Giới tínhĐánh giá tác động của chương trình “Tiếp sức mùa thi” đến sinh viên trường Đại học Thủ Dầu Một năm học 2011 – 2013 Tác động chương trình Tiếp sức mùa thiNhững tích cựcNhững
Trang 3BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN THAM GIA
CUỘC THI SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM HỌC 2013 – 2014
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CHƯƠNG TRÌNH “TIẾP SỨC
MÙA THI” ĐẾN SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU
MỘT NĂM HỌC 2011 – 2013
Sinh viên thực hiện: Phạm Tú Quốc Minh Nam, Nữ: Nam
Dân tộc: Kinh
Lớp, khoa: D11XH01 Khoa Công tác xã hội
Năm thứ: 3 Số năm đào tạo: 4
Ngành học: Công tác Xã hội
Người hướng dẫn: Thạc sĩ Dương Hiền Hạnh
Nhận xét của người hướng dẫn về những đóng góp khoa học của sinh viên thực
hiện đề tài (phần này do người hướng dẫn ghi):
Trang 4
Ngày 25 tháng 04 năm 2014
Xác nhận của lãnh đạo khoa
(ký, họ và tên)
Giáo viên hướng dẫn
(ký, họ và tên)
Trang 5I SƠ LƯỢC VỀ SINH VIÊN:
Họ và tên: Phạm Tú Quốc Minh
Điện thoại: 01676785058 Email: quocminh2312@gmail.com
II QUÁ TRÌNH HỌC TẬP (kê khai thành tích của sinh viên từ năm thứ 1
1 Hứa Trọng Duy 1156070002 D11XH01 Công tác Xã hội
2 Nguyễn Thụy Tố Như 1156070012 D11XH01 Công tác Xã hội
Trang 7quan trọng và cần thiết để gởi lời tri ân và cảm ơn đến những người đã giúp đỡ nhómchúng tôi hoàn thành tốt đề tài của mình.
Đầu tiên, chúng tôi xin gởi lời cảm ơn đến lãnh đạo Đoàn trường, và 8 bạn sinhviên năm nhất, năm hai và năm ba đã giúp nhóm nghiên cứu hoàn thành tốt buổiphong vấn sâu
Xin gởi lời cảm ơn đến 150 bạn sinh viên năm thứ nhất, năm hai và năm thứ bacủa trường Đại học Thủ Dầu Một đã dành chút thời gian để giúp chúng tôi có đượcnhững thông tin cần thiết để hoàn thành đề tài của mình
Chúng tôi cũng xin gởi lời cảm ơn đến bạn bè trong lớp D11XH01 đã độngviên, chia sẻ và góp ý để giúp chúng tôi làm tốt đề tài nghiên cứu
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn Ban Lãnh đạo trường Đại học Thủ Dầu Một
đã tạo điều kiện để chúng tôi có cơ hội được tham gia làm nghiên cứu khoa học Vìqua đó, chúng tôi có điều kiện được học hỏi, thực hành các kiến thức đã học cũng như
có thêm nhiều kinh nghiệm để phục vụ tốt cho việc học tập và nghiên cứu
Chúng tôi cũng xin gởi lời cảm ơn chân thành đến thầy Lê Anh Vũ, giảng viênkhoa Công tác xã hội đã dành thời gian để hướng dẫn cho chúng tôi về việc xử lý sốliệu
Và cuối cùng, chúng tôi xin gởi lời biết ơn sâu sắc đến Cô Dương Hiền Hạnh
đã hướng dẫn, động viên và chia sẻ cho chúng tôi những kinh nghiệm trong suốt quátrình làm đề tài nghiên cứu Nếu không có sự quan tâm và hướng dẫn của cô thì chúngtôi sẽ không hoàn thành được đề tài nghiêm cứu của mình
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn
Trang 8của chúng tôi và chưa có ai công bố ở bất kỳ công trình nào khác.
Số liệu được phân tích và những dẫn chứng mà chúng tôi thực hiện trong đề tài
là thông qua việc chúng tôi đã tiến hành khảo sát thực địa vào tháng 3/2014 tại trườngĐại học Thủ Dầu Một, Thành phố Thủ Dầu Một, Bình Dương
Trang 9Mục lục
PHẦN MỞ ĐẦU 3
1 Lí do chọn đề tài 4
2 Mục tiêu nghiên cứu 4
3 Đối tượng và khách thể nghiên cứu 5
4 Phạm vi nghiên cứu 5
5 Nhiệm vụ nghiên cứu 5
6 Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn 6
7 Khung lý phân tích 7
8 Phương pháp nghiên cứu 7
PHẦN NỘI DUNG 10
CHƯƠNG I: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 11
1.1 Tổng quan 11
1.1.1 Chỉ đạo của nhà trường 11
1.1.2 Chương trình tiếp sức mùa thi 11
1.2 Các lý thuyết tiếp cận 13
1.2.1 Lý thuyết chức năng 13
1.2.2 Lý thuyết giới 14
1.3 Câu hỏi nghiên cứu 14
1.4 Giả thuyết khoa học 14
1.5 Một số khái niệm liên quan 15
1.6 Hạn chế của đề tài 16
CHƯƠNG II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 17
2.1 Khái quát về tình hình nghiên cứu 17
2.1.1 Khái quát về trường đại học Thủ Dầu Một 17
2.1.2 Khái quát về chương trình Tiếp sức mùa thi tại Bình Dương 18
2.1.3 Nhà tài trợ chương trình tiếp sức mùa thi tại Bình Dương 19
2.1.4 Tình nguyện viên trường đại học Thủ Dầu Một 20
2.1.5 Thí sinh dự thi vào trường đại học Thủ Dầu Một 21
2.2 Mẫu nghiên cứu 21
Trang 102.2.1 Về giới tính 21
2.2.2 Về năm học 22
2.3 Hiệu quả chương trình 22
2.3.1 Truyền thông chương trình Tiếp sức mùa thi 22
2.3.2 Các nguồn hỗ trợ cho thí sinh trong chương trình Tiếp sức mùa thi trường Đại học Thủ Dầu Một 24
2.3.3 Đánh giá sự hỗ trợ từ chương trình Tiếp sức mùa thi trường Đại học Thủ Dầu Một 31
2.4 Những phát hiện 32
2.4.1 Công tác truyền thông 32
2.4.2 Hỗ trợ phụ huynh 32
2.4.3 Tham gia vào chương trình tiếp sức mùa thi 33
CHƯƠNG III: KẾT LUẬN, KHUYẾN NGHỊ 35
3.1 Kết luận 35
3.2 Khuyến nghi 36
TÀI LIỆU THAM KHẢO 37
PHỤ LỤC 39
1 Bảng hỏi nghiên cứu 39
2 Bảng hỏi phỏng vấn sâu 47
1.1 Biên bản phỏng vấn sâu Đoàn Hội 47
1.2 Biên bản phỏng vấn sâu tình nguyện viên 49
1.3 Biên bản phỏng vấn sâu thí sinh 51
3 Biên bản phỏng vấn sâu 53
BIÊN BẢN PHỎNG VẤN SÂU SỐ 1 53
BIÊN BẢN PHỎNG VẤN SÂU SỐ 2 55
BIÊN BẢN PHỎNG VẤN SÂU SỐ 3 57
BIÊN BẢN PHỎNG VẤN SÂU SỐ 4 59
BIÊN BẢN PHỎNG VẤN SÂU SỐ 5 60
BIÊN BẢN PHỎNG VẤN SÂU SỐ 6 63
BIÊN BẢN PHỎNG VẤN SÂU SỐ 7 68
BIÊN BẢN PHỎNG VẤN SÂU SỐ 8 70
BIÊN BẢN PHỎNG VẤN SÂU SỐ 9 73
Trang 11BIÊN BẢN PHỎNG VẤN SÂU SỐ 10 76
PHẦN MỞ ĐẦU
Trang 121 Lí do chọn đề tài
