HOÀNG KỲ SƠN TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC SINH VIÊN ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG GIẢNG DẠY CỦA GIẢNG VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC – ĐẠI HỌC HUẾ Chuyên ngành: Đo lường và đánh giá trong giáo dục Chuyên ngàn
Trang 1HOÀNG KỲ SƠN
TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC SINH VIÊN ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG GIẢNG DẠY CỦA GIẢNG VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC – ĐẠI HỌC HUẾ
Chuyên ngành: Đo lường và đánh giá trong giáo dục
(Chuyên ngành đào tạo thí điểm)
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYỄN PHƯƠNG NGA
Hà Nội – 2012
Trang 24
BẢNG DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 6
DANH MỤC BẢNG 7
MỞ ĐẦU 8
1 Lý do chọn đề tài 8
2 Mục đích nghiên cứu của đề tài 10
3 Giới hạn nghiên cứu của đề tài 11
4 Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu 11
4.1 Câu hỏi nghiên cứu 11
4.2 Giả thuyết nghiên cứu 11
5 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 12
5.1 Khách thể nghiên cứu: 12
5.2 Đối tượng nghiên cứu : 12
6 Không gian, thời gian nghiên cứu 12
6.1 Không gian nghiên cứu: 12
6.2 Thời gian triển khai nghiên cứu: 12
7 Tổng thể và mẫu nghiên cứu 12
7.1 Tổng thể: 12
7.2 Mẫu nghiên cứu: 13
8 Phương pháp nghiên cứu 13
8.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu: 13
8.2 Phương pháp điều tra xã hội học bằng phiếu hỏi: 14
NỘI DUNG LUẬN VĂN 15
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN 15
1.1 Nghiên cứu trên thế giới: 15
1.2 Nghiên cứu trong nước: 19
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN 24
2.1 Các khái niệm cơ bản 24
2.1.1 Tác động 24
2.1.2 Đánh giá 24
2.1.3 Sinh viên đánh giá HĐGD của giảng viên 25
2.1.4 Giảng viên tự đánh giá hoạt động giảng dạy 27
2.1.5 Đồng nghiệp đánh giá 28
2.1.6 Công cụ đánh giá hoa ̣t đô ̣ng giảng dạy 29
2.1.7 Hoạt động giảng dạy 30
2.2 Mô hình nghiên cứu 33
CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 35
3.1 Bối cảnh nghiên cứu 35 3.1.1 Giới thiệu về Trường Đại học Khoa học – Đại học Huế 35
Trang 35
3.1.2 Hoạt động Sinh viên đánh giá HĐGD của GV tại Trường
Đại học Khoa học - Đại học Huế: 36
3.2 Phương pháp nghiên cứu 42
3.2.1 Mẫu nghiên cứu 42
3.2.2 Xây dựng phiếu hỏi 44
3.2.3 Thử nghiệm phiếu hỏi: 46
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 47
4.1 Đánh giá công cụ khảo sát 47
4.1.1 Phiếu khảo sát ý kiến của sinh viên 47
4.1.1.1 Mẫu nghiên cứu 47
4.1.1.2 Phân tích và đánh giá thang đo: 48
4.1.2 Phiếu khảo sát ý kiến của giảng viên 52
4.1.2.1 Mẫu nghiên cứu 52
4.1.2.2 Phân tích và đánh giá thang đo: 52
4.2 Phân tích kết quả nghiên cứu 56
4.2.1 Kết quả khảo sát ý kiến của sinh viên 56
4.2.2 Kết quả khảo sát ý kiến giảng viên 64
4.3 Kiểm định giả thuyết 71
4.3.1 Kiểm định giả thuyết H1: 71
4.3.2 Kiểm định giả thuyết H2: 72
KẾT LUẬN 74
1 Kết luận 74
2 Hạn chế của nghiên cứu 75
Tài liệu tham khảo 76
PHỤ LỤC 80
Phụ lục 1: Phiếu khảo sát Sinh viên đánh giá HĐGD của GV 80
Phụ lục 2: Phiếu khảo sát sinh viên 85
Phụ lục 3: Phiếu khảo sát giảng viên 87
Phụ lục 4: Kết quả xử lý phiếu sinh viên 89
Phụ lục 5: Kết quả xử lý phiếu khảo sát giảng viến: 91
Trang 57
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1 Tiêu chí và chỉ số đánh giá hoa ̣t đô ̣ng giảng da ̣y 39
Bảng 3.2 Cơ cấu mẫu khảo sát sinh viên 43
Bảng 3.3 Cơ cấu mẫu khảo sát giảng viên 44
Bảng 3.4 Cấu trúc bảng hỏi khảo sát sinh viên 45
Bảng 3.5 Cấu trúc bảng hỏi khảo sát giảng viên 45
Bảng 4.1 Mẫu khảo sát sinh viên chính thức 47
Bảng 4.2 Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha của các nhân tố 48
Bảng 4.3 Mẫu khảo sát giảng viên chính thức 52
Bảng 4.4 Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha của các nhân tố 53
Bảng 4.5 thống kê về giá trị trung bình 56
Bảng 4.6 Tổng hợp các biến có giá tri ̣ trung bình cao nhất 57
Bảng 4.7 Tổng hợp các biến có giá tri ̣ trung bình thấp nhất 58
Bảng 4.8 Tổng hợp giá tri ̣ trung bình của nhân tố 1 59
Bảng 4.9 Tổng hợp giá tri ̣ trung bình của nhân tố 2 60
Bảng 4.10 Tổng hợp giá tri ̣ trung bình của nhân tố 3 61
Bảng 4.11 Tổng hợp giá tri ̣ trung bình của nhân tố 4 62
Bảng 4.12 Tổng hợp giá tri ̣ trung bình của nhân tố 5 63
Bảng 4.13 Thống kê giá tri ̣ trung bình 64
Bảng 4.14 Tổng hợp các biến có giá tri ̣ trung bình cao nhất 65
Bảng 4.15 Tổng hợp các biến có giá tri ̣ trung bình vừa phải 66
Bảng 4.16 Tổng hợp giá tri ̣ trung bình của nhân tố 1 67
Bảng 4.17 Tổng hợp giá tri ̣ trung bình của nhân tố 2 68
Bảng 4.18 Tổng hợp giá tri ̣ trung bình của nhân tố 3 69
Bảng 4.19 Tổng hợp giá tri ̣ trung bình của nhân tố 4 70
Bảng 4.20 Tổng hợp giá tri ̣ trung bình của nhân tố 5 70
Trang 6là trung tâm ”, thì việc sinh viên đánh giá về hoa ̣t đô ̣ng giảng da ̣y của giảng viên là mô ̣t điều cần thiết cho viê ̣c góp phần nân g cao chất lượng giảng da ̣y của giảng viên Tuy nhiên, có nhiều tranh cãi xung quanh hiệu quả của hoạt
đô ̣ng này, nhiều ý kiến cho rằng với tình hình ở nước ta hiê ̣n nay do nhiều yếu tố tác đô ̣ng, viê ̣c việc sinh viên đánh giá hoạt động giảng dạy của giảng viên không mang la ̣i hiê ̣u quả thiết thực gì Tuy vâ ̣y các ý đó đều phát biểu dựa trên nhâ ̣n xét chủ quan mà chưa có nghiên cứu khoa ho ̣c cu ̣ thể Do đó cần thiết phải có những nghiên cứu khoa ho ̣c nghiêm túc để đưa ra những kết luâ ̣n đúng đắn nhất
Việc SV đánh giá hoạt động giảng dạy của GV là vấn đề mới đối với giáo dục Việt Nam, tuy nhiên đến nay cũng đã có một số công trình nghiên cứu
Trang 7ĐH Nha Trang năm 2003 [3]
Những nghiên cứu liên quan đến xây dựng tiêu chí và thiết kế công cu ̣ và đánh giá mức đô ̣ hài lòng của sinh viên về hoa ̣t đô ̣ng giảng da ̣y của giảng viên, có các công trình như : “Nghiên cứu mô hình sinh viên đánh giá hiệu quả đào tạo của mỗi môn học trong Đại học Quốc gia Hà Nội”(2003) [4] và
“Thử nghiệm áp dụng Quy trình và mẫu phiếu sinh viên đánh giá hiệu quả đào tạo của môn học tại một số lớp trong Đại học Quốc gia Hà Nội” (2003) [5] đều do PGS TS Nguyễn Phương Nga làm chủ nhiê ̣m , rồi đề tài
“Nghiên cứu đánh giá chất lượng giảng dạy đại học tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền” của tác giá Trần Thị Tú Anh năm 2008 [6]
Những nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến việc đánh giá của sinh viên đối với hoạt động giảng dạy, có các nghiên cứu của Vũ Thị Quỳnh Nga (2009 ) về “Một số yếu tố ảnh hưởng đến việc đánh giá của sinh viên đối với hoạt động giảng dạy” [7], Phạm Thị Bích (2011) về “Tác động của các yếu
tố đặc điểm cá nhân của người học đến việc đánh giá các hoạt động giảng dạy của giảng viên” [8]
Những nghiên cứu liên quan đến hiê ̣u quả , tác động của hoạt động sinh viên đánh giá giảng viên và sự thay đổi của giảng viên sau khi sinh viên đánh giá giảng viên, có các nghiên cứu của tác giả Hoàng Trọng Dũng (2010) với
đề tài “Tác động của việc lấy ý kiến phản hồi từ sinh viên tới hoạt động giảng
