1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đánh giá tác động của chương trình hỗ trợ nông dân mua phân bón theo phương thức trả sau trên địa bàn huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai

90 551 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 90
Dung lượng 785 KB

Nội dung

Việt Nam là một quốc gia chủ yếu hoạt động sản xuất nông nghiệp, do vậy nhu cầu sử dụng phân bón của nước ta rất lớn. Mỗi năm Việt Nam sử dụng xấp xỉ 7,7 triệu tấn phân các loại (Nguyễn Văn Bộ, 2008). Tuy nhiên sản xuất phân nước ta mới chỉ đáp ứng 45% nhu cầu tiêu dùng, thực trạng thiếu nguồn phân bón phục vụ cho sản xuất phổ biến ở nhiều nơi, đặc biệt là các vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế khó khăn, khả năng tiếp cận thì trường yếu. Đứng trước thực trạng đó huyện Bảo Thắng đã đưa ra Quyết định 237QĐUBND cấp ngày 812010 về việc thực hiện “Chương trình hỗ trợ nông dân mua phân bón theo phương thức trả sau trên địa bàn huyện Bảo Thắng tỉnh Lào Cai” nhằm giúp nông dân được sử dụng sản phẩm chất lượng, giá cả hợp lý mà không phải lo kinh phí đầu tư phân bón khi chưa có điều kiện chi trả. Vậy chương trình hỗ trợ nông dân mua phân bón trả sau có tác động gì đến các đối tượng liên quan nào? Các đối tượng liên quan thay đổi như thế nào trước và sau khi có chương trình? Các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả của chương trình là gì? Những định hướng và giải pháp nào được đề xuất để giải quyết những khó khăn trên? Xuất phát từ lý luận và thực tiễn đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá tác động của chương trình hỗ trợ nông dân mua phân bón theo phương thức trả sau trên địa bàn huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai” Mục tiêu nghiên cứu của đề tài bao gồm: (1) Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn liên quan đến phân bón, đánh giá tác động, đánh giá tác động của chương trình hỗ trợ nông dân mua phân bón trả sau; (2) Đánh giá tác động của chương trình hỗ trợ nông dân mua phân bón theo phương thức trả sau trên địa bàn huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai; (3) Phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến việc thực thi chương trình hỗ trợ nông dân mua phân bón theo phương thức trả sau trên địa bàn huyện; (4) Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện chương trình hỗ trợ nông dân mua phân bón trả sau trên địa bàn trong thời gian tới.

Trang 1

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong bài báo cáohoàn toàn trung thực và chưa từng được sử dụng để bảo vệ một học vị nào

Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đều

đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõnguồn gốc

Hà Nội, ngày … tháng … năm 2014

Tác giả

Bàn Thị Lan

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Trong thời gian thực tập tốt nghiệp vừa qua, để hoàn thành được khóaluận tốt nghiệp, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được rất nhiều sựgiúp đỡ của các tập thể, cá nhân trong và ngoài trường

Trước hết tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Ban Giám hiệu TrườngĐại học Nông nghiệp Hà Nội, Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn, Bộ mônPhát triển nông thôn cùng các thầy giáo, cô giáo đã tạo mọi điều kiện cho tôihọc tập và nghiên cứu hoàn thành khóa luận tốt nghiệp

Đặc biệt, tôi xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo TS Quyền Đình

Hà đã dành thời gian quý báu trực tiếp hướng dẫn, tận tình quan tâm, chỉ bảo,giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực tập tốt nghiệp

Tôi xin cảm ơn UBND huyện Bảo Thắng và những hộ nông dân đượcphỏng vấn đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi tiếp cận và thu thập những thôngtin cần thiết cho quá trình nghiên cứu đề tài

Sau cùng tôi cũng xin cảm ơn gia đình và bạn bè đã ủng hộ và giúp đỡtôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu của mình

Xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày … tháng … năm 2014

Tác giả

Bàn Thị Lan

Trang 3

TÓM TẮT KHÓA LUẬN

Đề tài: “Đánh giá tác động của chương trình hỗ trợ nông dân mua phân

bón theo phương thức trả sau trên địa bàn huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai”

Việt Nam là một quốc gia chủ yếu hoạt động sản xuất nông nghiệp, do vậynhu cầu sử dụng phân bón của nước ta rất lớn Mỗi năm Việt Nam sử dụng xấp xỉ7,7 triệu tấn phân các loại (Nguyễn Văn Bộ, 2008) Tuy nhiên sản xuất phânnước ta mới chỉ đáp ứng 45% nhu cầu tiêu dùng, thực trạng thiếu nguồn phân bónphục vụ cho sản xuất phổ biến ở nhiều nơi, đặc biệt là các vùng sâu, vùng xa,vùng có điều kiện kinh tế khó khăn, khả năng tiếp cận thì trường yếu

Đứng trước thực trạng đó huyện Bảo Thắng đã đưa ra Quyết định

237/QĐ-UBND cấp ngày 8/1/2010 về việc thực hiện “Chương trình hỗ trợ

nông dân mua phân bón theo phương thức trả sau trên địa bàn huyện BảoThắng tỉnh Lào Cai” nhằm giúp nông dân được sử dụng sản phẩm chất lượng,giá cả hợp lý mà không phải lo kinh phí đầu tư phân bón khi chưa có điều kiệnchi trả

Vậy chương trình hỗ trợ nông dân mua phân bón trả sau có tác động gìđến các đối tượng liên quan nào? Các đối tượng liên quan thay đổi như thế nàotrước và sau khi có chương trình? Các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả củachương trình là gì? Những định hướng và giải pháp nào được đề xuất để giảiquyết những khó khăn trên?

Xuất phát từ lý luận và thực tiễn đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề

tài: “Đánh giá tác động của chương trình hỗ trợ nông dân mua phân bón theo phương thức trả sau trên địa bàn huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai”

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài bao gồm: (1) Hệ thống hóa cơ sở lý luận

và thực tiễn liên quan đến phân bón, đánh giá tác động, đánh giá tác động của

Trang 4

chương trình hỗ trợ nông dân mua phân bón trả sau; (2) Đánh giá tác động củachương trình hỗ trợ nông dân mua phân bón theo phương thức trả sau trên địabàn huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai; (3) Phân tích những yếu tố ảnh hưởng đếnviệc thực thi chương trình hỗ trợ nông dân mua phân bón theo phương thức trảsau trên địa bàn huyện; (4) Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quảthực hiện chương trình hỗ trợ nông dân mua phân bón trả sau trên địa bàntrong thời gian tới.

Để thực hiện các mục tiêu nghiên cứu trên chúng tôi sử dụng cácphương pháp nghiên cứu chủ yếu sau: phương pháp chọn điểm nghiên cứu;phương pháp thu thập thông tin; phương pháp xử lý thông tin; phương phápphân tích thông tin; kết hợp các nhóm chỉ tiêu nghiên cứu

Quá trình nghiên cứu, đề tài đã thu được những kết quả như sau:

Thứ nhất, trong những năm gần đây, hoạt động sản xuất của người dân

trong huyện gặp phải nhiều khó khăn Chương trình hỗ trợ của huyện đề rađúng lúc đã góp phần thúc đẩy sản xuất và nhận được sự tham gia ủng hộ củanhiều người dân Phạm vi thực hiện và số lượng sử dụng phân bón của chươngtrình ngày càng tăng lên

Thư hai, thực hiên chương trình đã tác động lớn đến các đối tượng tham

gia chương trình Cụ thể như: Tác động đến công ty Apatit Việt Nam về sảnlượng tiêu thụ phân bón cũng như làm thay đổi nhận thức về nhu cầu trongngười dân của công ty; tác động đến nông dân sử dụng phân bón của chươngtrình về sản lượng sử dụng phân bón, quyết định đầu tư cho lao động và quy

mô sản xuất của nông dân từ đó kéo theo tác động đến kết quả và hiệu quảhoạt động sản xuất của nông dân Bên cạnh đó, chương trình thúc đẩy tănglượng phân bón sử dụng và kỹ thuật sử dụng phân bón của nông dân từ đó cónhững tác động tích cực và tiêu cực tới môi trường

Thứ ba, Nghiên cứu đã đưa ra các yếu tố ảnh hưởng tới việc thực thi

chính sách bao gồm ba nhóm chính: Yếu tố bản thân chương trình hỗ trợ nông

Trang 5

dân mua phân bón theo phương thức trả sau, yếu tố thuộc về công ty ApatitViệt Nam và các yếu tố thuộc về hộ nông dân

Thứ tư, để giảm thiểu và khắc phục những khó khăn khi thực hiệnchương trình trên cần thực hiện đồng bộ và toàn diện các giải pháp về: Hoạchđịnh chính sách, nâng cao năng lực quản lý cho cán bộ và người dân và cácgiải pháp kỹ thuật khác

Trang 6

2.1.2 Nội dung đánh giá tác động của một chương trình 9 2.1.3 Những yếu tố ảnh hưởng tới việc thực hiện chương trình 12

2.2.1 Thực trạng sử dụng phân bón trên thế giới 13 2.2.2 Thực trạng sử dụng phân bón ở Việt Nam 152.2.3 Tình hình thực hiện chương trình hỗ trợ nông dân mua phân bón 17

Trang 7

theo phương thức trả sau ở một số địa phương tại Việt Nam

2.2.4 Công tác đánh giá tác động của dự án 20

PHẦN 3 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP

NGHIÊN CỨU

24

3.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội của huyện Bảo Thắng 26 3.1.3 Những thuận lợi và khó khăn của điều kiện tự nhiên – kinh tế -

xã hội ảnh hưởng tới triển khai thực hiện chương trình 31

3.2.5 Hệ thống các chỉ tiêu sử dụng trong đề tài 36

4.1 Thực trạng tác động của chương trình hỗ trợ nông dân mua phân

bón theo phương thức trả sau trên địa bàn huyện Bảo Thắng

37 4.1.1 Kết quả thực thi chương trình hỗ trợ nông dân mua phân bón trả

sau trên địa bàn huyện

37

4.1.1.2 Kết quả triển khai chương trình trên địa bàn huyện 38 4.1.2 Thực trạng tác động của chương trình hỗ trợ nông dân mua phân