Trong các công tác chuẩn bị cho mùa tuyển sinh của trường Đại học Thủ DầuMột, chương trình “Tiếp sức mùa thi” luôn được nhà trường cũng như các bạn họcsinh, sinh viên quan tâm Chương trình này giống như là nhịp cầu nối giữa ban giámhiệu trường Đại học Thủ Dầu Một và các bạn tân sinh viên Nó thật sự có vai trò rấtquan trọng và thật sự cần thiết Bởi lẽ, các thí sinh đến dự thi tại trường đa số đềumang tâm lý hồi hộp, bối rồi và đặc biệt là đối với các thí sinh ở những tỉnh thành xathì việc nhận được sự hướng dẫn của các bạn trong chương trình “Tiếp sức mùa thi”thì lại càng cần thiết hơn nữa Với việc lần đầu xa gia đình cộng với việc phải đối mặttrước kỳ thi vô cùng quan trọng, thì việc nhận được sự giúp đỡ, chỉ dẫn tận tình từ cáctình nguyện viên trong chương trình “Tiếp sức mùa thi” sẽ giúp cho các thi sinh có tâm
lý thoải mái hơn và tự tin hơn trong kỳ thi
Trong suốt thời gian qua, trường Đại học Thủ Dầu Một đã thực hiện liên tụcchương trình này mỗi năm, nhưng chưa có một đánh giá nào về hiệu quả của chươngtrình này Chính vì thế, Ban giám hiệu nhà trường cũng như sinh viên trường Đại họcThủ Dầu Một chưa có cái nhìn cụ thể về các mặt tích cực cũng như tiêu cực củachương trình Do đó, chưa đưa ra được các điều chỉnh kịp thời để hoàn thiện hơn chochương trình Tiếp sức mùa thi Ngoài ra, thông qua việc đánh giá được hiệu quả củachương trình, sẽ giúp cho các bạn sinh viên đã tham gia qua chương trình rút ra đượckinh nghiệm của bản thân.Việc đưa ra các mặt tích cực, và tiêu cực của chương trìnhkịp thời để có những thay đổi kịp thời, góp phần hoàn thiện chương trình cũng sẽ gópphần khuyến khích các sinh viên chưa tham gia sẽ nhiệt tình tham gia hơn
Chính vì lí do trên, chúng tôi quyết định thực hiện đề tài “Tìm hiểu những tácđộng của chương trình Tiếp sức mùa thi đến sinh viên trường Đại học Thủ Dầu Một”
2 Mục tiêu nghiên cứu
2.1 Mục tiêu chung
Tìm hiểu những tác động tích cực của chương trình Tiếp sức mùa thi đến sinh viên trường Đại học Thủ Dầu Một.
2.2 Mục tiêu cụ thể
năm 2011-2013.
Trang 13- Tìm hiểu các chính sách về chương trình Tiếp sức mùa thi.
Một.
người dân cho chương trình.
chương trình sau ngày một tốt hơn.
3 Đối tượng và khách thể nghiên cứu
Không gian: Trường đại học Thủ Dầu Một
Thời gian: thời gian thực hiện nghiên cứu từ tháng 09 năm 2013 đến 03 năm2014
Khách thể nghiên cứu: sinh viên trường đại học Thủ Dầu Một trong phạm vi
đề tài là các bạn sinh viên năm thứ 1, năm thứ 2 và năm thứ 3 đang theo học hệ chínhquy tại đại học Thủ Dầu Một
Ngoài ra, chúng tôi còn tìm hiểu các các cán bộ Đoàn trường Đại học Thủ DầuMột, các cơ quan ban ngành và nhà dân hỗ trợ chương trình
5 Nhiệm vụ nghiên cứu
Nhằm đạt được mục tiêu nghiên cứu đề ra, nhóm nghiên cứu đã thực hiện cácnhiệm vụ sau:
Trang 14- Thu thập và tổng quan các nghiên cứu, tài liệu, các báo cáo và bài viết có
liên quan đến đề tài
- Nghiên cứu hệ thống lý thuyết, các khái niệm và chính sách hỗ trợ chương
trình tiếp sức mùa thi liên quan nhằm làm cơ sở lý luận cho đề tài
- Khảo sát chủ yếu bằng phương pháp định lượng về tác động của chương
trình đến thí sinh dự thi đại học
- Các báo cáo phân tích kết quả nghiên cứu tác động của chương trình đến thí
sinh dự thi đại học
- Từ những kết quả nghiên cứu đề xuất các khuyến nghị liên quan đến đề tài
6 Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn
Với ban lãnh đạo Trường có thể tham khảo tài liệu này để xây dựng cácchương trình TSMT mang tính hiệu quả và thiệt thực hơn với sinh viên và cộng đồng
Kết quả có thể giúp cho cán bộ Đoàn Hội hiểu tác động tích cực và tiêu cựccủa chương trình TSMT đối với sinh viên, đối tượng thụ hưởng Nhận thức rõ điều này
sẽ giúp cho các cán bộ Đoàn Hội các cấp tổ chức các chương trình phù hợp, thực tiễnhơn với nhu cầu của sinh viên, hạn chế tình trạng sinh viên tham gia phong trào
Đề tài này có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho giảng viên, sinh viên ngànhcông tác xã hội và các chuyên ngành khác có liên quan Các dữ liệu từ đề tài có thểlàm luận cứ cho các luận điểm của các ngành quản lí, công tác xã hội, xã hội học…
Trang 15Giới tính
Đánh giá tác động của chương trình
“Tiếp sức mùa thi” đến sinh viên trường Đại học Thủ Dầu Một năm học
2011 – 2013
Tác động chương trình Tiếp sức mùa thiNhững tích cựcNhững hạn chế Chỉ đạo của
nhà trường và
BCH Đoàn
Trường
Hỗ trợ của các tình nguyện viên
Các cụm trường thi
Nguồn nhận thông tin
Những phát hiệnCông tác truyền thông về chương trình
Hỗ trợ phụ huynh khi đợi con, em đi dự thi
Nhu cầu được tham gia tiếp sức mùa thi của
sinh viên trường Đại học Thủ Dầu Một
7 Khung lý phân tích
8 Phương pháp nghiên cứu
8.1 Nghiên cứu tư liệu có sẵn
Với phương pháp này chúng tôi thu thập các tài liệu sẵn có đã nghiên cứu
về vấn đề và các chính sách về chương trình Trên cơ sở đó tìm hiểu về mặt lý luận, những bài học kinh nghiệm rút ra cho nghiên cứu này Đồng thời một số dữ liệu sẽ được sử dụng làm khung so sánh với nghiên cứu thực nghiệm của đề tài.
8.2 Nghiên cứu định lượng
Công cụ chủ yếu để thu thập được những thông tin cần thiết là bảng hỏi Bảng hỏi được thiết kế theo mục tiêu, nội dung, lý thuyết và giả thuyết nghiên cứu
mà đề tài đã lựa chọn, và được phát cho những mẫu nghiên cứu đã được chọn Đây
là bảng câu hỏi phỏng vấn cá nhân dành cho sinh viên trường Đại học Thủ Dầu Một.