Trang 810
dạy tại trường đại học dân lập Văn Lang” [9], tác giả Nguyễn Thị Thu Hương (2011) với đề tài “Sự thích ứng của giảng viên đối với hoa ̣t đô ̣ng sinh viên đánh giá giảng viên ta ̣i đa ̣i ho ̣c Thái Nguyên” [10] Đối với nghiên cứu của tác giả Hoàng Trọng Dũng (2010), nghiên cứu này đã so sánh số liê ̣u của 2 đợt khảo sát để đi đến kết luâ ̣n giảng viên có sự thay đổi tích cực sau khi nhâ ̣n được ý kiến đánh giá của sinh viên Tuy nhiên điều này chưa đủ cơ sở
để kết luận kết quả khảo sát của giảng viên lần sau cao hơn lần trước là do hoạt động sinh viên đánh giá giảng viên hay là do các yếu tố khác như: chính sách lương bổng, kỷ luật của nhà trườn v v Do đó cần có các hoa ̣t đô ̣ng khảo sát sinh viên và giảng viên cũng như nhà quản lý để c ó đủ cơ sở kết luâ ̣n về tác đô ̣ng của hoa ̣t đô ̣ng sinh viên đánh giá giảng viên đến hoa ̣t đô ̣ng giảng dạy của giảng viên
Với những vấn đề đặt ra như vậy , tôi quyết định chọn đề tài “Tác đô ̣ng của việc sinh viên đánh giá hoạt động giảng dạy của giảng viên trường Đa ̣i học Khoa học-Đa ̣i ho ̣c Huế ” để nghiên cứu Với việc Trường Đại học Khoa học - Đại học Huế cũng vừa tiến hành hội nghị tổng kết khóa đào tạo tín chỉ đầu tiên, đề tài có ý nghĩa cung cấp một cơ sở khoa học để lãnh đa ̣o nhàtrường, các giảng viên, sinh viên có nhìn nhâ ̣n đúng đắn đối với việc sinh viên đánh giá hoạt động giảng dạy của giảng viên, ủng hộ chủ trương này của Bộ Giáo dục và Đào tạo, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục
2 Mục đích nghiên cứu của đề tài
Mục đích của đề tài là nghiên cứu tác động của việc SV đánh giá GV đến hoạt động giảng dạy của giảng viên nhằm để đánh giá hiệu quả của công tác này của Trường Đại học Khoa học - Đại học Huế
Trang 911
3 Giới hạn nghiên cứu của đề tài
Nghiên cứu này chỉ giới hạn ở việc nghiên cứu tác động của công tác sinh viên đánh giá hoạt động giảng dạy của giảng viên đến việc điều chỉnh hoạt động giảng dạy của giảng viên
Nghiên cứu này được tiến hành tại trường Đại học Trường Đại học Khoa học - Đại học Huế
4 Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu
4.1 Câu hỏi nghiên cứu
Trong nghiên cứu này tác giả đặt ra 02 câu hỏi nghiên cứu là:
Câu hỏi thứ nhất:
Sau khi sinh viên đa ́ nh giá hoạt động giảng dạy của giảng viên thì hoạt động giảng dạy của giảng viên thay đổi như thế nào?
Câu hỏi thứ hai:
Những đánh giá của sinh viên về hoạt động giảng dạy của giảng viên có tác dụng như thế nào đối với việc điều chỉnh hoạt động giảng dạy của giảng viên?
4.2 Giả thuyết nghiên cứu
Giả thuyết thứ nhất (H1):
“Sau khi sinh viên đánh giá hoạt động giảng dạy của giảng viên thì hoạt động giảng dạy của giảng viên có thay đổi tích cực về các mặt tài liệu giảng dạy, nội dung giảng dạy, phương pháp giảng dạy, trách nhiệm –sự nhiệt tình trong giảng dạy và kiểm tra – đánh giá”
Trang 1012
Giả thuyết thứ hai (H2):
Những đánh giá của sinh viên về hoạt động giảng dạy của giảng viên
đã cung cấp các thông tin hữu ích để các giảng viên điều chỉnh hoạt động giảng dạy về các mặt tài liệu giảng dạy , nội dung giảng dạy, phương pháp giảng dạy, trách nhiệm –sự nhiệt tình trong giảng dạy và kiểm tra – đánh giá
5 Khách thể và đối tượng nghiên cứu
5.1 Khách thể nghiên cư ́ u:
Sinh viên và giảng viên của 13 khoa thuộc Trường Đại học Khoa học - Đại học Huế
5.2 Đối tượng nghiên cứu :
Tác động của việc sinh viên đánh giá HĐGD của giảng viên đến hoạt
đô ̣ng giảng da ̣y của giảng viên
6 Không gian, thời gian nghiên cư ́ u
6.1 Không gian nghiên cứu:
Tại 13 Khoa thuộc Trường Đa ̣i ho ̣c Khoa ho ̣c – Đa ̣i ho ̣c Huế
6.2 Thời gian triển khai nghiên cứu:
Khảo sát được tiến hành trong năm học 2011 – 2012
7 Tổng thể và mẫu nghiên cứu
7.1 Tổng thể:
Đối tượng sinh viên nghiên cứu lý tưởng là sinh viên các lớp đã tham
gia đánh giá hoạt động giảng dạy của giảng viên và đã được các giảng viên đó dạy lần thứ 2 trở lên Tuy nhiên việc tìm ra chính xác số sinh viên này là khó khăn do đó nhóm đối tượng được dùng cho khảo sát này là các sinh viên học
Trang 11khoảng 100 giảng viên từ tất cả các khoa để khảo sát
7.2 Mẫu nghiên cứu:
Nghiên cứu sẽ được tiến hành trên các lớp năm 3 và năm thứ 4 của tất các khoa của Nhà trường và giảng viên của các giảng viên từ tất cả các khoa Cách chọn mẫu lý tưởng là lựa chọn ngẫu nhiên bằng cách lập danh sách tất
cả sinh viên các lớp năm 3, năm 4 của trường và các giảng viên của trường dùng các con số ngẫu nhiên để lựa chọn làm mẫu nghiên cứu Tuy nhiên cách làm này sẽ gặp nhiều khó khăn và tốn nhiều thời gian nên sẽ có một số điều chỉnh bằng cách lấy mẫu:
Mỗi khoa chọn ra ngẫu nhiên 01 lớp sinh viên năm thứ 3 và 01 lớp sinh viên năm thứ 4 Quy mô mẫu dự kiến khảo sát khoảng 1253 sinh viên
Mỗi khoa chọn ngẫu nhiên 08 giảng viên Quy mô dự kiến khảo sát là
104 giảng viên
8 Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu này tiến hành theo phương pháp định lượng Nghiên cứu
sẽ tiến hành khảo sát ý kiến của các giảng viên và sinh viên để tiến hành đánh giá tác động của việc SV đánh giá hoạt động giảng dạy của GV đến hoạt động giảng dạy của giảng viên
8.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu:
Tiến hành thu thập tài liệu từ nhiều nguồn khác nhau: các bài báo, các
đề tài nghiên cứu và các tài liệu khác có liên quan Thông qua phân tích, tổng
Trang 1214
hợp lý thuyết, phân loại hệ thống hoá và khái quát hoá lý thuyết từ đó rút ra các kết luận khoa học là cơ sở lý luận cho đề tài
8.2 Phương pháp điều tra xã hội học bằng phiếu hỏi:
Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Bảng hỏi được xây dựng dựa theo
mô hình nghiên cứu của đề tài nhằm thu thập thông tin đưa vào phân tích
và kiểm định các giả thuyết nghiên cứu
Trang 131.1 Nghiên cứu trên thế giới:
Việc SV đánh giá HĐGD của GV và chất lượng đa ̣o ta ̣o cũng như nhiều lĩnh vực khác của nhà trường đã được tiến hành từ rất lâu trên thế giới Đây
là hình thức được sử dụng phổ biến và thường xuyên trong giáo dục ĐH Hoa
Kỳ, Châu Âu, Úc và các nước Châu Á như Nhật Bản, Xin-ga-po, Thái lan… Hình thức đánh giá này đã được hình thành từ rất sớm và phát triển qua nhiều thời kỳ khác nhau
Ngay từ thời kỳ Trung cổ, các trường ĐH ở châu Âu dựa vào SV để kiểm tra việc giảng dạy của GV Hiệu trưởng chỉ định một Hội đồng SV có nhiệm
vụ ghi chép xem GV có giảng dạy theo đúng lịch trình giảng dạy quy định của trường không, nếu có sự thay đổi nhỏ nào ngoài quy định chung, Hội đồng
SV báo cáo ngay cho Hiệu trưởng Hiệu trưởng sẽ phạt GV về những vi phạm
đó [1]
Thời kỳ Thực dân vào thế kỷ thứ XVI và XVII , cuối năm học đại diện Hội đồng quản trị và Hiệu trưởng dự giờ quan sát việc GV đặt câu hỏi kiểm tra kiến thức cả năm học của SV [1]
Giai đoạn từ 1925-1960 các trường ĐH và cao đẳng sử dụng bảng đánh giá chuẩn đã được kiểm nghiệm dùng cho SV đánh giá GV GV các trường
ĐH và cao đẳng đã nhận thức rõ mục đích và ý nghĩa của bảng đánh giá