4.2.2.1 Tác động của chương trình hỗ trợ nông dân mua phân bón theo

phương thức trả sau đến công ty Apatit Việt Nam 424.2.2.2 Tác động của chương trình hỗ trợ nông dân mua phân bón theo

phương thức trả sau đến đời sống và sản xuất của nông hộ 454.2.2.3 Đánh giá tác động chung của chương trình hỗ trợ nông dân mua

phân bón trả sau trên địa bàn huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai

64

Trang 8

4.2 Các yếu tố tác động tới việc thực hiện chương trình hỗ trợ nông

dân mua phân bón theo phương thức trả sau 66

4.2.1.1 Yếu tố chính sách của chương trình 66 4.2.1.2 Yếu tố về cơ quan quản lý chính sách 68 4.2.2 Yếu tố thuộc về công ty Apatit Việt Nam 69 4.2.2.1 Mục tiêu, chiến lược phát triển của công ty 70 4.2.2.2 Khả năng phát triển và tình hình tài chính của công ty 70

4.3 Định hướng và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện

chương trình hỗ trợ nông dân mua phân bón theo phương thức trả sau 73

Trang 9

3.5 Nhóm chỉ tiêu về tình hình cơ bản của hộ điều tra 363.6 Nhóm chỉ tiêu kết quả và hiệu quả kinh tế của hộ 374.1 Phạm vi thực hiện và sản lượng phân bón sử dụng của

4.3 Mức hỗ trợ của công ty Apatit Việt Nam trong hướng dẫn kỹ

thuật cho nông dân

51

4.5 Biến động số lượng phân bón sử dụng trước và sau khi có

4.9 Biến động hiệu quả từ trồng trọt của hộ nông dân trước và

sau khi thực hiện chương trình

Trang 10

DANH MỤC HỘP

4.1 Biến động số lao động tham gia vào ngành trồng trọt 52

4.4 Tác động của phân bón tới tính chất lý hóa của đất 63

4.7 Ảnh hưởng của thục tục đăng ký tới sự tiếp cận của hộ 694.8 Yếu tố tâm lý ảnh hưởng tới sự tham gia chương trình

Trang 12

PHẦN 1 ĐẶT VẤN ĐỀ

1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Việt Nam là một quốc gia xuất phát từ nông nghiệp, hiện nay có tới 70%dân số sống ở nông thôn, 45% lao động đang làm việc ở nhóm ngành Nông –lâm – ngư nghiệp (Báo cáo điều tra dân số và việc làm năm 2012) Nôngnghiệp, nông dân, nông thôn có vai trò quan trọng đối với toàn bộ nền kinh tế,được coi là “bệ đỡ” mỗi khi đất nước gặp khó khăn từ bên ngoài Do đó chútrọng phát triển kinh tế nông nghệp là quá trình tất yếu đảm bảo sự phát triểnbền vững của quốc gia

Đối với sản xuất nông nghiệp, đất vừa là tài nguyên quý, vừa là tư liệusản xuất không thể thay thế được Với đặc thù là có độ phì nhiêu, đất làmnhiệm vụ của một “bà mẹ” nuôi sống muôn loài trên trái đất Tuy nhiên, hằngnăm có khoảng 5 – 7 triệu ha đất trên hành tinh chuyển sang không sản xuấtđược và tốc độ này sẽ tăng đến hơn 10 triệu ha trong thế kỷ 21 nếu như không

có những nghiên cứu khoa học duy trì độ phì tự nhiên của tài nguyên đất vànhững hoạt động sản xuất, quản lý đất phù hợp (Lê Văn Khoa, 2003) Do đótrong quá trình sản xuất, hoạt động bón phân cho cây trồng là vô cùng cầnthiết Bón phân không chỉ trả lại các chất mà cây lấy đi theo sản phẩm thuhoạch, lượng dinh dưỡng bị rửa trôi và bay hơi từ đất mà còn có tác dụng cảitạo và nâng cao độ phì nhiêu của đất

Là một nước sản xuất nông nghiệp chủ yếu, Việt Nam có nhu cầu sử dụngphân bón rất lớn Mỗi năm Việt Nam sử dụng khoảng trên 2 triệu tấn phân urê,khoảng 600 nghìn tấn DAP và một lượng gần tương đương như vậy với các loạiphân bón khác Tổng lượng phân bón các loại sử dụng ở Việt Nam xấp xỉ 7,7triệu tấn (Nguyễn Văn Bộ, 2008) Vậy mà sản xuất nước ta mới chỉ đáp ứng45% nhu cầu tiêu dùng, mỗi năm phải nhập khẩu gần 5.000 tấn phân bón các

Trang 13

loại (Nguyễn Trí Ngọc, 2008) Thực trạng thiếu nguồn phân bón phục vụ chosản xuất phổ biến ở nhiều nơi, đặc biệt là các vùng sâu, vùng xa, vùng có điềukiện kinh tế khó khăn, khả năng tiếp cận thì trường yếu.

Huyện Bảo Thắng là một huyện vùng thấp ở giữa trung tâm thành phốLào Cai, nằm cách thành phố gần 40 km về phía Đông Nam.Với 78% diệntích và hơn 80% dân số sống nhờ vào sản xuất nông nghiệp, nông nghiệp trởthành ngành kinh tế chủ lực của vùng Trong những năm gần đây nông dânViệt Nam nói chung, nông dân huyện Bảo Thắng nói riêng đang gặp khó khăntrong việc tiếp cận nguồn phân bón phục vụ cho sản xuất do giá phân ngàycàng cao, trên thị trường xuất hiện nhiều sản phẩm chất lượng thấp

Đứng trước thực trạng đó huyện Bảo Thắng đã đưa ra Quyết định

237/QĐ-UBND cấp ngày 8/1/2010 về việc thực hiện “Chương trình hỗ trợ

nông dân mua phân bón theo phương thức trả sau trên địa bàn huyện BảoThắng tỉnh Lào Cai” nhằm giúp nông dân được sử dụng sản phẩm chất lượng,giá cả hợp lý mà không phải lo kinh phí đầu tư phân bón khi chưa có điềukiện chi trả Tuy nhiên trong thời gian thực hiện chương trình ngoài nhữngdấu hiệu tích cực đem lại trong sản xuất của nông hộ đã xuất hiện một vài khókhăn về nguồn tài chính cung cấp thực hiện chương trình cũng như những tácđộng xấu đến môi trường xung quanh hộ Xuất phất từ lý luận và thực tiễn đó

tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá tác động của chương trình hỗ trợ

nông dân mua phân bón theo phương thức trả sau trên địa bàn huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai”

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

1.2.1 Mục tiêu chung

Đánh giá tác động của chương trình hỗ trợ nông dân mua phân bón theophương thức trả sau trên địa bàn huyện Bảo Thắng tỉnh Lào Cai; từ đó đề xuất

Trang 14

một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện chương trìnhtrong thời gian tới.

1.2.2 Mục tiêu cụ thể

(1) Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn liên quan đến đề tài;

(2) Đánh giá tác động của chương trình hỗ trợ nông dân mua phân bóntheo phương thức trả sau trên địa bàn huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai;

(3) Phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến việc thực thi chương trình hỗtrợ nông dân mua phân bón theo phương thức trả sau trên địa bànhuyện;

(4) Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện chươngtrình trong thời gian tới

1.3 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI

1.3.1 Chủ thể nghiên cứu

Đề tài lựa chọn tác động của chương trình hỗ trợ nông dân mua phân bóntheo phương thức trả sau trên địa bàn huyện Bảo Thắng là chủ thể nghiêncứu

Đề tài tập trung nghiên cứu các khía cạnh:

Đánh giá tác động của chương trình dựa trên các nội dung: đánh giákhả năng hoàn thành mục tiêu của chương trình và đánh giá tác động củachương trình đối với các đối tượng hưởng lợi tham gia chương trình

Trang 15

Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới tình hình thực hiện chương trình hỗtrợ nông dân mua phân bón theo phương thức trả sau trên huyện Bảo Thắng,tỉnh Lào Cai.

Tuy nhiên, đề tài nghiên cứu tác động của chương trình được thực hiệnvới giả định rằng sự chênh lệch về mức độ rủi ro trước và sau khi sử dụngphân bón của chương trình là tác động của chương trình trong điều kiện cácyếu tố khác không đổi

ra đề tài cũng sử dụng các số liệu điều tra nông hộ trong năm 2013

Thời gian thực hiện đề tài: Từ ngày 1/2014 đến 6/2014

Trang 16

PHẦN 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN

CỦA ĐỀ TÀI

2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN

2.1.1 Một số lý luận liên quan đến đề tài

2.1.1.1 Khái niệm chương trình

Theo Hoàng Mạnh Quân (2007): Chương trình là tổ hợp các dự án, cáchoạt động được quản lý phối hợp trong một thời gian nhất định nhằm đạtđược một mục tiêu chung đã định trước

Theo Judy L.Backer (2002): Chương trình là tổ hợp các dự án, các hoạtđộng được quản lý một cách phối hợp trong một thời gian nhất định nhằm đạtđược những đã định trước Các chương trình có tính chất định hướng cáccông việc chính cần làm để đạt được mục tiêu của kế hoạch Mỗi chươngtrình đều có một số mục tiêu chung, tiêu chuẩn chung

Như vậy có thể hiểu: Chương trình là một loạt các hoạt động được thựchiện phối hợp với nhau dưới sự quản lý nhất định nhằm thực hiện được cácmục tiêu đã định sẵn Quá trình thực hiện chương trình cần được bổ sung vềnguồn lực để triển khai chương trình, nguồn lực này có thể huy động từ nhiềunguồn khác nhau nhằm đem lại các tác động cụ thể cho mục tiêu chương trìnhhướng tới

2.1.1.2 Phân bón và phân bón trả sau

a Khái niệm phân bón

Phân bón là những chất hoặc hợp chất hữu cơ hoặc vô cơ có chứa mộthoặc nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu được đưa vào sử dụng trong sản xuấtnông nghiệp với mục đích chính là cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồngnhằm giúp chúng sinh trưởng, phát triển tốt cho năng suất cao (Nguyễn Như

Hà, 2007)

