổi” Theo tác giả Đặng Xuân Hải: “Đôi khi sự thay đổi xuất hiện do có sự thay đổi về chủ trương đường lối, chính sách Nhiều khi thay đổi là do sứ mệnh của tổ chức thay đổi hay chức năng nhiệm vụ có sự điều chỉnh nhưng có khi đơn giản là mọi
Trang 32triển được và từ đó tìm nguyên nhân của sự trì trệ hay do nguyên nhân của các vấn đề nảy sinh mà thúc đẩy sự thay đổi.” [57]
Từ những khái niệm nêu trên, có thể hiểu quản lý GD là sự tác động có
tổ chức, có định hướng phù hợp với quy luật khách quan của chủ thể quản lý
ở các cấp lên đối tượng quản lý, nhằm đưa hoạt động GD của từng cơ sở và của toàn bộ hệ thống GD đạt tới mục tiêu đã định
1.2.3 Bồi dưỡng và bồi dươ ̃ng sau đào tạo
Đây cũng là một khái niệm được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm Vì thế có rất nhiều quan niệm đã được đưa ra Theo quan niệm của Unesco: “BD với ý nghĩa nâng cao nghề nghiệp, quá trình này chỉ diễn ra khi cá nhân và tổ chức có nhu cầu nâng cao kiến thức hoặc kĩ năng chuyên môn nghiệp vụ của bản thân nhằm đáp ứng nhu cầu lao động nghề nghiệp”
Tác giả Nguyễn Minh Đường cùng nhóm tác giả đề tài KX 07 - 14 cho rằng: BD có thể coi là quá trình cập nhật kiến thức và kỹ năng còn thiếu hoặc
đã lạc hậu trong một cấp học, bậc học và thường xuyên được xác nhận bằng một chứng chỉ
Như vậy có thể hiểu BD chính là quá trình bổ sung tri thức và kĩ năng nhằm tăng cường về năng lực và phẩm chất cho đối tượng BD BD GV ĐH là một hoạt động có tổ chức, được thực hiện trong một thời gian, một không gian, một chương trình và một hình thức xác định nhằm trang bị những kiến thức, kỹ năng cần thiết cho GV để bổ sung, tăng cường trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kinh nghiệm và phẩm chất nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu công việc
mà họ đang đảm nhận, hoặc kỳ vọng mà tổ chức đặt ra Mục đích của hoạt động BD là nhằm nâng cao phẩm chất và năng lực chuyên môn để người lao động có cơ hội củng cố, bổ sung, mở mang hoặc nâng cao hệ thống tri thức,
kỹ năng kỹ xảo chuyên môn, nghiệp vụ đã có sẵn nhằm nâng cao chất lượng
và hiệu quả công việc mà họ đang làm, nhờ đó mà chất lượng của tổ chức được nâng cao
Trang 33Hoạt động BD thực chất là bổ sung “bồi đắp” những thiếu hụt về tri thức, cập nhật cái mới trên cơ sở “nuôi dưỡng” những cái cũ còn phù hợp để
mở mang có hệ thống những tri thức, kỹ năng, nghiệp vụ, làm giàu vốn hiểu biết, nâng cao hiệu quả lao động
Trong GD và ĐT, với phương châm “GD thường xuyên”, “học tập suốt đời” thì ĐT, BD là quá trình thống nhất Hoạt động BD là sự tiếp nối quá trình ĐT (BD sau ĐT) chứ không phải là khởi đầu; cũng có khi hoạt động BD lại tạo ra tiền đề về tiêu chuẩn cho quá trình ĐT chính quy ở bậc cao hơn về trình độ chuyên môn trong lĩnh vực cụ thể
1.2.4 Nghiệp vụ sư phạm
Thuật ngữ “Nghiệp vụ sư phạm” là từ ghép của hai từ “nghiệp vụ” và
“sư phạm” “Nghiệp vụ” là công việc thuộc chuyên môn riêng của từng nghề
và “Sư phạm” là khoa học về giáo dục và dạy học
Theo các chuyên gia giáo dục, NVSP chính là công việc chuyên môn của nghề dạy học, là những hoạt động GD và PP dạy môn học cụ thể nào đó của người giáo viên Người giáo viên có NVSP là người có phẩm chất nhà giáo và có hệ thống các năng lực sau:
