Đánh giá thực trạng về nhận thức và mức độ tham gia BDNVSP của GV theo độ

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên đại học theo tiếp cận CDIO (Trang 57 - 187)

10. Cấu trúc luận án

2.2.1.Đánh giá thực trạng về nhận thức và mức độ tham gia BDNVSP của GV theo độ

GV theo độ tuổi, trình độ, thâm niên nghề và nhóm ngành ĐT

Dựa trên những cơ sở lý luận và thực tiễn từ Chƣơng 1, thông qua quá trình tổng quan tài liệu và đánh giá tình hình thực tế, nhận thấy hoạt động BD NVSP cho GV ở các cơ sở GDĐH là rất cần thiết. Hoạt động này đóng vai trò giúp cho GV có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình trên giảng đƣờng và ở bất kỳ độ tuổi nào, quá trình bổ sung những kiến thức và kỹ năng sƣ phạm đều đem đến những tác động tích cực.

Trong phần khảo sát, đánh giá thực trạng của hoạt động BD NVSP cho GV của một số cơ sở GDĐH ở Việt Nam, Luận án muốn đề cập đến vai trò của hoạt động BD NVSP thông qua việc điều tra ý kiến đánh giá của các GV về tầm quan trọng của các hoạt động này và kết quả thực tế cho thấy hầu hết tất cả các GV tham gia khảo sát đƣợc hỏi đều cho rằng, việc BD cho GV mang ý nghĩa quan trọng. Cụ thể có 38.5% (223 ngƣời) cho rằng đây là công việc mang ý nghĩa rất quan trọng, 52.2% (306 ngƣời) đánh giá quan trọng, 8.5% (49 ngƣời) nhận xét khá quan trọng và chỉ có duy nhất 1 trƣờng hợp cho rằng hoạt động này là không quan trọng (0.2%). Nhƣ vậy, việc BD NVSP tại các cơ sở GDĐH ở Việt Nam nhìn chung có vai trò ảnh hƣởng lớn đến công việc chuyên môn của các GV. Hầu hết các GV đều đánh giá cao mức độ quan trọng của công việc này.

Hình số 2.4. Đánh giá mức độ quan trọng của hoạt động BD NVSP cho GV

Xét tầm quan trọng của hoạt động BD NVSP cho GV ĐH theo độ tuổi.

Biểu đồ 2.5. Đánh giá mức độ quan trọng của hoạt động BD NVSP cho GV theo độ tuổi

Kết quả khảo sát cho thấy có 199 ngƣời ở các độ tuổi đƣợc hỏi đánh giá mức độ rất quan trọng của hoạt động BD NVSP cho GV (chiếm 38,5%), 273 ngƣời đƣợc hỏi đánh giá là quan trọng (chiếm 52,8%), 44 ngƣời đƣợc hỏi đánh giá là khá quan trọng (chiếm 8,5%) và chỉ có 01 ngƣời đƣợc hỏi đánh giá là không quan trọng (chiếm 0,2%). Nhìn vào tƣơng quan giữa độ tuổi và mức độ đánh giá tầm quan trọng của hoạt động BD NVSP cho các GV ĐH, chúng ta nhận thấy hầu nhƣ những ý kiến ở các độ tuổi có một đặc điểm chung đó là đều tập trung vào thang đo ”quan trọng”. Tất cả các chỉ số ở thang đo này đều vƣợt ngƣỡng 50% đối với các độ tuổi. Điều này nói lên ý

nghĩa của những hoạt động BD NVSP cho GV ĐH đối với bất kỳ độ tuổi nào (Biểu đồ 2.5).

Xét tƣơng quan giữa trình độ học vấn và đánh giá tầm quan trọng của hoạt động BD NVSP cho GV ĐH, có kết quả nhƣ sau: 223 ngƣời ở tất cả các trình độ học vấn đƣợc hỏi đánh giá hoạt động BD NVSP cho GV ĐH là rất quan trọng đối với bản thân họ (chiếm 38,6%), 304 ngƣời đƣợc hỏi đánh giá là quan trọng (chiếm 52,7%), 49 ngƣời đƣợc hỏi đánh giá là khá quan trọng (chiếm 8,5%) và chỉ có 01 ngƣời đƣợc hỏi đánh giá là không quan trọng (chiếm 0,2%). (Biểu đồ 2.6).