Trang 17

Theo Cẩm Hà (2007) thì “Phân bón là sản phẩm chức năng cung cấpdinh dưỡng cho cây trồng hoặc tác dụng cải tạo đất, trong thành phần chứamột hoặc nhiều yếu tố dinh dưỡng vô cơ đa lượng, trung lượng, vi lượng, hữu

cơ, axit amin, axit humic, axit fulvic, vi sinh vật có ích có một hoặc nhiềuchất giữu ẩm, chất hỗ trợ tăng hiệu quả sử dụng phân bón, chất điều hòa sinhtrưởng thực vật, chất phụ gia, yếu tố hạn chế sử dụng…

b Khái niệm phân bón trả sau

Theo điều 461 Luật Dân sự năm 2005 như sau: Mua trả chậm là các bên

có thể thỏa thuận về việc mua trả chậm hoặc trả dần tiền mua trong thời hạnsau khi nhận vật mua; bên bán được bảo lưu quyền sở hữu của mình đối vớivật bán cho đến khi bên mua trả đủ tiền, trừ trường hợp có thoả thuận khác.Hợp đồng mua trả chậm hoặc trả dần phải được lập thành văn bản Bên mua

có quyền sử dụng vật mua trả chậm, trả dần và phải chịu rủi ro trong thời gian

sử dụng, trừ trường hợp có thoả thuận khác

Như vậy phân bón trả sau được hiểu là việc các bên liên quan tiến hànhmua bán phân bón mà thời hạn thanh toán được thực hiện sau khi nhận phânbón hoặc đã sử dụng phân bón và thông qua một thỏa thuận mua bán

c Phân loại phân bón:

Phân vô cơ: Phân vô cơ hay phân hóa học là loại phân có chứa yếu tố

dinh dưỡng dưới dạng muối khoáng (vô cơ) thu được nhờ các quá trình vật lý,hóa học Một số phân bón vô cơ thông dụng:

Trang 18

Phân Lân

Phân super lân có công thức ở dạng hóa học là: [Ca(H2PO4)2] chứa 20% P2O5 nguyên chất

16-Phân lân nung chảy có công thức hóa học chủ yếu là: 4(Ca, Mg)O.P2O5

và 4(Ca, Mg)O.P2O5.SiO2 chứa 16% P2O5 nguyên chất

Phân hữu cơ: Phân hữu cơ bao gồm các chất hữu cơ khi vùi vào đất

được vi sinh vật phân giải và có khả năng cung cấp chất dinh dưỡng cho cây(Ví dụ: phân bắc, nước giải, phân gia súc, phân xanh khi vùi vào đất)

Phân vi lượng gồm các yếu tố: Đồng (Cu), Kẽm (Zn), Mangan (Mn),

Molipden (Mo), Sắt (Fe), Conban (Co) chúng được bón ở dạng đơn hoặcdạng hỗn hợp

Phân phức hợp vi sinh: gồm chế phẩm vi sinh, phân vi sinh, phân hữu

cơ vi sinh và phân phức hợp hữu cơ vi sinh

Phân bón lá: Là hỗn hợp của một số phân đa lượng, phân vi lượng và

một số chất điều hòa sinh trưởng Loại phân này dùng phun lên lá, hoa quả vàthân cây

Trên thị trường có rất nhiều loại phân bón khác nhau, tuy nhiên trongchương trình hỗ trợ nông dân mua phân bón trả sau chỉ cung cấp loại phânbón NPK của công ty Apatit Việt Nam với hai làm lượng là: NPK 5-10-3 chocác xã đa dạng cây trồng và phân bón NPK 12-2-8 cho các xã chủ yếu trồngcây chè Do vậy khi nói đến phân bón của chương trình chúng ta hiểu rằng đó

là phân bón NPK

Trang 19

2.1.1.3 Chương trình hỗ trợ nông dân mua phân bón theo phương dân

mua phân bón theo phương thức trả sau

a Khái niệm chương trình chương trình hỗ trợ nông dân mua phân bón theo phương thức trả sau

Trong bối cảnh nền kinh tế đất nước đang gặp khó khăn, nhiều lĩnh vựccần được nhà nước quan tâm đầu tư hỗ trợ Chính phủ và các tổ chức Ban,Ngành đã ban hành rất nhiều chương trình, chính sách nhằm thúc đẩy cácngành phát triển như: chương trình hỗ trợ các huyện nghèo, chương trình 135,chương trình hỗ trợ lãi suất năm 2009… Cùng với đó, nhằm thúc đẩy sản xuấtnông nghiệp, nông thôn huyện đi lên và giải quyết những khó khăn về tìnhtrạng thiếu điều kiện sản xuất trong nông dân, UBND huyện Bảo Thắng đã

đưa ra Quyết định 237/QĐ-UBND về việc hỗ trợ nông dân mua phân bón theo

phương trả sau trên địa bàn huyện, từ đó giúp người dân chủ động đượcnguồn phân bón cho sản xuất khi chưa có điều điện, đảm bảo về chất lượngphân bón cũng như nâng cao kỹ thuật sử dụng của người dân

Chương trình hỗ trợ nông dân mua phân bón theo phương thức trả sau

là một chính sách thúc đẩy phát triển nông nghiệp, nông thôn thông qua hỗ trợmột phần chi phí mua phân bón đối với một số đối tượng tham gia sử dụng

phân bón theo Quyết định 237/QĐ-UBND cấp ngày 8/1/2010 của huyện.

b Bản chất chương trình

Chương trình mua phân bón theo phương thức trả sau bản chất là loạihình mua phân bón theo hình thức tín chấp Trong đó, tại điều 49 luật dân sựnăm 2005 quy định: Tín chấp là việc tổ chức chính trị - xã hội tại cơ sở bằng

uy tín của mình bảo đảm cho cá nhân, hộ gia đình nghèo vay một khoản tiềntại tổ chức tín dụng để sản xuất, kinh doanh, làm dịch vụ Cá nhân, hộ giađình nghèo được bảo đảm bằng tín chấp phải là thành viên của một trong các

tổ chức chính trị - xã hội quy định

Trang 20

Như vậy, chương trình hỗ trợ nông dân mua phân bón trả sau là hìnhthức Hội nông dân lấy uy tín của mình đăng kí vay một lượng phân bón từdoanh nghiệp sản xuất phân bón với một mức lãi xuất nhất định và thời gianthanh toán thỏa thuận theo hợp đồng Khi đó nông dân chỉ việc đăng kí sốlượng phân bón với Hội nông dân xã và thông qua họ để nhận phân bón.

c Mục tiêu của chương trình

Thứ nhất là chương trình hỗ trợ về mặt pháp lý và tài chính nhằm cungcấp đủ phân bón đảm bảo chất lượng lượng cho người dân

Về mặt pháp lý Hội nông dân huyện Bảo Thắng sẽ sử dụng uy tín củahội để tín chấp với công ty Apatit Việt Nam để vay phân bón cho nông dân

Về mặt tài chính, UBND huyện quyết định hỗ trợ chi phí với mức 200đồng/kg cho nông dân mua phân bón của chương trình

Thứ hai là chương trình tạo điều kiện cho nông dân có đầy đủ cácnguồn lực đầu vào cho sản xuất, đặc biệt là các hộ có hoàn cảnh khó khăn từ

đó thúc đẩy nông nghiệp, nông thôn phát triển

Thứ ba là chương trình góp phần hướng nông dân sản xuất đúng mùa

vụ nhờ việc cung cấp phân bón đúng lúc và kịp thời

2.1.2 Nội dung đánh giá tác động của một chương trình

Theo Judy L.Backer (2002) thì “Đánh giá tác động là hành động nhằmvào việc xác định một cách chung hơn liệu công trình này có tạo ra những tácđộng mong muốn tới cá nhân, hộ gia đình và các thể chế và liệu những tácđông này có phải do công trình mang lại hay không Các đánh giá tác động cóthể phát hiện hiệu quả không có trong dự kiến, có thể là tích cực hay tiêu cựctới đối tượng được hưởng lợi

Theo Nguyễn Thị Minh Hiền (2012) thì đánh giá tác động của dự án làquá trình đánh giá khi dự án kết thúc nhằm trả lời câu hỏi: Liệu dự án có đạtmục tiêu đề ra? Liệu dự án có bền vững hay không? Những bài học kinh

Trang 21

nghiệm nào cần rút ra khi làm các dự án tương tự? Có nên phát triển dự ántiếp hay không? Đánh giá tác động của dự án là xem xét ảnh hưởng của dự ánđến các lĩnh vực kinh tế, xã hội, môi trường…

Như vậy có thể hiểu rằng: Đánh giá tác động của chương trình là mộtquá trình nhằm xác định mức độ đạt được mục tiêu của chương trình đã đặt ra

và những tác động của chương trình đối với những đối tượng hưởng lợi hoặcđối tượng liên quan trực tiếp tới chương trình Đánh giá tác động là một hoạtđộng quan trọng quan trọng trong quá trình thực hiện chương trình nhằm cungcấp những thông tin đáng tin cậy và hữu ích cho cả người hưởng lợi và cơquan quản lý chỉ đạo từ đó đưa ra những quyết định hiệu quả tiếp theo

Mặt khác, theo Phạm Vân Đình (2009): Chính sách kinh tế nói chung,chính sách nông nghiệp nói riêng sẽ gây ra những tác động chủ yếu sau:

- Tác động đến giá sản phẩm: Chính sách có thể không chỉ tác động đếngiá của chính sản phẩm đang xem xét mà còn tác động đến nhiều sảnphẩm liên quan

- Tác động đến sản xuất: Chính sách làm lượng cung của sản phẩm thayđổi làm thay đổi đến lượng đầu vào được sử dụng

- Tác động đến tiêu dùng: Chính sách không chỉ tác động đến lượng cầucủa sản phẩm phân tích mà còn cả cầu của các sản phẩm liên quan

- Tác động đến cân bằng thương mại: Ở đây chủ yếu nói đến cân bằnggiữa xuất khẩu và nhập giữa (các chính sách thuế quan, quota…)

- Tác động đến phân phối thu nhập và phúc lợi xã hội

Các tác động trên của chính sách có thể theo chiều hướng tích cực thúcđẩy nền kinh tế phát triển hoặc tiêu cực dẫn đến kinh tế suy thoái

