Phụ nữ DTTS nước ta là những chủ nhân của đất nước, có tiềm năng lớn tác động trực tiếp đến sự phát triển ngay trên chính quê hương họ. Nhưng thực trạng hiện nay cho thấy vấn đề việc làm, thu nhập, địa vị của người phụ nữ là những vấn đề bức xúc đối với phụ nữ DTTS. Xuất phát từ thực tế đó, chúng tôi tìm hiểu về “Vai trò của phụ nữ dân tộc thiểu số trong phát triển kinh tế hộ gia đình tại xã Đồng Tuyển, thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai”. Gồm 3 mục tiêu nghiên cứu: 1) Góp phần hệ thống hóa các vấn đề lý luận và thực tiễn về vai trò của phụ nữ dân tộc thiểu số trong phát triển kinh tế hộ gia đình; 2) Đánh giá thực trạng vai trò của phụ nữ dân tộc thiểu số trong phát triển kinh tế hộ gia đình, qua đó phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến vai trò của họ trong phát triển kinh tế hộ gia đình tại xã Đồng Tuyển trong thời gian qua; 3) Đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao vai trò của phụ nữ dân tộc thiểu số trong phát triển kinh tế hộ gia đình trên địa bàn trong thời gian tới. Phương pháp tiếp cận được sử dụng trong đề tài là tiếp cận giới, tiếp cận dân tộc và tiếp cận nhóm hộ. Sách báo, luận văn, internet và các báo cáo ở xã là nguồn cung cấp các thông tin thứ cấp chủ yếu. Thông tin sơ cấp được thu thập với 80 hộ điều tra thuộc 3 dân tộc Giáy, Dao, Kinh thông qua bảng hỏi, phỏng vấn KIP cán bộ xã, cán bộ Hội phụ nữ xã và thảo luận nhóm. Số liệu sau khi thu thập được xử lý thủ công và phần mềm Microsolf Excel và được phân tích bằng phương pháp thống kê mô tả và thống kê so sánh. Qua tìm hiểu ở xã Đồng Tuyển cho thấy, vai trò của phụ nữ dân tộc thiểu số chưa được đề cao. Phụ nữ là lao động chính tham gia các khâu trong trồng trọt, chăn nuôi và tiểu thủ công nghiệp. Tuy nhiên việc tiếp cận nguồn lực sản xuất còn có nhiều khó khăn. Chỉ có 6,25% Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có tên cả vợ và chồng. Nguồn vốn chủ yếu là đi vay ở ngân hàng nhưng phải có sự đồng ý của chủ hộ (thường là nam giới). Về việc tiếp cận, quản lý và sử dụng nguồn tài chính trong gia đình thì chủ yếu là thuộc về người chồng, đặc biệt trong những việc lớn thì người chồng là người có quyết định cuối cùng quan trọng nhất. Những công việc gia đình dường như là dành riêng cho phụ nữ, họ cũng đã nhận được sự giúp đỡ từ chồng nhưng vẫn còn hạn chế. Phụ nữ dân tộc thiểu số ở xã cũng đã tham gia nhiều hơn vào các tổ chức đoàn thể nhưng còn ở vị trí thứ yếu, tỷ lệ phụ nữ tham gia vào Hội phụ nữ là khá lớn... Thời gian làm việc của phụ nữ trong một ngày nhiều hơn nam giới (trung bình là 13,1 giờngày) và phụ nữ dân tộc Giáy, Dao làm nhiều thời gian hơn phụ nữ dân tộc Kinh (thời gian làm việcngày của phụ nữ dân tộc Giáy, Dao và Kinh lần lượt là 13,6 giờngày, 13,5 giờngày và 12,2 giờngày). Mặc dù phụ nữ làm nhiều việc hơn và đóng góp nhiều sức lực hơn cho gia đình nhưng người chồng lại là người đóng góp nhiều tiền nhất vào thu nhập gia đình. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới vai trò của phụ nữ dân tộc thiểu số trong phát triển kinh tế gia đình như quan niệm của xã hội vẫn còn có định kiến giới, khả năng tiếp cận thông tin còn thấp, sự giúp đỡ của chồng còn hạn chế, trình độ của chị em còn hạn chế… và đặc biệt là ý thức về vai trò của bản thân của nhiều chị em vẫn chưa cao. Để nâng cao vai trò của phụ nữ dân tộc thiểu số trong phát triển kinh tế gia đình, cần thực hiện tốt các giải pháp như xóa bỏ tư tưởng, quan niệm cổ hủ, định kiến giới, nâng cao khả năng tiếp cận thông tin, nâng cao trình độ cho phụ nữ dân tộc thiểu số… và đặc biệt là mỗi chị em phụ nữ cần nâng cao trình độ của bản thân, tiếp thu những kiến thức mới để từ đó chị em tự tin vào bản thân, phát huy hết khả năng của mình, đóng góp vào sự phát triển của gia đình và xã hội. Nâng cao vai trò của phụ nữ, đặc biệt phụ nữ dân tộc thiểu số trong gia đình và ngoài xã hội là việc làm cần thiết trong xã hội ngày càng hiện đại.
Trang 1LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong khóa luận này là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện khóa luận này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong khóa luận đều được chỉ
rõ nguồn gốc Đồng thời tôi xin cam đoan rằng trong quá trình thực hiện đề tài này tại địa phương tôi luôn chấp hành đúng mọi quy định của địa phương nơi thực hiện đề tài.
Hà Nội, ngày 4 tháng 6 năm 2014
Sinh viên
Nguyễn Thị Hải Yến
Trang 2và tạo điều kiện cho tôi hoàn thành Khóa luận này.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô giáo PGS.TS.Nguyễn Thị Minh Hiền, người đã trực tiếp tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôitrong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành Khóa luận
Tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của lãnh đạo UBND xã ĐồngTuyển, các bác, các chú, các anh, chị trong UBND xã, và các hộ gia đìnhtrong xã Đồng Tuyển đã tạo điều kiện, giúp đỡ, cung cấp số liệu báo cáo, tưliệu khách quan và nói lên những suy nghĩ của mình để giúp tôi hoàn thànhKhóa luận này
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn gia đình và bạn bè đã ủng hộ và giúp
đỡ tôi nhiệt tình trong quá trình học tập và nghiên cứu của mình
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày 4 tháng 6 năm 2014
Sinh viên
Trang 3
TÓM TẮT KHÓA LUẬN
Phụ nữ DTTS nước ta là những chủ nhân của đất nước, có tiềm nănglớn tác động trực tiếp đến sự phát triển ngay trên chính quê hương họ Nhưngthực trạng hiện nay cho thấy vấn đề việc làm, thu nhập, địa vị của người phụ
nữ là những vấn đề bức xúc đối với phụ nữ DTTS Xuất phát từ thực tế đó,
chúng tôi tìm hiểu về “Vai trò của phụ nữ dân tộc thiểu số trong phát triển
kinh tế hộ gia đình tại xã Đồng Tuyển, thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai”.
Gồm 3 mục tiêu nghiên cứu: 1) Góp phần hệ thống hóa các vấn đề lý luận vàthực tiễn về vai trò của phụ nữ dân tộc thiểu số trong phát triển kinh tế hộ giađình; 2) Đánh giá thực trạng vai trò của phụ nữ dân tộc thiểu số trong pháttriển kinh tế hộ gia đình, qua đó phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến vai tròcủa họ trong phát triển kinh tế hộ gia đình tại xã Đồng Tuyển trong thời gianqua; 3) Đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao vai trò của phụ nữ dân tộcthiểu số trong phát triển kinh tế hộ gia đình trên địa bàn trong thời gian tới
Phương pháp tiếp cận được sử dụng trong đề tài là tiếp cận giới, tiếpcận dân tộc và tiếp cận nhóm hộ Sách báo, luận văn, internet và các báo cáo
ở xã là nguồn cung cấp các thông tin thứ cấp chủ yếu Thông tin sơ cấp đượcthu thập với 80 hộ điều tra thuộc 3 dân tộc Giáy, Dao, Kinh thông qua bảnghỏi, phỏng vấn KIP cán bộ xã, cán bộ Hội phụ nữ xã và thảo luận nhóm Sốliệu sau khi thu thập được xử lý thủ công và phần mềm Microsolf Excel vàđược phân tích bằng phương pháp thống kê mô tả và thống kê so sánh
Qua tìm hiểu ở xã Đồng Tuyển cho thấy, vai trò của phụ nữ dân tộcthiểu số chưa được đề cao Phụ nữ là lao động chính tham gia các khâu trongtrồng trọt, chăn nuôi và tiểu thủ công nghiệp Tuy nhiên việc tiếp cận nguồnlực sản xuất còn có nhiều khó khăn Chỉ có 6,25% Giấy chứng nhận quyền sửdụng đất có tên cả vợ và chồng Nguồn vốn chủ yếu là đi vay ở ngân hàngnhưng phải có sự đồng ý của chủ hộ (thường là nam giới) Về việc tiếp cận,
Trang 4quản lý và sử dụng nguồn tài chính trong gia đình thì chủ yếu là thuộc vềngười chồng, đặc biệt trong những việc lớn thì người chồng là người có quyếtđịnh cuối cùng quan trọng nhất.