Trang 16Chọn mẫu nghiên cứu đinh lượng: mẫu nghiên cứu đinh lượng được chọn theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên Đơn vi mẫu được chọn là các cá nhân, đó
là những sinh viên năm thứ nhất, thứ hai và thứ ba đang theo học tại trường Đại học Thủ Dầu Một
Xác đinh cỡ mẫu: do sự hạn chế về mặt thời gian, kinh phí thực hiện, nhân lực hiện có Ở đây chúng tôi sử dụng phương pháp ước lượng cỡ mẫu, tức là xác đinh một dung lượng mẫu đủ lớn để có thể khảo sát hiệu quả Để đảm bảo đối tượng nghiên cứu và người nghiên cứu được thuận tiện trong việc thu thập thông tin, chúng tôi chọn mẫu theo cụm là theo từng năm học theo những tiêu chí đề ra ở mục tiêu nghiên cứu của đề tài.
Ở đây, số lượng đơn vi mẫu được chọn là 150 mẫu, trong đó bao gồm: 32 mẫu là nam sinh viên và 118 mẫu là nữ sinh viên Năm thứ nhất 26 mẫu, năm thứ hai 59 mẫu và năm thứ ba 65 mẫu.
8.3 Nghiên cứu định tính
Công cụ được sử dụng trong nghiên cứu đinh tính của đề tài này là phỏng vấn sâu bán cấu trúc, một bảng câu hỏi phỏng vấn sâu bao gồm một số chủ đề được xây dựng để lấy thông tin sâu ở một số khía cạnh khó thu thập thông tin bằng nghiên cứu đinh lượng.
Chọn mẫu phỏng vấn sâu: phương pháp được sử dụng là chọn mẫu không xác suất dựa trên sự phán đoán Trong số mẫu nghiên cứu đinh lượng sẽ có một số mẫu được chọn để thực hiện phỏng vấn sâu.
Xác đinh cỡ mẫu: do các hạn chế trong nghiên cứu đã nêu ở phần phương pháp nghiên cứu đinh lượng, chúng tôi cũng xác đinh cỡ mẫu phỏng vấn sâu theo phương pháp ước lượng cỡ mẫu: trong đó số mẫu cần có của phỏng vấn sâu là 10 mẫu (2 mẫu là lãnh đạo nhà trường, 4 mẫu là tình nguyện viên và 4 mẫu là thí sinh
đi thi)
Trang 17Phân bố mẫu phỏng vấn sâu:
Năm hai: 2 mẫu
Năm ba: 2 mẫu
năm nhất: 2 mẫu
năm hai: 1 mẫu
năm ba: 1 mẫu
Nghi thức phỏng vấn: Phỏng vấn trực tiếp cá nhân được lựa chọn vào mẫu nghiên cứu.
8.4 Phương pháp xử lý số liệu
Trang 18PHẦN NỘI DUNG
Trang 19CHƯƠNG I: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1.1 Tổng quan
1.1.1 Chỉ đạo của nhà trường
Nhằm nâng cao chất lượng hỗ trợ cho thí sinh dự thi tốt trong kì thi Đại học Về chuẩn bi tốt phần hỗ trợ cho thí sinh, nhà trường đã chuẩn bi đầy đủ từ Ban
tổ chức chương trình cũng như về tài chính cũng như về phần nhân sự.
Về ban tổ chức, nhà trường và Đoàn trường đại học Thủ Dầu Một đã thành lập Đội tiếp sức mùa thi vào năm 2011 Nhà trường đã chọn những cán bộ có nhiều năm kinh nghiệm trong công tác về Đoàn cũng như chương trình tiêp sức mùa thi tham gia vào đội và làm lực lượng nồng cốt Qua đó, thấy được sự quan tâm nhà trường và Đoàn trường đến chương trình tiếp sức mùa thi cũng phần nào nào quan trọng với các thí sinh dự thi.
Mặt khác, về tài chính và các nguồn tài trợ hỗ trợ thí sinh dự thi, nhà trường và Đoàn trường cũng lên kế hoạch và đơn xin tài trợ nhằm hỗ trợ thí sinh nhiều hơn về chỗ ở, đi lại thuận tiện và chỗ ăn, ở cho các thí sinh dự thi Nhà trường
đã liên hệ với các nhà tài trợ của trường đã gắn kết lâu năm như Tân Hiệp Phát, Tập đoàn viễn thông Viettel chi nhánh Bình Dương và các mạnh thường quân xung quanh trường cũng như tai đia điểm tổ chức thi Về nhân sự là tình nguyện viên, nhà trường tổ chức tuyển tình nguyện viêc hỗ trợ chương trình tiếp sức mùa thi, nhằm đảm bảo chất lượng và năng lực tình nguyện viên, nhà trường cũng tổ chức tuyển chọn qua nhiều vòng để tuyển tình nguyện viên như nộp đơn, phỏng vấn và thử thách Sau khi qua được các vòng, sinh viên trường mới chính thức được làm tình nguyện viên hỗ trợ chương trình.
Ngoài những chỉ đạo của nhà trường, Đoàn trường Thủ Dầu Một cũng được
sự chỉ đạo của Tỉnh Đoàn về hướng dẫn thực hiện sâu sát về chương trình tiếp sức mùa thi, từ đó cũng thấy được sự quan tâm của tỉnh về trường cũng như về chương trình tiếp sức mùa thi.
1.1.2 Chương trình tiếp sức mùa thi
“Tiếp sức mùa thi” là một chương trình xã hội nhầm hỗ trợ các thí sinh thi vào các trường đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp Chương trình được tổ chức lần đầu tiên từ năm 1996 bởi Trung tâm Hỗ trợ sinh viên Thành phố Hồ Chí Minh với tên gọi “Chương trình hỗ trợ thí sinh dự thi đại học, cao đẳng” Đến năm
2001 Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam, Bộ Giáo dục & Đào tạo, báo Thanh Niên
Trang 20cùng Tập đoàn văn phòng phẩm Thiên Long nhân rộng mô hình và tổ chức chương trình với tên gọi chính thức là “Tiếp Sức Mùa Thi”
Hằng năm, sau kỳ khi tốt nghiệp trung học phổ thông, hàng trăm nghìn sỹ
tử và người thân lại chuẩn bi ra các đia điểm thi tuyển sinh cao đẳng, đại học được
tổ chức ở các tỉnh, thành phố lớn.
Các Thí sinh và người nhà sẽ gặp rất nhiều khó khăn như đi lại, nơi ăn, chốn
ở nơi môi trường mới cùng với sức ép về bài vở trước một kỳ thi lớn.
Bắt đầu từ năm 1996 và liên tiếp các năm sau Chương trình bắt đầu từ tháng 6 cho đến hết tháng 7, tại các thành phố lớn nơi có nhiều các trường đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp
“Tiếp sức mùa thi” được tiến hành đầu tiên ở 12 tỉnh, thành phố Hình thức
tư vấn cho thí sinh : hỗ trợ đa dạng qua website, xây dựng phần mềm tư vấn cho thí sinh từ khi tìm trường thi hợp với khả năng đến lập hồ sơ và đi thi
- Đưa đón thí sinh cả ngày lẫn đêm và đang phát triển mô hình đội xe ôm giá rẻ, đường dây điện thoại nóng để tư vấn và xử lý thông tin cũng phát triển rộng khắp.