- Năng lực phân tích và hiểu biết về chương trình hoạt động và GD;
- Năng lực thiết kế hoạt động dạy học và GD;
- Năng lực triển khai thực hiện kế hoạch dạy học và GD;
- Năng lực giải quyết các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn dạy học và GD;
- Năng lực giám sát, kiểm tra đánh giá kết quả học tập và rèn luyện của học sinh;
- Năng lực tổ chức;
- Năng lực tự hoàn thiện mình;
NVSP là những kỹ năng, kỹ xảo nghề Hiện nay có nhiều quan niệm khác nhau về NVSP Kế thừa các quan điểm của một số người đi trước, chúng
Trang 34“tác nghiệp” của người GV với người học và GV với GV nhằm tạo ra sản phẩm đặc biệt là nhân cách Khả năng “tác nghiệp” được đúc kết từ kiến thức
cơ bản, kĩ năng, tình cảm, thái độ đối với nghề dạy học của người GV và đảm bảo cho người GV biết cách xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện và kiểm soát
có hiệu quả các quá trình GD (GD, dạy học và tự hoàn thiện) theo đúng yêu cầu, chức năng, nhiệm vụ của mình Hay nói cách khác, NVSP của người GV chính là hệ thống các năng lực sư phạm và những phẩm chất cần thiết nhằm triển khai có hiệu quả hoạt động GD, dạy học và tự hoàn thiện Đây chính là những thành tố được gắn với nhau tạo thành cấu trúc NVSP Bất cứ nghề nghiệp nào cũng có những yêu cầu riêng tùy theo đặc thù, các yêu cầu đó thường bao gồm hệ thống kiến thức và năng lực nghề cần có nhằm đảm bảo cho con người hoạt động có hiệu quả, có năng suất cao trong lao động nghề nghiệp Thông thường người ta gọi các yêu cầu ấy với cái tên chung là “trình
độ nghiệp vụ” Với nghề dạy học thì đó chính là trình độ NVSP
1.2.5 Bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên
BD NVSP chính là quá trình tác động nhằm bổ sung và hoàn thiện thêm kỹ năng, tình cảm, thái độ cho người GV, giúp họ đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của GDĐH Rèn luyện để nâng cao năng lực NVSP cho GV để thực hiện chủ trương đổi mới PP dạy - học trong các cơ sở GDĐH của Chính phủ GV không chỉ có kiến thức khoa học về chuyên môn nghiệp vụ mà còn cần phải có kiến thức và kỹ năng về NVSP để thực hiện tốt PP giảng dạy thì mới có thể nâng cao hiệu quả hoạt động giảng dạy
Công tác BD NVSP cho GV trước đây ít được quan tâm, coi trọng, do
đó để đáp ứng ĐT theo học chế TC đòi hỏi nhà quản lý GD cần phải tổ chức thường xuyên các khóa BD về NVSP nhằm giúp GV có đầy đủ và chất lượng các kỹ năng sư phạm cần thiết cho các hoạt động GDĐH
GV ĐH là những người lớn, họ có những đặc trưng chung của người lớn tuổi đi học: mục đích học rất cụ thể, hướng đến bù lấp những chỗ khiếm
Trang 35khuyết hoặc đã có kinh nghiệm trong cuộc sống và nghề nghiệp, họ không dễ chấp nhận những sự áp đặt nhồi nhét, họ luôn muốn thể hiện mình là những nhân cách đã được khẳng định, họ mong muốn phát triển khả năng, làm giàu thêm tri thức, nâng cao chất lượng chuyên môn hay tay nghề, hoặc họ sẽ phát triển theo phương hướng mới đem lại những thay đổi về thái độ và hành vi trong sự phát triển của cá nhân và sự tham gia của cá nhân vào sự phát triển kinh tế - XH [103] Những người lớn tuổi theo học hệ tập trung thường đã trải qua giai đoạn làm việc tập trung về một chuyên môn nào đó trước rồi sau mới trở lại học tập, BD nhằm nâng cao hơn về chuyên môn đó Phần đông người học lớn tuổi theo học các hệ tại chức theo chế độ vừa học, vừa làm hoặc các lớp BD sâu về chuyên môn nghiệp vụ có thời gian ngắn hạn hơn