Trang 1416
giảng dạy và đã tình nguyện sử dụng bảng đánh giá chuẩn với mục đích cải tiến và điều chỉnh việc giảng dạy của mình trên cơ sở phân tích các kết quả thu được của bảng đánh giá [1]
Từ những năm 1970, ngày càng có nhiều trường ĐH và cao đẳng sử dụng các bảng đánh giá chuẩn Hầu hết các trường ĐH ở châu Âu và Hoa Kỳ đã sử dụng 3 phương pháp đánh giá hiệu quả giảng dạy: đồng nghiệp đánh giá, chủ nhiệm khoa đánh giá và SV đánh giá, trong đó các thông tin thu được từ bảng đánh giá của SV được công nhận là quan trọng nhất [1]
Từ năm 1980 của thế kỷ trước đến nay đã có nhiều nghiên cứu thực nghiệm hơn về các phương pháp đánh giá hiệu quả giảng dạy và các hoạt động của GV với 4 phương pháp sử dụng để đánh giá: SV đánh giá, đồng nghiệp đánh giá, Chủ nhiệm khoa đánh giá và GV tự đánh giá [1]
Trên thế giới, đã có nhiều công trình nghiên cứu về việc SV đánh giá giảng viên Hầu hết các chuyên gia đều đánh giá cao giá trị ý kiến phản hồi
phải tiến hành trong trường [23]
Theo nghiên cứu của Bộ Giáo dục Mỹ năm 1991 dựa trên khảo sát của 40.000 GV ĐH thì 97% các GV cho rằng cần sử dụng đánh giá của SV để
Trang 1517
thẩm định công tác HĐGD [24]
Gibbs (1995) kết luận là ý kiến của SV đang ngày càng được sử dụng nhiều ở Anh, Ramsden cũng đưa ra kết luận tương tự trong báo cáo của một nghiên cứu ở Australia năm 1993 [20]
Nhóm các nghiên cứu liên quan đến các tiêu chí và hình thức đánh giá
Centra (1993), Braskamp và Ory (1994) đã nghiên cứu và xác định các yếu tố thường thấy trong các phiếu đánh giá của sinh viên: lâ ̣p kế hoa ̣ch và tổ chức môn ho ̣c , đô ̣ rõ ràng , kỹ năng giao tiếp /thông tin; giao tiếp , quan hê ̣ giữa giảng viên và sinh viên ; đô ̣ khó của môn ho ̣c , khối lượng bài tâ ̣p ; xếp loại học tập và các bài kiểm tra ; sinh viên đánh giá quá trình ho ̣c tâ ̣p [25][ 26]
Nghiên cứu của Marsh (1984) về sinh viên đánh giá chất lượng giáo du ̣c SEEQ có 9 khía cạnh: học tập, sự nhiê ̣t tình, cách tổ chức, tương tác nhóm, mối quan hê ̣ giữa các cá nhân , tài liệu, các bài kiểm tra /xếp loa ̣i, bài tập và khối lượng công viê ̣c [27]
Nhóm các nghiên cứu liên quan đến đặc trưng của các đánh giá sinh viên
Marsh (1987) và Costin, Greenough, và Menges (1971) đã nghiên cứu về các đă ̣c tr ưng của sinh viên như đô ̣ giá tri ̣ của các đánh giá sinh viên về giảng viên, về đô ̣ tin câ ̣y cũng như những ảnh hưởng của hoa ̣t đô ̣ng sinh viên đánh giá giảng viên liên quan đến chất lượng giảng da ̣y của giảng viên [28][29]
Marsh, H.W và Hocevar, D (1991) trong nghiên cứ u của mình cho thấy đánh giá sinh viên có ổn đi ̣nh cao hay nói cách khác kết quả đánh giá mô ̣t giảng viên có xu hướng không thay đổi qua thời gian [30]
Murray (1985) đã tiến hành nghiên cứu chỉ ra rằng các đánh giá của sinh
Trang 16Cashin, W.E ( 1995) đã tổng kết các nghiên cứu về đánh giá giảng viên trong đó có các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả đánh giá của sinh viên đối với giảng viên Nghiên cứu đã đi đến kết luâ ̣n các yếu tố như tuổi, giới tính và số năm ho ̣c của sinh viên tác đô ̣ng không đáng kể đến kết quả đánh giá của sinh viên Tuy nhiên sự chênh lê ̣ch về năng lực của sinh viên giữa các lớp ho ̣c có thể dẫn đến kết quả khó có tính so sánh giữa các giảng viên Các yếu tố như chức danh , giới tính và thành tích nghiên cứu khoa ho ̣c của giảng viên tác
đô ̣ng không đáng kể đến đến kết quả đánh giá của sinh viên Không có mối tương quan đáng kể giữa xu hướng đánh giá của giảng viên và kết quả đánh giá của sinh viên Giảng viên dạy các môn khoa học xã hội thường được sinh viên đánh giá cao hơn so với các giảng viên da ̣y các môn khoa ho ̣c tự nhiên Sinh viên các lớp sau đa ̣i ho ̣c thường đánh giá giảng viên cao hơn so với các sinh viên bâ ̣c đa ̣i ho ̣c Những môn ho ̣c tự cho ̣n được sinh viên đanh giá cao hơn cá c môn ho ̣c bắt buô ̣c Giảng viên dạy các lớp nhỏ thường được sinh viên đánh giá cao hơn so với giảng viên lớp đông [32]
Nhóm các nghiên cứu liên quan đến hiệu quả , tác động của việc sinh viên đánh giá giảng viên và viê ̣c sử dụng kết quả sinh viên đánh giá giảng viên
Trang 1719
Cohen (1980) đã áp du ̣ng phương pháp phân tích đa chiều để kết hợp những phát hiê ̣n từ 22 phép so sánh về hiệu quả của sinh viên đánh giá giảng viên Kết quả cho thấy những phản hồi c ó ảnh hưởng quan trọng đến giảng dạy Những giảng viên nhâ ̣n được kết quả sinh viên đánh giá giữa kỳ có điểm trung bình đánh giá cuối kỳ cao hơn những giảng viên không nhâ ̣n được [33] Murray (1997) qua nghiên cứ u của mình đã cho thấy chất lượng giảng da ̣y của giảng viên được cải thiện sau khi có hoạt động sinh viên đánh giá giảng viên [34]
Cashin, W.E ( 1999) đã nghiên cứu và nêu rõ kết quả SV đánh giá GV được sử du ̣ng cho nhiều mu ̣c đích như giám sát chất lượng giảng dạy và giúp giáo viên nâng cao chất lượng giảng dạy, tuyển cho ̣n giáo viên, đánh giá giáo viên hàng năm Tuy nhiên cần tham khảo thêm cá nguồn thông tin khác , không nên chỉ sử du ̣ng kết quả sinh viên đánh giá giảng viên [35]
Trong nghiên cứu của mình , Michele Marincovich (1999) đã chỉ ra rằng
có sự thay đổi về hành vi của giảng viên sau khi nhận được kết quả đánh giá của sinh viên Song để có sự thay đổi ma ̣nh mẽ hơn thì cần có sự kết hợp giữa hoa ̣t đô ̣ng sinh viên đánh giá giảng viên với các hình thức khác như giảng viên tự đánh giá, đồng nghiê ̣p đánh giá [24]
Như vậy, trên thế giới các nghiên cứu liên quan đến hoạt động sinh viên đánh giá hoạt động giảng dạy của giảng viên là rất nhiều , đủ các khía ca ̣nh của hoạt động này từ sự cần thiết , các tiêu chí , hình thức, đă ̣c trưng của hoa ̣t
đô ̣ng sinh viên đánh giá HĐGD của giảng viên cho đến các yếu tố ảnh hưởng kết quả, hiê ̣u quả, sự tác đô ̣ng của hoa ̣t đô ̣ng sinh viên đánh giá HĐGD của giảng viên
1.2 Nghiên cứu trong nước:
Tại Việt Nam, việc SV đánh giá hoạt động giảng dạy của GV là vấn đề
Trang 1820
mới cả về lý luận và thực tiễn Hoạt động này mới chỉ được thực hiện trong những năm gần đây, tuy nhiên cũng chỉ mang tính hành chính Việc đánh giá HĐGD qua ý kiến SV mới được Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định
từ năm 2010 Mặc dù vâ ̣y cũng đã có một số trường tiên phong trong công tác này và đến nay cũng đã có mô ̣t số công trình nghiên cứu trong nước về vấn
đề này
Nhóm những nghiên cứu về khả năng áp dụng và sự cần thiết về viê ̣c thực hiê ̣n hoạt động sinh viên đánh giá giảng viên tại Việt Nam
Một trong những nghiên cứu đầu tiên ở Việt Nam về việc SV đánh giá
GV là khảo sát khả năng có thể sử dụng ý kiến phản hồi của SV trong trường
ĐH Sư phạm Tp.HCM được TS Nguyễn Kim Dung thực hiện năm 1999 Nghiên cứu đã khảo sát ý kiến của cán bộ quản lý và GV về giá trị, sự tin cậy của ý kiến SV Kết quả khảo sát cho thấy phần đông các nhà quản lý và GV cho rằng phản hồi của SV phải được sử dụng như một phần của việc đánh giá giảng dạy Ngoài ra, những người tham gia trả lời còn cho rằng nhìn chung, ý kiến của SV là có giá trị [2]
