1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của sinh viên trường đại học y khoa vinh

122 870 6
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 122
Dung lượng 16,41 MB

Nội dung

Trang 1

BỌ GIAO DỤC VA ĐAO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

NGUYÊN THỊ THANH HÀ

MỘT SỐ BIẢI PHÁP NÂNG 0A0 HIỆU QUÁ QUẦN LÝ HOAT DONG KIEM TRA ĐÁNH BIÁ KẾT QUÁ HỌC TẬP

ỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y KHOA VINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

NGHE AN - 2013

Trang 2

TRUONG DAI HOC VINH

NGUYEN THI THANH HA

MOT SO GIAI PHAP NANG CAO HIEU QUA QUAN LY

HOAT DONG KIEM TRA DANH GIA KET QUA HOC TAP CUA SINH VIEN TRƯỜNG DAI HOC Y KHOA VINH

Chuyên ngành: Quản lý giáo dục

Mã số: 60.14.05

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học:

PGS TS MAI VĂN TRINH

NGHỆ AN - 2013

Trang 3

Tôi xin được bày tỏ lời cảm ơn trân trọng tới Ban Ciám hiệu, Phòng Dao tao sau Dai hoc Truong Dai hoc Vinh da tao điều kiện cho tôi được học

tập và nghiên cứu tại trường

Xin trân trong cam on PGS TS Mai Van Trinh nguoi da tan tinh hướng dẫn và giúp đỡ tơi hồn thành luận văn Cao học

Xin chân thành cảm ơn Ban Giam Hiéu, Phong Khao thi va Dam bao

Chat luong, cdc phong, ban chitc nang Truong Dai hoc Y Khoa Vinh đã tao moi diéu kién, động viên, giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu luận văn này

Mặc dù có nhiều cố gắng, song không thê tránh được những thiếu sói, hạn chế, lôi rất mong có sự chỉ dẫn, góp ý của các thây cô và các bạn đồng nghiệp

Nghệ An, tháng 10 năm 2013 Tác giả

Trang 4

Trang

MỞ ĐẦU 52222 222212512211221122112112211212211221221122112121212 re 1

1 Lí do chọn để tài 22-52 2222222221221212212112121221211221212 12212 xe 1 2 Muc dich nghién ctu ccc - 2: 22 1122211222515 12 5318511118111 185111211 cey 2 3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu - 5 22s E£22E£Et2zEcxezxrxrxrree 2 4 Giả thuyết khoa học 2-5222 22 S2E5252121521212112221211221212 2182 re 3

5 Nhiệm vụ nghiên CỨU 5 2c 122.1122511 32531 E151 15821112111 81111 xkr 3 6 Giới hạn phạm vi nghiÊn CỨU 5 5 2c 3222 21222312233 22EE E253 srse 3

7 Phương pháp nghiên cứu + 22 322211225313 251 115851118511 153 1E xe 4 § Những đóng góp của đề tài 5-5-2221 12122121 121212121212122 xe 4

9 Cấu trúc của luận văn 2S S1 1211111 1515111 8151151151111 1812 8x1 rey 5

Chuong 1 MOT SO VAN DE Li LUAN VE HOAT DONG KIEM TRA - DANH GIA VA QUAN Li HOAT DONG KIEM TRA DANH GIA 6

1.1 Vài nét về lịch sử nghiên cứu vấn đề 22-2 2 2 2211222121222212122222xe 6 1.1.1 Nghiên cứu ở nước ngoOàiI - 522 2 2222122223222 sesxxes 6 1.1.2 Nghiên cứu ở trong nước . - 5 222 2222313251225 xes 7 1.2 Một số vấn đề lí luận về hoạt động kiêm tra - đánh giá quản lí hoạt

động kiêm tra - đánh giá 5 S2 S SE 52221 1111112121212111112 11 re 9 1.2.1 Một số vấn đề lí luận về kiểm tra - đánh giá - 2252 zcs+szs+ 9 1.2.2 Một số vấn đề lí luận về quản li, quan lí kiểm tra - đánh giá 1.2.3 Phòng KT & ĐBCL với công tác quản lí hoạt động kiểm tra -

bu 020 1.2.4 Các yếu tô ảnh hưởng tới hoạt động kiểm tra - đánh giá và quản

lí hoạt động kiểm tra - đánh giá 5-5 2S SE EEEE SE se re 1.3 Các văn bản pháp lý của dé tài về hoạt động kiểm tra - đánh giá và

Trang 5

TẠP CỦA SINH VIÊN Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y KHOA VINH 35 2.1 Khái quát về Trường Đại Học Y khoa Vinh - 2222222222 222222 35 2.1.1 Số lượng đội ngũ giảng viên 5-52 SE Hee 35 2.1.2 Chất lượng 2 S221 1E E1 121121 11.21 212gr rrư 36 2.1.3 Cơ CẤU 2222 2222121122122121111221221111212112121121 112 re 36 2.1.4 Cơ sở vật chất, trang thiết bị 2.1.5 Các cơ sở thực hành "¬— bees 37

2.2 Nhận thức của cán bộ quản lí, giảng viên và sinh viên về hoạt động kiểm tra - đánh giá và quản lí hoạt động kiểm tra - đánh giá 38 2.2.1 Nhận thức về ý nghĩa của hoạt động kiểm tra - đánh giá và

quan lí kiểm tra - đánh giá kết quả học tập - - 2+s2s+22s22 39

2.2.2 Nhận thức về mục đích của hoạt động kiểm tra - đánh giá và

quản lí quản lí kiểm tra - đánh giá kết quả học tập của sinh viên 41

2.3 Thực trạng hoạt động kiểm tra - đánh giá kết quả học tập của sinh viên 43

23.1 Đánh giá về việc đảm bảo nguyên tắc của hoạt động kiểm tra - đánh BIả - L0 222112 1221112211 12211118111 1221 11221118111 811 1E vệt 43 2.3.2 Đánh giá mức độ chính xác của hoạt động kiêm tra - đánh giá 45

2.3.3 Thực trạng về sử dụng đa dạng các hình thức kiểm tra - đánh giá 47 2.3.4 Thực trạng về sử dụng các loại kiểm tra - đánh ĐIÁ 50

2.4 Thực trạng quản lí hoạt động kiểm tra - đánh giá của Trường Đại

học Y Khoa Vĩnh - 2222212022 110222 11 5211125511 521111 x2 52

2.4.1 Đánh giá mức độ nghiêm túc trong công tác tổ chức hoạt động

kiểm tra - đánh giá ở các khoa, bộ môn - -:-+++s++++>++ 52

2.4.2 Đánh giá về công tác QL KTĐG ở cấp trường và cấp khoa 54 2.4.3 Quản lí kiểm tra - đánh giá kết quả học tập của Phong KT & DBCL 55 2.5 Đánh giá chung về thực trạng

2.5.1 Mặt mạnh - - - k1 111 S112 12 121555555 2112121 1111k kknk nh T201 55 51x55 63

Trang 6

2.5.3 Nguyên nhân của yếu kém - + 2 2222 S2E22E125121252 21211: 22 2.5.4 Phương hướng khắc phục - 5-52 22sE2SEcEcEEzEcEExrxrexsee Tiêu kết chương 2 SE 1 1211112222 12t 112g rye Chương 3 MỘT SÓ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIEU QUA QUAN LY

HOAT DONG KIEM TRA - ĐÁNH GIA KET QUA HOC

TAP CUA SINH VIEN TRUONG ĐẠI HỌC Y KHOA VINH

3.1 Những nguyên tắc của việc đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả

QLL hoạt động KTĐG của sinh vién Truong Dai hoc Y Khoa Vinh

3.1.1 Nguyên tắc k6 thita o.oo cecccccesceseceseeseeeseeesesesevevsevetseseeeeeess 3.1.2 Nguyên tắc phat triém ooo cece ceccccccecce cece ceseceeeeeeeesseseestsesieeereeess 3.1.3 Nguyên tắc có tính kha thi c.cccccceccccce ce ceceeeeeeseeeeeeeeeeeeeeeeees 3.1.4 Nguyên tắc có tính hiệu quả - 2 22 S2+E2EE2E+E2222E2E2222x22z22 3.2 Các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lí hoạt động kiểm tra - đánh

giá ở Trường Đại học Y Khoa Vĩnh - c5 5522 22222 * + ‡++z+ss+ 3.2.1 Giải pháp 1: Nâng cao nhận thức của CBQL, GV và SV về

việc thực hiện nghiêm túc quy chế thi và kiểm tra, chống tiêu cực trong tÏì1 CỬ - c1 2c 1122213251 11551 112511155111 181 111511111 xer 3.2.2 Giải pháp 2: Quản lí việc thực hiện nghiêm túc các quy chế

thi, kiểm tra và đánh giá kết quả học tập của sinh viên 3.2.3 Giải pháp 3: Quản lí việc tiếp tục xây dựng và sử dụng có hiệu

quả ngân hàng đề thi các bộ môn - 22 S222222E222222E2222x22 3.2.4 Giải pháp 4: Quản lí việc thực hiện tốt các hình thức thi, kiểm

tra và đánh giá kết quả học tập (kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kì, làm bài tập thực hành, thực tế, thực tập tot nghiép) 3.2.5 Giải pháp 5: Quản lí việc tăng cường xây dựng cơ sở vật chất,

trang thiết bị và sử dụng công nghệ thông tin trong KTĐG

49s i0 6 21

Trang 7

3.4 Mối quan hệ giữa các giải pháp đã đề xuất 252222 222212222222e 85 3.5 Khảo nghiệm nhận thức của cán bộ quản lí, và giảng viên về tính

cần thiết, tính khả thi của các giải pháp đã nêu 2 22222222522 87 Ti ket HUONG 3 ooecccccccccccccceccsesesevesvevevesvevevesvevesesvsvesessevssesesesseseeveesestees 89 KET LUẬN VÀ KIÊN NGHỊ 2222222252252 5122121221222121222 2e 90