Tóm lại, những người đã được ĐT nghề, tiếp tục tham gia các chương trình BD hoă ̣c đào ta ̣o để nâng cao kỹ năng , nghiê ̣p vu ̣ được coi là học viên người lớn
1.3 Sự cần thiết áp dụng tiếp cận CDIO vào quản lý hoạt động BD NVSP cho GV ĐH
1.3.1 Khái quát về CDIO
CDIO là một giải pháp nâng cao chất lượng ĐT đáp ứng yêu cầu XH trên cơ sở xác định chuẩn đầu ra để thiết kế chương trình và PP ĐT theo một
quy trình khoa học CDIO là từ được viết tắt bởi: Conceive – Hình số thành ý tưởng; Design – thiết kế ý tưởng; Implement – thực hiện; Operate – vận hành Đây là một sáng kiến mới cho GD, là một hệ thống các PP và hình thức tích lũy tri thức, kỹ năng trong ĐT để đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp và XH
Khởi nguồn từ Viện công nghệ MIT (Mỹ) phối hợp với một số trường
để đào tạo kỹ sư của Thụy Điển năm 1988, cho đến nay rất nhiều trường ĐH trên thế giới đã áp dụng CDIO, đặc biệt là ở Mỹ CDIO xuất phát là một hệ thống PP phát triển các chương trình ĐT kỹ sư nhưng về bản chất, CDIO là
Trang 36trình đào tạo Quy trình này được xây dựng một cách khoa học, hợp lý, logic
và có thể áp dụng để xây dựng quy trình chuẩn cho nhiều lĩnh vực ĐT khác nhau ngoài ngành kỹ sư (với những sự điều chỉnh, bổ sung cần thiết)
Xây dựng và triển khai chương trình ĐT theo tiếp cận CDIO nhằm ĐT những con người phát triển toàn diện cả về kiến thức, kỹ năng, thái độ, năng lực thực tiễn và có ý thức trách nhiệm với XH
Cho tới nay có rất nhiều trường ĐH trên thế giới đã áp dụng CDIO: Mỹ
có ĐH California, Daniel Webster, Học viện Công nghệ Massachusetts, Học viện Naval; Ca-na-da có ĐH Hoàng Gia, Ontario, Calgary, Manitoba,…; Pháp
có Telecom Bretagne; New Zealand có ĐH Auckland; Vương quốc Anh có
ĐH Lancaster, Liverpool, Leeds, Aston (Anh) và ĐH Hoàng Gia Belfast (Bắc Ireland); Thụy Điển có ĐH Kỹ thuật Chalmers, Jönköping, Linköping…; Phần Lan có ĐH Khoa học ứng dụng Kemi-Tornio; Nam Phi có ĐH Pretoria;
Bồ Đào Nha có Học viện cao cấp Engenharia do Porto; Singapore có ĐH Bách khoa,v.v khoảng 36 quốc gia áp dụng (theo số liệu tập hợp của tác giả
Trang 37Theo Hồ Tấn Nhựt, Phó giáo sư Trường ĐH Northridge (Hoa Kỳ) cho rằng: CDIO là một đề xướng quốc tế lớn được hình thành để đáp ứng nhu cầu một thập kỷ mới của các doanh nghiệp và các bên liên quan khác trên toàn thế giới trong việc nâng cao khả năng của SV tiếp thu các kiến thức cơ bản, đồng thời đẩy mạnh việc học các kỹ năng cá nhân và giao tiếp, kỹ năng kiến tạo sản phẩm [97]
Tiếp cận CDIO là tiếp cận theo hệ thống, đổi mới cơ bản và toàn diện
tổ chức đào tạo Đây là cách tiếp cận từ mục tiêu, từ đó xác định chuẩn đầu ra, trên cơ sở đó thiết kế chương trình đào tạo, lựa chọn PP giảng dạy, tổ chức đào tạo để chuyển tải kiến thức đến người học và cuối cùng là kiểm tra, đánh giá đạt chuẩn đầu ra của người học, chỉnh sửa, bổ sung chương trình đào tạo (nếu cần thiết) Mục tiêu ĐT theo mô hình CDIO là hướng tới việc giúp SV