Tại trường ĐH Nha Trang, việc lấy ý kiến SV về HĐGD đã được TS Lê Văn Hảo bắt đầu nghiên cứu từ năm 2003 Kết quả nghiên cứu cho thấy đa số
GV và nhất là tuyệt đại đa số SV đều đánh giá cao sự cần thiết của việc làm này, đồng thời nguồn thông tin từ phía SV được chứng minh là có độ tin cậy tốt Sau khi số liệu thu thập từ SV được phân tích, mỗi GV được nhận một phiếu tổng hợp cá nhân trong đó cho biết kết quả nhận xét của SV đối với mỗi tiêu chí và kết quả xếp loại đối với từng GV Qua theo dõi những GV được SV nhận xét, đa số các điểm yếu đều được các GV cải thiện, có 32% từ chỗ “Khá” trong năm học 2005-2006 đã vươn lên thành “Giỏi” trong năm học 2006-2007 Trường ĐH Nha Trang đã chủ trương kể từ năm học 2006-
Trang 19Mô ̣t trong số công trình nghiên cứu là đề tài “Nghiên cứu mô hình sinh viên đánh giá hiệu quả đào tạo của mỗi môn học trong Đại học Quốc gia Hà Nội”(2003) [4] và đề tài “Thử nghiệm áp dụng Quy trình và mẫu phiếu sinh viên đánh giá hiệu quả đào tạo của môn học tại một số lớp trong Đại học Quốc gia Hà Nội” (2003) [5] đều do PGS TS Nguyễn Phương Nga làm chủ nhiê ̣m
Năm 2008, tác giả Trần Thị Tú Anh trình bày luận văn Thạc sĩ Quản lý Giáo dục đề tài: “Nghiên cứu đánh giá chất lượng giảng dạy đại học tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền” Nghiên cứu này đề ra những tiêu chí, phương pháp tiếp cận và công cụ đánh giá để đo lường chất lượng hoạt động giảng dạy tại Học viện Kết quả cho thấy chất lượng giảng dạy các môn học tại học viện là không đồng đều Khoảng cách chất lượng giữa những môn giảng dạy tốt nhất và kém nhất tương đối xa Ngoài ra, kết quả phân tích còn cho thấy sự khác nhau về mức độ hài lòng của sinh viên với chất lượng giảng dạy môn học giữa các khoa.[6]
Nhóm các nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến việc đánh giá của sinh viên đối với hoạt động giảng dạy của giảng viên
Vũ Thị Quỳnh Nga (2009 ) trong nghiên cứu “Một số yếu tố ảnh hưởng đến việc đánh giá của sinh viên đối với hoạt động giảng dạy” đã cho thấy đánh giá hoạt động giảng dạy của giảng viên qua sinh viên cần chú ý đến đặc điểm của sinh viên như yếu tố giới, con thứ mấy trong gia đình, nghề nghiệp
Trang 2022
của bố, ngành học, năm học, sĩ số lớp học, điểm trung bình chung và mức độ tham gia trên lớp [7]
Phạm Thị Bích (2011) trong đề tài “Tác động của các yếu tố đặc điểm
cá nhân của người học đến việc đánh giá các hoạt động giảng dạy của giảng viên” đã đưa ra kết quả cho thấy các yếu tố như giới tính , hê ̣ đào ta ̣o , năm học có ảnh hưởng đến đánh giá của sinh viên về hoạt động giảng dạ y của giảng viên trong khi yếu tố điểm kết thúc môn ho ̣c không ảnh hưởng đến đánh giá của sinh viên về hoa ̣t đô ̣ng giảng da ̣y của giảng viên [8]
Nhóm nghiên cứu liên quan đến hiệu quả , tác động của hoạt động sinh viên đánh giá hoạt động giảng dạy của giảng viên và sự thay đổi của giảng viên sau khi sinh viên đánh giá giảng viên
Hoàng Trọng Dũng (2010) với đề tài “Tác động của việc lấy ý kiến phản hồi từ sinh viên tới hoạt động giảng dạy tại trường đại học dân lập Văn Lang” đã cho thấy hoa ̣t đô ̣ng sinh viên đánh giá giảng viên đã làm cho các giảng viên thay đổi tích cực Tác giả đã sử dụng kết quả khảo sát của 2 đợt đánh giá cách nhau 5 năm, qua viê ̣c sự du ̣ng thống kê toán ho ̣c so sá nh kết quả giữa 2 đợt khảo sát tác giả đã rút ra kết luâ ̣n các giảng viên đã có sự thay đổi tích cực về phương pháp giảng dạy , phương pháp kiểm tra đánh giá sau khi nhâ ̣n được ý kiến đánh giá của sinh viên [9]
Năm 2011, tác giả Nguyễn Thị Thu Hương đã trình bày đề tài “Sự thích ứng của giảng viên đối với hoạt động sinh viên đánh giá giảng viên tại đại học Thái Nguyên” Nghiên cứu cho thấy giảng viên có sự thích ứng khá cao đối với hoa ̣t đ ộng sinh viên đánh giá giảng viên Hoạt động sinh viên đánh giá giảng viên đã mang lại hiệu quả giúp giảng viên cải thiện được chất lượng giảng dạy [10]
Như vâ ̣y, nhìn chung các nghiên cứu trong nước đã tập trung nghiên cứu
Trang 2123
vào sự cần thiết, các tiêu chí, công cu ̣ đánh giá mức đô ̣ hài lòng của sinh viên đối với giảng viên , các yếu tố tác động đến hoạt động sinh viên đánh giá giảng viên Đối với nghiên cứu về tác động của hoạt động sinh viên đá nh giá giảng viên có nghiên cứu của tác giả Hoàng Tro ̣ng Dũng (2010) Tuy nhiên, trong nghiên cứu này tác giả chỉ dừng lại ở việc so sánh số liệu của 2 đợt khảo sát để đi đến kết luận giảng viên có sự thay đổi tích cực s au khi nhâ ̣n được ý kiến đánh giá của sinh viên Tuy nhiên viê ̣c dựa vào kết quả đánh giá lần thứ 2 cao hơn lần 1 chưa đủ cơ sở để kết luâ ̣n sự thay đổi của giảng viên trong hoa ̣t đô ̣ng giảng da ̣y là do hoa ̣t đô ̣ng sinh viên đánh giá giảng viên, do đó cần có các hoa ̣t đô ̣ng khảo sát sinh viên và giảng viên cũng như nhà quản
lý để có đủ cơ sở kết luận về tác động của hoạt động sinh viên đánh giá giảng viên đến hoa ̣t đô ̣ng giảng da ̣y của giảng viên
Trang 2224
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1 Các khái niệm cơ bản
2.1.1 Tác động
Có rất nhiều cách hiểu về thuật ngữ "tác động" Theo từ điển tiếng viê ̣t wikipedia thì tác đô ̣ng là “ gây ra sự biến đổi nào đó cho sự vật được hành động hướng tới” [11]
Trên quan điểm đánh giá trong giáo dục, Weiss đã định nghĩa "Tác động là kết quả của một chương trình (ví dụ: đó là kết quả thu được đối với những người tham dự một chương trình trừ đi những gì thu được của nhóm người không tham dự chương trình)" Và chính Weiss sau đó đã mở rộng khái niệm này thành " Tác động có thể coi như là những kết quả của một chương trình tới một cộng đồng lớn hơn" Tác động (cũng có thể xem như là kết quả) có thể như dự định hoặc không như dự định; có thể là những tác động tích cực hoặc tiêu cực; có thể đạt được ngay hoặc đạt được sau một thời gian nhất định; và có thể kéo dài hoặc không kéo dài Tác động có thể quan sát được, đo đếm được trong suốt quá trình thực thi, khi dự án kết thúc hoặc sau một thời gian khi kết thúc dự án [12]
Trong nghiên cứu này, tác giả định nghĩa khái niệm tác động như sau:
"Tác động là sự ảnh hưởng của mô ̣t hoa ̣t đô ̣ng tới mô ̣t đối tượng nào đó mà kết quả là mô ̣t sự biến đổi (tích cực hoặc tiêu cực)
2.1.2 Đánh giá
Khái niệm đánh giá (evaluation) rất phổ biến trong giáo dục đại học và
đã có rất nhiều nhà nghiên cứu đưa ra khái niệm về đánh giá
Theo Griffin (1993) Đánh giá là quá trình mô tả đối tượng, bao gồm các hoạt động thu thập thông tin, minh chứng về thành quả học tập của học
Trang 23TS Nguyễn Kim Dung (2008) đưa ra khái niệm: đánh giá là một hình thức chẩn đoán của việc xem xét chất lượng và đánh giá việc giảng dạy, học tập và chương trình đào tạo dựa vào việc kiểm tra chi tiết các chương trình học, cơ cấu và hiệu quả của một cơ sở đào tạo, xem xét bên trong và các cơ chế kiểm soát chất lượng của cơ sở đó [13]