TAI LIEU THAM KHẢO 22-52 2222E2SE2222252221222211212222212 2e 93

Trang 8

BGD&DT Bộ Giáo dục và Đào tạo CBQL Cán bộ quản lí

CBQL&GV Cán bộ quản lí và giảng viên CNTT Công nghệ thông tin CNXH Chủ nghĩa xã hội ĐT Đào tạo GD Giáo dục GV Giảng viên KQHT Kết quả học tập

KT & ĐBCL Khảo thí và Đảm bảo Chất lượng

Trang 9

So dé 1.1 Biểu đồ 2.1 Biểu đồ 2.2 Biểu đồ 2.3 Biểu đồ 2.4 Biểu đồ 2.5 Biểu đồ 2.6 So dé 3.1 Trang Mối quan hệ của Phòng KT & ĐBCL trong QL KTĐG

KQHT với các khoa, tô bộ môn, GV, SV và các đơn vị

chức năng khác - 2 22 2122211212511 Eerxe 29 Đánh giá mức độ chính xác hoạt động KTĐG KQHT

ð 5 Ụ 46 Đánh giá về mức độ nghiêm túc trong tô chức hoạt

động kiêm tra - đánh giá ở đơn vị . - 2 ssszzscsse2 52

Đánh giá của GV về bản thân thực hiện việc KTĐG 53

Đánh giá hoạt động QL KTĐG ở cấp trường và cấp

1 54 Đánh giả chung hoạt động QL KTĐG của Phòng KT &

090 ccccccccccecc ccc cece cee ceee ces eeceeteeeeeeeeeseeeseensecesteeseeseseaee 59 Đánh giá mối quan hệ trong công tác QL KTĐG KQHT

của Phòng KT &ĐBCL với các khoa, GV, SV và các

Trang 10

Bang 2.1 Bang 2.2 Bang 2.3 Bang 2.4 Bang 2.5 Bang 2.6 Bang 2.7 Bang 2.8 Bang 2.9 Bang 2.10 Bang 2.11 Bang 2.12 Bang 2.13 Bang 2.14 Bang 3.1 Trang Nhu cau can b6 y té nim 2010 0 cccececcececeeeeeeeeeeeeee Phu luc 2 Téng hop sé luong CBGV Truong DHYK Vinh Phu luc 2 Trình độ chuyên môn của giảng viên Trường

ĐHYK Vinh - 22 22222 2222521111111 111k ckrsrs se Phụ lục 2 Cơ cấu về độ tuổi của đội ngũ giảng viên Phụ lục 2

Thâm niên công tác của đội ngũ giảng viên Phụ lục 2 Nhận thức của CBQL, GV và SV về ý nghĩa của

hoạt động KTĐG trong quá trình ĐT - : +: ++ 39

Đánh giá nhận thức về mục tiêu KTĐG KQHT của CBQL, GV và SV L2 1S Sn nh ng Ho He 41 Đánh giá về đảm bảo các nguyên tắc KTĐG 44 Đánh giá sử dụng các hình thức KTĐG - 48 Đánh giá về sử dụng các loại KTĐG KQHT của Nà + Phụ lục 2

Đánh giá về thực hiện nghiêm túc quy chế thị,

kiểm tra của SV 5: 2222222 212212212122121111122 212 xe 53 Đánh giá về các nội dung QL KTĐG KQHT của

SV của Phòng KT & ĐBCL ¿5+2 +2 55

Đánh giá về các giải pháp QL KTĐG KQHT của

SV của Phòng KT & ĐBCL c5 2522 ‡s++ssssxxs2 57 Đánh giá về mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tới

hoạt động KTĐG và QL hoạt động KTĐG của các

yếu Phụ lục 2

Nhận thức về tính cấp thiết và tính khả thi của các

Trang 11

Trong tiến trình thực hiện công cuộc cải cách GD nước nhà, hội nhập

GD khu vực và thế giới, việc nâng cao chất lượng GDĐT là chủ đề được bàn

luận rộng rãi trên các diễn đàn khoa học, trong các hội thảo chuyên môn: là

vấn đề sống còn của toàn ngành GD Có 8 giải pháp nhằm tạo sự chuyền biến

rõ nét và cơ bản về chất lượng và hiệu quả GD được đề cập trong Chiến lược

phát triển GD Liệt Nam 2011-2020 (Ban hành kèm theo Quyết định số 711/QĐ-TTg ngày 13 tháng 6 năm2012 của Thủ tướng Chính phi) trong đó có giải pháp “Đổi mới nội dung, phương pháp dạy học, thi, kiểm tra và đánh giá chất lượng giáo dục ” [20]

Thời gian qua trong quá trình ĐT việc KTĐG KQHT - một khẩu trọng yếu được tiến hành thông qua những hình thức truyền thống chủ yếu đòi hỏi

SV ghi nhớ và miêu tả lại những sự kiện riêng rẽ; việc yêu cầu SV vận dụng

những kiến thức đã học vào kĩ năng tổng hợp vào cuộc sống còn quá nhiều hạn chế Kết quả là nguồn nhân lực đã được ĐT trong bối cảnh như vậy khó có khả năng đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội trong kỉ nguyên hội nhập kinh tế thế giới

Vai trò của kiểm tra - đánh giá trong tiến trình đối mới nền giáo dục

nhằm nâng cao chất lượng GDĐT đã được khẳng định như một chiến lược,

một chính sách quốc gia về giáo dục

Nói đến hoạt động KTĐG va QL hoạt động KTĐG hầu hết các nhà

khoa học, các nhà GD học đều thừa nhận đó là một phạm trù của GD học nói

chung và dạy học, ĐT nói riêng: là một lĩnh vực vô cùng quan trọng Tuy vậy,

do nhận thức chưa đầy đủ của một số CBQL, giáo viên: do việc tổ chức thực

Trang 12

Trường Đại Học Y Khoa Vinh được thành lập ngày 13/7/2010 theo

Quyết định số 1077/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Trường có chức năng nhiệm vụ đào tào nguồn nhân lực có kỹ thuật ở trình độ trung cấp,

cao đẳng, đại học phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Nghệ An và

khu vực Bắc Trung Bộ Trường đã được Bộ Y tế, Bộ Giáo Dục và UBND tỉnh xác định là trường trọng điểm đầu tư hàng năm Trong tương lai, trường sẽ

phát triển thành điểm đào tạo cán bộ cho khu vực Bắc Trung Bộ Tuy nhiên,

hiện nay trường đang đào tạo bậc trung học, cao đẳng chuyên ngành y và bắt

đầu đào tạo hệ đại học

Phòng KT & ĐBCL của Trường được thành lập năm 2009 và đang trong quá trình triển khai hoạt động nhằm hồn thiện Đề cơng tác khảo thí và

đảm bảo chất lượng đạt được hiệu quả cao, nhà nghiên cứu đã tiến hành đánh

giá thực trạng về việc quản lý đánh giá kết quả học tập của sinh viên nhằm góp phần tạo cơ sở cho việc thường xuyên cải tiến, nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường với tên đề tài nghiên cứu "Äệt số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của sinh viên trường DH Y khoa Vinh"

2 Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu thực trạng hoạt động đánh giá kết quả học tập của sinh viên

và quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập của sinh viên từ đó đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của trường

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1 Khách thê nghiên cứu

Trang 13

Y Khoa Vinh

3.3 Khách thê khảo sát

CBQL cấp trường, cấp khoa, GV và SV các khoa

- Khảo sát thực trạng hoạt động KTĐG KQHT của SV, do GV va SV các khoa thực hiện

- Khảo sát việc chỉ đạo của Phòng KT & ĐBCL về thực hiện hoạt động KTDG của GV, của SV các khoa ở Trường Đại học Y Khoa Vinh năm học

2012- 2013

4 Giả thuyết khoa học

Nếu đề xuất và thực hiện được các giải pháp QL một cách đồng bộ thì việc KTĐG KQHT của SV sẽ nề nếp và có kết quả hơn từ đó sẽ nâng cao chất

lượng đào tạo tại truong Dai hoc Y Khoa Vinh

5 Nhiém vu nghiên cứu

5.1 Nghiên cứu một số vấn đề lí luận về hoạt động KTĐG KOHT và

quản lý hoạt động KTĐG KOHT của SÏ ở trường đại học

5.2 Khảo sát, đánh giá thực trạng về vê hoạt động KTDG KQHT và quản lý hoạt động KTDG KOHT của SÌ ở trường đại học

5.3 Đề xuất một số giải pháp QL nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt

động KTDG KOHT của SV của Trường Đại học Ÿ Khoa Vinh

6 Giới hạn phạm vi nghiên cứu 6.1 Giới hạn về khách thê nghiên cứu

Phạm vi đề tài nghiên cứu trên CBQL cấp trường, cấp khoa: GV của

trường: một số SV của các khoa năm học 2012 - 2013

Trang 14

- Khảo sát thực trạng và từ đó đề xuất giải pháp QL

6.3 Giới hạn về địa bàn và thời gian nghiên cứu

- Đề tài triển khai nghiên cứu ở Trường Đại học Y Khoa Vinh - Thời gian nghiên cứu giới hạn trong năm học 2012 - 2013 7 Phương pháp nghiên cứu

7.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu tài liệu, lí luận 7.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn 7.2.1 Phương pháp chuyên gia

7.2.2 Phương pháp điều tra viết bằng bảng hỏi (trưng cầu ý kiến) 7.2.3 Phương pháp quan sát

7.2.4 Phương pháp phóng vấn, phỏng vấn sâu

7.2.5 Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động KTĐG

7.2.6 Khảo nghiệm nhận thức của CBQL cắp trường, cấp khoa, một số GI' các khoa về tính cân thiết và khả thì của các giải pháp đã nêu

7.3 Phương pháp xử li số liệu bằng thống kê toán học

- Xử lí thông qua các tham số: Giá trị trung bình tần suất ƒ, tỷ lệ

%, độ lệch chuẩn

- Kiếm định các kết quả bằng các công thức thống kê tốn học: cơng thức Tương quan thứ bậc Spearman

8 Những đóng góp của đề tài 8.1 Lê mặt lý luận

Hệ thống hoá, góp phân làm sáng tỏ cơ sở lý luận về quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập của sinh viên trong trường đại học

8.2 Lê mặt thực tiễn

- Làm rõ thực trạng hoạt động đánh giá kết quả học tập của sinh viên

Trang 15

- Đồng thời dé xuất các giải pháp về quản lý hoạt động đánh giá kết quả

học tập của sinh viên ở Trường đại học ŸY khoa Vĩnh có cơ sở khoa học và có

tinh kha thi

9 Cấu trúc của luận văn

Ngoài mở đâu kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn

có cấu trúc gồm 3 chương:

Chương ] Một số vấn đề lí luận về hoạt động kiểm tra - đánh gid va

quản lí hoạt động kiểm tra - đánh giá kết quả học tập của sinh viên trong

trường đại học

Chương 2 Thực trạng hoạt động kiểm tra - đánh giá và quản lí hoạt động kiểm tra - đánh giá kết quả học tập của sinh viên ở Trường Đại học Y Khoa Vinh

Trang 16

KIEM TRA - DANH GIA VA QUAN Li HOAT DONG KIEM TRA DANH GIA

1.1 Vài nét về lịch sử nghiên cứu vấn đề 1.11 Nghiên cứu ở nước ngoài

Hệ thống lí luận về GD, hệ thống lí luận về KTĐG được nhiều tác giả nước ngoài nghiên cứu và hoàn thiện từ rất sớm Hệ thống lí luận hiện đại về KTDG có nhiều tư tưởng khác nhau và thường được trình bày thống nhất với hệ thống lí luận về hoạt động dạy học

Nói đến lí luận GD hiện đại trước hết phải kế đến tác giả Bloom với nhiing phan loai muc tiéu GD trong cuén Taxonomy of education objectives (tạm dịch - Thang bậc các mục tiêu trong giáo dục) [3] Đó là: biết, hiểu, áp dụng, phân tích, tổng hợp, đánh giá Có thể nói đây là những thang bậc

“lượng giá” khái niệm mang tinh rất định tính “mục tiêu kiến thức”

Về lĩnh vực QL chất lượng GD đại học có thê ké dén tac gia Astin [2] với “Lý thuyết gia tăng giá trị” cho rằng các trường đại học có chất lượng

cao tập trung làm tăng sự khác biệt về kiến thức, kĩ năng và thái độ của SV

từ khi nhập trường đến khi ra trường Chất lượng và hiệu quả GD càng cao

nếu sự khác biệt giữa đầu vào và đầu ra về kiến thức, kĩ năng và thái độ của

SV càng lớn

Trang 17

thống lí luận QLGD, GD đại học, QL nhà trường, QL chất lượng GD: có nhiều công trình xây dựng cơ sở lí luận về hoạt động KTĐG và QL hoạt động KTĐG KQHT của người học

“Lí luận giáo dục đại học” của tác giả Đặng Vũ Hoạt đã nêu: “Về tiêu

chuẩn đánh giá phải đảm bảo tính toàn diện, đảm bảo tính khách quan, đảm

bảo có tác dụng phát triển trí tuệ, năng lực và tư duy độc lập sáng tạo của SV”

[26:Tr144]

Tác giả Đặng Bá Lãm trong cuốn “Kiểm tra - đánh giá trong day - học

đại học” cho rằng: “KTDG trong giảng dạy đại học là chất xúc tác để tạo ra

sự thay đối của chính bản thân người học với đầy đủ ý nghĩa của nó Nó giúp cho SV nhận ra chính mình, giúp họ tìm cách củng có, phát triển những kinh

nghiệm, những tiềm năng sẵn có, tạo nên hào hứng, tạo ra động lực cho SV

học tập, hình thành và phát triển năng lực nghề nghiệp, hoàn thiện nhân cách bản thân” [29:Tr9]

Và nhiều nhà khoa học khác như: tác giả Trần Bá Hồnh với cơng trình “Đánh giá trong GD” [25]: tác giả Nguyễn Kế Hào với công trình “Đổi mới phương pháp dạy học và phương pháp đánh giá đối với GD phổ thông, Cao đẳng và Đại học sư phạm” [24] Hầu hết các công trình này đều có hai phần

nội dung chính là đề cập tới cơ sở lí luận của hoạt động giảng dạy nói chung, hệ thống lí luận về hoạt động KTĐG nói riêng, các khái nệm công cụ và quan

trọng là xây dựng cơ sở lí luận của các phương pháp, nội dung, hình thức KTĐG, các Kĩ thuật xây dựng công cụ do và đánh giá

Bên cạnh đó, còn có nhiều công trình là các luận án, luận văn nghiên

Trang 18

huyén Mai Son tinh Son La khi bo thi tốt nghiệp ` Gần với nội dung của luận

văn có thể kê đến tác giả Nguyễn Minh Phi “Một số biện pháp QL của Hiệu trưởng trong việc kiêm tra, đánh giá quá trình dạy học ở trường THIPT” : tác giả Võ Văn Tuấn “Các biện pháp QL hoạt động kiểm tra, đánh giá KQHT ở trường DH dân lập Lăn Lang” Các công trình này đã xây dựng được hệ thống lí luận KTĐG: có công trình thiên về đánh giá quá trình đạy học, đánh giá chương trình, có công trình thiên về đánh giá KQHT của người học, và ở công trình nào tác giả cũng đánh giá được thực trạng của hoạt động KTĐG làm sơ sở đề xây dựng được các biện pháp QL KTĐG của chủ thể nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động KTĐG nói riêng và nâng cao chất lượng học tập, đào tạo nói chung

Các công trình khoa học kề trên (cả trong nước và nước ngoài) đã xây dựng được những hệ thống lí luận vững chắc về KTĐG (là sách, giáo trình, tài

liệu tham khảo) hoặc là đã triển khai nghiên cứu thực trạng và để xuất các

biện pháp QL hoạt động KTĐG nói chung và KTĐG KQHT của người học nói riêng (các luận văn) phù hợp với mỗi địa phương, mỗi đơn vị, mỗi trường

Trang 19

1.21 Một số vẫn đề lí luận về kiểm tra - đánh giá

Đánh giá trong GD luôn luôn là một vấn đề có tính phát triển, và vì vậy khái niệm, mục đích, và yêu cầu của đánh giá cũng luôn luôn chứa đựng những yếu tố mới mẻ

1.2.1.1 Khai niém

- Thuật ngữ “kiểm tra”, “đánh giá”: Hai thuật ngữ “kiểm tra”, “đánh

giá” đã và đang được hiểu với những phạm vi nội hàm khác nhau

Test Trắc nghiệm, kiểm tra

Measurement Đo lường

Grading Cho điểm, xếp loại (hạng)

Assessment Danh gia (*)

Evaluation Danh gia (*)

Có tác giả (Astin, 1991) [2] cho rằng người dạy chú yếu làm nhiệm vụ

“Measurement”, ttrc xac định thành tích học tập của người học, còn các đối

tượng khác thực hiện “Assessment” (hodc Evaluation): những nhà QL ĐT quyết định việc lên lớp hoặc ở lại lớp, khen thưởng , người học tự đánh giá

sự tiến bộ của bản thân, các cơ sở ĐT cao hơn xem xét khả năng tiếp tục học

của người học, nhà tuyển dụng quyết định tiếp nhận hay không

- Khái niệm “kiểm trd”: kiểm tra là quá trình thu thập thông tin, dữ liệu, bằng chứng để xác định mức độ đạt được mục tiêu của người học trong

quá trình học tập, rèn luyện và phát triển

- Khái niệm “đánh giá”: là quá trình có hệ thống bao gồm việc thu

thập, phân tích, giải thích thông tin nhằm xác định mức độ người học đạt được các mục tiêu dạy học