có được kỹ năng cứng và mềm cần thiết khi ra trường, đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi của XH cũng như bắt nhịp được với những thay đổi vốn rất nhanh của thực tiễn đời sống XH Những SV giỏi có thể làm chủ, dẫn dắt sự thay đổi [95, 97]
Theo các chuyên gia đánh giá, những lợi ích mà ĐT theo mô hình CDIO mang lại là: Gắn kết được cơ sở ĐT với yêu cầu của người tuyển dụng,
từ đó thu hẹp khoảng cách giữa ĐT của nhà trường và yêu cầu của nhà sử dụng NNL; giúp người học phát triển toàn diện với các “kỹ năng cứng” và
“kỹ năng mềm” để nhanh chóng thích ứng với môi trường làm việc luôn thay đổi và thậm chí là đi đầu trong việc thay đổi đó; giúp các chương trình ĐT được xây dựng và thiết kế theo một quy trình chuẩn; các công đoạn quá trình
ĐT có tính liên thông và gắn kết khoa học chặt chẽ; gắn phát triển chương trình ĐT với chuyển tải và đánh giá hiệu quả GDĐH, góp phần nâng cao chất lượng GDĐH
Tóm lại Bản chất của CDIO chính là hệ thống quy trình mở, gồm
Trang 38thiện từ khâu xác định chuẩn sản phẩm đầu ra (phải đáp ứng nhu cầu cao của XH trong bối cảnh toàn cầu hóa), đến việc thiết kế các chương trình ĐT tương ứng, triển khai thực hiện các thiết kế, quan trắc - đánh giá - dự báo trạng thái của hệ thống, chất lượng của sản phẩm đầu ra làm cơ sở cho việc điều chỉnh hệ thống từ khâu điều chỉnh chuẩn sản phẩm đầu ra,…vv Cứ như vậy, hệ thống quy trình hoạt động liên tục cập nhật, liên tục hoàn thiện và liên tục phát triển Đó là mô hình đào tạo theo tiếp cận CDIO, đáp ứng yêu cầu về sản phẩm đầu ra không chỉ có “kỹ năng cứng”, “kỹ năng mềm” mà còn cả
áp dụng CDIO để ĐT một số ngành tại các trường thành viên
ĐHQG Hà Nội đã có chỉ đạo đầu tiên từ Công văn số 6050/ĐT, ngày
23 tháng 12 năm 2008 về việc áp dụng CDIO để xây dựng chương trình giảng dạy tại các đơn vị ĐT trực thuộc, yêu cầu tiếp tục lộ trình chuyển đổi từ phương thức ĐT niên chế sang ĐT theo TC thúc đẩy nâng cao chất lượng ĐT
và hội nhập quốc tế Với mong muốn thay đổi PP dạy học và kiểm tra đánh giá nhiều mặt, xây dựng các bộ chương trình chuẩn, thiết thực, đảm bảo được nội dung khoa học của từng môn học, vừa đảm bảo kiến thức của từng ngành
và nhóm ngành, đáp ứng được nhu cầu của thực tiễn ĐT theo học chế TC cũng như yêu cầu đa dạng của XH Từ đó đến nay, ĐHQG Hà Nội đã có nhiều văn bản chỉ đạo và hướng dẫn các đơn vị xây dựng chương trình ĐT theo CDIO Đây là quá trình đổi mới đòi hỏi sự thay đổi mạnh về quá trình và quy trình quản lý ĐT
CDIO là quy trình mới được áp dụng trong xây dựng chương trình ĐT
ở Việt Nam nói chung và ở ĐHQG Hà Nội nói riêng, ngay từ những ngày đầu
Trang 39tiên triển khai áp dụng quy trình CDIO, lãnh đạo ĐHQG Hà Nội đã xác định những thuận lợi và khó khăn chung như sau:
- Việt Nam đang hội nhập ngày càng sâu rộng trong xu thế toàn cầu hóa, gia nhập WTO trong hoàn cảnh thế giới gặp cơn khủng hoảng và suy thoái kinh tế Trước những vận hội mới và khó khăn mới, nếu không vươn lên làm chủ và tự khẳng định mình, có thể nền GDĐH của Việt Nam sẽ “thua ngay trên sân nhà” Vì vậy việc triển khai đồng thời cả 3 nhiệm vụ (ĐT TC, đáp ứng nhu cầu XH, áp dụng CDIO) là yêu cầu tự thân của mỗi trường ĐH;