Biểu đồ 2.6. Đánh giá mức độ quan trọng của hoạt động BD NVSP cho GV theo trình độ học vấn

Tƣơng tự nhƣ tƣơng quan giữa độ tuổi và đánh giá tầm quan trọng của hoạt động BD NVSP cho GV, tƣơng quan giữa trình độ học vấn và ý kiến đánh giá cũng có đặc điểm tập trung ở thang đo “quan trọng”. Hầu hết các ý kiến đánh giá đều cao hơn 50% đối với các cấp bậc của trình độ học vấn. Tuy nhiên, có một điểm nổi bật cần nhận ra đó chính là ở mức độ đánh giá “rất quan trọng”, tỉ lệ đánh giá của các đối tƣợng là Cử nhân và Thạc sĩ cao hơn hẳn các đối tƣợng Tiến sĩ, Phó giáo sƣ và Giáo sƣ. Điều này cho thấy, những GV có trình độ Cử nhân và Thạc sĩ có những nhu cầu cấp thiết đƣợc BD những kỹ năng liên quan đến NVSP.

Với việc tiến hành khảo sát 590 trƣờng hợp phân bố rải rác ở các cơ sở GDĐH trên cả nƣớc, chúng tôi có thể đƣa ra những con số khá cụ thể về các hoạt động BD NVSP cho GVĐH. Một trong những con số đó là việc tham gia hay chƣa tham gia vào các hoạt động BD NVSP của các đối tƣợng đƣợc khảo sát. Kết quả khảo sát chúng tôi thu đƣợc nhƣ sau:

Bảng 2.5. Đã hoặc chưa tham gia hoạt động BD NVSP

Tần suất Tỉ lệ % Tỉ lệ % thực

Chƣa tham gia 194 32.9 32.9

Đã tham gia 395 66.9 67.1

Tổng 589 99.8 100.0

Giá trị khuyết 1 0.2

Tổng 590 100.0

Kết quả về mức độ tham gia các hoạt động BD NVSP của GV cho thấy số lƣợng các cá nhân đã từng tham gia nhiều gần gấp 2 lần số ngƣời chƣa từng tham gia lần nào. Cụ thể, có đến 395 trƣờng hợp đã từng tham gia các lớp BD NVSP (chiếm 66.9%) và chỉ có 194 ngƣời chƣa hề tham gia lần nào (chiếm 32.9%). (Bảng 2.5).

Để lý giải cụ thể hơn về thực trạng tham gia hoạt động BD NVSP cho GV tại các cơ sở GDĐH, tiến hành phân tích tƣơng quan giữa thực tế tham gia và các yếu tố khác nhƣ giới tính, độ tuổi và lĩnh vực chuyên môn.

Biểu đồ 2.7. Số liệu GV đã tham gia hoặc chưa tham gia hoạt động BD NVSP theo giới tính

Nhìn vào bảng số liệu trên có thể nhận thấy, mức độ tham gia các hoạt động BD đƣợc phân bố theo giới tính nhƣ sau: số lƣợng nam giới đã từng đƣợc tham gia 183 ngƣời (chiếm 46.3%), trong khi đó nữ giới gồm có 212 ngƣời (chiếm 53.7%). Bên cạnh đó, với tổng số chƣa từng tham gia là 194 ngƣời, có 91 GV nam và 103 GV nữ. Nhƣ vậy, số lƣợng phân bố có tỉ lệ theo số lƣợng nam nữ trong cỡ mẫu khảo sát. (Biểu đồ 2.7).

Đối với tƣơng quan theo độ tuổi, xuất hiện tỉ lệ nghịch giữa độ tuổi và việc tham gia các hoạt động BD NVSP cho GV. Độ tuổi càng cao thì việc tham gia các khóa học BD ngày càng ít đi. Cụ thể đối với những ngƣời đã từng tham gia tỉ lệ này giảm dần ở nhóm tuổi từ 30 đến trên 60 tuổi, từ 47.4% xuống còn 0.9%. Tuy nhiên, ở đây bỏ qua sự chênh lệch về số lƣợng ngƣời khảo sát ở các nhóm tuổi cụ thể. Trên thực tế, hầu hết những GV có độ tuổi cao thƣờng giảng dạy dựa vào những kỹ năng và kinh nghiệm của chính bản thân. Việc tham gia vào các hoạt động BD là khá ít. Qua số liệu tƣơng quan cũng phần nào chứng minh điều này khi mà đối với các đối tƣợng chƣa tham gia có độ tuổi từ 40 trở lên, tỉ lệ phần trăm theo nhóm tuổi cũng cao hơn nhiều so với những đối tƣợng đã tham gia. (Biểu đồ 2.8).