GS TSKH Lâm Quang Thiệp (2009) đưa ra khái niệm: đánh giá là việc nhận định sự xứng đáng của một cái gì đó, chẳng hạn việc đánh giá một chương trình, một nhà trường, một chính sách Đánh giá có thể là định lượng (quantitative) dựa vào các con số hoặc định tính (qualitative) dựa vào các ý kiến và giá trị [14]
Như vậy, có thể thấy nhiều định nghĩa cho cụm từ “đánh giá”, trong nghiên cứu này, tác giả định nghĩa khái niê ̣m đánh giá là “sự thu thập một tập hợp những thông tin và những thông tin này được sử dụng để chẩn đoán, xem xét chất lượng của các hoạt động, khía cạnh của hoa ̣t đô ̣ng giảng da ̣y của giảng viên”
2.1.3 Sinh viên đa ́ nh giá HĐGD của giảng viên
SV đánh giá hoạt động giảng dạy của GV là hoa ̣t đô ̣ng đã có từ lâu đời ở
Trang 2426
các nước có nền giáo dục phát triển trên thế giới Đối với Việt Nam, hoạt động này chưa đượcsử du ̣ng mô ̣t cách rô ̣ng rãi , chưa được sự ủng hô ̣ nhiều từ phía giảng viên Điều này là do trong quan niệm của người Việt Nam
“một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy” mà đã là thầy thì SV không
có quyền nhận xét, đánh giá Chỉ có thầy đánh giá trò, không có chuyện trò đánh giá thầy Và các giảng viên hiện nay cho rằng sinh viên chưa đủ trình
đô ̣ để đưa ra những nhâ ̣n xét, đánh giá chính xác về hoa ̣t đô ̣ng giảng da ̣y của người thầy Tuy vậy, theo xu thế phát triển chung của xã hội, việc đánh giá hoạt động giảng dạy của GV thông qua đánh giá của SV đã bắt đầu được thực hiện trong nhiều trường đại học Và để cho giảm bớt mức độ “nặng nề” đối với GV, ở Việt Nam hiện nay sử dụng cụm từ “ lấy ý kiến phản hồi của
SV về HĐGD của GV” thay cho “SV đánh giá HĐGD của GV”
Thực chất của việc SV đánh giá HĐGD của GV hay “lấy ý kiến phản hồi của SV về HĐGD của GV” là sự đo lường hiệu quả giảng dạy của giảng viên thông qua tiếp nhâ ̣n của người ho ̣c với tư cách là chủ thể và đối tượng của quá trình giáo dục
Việc lấy ý kiến của SV thể hiện mức độ hài lòng của SV đối với GV, là
cơ hội để SV đóng góp ý kiến với GV, khắc phục tình trạng trao đổi ngoài lề hay tạo ra những dư luận không mang tính xây dựng phía sau giảng đường Viê ̣c nhâ ̣n được các thông tin đánh giá này sẽ giú p cho giảng viên có những thông tin hữu ích để xem xét la ̣i hoa ̣t đô ̣ng giảng da ̣y của mình , phát huy những thế mạnh, ưu điểm và khắc phục những tồn tại, hạn chế nhằm đảm bảo chất lượng hoạt động giáo dục
Như vâ ̣y trong nghiên cứu này , tác giả định nghĩa hoạt động sinh viên đánh giá hoạt động giảng dạy của giảng viên là hoạt động “sinh viên đưa ra các nhận xét, góp ý về hoạt động giảng dạy của giảng viên”
Trang 2527
2.1.4 Giảng viên tự đánh giá hoạt động giảng dạy
Giảng viên tự đánh giá là một trong những phương thức đánh giá hoạt động giảng dạy của GV Thông qua việc tự đánh giá, GV sẽ tự nhìn nhận lại
và có cơ hội để hoàn thiện và làm mới mình hơn Nói cách khác, đây là phương tiện để từng cá nhân GV xác định hiệu quả giảng dạy của mình Thực hiện hoạt động tự đánh giá hoạt động giảng dạy cũng gần như tiến hành một nghiên cứu Trong cả hai trường hợp, GV phải trả lời những câu hỏi chính yếu liên quan đến vấn đề nghiên cứu Điểm mấu chốt để thực hiện
tự đánh giá hay một nghiên cứu đạt kết quả tốt là phải xác định được những câu hỏi cần trả lời và cách thức trả lời những câu hỏi đó Thông thường GV thường đặt ra những câu hỏi đối với việc giảng dạy của mình là: Tôi giảng như thế nào? Khía cạnh nào đã được thực hiện tốt và khía cạnh nào cần phải được thay đổi cải tiến? Câu hỏi thứ nhất nhằm xác định một sự đánh giá chung trên tất cả các mặt của cả quá trình giảng dạy Ở câu hỏi thứ hai, cần có những phương pháp, kĩ thuật nhằm đánh giá chi tiết hơn những khía cạnh cụ thể của hoạt động giảng dạy
Qua thời gian, hầu hết GV đều thực hiện hoạt động giảng dạy của mình tốt hơn vì tích lũy được nhiều kinh nghiệm hơn Thực ra việc tiến hành tự đánh giá của GV được thực hiện thường xuyên, liên tục và là việc làm tự thân của mối GV khi bắt đầu bước vào nghề Mỗi GV với đạo đức nghề nghiệp phải không ngừng trau dồi kiến thức, trình độ chuyên môn cũng như phương pháp giảng dạy để đáp ứng nhu cầu học tập của SV và bắt kịp với thời đại Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp GV tự đánh giá, cải tiến trong giai đoạn nào đó nhằm đạt được mục đích đề ra và sau đó họ ngừng lại quá trình tự đánh giá và cải tiến này Điều đó sẽ dẫn đến: những người này
sẽ có hiệu quả hoạt động giảng dạy ngày một kém hơn Do vậy, người GV cần có sự lựa chọn, kết hợp khéo léo, để hoạt động tự đánh giá của mình cho
Trang 2628
kết quả trung thực, khách quan; căn cứ vào đó phát huy những mặt mạnh và khắc phục những tồn tại trong giảng dạy
Trong nghiên cứu này , tác giả định nghĩa khái niệm tự đánh giá hoạt
đô ̣ng giảng da ̣y của giả ng viên là “hoạt động tự đưa ra các nhận xét trung thực, khách quan về các mặt của hoạt động giảng dạy của giảng viên”
2.1.5 Đồng nghiệp đánh giá
Đồng nghiệp đánh giá là một phương thức đánh giá hữu hiệu khi muốn biết chất lượng một trường đại học nói chung và chất lượng hoạt động của
GV nói riêng Hoạt động tự đánh giá của GV ở trên được tiến hành một cách
tỉ mỉ, cẩn trọng đầy tính phê phán thôi chưa đủ vì nó còn mang tính chủ quan nên đồng nghiệp đánh giá , một hình thức đánh giá ngoài khách quan
là điều hết sức cần thiết Bản thân mỗi người, nhiều khi cũng không nhìn thấy hết thiếu sót của mình cũng như việc nhìn sai bản chất của vấn đề, chính vì thế quan sát của những người ngoài đối với những gì chúng ta làm
để đánh giá là việc làm không thể thiếu Người ngoài sẽ giúp giơ cao tấm gương phản chiếu để mỗi chúng ta thấy được những gì mình đã làm được và những gì mình còn thiếu sót, sai lầm
Như vậy, bản chất của đồng nghiệp đánh giá trong hoạt động giảng dạy là việc tìm kiếm, thu thập các thông tin về chất lượng giảng dạy của GV này thông qua GV khác
Tuy nhiên, việc sử dụng phương pháp đồng nghiệp đánh giá chỉ có hiệu quả khi GV đánh giá là người có đạo đức nghề nghiệp và tính khách quan cao Thêm vào đó, người đánh giá phải có kĩ năng quan sát đánh giá và phân tích thông tin Các thông tin thu được phải nhằm mục đích để định hướng phát triển chuyên môn cho GV; không nên dùng để ra các quyết định về nhân
sự
Trang 2729
2.1.6 Công cụ đánh giá hoạt động giảng dạy
Việc đánh giá chất lượng giảng dạy có thể thực hiện với những công cụ khác nhau có thể là bộ phiếu hỏi điều tra, các câu hỏi phỏng vấn, phiếu quan sát…Viê ̣c sinh viên đánh giá giảng viên hiê ̣n nay được sử du ̣ng dưới hình thức thông qua bảng hỏi với các mu ̣c khoảng hơn ba chu ̣c câu hỏi về giảng viên
Khi xây dựng, thiết kế công cụ đo lường, đánh giá cần bắt đầu từ những công cụ đơn giản nhất như phiếu trưng cầu ý kiến, phiếu hỏi, bảng nghiệm
kê đến những hình thức phức tạp hơn như các thang đo chuẩn hay các trắc nghiệm chuẩn Điều quan trọng là phải biết công cụ đó dùng để đo cái gì? Công cụ đó được thiết kế nhằm mục đích đo lường hiện tượng hay sự việc nào?
