Phân tích nguyên nhân và bài học kinh nghiệm

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên đại học theo tiếp cận CDIO (Trang 75 - 76)

10. Cấu trúc luận án

2.2.3. Phân tích nguyên nhân và bài học kinh nghiệm

Quá trình phân tích kết quả khảo sát đã phần nào cho thấy thực trạng của hoạt động BD NVSP tại các cơ sở GDĐH. Nhìn chung, có thể nhận xét về những nguyên nhân đƣa đến thực tế BD NVSP cho GV nhƣ sau:

- Tại các cơ sở GDĐH cũng nhƣ các trƣờng ĐH, số lƣợng GV đang tăng lên đáng kể nhằm đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh - SV. Chính thực tế này đã đƣa đến nhu cầu BD NVSP nhằm mục đích nâng cao kiến thức và kỹ năng giảng dạy cho lực lƣợng GV. Hiện nay, việc khảo sát, đánh giá nhu cầu về ĐT NNL chất lƣợng cao cho XH trƣớc khi xây dựng chƣơng trình BD NVSP cho GV ĐH chƣa đƣợc chú trọng nên chất lƣợng chƣơng trình BD chƣa sát với nhu cầu của XH.

- Nhu cầu ngày một lớn của đội ngũ GV về BD NVSP đã làm gia tăng nhanh chóng tần suất tổ chức các lớp BD. Tuy nhiên, thực tế cho thấy hoạt động này chƣa có sự đầu tƣ đúng mức dành cho nội dung BD mà vẫn tập trung nhiều vào hình thức.

- Những cơ sở GDĐH hiện nay vẫn chƣa có sự chú ý xác đáng đến các đối tƣợng có thâm niên giảng dạy và những đối tƣợng có chuyên môn sâu trong lĩnh vực BD NVSP.

- Không có chƣơng trình BD NVSP cho từng ngành, từng nhóm ngành ĐT, chính vì vậy đƣa đến tình trạng khi tổ chức hoạt động BD NVSP cho GV thiếu tính hợp lý và không sát với nhu cầu của XH.

Từ đó, có thể đƣa rút ra những bài học kinh nghiệm về vấn đề này: - Hoạt động BD NVSP cho GV tại các cơ sở GDĐH đƣợc tổ chức khá thƣờng xuyên. Tuy nhiên, các nội dung của hoạt động này chƣa đƣợc xây dựng cụ thể, phù hợp với đặc thù của từng nhóm ngành và từng đối tƣợng cụ thể. Hầu

các đối tƣợng là GV trẻ, những GV là cử nhân hoặc thạc sĩ chứ chƣa có sự quan tâm đúng mức và kịp thời đối với những GV có thâm niên giảng dạy lâu năm. Vì vậy, cần thiết khảo sát, đánh giá nhu cầu ĐT NNL chất lƣợng của XH; có sự phân cấp đối với từng đối tƣợng theo thâm niên giảng dạy và trình độ chuyên môn để tổ chức hoạt động BD NVSP cho hiệu quả.

- Nội dung BD NVSP cho GV còn dàn trải, chƣa tập trung đúng mức vào các lĩnh vực có thể ứng dụng trực tiếp trong quá trình giảng dạy. Cần có sự ƣu tiên nhiều hơn cho các nội dung mang ý nghĩa thực tiễn cao nhƣ tâm lý GD, PP giảng dạy… Bên cạnh đó, hoạt động BD NVSP ở các trƣờng ĐH hiện nay cần chú trọng nhiều hơn vào những kỹ năng thực hành, không nên dành quá nhiều thời gian cho phần lý luận. Nên có sự cập nhật những kết quả điều tra, khảo sát về BD NVSP để có những điều chỉnh hợp lý hơn trong việc tổ chức hoạt động BD cho GV. Ví dụ: thời gian tổ chức hợp lý; đảm bảo đƣợc tính khoa học cũng nhƣ cập nhật những kiến thức mới nhất; cần thiết chú trọng nhiều hơn đến những đối tƣợng chƣa từng đƣợc tham gia bất kỳ khóa BD NVSP nào; tiếp thu và ghi nhận những nhu cầu của các GV trong hoạt động BD cũng là rất quan trọng. Đây chính là khoảng trống cần phải lấp đầy trong quá trình BD, phát triển NNL chất lƣợng cao cho các trƣờng, các cơ sở GDĐH hiện nay.

- Nhằm khắc phục tối ƣu những khiếm khuyết hiện nay của hoạt động BD NVSP, cần thiết phải có một kế hoạch cụ thể và dài hạn đối với hoạt động này. Đồng thời khi thiết kế chƣơng trình BD NVSP cho GV từng nhóm ngành ĐT cần căn cứ trên nhu cầu ĐT NNL của XH, của GV và mục tiêu phát triển của ngành nghề. Chỉ có nhƣ vậy mới có thể mang lại những kết quả khả quan trong quản lý hoạt động BD NVSP cho GVĐH.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên đại học theo tiếp cận CDIO (Trang 75 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(187 trang)