- Tìm kiếm và thỏa thuận giá cả phòng trọ gần khu vực thi với mức giá hợp
lý nhất cho phụ huynh và thí sinh
- Hướng dẫn cụ thể đia điểm trọ cho phụ huynh và thí sinh phù hợp
- Chỉ đường di chuyển thuận tiện nhất cho phụ huynh và thí sinh trong những ngày dự thi
- Hướng dẫn và nhắc nhở thí sinh thời gian
- Phòng thi
- Thủ tục thi
- Đảm bảo trật tự và an toàn giao thông khu vực thi
- Liên hệ với nhà trường và cơ quan chức năng về các vấn đề thí sinh phát sinh bao trọn gói, cấp tiền cho thí sinh nghèo
Thành phố Hồ Chí Minh là cái nôi của chương trình "Tiếp sức mùa thi", trong xuyên suốt nhiều năm qua, lực lượng tình nguyện và ban tổ chức chương trình luôn hình thành nhiều điểm mới sáng tạo trong công tác hỗ trợ và đặc biệt nhận được sự quan tâm rất lớn của xã hội và các mạnh thường quân
Trang 21Do ý nghĩa đầy nhân văn và hữu ích của nên chương trình được rất nhiều thành phần trong xã hội hưởng ứng, ủng hộ và tham gia tích cực Từ giới sinh viên học sinh đến các công chức công sở, hay từ những người lao động bình dân đến các
tổ chức tôn giáo đều nhiệt tình tham gia.
Những chiếc áo xanh, tình nguyện viên của chương trình, xuất hiện ở khắp mọi nơi từ nhà ga, bến xe, trên các tuyến đường, nơi làm thủ tục thi, các điểm trọ để
hỗ trợ thí sinh.
Mỗi năm, chương trình ngày càng được mở rộng với số lượng người tham gia các hoạt động hỗ trợ nhiều hơn, có nhiều chỗ trọ giá rẻ hoặc miễn phí hơn, nhiều thí sinh và người nhà được giúp đỡ hơn
Hoạt động của chương trình từ lúc thành lập đến nay đã giúp hàng triệu thí sinh được động viên để vượt qua những khó khăn, rào cản thẳng tiến vào đại học tiếp thu tri thức để có được tương lai tươi sáng Rất nhiều em đã từng được hỗ trợ tình nguyện tham gia chương trình như là sự tiếp nối đầy tính nhân văn sâu sắc Đây cũng là chặng đường mà “Tiếp sức mùa thi” có được sự ủng hộ, hỗ trợ ngày một bền chặt từ phía nhân dân và các cơ quan liên quan.
Tại Thành phố Hồ Chí Minh nơi được xem là cái nôi của chương trình, nhiều hoạt động sáng tạo được thực hiện để giúp đỡ thí sinh và phụ huynh một cách tốt nhất như in thông tin lên giấy báo thi, dán thông tin trên xe bus, tư vấn trực tiếp qua tổng đài 19006836, tổ chức đội hình xe ôm tình nguyện, đội hình hỗ trợ thí sinh khó khăn.
Năm 2011, Trung tâm hỗ trợ học sinh sinh viên Thành phố Hồ Chí Minh đã
tổ chức lễ kỷ niệm 15 năm chương trình Tiếp sức mùa thi.
1.2 Các lý thuyết tiếp cận
1.2.1 Lý thuyết chức năng 1
Herbert Spencer là một đại diện tiêu biểu của lý thuyết chức năng, ngoài ra còn có Emile Durkheim và Malinowski cũng góp phần phát triển quan điểm này Nhưng Talcott Parsons và Robert Merton là người có công phát triển lý thuyết cấu trúc – chức năng đặc biệt là Robert Merton “Các tác giả này đều nhấn mạnh đến tính liên kết chặt chẽ của các bộ phận cấu thành nên mỗi chỉnh thể mà mỗi bộ phận
1 Lê Ngọc Hùng (2002), Lich sử và lý thuyết xã hội học, Nhà xuất bản Đại học Quốc
gia Hà Nội,
Trang 22ấy đều có chức năng nhất đinh góp phần đảm bảo sự tồn tại của chỉnh thể đó với tư cách là một cấu trúc tương đối ổn đinh, bền vững”
Lý thuyết này cho rằng, các cá nhân là những người hành động xã hội và tìm cách thỏa mãn mong muốn của mình Do vậy, họ đặt ra mục tiêu hiệu quả nhất
để đạt được nhu cầu của mình Cá nhân lựa chọn cách ứng xử một cách cưỡng bức bởi những người xung quanh Sự cưỡng bức này thường mang tính biểu tượng, và
xã hội là tác nhân chuyển tải các giá tri chuẩn mực xã hội trong qua trình xã hội hóa, nên thường không khước từ mà tuân thủ các chuẩn mực đó Theo lý thuyết các hành động thực hiện những chức năng trong hệ thống xã hội Có nghĩa là chúng phục vụ một lợi ích gì cho xã hội Các hành động này có chức năng làm cho các cá nhân hòa nhập vào việc duy trì xã hội đó.
1.2.2 Lý thuyết giới 2
Lý thuyết giới là một mặt kế thừa của các nhà Phụ nữ học Mặt khác, lý thuyết giới còn phát huy tính liên ngành trong trong việc vận dụng các khái niệm của Khoa học xã hội, Tâm lý học, Dân tộc học để nghiên cứu về các vấn đề về nam giới và nữ giới Hai lý thuyết cơ bản có thể giải thích được sự hình thành vai nam và vai nữ
hình thành và phát triển ở mỗi cá nhân là do cá nhân đó học tập Vai giới có thể hình thành nhờ sự giáo dục – đào tạo trong nhà trường hoặc tác động xã
hội thông qua các phương tiện thông tin đại chúng.
vai nữ được hình thành tương ứng với giới tính của trẻ từ khi còn rất nhỏ.
Qua lý thuyết cho rằng, việc đinh hình vai nam, vai nữ đều do bản thân con người trong quá trình tương tác với môi trường và hình thành từ khi còn nhỏ
1.3 Câu hỏi nghiên cứu
2 Lê Ngọc Hùng - Nguyễn Thi Mỹ Lộc (2000), Xã hội học về giới và phát triển, Nhà
xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội
Trang 23- Những nhu cầu người tham gia chương trình được thỏa mãn như thế nào?
nữ?
1.4 Giả thuyết khoa học
tham gia chương trình.
1.5 Một số khái niệm liên quan
- Chương trình tiếp sức mùa thi 3 : là một chương trình xã hội nhằm hỗ trợ các thí
sinh thi vào các trường đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp
- Truyền thông 4 : là quá trình chia sẻ thông tin, Truyền thông là một kiểu tương
tác xã hội trong đó ít nhất có hai tác nhân tương tác lẫn nhau, chia sẻ các qui tắc
và tín hiệu chung Ở dạng đơn giản, thông tin được truyền từ người gửi tớingười nhận Ở dạng phức tạp hơn, các thông tin trao đổi liên kết người gửi vàngười nhận Phát triển truyền thông là phát triển các quá trình tạo khả năng đểmột người hiểu những giừ người khác nói (ra hiệu, hay viết), nắm bắt ý nghĩa
của các thanh âm và biểu tượng, và học được cú pháp của ngôn ngữ
- Tình nguyện viên 5 : là một người hoặc một nhóm người sử dụng thời gian, sức
lực, kỹ năng, hiểu biết của mình để đóng góp cho cộng đồng, vì những mục
đích tốt, từ đó để đạt được các kỹ năng, hiểu biết mới
- Tổ chức xã hội 6 : là một tập hợp không đồng nhất (theo nghĩa rộng) những tổ
chức xã hội không phải là nhà nước, tự nguyện và không định hướng vào lợi
nhuận Người ta cong gọi chúng là tổ chức phi chính phủ, tổ chức phi lợi nhuận
- Chính sách xã hội 7: là sự tác động của nhà nước vào việc phân phối và ổn địnhcác hoàn cảnh sống cho người thuộc các nhóm xã hội khác nhau trong lĩnh vựcthu nhập, việc làm, sức khỏe, nhà ở và giáo dục trên cơ sở mở rộng, bình đẳng
và công bằng xã hội trong bối cảnh lịch sử và cấu trúc xã hội nhất định
3http://vi.wikipedia.org/wiki/B%C3%ACnh_D%C6%B0%C6%A1ng
4http://archive.saga.vn/TruyenthongvaPR/1118.saga
5 Hoàng Phê (1992), Từ điển Tiếng Việt, Trung tâm ngôn ngữ.
6 Bùi Thế Cường (2005), Các tổ chức xã hội tại Việt Nam, Hà Nội.
7 Lê chí An (2010), Tài liệu học tập môn Chính sách xã hội, Đại học Mở TP Hồ Chí
Minh
Trang 24- Giới : là sự phân chia song hành nhưng bất bình đẳng về mặt xã hội thành giới
Kinh nghiệm của nhóm nghiên cứu còn hạn chế trong việc thu thập thông tin, đi phỏng vấn sâu và cách xử lý các thông thu thập được còn rất nhiều khó khăn.