- Bên cạnh những thành công ban đầu đáng trân trọng, như: chuyển đổi các chương trình ĐT, xây dựng các đề cương môn học, xây dựng phần mềm quản lý ĐT, ban hành và áp dụng Quy chế ĐT và các văn bản hướng dẫn liên quan, thống nhất triển khai ĐT các môn chung…, còn rất nhiều khó khăn, đặc biệt là: nhiều thông tin chưa thấm sâu đến CB GV và SV, một số thủ trưởng đơn
vị chưa quyết liệt triển khai nhiệm vụ, phần mềm quản lý ĐT chưa hoàn chỉnh,
đề cương môn học còn mang tính hình thức, SV chưa chủ động tự học…
- Không ít người chưa có khái niệm về CDIO, chưa tìm hiểu kỹ về bản chất và ý nghĩa của việc áp dụng CDIO trong xây dựng chương trình ĐT, trong biên soạn đề cương và giảng dạy môn học Do đó việc áp dụng CDIO ở ĐHQG Hà Nội cần một giai đoạn “quán triệt và nâng cao nhận thức để tạo sự đồng thuận” trước khi triển khai thí điểm phát triển chương trình cho 1 ngành
ĐT cụ thể ở ĐHQG Hà Nô ̣i Cũng cần có sự chuẩn bị điều kiện vật chất và kinh phí cần thiết cho việc xây dựng kế hoạch và lộ trình triển khai CDIO ở các đơn vị ĐT, thống nhất chỉ đạo trong toàn ĐHQG Hà Nội
- Nâng cao chất lượng ĐT là một trong các nhiệm vụ trọng tâm của mỗi
cơ sở ĐT ĐH Việc triển khai đồng bộ cả 3 nhiệm vụ nêu trên, đồng nghĩa với việc đòi hỏi có sự chỉ đạo cụ thể của các cấp lãnh đạo và quản lý Đơn vị nào
có thủ trưởng thực sự quan tâm sâu sát thì đơn vị đó mới thực sự có những
Trang 40Theo chỉ đạo của lãnh đạo ĐHQG Hà Nội, toàn ĐHQG Hà Nội đã chuyển đổi từ học chế niên chế sang học chế TC, các chương trình ĐT được thiết kế theo tiếp cận CDIO đang được nghiên cứu và triển khai áp dụng tại các đơn vị đào tạo Tại Trường ĐH Kinh tế, ĐHQG Hà Nội, chương trình ĐT theo tiếp cận CDIO đã được đặt trong bối cảnh XH và kinh tế/kinh doanh của Việt Nam Ở cấp độ cụ thể hơn, mỗi chương trình ĐT có đặc thù riêng, có sự thích ứng phù hợp trong áp dụng Cần nhấn mạnh rằng mặc dù nền GD của Việt Nam có những nền tảng văn hóa và sự khác biệt nhất định đối với thế giới, nhưng quá trình hội nhập sâu hơn với thế giới đòi hỏi chúng ta không thể đứng ngoài xu thế GD&ĐT của thế giới
1.3.3 Sự cần thiết áp dụng tiếp cận CDIO vào quản lý hoạt động BD NVSP cho GV ĐH
CDIO được xem như là một giải pháp nâng cao chất lượng ĐT theo nhu cầu của XH Hiện nay trên thế giới cũng như ở Việt Nam, việc áp dụng tiếp cận CDIO mới chỉ trong lĩnh vực thiết kế xây dựng chương trình và tổ chức ĐT cho SV ĐH Chưa có nghiên cứu nào đề cập đến việc vận dụng tiếp cận CDIO vào tổ chức và quản lý hoạt động BD NVSP cho GV ĐH
Tuy nhiên, tổ chức và quản lý hoạt động BD NVSP cho GV ĐH theo tiếp cận CDIO đòi hỏi phải tuân thủ quy trình một cách chặt chẽ: từ xác định mục tiêu, xây dựng chuẩn đầu ra, thiết kế chương trình BD đến tổ chức triển khai hoạt động BD, đồng thời thườ ng xuyên đánh giá để kịp thời bổ sung , điều chỉnh Thực tế ở các cơ sở GDĐH của Viê ̣t Nam trong thời gian qua cho thấy, do hoạt động BD NVSP chưa thực sự gắn liền với nhu cầu thực tiễn nên các cơ sở GDĐH luôn luôn phải tổ chức BD, bổ sung kiến thức, kỹ năng cho
GV sau khi tuyển dụng, như thế mới đáp ứng được yêu cầu của công tác ĐT Trong khi đó, nếu tổ chức hoạt động BD NVSP cho GV theo tiếp cận CDIO, thì hoạt động BD sẽ được tổ chức bài bản, hiệu quả và bền vững hơn vì được dựa trên kết quả khảo sát nhu cầu thực tiễn và chuẩn NVSP cho GV ĐH Tổ