Những công việc gia đình dường như là dành riêng cho phụ nữ, họcũng đã nhận được sự giúp đỡ từ chồng nhưng vẫn còn hạn chế Phụ nữ dântộc thiểu số ở xã cũng đã tham gia nhiều hơn vào các tổ chức đoàn thể nhưngcòn ở vị trí thứ yếu, tỷ lệ phụ nữ tham gia vào Hội phụ nữ là khá lớn Thờigian làm việc của phụ nữ trong một ngày nhiều hơn nam giới (trung bình là13,1 giờ/ngày) và phụ nữ dân tộc Giáy, Dao làm nhiều thời gian hơn phụ nữdân tộc Kinh (thời gian làm việc/ngày của phụ nữ dân tộc Giáy, Dao và Kinhlần lượt là 13,6 giờ/ngày, 13,5 giờ/ngày và 12,2 giờ/ngày) Mặc dù phụ nữlàm nhiều việc hơn và đóng góp nhiều sức lực hơn cho gia đình nhưng ngườichồng lại là người đóng góp nhiều tiền nhất vào thu nhập gia đình
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới vai trò của phụ nữ dân tộc thiểu số trongphát triển kinh tế gia đình như quan niệm của xã hội vẫn còn có định kiếngiới, khả năng tiếp cận thông tin còn thấp, sự giúp đỡ của chồng còn hạn chế,trình độ của chị em còn hạn chế… và đặc biệt là ý thức về vai trò của bảnthân của nhiều chị em vẫn chưa cao
Để nâng cao vai trò của phụ nữ dân tộc thiểu số trong phát triển kinh tếgia đình, cần thực hiện tốt các giải pháp như xóa bỏ tư tưởng, quan niệm cổ
hủ, định kiến giới, nâng cao khả năng tiếp cận thông tin, nâng cao trình độcho phụ nữ dân tộc thiểu số… và đặc biệt là mỗi chị em phụ nữ cần nâng caotrình độ của bản thân, tiếp thu những kiến thức mới để từ đó chị em tự tin vàobản thân, phát huy hết khả năng của mình, đóng góp vào sự phát triển của giađình và xã hội Nâng cao vai trò của phụ nữ, đặc biệt phụ nữ dân tộc thiểu sốtrong gia đình và ngoài xã hội là việc làm cần thiết trong xã hội ngày cànghiện đại
Trang 5MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
TÓM TẮT KHÓA LUẬN iii
MỤC LỤC v
DANH MỤC BẢNG viii
DANH MỤC HỘP ix
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT x
PHẦN I MỞ ĐẦU 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 3
1.2.1 Mục tiêu chung 3
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 3
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu 3
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu 4
PHẦN II TỔNG QUAN TÀI LIỆU 5
2.1 Cơ sở lý luận 5
2.1.1 Một số khái niệm cơ bản 5
2.1.2 Vai trò giới 9
2.1.3 Những yếu tố ảnh hưởng đến vai trò giới 11
2.1.4 Các cách tiếp cận trong nghiên cứu giới và phụ nữ 14
2.2 Cơ sở thực tiễn 17
2.2.1 Vai trò của phụ nữ DTTS trong phát triển kinh tế hộ gia đình trên thế giới.17 2.2.2 Vai trò của phụ nữ DTTS trong phát triển kinh tế hộ gia đình ở Việt Nam 18 2.2.3 Kinh nghiệm trong phát huy vai trò của phụ nữ DTTS trên thế giới 20
2.2.4 Kinh nghiệm trong phát huy vai trò của phụ nữ DTTS ở Việt Nam 21
Trang 62.2.5 Những chính sách trong phát triển phụ nữ DTTS ở Việt Nam 23
2.2.6 Đặc điểm kinh tế, văn hóa, xã hội của một số DTTS (dân tộc Giáy, Dao) 27 2.3 Các nghiên cứu có liên quan 32
PHẦN III ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 35
3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 35
3.1.1 Đặc điểm tự nhiên 35
3.1.2 Đặc điểm kinh tế xã hội 38
3.2 Phương pháp nghiên cứu 46
3.2.1 Phương pháp tiếp cận 46
3.2.2 Phương pháp thu thập thông tin 46
3.2.3 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu 48
3.2.4 Các chỉ tiêu nghiên cứu 49
PHẦN IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 50
4.1 Thực trạng vai trò của phụ nữ DTTS trong phát triển kinh tế hộ gia đình 50
4.1.1 Thông tin chung về hộ điều tra 50
4.1.2 Phụ nữ DTTS đối với vai trò sản xuất 56
4.1.3 Phụ nữ DTTS đối với vai trò tái sản xuất 71
4.1.4 Phụ nữ DTTS đối với vai trò cộng đồng 76
4.1.5 Sự đóng góp vào thu nhập gia đình và thời gian làm việc trong ngày của các hộ điều tra 83
4.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến vai trò của phụ nữ DTTS trong phát triển kinh tế hộ gia đình 86
4.2.1 Nhóm nhân tố bên ngoài 86
4.2.2 Nhóm nhân tố bản thân phụ nữ 89
4.3 Định hướng và giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao vai trò của phụ nữ DTTS trong phát triển kinh tế hộ gia đình 93
4.3.1 Định hướng 93
4.3.2 Giải pháp 94
Trang 7PHẦN V KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 100
5.1 Kết luận 100
5.2 Kiến nghị 102
5.2.1 Đối với Đảng và nhà nước 102
5.2.2 Đối với các cấp chính quyền và đoàn thể địa phương 102
5.2.3 Đối với bản thân người phụ nữ DTTS 103
TÀI LIỆU THAM KHẢO 104
Trang 8DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1 Phân biệt giữa giới và giới tính 6
Bảng 3.1: Tình hình sử dụng đất của xã Đồng Tuyển qua các năm 37
Bảng 3.2 Diện tích, năng suất và sản lượng của các cây trồng trên địa bàn
xã Đồng Tuyển 39
Bảng 3.3 Bảng dân số và lao động của xã Đồng Tuyển qua các năm 41
Bảng 3.4 Số liệu cần thu thập và nguồn cung cấp số liệu 47
Bảng 4.1 Thông tin chung về các nhóm hộ điều tra 51
Bảng 4.2 Thông tin về phụ nữ ở các hộ điều tra 54
Bảng 4.3 Người ra quyết định và người thực hiện các khâu trong trồng trọt trong gia đình dân tộc Giáy, Dao, Kinh 57
Bảng 4.4 Người ra quyết định và người thực hiện các khâu trong chăn nuôi của các hộ điều tra dân tộc Giáy, Dao, Kinh 62
Bảng 4.5 Tình hình đứng tên trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 66
Bảng 4.6 Tình hình quản lý tài chính của các hộ điều tra dân tộc Giáy, Dao, Kinh 68
Bảng 4.7 Phụ nữ DTTS đối với vai trò tái sản xuất 72
Bảng 4.8 Phụ nữ DTTS với vai trò cộng đồng 78
Bảng 4.9 Sự đóng góp vào thu nhập gia đình ở các hộ điều tra 84
Bảng 4.10 Thời gian làm việc trong ngày của các hộ điều tra dân tộc Giáy, Dao, Kinh 85
Trang 9
DANH MỤC HỘP
Hộp 4.1 Công việc phun thuốc trừ sâu 60
Hộp 4.2 Sự chia sẻ của người chồng trong việc nhà 75
Hộp 4.3 Quyết định trong việc định hướng nghề nghiệp cho con 76
Hộp 4.4 Hoạt động của Hội phụ nữ giúp ích cho chị em trong xã 83
Hộp 4.5 Chăm sóc sức khỏe của bản thân phụ nữ còn nhiều hạn chế 92
Trang 10TM- DV- TTCN Thương mại - Dịch vụ- Tiểu thủ công nghiệp
Trang 11PHẦN I
MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm gần đây, kinh tế nông thôn Việt Nam đã có sựchuyển biến đáng kể, và đảm bảo vai trò quan trọng trong việc cung cấplương thực cho toàn xã hội Sự phát triển của các thành phần kinh tế nôngthôn là một trong những động lực tạo ra sự phát triển đó của kinh tế nôngthôn Một trong những thành phần kinh tế đó là kinh tế hộ gia đình Nhờ sựphát triển của thành phần kinh tế hộ, nông thôn Việt Nam đã từng bước thoátđược cảnh đói nghèo, đời sống kinh tế của người dân đã và đang có nhữngbước chuyển biến đáng kể