Trang 20

Đánh giá là sự phán xét trên cơ sở đo lường, bao giờ cũng đi liền với kiểm tra Trong đánh giá, ngoài sự đo lường một cách khách quan dựa trên kiểm tra (hay trắc nghiệm), còn có ý kiến bình luận, nhận xét, phê phán mang tính chủ quan để tiến tới sự phán xét

- Đánh giá kết quả học tập

Hoạt động dạy học là hoạt động cơ bản trong nhà trường, kết quả mà SV đạt được trong quá trình dạy học là cơ sở quan trọng để đánh giá chất

lượng của hoạt động dạy học

Như vậy, kết quả học tập là những thông tin cho biết nức độ đạt được

mục tiêu về kiến thức và kĩ năng của người học trong quá trình học tap 1.212 Mục đích, yêu cầu, những nguyên tắc kiểm tra - đánh giá kết quả học tập

a Mục đích của kiểm tra - đánh giá kết quả học tập

- Phân loại hoặc tuyển chọn người học: Đây có lẽ là mục đích phố biến nhất của các hoạt động KTĐG học tập Với mục đích này, thông qua KTĐG người học được phân loại về trình độ nhận thức, năng lực tư duy, hoặc kỹ năng - Duy trì chuẩn chất lượng: KTĐG còn nhằm mục đích xem xét một chương trình học hoặc một nhóm đối tượng người học có đạt được yêu cầu tối thiểu về mặt chất lượng đã được xác định hay không

- Động viên học tập: Thực tiễn GD cho thấy một khi hoạt động KTĐG được tổ chức đều đặn và thích hợp thì chất lượng học tập không ngừng được

nâng cao KTĐG được xem như một chất xúc tác giúp cho “phản ứng học

tập” được diễn ra thuận lợi hơn, hiệu quả hơn

- Cung cấp thông tin phản hồi cho người học: Kết quả KTĐG có thể cho phép người học thấy được năng lực của họ trong quá trình học tập Muốn

vậy, thông tin KTDG cần đa dạng (chẳng hạn cho điểm kết hợp với nhận xét)

Trang 21

- Cung cấp thông tin phản hồi cho người dạy: Thông qua KTĐG, giáo

viên có thể biết được năng lực học tập hoặc khả năng tiếp thu về một vấn đề

cụ thê của người học, biết được tính hiệu quả của một phương pháp giảng dạy

hoặc một chương trình ĐT nào đó và từ đó có thể khắc phục những hạn chế

- Chuẩn bị cho người học đủ điều kiện tốt nghiệp và nghề nghiệp sau này: Đây là mục tiêu ít được quan tâm nhất trong thực tiễn GD mặc dù nó không kém phần quan trọng Thông qua các phương pháp KTĐG khác nhau, GV có thể giúp người học bồ sung, phát triển những kiến thức, kỹ năng cần thiết cho cuộc sống cũng như nghề nghiệp về sau Ngoài các kỹ năng có tính đặc thù của nghề nghiệp, các kỹ năng xã hội (như kỹ năng giao tiếp, trình bày: kỹ năng làm việc nhóm ) cũng rất quan trọng đối với người học về sau bởi lẽ cho dù với loại công việc gì, con người cũng phải sống và làm việc trong một môi trường tập thể nhất định

b Những yêu cầu của kiêm tra - đánh giá kết quả học tập

- Yêu cầu đảm bảo sự phù hợp giữa các phương pháp đánh giá: Đòi hỏi phương pháp đánh giá phải đo lường được các mục tiêu học tập đã xác định Mục tiêu chứa đựng những kết quả đã dự kiến trước Đánh giá KQHT chủ

yếu đo xem những mục tiêu học tập đã đạt được ở mức độ nào đồng thời cho biết mục tiêu đó đo bằng cách nào Các mục tiêu học tập rất đa dạng và được

đánh giá bằng các phương pháp khác nhau

- Yêu cầu đảm bảo tính giá trị: Tính giá trị đòi hỏi phải đánh giá và đo lường được đúng các mục tiêu định đo Tức là những thông tin thu được phải là những bằng chứng để đi đến những kết luận phù hợp thể hiện ở việc thiết kế công cụ đánh giá Việc xác định giá trị của các công cụ đánh giá KQHT chủ yếu là xác định được những bằng chứng liên quan tới nội dung

- Yêu cầu đảm bảo tinh tin cậy: Tính tin cậy chỉ sự chính xác của đánh

Trang 22

chiếu các mục tiêu đề ra Tính tin cậy cho biết những kết quả đánh giá ở những thời điểm khác nhau đều cho những kết quả tương tự

- Yêu cầu đảm bảo tính công bằng: Tạo điều kiện cho tất cả người học

có điều kiện, cơ hội như nhau dé thê hiện KQHT và đánh giá đúng KQHT của

họ Cần lưu ý khi thực hiện là: không phân biệt và thiên vị: tránh yếu tố như giới tính, dân tộc, địa vị kinh tế

- Yêu cầu đảm bảo tính hiệu quả: Là đánh giá phải phù hợp với công sức và thời gian đánh giá Thông thường đánh giá với sự chị phí ít nhưng đảm bảo giá trị và tin cậy sẽ có hiệu quả Để nâng cao hiệu quả của đánh giá KQHT cần có sự phù hợp về thời gian thực hiện từ thời gian chuẩn bị, thời gian tô chức, thời gian chấm điểm, thời gian công bó Đánh giá phải tạo ra

động lực đề đối tượng vươn lên, có tác dụng thúc đây các mặt tốt, hạn chế mặt tiều cực

Tất cả các yêu cầu trên có mối quan hệ mật thiết với nhau Trong quá trình KTĐG KQHT chúng cần phải được thực hiện đồng thời nhằm thực hiện tốt các chức năng của KTĐG KQHT

c Những nguyên tắc của kiểm tra - đánh giá kết quả học tập

5 nguyên tắc chung về đánh giá của Stuffebean và Guber là: Đánh giá là một quá trình tiến hành có hệ thống đề xác định phạm vi đạt được của các mục tiêu đã đề ra, vì vậy điều kiện tiên quyết là phải xác định rõ ràng các muc tiéu danh gia la gi? (What to value?), Quy trình và công cụ đánh giá phải

được chọn theo các mục tiéu danh gia; Để đánh giá phải có nhiều công cụ và

biện pháp tiến hành đồng thời đề có giá trị tổng hợp: Biết những hạn chế của từng công cụ đánh giá dé sử dụng cho đúng: Đánh giá chỉ là phương tiện dé di

đến mục đích chứ bản thân nó không phải là mục đích

Theo tác giả Lê Đức Phúc thì các nguyên tắc đó là: tiếp cận hoạt động nhân cách: đảm bảo tính xã hội - lịch sử: bảo đảm mối quan hệ giữa đánh giá

Trang 23

đào tạo; bảo đảm sự phù hợp với đặc điểm tâm - sinh lý lứa tuổi: bảo dam tinh khách quan, độ tin cậy và độ ứng nghiệm của phương pháp đánh giá; bảo đảm sự thống nhất giữa đánh giá và tự đánh giá

Các quan điểm ở trên có nhiều điểm giống và khác nhau, tùy theo mục đích đánh giá Tuy nhiên, gắn liền với KTĐG KQHT của SV chúng tôi đưa ra các nguyên tắc sau:

- Đảm bảo tính khách quan: Tính khách quan đòi hỏi việc đánh giá phải dựa trên những tiêu chuẩn khoa học Sai lầm chủ yếu trong kiểm tra, đánh giá là GV đưa ra những nhận xét chủ quan, cảm tính và thiếu chính xác

làm cho KQHT của SV bị nhận định sai lệch

- Đảm bảo tính toàn điện: Tính toàn diện đòi hỏi việc kiểm tra, đánh

giá phải bao hàm tất cả những mục tiêu, nội dung đã được quy định

- Đảm bảo tính hệ thống: KTĐG cần được tiến hành thường xuyên và có hệ thống Tính hệ thống chặt chẽ của quá trình học tập quy định tính hệ thống của hoạt động KTĐG KQHT của SV

- Dam bảo tính phân biệt và tính riêng biệt: Tính riêng biệt đòi hỏi việc

KTĐG phải được tiến hành với mỗi SV Tính phân biệt đòi hỏi việc KTĐG

phải căn cứ vào nội dung học tập đề đề ra những cách đánh giá khác nhau, đối với những phân môn khác nhau cũng cần có phương pháp KTĐG khác nhau