Như vậy nội dung đánh giá tác động của chương trình bao gồm đánhgiá mức độ đạt được mục tiêu của chương trình và đánh giá các tác động củachương trình đến các mặt sản xuất, tiêu dùng, giá sản phẩm hay phân phối thunhập cũng như phúc lợi xã hội của chương trình

Trang 22

2.1.2.1 Đánh giá mức độ hoàn thành mục tiêu của chương trình

Khi chương trình triển khai thực hiện đều có những mục tiêu nhất định.Mục tiêu chính là những thay đổi mà nhà hoạch định chính sách và các bênliên quan đều mong muốn có khi thực hiện chương trình này Hay nói cáchkhác, mục tiêu là kết quả chương trình và những thay đổi trong đời sống củanhóm người hưởng lợi

Đánh giá mức độ hoàn thành mục tiêu của chương trình chính là sosánh kết quả hiện tại của chương trình với những kết quả mà nhà hoạch địnhcũng như các đối tượng liên mong muốn khi xây dựng chương trình

2.1.2.2 Đánh giá tác động của chương trình tới các đối tượng tham gia

chương trình

Tác động của chương trình tới các đối tượng hưởng lợi là những thayđổi của các đối tượng hưởng lợi sau khi chương trình được triển khai Nhữngthay đôi này chủ yếu về: sản xuất, tiêu dùng, thu nhập hay nhận thức … theo

cả hướng tích cực và tiêu cực Từ đó trong quá trình thực hiện chương trình

các nhà hoạch định có thể điều chỉnh, hoàn thiện chương trình sao chochương trình có thể mang lại lợi ích tối đa và ít ảnh hưởng tới các vấn đềkhác

Trong chương trình hỗ trợ nông dân mua phân bón theo phương thứctrả sau đối tượng hưởng lợi là người nông dân trực tiếp sử dụng phân bón củachương trình và công ty Apatit Việt Nam

2.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả của chương trình hỗ trợ nông

dân mua phân bón theo phương thức trả sau

Theo Quyết đinh 237/QĐ-UBND đã nêu đối tượng tham gia chương

trình gồm có Hội nông dân huyện Bảo Thắng và các cơ quan có liên quan có

Trang 23

nhiệm vụ trực tiếp triển khai chương trình và công ty Apatit Việt Nam trựctiếp giao phân bón của chương trình.

Theo Quyết đinh 237/QĐ-UBND cũng đã chỉ rõ đối tượng hưởng đối

tượng hưởng lợi của chương trình gồm: Nông trường, Hợp tác, hộ dân dân sửdụng phân bón của chương trình

Như vậy yếu tố tham gia và ảnh hưởng tới tình hình thực hiện củachương trình bao gồm: Cơ chế chính sách của chương trình hỗ trợ nông dânmua phân bón theo phương thức trả sau, công ty Apatit Việt Nam và nôngdân trực tiếp sử dụng phân bón của chương trình

2.1.3.1 Các yếu tố thuộc về chính sách của chương trình

Thời điểm ban hành chương trình: Thời điểm ban hành chương trìnhảnh hưởng lớn đến nguồn lực thực hiện Nếu đưa ra quá sớm khi nhu cầu củangười dân chưa thực cấp thiết thì làm tổn thất ngân sách của huyện Còn nếuđưa ra quá muộn thì không giải quyết được khó khăn của người dân

Nguồn lực của chương trình: Cụ thể là kinh phí cho hỗ trợ sử dụngphân bón cho nông dân, kinh phí cho chương trình tập huấn Đây là các yếu tốquan trọng đầu tiên quyết định đến kết quả của chương trình

Thiết kế và cấu trúc chương trình: Thể hiện ở mức độ hợp lý trong cácquy định của chương trình Thiết kế và cấu trúc của chương trình phù hợp vớiđặc điểm địa bàn, tình hình sản xuất và nhu cầu sử dụng của người dân thì tácđộng của chương trình tốt

Năng lực của cán bộ quản lý: Thể hiện ở công tác xây dựng các quychế cho chương trình hỗ trợ nông dân mua phân bón trả sau, khả năng ápdụng, triển khai và giám sát quá trình thực hiện các quy định của chươngtrình

2.1.3.2 Các yếu tố thuộc về bản thân người dân

Trình đội dân trí và tâm lý của hộ: Bản thân nông hộ là người trực tiếp

sử dụng phân bón của chương trình và lựa chọn các hình thức sản xuất nhằm

Trang 24

phát huy hiệu quả của phân bón Như vậy hộ nông dân là người quyết địnhtrực tiếp đến tác động của chương trình đến sản xuất của họ

2.1.3.3 Các yếu tố thuộc về công ty Apatit Việt Nam

Mục tiêu và phương hướng của công ty: Công ty Apatit Việt Nam liênkết với huyện Bảo Thắng thực hiện chương trình hỗ trợ nông dân mua phânbón theo phương thức trả sau đây là một chiến lược mở rộng phạm vi tiêu thụsản phẩm của công ty Việc công ty tiếp tục thực hiện vào chương trình phụthuộc vào phương hướng chiến lược của công ty trong thời gian tới

Khả năng phát triển và tình hình tài chính của công ty: thể hiện khảnăng đầu tư của công ty và ảnh hưởng đến việc ra quyết định có tiếp tục đầu

tư của công ty hay không? Đầu tư ở mức độ như thế nào?

2.2 CƠ SỞ THỰC TIỄN

2.2.1 Thực trạng sử dụng phân bón trên thế giới

Phân bón là một trong các yếu tố quan trọng nhất trong sản xuất nôngnghiệp, từ khi biết sản xuất nông nghiệp đến nay loài người đã biết sử dụngphân bón và cây họ đậu để cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng.Trong mấythập kỷ vừa qua, năng suất cây trồng không ngừng tăng lên, ngoài vai trò củagiống mới còn có tác dụng quyết định của phân bón Giống mới chỉ cho năngsuất cao nhất nếu được bón đủ phân và hợp lý

Theo FAO thì nhu cầu phân bón trên thế giới không ngừng tăng lên Nếutoàn thế giới năm 1960 chỉ sử dụng 10 triệu tấn phân đạm, năm 1980 là 62,7triệu tấn thì đến năm 1990 là 150 triệu tấn và năm 2000 lên đến khoảng 200triệu tấn Mặt khác, tuy tổng nhu cầu thế giới tăng lên nhưng có sự biến độngtheo từng giai đoạn và từng quốc gia, khu vực

Cụ thể giai đoạn 1970 - 1980 nhu cầu phân bón trên toàn thế giới tăngmạnh và khá ổn định, tuy nhiên từ giai đoạn 1980 - 1985, đến 1990 thì giảmdần và niên vụ 1992 – 1993 giảm đến 6%/năm so với niên vụ trước đó

Trang 25

Nguyên nhân là do năm 1990 ở Tây Âu một số nhà máy sản xuất phân lânphải đóng cửa và báo động về chất lượng nông phẩm ở các nước bón quánhiều phân hóa học Vì vậy, một số nước trước đây bón quá nhiều phân bón(Hà Lan, Bỉ, Luxemua, Martinic, Thụy Sĩ) phải bón ít đi, một số nước châu

Âu khác (Anh, Pháp) đi vào ổn định, các nước đang phát triển lượng bón tănglên

Về chủng loại phân bón, do trình độ hiểu hiểu biết về khoa học dinhdưỡng cho cây trồng cũng như sự khác biệt trong cơ cấu cây trồng và thời tiếtkhí hậu mà các nước cũng lựa chọn các chủng loại phân bón khác nhau Cụthể các số liệu khảo sát cho thấy, bình quân các nước châu Á sử dụng phânkhoáng nhiều hơn bình quân thế giới, trong đó Ấn Độ có thời tiết nóng hơnnên dùng lượng phân khoáng ít hơn bình quân toàn châu Á còn Trung Quốc

và Nhật Bản lại sử dụng nhiều hơn bình quân toàn châu Á Hà lan là nước sửdụng nhiều phân khoáng nhất Việt nam được coi là nước sử dụng nhiều phânkhoáng trong số các nước ở Đông Nam Á Số liệu tham khảo năm 1999 nhưsau: Việt Nam: Bình quân 241,82 kg NPK/ha - Malaysia: Bình quân 192,60 -Thái Lan: Bình quân 95,83 - Philippin: Bình quân 65,62 - Indonesia: Bìnhquân 63,0 - Myanma: Bình quân 14,93 - Lào: Bình quân 4,50 - Campuchia:Bình quân 1,49 Theo số liệu ghi nhận được ở trên cho thấy Campuchia, Lào

và Myanma sử dụng phân khoáng ít nhất, đặc biệt là Campuchia Có thể đó làthị trường xuất khẩu phân bón tiềm năng của Việt Nam nếu Việt Nam gópphần nâng cao kiến thức sử dụng phân bón cho họ có kết quả

Hiện nay trên thế giới đang có xu hướng phát triển nền nông nghiệp bềnvững Nhiều nước đã nghiên cứu và sử dụng thành công loại phân bón vừanâng cao năng suất cây trồng vừa bảo vệ môi trường sinh thái Trong đó cómột số loại phân vi sinh vật cố định đạm như: Nitrazin (Đức, Ba Lan, LiênXô), Bactemit hoặc Rizonit (Hungari), Nitrobacterin (Anh) Campen (Hà

Trang 26

Lan) Chế phẩm phân giải chất hữu cơ như: Estrasol (Nga), mana (Nhật,Philipin) Phân vi sinh tổng hợp Tian-li-bao (Trung Quốc, Hồng Công).