Biểu đồ 2.8. Số GV đã tham gia hoặc chưa tham gia hoạt động BD NVSP theo độ tuổi

Khi hỏi các đối tƣợng tham gia khảo sát chia theo nhóm ngành ĐT về việc đã tham gia hay chƣa tham gia hoạt động BD NVSP cho GV, kết quả thu đƣợc nhƣ sau:

Bảng 2.6. Số liệu GV đã tham gia hoặc chưa tham gia hoạt động BD NVSP theo nhóm ngành ĐT Nhóm ngành KHXHNV Nhóm ngành KH Tự nhiên Nhóm ngành KH Kỹ thuật Nhóm ngành Kinh tế Tổng Chƣa tham gia 79 57 40 14 190 41.6% 30.0% 21.1% 7.4% 100.0% Đã tham gia 103 56 86 117 362 28.5% 15.5% 23.8% 32.3% 100.0% Tổng 182 113 126 131 552 33.0% 20.5% 22.8% 23.7% 100.0%

Phân tích tƣơng quan theo nhóm ngành ĐT và việc tham gia các hoạt động BD NVSP của GV đã thể hiện rõ sự khác biệt. Điểm nổi bật đầu tiên thuộc về nhóm ngành Kinh tế, trong tổng số 131 đối tƣợng thuộc nhóm ngành này thì có đến 117 trƣờng hợp đã tham gia BD NVSP và chỉ có 14 trƣờng hợp chƣa tham gia. Đây là một con số khá ấn tƣợng và mang nhiều ý nghĩa. Nhóm ngành Kinh tế là nhóm ngành đòi hỏi sự nhạy bén, linh hoạt, chính vì vậy, đây là nhóm ngành đòi hỏi có sự thích ứng cao, với yêu cầu nhƣ vậy, hoạt động ĐT BD NVSP là điều không thể thiếu để giúp các GV có đầy đủ những kỹ năng và PP tốt nhất khi giảng dạy. Vì vậy, tỉ lệ tham gia BD NVSP của nhóm ngành Kinh tế cao hơn hẳn những nhóm khác là điều dễ hiểu.

Nhóm ngành có tỉ lệ tham gia cao thứ 2 trong 4 nhóm ngành đó là Khoa học XH nhân văn. Cụ thể, có 103 trƣờng hợp tham gia và 79 trƣờng hợp chƣa tham gia trong tổng số 182 trƣờng hợp. Tỉ lệ của nhóm ngành này xấp xỉ 2/3, đây là một tỉ lệ khá cao so với mặt bằng chung. Tuy nhiên, điều đáng chú ý nhất trong bảng tƣơng quan này đó chính là mức độ tham gia của 2 nhóm ngành Khoa học tự nhiên và Khoa học kỹ thuật. Số liệu cho thấy hai nhóm

ngành này có tỉ lệ tham gia vào các hoạt động BD NVSP là 50% - thấp nhất trong tƣơng quan giữa 4 nhóm ngành. Đây chính là điều cần phải tìm hiểu và làm rõ. Theo quan điểm của chúng tôi, sự khác biệt về tính chất nghề nghiệp cũng nhƣ đặc thù riêng của từng nhóm ngành đã tạo ra thực trạng khác biệt về BD NVSP cho các nhóm ngành. Nhóm ngành Khoa học tự nhiên và Khoa học kỹ thuật cần đến nhiều hơn những kỹ năng thực hành hơn là lý thuyết, trong khi đó nội dung của chƣơng trình BD NVSP hiện nay vẫn thiên về lý thuyết. Có lẽ chính vì thế mà tỉ lệ tham gia vào hoạt động này của nhóm ngành Khoa học tự nhiên và Khoa học kỹ thuật khá thấp. (Bảng 2.6).