- Đảm bảo tính giáo dục: Việc KTĐG phải nâng cao được tinh thần

trách nhiệm, ý thức kỷ luật, tính thần tự giác trong học tập, kích thích nhu cầu

nắm vững tri thức và khắc phục những thiếu sót trong học tập từ đó xây dựng cho SV có được nhận thức, động cơ đúng đắn trong học tập và lòng say mê

khoa học

1.2.L3 Quy trình kiêm tra - đánh giá kết quả học tập

Trang 24

chế, điều lệ cố định mà phải nói là quy trình KTĐG trong GD đại học rất phong phú

Theo tác giả Lê Đức Ngọc một quy trình KTĐG thông thường gồm có

nhiều bước tiến hành: Phân tích mục tiêu, nội dung kiểm tra; chọn các hình

thức kiểm tra phù hợp: xây dựng các câu hỏi kiêm tra: phân tích các câu hỏi: chọn các phương pháp chấm và cách cho điểm: phân tích, thống kê số liệu kết quả: đánh giá các câu hỏi; điều chỉnh kết quả: kết thúc kiểm tra; định các bước tiếp theo

Tac gia Dang Ba Lam [29] xây dựng quy trình khái quát cho KTĐG ở

trường đại học trong một kì thị, kiểm tra: Phân tích mục tiêu, nội dung đánh giá: chọn các hình thức kiểm tra phù hợp: lựa chọn hoặc xây dựng các câu hỏi

kiểm tra; phân tích câu hỏi: chọn cách chấm và cho điểm: phân tích thống kê số liệu kết quả: đánh giá câu hỏi: chuân hóa kết quả: công bố kết quả: định các bước tiếp theo

Như vậy có thể thấy một quy trình điển hình trong một kì thi, kiểm tra thông thường ở trường cao đẳng là: để ra mục tiêu, nội dung kiểm tra; chon các hình thức thi, kiểm tra phù hợp: lựa chọn hoặc xây dựng các câu hỏi kiêm tra, phân tích các câu hỏi: chọn phương pháp chấm và cho điểm, công bố kết quả và cuối cùng là phân tích, thống kê số liệu kết quả, đánh giá câu hỏi qua kiểm tra

a Đề ra mục tiêu, nội dung kiểm tra

Về mục tiêu: Mục tiêu kiểm tra là đánh gia diéu gi? Kiểm tra là để đạt

được điều gì? Lưu ý là đề xuất tất cả các mục tiêu, xếp thứ tự ưu tiên: không

nên nhằm nhiều mục tiêu trong một kì thi: làm rõ các mục tiêu có giá trị thế

nao déi voi CBQL, GV va SV

Trang 25

vào mục tiêu ĐT và quan niệm về người học (là loại do thầy định hướng (teacher directed), hay tu dinh huong (self directed)) va cần đạt được sự

thống nhất trong quan niệm này giữa các GV cùng môn hay cùng chủ đề, chỉ khi có sự thống nhất thì cách dạy và cách KTĐG mới phù hợp với mục tiêu và

nội dung đặt ra

Đối với các mức độ nhận thức và thực hành có liên quan tới ba nội dung trong đào tạo ở bậc đại học Đó là về: nhận thức, kĩ năng và thái độ

(Knowledge, Skill, Attitude) Viéc phan chia cac mirc nay thường theo nguyên

tắc phân loại các mục tiêu GD

b Chọn các hình thức thi, kiểm tra phù hợp

Mỗi hình thức kiểm tra có mặt mạnh và yếu của nó nên phải lựa chọn

sao cho phù hợp với các mục tiêu kiêm tra và thông thường không nên kiếm

tra đơn giản chỉ dựa trên một hình thức

c Lựa chọn hoặc xây dựng các câu hỏi kiểm tra: phân tích các câu hỏi

GV phải lựa chọn (hoặc xây dựng) và quyết định xem các câu hỏi thuộc dạng tự luận hay TNKQ và có thể sử dụng nguồn nào để có các câu hỏi Các câu hỏi phải được phân tích xem chúng đáp ứng thế nào với các mục tiêu đã

dé ra cho KTĐG Vì vậy, tùy theo các mục tiêu và tiêu chí mà phân tích xem

câu hỏi có đáp ứng như: để SV tự uấn nắn điều chỉnh, bố sung kiến thức, kĩ năng: đề điều chỉnh việc dạy: để giúp cho QL việc dạy và học

d Chọn phương pháp chấm và cho điểm: công bố kết quả

Sau các bước trên thì tiến hành sử dụng bộ câu hỏi (bộ đề) cho thị, kiểm tra vì vậy cần chọn phương pháp chấm bài phù hợp phân hạng, phân loại rồi thu thập các số liệu đề phân tích kết quả

Sau đó là công bố kết quả xếp hạng, xếp loại trên: nhắc nhở SV những điều cần thiết: xem xét phản ứng của SV

Trang 26

Bước này nhằm xác định các hệ số tương quan giữa các câu hỏi với nhau trong bộ câu hỏi căn cứ trên kết quả trả lời của SV, sự tương quan giữa các SV với nhau và sự tương quan giữa từng câu hỏi với từng SV

Có thể nói đây là bước dùng kết quả KTĐG đánh giá lại câu hỏi về sự

phù hợp, độ giá trị độ tin cậy của câu hỏi vì thế cần tính lại độ giá trị, đánh

giá độ tin cậy và so sánh kết quả dự đoán của GV giảng dạy

Đó là quy trình mang tính khái quát, tùy thuộc vào đặc điểm, điều kiện thực tế đề xây dựng hợp lí Các quy trình đã xây dựng trước đây thường chưa chú ý các bước thống kê kết quả nhằm đánh giá câu hỏi qua kết quả thi Đây là khâu cần rút kinh nghiệm đề xây dựng quy trình KTĐG KQHT của SV có

tính hiệu quả

1.22 Một số van dé lí luận về quan li, quan lí kiểm tra - đánh giá 1.2.2.1 Quan li, quan lí giáo dục, quản li trường học, quan lí giáo đục

đại học

- Khái niệm quản lí

QL là hoạt động có mục đích của con người thì “Quản lí chính là các hoạt động do một hoặc nhiều người điều phối hành động của người khác nhằm thu được kết quả mong muốn ” (dẫn theo) [23]

Xét tư cách QL là một hành động chúng tôi nêu lên một định nghĩa về QL như sau: “Quản lí là sự tác động có tô chức, có hướng đích của chủ thể QL tới đối tượng QL nhằm đạt được mục tiêu đê ra” [23]

Các yếu tô liên quan đến quản lí: đó là các yêu tô chế độ chính trị; xã hội - môi trường: khoa học tổ chức; quyền uy (quyền lực và uy tín); thông tin và mô hình QL tổng quát

- Quản lí giáo đục

Trang 27

như: “Quản lí giáo dục được hiểu là những hoạt động tự giác (có ý thức, có

mục đích, có kế hoạch, có hệ thống, hợp quy luật) của chủ thé OL đến tắt cả các mắt xích của hệ thống nhằm thực hiện có chất lượng và hiệu quả mục tiêu

phát triển GD, ĐT thế hệ trẻ theo yêu câu của xã hội”; “Quản lí giáo duc là sự tác động liên tục, có tổ chức, có hướng đích của chủ thê QL lên hệ thống GD

nhằm tạo ra tinh vuot trội - tính trôi của hệ thống; sử dụng một cách toi uu cdc tiém năng, các cơ hội của hệ thống nhằm đưa hệ thống đến mục tiêu một cách

tốt nhất trong điều kiện đảm bảo sự cân bằng với mơi trường bên ngồi luôn luôn biến động ”: “Quản lí giáo dục là hoạt động tự giác của chủ thề QL nhằm huy động, tô chức, điều phối, điều chỉnh, giám sát một cách có hiệu quả các

nguồn Tực GD (nhân lực, vật lực, tài lực) phục vụ cho mục tiêu phát triển GD,

đáp ứng yêu câu phát triển kinh tế - xã hội ” Đối với cẤp vi mô - trong phạm vi nhà trường thì hoạt động QL bao gồm nhiều loại như QL các hoạt động GD:

hoạt động dạy học, hoạt động GD (theo nghĩa hẹp), hoạt động xã hội, hoạt động văn thể, hoạt động lao động, hoạt động ngoại khóa, hoạt động hướng

nghiệp : QL các đối tượng khác: QL giáo viên, QL học sinh, QL tài chính, QL cơ sở vật chất : QL nhiều khách thê khác: QL thực hiện xã hội hóa GD, điều tiết và điều chỉnh ảnh hưởng từ bên ngoài vào nhà trường

Các định nghĩa trên bổ sung cho nhau, có định nghĩa đòi hỏi tính định hướng, tính đồng bộ, tính toàn diện và có định nghĩa đòi hỏi tính cụ thể của những tác động QL vào các đối tượng QL nhằm đạt được mục tiêu

Tóm lại, có thê định nghĩa một cách ngắn gọn, khái quát: Quán li giáo

dục là những tác động liên tục, có tổ chức, có chủ đích của chủ thê QLGD đến đối tượng QL nhằm đưa hoạt động GD đạt được mục tiêu đề ra