Ở Trung Quốc chế phẩm vi sinh được ứng dụng rộng rãi: Chế phẩm

“Điền lực bào” có tới 5-9.10 tế bào vi khuẩn Nó đã được thử nghiệm trên 23loại cây trồng khác nhau và được chứng minh vừa có khả năng chuyển hóaphotpho trong các hợp chất khó tan vừa có khả năng cố định nitơ để cung cấpphopho nitơ cho cây trồng

Năm 1970 ở Liên Xô đã sản xuất ra chế phẩm photphobacterin Chếphẩm này được dùng rộng rãi ở Liên Xô và các nước Đông Âu dùng bón cholúa mì, ngô, lúa nước

Còn Mỹ từ năm 1968 xử lý hơn 70% diện tích trồng đậu bằng chế phẩm

vi sinh vật cố định đạm

Như vậy nhu cầu phân bón vi sinh vật trên thế giới là rất lớn Đây là mộtphương hướng tương lai của nông nghiệp để nhằm giảm bớt tác hại của việc

sử dụng không cân đối các loại phân hóa học làm ô nhiễm môi trường

2.2.2 Thực trạng sử dụng phân bón ở Việt Nam

Theo Nguyễn Tiến Dũng (2013) về nhu cầu sử dụng phân bón ở ViệtNam hiện nay vào khoảng trên 10 triệu tấn các loại Trong đó Urea khoảng 2triệu tấn, ADP khoảng 900.000 tấn, SA 850.000 tấn, kali 950.000 tấn, phânlân trên 1,8 triệu tấn, phân NPK khoảng 3,8 triệu tấn, ngoài ra còn có nhu cầukhoảng 400.000 – 500.000 tấn phân bón các loại là vi sinh, phân bón lá

Về mặt sản xuất, sản xuất phân bón trong nước hiện nay đang có xuhướng tăng ở tất cả các loại, tuy nhiên mức tăng này vẫn chưa đáp ứng hếtnhu cầu của người sử dụng Cụ thể từng loại như sau:

Phân Urea, hiện tại năng lực trong nước đến thời điểm hiện tại là 2,340

triệu tấn/năm, bao gồm Đạm Phú Mỹ 800.000 tấn, Đạm Cà Mau 800.000 tấn,Đạm Bắc Hà 180.000 tấn, Đạm Ninh Bình 560.000 tấn Dự kiến cuối năm

Trang 27

2014, Đạm Hà Bắc nâng công suất từ 180.000 tấn lên 500.000 tấn/năm, cảnước sẽ có 2,660 triệu tấn/năm Như vậy về Urea đến nay, sản xuất trongnước không những phục vụ được cho nhu cầu sản xuất nông nghiệp mà còn

dư lượng để xuất khẩu

Phân DAP, hiện sản xuất trong nước tại nhà máy DAP Đình Vũ 330.000

tấn/năm, đến hết 2015 có thêm nhà máy DAP Lào Cai công suất 330.000 tấn/năm và theo kế hoạch của thủ tướng từ nay đến hết năm 2015 sẽ có thêm mộtnhà máy DAP nữa hoặc nâng công suất hiện có của DAP Đình Vũ lên thêm330.000 tấn/năm, cơ bản đáp ứng nhu cầu trong nước Hiện tại từ nay đến hết

2014, chúng ta vẫn phải nhập khẩu DAP thêm từ 500.000 – 600.000 tấn/ năm

Phân Lân, hiện tại supe lân sản xuất trong nước có công suất 1,2 triệu

tấn/năm, bao gồm nhà máy Lâm Thao công suất 800.000 tấn/năm, Lào Cai200.000 tân/năm và Long Thành 200.000 tấn/năm

Sản xuất Lân nung chảy hiện tại vào khoảng 600.000 tấn/năm bao gồmnhà máy Văn Điển và nhà máy Ninh Bình Dự kiến tương lại sẽ có thêmthoảng 500.000 tấn/năm của ba nhà máy mới

Phân NPK: Hiện tại cả nước có tới hàng trăm đơn vị sản xuất phân bón

tổng hợp NPK các loại Về thiết bị và công nghệ sản xuất cũng có nhiều dạngkhác nhau, từ công nghệ cuốc sẻng đảo trộng theo phương thức thủ công bìnhthường đến các nhà máy có thiết bị và công nghệ tiên tiến Về quy mô sảnxuất tại các đơn vị cũng khác nhau từ vài trăm tấn/năm đến vài trăm tấn/năm

và tổng công suất vào khoảng 3,7 triệu tấn/năm Nói chung là sản xuất NPK ởviệt Nam vô cùng phong phú cả về thiết bị, công nghệ đến công suất nhà máy.Chình điều này đã dẫn đến sản phẩm NPK ở Việt Nam rất nhiều loại khácnhau cả về chất lượng, số lượng đến hình thức bao gói

Phân Kali: Hiện tại trong nước chưa sản xuất được do nước ta không có

mỏ quặng kali, vì vậy 100% nhu cầu của nước ta phải nhập khẩu từ nướcngoài

Trang 28

Phân SA: Hiện tại nước ta chưa có nhà máy nào sản xuất SA và nhu cầu

của nước ta vẫn phải nhập khẩu 100% từ nước ngoài

Phân hữu cơ và vi sinh: Hiện tại sản xuất trong nước vào khoảng

400.000 tấn/năm, tương lai nhóm phân này vẫn có khả năng phát triển do tácdụng của chúng với cây trồng, làm đất tơi xốp, trong khi đó nguyên liệu tậndụng từ các loại rác thải và phế thải cùng than mùn sẵn có ở nước ta

Về nhập khẩu: Theo thống kê thì nhập khẩu đầu năm 2013 ở nước ta vàokhoảng gần 3 triệu tấn phân bón các loại Trong đó ADP gần 550.000 tấn,Kali trên 560.000 tấn, SA khoảng 750.000 tấn, Urea 420.000 tấn, NPK350.000 tấn

2.2.3 Tình hình thực hiện chương trình hỗ trợ nông dân mua phân bón

theo phương thức trả sau ở một số địa phương tại Việt Nam

Do vị trí ngành, tình hình sản xuất nông nghiệp cũng như nguồn cungcấp phân bón có sự khác nhau giữa các địa phương, quận, huyện mà chươngtrình hỗ trợ nông dân mua phân bón trả sau ở mỗi địa phương cũng mang một

số đặc điểm riêng theo từng vùng Cụ thể như: Các địa phương, huyện ở khuvực Lào Cai chủ yếu sử dụng nguồn phân từ công ty supe lân Lào Cai, các địaphương trong khu vực Phú Thọ lại chủ yếu sử dụng phân từ công ty Supephốt phát và hóa chất Lâm Thao Hay đối với khu vực sản xuất lúa là chínhthì thời hạn thanh toán thường 6 tháng (1 vụ sản xuất) nhưng đối với khu vựcsản xuất chè hoặc trồng màu là chính thời gian đó có thể ngắn hoặc kéo dàihơn Tuy có những điểm khác biệt nhưng khi thực hiện chương trình ở cácnơi đều nhận được sự tham gia đông đảo nông dân trên cả nước

2.2.3.1 Tỉnh Vĩnh Phúc

Tỉnh Vĩnh Phúc là một trong các tỉnh đi đầu trong thực hiện chươngtrình hỗ trợ nông dân mua phân bón theo phương thức trả sau Xuất phát từnghị quyết 03 của Tỉnh Uỷ, Nghị quyết 21 của HND tỉnh và quyết định số

Trang 29

2594 của UBND tỉnh, Hội nông dân tỉnh đã xây dựng đề án hỗ trợ lãi suấtmua phân bón trả chậm Thực hiện liên kết với công ty cổ phần xuất nhậpkhẩu Hà Anh, công ty supe phốt phát và hóa chất Lâm Thao, Nhà máy phânlân nung chảy Văn Điển và công ty phân bón Bình Điền (Phân bón ĐầuTrâu) Thời gian bắt dầu từ cuối năm 2007 cho đến nay chương trình đã pháttriển thành một phong trào lớn mạnh.

Từ cuối năm 2007, Hội nông dân tỉnh đã ký hợp đồng với Công ty xuấtnhập khẩu Hà Anh và Nhà máy phân lân nung chảy Văn Điển cung ứng phânbón cho nông dân với số lượng 5.000; gồm 700 tấn Urê, 300 tấn Kali, 4.000tấn NPK Gắn với việc cung ứng, các Công ty còn tổ chức 6 điểm trìnhdiễn (100% phân bón Công ty cung ứng miễn phí) ở các huyện Bình Xuyên,Lập Thạch, Vĩnh Tường thu được kết quả cao

Năm 2008, Hội nông dân tỉnh tiếp tục ký hợp đồng mua phân bón trảchậm với Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Hà Anh được trên 8.530 tấn phânlân và NPK phục vụ nông dân ở 84 xã, phường Trong đề án “hỗ trợ lãi suấtmua phân bón trả chậm cho nông dân giai đoạn 2008-2010”, ngân sách tỉnhtạm ứng hỗ trợ 2 tỷ đồng mua phân bón trả chậm, với mức hỗ trợ 200đồng/kgphân bón

Ngay từ đầu năm 2009, Hội nông dân tỉnh đã phối hợp với UBND các xãđẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền và đăng ký mua phân bón trả chậmvới với số lượng đăng ký 3.500 tấn, trong đó của công ty XNK Hà Anh 2.500tấn; Supe phốt phát Lâm Thao 1.000 tấn Trong giai đoạn này liên kết thêmcông ty phân bón Đầu Trâu Bình Điền Long An với số lượng 200 tấn nhằmlàm tăng tính cạnh tranh và góp phần chống tăng giá Số phân bón trên đãcung ứng tới 89 xã, phường, thị trấn trên địa bàn toàn tỉnh Cùng với việccung ứng phân bón phục vụ nông dân sản xuất, các công ty còn phối hợp vớiHội nông dân tỉnh, Phòng kinh tế các huyện, UBND các xã tổ chức hàng trămlớp tập huấn, hội thảo đầu bờ cho các hội viên nông dân về kỹ thuật sử dụng

Trang 30

phân bón cho cây trồng Công ty tham gia xây dựng mô hình trình diễn ở các

xã Cao Minh (Phúc Yên) và xã Đại Đình (Tam Đảo) nhằm đánh giá hiệuquả của việc sử dụng phân bón trả chậm, góp phần giảm chi phí trong sảnxuất

Cho đến nay chương trình hỗ trợ nông dân mua phân bón trả sau trên địabàn tỉnh Vĩnh Phúc vẫn được triển khai đều đặn hàng năm và ngày càng nhậnđược nhiều sự tham gia của người dân Chương trình thành công đã mở cơhội cho một số tỉnh khác học hỏi kinh nghiệm và cùng phát triển