Một bộ công cụ đo lường tốt phải được thiết kế khoa học, theo đúng qui trình và các nguyên tắc thiết kế, đồng thời phải được đánh giá về mặt thực
tế, kiểm nghiệm bằng thống kê để khẳng định liệu nó có đưa ra được những thông tin chính xác và tin cậy, có nhiều lợi ích hay không
Một vấn đề không kém phần quan trọng khi thiết kế công cụ đánh giá là việc xác định đối tượng được hỏi hay đối tượng được yêu cầu cung cấp thông tin Việc thiết kế một bộ công cụ đo lường, đánh giá nói chung và hoạt động giảng dạy nói riêng có chất lượng tốt không phải đơn giản Một
bộ công cụ được đánh giá tốt phải là bộ công cụ có độ giá trị (độ hiệu lực)
và độ tin cậy nằm trong khoảng (0.7 – 1.00)
Độ giá trị của một bộ công cụ đo tức là mức độ mà bộ công cụ đo được mục tiêu đặt ra Nói cách khác bộ công cụ có đo được đúng cái cần đo hay không không
Độ tin cậy của bộ công cụ đo chính là mức độ chính xác của bộ công cụ
Trang 2830
đó, hoặc là có một sai số cho phép
2.1.7 Hoạt động giảng dạy
Tài liệu giảng dạy
Một trong những việc quan trọng của HĐGD mà GV cần phải thực hiện trước hết là biên soa ̣n tài liệu giảng dạy Việc này cần phải được chuẩn bị trước khi tổ chức giảng dạy cho SV Đây là hoa ̣t đô ̣ng hết sức quan tro ̣ng, tài liệu giảng dạy cần được GV biên soạn đầy đủ để cung cấp cho người học trước khi giảng dạy môn học sẽ giúp cho người học tự nghiên cứu trước về
nô ̣i dung của từng bài học trước khi lên lớp , giúp cho hoạt động dạy – học hiê ̣u quả hơn Đồng thời với việc cung cấp cho sinh viên tài liệu giảng dạy mà giảng viên biên soạn thì giảng viên cũng giới thiệu các tài liệu tham khảo cho sinh viên, để sinh viên có thể tự tìm hiểu bổ sung thêm những kiến thức hữu ích liên quan đến bài học Công viê ̣c này đòi hỏi không những giảng viên phải giới thiê ̣u đầy đủ các tài liê ̣u tham khảo mà còn phải đảm bảo viê ̣c các tài liê ̣u được giới thiê ̣u thực sự hữu ích đối với sinh viên
Nội dung giảng dạy
Là tổ hợp các cách thức hoạt động, thao tác với nội dung học vấn do các chủ thể của quá trình dạy học thực hiện, diễn ra trong môi trường dạy học, xác định và chịu sự ảnh hưởng của các nguồn lực vật chất của dạy và học, đưa lại những sản phẩm cụ thể phản ánh mục tiêu của dạy và học
Có thể khái quát 2 thành phần chính là nội dung học vấn và các yếu tố
có liên quan đến sự vận động của nội dung học vấn trong dạy học Nội dung học vấn, bao gồm 4 yếu tố sau: (1)Tri thức về thế giới và các phương thức hoạt động ; (2) Kinh nghiệm tiến hành các phương thức hoạt động ; (3) Kinh nghiệm hoạt động sáng tạo; (4) Kinh nghiệm cảm xúc và đánh giá Các yếu tố liên quan đến sự vận động của nội dung học vấn: (1) Các hoạt động và chủ
Trang 2931
thể hoạt động; (2) Môi trường và động lực dạy – học; (3) Các nguồn lực vật chất của dạy – học; (4) Sản phẩm của dạy học [15]
Phương pháp giảng dạy
Phương pháp giảng da ̣y là một thành tố hết sức quan trọng của quá trình dạy học Khi đã xác định được mục đích, nội dung chương trình dạy học, thì phương pháp dạy và học của thầy và trò sẽ quyết định chất lượng quá trình dạy học
Trong triết học, vấn đề phương pháp được đề cập từ rất sớm và khá nhiều Thuật ngữ “phương pháp” bắt nguồn từ tiếng Hi Lạp: “Metodos”, có nghĩa là con đường, cách thức vận động của một sự vật hiện tượng Trong lĩnh vực giáo dục, phương pháp giảng da ̣y không phải là một thực thể độc lập, vì mục đích tự thân, mà chỉ là hình thức vận động của một hoạt động đặc thù: Hoạt động dạy học Hoạt động dạy học là hoạt động phối hợp của hai chủ thể đó là giáo viên và học sinh Trong thực tiễn, phương pháp dạy học thường được hiểu là cách thức tiến hành các hoạt động của người dạy và người học nhằm thực hiện một nội dung dạy học đã được xác định
Định nghĩa về Phương pháp giảng da ̣y được diễn đạt theo những cách khác nhau theo mỗi tác giả Tác giả Phan Trọng Ngọ (2005) đã định nghĩa Phương pháp giảng da ̣ymột cách ngắn gọn như sau: định nghĩa chung nhất về PPGD là những con đường, cách thức tiến hành hoạt động dạy học [16, tr145] Tác giả Phạm Viết Vượng (2000) đã đưa ra định nghĩa một cách chi tiết và cụ thể: Theo nghĩa chung nhất phương pháp là con đường, là cách thức
mà chủ thể sử dụng để tác động nhằm chiếm lĩnh hoặc biến đổi đối tượng theo mục đích đã định Tóm lại, phương pháp dạy học là tổng hợp các cách thức hoạt động phối hợp của giáo viên và học sinh, trong đó phương pháp
Trang 3032
dạy chỉ đạo phương pháp học, nhằm giúp học sinh chiếm lĩnh hệ thống kiến thức khoa học và hình thành hệ thống kỹ năng, kỹ xảo thực hành sáng tạo [17, tr93]
Như vậy, dù được diễn đạt theo những cách khác nhau, từ những định nghĩa trên có thể rút ra những đặc trưng chung của phương pháp dạy học như sau: (1) Phương pháp dạy học là những con đường, cách thức hoạt động phối hợp của giáo viên và học sinh; (2) Nhằm thực hiện một nội dung dạy học đã được xác định; (3) Chủ thể của hoạt động dạy là giáo viên, người tổ chức mọi hoạt động học tập của học sinh Chủ thể của hoạt động học là học sinh, chủ thể tích cực trong nhận thức, rèn luyện và tu dưỡng bản thân
Trách nhiệm – sự nhiê ̣t tình
Trong quá trình giảng da ̣y , giảng viên cần có trách nhiệm trong việc thực hiê ̣n kế hoa ̣ch giảng da ̣y theo đ úng yêu cầu Đồng thời người giảng viên cần ta ̣o ra môi trường ho ̣c tâ ̣p thân thiê ̣n đối với người ho ̣c Giảng viên cần giải đáp thỏa đáng các thắc mắc của người học không chỉ trong giờ lên lớp mà còn nhiệt tình giúp đỡ người ho ̣c các vấn đề liên quan đến ho ̣c tâ ̣p
Kiểm tra – đánh giá
Kiểm tra đánh giá cũng là một phần quan trọng không thể thiếu trong hoạt động giảng dạy của giảng viên Hoạt động kiểm tra đánh giá là một phần không thể tách rời của hoạt động dạy - học Trong quá trình đào tạo, chỉ thông qua các hình thức kiểm tra đánh giá mới biết kết quả quá trình giảng dạy đã tác động đến người học như thế nào Do vậy, việc kiểm tra đánh giá học viên
là công việc thường xuyên mà bất kỳ giảng viên nào cũng phải thực hiện Kiểm tra đánh giá là một phần không thể tách rời của hoạt động dạy - học Kiểm tra đánh giá không chỉ cho biết kết quả của hoạt động dạy - học mà còn là động lực thúc đẩy người học tự điều chỉnh phương pháp