Ở nước ta, gần 80% phụ nữ sống ở nông thôn, lao động nữ nông thônchiếm 58,02% lực lượng lao động trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp và họhiện đang sản xuất ra hơn 60% sản phẩm nông nghiệp (Nguyễn Linh Khiếu
(2011) “Phụ nữ nông thôn trong điều kiện đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa”, Tạp chí Cộng sản) Trên thực tế người phụ nữ có vai trò rất quan
trọng trong phát triển kinh tế gia đình nông thôn Họ là người gánh chịu nặng
nề nhất những mất mát, tai họa do hậu quả của các cuộc chiến tranh mấy chụcnăm qua, lại vừa là người sản xuất nuôi sống gia đình, là người nội trợ tronggia đình, là người sinh đẻ, chăm sóc con cái, người già, người ốm trong giađình và là người tham gia các hoạt động quản lý, hoạt động cộng đồng Dưới
xã hội phong kiến, khi nói đến công việc của người phụ nữ người ta nghĩ ngayđến bếp núc, những công việc nội trợ Tuy trong xã hội tiến bộ, văn minh hơnnhư ngày nay dù có nhiều gia đình, người chồng đã biết chia sẻ việc nhà với
vợ, nhưng người đóng vai trò chính vẫn là những người mẹ, người chị vànhững đứa con gái Chính họ làm cho gia đình trở nên ấm áp hơn, vui vẻ hơn,làm cho mọi thành viên trong gia đình muốn quay về nhà sau một ngày làm
Trang 12việc vất vả Nhờ bàn tay khéo léo và sự chu toàn của mình, người phụ nữ đãgiúp mọi người tái tạo sức lao động bằng những bữa ăn ngon và sự chăm sócchu đáo, để rồi mọi thành viên đủ sức khỏe và động lực để làm việc Con gáilớn lên, luôn được giáo dục “công, dung, ngôn, hạnh” để nối tiếp mẹ mình,
dù bên ngoài xã hội họ vẫn gánh trọng trách không kém phần quan trọng hơnnam giới
Từ đó ta thấy được người phụ nữ có vai trò hết sức quan trọng trongxây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc Tuy nhiên, phụ nữ nông thônvẫn còn chịu nhiều thiệt thòi, những định kiến truyền thống về giới vẫn ăn sâutrong tiềm thức của mỗi con người, phụ nữ là nạn nhân của những hủ tục, tậpquán truyền thống lạc hậu, của tệ phân biệt đối xử trọng nam, khinh nữ vẫntồn tại thâm căn cố đế trong xã hội nông thôn, điều này được dư luận xã hộiphần nào ủng hộ nên nó trở thành lực cản đối với nữ giới trong quá trình pháthuy năng lực vốn có đối với đời sống gia đình và xã hội Bản thân người phụ
nữ nông thôn vẫn giữ lối sống khép kín, chưa thực sự mạnh dạn tham gia cáchoạt động văn hóa xã hội (giải trí, nghỉ ngơi, trau dồi tri thức, tham gia vàocông tác xã hội, chăm lo sức khỏe…)
Cùng chung một thực trạng trên nhưng vấn đề này càng được thể hiện
rõ nét ở các vùng sâu, vùng xa của đất nước Bởi điều kiện về dân trí, nhậnthức của người phụ nữ còn nhiều lạc hậu Ngoài ra tại những vùng này vẫncòn nhiều hủ tục, những lối suy nghĩ phong kiến về vai trò của người phụ nữtrong gia đình
Đồng Tuyển là 1 xã giàu truyền thống cách mạng, sản xuất nôngnghiệp là chủ yếu Trong xã có 3 dân tộc Giáy, Dao, Kinh cùng sinh sống.Những năm gần đây, nhờ thực hiện đường lối của Đảng, xã đã chuyển dịch cơcấu kinh tế nông nghiệp có hiệu quả, tăng thu nhập, đời sống vật chất và tinhthần của người dân thực sự được nâng cao Để đạt được những thành tựu đókhông thể không kể đến vai trò của những người phụ nữ dân tộc thiểu số Họ
Trang 13có nhiều đóng góp quan trọng cho phát triển kinh tế hộ gia đình và phát triểnkinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương Tuy có vai trò quan trọng như vậynhưng vai trò quan trọng của họ vẫn chưa được nhìn nhận một cách đúng đắn
mà chỉ đơn thuần là người nội trợ trong gia đình
Vậy, người phụ nữ dân tộc thiểu số xã Đồng Tuyển đã có những đónggóp gì cho sự phát triển của kinh tế hộ gia đình? Làm thế nào để có thể nângcao vai trò của người phụ nữ dân tộc thiểu số trên địa bàn?
Xuất phát từ thực trạng đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Vai
trò của phụ nữ dân tộc thiểu số trong phát triển kinh tế hộ gia đình tại xã Đồng Tuyển, thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai.”
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng vai trò của phụ nữ dân tộc thiểu sốtrong phát triển kinh tế hộ gia đình tại xã Đồng Tuyển, thành phố Lào Cai,tỉnh Lào Cai, từ đó đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao vai trò của phụ nữdân tộc thiểu số trong phát triển kinh tế hộ gia đình trên địa bàn
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa các vấn đề lý luận và thực tiễn về vai trò củaphụ nữ DTTS trong phát triển kinh tế hộ gia đình
- Đánh giá thực trạng vai trò của phụ nữ DTTS trong phát triển kinh tế
hộ gia đình, phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến vai trò của họ trong phát triểnkinh tế hộ gia đình tại xã Đồng Tuyển trong thời gian qua
- Đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao vai trò của phụ nữ DTTStrong phát triển kinh tế hộ gia đình trên địa bàn trong thời gian tới
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Sự tham gia, sự đóng góp của phụ nữ DTTStrong phát triển kinh tế hộ gia đình
- Đối tượng khảo sát: khảo sát phụ nữ dân tộc Giáy, phụ nữ dân tộcDao, phụ nữ dân tộc Kinh, cán bộ Hội Phụ nữ ở xã Đồng Tuyển
Trang 141.3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về nội dung
Đề tài tập trung nghiên cứu về vai trò của phụ nữ dân tộc Giáy, Daotrong phát triển kinh tế hộ gia đình, có sự so sánh về vai trò của phụ nữ dântộc Giáy, dân tộc Dao và dân tộc Kinh trong phát triển kinh tế hộ gia đình
Trang 15PHẦN II TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Cơ sở lý luận
2.1.1 Một số khái niệm cơ bản
2.1.1.1 Khái niệm giới, giới tính
* Khái niệm về giới
Giới là sự khác biệt giữa nam và nữ về góc độ xã hội, các đặc điểmkhác nhau do xã hội quyết định, các mối quan hệ giữa nam và nữ do xã hộilập nên Các vai trò của giới được xác định bởi các đặc tính xã hội, văn hóa vàkinh tế, được nhận thức bởi các thành viên trong xã hội đó Do đó vai trò củagiới có sự biến động và thay đổi qua thời gian và không gian (Trần Thị Quế,
1999 và Nancy J Hafkin, 2002)