2.2.3.2 Tỉnh Bình Dương

Hội nông dân tỉnh Bình Dương bắt đầu thực hiện chương trình hỗ trợnông dân mua phân bón trả sau từ năm 2012 Sau 2 năm triển khai chươngtrình, tỉnh Bình Dương đã có 3.000 hội viên nông dân trong tỉnh đầu tưkhoảng 5.000 tấn phân bón, giá trị khoảng 30 tỷ đồng Với hình thức hỗ trợphân bón cho nợ 50%, trả sau 4 tháng không tính lãi, trong đó chương trìnhđặc biệt quan tâm đến nông dân 4 huyện: Dầu Tiếng, Phú Giáo, Bến Cát vàTân Uyên, chuyên trồng các loại cây như: Cao su, hồ tiêu, điều, lúa (ChiêuLâm, 2013)

2.2.3.3 Tỉnh Quảng Ngãi

Nhằm hỗ trợ nông nghiệp, nông dân cùng phát triển, Hội nông dân tỉnhQuảng Ngãi cũng liên kết với công ty vật tư tổng hợp tỉnh Quảng Ngãi thựchiện chương trình mua phân bón trả chậm Kết quả trong vụ đầu năm 2014 đãphối hợp mua hơn 28 tấn phân bón các loại với tổng số tiền gần 300 triệuđồng, đối tượng mua chủ yếu là nông dân ở xã Nghĩa Dõng và phường QuảngPhú Trong đó, xã Nghĩa Dõng mua 16,9 tấn phân bón với số tiền trên 180triệu đồng; phường Quảng Phú mua 11,1tấn phân bón với số tiền hơn 105triệu đồng Với thời gian hoàn trả tiền sau 4 tháng kể từ ngày nhận được phânbón (Ngọc Hà 2014)

Trang 31

2.2.4 Công tác đánh giá tác động của dự án

2.2.4.1 Kinh nghiệm đánh giá tác động dự án của các nước trên thế giới

Công tác đánh giá tác động của dự án từ lâu đã trở thành một phầnkhông thể thiếu trong mọi hoạt động của các nước phát triển Hộ đã đưa rahoạt động này trở thành một trong những ngành học được đào tạo phổ biếntrong các trường đại học nổi tiếng Bởi vậy những dự án phát triển của cácnước từ khi triển khai đều đem lại hiệu quả cao và đặc biệt là tính bền vững

a Nhật Bản

Công tác đánh giá dự án ở Nhật Bản được thực hiện hết sức cẩn thận vàchuyên nghiệp, rất nhiều dự án đã được hủy bỏ ngay khi mới chỉ xuất hiệntrên giấy tờ bởi những ảnh hưởng tới môi trường xung quanh nó Đặc biệt làcác dự án liên quan đến việc khai thác lấy gỗ vì dựa vào đánh giá tổng quanthì giá trị kinh tế của việc nhập gỗ thấp hơn nhiều đối với những thiệt hại củaviệc khai thác gỗ và giá trị du lịch Chính vì vậy mà hiện nay nước ở Nhậtnhững cánh rừng lớn vẫn tồn tại và trở thành địa điểm du lịch lý tưởng đem

về cho đất nước những khoản thu không hề nhỏ

b Malaysia

Ở Malaysia vốn ODA được quản lý tập trung vào đầu mối là văn phòngKinh tế Kế hoạch Vốn ODA được đất nước này dành cho thực hiện các dự ánxóa đói giảm nghèo, nâng cao năng lực của người dân Văn phòng Kinh tế Kếhoạch Malaysia là cơ quan lập kế hoạch ở cấp trung ương, chịu trách nhiệmphê duyệt chương trình dự án và quyết định phân bổ nguồn ngân sách phục vụmục tiêu phát triển quốc gia

Malaysia đánh giá cao hỗ trợ kỹ thuật từ các nhà tài trợ Mục đích lớnnhất của Malaysia là hỗ trợ kỹ thuật để tăng cường năng lực con người thôngqua các lớp đào tạo

Malaysia công nhận rằng họ chưa có phương pháp đánh giá chuẩn mực.Song chính vì vậy mà Chính phủ rất chú trọng vào công tác theo dõi đánh giá

Trang 32

Kế hoạch theo dõi và đánh giá được xây dựng từ khi lập kế hoạch dự án vàkhi triển khai dự án.

Malaysia còn đặc biệt chú trọng đơn vị tài trợ trong hoạt động kiểm tra,giám sát Phương pháp đánh giá của đất nước này là khuyến khích phối hợpđánh giá giữa nhà tài trợ và nước nhận viện trợ bằng cách hài hòa hệ thốngđánh giá của hai phía Nội dung đánh giá tập trung vào hiệu quả của dự án sovới chính sách và viện chiến lược, nâng cao công tác hoàn thiện và chú trọngvào kết quả

Hoạt động theo dõi đánh giá được tiến hành thường xuyên Malaysiacho rằng công tác theo dõi đánh gia không hề làm cản trở dự án, trái lại sẽgiúp nâng cao tính minh bạch và đặc biệt là giảm lãng phí

c Canada

Kinh nghiệm của tập đoàn RSW Canada trong hơn 30 năm tham giathiết kế, xây dựng, quản lý, giám sát thi công, thực hiện nhiều dự án trên thếgiới có công suất đến 6.300 MW và tổng công suất lên đến hơn 25.000 MWcho thấy: Đối với những công trình chiến lược, mức độ phức tạp công nghệcao, quy mô lớn, thời gian dài mà Việt Nam đang và sẽ triển khai thì việc lựachọn đối tác thực hiện giám sát từ những tập đoàn có năng lực trên thế giới,cũng như phương thức tổ chức giám sát là những yếu tố thiết yếu và quý báu

để đạt được mục tiêu để ra

Để tránh những tranh chấp có thể xảy ra trong suốt quá trình xây dựng,lắp đặt, khai thác công trình, đảm bảo khách quan của quá trình thực hiệngiám sát thì đối tác đã cung cấp một phần hoặc toàn bộ dịch vụ: Tư vấn,chuẩn bị dự án, thiết kế kỹ thuật, thẩm định thiết kế kỹ thuật sẽ không thamgia vào quá trình giám sát xây dựng công trình

Trong tổ chức giám sát các dự án thủy điện có quy mô lớn trên thế giới

mà Tập đoàn RSW Canada đã tham gia, phương thức sử dụng Ban kiểm soát

kỹ thuật độc lập (Independent Techninal Review Board – TRD) luôn được

Trang 33

các chủ đầu tư đánh giá cao Ban TRD gồm các chuyên gia kỹ thuật cao cấp,

có chức năng đánh giá định kỳ cho mọi khía cạnh của thiết kế và xây dựng,giúp chủ đầu tư giải quyết những vấn đề liên quan kỹ thuật, hợp đồng, khácphục những chậm trễ tiến độ hoặc các vấn đề có thể dẫn đến bội chi ngânsách TRD cung cấp các thông tin cập nhật, khách quan, độc lập về tình hình

và tiến độ xậy dựng giúp chủ đầu tư chỉ ra các giải pháp để sớm giải quyếtcác vấn đề phát sinh về và xây dựng nhằm đảm bảo chất lượng công trình, tiếtkiệm thời gian và tài chính cho doanh nghiệp

Một cách tiếp cận khác cũng có vai trò quan trọng trong các dự án lớn

đó là thành lập một Ban kỹ thuật nội bộ (TRD) bao gồm các kỹ thuật viênnhiều kinh nghiệm được lựa chọn từ đội ngũ kỹ sư của chủ đầu tư Ban kỹthuật sẽ định kỳ xem xét tiến trình và các vấn đề phát sinh, làm việc với cácnhà thầu, tư vấn và các đối tác nước ngoài giúp chủ đầu tư giải quyết kịp thờinhững vướng mắc hay phát sinh trong quá trình thực hiện

Phân bổ nguồn lực thích hợp là yếu tố quan trọng đảm bảo chất lượng

và tiết kiệm chi phí Trong đoạn đầu xây dựng khi hết thầu các hạng mục mớichỉ liên quan đến các công trình dân dụng ban kiểm soát kỹ thuật có thể chỉbao gồm các chuyên gia trong lĩnh vực kết cấu đập và dân dụng và thủy lựchọc Trong giai đoạn sau ban kiểm soat kỹ thuật cần bao gồm các chuyên giathiết bị cơ khí hạng nặng và thiết bị điện ngoại vi và các chuyên gia vận hànhthử Công tác đánh giá thực địa của ban kiểm soát kỹ thuật phù hợp với lịchtrình và điều chỉnh theo tiến độ xây dựng Ban kiểm soát kỹ thuật có thể làmviệc với các thành viên cao cấp của chủ đầu tư và trình bày báo cáo cũng nhưnhững khuyến cáo của ban Khi phát sinh vấn đề khẩn cấp, chủ đầu tư và bankiểm soát thực hiện cơ chế làm việc giữa các đợt đánh giá định kỳ

Đảm bảo tính khách quan của tổ chức giám sát xây dựng, thiết lập, vậnhành hiệu quả Ban kiểm soát kỹ thuật TRD độc lập và Ban kiểm soát kỹ thuậtnội bộ, phân bổ hợp lý nguồn lực kỹ thuật cao cấp là một số biện pháp hữu

Trang 34

hiệu giúp các dự án thủy điện lớn của Việt Nam đạt được mục tiêu, đáp ứngtiến độ xây dựng và tuân thủ dự toán.