- Quản lí nhà trường

Trang 28

no Truong hoc là một tổ chức GD cơ sở trực tiếp làm công tác ĐT, GD thế

hệ trẻ Trường học là tế bào của bất cứ hệ thống GD quốc dân nào Nói cách

khác trường học là thành tố cơ bản của tất cả các cấp QLGD, lại vừa là thành

tố độc lập tự quản của xã hội

Chúng tôi nhất trí với tác giả Trần Kiểm [27]: Nhà trường là thiết chế

chuyên biệt của xã hội, nơi tổ chức, thực hiện và OL qua trinh GD - PT

Quan li nha truong

Theo tác giả Trần Kiểm (đã dẫn) [27] thì: “Quản 1í trường học là thực hiện đường lối GD của Đảng trong phạm vi chuyên trách của mình, tức là

đưa nhà trường vận hành theo nguyên li GD, để tiến tới mục tiêu ŒD, mục tiêu ĐT đối với ngành (1D, với thế hệ trẻ và với từng học sinh”; “Quản lí nhà

trường là hệ thống xã hội sư phạm chuyên biệt, hệ thống này đòi hỏi những tác động có ÿ thức, có kế hoạch và hướng đích của chủ thể QL lên tất cả các

mặt của đời sống nhà trường dé dam bảo sự vận hành tối ưu xã hội - kinh tế

và tổ chức sư phạm của quá trình day hoc va GD thé hệ dang lớn lên `

Tóm lại, Quản lí nhà trường là hệ thống tác động có mục đích, có kế

hoạch, hợp quy luật khách quan của chú thê QL nhằm làm cho nhà trường vận

hành theo nguyên lí GD đạt được mục tiêu GDĐT dé ra - Quản lí giáo dục đại học

Trong Hệ thống GD quốc dân [30] thì giáo dục đại học đào tạo trình độ cao đẳng, trình độ đại học, trình độ thạc sĩ và trình độ tiến sĩ GD đại học có

vị trí, vai trò to lớn trong Hệ thống GD quốc dân

Như vậy, chúng ta có thể xác định QLGD đại học là QL các lĩnh vực

cơ bản:

- Quản lí ĐT: xác định mục tiêu ĐT, xác lập các chuẩn mực chất lượng,

Trang 29

- QL nghiên cứu khoa học: lĩnh vực này liên quan đến cả chất lượng của chính các nghiên cứu, môi trường khoa học và coi nghiên cứu khoa học như là một phương pháp ĐT

- QL dịch vụ cộng đồng: bao hàm các hoạt động khác với giảng dạy và nghiên cứu Chăng hạn, hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thông tin và phát triển cộng đồng

Quan điểm chỉ đạo của Đảng, Nhà nước về GD đại học giai đoạn 2006-

2020 [21] có các nội dung cơ bản:

Gắn kết chặt chẽ đổi mới GD đại học với chiến lược phát triển kinh tế -

xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh, nhu cầu nhân lực trình độ cao của đất

nước và xu thế phát triển của khoa học và công nghệ

Đối mới GD đại học phải bảo đảm tính thực tiễn, hiệu quả và đồng bộ: lựa chọn khâu đột phá, lĩnh vực ưu tiên và cơ sở trọng điểm để tập trung

nguồn lực tạo bước chuyền rõ rệt Việc mở rộng quy mô phải đi đôi với nâng cao chát lượng: thực hiện công bằng xã hội phải đi đôi với bảo đảm hiệu quả ĐT: phải tiến hành đối mới từ mục tiêu quy trình, nội dung đến phương pháp dạy và học, phương thức đánh giá kết quả học lập

Vấn đề đổi mới KTĐG trong GD đại học, vấn đề đối mới cơ chế QL

cũng được nêu ra trong Nghị quyết của Chính phủ [21]: “Quản lý nhà nước

tập trung vào việc xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược phát triển; chỉ đạo triển khai hệ thống bảo đảm chất lượng và kiểm định GD đại học: hoàn

thiện môi trường pháp lý; ăng cường công tác kiểm tra, thanh tra: điều tiết vĩ mô cơ cấu và quy mô GD đại học, đáp ứng nhu cầu nhân lực của đất nước trong từng thời kỳ”

1.2.2.2 Quản lí quá trình đào tạo của trường đại học, cao đẳng

Đào tạo: Theo tác giả Nguyễn Minh Đường [22]: Đào tạo là hoạt động

Trang 30

năng thái độ đề hoàn thiện nhân cách cho mỗi cá nhân tạo tiền đề để họ có

thê vào đời hành nghề một cách có năng suất và hiệu quả

Đào tạo là quá trình tác động đến một con người nhằm làm cho con người đó lĩnh hội, nắm vững những tri thức, kỹ năng, kĩ xảo một cách có hệ

thống nhằm chuẩn bị cho người đó thích nghi với cuộc sống và có khả năng nhận một sự phân công nhất định góp phần của mình vào phát triển xã hội Về cơ bản ĐT là giảng dạy và học tập trong nhà trường gắn với GD đạo đức nhân cách

Như vậy có thể hiểu, Đào rạo là quá trình tác động có mục đích, có tô

chức, có hệ thống nhằm trang bị hệ thống tri thức, kỹ năng, kĩ xảo nghề

nghiệp đồng thời GD phẩm chất đạo đức, thái độ cho người học nhằm thoả

mãn nhu câu tổn tại và phát triển của mỗi cá nhân, đáp ứng yêu cầu của xã hội

trong mỗi giai đoạn lịch sử nhất định

Quá trình đào tạo: là quá trình tác động có mục đích, có tô chức nhằm

trang bị hệ thống tri thức, kỹ năng và GD phẩm chất lao động cho người học thông qua hoạt động dạy học và định hướng theo ngành nghề xác định

Quản lí quá trình đào tạo ở trường đại học: QLĐT thực chất là QL

chất lượng: có thể hiểu là hoạt động bao gồm các lĩnh vực QL mục tiêu nội dung, chương trình, quy trình tổ chức ĐT, việc giảng dạy học tập, việc KTĐG, kiểm soát các chuẩn mực bảo đảm chất lượng

QL chất lượng GD nói chung có nhiều cách diễn đạt khoa học khác nhau nhưng đều có các khía cạnh gắn kết với nhau: sự phù hợp, hiệu quả, nguồn lực, hiệu suất, sự công hiệu và quá trình Nói đến chất lượng GD đại

học của cả hệ thống ta có mô hình C.I.M.O (Context - hoàn cảnh, Input - đầu vao, Management - QL hé théng, Outcome - đầu ra); nói đến chất lượng GD

của một sơ sở GD ta nói tới mô hình C.I.P.O (Context - hoàn cảnh, Input -

Trang 31

chất lượng GD đại học là: nội dung GD: phương pháp GD: mục tiêu ĐT đa dạng: đội ngũ GV; SV

Như vậy, Quản lý quá trình đào tạo ở trường đại học là hệ thống

những tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý lên quá trình ĐT (theo nghĩa hẹp chính là quá trình đạy và học) nhằm phát triển nhân cách (phẩm chất, năng lực) của SV theo mục tiêu ĐT mà trường

đại học đã đề ra

1.2.2.3 Quan lí kiểm tra - đánh giá kết quả học tập ở trường đại học + Muc dich quan li kiém tra - đánh giá kết quả học tập

Kết quả mà SV đạt được trong quá trình học tập là cơ sở quan trọng nhất đề đánh giá chất lượng của hoạt động ĐT Vì vậy QL hoạt động KTĐG KQHT của SV là nhằm duy trì hoạt động có hiệu quả của công tác KTĐG KQHT của SV: nhằm giúp cho hoạt động KTĐG thực sự đảm bảo mục tiêu và nội dung ĐT góp phần duy trì và nâng cao chất lượng ĐT

+ Nội dung quản lí kiêm tra - đánh giá kết quả học tập

QL hoạt động KTĐG KQHT bao gồm các nội dung: QL hoạt động tô chức KTĐG các bài học trình trên lớp của SV: QL tổ chức kì thi kết thúc học phần: QL việc tô chức thực tập cuối khóa, làm đồ án, khóa luận tốt nghiệp, bài tập lớn hoặc thi tốt nghiệp của SV: QL việc ra dé thi: QL việc chấm đỗ

án, khóa luận tốt nghiệp hoặc chấm thi tốt nghiệp: QL các hoạt động phục vụ thi và kiểm tra: việc ra đề thi, hình thức thi, chấm thị, số lần dự thi của SV,

cách tính điểm kiểm tra, thi kết thúc học phần: QL hoạt động phúc khảo và sửa chữa điểm sai sót (nếu có) trong quá trình nhập, tính điểm và QL các hoạt động về bảo quản bai thi

Quản lí việc tô chức KTDG học trình: Tùy theo mục tiêu mỗi môn học mà GV còn quy định KTĐG về nhận thức, thái độ tham gia thảo luận, đánh