Giới là các mối quan hệ và tương quan về vai trò, trách nhiệm, quyềnlợi mà xã hội quy định cho nam và nữ, bao gồm việc phân công lao động, cáckiểu phân chia các nguồn lợi ích, khả năng tiếp cận tới nguồn lực Giới đượcquy định bởi các đặc điểm và điều kiện kinh tế, văn hóa và xã hội của từngđịa phương, từng dân tộc và quốc gia
* Khái niệm về giới tính
Giới tính là những sự khác biệt về đặc tính sinh học giữa phụ nữ vànam giới Sự khác biệt này chủ yếu liên quan đến quá trình tái sản xuất nòigiống Vai trò sinh học đó là đồng nhất, phổ biến và không thay đổi
* Phân biệt giữa giới và giới tính
Trang 16Bảng 2.1 Phân biệt giữa giới và giới tính
Nguồn hình thành Do dạy và học mà có Bẩm sinh
Theo Mege (1989), Hộ là những người có chung huyết tộc hoặc khôngcùng chung huyết tộc ở chung một mái nhà và ăn chung một mâm cơm
Theo các tác giả nhóm nhân chủng học từ năm 1982 – 1985, Hộ là đơn
vị đảm bảo quá trình tái sản xuất sức lao động tiếp theo thông qua quá trình tổchức nguồn thu nhập nhằm chi tiêu cho cá nhân và đầu tư vào sản xuất
Như vậy, các các nhân và các tổ chức khi nhìn nhận và quan niệm về
hộ không giống nhau Tuy nhiên trong đó cũng có những nét chung để phânbiệt về hộ đó là:
- Chung hay không chung huyết tộc
- Cùng sống chung dưới một mái nhà
- Cùng chung nguồn thu nhập (ngân quỹ)
Trang 17- Cùng ăn chung
- Cùng tiến hành sản xuất chung
(Đỗ Văn Viện – Đặng Văn Tiến, 2006, Bài giảng Kinh tế hộ nông dân,Đại học Nông nghiệp I, NXB Nông nghiệp)
* Khái niệm gia đình
Gia đình là một nhóm xã hội được hình thành trên cơ sở hôn nhân vàquan hệ huyết thống, những thành viên trong gia đình có sự gắn bó và ràngbuộc với nhau về trách nhiệm, quyền lợi, nghĩa vụ có tính hợp pháp được nhànước thừa nhận và bảo vệ (http://phunudanang.org.vn)
* Khái niệm hộ gia đình
Hộ gia đình được dùng để biểu thị các thành viên của nó có chunghuyết tộc, quan hệ hôn nhân và có chung một cơ sở kinh tế Các thành viêncùng đóng góp công sức, tài sản chung để hợp tác kinh tế chung trong hoạtđộng sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp hoặc trong một số lĩnh vực kinh doanhkhác do pháp luật quy định; là chủ thể trong các quan hệ dân sự đó (Điều 107
Dự thảo luật dân sự)
* Khái niệm khái niệm kinh tế hộ gia đình
Theo Frank Ellis (1988), kinh tế hộ nông dân là “các nông hộ thu hoạchcác phương tiện sống từ đất, chủ yếu sử dụng lao động gia đình trong sản xuấtnông trại, nằm trong hệ thống kinh tế rộng hơn nhưng về cơ bản được đặctrưng bằng việc tham gia một phần thị trường hoạt động với một tốc độ khônghoàn chỉnh”
Theo TS Đỗ Văn Viện, “Kinh tế hộ nông dân là hình thức tổ chức kinh
tế cơ sở của nền sản xuất xã hội trong đó có các nguồn lực như: đất đai, laođộng, tiền vốn, và tư liệu sản xuất được coi là của chung để tiến hành sảnxuất Có chung ngân quỹ, ngủ chung một nhà, ăn chung, mọi quyết định trongsản xuất kinh doanh và đời sống là tùy thuộc vào chủ hộ được Nhà nước thừanhận, hỗ trợ và tạo điều kiện phát triển” (Đỗ Văn Viện – Đặng Văn Tiến,
Trang 182006, Bài giảng Kinh tế hộ nông dân, Đại học Nông nghiệp I, NXB Nôngnghiệp).
2.1.1.3 Khái niệm phát triển kinh tế hộ gia đình
* Khái niệm phát triển kinh tế
Phát triển kinh tế là quá trình lớn lên, tăng tiến về mọi mặt của nền kinh tế.Phát triển kinh tế mang nội hàm rộng hơn tăng trưởng kinh tế Nó baogồm tăng trưởng kinh tế cùng với những thay đổi về chất của nền kinh tế (nhưphúc lợi xã hội, tuổi thọ…) và những thay đổi về cơ cấu kinh tế (giảm tỷtrọng của khu vực sơ khai, tăng tỷ trọng của khu vực chế tạo và dịch vụ)
Phát triển kinh tế là một quá trình hoàn thiện về mọi mặt của nền kinh
tế bao gồm kinh tế, xã hội, môi trường, thể chế trong một thời gian nhất địnhnhằm đảm bảo rằng GDP cao hơn đồng nghĩa với mức độ hạnh phúc hơn
* Phát triển kinh tế hộ gia đình
Kinh tế hộ gia đình tập trung chủ yếu ở khu vực sản xuất nông nghiệp
và chiếm tới 2/3 lực lượng lao động toàn xã hội Vì vậy, chính sách khuyếnkhích phát triển kinh tế hộ gia đình của Đảng và Nhà nước ta thực chất là việcthực hiện phát triển một cách hợp lý các hình thức sản xuất và kinh doanhtrong nông nghiệp Đây là loại hình kinh tế phổ biến nhất ở nước ta trong giaiđoạn hiện nay
Nước ta bước vào nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần hoạt động theo
cơ chế thị trường dựa trên nền tảng gần 80% dân số đang sinh sống ở nông thôn
và điểm xuất phát để tạo cơ sở vật chất tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Do đó mà kinh tế hộ gia đình có ý nghĩa quan trọng Phát triển kinh tế hộ gia đình
là một phần tất yếu để tạo nền tảng phát triển kinh tế đất nước
2.1.1.4 Khái niệm về dân tộc thiểu số
Dân tộc thiểu số là một khái niệm khoa học được sử dụng phổ biến trên
Trang 19thế giới hiện nay Các học giả phương Tây quan niệm rằng, đây là một thuậtngữ chuyên ngành dân tộc học (minority ethnic) dùng để chỉ những dân tộc códân số ít.
Việt Nam là một quốc gia thống nhất gồm 54 dân tộc thành viên, vớikhoảng trên 80 triệu người Trong tổng số các dân tộc nói trên thì dân tộc Việt(Kinh) chiếm 86,2% dân số, được quan niệm là dân tộc đa số, 53 dân tộc cònlại, chiếm 13,8% dân số được quan niệm là dân tộc thiểu số trong cộng đồngcác dân tộc Việt Nam
Như vậy, khái niệm Dân tộc thiểu số dùng để chỉ những dân tộc có sốdân ít, chiếm tỷ trọng thấp trong tương quan so sánh về lượng dân số trongmột quốc gia đa dân tộc
(ThS Lô Quốc Toản, Quan niệm về dân tộc thiểu số và Cán bộ dân tộc thiểu số hiện nay, Học viện Chính trị khu vực I, Học viện Chính trị - Hành
chính Quốc gia Hồ Chí Minh)
2.1.2 Vai trò giới
* Khái niệm
Vai trò giới là những công việc và những hoạt động cụ thể mà phụ nữ
và nam giới thực tế đang làm Thông thường đây cũng là công việc mà xã hộitrông chờ ở mỗi cá nhân với tư cách là đàn ông hay đàn bà (Nguyễn Thị MinhHiền, Bài giảng “Giới trong phát triển nông thôn”, Khoa Kinh tế và PTNT,Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, Hà Nội)
Trên thực tế thì phụ nữ và nam giới đóng vai trò khác nhau trên 3 mặt:
* Vai trò sản xuất
Vai trò sản xuất bao gồm những công việc do cả nam giới và nữ giớilàm để tạo ra thu nhập hoặc lấy công (tiền công hoặc bằng hiện vật) Nó cònbao gồm cả sản xuất hàng hóa có giá trị trao đổi và sản xuất vừa có ý nghĩatiêu dùng tại gia đình, vừa có tính sử dụng, nhưng cũng có giá trị trao đổi tiềmtàng Đối với phụ nữ trong nông nghiệp, vai trò đó bao gồm công việc của
Trang 20những người nông dân độc lập.