8 Từ điển Xã hội học Oxford Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội Nhóm dịch giả:
Bùi Thế Cường, Đặng Thị Việt Phương, Trịnh Huy Hóa
Bùi Thế Cường, Đặng Thị Việt Phương, Trịnh Huy Hóa
Trang 25CHƯƠNG II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
2.1 Khái quát về tình hình nghiên cứu
2.1.1 Khái quát về trường đại học Thủ Dầu Một
Trường Đại học Thủ Dầu Một được thành lập vào năm 2009 theo Quyết đinh số 900/QĐ-TTg ngày 24/6/2009 của Thủ tướng Chính phủ, trên cơ sở nâng cấp Trường Cao đẳng Sư phạm Bình Dương, với mục tiêu phấn đấu trở thành trung tâm đào tạo – nghiên cứu phát triển khoa học công nghệ , trung tâm văn hóa – giáo dục hàng đầu của tỉnh và khu vực.
Trường Đại học Thủ Dầu Một chính thức đi vào hoạt động từ ngày 22 tháng
9 năm 2009, là trường Đại học trọng điểm , chiu sự quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo của Bộ Giáo dục & Đào tạo, Ủy Ban Nhân Dân tỉnh làm cơ quan chủ quản.
Trường sẽ tăng cường hợp tác với các trường Đại học, Viện nghiên cứu, các
tổ chức ứng dụng khoa học – công nghệ trong nước và ngoài nước nhằm nâng cao chất lượng và nghiên cứu khoa học không những trong độ ngũ các bộ giảng viên cả trong toàn thể sinh viên của trường.
Trong năm nay, sinh viên của trường lên đến 12.000 sinh viên thuộc các hệ đào tạo của trường gồm: Trung cấp, Cao đẳng, Đại học và trường đang chuẩn bi đào tạo cao học
Trường Đại học Thủ Dầu Một đào tạo đa ngành, với 14 khoa và 8 Trung Tâm nghiên cứu Mục tiêu đào tạo của nhà trường là hướng đến việc phát triển nguồn nhân lực có trình độ Trung cấp, Cao đẳng, Đại học và Sau đại học đề phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa của tỉnh, khu vực và cả nước.
Nhà trường đã luôn đặt mục tiêu và tích cực tham gia vào công cuộc đổi mới và phát triển giáo dục Đại học Việt Nam, nhằm đạt được uy tín ngang bằng với Đại học các nước tiên tiến trong khu vực và thế giới.
Sinh viên theo học tại trường Đại học Thủ Dầu Một tăng cao qua từng năm,
từ đó cho thấy nhu cầu được hỗ trợ trước và trong các kỳ thi tuyển sinh là rất lớn Dựa trên những công văn của Đảng, Nhà nước và của Đoàn trường, nhóm nghiên
Trang 26cứu đã tìm thấy những thông tin về: Nhà tài trợ chương trình tiếp sức mùa thi, tình nguyện viên trường Đại học Thủ Dầu Một, hoạt động chương trình tiếp sức mùa thi, thí sinh dự thi vào trường Đại học Thủ Dầu Một, từ đó đưa ra đánh giá về chương trình tiếp sức mùa thi của nhà trường.
2.1.2 Khái quát về chương trình Tiếp sức mùa thi tại Bình Dương
Bình Dương tổ chương trình Tiếp sức mùa thi cho đến nay đã được 3 năm
Số lượng tham gia chương trình là 65 thành viên (50 sinh viên, 15 cán bộ giảng viên trẻ) được chia thành 04 đội hình (Bến xe Miền Đông; Bến xe Bình Dương; trường Đại học Thủ Dầu Một; trường PTTH Hùng Vương).
Mặc dù lần đầu tiên được tổ chức với không ít khó khăn nhưng các thành viên đều thể hiện tinh thần trách nhiệm cao đặc biệt là các bạn tình nguyện viên tham gia rất nhiệt tình, tuân thủ thời gian, thể hiện tinh thần Tuổi trẻ tình nguyện, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Nội dung “Tiếp sức” tuy chưa nhiều nhưng cũng nhận được sự đồng thuận, hoan nghênh của các thí sinh và người nhà, đặc biệt trong việc hướng dẫn, giới thiệu nhà trọ, thông tin tuyển sinh của Trường.
Số lượng tham gia chương trình là 66 thành viên (50 sinh viên, 16 cán bộ giảng viên trẻ) được chia thành 05 đội hình (Bến xe Miền Đông và Ngã tư Ga; Bến xe Bình Dương; trường Đại học Thủ Dầu Một; trường PTTH Hùng Vương và trường THPT Võ Minh Đức).
Các tình nguyện viên đều thể hiện tinh thần trách nhiệm cao đặc biệt là các bạn tình nguyện viên tham gia rất nhiệt tình, tuân thủ thời gian, thể hiện tinh thần Tuổi trẻ tình nguyện, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Nội dung thực hiện: hỗ trợ, hướng dẫn thí sinh từ các tỉnh thành lân cận (Đắc Nông, Bình Thuận, Long An, Đồng Nai, ) đến các đia điểm thi, tư vấn về nhà
Trang 27trọ và giá rẻ; Phát tờ thông tin về chỉ tiêu tuyển sinh của Trường và sơ đồ đường đến điểm thi.
Giới thiệu tình nguyện viên trực tiếp tham gia hướng dẫn thí sinh đến phòng thi, hỗ trợ phân luồng giao thông trước điểm thi trong thời gian diễn ra kỳ thi.
Số lượng tham gia chương trình là 70 thành viên (60 sinh viên, 10 cán bộ giảng viên trẻ) được chia thành 07 đội hình (Bến xe Bình Dương; trường Đại học Thủ Dầu Một; trường PTTH Hùng Vương; trường PTTH Võ Minh Đức; trường PTTH Trinh Hoài Đức; trường PTTH An Mỹ; trường PTTH Nguyễn Đình Chiểu; trường THCS Phú Hòa).
Các tình nguyện viên đều thể hiện tinh thần trách nhiệm cao đặc biệt là các bạn tình nguyện viên tham gia rất nhiệt tình, tuân thủ thời gian, thể hiện tinh thần Tuổi trẻ tình nguyện, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Nội dung “Tiếp sức” năm nay cũng nhận được sự đồng thuận, hoan nghênh của các thí sinh và người nhà, đặc biệt trong việc hướng dẫn, giới thiệu nhà trọ, thông tin tuyển sinh của Trường.