Trang 32

QL KTĐG học trình là QL từ mục tiêu, nội dung kiểm tra: QL hình thức tô chức kiểm tra; QL kết quả kiểm tra Các công tác này do GV phụ

trách môn học đảm nhiệm Kết quả kiểm tra được tính vào điểm trung bình

của môn học theo trọng số nhất định (quy chế đào tạo) Khoa QL GV có vai

trò kiểm tra, giám sát việc thực hiện của GV

Quan lí việc tô chức kì thì kết thúc môn học (học phẩn): Thi kết thúc

môn học, thi tốt nghiệp với mục đích là xác định trình độ lĩnh hội kiến thức,

ki nang cua SV trong cả quá trình

Cuối mỗi học kì nhà trường tổ chức một kì thi chính và một kì thi phụ

(thi lai) Ki thi phụ tổ chức sớm nhất là 2 tuần sau kì thi chính

Quản lí việc tổ chức ra đề thi, kiểm tra: Đề thi là công cụ đo lường khả

năng của người học Đề thi phải phù hợp với mục tiêu, nội dung học phần đã quy định trong chương trình Mỗi đề thi phải đảm bảo bốn thông số liên quan

mật thiết với nhau: độ khó, độ phân biệt, độ giá trị và độ tin cậy, tùy theo mục

tiêu của mỗi kì thi mà yêu cầu cao hay thấp về các thông số đó

Quản lí ra đề thi là QL về mục tiêu, nội dung của đề thi: QL sự phù hợp của đề thi với các hình thức tô chức thi; QL chất lượng đề thi từ đảm bảo nội

dung đến các tính chất về độ giá trị, độ tin cậy của dé thi

Quản lí việc đánh giả thực tập cuối khóa, khóa luận tót nghiệp hoặc thi

tốt nghiệp của SV: Viéc lam khóa luận tốt nghiệp, bài tập lớn hoặc thi tốt nghiệp tùy thuộc vào từng ngành ĐT hoặc vào kết quả đạt được của SV trong

toàn khóa học Mục đích là giúp SV tự khẳng định trình độ năng lực và tiến

bộ trong quá trình học tập để đạt điều kiện xét và công nhận tốt nghiệp SV

không đạt điều kiện làm khóa luận và đã tích lũy du số đơn vị học trình theo

quy định thì được dự thi tốt nghiệp Chủ thê của hoạt động QL này là phòng KT & ĐBCL, QL cấp trường, cấp khoa, các GV được phân công phụ trách

Trang 33

Quản lí hoạt động tô chức phục vụ thi và kiểm tra: Ngoài các hoạt động

QL nêu trên thì QL hoạt động KTĐG còn liên quan tới các hoạt động khác như: QL in sao đề thi, bảo quản, bảo mật đề thi: QL kết quả thi: QL kế hoạch tổ chic thi; QL bảo quản bài thị việc phân công các công việc QL này thường tập trung ở Phòng KT & ĐBCL mà một số ít các đơn vị chức năng liên quan

+ Các giai đoạn quản lí kiểm tra - đánh giá kết quả học tập

Xem xét việc QL KTĐG KQHT như một quá trình thì quá trình đó bao gồm các giai đoạn chính:

- Tổ chức, chi dao xây dựng các mục tiêu, tiêu chuẩn, nội dung dé KTDG

- Lập kế hoạch KTĐG KQHT của SV

- Tổ chức, chỉ đạo việc thực hiện KTĐG theo các tiêu chuẩn

- Đề xuất những thay đổi và điều chỉnh các hoạt động KTĐG + Phương pháp quản lí kiểm tra - đánh giá kết quả học tập

Có thê hiểu phương pháp QL KTĐG KQHT là hệ thống các cách sử dụng của chủ thê đề QL hoạt động KTĐG KQHT của SV nhằm đạt được mục tiêu đề ra

Phương pháp QLGD gồm có 3 nhóm: nhóm phương pháp hành chính - pháp luật (dựa trên cơ sở quan hệ tổ chức và quyền lực); nhóm phương pháp giáo dục - tâm lí (tác động lên trí tuệ, tình cảm, ý thức và nhân cách); nhóm phương pháp kích thích (thông qua lợi ích vật chất) [27]

Phương pháp QL KTĐG KQHT của SV chủ yếu thuộc nhóm phương pháp tố chức hành chính Đó là điều lệ trường đại học: các quy chế ĐT, KTĐG của BGD&ĐT, của nhà trường: các văn bản quy định về KTĐG của trường: các văn bản liên quan trong mỗi kì thi, kiểm tra như: kế hoạch thi

kiểm tra, danh sách GV coi thị, chấm thi, giám sát, danh sách SV dự thị, các phiếu điểm của SV : là các chỉ thị, tác động, hướng dẫn của lãnh đạo và QL

Á \

Trang 34

Các phương pháp sử dụng trong QL KTĐG KQHT của SV phải đảm bảo các yêu cầu: phù hợp với mục tiêu nội dung KTĐG: phù hợp với nguyên tắc QL hoạt động ĐT, phù hợp với các công tác QL hoạt động khác trong nhà trường: vừa mang tính khoa học và vừa mang tính nghệ thuật

+ Giải quản lí kiểm tra - đánh giá kết quả học tập

Giải pháp kiểm tra - đánh giá là những cách làm, cách thức cụ thể để

giải quyết các vấn đề về hoạt động KTĐG nhằm đạt được mục tiêu KTĐG và cao hơn là nhằm đạt được mục tiêu ĐT đề ra

Giải pháp quản Ìí: là những cách thức cụ thể đề thực hiện các phương pháp QL Đối tượng của QLGD là con người nên đòi hỏi các biện pháp phải đa dạng, phong phú và linh hoạt cho phù hợp

Giải pháp quản lí kiêm tra - đánh giá kết quả học tập của sinh viên: là các cách thức tiến hành của chủ thể QL nhằm tác động đến các lĩnh vực trong

hoạt động KTĐG đề hoàn thành mục đích KTĐG KQHT của 5V Đó là các

Giải pháp QL như: QL mục tiêu KTĐG, nội dung, phương pháp KTĐG, các

hình thức và đánh giá, nhận xét thành quả đạt được cuối cùng của SV trong suốt quá trình ĐT 123 Phòng KT & ĐBCL với công tác quản lí hoạt động kiểm tra - đánh giá 1.2.3.1 Chức năng, nhiệm vụ của Phòng KT & ĐBCL Chúc năng

Tham mưu cho Hiệu trưởng về công tác đảm bảo và nâng cao chất

lượng đào tạo nghiên cứu khoa học và các dịch vụ của Trường ĐH Y Khoa Vinh nhằm đạt được các mục tiêu và sứ mệnh của Nhà trường

Nhiệm vụ

Trang 35

- Thường trực công tác tự đánh giá của Trường và tham gia kiểm định,

kiểm toán chất lượng giáo dục đại học theo quy định của Đại học Y Khoa Vinh và Bộ Giáo dục & Đào tạo

- Đầu mối quan hệ với các tổ chức kiểm định trường đại học trong và

ngoài nước đề thực hiện đánh giá ngoài đối với công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học và xếp hạng Trường

- Xây dựng và trình Hiệu trưởng ban hành các văn bản quy định và hướng dẫn của Trường về công tác đảm bảo chất lượng

- Hướng dẫn, tư vấn và theo dõi kiểm tra việc thực hiện điều kiện đảm

bảo chất lượng ở các đơn vị trong Trường

- Tổ chức và duy trì cơ sở đữ liệu của Trường về đảm bảo chất lượng Thực hiện công tác tông hợp và báo cáo về hoạt động đảm bảo và đánh giá chất lượng theo quy định Là đầu mối thu thập và lưu trữ các đữ liệu, số liệu của nhà trường đề phục vụ cho công tác kiểm định và báo cáo thống kê

- Tổ chức triển khai và phối hợp với các đơn vị thực hiện các công tác phát sinh trong quá trình xây dựng và phát triển Trường

- Quản lý và sử dụng có hiệu quả lao động, cơ sở vật chất và các phương tiện thiết bị được giao

- Phối hợp với các Khoa đánh giá các chương trình đào tạo hiện có và đề xuất để điều chỉnh cho thích hợp, đáp ứng yêu cầu của sự phát triền

- Phối hợp với các đơn vị định kỳ tổ chức thu thập ý kiến sinh viên, cán bộ, giảng viên và đơn vị sử dụng lao động nhằm nâng cao chất lượng đào tạo

và phục vụ của Trường

Trang 36

- Phối hợp với Phòng ÐT&QLSV Phòng QLKH và các Khoa đánh giá tính phù hợp của sản phâm đào tạo, nghiên cứu khoa học và cung ứng dịch vụ theo yêu cầu phát triển của xã hội

- Phối hợp với các Khoa và phòng Công tác chính trị xây dựng mối quan hệ với cựu sinh viên để có thêm nguồn thông tin cần thiết nhằm đánh giá sản phẩm đào tạo của Trường:

1.2.3.2 Giải pháp quản lí kiểm tra - đánh giá kết quả học tập của sinh viên của Phòng KT & ĐBCL

Căn cứ vào các nội dung QL KTĐG, căn cứ vào chức năng nhiệm vụ

của Phòng KT & ĐBCL có thể thấy các giải pháp QL KTĐG KQHT của SV là: giải pháp QL về mục tiêu; giải pháp QL về nội dung: giải pháp QL về các hình thức; giải pháp QL về các loại hình KTĐG:; giải pháp QL công tác ra đề thi, hình thức tổ chức thi: giải pháp QL hoạt động rọc phách bài thi, chấm thi: giải pháp QL công tác tính điểm và giải pháp QL công tác bảo quản, lưu trữ bai thi