Trang 31Như vậy, trong nghiên cứu này, tác giả định nghĩa hoạt động giảng dạy của giảng viên là một hoạt động tổng hợp bảo gồm các hoạt động: Chuẩn bị tài liệu giảng dạy, nội dung giảng dạy, phương pháp giảng dạy, trách nhiệm -
sự nhiệt tình trong quá trình giảng dạy và kiểm tra – đánh giá
2.2 Mô hình nghiên cứu
Từ những khái niệm cơ bản trên, mô hình nghiên cứu được xây dựng như sau:
SINH VIÊN ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG GIẢNG
DẠY CỦA GIẢNG VIÊN
HOẠT ĐỘNG GIẢNG DẠY CỦA GIẢNG VIÊN
PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY
TRÁCH NHIỆM –
SỰ NHIỆT TÌNH
NỘI DUNG GIẢNG DẠY
Trang 3234
Theo mô hình này thì sinh viên đánh giá HĐGD của giảng viên là đánh giá tất cả các mặt của hoạt động giảng dạy của giảng viên từ tài liệu giảng dạy, nội dung giảng dạy, phương pháp giảng dạy đến trách nhiệm, sự nhiệt tình trong quá trình giảng dạy và kiểm tra đánh giá Đồng thời mô hình cũng cho thấy việc sinh viên đánh giá HĐGD của giảng viên sẽ tác động lên tất cả các mặt của hoạt động giảng dạy của giảng viên
Trang 3335
CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Bối cảnh nghiên cứu
3.1.1 Giới thiệu về Trường Đại học Khoa học – Đại học Huế
Trường Đại học Khoa học Huế - Đại học Huế (gọi tắt là trường Đại học Khoa học Huế ), tiền thân là trường Đại học Tổng hợp Huế, được thành lập theo Quyết định số 426/TTg ngày 27-10-1976 của Thủ tướng chính phủ trên
cơ sở sát nhập Đại học Khoa học và Đại học Văn khoa của Viện Đại học Huế trước đây (Viện ĐH Huế thành lập năm 1957) Năm 1994, theo Nghị định số 30/CP của Chính phủ về việc thành lập Đại học Huế, trường Đại học Tổng hợp trở thành trường thành viên của Đại học Huế và được đổi tên thành trường Đại học Khoa học
Sứ mạng của Trường Đại học Khoa học Huế được xác định như sau:
"Trường Đại học Khoa học- Đại học Huế là cơ sở đào tạo đại học, sau đại học đa ngành, đa lĩnh vực và nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ về khoa học tự nhiên, khoa học xã hội-nhân văn, kỹ thuật và công nghệ; là nơi cung cấp nguồn nhân lực và sản phẩm khoa học công nghệ chất lượng cao, đáp ứng sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, trực tiếp là các tỉnh miền Trung- Tây Nguyên"
Cơ sở vật chất phục cho đào tạo và nghiên cứu khoa học
Hiện nay Trường có 13 khoa, 6 phòng chức năng, 6 trung tâm,và 01 trung tâm thông tin thư viện Tổng số CBCC, lao động là 476 người, trong đó
có 342 CBGD, 24 PGS, 74 Tiến sĩ, 159 Thạc sĩ, 181 giảng viên chính, 08 chuyên viên chính và thư viện viên chính
Trang 3436
Trường đang đào tạo 08 chuyên ngành NCS, 29 chuyên ngành thạc sĩ,
23 chuyên ngành Cử nhân, 02 chuyên ngành đào tạo THCN và đào tạo THPT khối chuyên Toán, Văn, Hoá, Sinh Tổng số học viên, sinh viên, học sinh của Trường hiện nay gần 10.000; tuyển sinh hàng năm hơn 1.500 sinh viên chính quy, 1.500 sinh viên hệ vừa làm vừa học và 500 hệ chuyên tu - bằng hai, quy
mô tăng từ 10 - 12%
3.1.2 Hoạt động Sinh viên đánh giá HĐGD của GV tại Trường Đại học
Khoa học - Đại học Huế:
Tầm quan trọng của việc sinh viên đánh giá HĐGD của giảng viên.
Chất lượng HĐGD của đội ngũ GV là một trong những yếu tố quan trọng có ý nghĩa quyết định và liên quan toàn diện tới việc cải tiến chất lượng giáo dục ĐH Vì vậy, việc đánh giá và thúc đẩy GV cải tiến chất lượng HĐGD đang là yêu cầu đặt ra cho các trường đại học Tuy nhiên, vấn đề đặt
ra là làm thế nào để quản lý, đánh giá và thúc đẩy GV cải tiến chất lượng HĐGD Ảnh hưởng đến việc cải tiến chất lượng HĐGD của GV, có những yếu tố khác nhau như: Sự tích lũy kinh nghiệm chuyên môn; sự ý thức về nghề nghiệp, vai trò, nhiệm vụ của người GV; Sự trưởng thành qua quá trình đào tạo, bồi dưỡng… Vì vậy để tạo điều kiện cho giảng viên có được những
ý kiến đánh giá từ SV, Từ năm 2007 đến nay Nhà trường đã thường xuyên tiến hành hoạt động sinh viên đánh giá hoạt động giảng dạy của giảng viên
Từ đó đến nay, việc này đã được thực hiện định kỳ, trên phạm vi toàn trường
và coi đây là biện pháp quan trọng nhằm đảm bảo chất lượng đào tạo
Ngày nay với sự phát triển của xã hội, vai trò của GV và SV đã thay đổi rất nhiều, mối quan hệ hợp tác giữa GV và SV được chú trọng nhiều hơn
SV có xu hướng tích cực là những người tham gia vào quá trình dạy-học hơn
Trang 3537
là những người tiếp thu kiến thức một cách thụ động Vì vậy, nhằm phát huy cao nhất năng lực của người học, làm phát triển tối đa năng lực tự học, tự nghiên cứu, năng lực tư duy, sáng tạo, trí thông minh của người học, dạy học hiện đại “lấy người học làm trung tâm” từ lâu đã được áp dụng rộng rãi ở các quốc gia có nền giáo dục tiên tiến trên thế giới Tại Việt Nam, việc sử dụng các PPGD tích cực theo triết lý “lấy người học làm trung tâm” là yêu cầu từ lâu đã được đặt ra Tuy nhiên việc lấy người học làm trung tâm trong quá trình dạy học vẫn còn gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của lối dạy học truyền thống nặng về lý thuyết, mang tính kinh viện Việc SV đánh giá hoạt động giảng dạy của GV chính là một trong những việc đó Dạy học hiện đại
“lấy người học làm trung tâm” và sử dụng “phương pháp tích cực” là phương pháp hướng tới người học, khai thác tiềm năng trí tuệ của người học, phát huy tối đa tính tích cực và sáng tạo của họ Đó là con đường để nâng cao chất lượng dạy học Chính vì vậy, trong chính sách đảm bảo và nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường, việc SV đánh giá hoạt động giảng dạy của GV
đã được xác định là một trong những việc phải làm
Dạy học là hoạt động phối hợp giữa hai chủ thể là giảng viên và học sinh Giảng viên là chủ thể của HĐGD Học sinh là chủ thể của hoạt động học tập - chủ thể có ý thức, chủ động, tích cực và sáng tạo trong nhận thức
và rèn luyện nhân cách Nhằm kích thích tính chủ động, sáng tạo của SV đòi hỏi cần phải quan tâm và tạo điều kiện cho SV đưa ra ý kiến phản hồi Họ có quyền phản hồi lại chất lượng giảng dạy của GV là tốt hay không tốt Điều này đảm bảo thông tin hai chiều trong hoạt động dạy học giữa GV và SV được thực hiện Đây cũng là một trong những biểu hiện cụ thể của dạy học hiện đại lấy người học làm trung tâm
Trong bất kỳ thời đại nào, đội ngũ giảng viên luôn là lực lượng có vai trò đặc biệt quan trọng, là người quyết định chất lượng giáo dục Điều 15 luật
Trang 3638