2.2.4.2 Công tác đánh giá tác động dự án trong nước

Thực tế ở Việt nam vai trò đánh giá tác động của dự án chưa được đầu

tư thỏa đáng Công tác đánh giá nhiều khi còn bị xem xét nhẹ, mang tính hìnhthức hoặc thực hiện một cách thiếu khoa học “Đánh giá chỉ là đánh giá”,những thông tin thu được từ đánh giá rất ít có tác dụng trong quá trình đưa raquyết định về dự án Đó là nguyên nhân cơ bản gây nên tình trạng:

- Hàng loạt các công trình triển khai không đúng hướng hoặc bỏ dở,những công trình thủy lợi không thể sử dụng được vì thiếu nước, những dự ántạo ra các sản phẩm chất lượng thấp, giá thành cao, không đáp ứng nhu cầucủa thị trường

- Nhiều dự án được hoàn thành khi khai thác đã bộc lộ những ảnh hưởngbất lợi đến cảnh quan, môi trường sinh thái cũng như đời sống nông dân…

Trang 35

PHẦN 3: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

3.1.1 Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1 Vị trí địa lý, địa hình

Bảo Thắng là huyện vùng thấp ở giữa trung tâm của tỉnh Lào Cai, thuộcdải đất nối liền vùng Đông Bắc và Tây Bắc Việt Nam, nằm cách thành phốLào Cai khoảng 40 km về hướng đông nam

+ Phía đông: Giáp huyện Bắc Hà

+ Phía tây: Giáp huyện Sa Pa, TP Lào Cai

+ Phía nam: Giáp huyện Bảo Yên và Văn Bàn

+ Phía bắc: Giáp TP Lào Cai; Trung Quốc, Mường Khương

- Tổng diện tích tự nhiên: 68.219,13 ha

Địa hình Bảo Thắng mang đặc điểm địa hình miền núi, có độ cao trung bình

từ 80m đến 400m và được chia thành 2 khu vực: hữu ngạn và tả ngạn sôngHồng Khu hữu ngạn sông Hồng có địa hình chủ yếu đồi núi cao, hiểm trở và cónhiều suối lớn, đều bắt nguồn từ dãy núi Phan Xi Păng, tạo thuận lợi cho giaothông đường thuỷ, như ngòi Bo, ngòi Nhù, suối Nhớn, suối Trát Phía tả ngạndọc theo dòng Sông Hồng có độ cao thấp hơn, địa hình ít hiểm trở hơn, có nhiềuvùng đất đồi thoải, thung lũng ruộng nước ruộng, là địa bàn thuận lợi cho sảnxuất nông lâm nghiệp hoặc xây dựng, phát triển cơ sở hạ tầng

3.1.1.2 Khí hậu

Bảo Thắng mang đầy đủ những đặc điểm của khí hậu miền Bắc, là khuvực nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, mưa nhiều, được chia làm 2 mùa rõ rệt: mùamưa và mùa khô

Trang 36

Nhiệt độ trung bình từ: 230C-290C, biên độ nhiệt độ ngày đêm cao, sốtháng có nhiệt độ trung bình lớn hơn 200C từ 6 – 7 tháng Mùa đông, nhiệt độtrung bình là 150C, thời tiết lạnh nhất vào tháng 1 và tháng 2.

Độ ẩm không khí tương đối cao, trung bình năm từ 80-85%, giữa tháng có

độ ẩm lớn nhất và nhỏ nhất không chênh lệch nhiều, tháng có độ ẩm cao nhất

là 90% (tháng 3), thấp nhất là 81% (tháng 11).

Lượng mưa trung bình trong năm từ 1.400 - 1.700 mm/năm, phân bốkhông đều trong năm, mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 10; ít mưa, hanhkhô và kèm theo gió rét kéo dài từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau Điều này ảnhhưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất nông nghiệp nói chung và hiệu quả

sử dụng phân bón nói riêng

Nhìn chung điều kiện khí hậu Bảo Thắng thuận lợi cho việc phát triểnsản xuất nông nghiệp, thế mạnh vùng là đa dạng hóa cơ cấu cây trồng, khôngchỉ phát triển cây lâm nghiệp, cây hoa màu mà còn một số cây ôn đới

3.1.1.3 Thổ nhưỡng

Phần lớn đất đai của huyện Bảo Thắng là đất lâm nghiệp (rừng và đất)chiếm tới 56.303ha trong tổng diện tích Toàn huyện có 3.093,2 ha trồng câylương thực, hoa màu và cây công nghiệp ngắn ngày, tập trung chủ yếu ở vùngthung lũng ven sông, suối hoặc trên các bậc thềm phù sa Theo kết quả phânloại đất theo FAO-UNESCO đất Bảo Thắng gồm các loại sau:

Đất phù sa – Fluvisols (LS) Diện tích khoảng 2.000 ha Nhóm đất này

tập trung chủ yếu ở tiểu đồng bằng ven sông hồng, ít được bồi đắp Đất phù satrung tính ít chua, độ màu mỡ tương đối cao nên yêu cầu bổ sung thêm phânbón ít hơn, sử dụng chủ yếu trồng cây lương thực, hoa màu

Đất cát - Arenosols(Arh-e) Nhóm đất này có diện tích không đáng kể.

Hiện tại một phần đang được sử dụng để trồng một số cây trồng phụ Khicanh tác ngoài bón phân hợp lý cần chú ý kết hợp với các biện pháp cải tạođất

Trang 37

Đất xám –Acrisols Đây là nhóm đất chủ yếu, tập trung trên các đồi núi

khắp huyện Diện tích khoảng 54.000 ha Với đặc điểm đất có thành phần cơgiới nhẹ, tầng đất mỏng do dễ bị rửa trôi, hàm lượng mùn thấp, P2O5 tổng số

và dễ tiêu thấp, K2O tổng số và trao đổi thấp, đất có phản ứng chua và rấtchua Do vậy mà chủ yếu được trồng chè, sắn,ngô, khoai, trồng rừng Trong sử dụng cần đặc biệt chú ý áp dụng biện pháp chống sói mòn và bổsung lượng dinh dưỡng bị rửa trôi

3.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội của huyện Bảo Thắng

3.1.2.1 Tình hình dân số và phân bố lao động, việc làm và thu nhập

Huyện Bảo Thắng có 12 xã và 03 thị trấn với tổng số dân trên 104.000người Toàn huyện có 17 dân tộc anh em, trong đó dân tộc thiểu số chiếm xấp

xỉ 30%, phân bố rải rác ở tất cả 15 xã, thị trấn và tập trung ở các thôn vùngcao, vùng sâu

Tổng số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế năm 2012 là63.750 người chiếm 61,3% dân số toàn huyện Trong đó lao động trong ngànhnông nghiệp vẫn chiếm tỷ lệ khoảng 80%, hàng năm có trên 2.539 ngườiđược giải quyết việc làm mới Tuy nhiên số lao động được qua đào tạo nghềchỉ chiếm 17% Thu nhập bình quân đầu người đạt 7,2 triệu đồng/người/năm.Tổng số hộ nghèo còn 4.155 hộ, chiếm 15,22%

3.1.2.2 Tình hình phát triển kinh tế

Năm 2013 tình hình kinh tế huyện Bảo Thắng có sự phát triển toàn diện.Tốc độ tăng trưởng các ngành kinh tế đạt 12,1%, thu nhập bình quân đầungười đạt 7,8 triệu đồng/ người/năm Giá trị tổng sản xuất của các ngành kinh

tế đạt 2.625.958 triệu đồng, tăng so với cùng kỳ 18,28%

Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch tích cực theo hướng tăng tỷ trọngnhóm ngành công nghiệp – xây dựng và dịch vụ - thương mại

Trang 38

Theo thống kê huyện Bảo Thắng, tổng giá trị sản xuất nông – lâm – thủysản năm 2013 đạt 312.756 triệu đồng tăng 6,3% so với cùng kì Trong đótrồng trọt có sự tăng trưởng mạnh và bền vững, giá trị sản xuất năm 2013 đạt245.372 triệu đồng và chiếm 88,2% trong cơ cấu ngành Ngành chăn nuôi chỉchiếm 11.8% tuy nhiên có xu hướng tăng nhanh hơn ngành trồng trọt, bìnhquân 3 năm tăng 14,2% Nguyên nhân là do nông dân trong huyện áp dụngmột số mô hình nuôi gà và một số mô hình nuôi cá có hiệu quả cao.

Bảng 3.1 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện giai đoạn 2011 –

2013

TT Năm

Nguồn: Phòng nông nghiệp huyện Bảo Thắng, năm 2013

Đối với ngành công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, giá trị sản xuấtngành đạt 1.267.276 triệu đồng, tăng 21,79% so với cùng kì Tốc độ phát triểnbình quân trong 5 năm đạt 19,1%

Kinh tế ngày càng phát triển do vậy nhu cầu của con người tăng kéo theocác dịch vụ đi kèm phát triển lên Giá trị sản xuất ngành thương mại – dịch vụ

là 310.982 triệu đồng, tăng 17,26% so với cùng kì

3.1.2.3 Tình hình cơ sở vật chất kỹ thuật

a Về giao thông

Trên địa bàn huyện có 153,7 km đường giao thông nông thôn trục xã,

418 km đường trục thôn, 336,1 km đường trục xóm và 99,25 km đường nộiđồng Hệ thống giao thông nông thôn nhiều năm qua đã được quan tâm đầu

Trang 39

tư bằng nhiều nguồn vốn khác nhau: Nhà nước, doanh nghiệp, người dânđóng góp… nên cơ bản đáp ứng được nhu cầu về giao thông đi lại của nhândân Tuy nhiên, ở nhiều nơi nhất là các thôn vùng cao hệ thống giao thôngcòn nhiều khó khăn, cơ bản là đường đất, mặt đường hẹp.

c Hệ thống điện, bưu điện, thông tin liên lạc

Trên địa bàn toàn huyện hiện nay tỷ lệ hộ sử dụng điện đạt 95%, dự áncải tạo hệ thống điện nông thôn đang được triển khai góp phần nâng cao chấtlượng cuộc sống người dân

Bưu điện, thông tin liên lạc đã được chú ý đầu tư phát triển mạnh trênđịa bàn huyện Đến nay hệ thống truyền thanh, truyền hình và điện thoại đãđược phủ sóng trên toàn huyện Tỷ lệ điện thoại di động trên người dân tănglên rất nhanh Hệ thống truyền thanh, truyền hình đã được tổ chức đến từngxã

3.1.2.4 Tình hình văn hóa xã hội của huyện

a Giáo dục vào đào tạo

Sự nghiệp giáo dục đào tạo của huyện luôn được quan tâm của các cấp,các ngành,chất lượng giáo dục ngày càng được nâng cao