Đánh giá về mức độ quan trọng của hoạt động này đối với việc tham gia của các đối tƣợng đƣợc lựa chọn khảo sát, đặc điểm chung nhất trong bảng tƣơng quan là: tất cả các đối tƣợng chƣa từng tham gia đều đánh giá cao tầm quan trọng của các hoạt động BD NVSP, (Biểu đồ 2.9). Nhƣ vậy chứng tỏ nhu cầu về BD NVSP của GV các cơ sở GDĐH là khá cao. Nhìn chung, hầu hết mọi đối tƣợng đều nhận thức đƣợc ý nghĩa của hoạt động BD NVSP, qua đó cho thấy thực chất của hoạt động này có tác động trực tiếp đến công việc giảng dạy của họ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nhƣ vậy, sự khác nhau về mức độ tham gia, mức độ đánh giá theo tƣơng quan của các nhóm khảo sát đã cho thấy nhu cầu về BD NVSP là không hề tƣơng thích nhau. Đối với trình độ cử nhân nhu cầu cần BD là rất lớn tuy nhiên chỉ dừng lại ở mức bổ sung kiến thức, kỹ năng cơ bản. Mặt khác, trình độ Thạc sĩ và Tiến sĩ luôn có những yêu cầu cao hơn, có thể số lƣợng các lần BD không nhiều nhƣ bậc Cử nhân nhƣng nhóm này cần đến những chƣơng trình BD cao cấp, chú trọng vào kiến thức và kỹ năng. Chính vì vậy, nhà quản lý cần nhận biết đƣợc sự khác biệt này nhằm cải thiện tốt hơn công tác thiết kế chƣơng trình BD NVSP cho GV ĐH. Cụ thể hơn, khi tìm hiểu mức độ tham gia các khóa BD của GV theo thâm niên công tác, số liệu khảo sát lại thể hiện sự khác nhau khá rõ nét (Bảng 2.7).

Bảng 2.7. Mức độ tham gia hoạt động BD NVSP theo thâm niên giảng dạy của GV

Từ 1 đến 10 năm Từ 11 đến 20 năm Từ 21 đến 30 năm Trên 30 năm Tổng Số lần tham gia 1 215 52 9 2 278 77.3% 18.7% 3.2% 0.7% 100.0% 2 35 6 2 1 44 79.5% 13.6% 4.5% 2.3% 100.0% 3 7 5 0 1 13 53.8% 38.5% 0.0% 7.7% 100.0% 4 4 0 0 0 4 100.0% 0.0% 0.0% 0.0% 100.0% 5 1 0 0 0 1 100.0% 0.0% 0.0% 0.0% 100.0% 6 1 0 0 0 1 100.0% 0.0% 0.0% 0.0% 100.0% Tổng 263 63 11 4 341 77.1% 18.5% 3.2% 1.2% 100.0%

Quan sát bảng số liệu trên, có thể nhận thấy, mức độ tham gia BD NVSP tỉ lệ nghịch với số năm thâm niên giảng dạy. Số năm thâm niên giảng dạy càng cao thì sự tham gia BD NVSP càng có xu hƣớng giảm. Cụ thể, trong

nhóm giảng dạy từ 1 – 10 năm có đến 215/263 trƣờng hợp có ít nhất 1 lần tham gia BD NVSP (chiếm 77.3%). Trong khi đó, đối với nhóm có thâm niên công tác trên 30 năm, chỉ có 2 trƣờng hợp đã từng 1 lần tham gia (tỉ lệ 0.7%). Tƣơng tự nhƣ vậy, số lần tham gia BD cao chỉ xuất hiện ở nhóm có số năm thâm niên thấp, cá biệt có trƣờng hợp tham gia 6 lần. (Biểu đồ 2.10).

Biểu đồ 2.10. Mức độ tham gia hoạt động BD NVSP theo thâm niên giảng dạy của GV

Có thể hiểu đƣợc thực trạng này bởi hầu nhƣ các cơ sở GDĐH luôn có xu hƣớng bổ sung NNL trẻ. Chính vì vậy, hoạt động BD hƣớng đến đối tƣợng này khá nhiều nhằm mục đích nâng cao năng lực và kỹ năng sƣ phạm cho các GV có số năm giảng dạy và công tác còn ít. Ngƣợc lại, những cá nhân có thâm niên công tác cao thƣờng có ít tham gia BD hơn. Một phần cũng bởi kinh nghiệm nghề nghiệp của nhóm này là khá tốt tích lũy từ quá trình giảng dạy.