Vai trò sản xuất của giới trong nông nghiệp và nông thôn liên quan đếnviệc ra quyết định sản xuất kinh doanh (sản xuất sản phẩm và dịch vụ gì vàbao nhiêu, dùng công nghệ nào và như thế nào?), quá trình tổ chức sản xuấtkinh doanh (ai điều hành, lúc nào và như thế nào?), quản lý rủi ro và tận dụng
cơ hội trong kinh doanh (ai quyết định điều gì? và quyết định như thế nào khixảy ra rủi ro hay có cơ hội), quá trình quản lý thành quả sản xuất kinh doanh
* Vai trò tái sản xuất
Vai trò tái sản xuất thể hiện vai trò của nam và nữ trong việc tái sinh,duy trì nòi giống, tái sản xuất sức lao động, bao gồm trách nhiệm mang thai,sinh đẻ hoặc nuôi con, chăm sóc các thành viên khác trong nhà, công việc nhànhư dọn dẹp nhà cửa và nội trợ Vai trò đó không chỉ bao gồm sự tái sản xuấtsinh học mà còn có cả chăm lo và duy trì lực lượng lao động sau này Cáccông việc tái sản xuất có khuynh hướng, dường như là công việc được dànhriêng cho phụ nữ
* Vai trò cộng đồng
Vai trò cộng đồng bao gồm các hoạt động do nam giới và nữ giới thựchiện ở cấp cộng đồng nhằm bảo vệ và duy trì các nguồn lực khan hiếm củacộng đồng, thực hiện các nhu cầu chung của cộng đồng, quản lý sự thay đổi
và làm cho cộng đồng phát triển
Vai trò cộng đồng chia làm 2 loại:
- Vai trò tham gia cộng đồng
Thể hiện ở sự tham gia của nam và nữ trong các hoạt động cộng đồng.Hoạt động cộng đồng rất đa dạng, tùy theo bản sắc riêng có của từng cộngđồng như các hoạt động chung của cộng đồng: xây dựng cơ sở hạ tầng, quản
lý tài sản công, tham gia vào lễ hội, văn hóa, giáo dục, y tế, quản lý nguồnnước, quản lý và bảo vệ rừng, giữ gìn vệ sinh và bảo vệ môi trường ở cộngđồng Thường thì phụ nữ tham gia vào các hoạt động như lễ hội, giáo dục
Trang 21mầm non, y tế cơ sở, kiếm củi, lấy nước, quản lý tài nguyên thiên nhiên Trừ cáchoạt động y tế, giáo dục, y tế cơ sở, các hoạt động còn lại là những công việc
“không được trả công” và là việc làm có tính “tự nguyện và tự nguyện” Đối vớiphụ nữ, công việc này như là một sự mở rộng vai trò tái sản xuất của họ
- Vai trò lãnh đạo cộng đồng
Nam và nữ có vai trò khác nhau trong tham gia các hoạt động lãnh đạoquản lý cộng đồng Lãnh đạo cộng đồng là lãnh đạo các tổ chức của cộngđồng (các tổ chức chính trị - xã hội khác nhau) như Chủ tịch UBND xã, Hộinông dân, Hội phụ nữ, Hội cựu chiến binh… Lãnh đạo cộng đồng trong một
xã hội chính trị - dân sự phát triển được chia ra thành hai nhóm: Nhóm thuộc
hệ thống quản lý nhà nước (Chủ tịch UBND từ tỉnh trở xuống trưởng thôn,trưởng xóm) và được ngân sách Nhà nước chi trả; Nhóm thuộc xã hội dân sự(các hiệp hội, các tổ chức tự nguyện của cộng đồng) và được kinh phí tự tạocủa các tổ chức đó chi trả Dù là ở nhóm nào thì phần lớn việc lãnh đạo cộngđồng đều được trả tiền trực tiếp hoặc gián tiếp, bằng tiền công hoặc tăng thêm
vị thế và quyền lực Thông thường, các công việc này do nam giới thực hiện.Một số ít các vai trò lãnh đạo do nữ giới đảm nhiệm
2.1.3 Những yếu tố ảnh hưởng đến vai trò giới
2.1.3.1 Quan điểm truyền thống từ xa xưa để lại
Việt Nam là một nước thuộc khu vực Đông Nam Á với nhiều năm dướiách thống trị của chế độ phong kiến, bị ảnh hưởng rất lớn của tư tưởng Nhogiáo, nên còn lưu giữ nhiều phong tục tập quán, kể cả những phong tục cổ hủ
và lạc hậu
Ở nông thôn, đặc biệt là những vùng có DTTS sinh sống thì tư tưởng
“trọng nam khinh nữ” vẫn còn tồn tại, hạn chế tính năng động sáng tạo, ảnhhưởng đến sự phát triển của phụ nữ và cản trở sự đóng góp của họ vào sự pháttriển của gia đình và xã hội Những người phụ nữ phải tuân theo những luật lệphong kiến, không có quyền quyết định những công việc quan trọng của gia
Trang 22đình, ít có cơ hội được tham gia các hoạt động xã hội vì những công việc đóchỉ dành cho nam giới Còn công việc của phụ nữ là nội trợ, chăm sóc con cái,
lệ thuộc vào chồng Chính những quan niệm này mà người phụ nữ đã chịukhông ít thiệt thòi và ảnh hưởng đến sự phát triển của chính họ, của gia đình
và xã hội
2.1.3.2 Yếu tố về sức khỏe
Sức khỏe là vốn quý nhất của con người Do đặc điểm sinh lý tự nhiên,phụ nữ thường có sức khỏe kém hơn nam giới Do vậy mà người phụ nữthường được coi là đại diện cho phái yếu, phái đẹp Sức khỏe của con ngườinói chung và phụ nữ nói riêng chịu sự tác động của nhiều yếu tố như: điềukiện dinh dưỡng, môi trường lao động, thời gian lao động, đặc thù của giớinữ… Sức khỏe của phụ nữ yếu hơn nam giới, do đó mà khả năng lao độngcủa họ bị hạn chế và ảnh hưởng đến sự đóng góp của họ cho gia đình và xãhội, từ đó cũng ảnh hưởng đến vai trò và vị thế của họ
2.1.3.3 Trình độ học vấn, chuyên môn, khoa học kỹ thuật
Theo đánh giá của hầu hết các nghiên cứu về phụ nữ thì trình độ họcvấn của phụ nữ nhìn chung đều thấp hơn nam giới Kết quả của điều tra dân
số kế hoạch hóa gia đình 1/4/2011 của Tổng cục Thống kê thì tỷ lệ biết chữcủa nữ giới là 92,2% (từ 15 tuổi trở lên) Tỷ lệ học sinh nữ tiểu học là 49,5%,THCS: 48,5%, THPT: 52,6% và ở bậc ĐH là 48,5% (niên học 2008 - 2009).Theo thống kê, ở bậc đại học, cao đẳng, tỷ lệ nam nữ ngày càng cân bằng,năm 2008 tỷ lệ nữ đạt 53,9% và ngày càng có nhiều nữ đạt thủ khoa Tuynhiên sau đại học vẫn còn khoảng cách, tỷ lệ nữ vẫn còn thấp (Thạc sĩ: hơn17%, Tiến sĩ: hơn 30%, Phó Giáo sư: gần 12%, Giáo sư: hơn 5%) Tỷ lệ laođộng nữ chưa qua đào tạo là 80,9%, khu vực nông thôn gần 90%, chỉ có3,65% lao động nữ ở nông thôn có chứng chỉ nghề Phụ nữ bị hạn chế về trình
độ học vấn, chuyên môn nên khả năng tiếp thu và áp dụng những tiến bộ khoahọc kỹ thuật còn khó khăn, làm cho hiệu quả công việc và năng suất lao động
Trang 23thấp, do đó mà đóng góp của phụ nữ đối với kinh tế hộ gia đình còn hạn chế.
2.1.3.4 Tiếp cận và kiểm soát các nguồn lực sản xuất
Mặc dù đã có những tiến bộ về cải thiện địa vị của phụ nữ, nhưng vẫncòn những chênh lệch trong việc tiếp cận và kiểm soát các nguồn lực chủ yếunhư đất đai, nguồn vốn… giữa nam và nữ trong gia đình
Việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là một trong những thànhcông lớn của công cuộc đổi mới chính sách giao đất ở Việt Nam Luật đất đai
và Luật hôn nhân và gia đình đảm bảo cho phụ nữ và nam giới được hưởngcác quyền như nhau đối với nam giới và phụ nữ Nhưng trong thực tế, Giấychứng nhận quyền sử dụng đất chung của hộ gia đình cũng như sổ địa chínhcủa địa phương chỉ đăng ký tên chủ hộ là nam giới chiếm đại đa số Tìnhtrạng này đã gây khó khăn cho phụ nữ khi họ cần thế chấp quyền sử dụng đất
để vay vốn, chia đất khi ly hôn, khi lấy chồng hoặc thừa kế đất khi ngườichồng qua đời Phần lớn phụ nữ khó đáp ứng được đầy đủ các điều kiện vayvốn tín dụng chính thức vì họ không phải là chủ hộ và không đứng tên trênGiấy chứng nhận quyền sử dụng đất Từ năm 2003 đến nay, Giấy chứng nhậnquyền sử dụng đất đã được ghi tên cả vợ và chồng Từ đây, phụ nữ được tiếpcận với đất đai một cách dễ dàng hơn
Nâng cao khả năng tiếp cận và kiểm soát nguồn lực cho phụ nữ khôngchỉ tạo điều kiện phát triển mà còn là cơ hội để nâng cao vai trò và vị thế củangười phụ nữ trong gia đình và ngoài xã hội
2.1.3.5 Khả năng tiếp cận thông tin của phụ nữ
Ngoài thời gian làm việc để tạo ra thu nhập cho gia đình, phụ nữ cònbận rộn với công việc nội trợ, chăm sóc con cái Do đó mà việc tiếp cận cácnguồn thông tin mới của phụ nữ bị hạn chế, họ ít có thời gian để xem ti vi,đọc sách báo, tìm hiểu thông tin thị trường… Điều này dẫn đến người phụ nữkhông nắm bắt được thông tin, thiếu hụt thông tin, làm cho khả năng tiếp cậnnhững tiến bộ khoa học kỹ thuật, những đổi mới trong ngành nông nghiệp còn
Trang 24bị hạn chế, không nâng cao được năng suất, chất lượng sản phẩm Từ đó làmhạn chế sự đóng góp của phụ nữ vào kinh tế của gia đình nói riêng và nềnkinh tế đất nước nói chung.