2.1.3 Nhà tài trợ chương trình tiếp sức mùa thi tại Bình Dương
a Công ty TNHH một thành viên Tân Hiệp Phát
Sau khi được nhà trường liên hệ xin tài trợ, Công ty tài trợ chương trình tiếp sức mùa thi Mỗi năm chương trình tổ chức, công ty đã hỗ trợ cho ban tổ chức
để hỗ trợ chương trình hơn 1000 phần nước uống giải khát Với những hỗ trợ của công ty phần nào giúp cho thí sinh có thêm năng lượng để tiếp tục cho kì thi Qua mỗi lần hợp tác tài trợ chương trình, nhà trường cũng góp phần quảng cáo thương hiệu của công ty trên các trang thông tin điện tử của trường và các pan-nơ, bắc-rốp của chương trình tiếp sức mùa thi.
Trang 28b Công viên văn hóa Thanh lễ - Nhà ăn Xã hội
Công viên văn hóa Thanh Lễ và nhà ăn Xã hội hỗ trợ chương trình lần đầu tiên vào năm 2013, qua đợt hỗ trợ vừa qua, nhà tài trợ đã hỗ trợ cho chương trình
1000 phần cơm cho 2 đợt tổ chức tuyển sinh Mỗi phần cơm đã góp cho nhiều thí sinh tiết kiệm được chi phí khi đi thi
c. Công Ty TNHH Một Thành Viên Thiết Kế Và Quảng Cáo Lê Quang Lợi
Hằng năm, công ty lại hỗ trợ cho chương trình về in ấn pan – nơ, bắc – rốp cho các tình nguyện viên ở từng đia điểm thi Bên cạnh đó công ty còn hỗ trợ về nhiều phần in ấn các phông nền cho các sự kiện lớn của trường Bên cạnh những pan-nơ, bắc-rốp công ty in, nhà trường cũng đồng ý in logo công ty trên những pan-
nơ, bắc-rốp nhằm hỗ trợ công ty quảng cáo thương hiệu.
d. Tập đoàn viễn thông quân đội Viettel chi nhánh Bình Dương
Chi nhánh Viettel ở Bình Dương hàng năm đề đóng vai trò hỗ trợ chính cho chương trình, Viettel đã tài trợ cho chương trình rất nhiều như in tờ rơi cung cấp thông tin tuyển sinh của trường, tài trợ in áo, nón làm đồng phục cho tình nguyện viên tham gia chương trình Đoàn trường cũng hỗ trợ cho công ty viễn thông về quảng cáo thương hiệu công ty như in logo công ty trên pan-nơ, bắc-ốp và cả phát tờ rơi của công ty.
2.1.4 Tình nguyện viên trường đại học Thủ Dầu Một
Tình nguyện viên là bộ phận quan trọng và nòng cốt của chương trình Tiếp sức mùa thi Các bạn là những người trực tiếp tiếp xúc để hỗ trợ cho các thí sinh và phụ huynh đưa con em đi dự thi Các bạn tình nguyện viên luôn phải có kiến thức đầy đủ về đia điểm thi, thông tin tuyển sinh, đường xá… Vì nhiệm vụ chính của các tình nguyện viên là hỗ trợ cho thí sinh về thông tin đia điểm thi, hướng dẫn đường
đi, hướng dẫn nơi ở trọ và các quán cơm Chính vì những nhiệm vụ quan trọng đó, tình nguyện viên phải là những bạn trẻ năng động, có hiểu biết về chương trình, có
lòng nhiệt huyết thì mới có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.
Trong những năm qua, số lượng thí sinh dự thi ngày càng tăng cao, chính vì thế mà số lượng tình nguyện viên cũng không ngừng tăng để có thể kip thời hỗ trợ
Trang 29cho thí sinh Qua các báo cáo của Đoàn trường Đại học Thủ Dầu Một, ta thấy trong năm đầu tiên số lượng tình nguyện viên là 60 tình nguyện viên, năm thứ 2 là 66 tình nguyện viên và năm thứ 3 là 70 tình nguyện viên tham gia hỗ trợ chương trình.
Có thể thấy, tuy số lượng tình nguyện viên đều tăng qua các năm, nhưng không tăng cao Vì để có thể trở thành tình nguyện viên của chương trình, các bạn sinh viên phải đăng ký và trải qua một cuộc phỏng vấn, chỉ những bạn có đủ kiến thức và kỹ
năng mới được chọn vào đội ngũ tình nguyện viên của trường.
2.1.5 Thí sinh dự thi vào trường đại học Thủ Dầu Một
2.2 Mẫu nghiên cứu
2.2.1 Về giới tính
Về giới tính thì chúng tôi tiến hành chọn mẫu và phỏng vấn với tỉ lệ phần trămgiữa nam giới chiếm tỷ lệ 31% và nữ giới chiếm 69% trong tổng số sinh viên ba năm.Việc chọn với tỉ lệ theo tỷ lệ nam nữ như vậy để có thể giúp ta có cái nhìn khách quanhơn về việc thí sinh nhận được sự hỗ trợ của chương trình
Trang 302.2.2 Về năm học
Về năm học của sinh viên thì trong đề tài này chúng tôi cũng tiến hành chọnmẫu theo tỷ lệ phần trăm theo số sinh viên theo học tại trường theo từng năm Qua đây
có thể thấy hỗ trợ của chương trình theo từng năm có sự khác nhau
Bảng 2.2.2: Năm học
2.3 Hiệu quả chương trình
2.3.1 Truyền thông chương trình Tiếp sức mùa thi
Trong những năm qua, vào khoảng thời gian cuối tháng 6 nhiều phương tiện thông tin đại chúng đưa rất nhiều thông tin về kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng và thông tin về các chương trình hỗ trợ thí sinh tham gia kỳ thi này, đặc biệt là chương trình “Tiếp sức mùa thi” để hỗ trợ thí sinh và người thân trong những ngày
dự thi Ngoài ra theo kế hoạch tổ chức chương trình “Tiếp sức mùa thi 2012” số 49/KH-ĐT của BCH Trường Đại học Thủ Dầu Một việc thông tin truyền thông về chương trình còn yêu cầu phải “Thực hiện tốt công tác thông tin, tuyên truyền để hạn chế tối đa sự lợi dụng danh nghĩa chương trình của các đối tượng xấu”
Trang 31Bảng 2.3.1: Nguồn nhận thông tin về chương trình Tiếp sức mùa thi
(Nguồn: Kết quả khảo sát sinh viên trường Đại học thủ Dầu Một,
năm 2014, ĐH Thủ Dầu Một)
Thông qua bảng số liệu, ta có thể thấy được việc thí sinh tiếp cận được các thông tin về chương trình TSMT từ Internet chiếm tỷ lệ cao nhất là 29% với tuần số
là 67 lượt lựa chọn trên 150 mẫu, trong thời buổi công nghiệp hóa – hiện đại hóa
hiện nay, việc cập nhật thông tin không còn quá khó khăn như trước, nguồn cung cấpthông tin cũng vô cùng phong phú từ báo giấy, đài phát thanh, truyền hình đến cáctrang báo mạng Mà trong đó, Internet đươc xem là thông dụng và tiện lợi nhất Vớimột chiếc máy tính hay một chiếc điện thoại có kết nối mạng thì mọi người có thể truycập thông tin ở mọi nơi Tuy nhiên chỉ với 29% lựa trọn có thể thấy, những thông tin
về chương trình TSMT trên Internet vẫn chưa làm các thí sinh chú ý đến