giáo dục cũng đã khẳng định: “Nhà giáo giữ vai trò quyết định trong việc bảo đảm chất lượng giáo dục” Vì vậy trong vấn đề xây dựng đội ngũ, nhà quản lý cần phải có sự giám sát, có thông tin phản hồi về chất lượng giảng dạy của đội ngũ GV
Đào tạo theo Tín chỉ là xu thế Hiện tại Trường Đại học Khoa học - Đại học Huế đào tạo xong khóa học tín chỉ đầu tiên Và việc SV đánh giá hoạt động giảng dạy của GV là một trong những việc cần thiết phải làm đối với đào tạo theo học chế tín chỉ Đối với lãnh đạo nhà trường đây là một trong những kênh thông tin tham khảo để đánh giá về chất lượng giảng dạy của giảng viên và đồng thời đây cũng là một biện pháp đảm bảo chất lượng
Việc tổ chức hoạt động Sinh viên đánh giá HĐGD của GV tại Trường Đại học Khoa học - Đại học Huế
Tại trường Đại học Khoa học Huế, từ năm học 2007 -2008 đến nay, việc SV đánh giá HĐGD của GV đã được thực hiện định kỳ, trên phạm vi toàn trường Để giảng viên quen dần với công việc này đồng thời để tránh cho giảng viên khỏi e ngại, công tác tổ chức cho SV đánh giá hoạt động giảng dạy của GV được gọi là “Hoạt động thu thập ý kiến phản hồi của sinh viên về hoạt động giảng dạy của giảng viên”
Đánh giá chất lượng hoạt động giảng dạy được thực hiện trên các góc
độ đánh giá: Nội dung 1: Kế hoạch và giờ giấc lên lớp; Nội dung 2: Tài liệu tham khảo; Nội dung 3: Nội dung giảng dạy; Nội dung 4: Phương pháp giảng dạy Nội dung 5: Sự nhiệt tình trong giảng dạy; Nội dung 6: Kiểm tra - Đánh giá
Qua quá trình xây dựng, đánh giá và dựa vào sự tư vấn của các chuyên gia xã hội học, Nhà trường đã cụ thể hóa thành các tiêu chí và đi xây dựng các chỉ số Từ đó xây dựng các tiêu chí và các chỉ số như sau:
Trang 37- Giờ giấc lên lớp
- Thực hiện kế hoạch giảng dạy theo lịch trình
2.Tài liệu tham khảo - Biên soạn tài liệu giảng dạy
- Giới thiệu tài liệu tham khảo
- Mức độ hữu ích của tài liệu tham khảo
3 Nội dung giảng dạy - Giới thiệu đề cương
- Trình bày nội dung đảm bảo theo đề cương
- Trình bày chính xác kiến thức
cơ bản của học phần
- Cập nhật và mở rộng kiến thức
- Sắp xếp nội dung học phần
- Chuẩn bị bài giảng khi đến lớp
4 Phương pháp giảng dạy - Trình bày bài giảng dễ hiểu
- Tạo điều kiện cho sinh viên phát biểu
- Phát triển tư duy phản biện cho sinh viên
- Phương pháp giảng dạy lôi cuốn
- Sử dụng thời gian trên lớp hiệu quả
- Sử dụng các phương tiện dạy học hiệu quả
5 Sự nhiệt tình trong giảng dạy - Giải đáp thắc mắc của sinh viên - Nhiệt tình trong giảng dạy
- Giúp đỡ sinh viên các vấn đề liên quan học tập
Trang 38Phương pháp tính điểm của phiếu lấy ý kiến phản hồi
Mỗi câu hỏi có 4 phương án trả lời tùy theo từng câu hỏi cụ thể nhưng đều có mức độ tăng dần tính tích cực Mỗi phương án trả lời được quy ra mức điểm cụ thể
Phương án trả lời Điểm
Quy trình sinh viên đánh giá ( thu thập ý kiến phản hồi) và xử lý kết quả:
1 Thông báo cho GV biết chủ trương và nội dung phiếu Thu thập ý kiến phản hồi
2 Phòng Khảo thí – ĐBCLGD tổ chức Thu thập ý kiến phản hồi của
SV vào cuối mỗi học kỳ
3 Nhập liệu, tổng hợp kết quả ý kiến phản hồi
Trang 3941
4 Gửi ý kiến phản hồi đầy đủ cho GV
5 Gửi kết quả tổng hợp của từng khoa cho Trưởng khoa
6 Gửi kết quả tổng hợp của toàn trường cho Hiệu trưởng
7 Trưởng khoa nhắc nhở, góp ý riêng đối với giảng viên GV có kết quả thấp của khoa
Vấn đề “Trò đánh giá Thầy” là rất tế nhị đối với truyền thống văn hóa nước ta, do đó, nếu sử dụng không khéo sẽ phản tác dụng Vì đối với GV, ngoài tác dụng tích cực là cảnh báo, giúp GV chủ động hơn còn có tác dụng tiêu cực là làm cho họ bị ức chế khi chỉ ra nhược điểm của họ Để làm phát huy tác dụng thứ nhất và giúp GV biết nhà trường có làm việc này, ngay từ lần đầu tiên, nhà trường có gửi thông báo và mẫu Phiếu tới từng GV Khi GV biết nhà trường có thực hiện Thu thập ý kiến phản hồi của SV về HĐGD, GV
sẽ cẩn thận hơn, nghiêm túc hơn, biết có “camera” theo dõi thì phải chuẩn bị tốt hơn
Cuối học kỳ, phòng Khảo thí – ĐBCLGD sẽ chủ động lên kế hoạch triển khai Thu thập ý kiến phản hồi Hình thức thu thập là phát phiếu trực tiếp cho sinh viên Trước khi phát phiếu, SV được giải thích rõ về mục đích, ý nghĩa và cách chọn phương án trả lời Phiếu được thu lại ngay sau khi SV đã thực hiện xong Sau khi thu về, phiếu được kiểm tra kỹ lưỡng về số lượng, hiện trạng phiếu…
Phòng Khảo thí – ĐBCLGD nhập liệu, xử lý và lưu trữ các thông tin từ phiếu hỏi Kết quả xử lý được gửi về cho 3 đối tượng là cá nhân giảng viên, Trưởng khoa và Ban Giám Hiệu Ban giám hiệu lên kế hoạch họp với trưởng khoa để trao đổi, góp ý về kết quả ý kiến phản hồi từ SV của mỗi khoa và lưu
ý những trường hợp có vấn đề Trưởng khoa sẽ gặp trực tiếp, nhắc nhở đối với những giảng viên có vấn đề
Trang 4042
Như vậy, trường Đại học Khoa học Huế đã xây dựng được quy trình Thu thập ý kiến phản hồi Chủ trương Thu thập ý kiến phản hồi của nhà trường hiện nay là cảnh báo, nhắc nhở Vì vậy kết quả ý kiến phản hồi của SV chưa công khai đại trà
3.2 Phương pháp nghiên cứu
Như đã trình bày ở phần mở đầu, nghiên cứu này tiến hành theo phương pháp định lượng Nghiên cứu sẽ tiến hành khảo sát ý kiến của các giảng viên và sinh viên để tiến hành đánh giá tác động của việc SV đánh giá hoạt động giảng dạy của GV đến hoạt động giảng dạy của giảng viên
3.2.1 Mẫu nghiên cứu
Như đã đề cập trong phần mở đầu, đối tượng sinh viên nghiên cứu lý
tưởng là sinh viên các lớp đã tham gia đánh giá hoạt động giảng dạy của giảng viên và đã được các giảng viên đó dạy lần thứ 2 Tuy nhiên việc tìm ra chính xác số sinh viên này là khó khăn do đó nhóm đối tượng được dùng cho khảo sát này là các sinh viên học năm thứ 3 và năm thứ 4 của Nhà trường Quy mô của tổng thể khoảng 3000 sinh viên Đối tượng giảng viên nghiên cứu lý tưởng là toàn bộ 342 giảng viên của Trường Tuy nhiên do không có điều kiện khảo sát nên sẽ lựa chọn khoảng 100 giảng viên từ tất cả các khoa
để khảo sát
Nghiên cứu sẽ được tiến hành trên các lớp năm 3 và năm thứ 4 của tất
các khoa của Nhà trường và giảng viên của các giảng viên từ tất cả các khoa
Cách chọn mẫu lý tưởng là lựa chọn ngẫu nhiên bằng cách lập danh
sách tất cả sinh viên các lớp năm 3, năm 4 của trường và các giảng viên của Trường dùng các con số ngẫu nhiên để lựa chọn làm mẫu nghiên cứu Tuy nhiên cách làm này sẽ gặp nhiều khó khăn và tốn nhiều thời gian nên sẽ có một số điều chỉnh bằng cách lấy mẫu: