8. Phƣơng pháp nghiên cứu
3.1 Bối cảnh nghiên cứu
3.1.1 Giới thiệu về Trường Đại học Khoa học – Đại học Huế
Trƣờng Đại học Khoa học Huế - Đại học Huế (gọi tắt là trƣờng Đại học Khoa học Huế ), tiền thân là trƣờng Đại học Tổng hợp Huế, đƣợc thành lập theo Quyết định số 426/TTg ngày 27-10-1976 của Thủ tƣớng chính phủ trên cơ sở sát nhập Đại học Khoa học và Đại học Văn khoa của Viện Đại học Huế trƣớc đây (Viện ĐH Huế thành lập năm 1957). Năm 1994, theo Nghị định số 30/CP của Chính phủ về việc thành lập Đại học Huế, trƣờng Đại học Tổng hợp trở thành trƣờng thành viên của Đại học Huế và đƣợc đổi tên thành trƣờng Đại học Khoa học.
Sứ mạng của Trƣờng Đại học Khoa học Huế đƣợc xác định nhƣ sau:
"Trường Đại học Khoa học- Đại học Huế là cơ sở đào tạo đại học, sau đại học đa ngành, đa lĩnh vực và nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ về khoa học tự nhiên, khoa học xã hội-nhân văn, kỹ thuật và công nghệ; là nơi cung cấp nguồn nhân lực và sản phẩm khoa học công nghệ chất lượng cao, đáp ứng sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, trực tiếp là các tỉnh miền Trung- Tây Nguyên".
Cơ sở vật chất phục cho đào tạo và nghiên cứu khoa học.
Hiện nay Trƣờng có 13 khoa, 6 phòng chức năng, 6 trung tâm,và 01 trung tâm thông tin thƣ viện. Tổng số CBCC, lao động là 476 ngƣời, trong đó có 342 CBGD, 24 PGS, 74 Tiến sĩ, 159 Thạc sĩ, 181 giảng viên chính, 08 chuyên viên chính và thƣ viện viên chính.
36
Trƣờng đang đào tạo 08 chuyên ngành NCS, 29 chuyên ngành thạc sĩ, 23 chuyên ngành Cử nhân, 02 chuyên ngành đào tạo THCN và đào tạo THPT khối chuyên Toán, Văn, Hoá, Sinh. Tổng số học viên, sinh viên, học sinh của Trƣờng hiện nay gần 10.000; tuyển sinh hàng năm hơn 1.500 sinh viên chính quy, 1.500 sinh viên hệ vừa làm vừa học và 500 hệ chuyên tu - bằng hai, quy mô tăng từ 10 - 12%.
3.1.2 Hoạt động Sinh viên đánh giá HĐGD của GV tại Trường Đại học Khoa học - Đại học Huế:
Tầm quan trọng của việc sinh viên đánh giá HĐGD của giảng viên.
Chất lƣợng HĐGD của đội ngũ GV là một trong những yếu tố quan trọng có ý nghĩa quyết định và liên quan toàn diện tới việc cải tiến chất lƣợng giáo dục ĐH. Vì vậy, việc đánh giá và thúc đẩy GV cải tiến chất lƣợng HĐGD đang là yêu cầu đặt ra cho các trƣờng đại học.. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là làm thế nào để quản lý, đánh giá và thúc đẩy GV cải tiến chất lƣợng HĐGD. Ảnh hƣởng đến việc cải tiến chất lƣợng HĐGD của GV, có những yếu tố khác nhau nhƣ: Sự tích lũy kinh nghiệm chuyên môn; sự ý thức về nghề nghiệp, vai trò, nhiệm vụ của ngƣời GV; Sự trƣởng thành qua quá trình đào tạo, bồi dƣỡng…. Vì vậy để tạo điều kiện cho giảng viên có đƣợc những ý kiến đánh giá từ SV, Từ năm 2007 đến nay Nhà trƣờng đã thƣờng xuyên tiến hành hoạt động sinh viên đánh giá hoạt động giảng dạy của giảng viên. Từ đó đến nay, việc này đã đƣợc thực hiện định kỳ, trên phạm vi toàn trƣờng và coi đây là biện pháp quan trọng nhằm đảm bảo chất lƣợng đào tạo.
Ngày nay với sự phát triển của xã hội, vai trò của GV và SV đã thay đổi rất nhiều, mối quan hệ hợp tác giữa GV và SV đƣợc chú trọng nhiều hơn. SV có xu hƣớng tích cực là những ngƣời tham gia vào quá trình dạy-học hơn
37
là những ngƣời tiếp thu kiến thức một cách thụ động. Vì vậy, nhằm phát huy cao nhất năng lực của ngƣời học, làm phát triển tối đa năng lực tự học, tự nghiên cứu, năng lực tƣ duy, sáng tạo, trí thông minh của ngƣời học, dạy học hiện đại “lấy ngƣời học làm trung tâm” từ lâu đã đƣợc áp dụng rộng rãi ở các quốc gia có nền giáo dục tiên tiến trên thế giới. Tại Việt Nam, việc sử dụng các PPGD tích cực theo triết lý “lấy ngƣời học làm trung tâm” là yêu cầu từ lâu đã đƣợc đặt ra. Tuy nhiên việc lấy ngƣời học làm trung tâm trong quá trình dạy học vẫn còn gặp nhiều khó khăn do ảnh hƣởng của lối dạy học truyền thống nặng về lý thuyết, mang tính kinh viện. Việc SV đánh giá hoạt động giảng dạy của GV chính là một trong những việc đó. Dạy học hiện đại “lấy ngƣời học làm trung tâm” và sử dụng “phƣơng pháp tích cực” là phƣơng pháp hƣớng tới ngƣời học, khai thác tiềm năng trí tuệ của ngƣời học, phát huy tối đa tính tích cực và sáng tạo của họ. Đó là con đƣờng để nâng cao chất lƣợng dạy học. Chính vì vậy, trong chính sách đảm bảo và nâng cao chất lƣợng đào tạo của nhà trƣờng, việc SV đánh giá hoạt động giảng dạy của GV đã đƣợc xác định là một trong những việc phải làm.
Dạy học là hoạt động phối hợp giữa hai chủ thể là giảng viên và học sinh. Giảng viên là chủ thể của HĐGD. Học sinh là chủ thể của hoạt động học tập - chủ thể có ý thức, chủ động, tích cực và sáng tạo trong nhận thức và rèn luyện nhân cách . Nhằm kích thích tính chủ động, sáng tạo của SV đòi hỏi cần phải quan tâm và tạo điều kiện cho SV đƣa ra ý kiến phản hồi. Họ có quyền phản hồi lại chất lƣợng giảng dạy của GV là tốt hay không tốt. Điều này đảm bảo thông tin hai chiều trong hoạt động dạy học giữa GV và SV đƣợc thực hiện. Đây cũng là một trong những biểu hiện cụ thể của dạy học hiện đại lấy ngƣời học làm trung tâm.
Trong bất kỳ thời đại nào, đội ngũ giảng viên luôn là lực lƣợng có vai trò đặc biệt quan trọng, là ngƣời quyết định chất lƣợng giáo dục Điều 15 luật
38
giáo dục cũng đã khẳng định: “Nhà giáo giữ vai trò quyết định trong việc bảo đảm chất lƣợng giáo dục”. Vì vậy trong vấn đề xây dựng đội ngũ, nhà quản lý cần phải có sự giám sát, có thông tin phản hồi về chất lƣợng giảng dạy của đội ngũ GV.
Đào tạo theo Tín chỉ là xu thế. Hiện tại Trƣờng Đại học Khoa học - Đại học Huế đào tạo xong khóa học tín chỉ đầu tiên. Và việc SV đánh giá hoạt động giảng dạy của GV là một trong những việc cần thiết phải làm đối với đào tạo theo học chế tín chỉ. Đối với lãnh đạo nhà trƣờng đây là một trong những kênh thông tin tham khảo để đánh giá về chất lƣợng giảng dạy của giảng viên và đồng thời đây cũng là một biện pháp đảm bảo chất lƣợng.
Việc tổ chức hoạt động Sinh viên đánh giá HĐGD của GV tại Trƣờng Đại học Khoa học - Đại học Huế.
Tại trƣờng Đại học Khoa học Huế, từ năm học 2007 -2008 đến nay, việc SV đánh giá HĐGD của GV đã đƣợc thực hiện định kỳ, trên phạm vi toàn trƣờng. Để giảng viên quen dần với công việc này đồng thời để tránh cho giảng viên khỏi e ngại, công tác tổ chức cho SV đánh giá hoạt động giảng dạy của GV đƣợc gọi là “Hoạt động thu thập ý kiến phản hồi của sinh viên về hoạt động giảng dạy của giảng viên”.
Đánh giá chất lƣợng hoạt động giảng dạy đƣợc thực hiện trên các góc độ đánh giá: Nội dung 1: Kế hoạch và giờ giấc lên lớp; Nội dung 2: Tài liệu tham khảo; Nội dung 3: Nội dung giảng dạy; Nội dung 4: Phƣơng pháp giảng dạy Nội dung 5: Sự nhiệt tình trong giảng dạy; Nội dung 6: Kiểm tra - Đánh giá.
Qua quá trình xây dựng, đánh giá và dựa vào sự tƣ vấn của các chuyên gia xã hội học, Nhà trƣờng đã cụ thể hóa thành các tiêu chí và đi xây dựng các chỉ số. Từ đó xây dựng các tiêu chí và các chỉ số nhƣ sau:
39
Bảng 3.1 Tiêu chí và chỉ số đánh giá hoa ̣t đô ̣ng giảng da ̣y
CHẤT LƢỢNG HOẠT ĐỘNG GIẢNG DẠY TIÊU CHÍ CHỈ SỐ
1. Kế hoạch và giờ giấc lên lớp
- Giờ giấc lên lớp
- Thực hiện kế hoạch giảng dạy theo lịch trình
2.Tài liệu tham khảo - Biên soạn tài liệu giảng dạy - Giới thiệu tài liệu tham khảo - Mức độ hữu ích của tài liệu tham khảo
3. Nội dung giảng dạy - Giới thiệu đề cƣơng
- Trình bày nội dung đảm bảo theo đề cƣơng.
- Trình bày chính xác kiến thức cơ bản của học phần.
- Cập nhật và mở rộng kiến thức - Sắp xếp nội dung học phần - Chuẩn bị bài giảng khi đến lớp 4. Phƣơng pháp giảng dạy - Trình bày bài giảng dễ hiểu
- Tạo điều kiện cho sinh viên phát biểu
- Phát triển tƣ duy phản biện cho sinh viên
- Phƣơng pháp giảng dạy lôi cuốn
- Sử dụng thời gian trên lớp hiệu quả
- Sử dụng các phƣơng tiện dạy học hiệu quả
5. Sự nhiệt tình trong giảng
dạy - Giải đáp thắc mắc của sinh viên - Nhiệt tình trong giảng dạy - Giúp đỡ sinh viên các vấn đề liên quan học tập.
40
6. Kiểm tra đánh giá - Phổ biến các yêu cầu kiểm tra đánh giá
- Đánh giá chính xác, công bằng - Công bố điểm kiểm tra thành phần
- Sử dụng các hình thức kiểm tra đánh giá
Từ đó xây dựng bộ phiếu khảo sát về hoạt động giảng dạy của giảng viên gồm 24 câu hỏi ứng với 24 chỉ số, cùng với 01 câu hỏi tổng quát ấn tƣợng của sinh viên về giảng viên và một câu hỏi mở (Phụ lục 1).
Phương pháp tính điểm của phiếu lấy ý kiến phản hồi
Mỗi câu hỏi có 4 phƣơng án trả lời tùy theo từng câu hỏi cụ thể nhƣng đều có mức độ tăng dần tính tích cực. Mỗi phƣơng án trả lời đƣợc quy ra mức điểm cụ thể.
Phƣơng án trả lời Điểm
1 3
2 2
3 1
4 0
SV đƣa ra ý kiến phản hồi bằng cách đánh dấu vào phƣơng án lựa chọn. Trên Phiếu có các thông tin nhƣ tên môn học, tên GV giảng dạy. Phiếu không ghi tên ngƣời trả lời.
Quy trình sinh viên đánh giá ( thu thập ý kiến phản hồi) và xử lý kết quả:
1. Thông báo cho GV biết chủ trƣơng và nội dung phiếu Thu thập ý kiến phản hồi.
2. Phòng Khảo thí – ĐBCLGD tổ chức Thu thập ý kiến phản hồi của SV vào cuối mỗi học kỳ.
41 4. Gửi ý kiến phản hồi đầy đủ cho GV
5. Gửi kết quả tổng hợp của từng khoa cho Trƣởng khoa 6. Gửi kết quả tổng hợp của toàn trƣờng cho Hiệu trƣởng
7. Trƣởng khoa nhắc nhở, góp ý riêng đối với giảng viên GV có kết quả thấp của khoa.
Vấn đề “Trò đánh giá Thầy” là rất tế nhị đối với truyền thống văn hóa nƣớc ta, do đó, nếu sử dụng không khéo sẽ phản tác dụng. Vì đối với GV, ngoài tác dụng tích cực là cảnh báo, giúp GV chủ động hơn còn có tác dụng tiêu cực là làm cho họ bị ức chế khi chỉ ra nhƣợc điểm của họ. Để làm phát huy tác dụng thứ nhất và giúp GV biết nhà trƣờng có làm việc này, ngay từ lần đầu tiên, nhà trƣờng có gửi thông báo và mẫu Phiếu tới từng GV. Khi GV biết nhà trƣờng có thực hiện Thu thập ý kiến phản hồi của SV về HĐGD, GV sẽ cẩn thận hơn, nghiêm túc hơn, biết có “camera” theo dõi thì phải chuẩn bị tốt hơn.
Cuối học kỳ, phòng Khảo thí – ĐBCLGD sẽ chủ động lên kế hoạch triển khai Thu thập ý kiến phản hồi. Hình thức thu thập là phát phiếu trực tiếp cho sinh viên. Trƣớc khi phát phiếu, SV đƣợc giải thích rõ về mục đích, ý nghĩa và cách chọn phƣơng án trả lời. Phiếu đƣợc thu lại ngay sau khi SV đã thực hiện xong. Sau khi thu về, phiếu đƣợc kiểm tra kỹ lƣỡng về số lƣợng, hiện trạng phiếu…
Phòng Khảo thí – ĐBCLGD nhập liệu, xử lý và lƣu trữ các thông tin từ phiếu hỏi. Kết quả xử lý đƣợc gửi về cho 3 đối tƣợng là cá nhân giảng viên, Trƣởng khoa và Ban Giám Hiệu. Ban giám hiệu lên kế hoạch họp với trƣởng khoa để trao đổi, góp ý về kết quả ý kiến phản hồi từ SV của mỗi khoa và lƣu ý những trƣờng hợp có vấn đề. Trƣởng khoa sẽ gặp trực tiếp, nhắc nhở đối với những giảng viên có vấn đề.
42
Nhƣ vậy, trƣờng Đại học Khoa học Huế đã xây dựng đƣợc quy trình Thu thập ý kiến phản hồi. Chủ trƣơng Thu thập ý kiến phản hồi của nhà trƣờng hiện nay là cảnh báo, nhắc nhở. Vì vậy kết quả ý kiến phản hồi của SV chƣa công khai đại trà.
3.2 Phƣơng pháp nghiên cứu
Nhƣ đã trình bày ở phần mở đầu, nghiên cứu này tiến hành theo phƣơng pháp định lƣợng. Nghiên cứu sẽ tiến hành khảo sát ý kiến của các giảng viên và sinh viên để tiến hành đánh giá tác động của việc SV đánh giá hoạt động giảng dạy của GV đến hoạt động giảng dạy của giảng viên.
3.2.1 Mẫu nghiên cứu
Nhƣ đã đề cập trong phần mở đầu, đối tƣợng sinh viên nghiên cứu lý tƣởng là sinh viên các lớp đã tham gia đánh giá hoạt động giảng dạy của giảng viên và đã đƣợc các giảng viên đó dạy lần thứ 2. Tuy nhiên việc tìm ra chính xác số sinh viên này là khó khăn do đó nhóm đối tƣợng đƣợc dùng cho khảo sát này là các sinh viên học năm thứ 3 và năm thứ 4 của Nhà trƣờng. Quy mô của tổng thể khoảng 3000 sinh viên. Đối tƣợng giảng viên nghiên cứu lý tƣởng là toàn bộ 342 giảng viên của Trƣờng. Tuy nhiên do không có điều kiện khảo sát nên sẽ lựa chọn khoảng 100 giảng viên từ tất cả các khoa để khảo sát.
Nghiên cứu sẽ đƣợc tiến hành trên các lớp năm 3 và năm thứ 4 của tất các khoa của Nhà trƣờng và giảng viên của các giảng viên từ tất cả các khoa.
Cách chọn mẫu lý tƣởng là lựa chọn ngẫu nhiên bằng cách lập danh
sách tất cả sinh viên các lớp năm 3, năm 4 của trƣờng và các giảng viên của Trƣờng dùng các con số ngẫu nhiên để lựa chọn làm mẫu nghiên cứu. Tuy nhiên cách làm này sẽ gặp nhiều khó khăn và tốn nhiều thời gian nên sẽ có một số điều chỉnh bằng cách lấy mẫu:
43
Mỗi khoa chọn ra 01 lớp sinh viên năm thứ 3 và 01 lớp sinh viên năm thứ 4 nhƣ sau:
Bảng 3.2. Cơ cấu mẫu khảo sát sinh viên
STT Lớp Năm thứ Khoa
1. Địa lý K32 4
Địa lý - Địa chất
2. ĐCCTTV K33 3
3. Báo chí K32 4
Báo chí - Truyền thông
4. Báo chí K33 3 5. Tin K32A 4 CNTT 6. Tin K33C 3 7. Hóa K32 4 Hóa học 8. Hóa K33 3 9. Kiến trúc K32 4 Kiến trúc 10. Kiến trúc K33 3 11. Triết K32 4 Lý luận chính trị 12. Triết K33 3 13. ĐPH K33 4 Lịch Sử 14. Sử K32A 3 15. ĐTVT K32 4 Vật Lý 16. Lý K33 3 17. Môi trƣờng K32 4 Môi trƣờng 18. Môi trƣờng K33 3 19. Ngôn ngữ K33 4 Ngữ Văn 20. Ngữ văn K32 3 21. CNSH K32 4 Sinh học 22. Sinh K33 3 23. Toán K32 4 Toán 24. Toán UD K33 3 25. XHH K32 4 Xã hội học 26. XHH K33 3 26 Lớp
44
Mỗi khoa chọn ra 8 giảng viên ngẫu nhiên. Quy mô dự kiến khảo sát là 104 giảng viên theo cơ cấu nhƣ bảng 3.3.
Bảng 3.3 Cơ cấu mẫu khảo sát giảng viên STT Khoa Số lƣợng Tỷ lệ (%) 1 Toán 8 7.69 2 Lý 8 7.69 3 Hóa 8 7.69 4 Sinh 8 7.69 5 Sử 8 7.69 6 Địa 8 7.69 7 Văn 8 7.69 8 Báo chí 8 7.69 9 Xã hội học 8 7.69 10 LLCT 8 7.69 11 CNTT 8 7.69 12 Môi trƣờng 8 7.69 13 Kiến trúc 8 7.69 Tổng cô ̣ng 104 100
3.2.2 Xây dựng phiếu hỏi
Theo thiết kế của nghiên cứu, tác giả xây dựng 02 loại phiếu khảo sát ý