Tỷ lệ các thí sinh nhận được thông tin về chương trình TSMT từ bạn bè chiếm tỷ lệ là 27,7% Tuy nhiên, thông tin mà thí sinh nhận thông tin từ giáo viên dạy
mình ở trường phổ thông đang còn hạn chế khi chỉ chiếm 11,3%, thấp nhất trong kếtquả khảo sát và những thông tin mà thí sinh nhận được từ người thân cũng chỉ chiếm
tỷ lệ tương đương là 11,7% Từ đó có thể nhận thấy rằng, nhà trường và gia đình chưathật sự quan tâm đến việc tìm hiểu thông tin về chương trình TSMT để cung cấp chocác bạn thí sinh, để các bạn nhận được những sự giúp đỡ từ chương trình khi tham gia
kỳ thi tuyển snh đại học – cao đẳng Bên cạnh đó, cũng thấy được sự tương tác giữagiáo viên và học sinh còn yếu, giáo viên chưa chủ động tìm hiểu những khó khăn hihọc sinh của mình chuẩn bị đi thi, cũng như học sinh chưa mạnh dạng tìm đến giáoviên để hỏi thông tin Vậy nên, cần phải có sự phối hợp của ban giám hiệu các trườngtrung học phổ thông cùng với gia đình cũng như các giáo viên trong nhà trường để
Nguồn nhận thông tin TSMT Tần số Tần suất
Trang 32việc cung cấp thông tin về chương trình TSMT đến các em học sinh đạt hiệu quả tốtnhất
Còn lại tỷ lệ thí sinh tự tìm đến điểm thi chiếm 20,3% Con số này cho thấyrằng, có một số lượng không nhỏ thí sinh không biết trước thông tin về chương trìnhTSMT Các thí sinh này mãi cho đến khi đến được điểm thi mới biết về chương trình,mới biết đến những hỗ trợ mình có thể nhận được khi tham gia kỳ thi tuyển sinh này
2.3.2 Các nguồn hỗ trợ cho thí sinh trong chương trình Tiếp sức mùa thi trường
Đại học Thủ Dầu Một
Thí sinh đến với kì thi tuyển sinh Đại học – Cao đẳng gặp rất nhiều khó khăntrong việc tìm nơi ăn, chỗ ở và đặc biệt là đi lại, vì đa phần các thí sinh lần đầu tiênphải đi xa nhà Việc cung cấp các hỗ trợ từ chương trình Tiếp sức mùa thi đáp ứngđược các nhu cầu của từng thí sinh là điều đặc biệt cần thiết, để các thí sinh có thể
vững tâm hơn trong kì thi, mang lại nhiều kết quả tốt
Bảng 2.3.2: Các nguồn hỗ trợ của chương trình Tiếp sức mùa thi
trường Đại học Thủ Dầu Một
khác mà nhóm nghiên cứu đưa ra theo (bảng 2.3.2), đây cũng là tỷ lệ cao nhất với 111
lượt lựa chọn trên 150 mẫu Có thể thấy được các tình nguyện viên đã hỗ trợ đượcphần lớn các thí sinh Thể hiện đúng vai trò nồng cốt của mình, là lực lượng chínhtrong chương trình Tiếp sức mùa thi Vì nhắc đến chương trình, các thí sinh và gia
Trang 33đình sẽ nghĩ ngay đến lực lượng tình nguyện viên chương trình Các tình nguyện viênchương trình có thể mang đến rất nhiều hỗ trợ, từ việc tìm nơi ăn, ở đến hỗ trợ trongviệc đi lại, hướng dẫn đường đi Tuy nhiên để làm tốt hơn vai trò của mình và hướngđến việc hỗ trợ được tất cả nhu cầu của các thí sinh và gia đình khi bước vào kì thituyển sinh Đại học – Cao đẳng, các tình nguyện viên chương trình cần phải tích cực vànhạy bén hơn nữa trong việc nắm bắt những nhu cầu của các thí sinh và gia đình, nângcao hiệu quả công tác truyền thông
Đạt tỷ lệ cao thứ hai trong bảng khảo sát là nguồn hỗ trợ từ người dân với
14,8%, ngoài các tình nguyện viên chương trình, các thí sinh có thể nhận được rấtnhiều sự hỗ trợ của người dân vì kì thi tuyển sinh Đại học – Cao đẳng được xem là kìthi cấp Quốc gia lớn thứ hai chỉ sau kì thi tốt nghiệp Trung học phổ thông, nên nhậnđược rất nhiều sự quan tâm của các tầng lớp xã hội khác nhau Kì thi tuyển sinh Đạihọc – Cao đẳng là bước chuyển tiếp của một lớp thế hệ, sẽ khuôn đúc và đào tạonguồn nhân lực tri thức chủ yếu của quốc gia trong tương lai, với tầm quan trọng đó
mà cả đất nước đều dành nhiều thời gian, công sức cho kì thi này Những nguồn hỗ trợ
mà người dân có thể mang đến cho các thi sinh là chỗ ở và hướng dẫn trong việc đi lại.Với việc nhận hỗ trợ từ người dân giúp cho các thí sinh có cảm giác của gia đình, từ
đó sẽ không còn cảm giác bỡ ngỡ khi lần đầu tiên phải rời xa gia đình bước qua một
không gian mới Ngoài ra cũng còn có sự hỗ trợ từ các chú xe ôm và chủ nhà trọ với
số lượt hỗ trợ là 15 và 21 trên 150 mẫu
Hai nguồn hỗ trợ còn lại đến từ trường Đại học Thủ Dầu Một đều chiếm tỷ lệ12,6% so với 8 lựa chọn mà nhóm nghiên cứu khảo sát và được 34 lượt chọn trên 150
mẫu cho mỗi nguồn hỗ trợ là nguồn hỗ trợ từ thầy cô trong trường và các chú bảo vệ
ở trường Có thể thấy rằng, chương trình Tiếp sức mùa thi của trường Đại học Thủ
Dầu Một đã tận dụng tốt các nguồn lực của trường trong việc hỗ trợ tối đa cho các thísinh dự tuyển vào trường Không chỉ tìm kiếm sự hỗ trợ từ các bạn sinh viên tìnhnguyện, các thí sinh còn có thêm rất nhiều sự hỗ trợ từ các nguồn khác nhau
Trang 34Biểu đồ 2.3.1: Các hỗ trợ từ chương trình Tiếp sức mùa thi
0 10 20 30 40 50 60
40.0
(Nguồn: Kết quả khảo sát sinh viên trường Đại học thủ Dầu Một,
năm 2014, ĐH Thủ Dầu Một)
Khi xét đến việc nhận hỗ trợ từ chương trình TSMT, kết quả khảo sát ghi nhận
có đến 53,3% những người thuộc mẫu nghiên cứu được nhận hỗ trợ về chỗ ở, đâycũng là sự hỗ trợ đạt tỷ lệ cao nhất Điều đó cho chúng ta thấy rằng nhu cầu về chổ ởcủa thí sinh trong kì thi tuyển sinh Đại học – Cao đẳng là rất cao mặc dù chỉ đạt53,3%, do trường Đại học Thủ Dầu Một cũng đón nhận một số lượng lớn các thí sinhkhông có nhu cầu về chỗ ở vì các thí sinh ở trong tỉnh và các vùng lân cận về dự tuyển
Sự hỗ trợ về đi lại chiếm tỷ lệ cao thứ hai với 50,6% người được khảo sát Có thể thấy,bên cạnh nhu cầu có chỗ ở ổn định, gần trường để thí sinh an tâm tham gia kỳ thi thìnhu cầu đi lại, cũng không thể thiếu khi các thí sinh cần di chuyển đến các địa điểm dựthi của trường Cũng có phần lớn các thí sinh di chuyển bằng xe máy đối với các thísinh ở trong tỉnh hoặc các tỉnh lân cận, tuy nhiên nhu cầu về đi lại của các thí sinh này