2.1.3.6 Chính sách của địa phương
Chính sách của địa phương ảnh hưởng lớn tới việc nâng cao vai trò củaphụ nữ Cuộc vận động dân số - kế hoạch hóa gia đình hầu như chỉ tập trungvào đối tượng là phụ nữ mặc dù việc quyết định sinh con lại phụ thuộc vào cả
vợ và chồng Một vấn đề nữa là chị em tiếp cận với vốn vay còn hạn chế Vayvốn ưu đãi thông qua Hội phụ nữ cũng giúp các chị em phần nào vốn sảnxuất Tuy nhiên vốn vay ở các tổ chức đoàn thể ở địa phương hầu hết là sốlượng ít và phải có thời hạn vay nhất định Do đó mà các hộ thường vay vốn ởngân hàng mặc dù phải thế chấp đất và thường người đứng tên lại là nam giới(chủ hộ) Điều này cũng làm hạn chế việc nâng cao vai trò của phụ nữ
2.1.3.7 Những yếu tố chủ quan
Những yếu tố bên ngòai đã có tác động không nhỏ đến việc nâng caovai trò của người phụ nữ Bên cạnh đó, ý thức của người phụ nữ về vai trò củabản thân mình cũng làm cho vị thế của họ không được nâng cao Cùng vớinhững quan niệm từ thời phong kiến, họ đã chấp nhận rằng thiên chức củamình là chăm sóc chồng con, là người nội trợ khéo léo, cam chịu hi sinh bảnthân mình cho chồng con, cho gia đình Vì thế mà họ tự trói buộc mình vàocác công việc gia đình, để rồi họ tự đánh mất vai trò và vị trí của mình tronggia đình và xã hội
2.1.4 Các cách tiếp cận trong nghiên cứu giới và phụ nữ
Lịch sử phát triển của khoa học về giới đã trải qua nhiều nhiều bướchoàn thiện về các quan điểm về nâng cao vai trò của phụ nữ như “Phụ nữtrong phát triển – Women in Development – WID”, “Phụ nữ và phát triển –Women and Development – WAD” và “Giới và phát triển – Gender andDevelopment – GAD”
Trang 25* Quan điểm “Phụ nữ trong phát triển” (WID)
Quan điểm này ra đời vào những năm đầu của thập kỷ 70 của thế kỷ 20tại Ủy ban phụ nữ thuộc tiểu ban xã hội Washington Quan điểm này đặt trọngtâm vào phụ nữ, trên cơ sở giải quyết các vấn đề của phụ nữ nảy sinh trongquá trình phát triển Cách tiếp cận WID đòi hỏi công bằng xã hội và quyền lợicho phụ nữ
Các quan niệm trước đây chỉ nhìn nhận phụ nữ trong vai trò người vợ,người mẹ nên chính sách đối với phụ nữ chỉ giới hạn ở phúc lợi xã hội và sinh
đẻ Quan điểm WID đã chú trọng đến vai trò sản xuất của phụ nữ, chủ trươngđưa phụ nữ vào hòa nhập nền kinh tế đất nước, coi việc tiếp cận với cơ hội cóviệc làm trong sản xuất và tham gia công tác xã hội là biện pháp nâng cao vaitrò, địa vị của phụ nữ
Tuy nhiên, WID cũng bộc lộ những thiếu sót như sau (Kabeer 1994):
- WID được xây dựng trên cơ sở lý thuyết cổ điển với giả định rằng,phụ nữ không có cơ hội tham gia vào các chương trình phát triển ở hầu hếtcác nước đang phát triển
- WID chỉ ra rằng, phụ nữ bị đối xử bất công bằng trong xã hội nhưngkhông chỉ rõ được nguồn gốc của sự bất bình đẳng đó
- Mặc dù mục tiêu chính của WID là đưa phụ nữ vào các chương trìnhphát triển song nó không hề đặt câu hỏi rằng, tại sao phụ nữ hầu như khôngđược hưởng lợi từ các chương trình chiến lược đó
- WID hầu như chỉ tập trung giải quyết sự bất bình đẳng giới trong khíacạnh sản xuất mà quên đi các vai trò quan trọng khác của phụ nữ như tái sảnxuất và sinh hoạt cộng đồng
- WID đề xuất giải pháp giải phóng phụ nữ nhưng chỉ tập trung vào đốitượng nữ mà bỏ qua mối quan hệ giới vô cùng phức tạp trong xã hội, đặc biệt
là xã hội phụ quyền
* Quan điểm “Phụ nữ và phát triển” (WAD)
Trang 26WAD ra đời vào nửa sau những năm 1970, với mục đích khắc phụcnhững nhược điểm của WID Quan điểm này đã thừa nhận phụ nữ là chủ thểquan trọng trong quá trình phát triển kinh tế, vì thế phụ nữ đương nhiên làmột bộ phận cốt yếu của quá trình phát triển Mục tiêu chính của WAD là giảiquyết mối quan hệ giữa phụ nữ và phát triển Mặc dù vậy, WAD giống WID
ở chỗ là vẫn chỉ tập trung vào phụ nữ mà không đề cập đến các mối quan hệgiới và vai trò giới, vẫn coi phụ nữ là chủ thể riêng, đối tượng riêng biệt khithực hiện các chiến lược phát triển phụ nữ (Kabeer 1994)
* Quan điểm “Giới và phát triển” (GAD)
Quan điểm này ra đời vào những năm 1980 Khắc phục nhược điểmcủa 2 quan điểm trên, GAD tập trung vào mối quan hệ giới chứ không chỉriêng phụ nữ, quan tâm đến sự phát triển bền vững, tập trung vào cân bằnggiới và các chương trình phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu của cả nam và nữ
Theo quan điểm này, phụ nữ được nhìn nhận, đánh giá như là nhữngnhân tố tích cực chứ không phải là những người thừa hưởng thành quả của sựphát triển Mục tiêu phát triển theo phương pháp này là sự tự lực, sức mạnhcủa bản thân phụ nữ, tức là phụ nữ có cơ hội phát huy hết năng lực của mình
và có điều kiện phát triển một cách toàn diện và hoàn toàn bình đẳng với namgiới Sự tham gia của phụ nữ và phát huy hết tiềm năng, kinh nghiệm của họtrong hoạt động kinh tế, xã hội hay quản lý cộng đồng có ý nghĩa chính trị -
xã hội tích cực, vừa tăng cường năng lực cá nhân, vừa tạo quyền cho chính
họ, vừa thúc đẩy tốc độ phát triển chung của xã hội
Quan điểm này còn cho rằng, mỗi nam và nữ giới sẽ thường đảm nhậncác vai trò quyền lực khác nhau, nên họ có nhu cầu thực tế khác nhau Chính
vì vậy, phân tích theo quan điểm GAD đã đề xuất được các hướng giải quyếtkhông chỉ nhằm giải quyết các vấn đề trước mắt mà cả những nguyên nhânsâu xa của vấn đề nghiên cứu
Quan điểm GAD cung cấp cơ sở lý luận cho việc xem xét vai trò của
Trang 27phụ nữ trong mối tương quan với vai trò của nam giới trong phát triển cộngđồng xã hội trên mọi lĩnh vực hoạt động khác nhau Cần đánh giá những đónggóp của phụ nữ đối với cộng đồng, tìm hiểu nhu cầu, nguyện vọng, tạo điềukiện để phụ nữ phát huy được năng lực của mình, chủ động cùng nam giớitham gia các hoạt động phát triển kinh tế gia đình và cộng đồng, các hoạtđộng văn hóa, chính trị, chăm sóc sức khỏe sinh sản… Quan trọng là hìnhthành được thói quen, các chuẩn mực và giá trị mới về vai trò phụ nữ trongcộng đồng ở trong giai đoạn hiện nay, giai đoạn hội nhập và phát triển.