Trường mầm non: Trên địa bàn có 19 trường Mầm non với 115 lớp,

4.541 cháu, trong đó có 2 trường đạt chuẩn Quốc gia Hiện nay riêng xã Phố

lu chưa có trường Mầm non, cần được tiếp tục đầu tư xây dựng

Trường tiểu học: Tổng số trường tiểu học là 36 trường với 471 lớp học

và 8.671 học sinh, trong đó có 10 trường đạt chuẩn Quốc gia Tổng số phòng

Trang 40

học cần nâng cấp 75 phòng, tổng số phòng phải xây mới là 53 phòng học và

112 phòng chức năng

Trường Trung học cơ sở: Tổng số trường trung học cơ sở trên địa bàn

huyện là 23 trường với 206 lớp học và 6.372 học sinh, trong đó có 3 trườngđạt chuẩn Quốc gia Tổng số phòng học cần nâng cấp là 53 phòng, cần xâymới là 18 phòng học và 79 phòng chức năng

Đội ngũ giáo viên được bồi dưỡng thường xuyên, trình độ và chấtlượng giảng dạy được nâng cao

b Y tế

Mạng lưới y tế từ huyện đến xã được củng cố hoàn thiện, đến nay100% số xã đều có trạm y tế, 60% số trạm y tế cơ sở có bác sỹ làm việc Cácchương trình y tế cộng đồng được quan tâm thực hiện Huyện đã khống chếđược các dịch bệnh lớn Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng giảm Tuy nhiên quy môcác công trình y tế và trang thiết bị đầu tư cho y tế còn nghèo nàn

c Văn hóa, thông tin, thể dục thể thao

Hoạt động văn hóa thông tin được triển khai mạnh mẽ, phục vụ tốtcông tác tuyên truyền của chủ trương chính sách của đảng, giáo dục pháp luậttrong nhân dân Đến nay có khoảng 60 làng được công nhận là làng văn hóa.Các hoạt động văn hoá thể thao quần chúng, các lễ hội truyền thống được bảotồn và phát triển Tuy nhiên, chất lượng làng văn hoá, gia đình văn hoá, cáchoạt động lễ hội… đang bộc lộ nhiều tồn tại, hạn chế cần khắc phục; Tệ nạn

xã hội (cờ bạc, ma tuý, đánh nhau; tự tử; hủ tục lạc hậu…) còn là vấn nạn xãhội, thường xuyên xảy ra

3.1.2.5 Tình hình phân bổ và sử dụng đất đai của huyện

Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện là 68219,31 ha và không thay đổiqua các năm không có sự phân chia lại ranh giới hành chính

Ngày đăng: 29/06/2014, 10:01

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
12. Chiêu Lâm, 2013, Bình Dương: Hỗ trợ 5.000 tấn phân bón cho nông dân, ngày truy cập: 11/1/2013, http://www.nongdan.vn/index.php/hoat-dong-hoi/tinh-thanh-hoi/3627-b%C3%ACnh-d%C6%B0%C6%A1ng-h%E1%BB%97-tr%E1%BB%A3-5-000-t%E1%BA%A5n-ph%C3%A2n-b%C3%B3n-cho-n%C3%B4ng-d%C3%A2n.html Link
2. Judy L.Baker, 2002. Đánh giá tác động của các dự ánphát triển tới đói nghèo, (Vũ Hoàng Linh dịch), Nhà xuất bản Văn hoá –Thông tin, Hà Nội 3. Nguyễn Văn Bộ, 2002. Nông nghiệp hữu cơ Việt nam: Thách thức và cơhội. Báo cáo hội thảo: sản xuất và xuất khẩu nông sản hữu cơ. Hà nội, 17 thàng 7 năm 2002 Khác
4. Nguyễn Văn Bộ, 2008, Hội thảo: Giải pháp tăng hiệu suất sử dụng phân bón, giảm chi phí và tăng hiệu quả sản xuất, Hà Nội , 29 tháng 7 năm 2008 Khác
5. Phạm Vân Đình, 2009, Giáo trình chính sách nông nghiệp, NXB nông nghiệp, Hà Nội Khác
6. Nguyễn Như Hà, 2007, Giáo trình đất và phân bón, NXB nông nghiệp, Hà Nội Khác
7. Nguyễn Thị Minh Hiền, 2012, Phương pháp phân tích dự án phát triển, NXB chính tri quốc gia – sự thật, Hà Nội Khác
8. Nguyễn Trí Ngọc, 2008, Hội thảo: Giải pháp tăng hiệu suất sử dụng phân bón, giảm chi phí và tăng hiệu quả sản xuất, Hà Nội , 29 tháng 7 năm 2008 Khác
9. Hoàng mạnh Quân, 2007, Giáo trình lập và quản lý dự án phát triển nông thôn, NXB nông nghiệp, Hà Nội Khác
10. Tra cứu luật dân sự năm 2005, NXB lao động, Hà NộiTài liệu từ internet Khác
11. Nguyễn Tiến Dũng (2013), Thực trạng thị trường phân bón ở Việt Nam hiện nay và công tác quản lý tốt chất lượng trong sản xuất Supe lân và Khác
13.Guiding Principles for Program Evaluation in Ontario Health Units (1997), Reprinted from Public Health and Epidemiology Report Ontario (PHERO),Volume 8, Number 3 (March 28) Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 3.1 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện giai đoạn 2011 – 2013 - Đánh giá tác động của chương trình hỗ trợ nông dân mua phân bón theo phương thức trả sau trên địa bàn huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai
Bảng 3.1 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện giai đoạn 2011 – 2013 (Trang 38)
Bảng 3.2: Tình hình sử dụng và phân bổ đất của huyện Bảo Thắng giai đoạn 2011 - 2013 - Đánh giá tác động của chương trình hỗ trợ nông dân mua phân bón theo phương thức trả sau trên địa bàn huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai
Bảng 3.2 Tình hình sử dụng và phân bổ đất của huyện Bảo Thắng giai đoạn 2011 - 2013 (Trang 41)
Bảng 3.3 Nguồn thông tin thứ cấp đã thu thập - Đánh giá tác động của chương trình hỗ trợ nông dân mua phân bón theo phương thức trả sau trên địa bàn huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai
Bảng 3.3 Nguồn thông tin thứ cấp đã thu thập (Trang 44)
Bảng 3.5 Nhóm chỉ tiêu về thông tin hộ điều tra - Đánh giá tác động của chương trình hỗ trợ nông dân mua phân bón theo phương thức trả sau trên địa bàn huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai
Bảng 3.5 Nhóm chỉ tiêu về thông tin hộ điều tra (Trang 47)
Bảng 4.1 Phạm vi thực hiện và sản lượng phân bón sử dụng  của chương trình - Đánh giá tác động của chương trình hỗ trợ nông dân mua phân bón theo phương thức trả sau trên địa bàn huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai
Bảng 4.1 Phạm vi thực hiện và sản lượng phân bón sử dụng của chương trình (Trang 49)
Bảng 4.2  Kết quả chuyển giao kỹ thuật của chương trình tại huyện Bảo Thắng - Đánh giá tác động của chương trình hỗ trợ nông dân mua phân bón theo phương thức trả sau trên địa bàn huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai
Bảng 4.2 Kết quả chuyển giao kỹ thuật của chương trình tại huyện Bảo Thắng (Trang 52)
Đồ thị 4.1 Sản lượng phân bón tiêu thụ của công ty Apatit Việt Nam  năm 2005 và năm 2011 - Đánh giá tác động của chương trình hỗ trợ nông dân mua phân bón theo phương thức trả sau trên địa bàn huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai
th ị 4.1 Sản lượng phân bón tiêu thụ của công ty Apatit Việt Nam năm 2005 và năm 2011 (Trang 54)
Bảng 4.3 Mức hỗ trợ của công ty Apatit Việt Nam trong hưỡng dẫn kỹ thuật cho  nông dân - Đánh giá tác động của chương trình hỗ trợ nông dân mua phân bón theo phương thức trả sau trên địa bàn huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai
Bảng 4.3 Mức hỗ trợ của công ty Apatit Việt Nam trong hưỡng dẫn kỹ thuật cho nông dân (Trang 55)
Bảng 4.4 Thông tin cơ bản của hộ điều tra - Đánh giá tác động của chương trình hỗ trợ nông dân mua phân bón theo phương thức trả sau trên địa bàn huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai
Bảng 4.4 Thông tin cơ bản của hộ điều tra (Trang 57)
Bảng 4.5 Biến động số lượng phân bón sử dụng trước và sau khi có chương trình - Đánh giá tác động của chương trình hỗ trợ nông dân mua phân bón theo phương thức trả sau trên địa bàn huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai
Bảng 4.5 Biến động số lượng phân bón sử dụng trước và sau khi có chương trình (Trang 58)
Bảng 4.6 Biến động lao động tham gia trồng trọt trước và sau khi có chương trình - Đánh giá tác động của chương trình hỗ trợ nông dân mua phân bón theo phương thức trả sau trên địa bàn huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai
Bảng 4.6 Biến động lao động tham gia trồng trọt trước và sau khi có chương trình (Trang 60)
Bảng 4.7 Kết quả áp dụng kỹ thuật tập huấn vào sản xuất của nông hộ - Đánh giá tác động của chương trình hỗ trợ nông dân mua phân bón theo phương thức trả sau trên địa bàn huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai
Bảng 4.7 Kết quả áp dụng kỹ thuật tập huấn vào sản xuất của nông hộ (Trang 62)
Bảng 4.9 Hiệu quả kinh tế của nhóm hộ sản xuất trồng trọt trước và sau  khi thực hiện chương trình - Đánh giá tác động của chương trình hỗ trợ nông dân mua phân bón theo phương thức trả sau trên địa bàn huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai
Bảng 4.9 Hiệu quả kinh tế của nhóm hộ sản xuất trồng trọt trước và sau khi thực hiện chương trình (Trang 66)
Bảng 4.10 So sánh mức chi phí mua phân bón của chương trình và ngoài chương  trình - Đánh giá tác động của chương trình hỗ trợ nông dân mua phân bón theo phương thức trả sau trên địa bàn huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai
Bảng 4.10 So sánh mức chi phí mua phân bón của chương trình và ngoài chương trình (Trang 68)
Bảng 4.11 Đánh giá tác đông của chương trình tới môi trường của hộ - Đánh giá tác động của chương trình hỗ trợ nông dân mua phân bón theo phương thức trả sau trên địa bàn huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai
Bảng 4.11 Đánh giá tác đông của chương trình tới môi trường của hộ (Trang 70)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w