là hướng dẫn về đường đi Các thí sinh có thể nhận được sự hỗ trợ về đi lại này từ cácsinh viên tình nguyện, các chú xe ôm và người dân
Cuối cùng là hỗ trợ về ăn uống, tuy chiếm tỷ lệ thấp nhất trong 3 hỗ trợ, với tỷ
lệ 40% cũng cho thấy rằng có đến 60% thí sinh còn lại không được cung cấp các suất
ăn Tuy nhiên đặc thù lượng thí sinh trường Đại học Thủ Dầu Một đa phần là ở trong
Trang 35tỉnh và các vùng lân cận nên việc đáp ứng nhu cầu ăn uống cho các thí sinh từ chươngtrình TSMT như vậy là khá tốt
a Nhu cầu ở
Kì thi kéo dài ba ngày liên tiếp làm nhu cầu về chỗ ở là cực kỳ quan trọng cho
thí sinh từ các khu vực xa đến dự thi, theo khảo sát tại biểu đồ 2.3.3 chương trình đã
hỗ trợ được 53,3% cho các thí sinh Vì vậy, trong công tác chuẩn bị kế hoạch hỗ trợcho thí sinh, ban tổ chúc chương trình đặc biệt quan tâm về chỗ ở cho thí sinh Để cácthí sinh có thể an tâm tham dự kì thi một cách tốt nhất Nhóm nghiên cứu cũng đánhgiá chất lượng chổ ở các thí sinh theo các tiêu chí sau:
- Nhà vệ sinh
Biều đồ 2.3.2: Đánh giá chất lượng về nhà vệ sinh
Không tốt Tốt Rất tốt 0%
Qua khảo sát đánh giá chất lượng nhà vệ sinh cho thấy có đến 59% đánh giá
về nhà vệ sinh tốt, 18% đánh giá rất tốt Song nhà vệ sinh không tốt cũng đang còn cao23% Đây là điểm cần lưu ý để nâng cao chất lượng chương trình cho những lần sau
Vì nhu cầu dùng nhà vệ sinh tốt là cực kỳ quan trọng, đặc biệt là đối với các bạn thísinh nữ Việc sử dụng nhà vệ sinh không tốt, không đảm bảo chất lượng có thể ảnhhưởng đến cả sức khoẻ và tinh thần của thí sinh
Trang 36- Nước sinh hoạt
Biều đồ 2.3.3: Đánh giá chất lượng về nước sinh hoạt
Qua hai tiêu chí cơ bản đánh giá về chất lượng chỗ ở cho các thí sinh, có thểthấy việc đáp ứng các nhu cầu thiết yếu cơ bản tại các địa điểm hỗ trợ chổ ở là tươngđối tốt Tuy vẫn còn một số hạn chế nhưng số lượng không nhiều Vì thế, để mang đếnmột không gian ở thoải mái giúp các thí sinh an tâm hơn trong kì thi, ban tổ chứcchương trình cần xem xét kỹ hơn những địa điểm hỗ trợ chổ ở và tìm thêm nhiều địađiểm mới, đáp ứng đầy đủ các tiêu chí cơ bản cho các thí sinh
b Nhu cầu ăn
Bữa ăn cũng góp phần quan trọng trong việc cung cấp năng lượng cho thí sinhtrong những ngày thi Chất lượng khẩu phần ăn tốt không chỉ giúp cung cấp nănglượng cho thí sinh mà còn là đánh giá sự quan tâm của các nhà tài trợ trong việc cungcấp suất ăn
Trang 37Biều đồ 2.3.4: Đánh giá no và không no của bữa ăn từ chương
trình tiếp sức mùa thi
No; 82; 95.35%
4.65%
Có no hay không No
mua nước suối để phục vụ cho nhu cầu của mình
c Nhu cầu đi lại
Ngoài các nhu cầu cơ bản về ăn, uống và chổ ở, nhu cầu đi lại, di chuyển củathí sinh cũng thật sự cần thiết trong các kì thi dự tuyển Đại học – Cao đẳng, ban tổchức chương trình đã tuyển các tình nguyện viên am hiểu về các tuyến đường và cóphương tiện di chuyển để hỗ trợ cho thí sinh Không chỉ nhận được sự hỗ trợ từ cácbạn sinh viên tình nguyện, các thí sinh cũng nhận thêm sự hỗ trợ từ các chú xe ôm vàngười dân gần địa điểm thi
Trang 38Biều đồ 2.3.5: Đánh giá chất lượng về đi lại từ chương trình
Tiếp sức mùa thi
về sự hỗ trợ đi lại, di chuyển của chương trình, các thí sinh nhận được sự hỗ trợ tốt là
79%, còn lại là rất tốt Với tính chất quan trọng của nhu cầu di chuyển, đi lại nhìnchung chương trình đã hỗ trợ tương đối tốt, tuy vẫn còn những đánh giá không tốtnhưng chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ
Trang 392.3.3 Đánh giá sự hỗ trợ từ chương trình Tiếp sức mùa thi trường Đại học Thủ Dầu Một.
Bảng 2.3.4: Đánh giá về chương trình sau khi nhận hỗ trợ từ chương trình Tiếp sức mùa thi trường Đại học Thủ Dầu Một
Đánh giá về chương trình sau khi
Qua khảo sát về đánh giá hiệu quả chương trình sau khi được hỗ trợ của thí
sinh, kết quả cho thấy đánh giá chương trình tốt chiếm tỷ lệ cao nhất là 50,7% và thấp nhất là không tốt và rất kém chỉ chiếm tỷ lệ 1,3% Kết quả đánh giá hiệu quả chương trình đạt mức trung bình chiếm 22,7% và kết quả rất tốt chiếm 14,7% Chương trình
Tiếp sức mùa thi sau 3 năm tổ chức đã nhận được những phản hồi tích cực từ các bạn
thí sinh, trên 150 mẫu chỉ có 4 lượt lựa chọn cho kết quả rất kém và không tốt Đây
được xem là thành công rất lớn đối với một chương trình tại một trường Đại học cònnon trẻ
Trang 402.4 Những phát hiện
2.4.1 Công tác truyền thông
Qua khảo sát, công tác truyền thông về chương trình Tiếp sức mùa thi đến cáctrường Trung học phổ thông đang còn ít được quan tâm Đa phần các thí sinh chỉ tiếp
cận được các thông tin trên mạng và tự tìm đến điểm thi (Bảng 2.3.1) Đôi khi thí sinh
đến các địa điểm dự thi mới biết được ở đây có chương trình Tiếp sức mùa thi
Để nâng cao hiệu quả chương trình Tiếp sức mùa thi, ngoài các công tác tổchức và truyền thông như hiện nay thì công tác truyền thông về các trường phổ thôngtrung học cũng rất quan trọng Điều đó giúp cho thí sinh biết được mình sẽ được nhậncác hỗ trợ gì, hỗ trợ như thế nào từ chương trình Qua đó thí sinh có thể tự tin, khôngcòn lo lắng khi đến với kì thi tuyển sinh Đại học – Cao đẳng
huynh cũng không có chỗ trú mưa để chờ con, em mình trong lúc thi “Với chỗ đợi
của các phụ huynh không có bạt che và không có nơi trú nếu trời mưa mong sẽ được
hỗ trợ để phụ huynh an tâm đợi con khi thi” (BB PVS số 8)
Có nhiều phụ huynh đi xe gắn máy vì không có chỗ nghĩ ngơi nên trong lúcđợi con, em mình dự thi phải để xe tràn xuống long lề đường và vỉa hè Ảnh hưởngkhông nhỏ đến việc phân luồng giao thông Nên cần có thêm những phương án hỗ trợ
về địa điểm nghĩ ngơi, đi lại trong quá trình các thí sinh dự thi, đảm bảo được tình hình
an ninh trật tự