Á và Thái Bình Dương, trung bình một tuần phụ nữ làm việc nhiều hơn namgiới 12-13 giờ và có ít thời gian để nghỉ ngơi hơn Hầu hết mọi nơi trên thếgiới, phụ nữ được trả công thấp hơn so với nam giới cho cùng một loại côngviệc Thu nhập của phụ nữ bằng khoảng 50-90% thu nhập của nam giới (Báo
cáo Bridge số 56 (năm 2000), Thực trạng và phát triển).
Cụ thể ở Bangladesh có 67,3% phụ nữ nông thôn tham gia lực lượnglao động so với 82,5% nam giới Tỷ lệ này của phụ nữ nông thôn cao gấp 2lần phụ nữ thành thị (28,9%) Đặc biệt là có gần 61% phụ nữ nông thôn ở độtuổi 60-64 vẫn tham gia lực lượng lao động Giống như ở Bangladesh, ở nôngthôn Trung Quốc phụ nữ ở độ tuổi 60-64 vẫn còn 32,53% tham gia lực lượnglao động Điều này cho thấy phụ nữ chiếm một tỷ trọng lớn trong lực lượng
Trang 28lao động (Nguyễn Vân Chi (2007), Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao vai trò lao động nữ dân tộc thiểu số trong phát triển kinh tế nông thôn huyện Võ Nhai, Thái Nguyên).
Theo kết quả của những công trình nghiên cứu trước cho biết: Phụ nữ
là người tạo ra phần lớn lương thực cho tiêu dùng gia đình 1/4 số hộ gia đìnhtrên thế giới do nữ làm chủ hộ và nhiều hộ gia đình khác phải phụ thuộc vào
thu nhập của lao động nữ (Đỗ Thị Bình, Trần Thị Vân Anh (2003), Giới và công tác giảm nghèo, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội) Tuy vậy sự bất bình
đẳng vẫn còn tồn tại ở rất nhiều nước trên thế giới Đặc biệt là ở các vùngnông thôn, phụ nữ bị hạn chế về mọi mặt, đời sống, điều kiện sống và làmviệc tồi tàn, địa vị trong xã hội thấp Trong số hơn 1,3 tỷ người trên thế giới ởtrong tình trạng nghèo khổ thì có đến 70% là nữ Có ít nhất 1/2 triệu phụ nữ tửvong do các biến chứng về mang thai, sinh đẻ…Điều đó trước hết bắt nguồn
từ tình trạng phụ nữ có trình độ học vấn thấp, ngoài ra còn do những địnhkiến xã hội không coi trọng phụ nữ đã được hình thành ở hầu hết các nướcđang phát triển Do vậy, ngay cả khi phụ nữ có bằng cấp cao và kỹ năng tốtthì những công việc họ làm vẫn không được ghi nhận một cách xứng đáng Vìvậy có thể thấy đấu tranh để đạt được sự bình đẳng thực sự giữa nam và nữtrên thế giới là vấn đề lâu dài và còn nhiều khó khăn, thử thách Đây là cuộcđấu tranh giữa cái mới và cái cũ, cái tiến bộ và lạc hậu
2.2.2 Vai trò của phụ nữ DTTS trong phát triển kinh tế hộ gia đình ở Việt Nam
Nước ta là một quốc gia đa dân tộc, cùng với dân tộc Kinh còn có 53dân tộc thiểu số Tuy chỉ chiếm 14% dân số cả nước nhưng địa bàn cư trú củacác dân tộc là 3/4 diện tích đất nước Phụ nữ DTTS là nguồn lực có vai trò, vịtrí đặc biệt, tác động rất lớn tới phát triển kinh tế - xã hội bền vững ở từng địaphương
Trang 29Phụ nữ là những chủ nhân của đất nước, có tiềm năng lớn tác động trựctiếp đến sự phát triển ngay trên chính quê hương họ Phụ nữ có vai trò quantrọng trong hoạt động kinh tế, xã hội Năm 2002 Việt Nam tự hào là quốc gia
có tỷ lệ tham gia kinh tế lớn nhất thế giới với 85% nam- 83% nữ tham gia vàolực lượng lao động quốc gia Cụ thể: trong năm 2008, trong số 40 triệu laođộng thì phụ nữ chiếm hơn 52%, tỷ lệ lao động nữ chiếm trên 70% ở ngànhdệt may, 60% trong ngành chế biến lương thực, thực phẩm, 60% trong lĩnhvực y tế, 70% trong giáo dục phổ thông Trong nông nghiệp, với gần 10 triệu
hộ nông dân, tương ứng với 28 triệu lao động, thì phụ nữ chiếm tới 53,3%,
còn ngành công nghiệp là 45% (Nguyễn Đình Tấn (2005), Cơ cấu xã hội và phân tầng xã hội, NXB Lý luận chính trị Hà Nội).
Ngoài ra phụ nữ còn tham gia vào hầu hết các lĩnh vực đời sống, xãhội, kể cả những lĩnh vực vốn được coi là lãnh địa của nam giới như kinhdoanh, nghiên cứu khoa học, quản lý xã hội Hình ảnh người phụ nữ năngđộng, hiện đại, thành công đã không còn quá hiếm trong nông thôn và xã hộiViệt Nam Ở Việt Nam hiện có tới 27,3% đại biểu nữ trong Quốc hội (caonhất ở Châu Á và là một trong những nước có tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội caonhất thế giới) (UNDP (1996), Gender & development briefing Kit, Hanoi,Vietnam) Phụ nữ tham gia sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ lệ lớn và có xuhướng giảm dần, chuyển sang các nghành nghề khác, từ đó góp phần thúc đẩyquá trình công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.Trong sản xuất nông nghiệp phụ nữ nắm giữ vai trò then chốt, tham gia phầnlớn các loại công việc so với người chồng và các thành viên khác trong giađình Các khâu trong trồng trọt như gieo hạt, bón phân, làm cỏ, thu hoạch haytrong chăn nuôi thì việc chăm sóc, cho ăn, vệ sinh chuồng trại đều do ngườiphụ nữ thực hiện Ngoài ra vào những lúc nông nhàn họ còn ra ngoài đi làmthêm hay kiêm thêm những công việc khác như dệt thổ cẩm, đan mây, mànhchiếu,… góp phần tạo thu nhập đáng kể cho gia đình Phụ nữ còn có vai trò
Trang 30quan trọng trong việc tham gia chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sảnxuất nông nghiệp thông qua các lớp tập huấn kiến thức kỹ thuật Ngoài việctham gia vào lao động sản xuất đóng góp thu nhập cho gia đình phụ nữ cònđảm nhận chức năng của người vợ, người mẹ Họ phải làm hầu hết các côngviệc nội trợ, chăm sóc con cái, góp phần xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng,tiến bộ, hạnh phúc.