Phân tích mối tƣơng quan giữa số lần tham gia BD với trình độ chuyên môn (Biểu đồ 2.11) ta thấy, số lần tham gia các đợt BD của GV hoàn toàn nghiêng về các đối tƣợng có trình độ Thạc sĩ và Cử nhân. Xét với trƣờng hợp có ít nhất 1 lần tham gia các hoạt động BD, tỉ lệ lần lƣợt nhƣ sau: Cử nhân chiếm 20.9%, Thạc sĩ chiếm 63.3%, Tiến sĩ chiếm 14.5% và Phó giáo sƣ chỉ có 1.3%.

Biểu đồ 2.11. Số lần tham gia hoạt động BD NVSP theo trình độ chuyên môn

Đây là một đặc điểm đáng chú ý trong thực tế triển khai hoạt động BD NVSP cho GV của các trƣờng ĐH, bởi ngoài việc chú trọng đến BD NNL trẻ thì hầu nhƣ chƣa có sự quan tâm đúng mức đến các đối tƣợng có chuyên môn sâu. Thật vậy, cần có những giải pháp và kế hoạch cụ thể dành cho các thành viên này nhằm tận dụng tối đa kiến thức và kinh nghiệm của nhóm có chuyên môn sâu.

Và một điểm khá thú vị đƣợc phát hiện khi xem xét tƣơng quan giữa số lần tham gia và nhóm ngành ĐT, đó chính là mức độ tham gia hoạt động BD NVSP của GV giữa các nhóm ngành không hề có sự tƣơng đồng, (Bảng 2.8).

Bảng 2.8. Số lần tham gia hoạt động BD NVSP theo nhóm ngành ĐT

Nhóm ngành KHXHNV Nhóm ngành KH Tự nhiên Nhóm ngành KH Kỹ thuật Nhóm ngành Kinh tế Tổng cộng Số lần tham gia 1 79 45 61 100 285 27.7% 15.8% 21.4% 35.1% 100.0% 2 11 9 18 4 42 26.2% 21.4% 42.9% 9.5% 100.0% 3 5 2 5 0 12 41.7% 16.7% 41.7% 0.0% 100.0% 4 3 0 1 0 4 75.0% 0.0% 25.0% 0.0% 100.0% 5 1 0 0 0 1 100.0% 0.0% 0.0% 0.0% 100.0% 6 0 0 1 0 1 0.0% 0.0% 100.0% 0.0% 100.0%

Tổng 99 56 86 104 345

28.7% 16.2% 24.9% 30.1% 100.0%

Kết quả khảo sát tỉ lệ tham gia vào hoạt động BD của các nhóm ngành ĐT, nhóm ngành Kinh tế chiếm tỉ lệ cao nhất, tiếp đến là nhóm ngành Khoa học XH nhân văn và thấp nhất là hai nhóm ngành Khoa học tự nhiên và Khoa học kỹ thuật. Tuy nhiên, khi xem xét tƣơng quan về số lần tham gia thì cục diện đã thay đổi. Có thể nhận thấy, số lƣợng tham gia vào các hoạt động của hai nhóm ngành Khoa học XH nhân văn và Khoa học kỹ thuật là thấp hơn nhƣng tần suất tham gia vào các hoạt động này thì cao hơn hẳn hai ngành còn lại. Điều này thể hiện qua các số liệu sau: đối với trƣờng hợp tham gia 2 lần, nhóm ngành Khoa học kỹ thuật chiếm đến 42.9%, nhóm ngành Khoa học XH nhân văn chiếm 26.2%, với trƣờng hợp 3 lần thì nhóm ngành Khoa học Kỹ thuật và Khoa học XH nhân văn cùng chiếm 41.7% và ở mức 5 lần và 6 lần thì 2 nhóm ngành Khoa học XH nhân văn và Khoa học kỹ thuật chia nhau ở hai vị trí duy nhất. Mặt khác, nhóm ngành Kinh tế mặc dù có số lƣợng các GV tham gia nhiều nhất nhƣng tối đa chỉ đạt đến 2 lần tham gia. Có thể khái quát số liệu trên theo Biểu đồ 2.12

Biểu đồ 2.12. Số lần tham gia hoạt động BD NVSP theo nhóm ngành ĐT

Nhƣ vậy, có thể thấy rằng, xu hƣớng BD NVSP của các nhóm ngành

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên đại học theo tiếp cận CDIO (Trang 57 - 187)