- Giải pháp QL về mục tiêu KTĐG Đề cương chỉ tiết của mỗi chương trình ĐT đều nêu rõ mục tiêu của chương trình Phòng KT & ĐBCL quản lý mục tiêu chương trình đồng thời QL mục tiêu KTĐG của chương trình đó

Mục tiêu KTĐG là căn cứ để xác định nội dung và các hình thức sử

dụng vào hoạt động KTĐG Mục tiêu KTĐG đồng thời cũng là cơ sở để GV thực hiện giảng dạy đúng nội dung và trọng tâm chương trình: nó còn là định

hướng học tập cho SV, căn cứ vào mục tiêu KTĐG mà SV xác định phương

pháp học tập nội dung học tập, điều chỉnh và bố sung kiến thức cho phù hợp với mục tiêu KTĐG QL tốt mục tiêu KTĐG sẽ đảm bảo tính công bằng, khách quan của hoạt động KTĐG KQHT của SV

Trang 37

khi tiến hành các hoạt động ĐT cụ thể Nội dung KTĐG cũng bao gồm các

nội dung kiểm tra học trình, thi học phần, thi tốt nghiệp Vì vậy một cách

tương ứng, chương trình ĐT cũng là cơ sở để xây dựng các nội dung KTĐG,

các nội dung KTĐG có quan hệ và phụ thuộc mật thiết vào nội dung của

chương trình ĐT

- Giải pháp QL về các hình thức KTĐG Tùy theo đặc điểm, mục tiêu,

nội dung của mỗi ngành ĐT mà các hình thức KTĐG khác nhau được sử

dụng khác nhau, có chuyên ngành cần sử dụng thường xuyên hình thức bài

tập, tiểu luận, bài tập lớn có chuyên ngành lại hay sử dụng trắc nghiệm hoặc

có chuyên ngành hay sử dụng hình thức tự luận

- Giải pháp QL về loại hình KTĐG Đặc điểm của môn học sẽ quyết định loại hình KTĐG Chẳng hạn, với những môn học sử dụng phương pháp thuyết trình cho lớp đông người thì không thể sử dụng loại KTĐG hàng ngày, hay những môn thực hành thí nghiệm thì ít khi dùng KTĐG định kì mà KTPG hàng ngày, thường xuyên

- Giải pháp QL công tác ra đề thi, hình thức tô chức thi, KTĐG Đây là hoạt động diễn ra thường xuyên ở mỗi kì học Phòng KT & ĐBCL là đơn vị chủ quản QL đề thi của GV giảng dạy bộ môn Trước khi tiến hành lên kế hoạch cho một kì thi thì Phòng KT & ĐBCL phải nhận đủ số lượng đề thi cần thiết cho kì thi đó, lập kế hoạch về thời gian, địa điểm thi, lập danh sách GV

coi thi, danh sách thanh tra, giám sát kì thi chú ý tới đặc điểm của mỗi hình

thức thi mà bố trí coi thi, giám sát thích hợp

Trang 38

chấm tập trung), lập phiếu ghi kết quả điểm thi, QL hoạt động chấm thị, thanh tra, giám sát chấm thi Thông thường công tác chấm thi cần tô chức chấm 2 vòng độc lập sau đó khớp điểm giữa hai lần chấm đảm bảo khách quan và đúng quy chế, tùy theo đặc điểm môn học mà có thể tổ chức chấm thi tập trung: với những môn thi vấn đáp bố trí 2 cán bộ hỏi thi và tổ chức giảm sát chặt chẽ

- Giải pháp QL công tác lên điểm, tính điểm trung bình học tập của SV, công tác cập nhật điểm khi có sai sót Báo cáo về KQHT của SV gồm có bảng điểm từng học kì, từng năm học của từng SV, từng lớp, từng ngành trong đó

có điểm tông kết từng môn học, điểm tổng kết học kì (năm học), xếp loại học

tập theo quy chế; báo cáo về số SV phải thi lai, hoc lai

- Giải pháp QL công tác bảo quản, lưu trữ bài thi Thông thường các bài thi của SV được lưu tại Phòng KT &ĐBCL, sau 3 năm không có những ý kiến liên quan tới bài thi thì mới được hủy bỏ, các thủ tục hủy bỏ bài thi thực hiện theo đúng quy chế hiện hành Trong quá trình lưu trữ vẫn cần tra cứu khi

có yêu cầu

Nhìn chung các giải pháp QL nêu trên đều được Phòng KT & ĐBCL xây dựng thành kế hoạch KTĐG ngay từ đầu học kì, đầu năm học Căn cứ

vào kế hoạch để triển khai, theo dõi và giám sát thực hiện: có tiến hành chỉnh

sửa, bố sung cho phù hợp với thực tế DT

1.2.3.3 Mối quan hệ của Phòng KT & ĐBCL trong quản lí kiểm tra - đánh giá kết quả học tập với các khoa, bộ môn; với giảng viên, sinh viên và

các bộ phận chức năng khác

Trang 39

BAN GIÁM HIỆU ˆ CÁC ĐƠN VỊ CHỨC PHÒNG KT& ĐBCL K—— NĂNG LIÊN QUAN | KHOA, BO MON GIANG VIEN = SINH VIEN

So d6 1.1 Méi quan hệ của Phòng KT & ĐBCL trong QL KTDG KQHT

với các khoa, tổ bộ mơn, (GÌ SI và các đơn vị chức năng khác

Các chủ trương chỉ đạo của Ban giám hiệu được Phòng KT & ĐBCL

cụ thể hóa bằng các kế hoạch KTĐG cu thé: kế hoạch này căn cứ trên cơ sở

kế hoạch ĐT chung trong toàn trường: có dựa trên cơ sở báo cáo của các đơn

vị liên quan Kế hoạch KTĐG bao gồm tất cả các nội dung từ mục tiêu, nội dung KTĐG, các hình thức KTĐG, danh sách các thành viên tham gia, thành

lập hội đồng coi thi, chấm thi Kế hoạch được Ban giám hiệu duyệt và ban

hành đề thực hiện

Phòng KT & ĐBCL tổ chức triển khai và giám sát thực hiện KTĐG tới từng khoa trong toàn trường: tiếp nhận và xử lí các ý kiến phản hồi từ phía

GV, khoa, tổ: điều chỉnh các nội dung thực hiện cho phù hợp với thực tế; tiếp

nhận va QL các kết quả KTĐG từ GV, tô bộ môn, khoa: căn cứ kết quả KTĐG mà xây dựng các báo cáo nghiệp vụ theo yêu cầu của Ban giám hiệu, yêu cầu của quá trình ĐT

Các đơn vị liên quan có trách nhiệm phối hợp thực hiện: đồng thời phối

Trang 40

Các khoa, tổ bộ môn có trách nhiệm thực hiện công tác KTĐG theo chỉ

đạo của Phòng, đồng thời tô chức triển khai và giám sát thực hiện KTĐG đối với GV và SV trong khoa: CBQL cấp khoa kết hợp với Phòng KT & ĐBCL

giám sát việc thực hiện ở GV và SV

“Tam giác” khoa, bộ môn - GV - SV mà “đỉnh liên kết” là khoa, bộ

môn: vừa là chủ thể, vừa là đối tượng của công tác QL KTĐG KQHT GV có trách nhiệm thực hiện nghiêm túc kế hoạch KTĐG theo đúng quy chế, giám sát thực hiện KTĐG ở SV, có ý kiến phản hồi với khoa, Phòng KT &

ĐBCLvề sự phù hợp của kế hoạch SV có trách nhiệm thực hiện nghiêm túc

quy chế KTĐG, thực hiện nghiêm túc kế hoạch KTĐG: có ý kiến để xuất,

phản hồi để thực hiện tốt hơn

Công tác QL KTĐG của Phòng KT & ĐBCL muốn có hiệu quả thì mối quan hệ này phải được duy trì và phát triển bền vững, được sự phối hợp đồng bộ của các đơn vị liên quan, mọi thành viên phải có ý thức xây dựng và củng cố mối quan hệ này

1.24 Các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động kiểm tra - đánh giá và quản lí hoạt động kiểm tra - đánh giá

1.2.4.L Các yếu tô chủ quan

Nhận thức của chủ thể hoạt động KTĐG - CBQL và GV Các CBQL tham gia công tác QL KTĐG và GV phải là những người có nhận thức sâu sắc và đầy đủ về tầm quan trọng của KTĐG KQHT của SV, có hiểu biết về lí luận và có kinh nghiệm trong công tác QL KTĐG

Năng lực của CBQL và GV Đây là yếu tố năng lực cá nhân, đó phải là những người có năng lực chuyên môn, có phẩm chất chính trị vững vàng: có đạo đức trong sáng: nắm vững chú trương của trường, nắm vững quy chế thị, kiểm tra, nắm vững quy chế ĐT: không ngừng học hỏi nâng cao trình độ

chuyên môn, nghiệp vụ: CBQL cần có trình độ tin học nhất định Bên cạnh đó

Ngày đăng: 28/08/2014, 09:48

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w