Không chỉ là lao động chính trong gia đình, phụ nữ còn đóng góp to lớnvào sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương Phụ nữ tích cực tham gia pháttriển hạ tầng nông thôn thông qua việc đóng góp sức người, sức của trong cáchoạt động như xây dựng đường bê tông nông thôn, xây dựng nhà văn hóa,…Trong xã hội, phụ nữ tích cực tham gia phong trào văn nghệ của địa phương,góp phần giữ gìn và truyền bá những giá trị văn hóa, truyền thống tốt đẹp củagia đình, cộng đồng và của dân tộc Việt Nam từ đời này qua đời khác
2.2.3 Kinh nghiệm trong phát huy vai trò của phụ nữ DTTS trên thế giới
Có thể nói Liên Hợp Quốc là tổ chức đi đầu trong mọi hoạt động mà đặcbiệt là những hoạt động bảo vệ phụ nữ, hoạt động tạo điều kiện cho phụ nữ tiến
bộ và phát triển Bản Hiến chương Liên Hợp Quốc là văn kiện toàn cầu đầutiên kêu gọi bình đẳng giữa nam giới và nữ giới, đánh dấu bước đầu sự thay đổimang tính lịch sử trong các vấn đề chính trị Năm 1979, Đại hội đồng Liên HợpQuốc đã thông qua công ước xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ
nữ Bằng hàng loạt các hội nghị toàn cầu hội nghị thượng đỉnh, Liên Hợp Quốc
đã tập trung bảo đảm bình đẳng cho phụ nữ tạo các hoạt động để ủng hộ sự tiến
bộ của phụ nữ Bên cạnh đó Liên Hợp Quốc còn có các tổ chức bảo vệ quyềnphụ nữ như Ủy ban địa vị phụ nữ (CSW) nhằm nâng cao vai trò của phụ nữtrong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội, Ủy ban xóa bỏ phân biệt với phụ
nữ, đây là ủy ban giám sát việc thực hiện công ước xóa bỏ mọi hình thức phânbiệt đối xử với phụ nữ gồm 156 nước thành viên
Trang 31Mới đây trong bài viết của Ngoại trưởng Australia Julie Bishop nhân
ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3/2014 đã cho rằng “Trao quyền cho phụ nữ là một trong những phương thức hiệu quả nhất để giúp tăng trưởng kinh tế và cải thiện mức sống của hàng triệu người dân tại các nước đang phát triển trong khu vực.” Australia đã có những dự án để hỗ trợ cho phụ nữ các nước đang phát triển Cụ thể tại Việt Nam, Australia sẽ đầu tư hơn 2 triệu đô la vào một
dự án hợp tác nghiên cứu nông nghiệp mới, được thực hiện thông qua Trungtâm Nghiên cứu Nông nghiệp Quốc tế Australia (ACIAR) Chương trình này
sẽ hỗ trợ hơn 2000 phụ nữ từ các hộ gia đình dân tộc thiểu số và các nông hộnghèo và canh tác quy mô nhỏ ở tỉnh Lào Cai, giúp họ mở rộng sản xuất rau
và tăng doanh thu lên khoảng 3,4 triệu USD mỗi năm
Tại Papua New Guinea, Australia đã đầu tư 3 triệu đô la vào dự ánTrung tâm Giải quyết Các trường hợp Bạo lực Gia đình và Tình dục tại Lae.Trung tâm này sẽ tạo cơ hội cho phụ nữ được tiếp cận với dịch vụ y tế, hỗ trợpháp lý, nhà ở và các dịch vụ khác
2.2.4 Kinh nghiệm trong phát huy vai trò của phụ nữ DTTS ở Việt Nam
Nước ta đã có nhiều chính sách nhằm phát huy vai trò của phụ nữDTTS thông qua các chương trình 134, 135 của Thủ tướng chính phủ đề ra đểxây dựng công trình như điện sinh hoạt, làm đường giao thông, trường họcgóp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống cho đồng bào dân tộc, vùngmiền núi, vùng sâu, vùng xa Luật Phòng chống bạo lực gia đình được Quốchội khóa XII thông qua tại kỳ họp ngày 21/11/2007 và có hiệu lực từ ngày 1tháng 7 năm 2008 đã trở thành công cụ đắc lực cho phụ nữ được bảo vệ, đượckhẳng định vai trò quan trọng của bản thân
Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam cũng như Hội Liên hiệp Phụ nữ ở cáctỉnh thành cũng đã tạo điều kiện hết sức thuận lợi để chị em phát triển kinh tế,nâng cao đời sống vật chất và tinh thần Hội triển khai đồng thời nhiều hoạtđộng hỗ trợ tích cực như: cho vay vốn ưu đãi để phụ nữ phát triển kinh tế gia
Trang 32đình, làm chủ cuộc sống, tặng nhà tình thương cho phụ nữ neo đơn khó khăn
về chỗ ở, hỗ trợ cho học sinh nữ để các em tiếp tục được đến trường… Nhữnghoạt động này đã tạo sự chuyển biến về nhận thức và hành động khá rõ nét và
cụ thể Bên cạnh Hội Liên hiệp phụ nữ còn có nhiều tổ chức quốc tế đã cónhững chương trình thiết thực giúp cho phụ nữ DTTS được nâng cao trình độ
về mọi mặt, nâng cao vị thế xã hội Cụ thể như tổ chức của UNICEF đã cócác hoạt động nhằm nâng cao, phát huy vai trò của phụ nữ DTTS như : Thựchiện điều tra về gia đình Việt Nam trên toàn quốc, đây là điều tra đầu tiêncung cấp các thông tin quý giá về các vấn đề như bạo lực gia đình, việc raquyết định trong gia đình, vai trò của thanh thiếu niên trong gia đình và mốiquan hệ giữa vợ và chồng cũng như giữa người cao tuổi và con cháu đãtrưởng thành của họ Xây dựng các tài liệu tập huấn về xây dựng chính sáchcho dân tộc thiểu số dùng cho cán bộ hoạch định chính sách ở cấp trung ương.Xây dựng cơ sở dữ liệu về trẻ em và phụ nữ dân tộc thiểu số áp dụng côngnghệ DevInfo (CEMInfo) và dùng cơ sở dữ liệu đó để cung cấp thông tin chocác quá trình hoạch định chính sách (unicef.org)
Tại Lào Cai có dự án: “Nâng cao vai trò làm chủ kinh tế cho phụ nữ dân tộc thiểu số thông qua các can thiệp thị trường ở tỉnh Lào Cai ” (Thời
gian thực hiện: Từ tháng 12/2012 đến tháng 3/2013) với sự tài trợ của Tổchức Oxfam của Cơ quan Phát triển Quốc tế Úc Đối tượng hưởng lợi của dự
án là phụ nữ DTTS tỉnh Lào Cai và được thực hiện tại xã Lùng Khấu Nhin Huyện Mường Khương, xã Trịnh Tường, xã Mường Hum - Huyện Bát Xát.Các đối tác chính là Trung tâm khuyến nông tỉnh Lào Cai, nhóm tư vấn
-Dự án này có mục tiêu giải quyết các vấn đề về phát triển của phụ nữdân tộc thiểu số thông qua giải pháp thị trường có lồng ghép yếu tố giới Dự
án áp dụng các can thiệp thị trường thông qua một chuỗi giá trị hàng nông sản
cụ thể (lợn bản địa) như điểm khởi đầu để giải quyết vấn đề về quyền làmchủ kinh tế của phụ nữ ở tỉnh Lào Cai từ các khía cạnh đa chiều của việc tiếp
Trang 33cận với các nguồn lực sản xuất (nguồn vốn, kiến thức và kỹ năng sản xuấttheo định hướng thị trường, nguồn đầu vào sản xuất có chất lượng cao ), tạomôi trường thuận lợi cho phụ nữ dân tộc thiểu số tham dự vào một thị trườngcông bằng hơn (không bị thiệt thòi khi mua bán hàng hóa trên thị trường, đặcbiệt với sản phẩm do hộ gia đình làm ra), và có khả năng đối phó với các cúsốc (csdp.vn).
Dự án LICEEM (Lớp học chữ nâng cao năng lực phụ nữ dân tộc thiểusố) là dự án 3 năm (2009 – 2012) với sự tài trợ của tổ chức ADRA Úc nhằmcải thiện và nâng cao vị thế kinh tế xã hội nói chung cho phụ nữ dân tộc thiểu
số tỉnh Cao Bằng thông qua các hoạt động giáo dục và nâng cao nhận thức
Dự án LICEEM phối hợp với Hội Liên Hiệp Phụ Nữ địa phương tổ chức cáclớp học chữ và học toán theo phương pháp người học cùng tham gia Đốitượng hưởng lợi của dự án là phụ nữ dân tộc thiểu số tuổi từ 25 trở lên vàthực hiện tại huyện Bảo Lạc, Bảo Lâm, Hà Quảng Mục tiêu của dự án nhằmgóp phần nâng cao vị thế kinh tế - xã hội của phụ nữ dân tộc ở ba huyện củatỉnh Cao Bằng
Kết quả dự kiến là năng lực của Hội liên hiệp phụ nữ tỉnh và huyệntrong việc cung cấp các dịch vụ cho các hội viên được cải thiện và tăngcường; phụ nữ và nam giới mù chữ người DTTS được nâng cao năng lựcthông qua việc biết đọc, biết viết, biết tính toán để giải quyết các chủ đề vàcác vấn đề phát triển cộng đồng
Các hoạt động chủ yếu của dự án như tập huấn nâng cao năng lực cholãnh đạo Hội liên hiệp phụ nữ, xây dựng, in ấn và phân phát tài liệu xóa mùchữ và thành lập các câu lạc bộ xóa mù chữ… (adravietnam.org)
2.2.5 Những chính sách trong phát triển phụ nữ DTTS ở Việt Nam
Ngay từ khi mới thành lập, Đảng Cộng Sản Việt Nam với Cương lĩnh
chính trị đầu tiên tháng 10/1930 đã khẳng định: “Vấn đề giải phóng phụ nữ
và sự nghiệp giải phóng phụ nữ là một trong mười nhiệm vụ quan trọng của
Trang 34Đảng” Phụ nữ đã được Đảng và Nhà nước quan tâm nhiều mặt, phụ nữ
không chỉ là người được hưởng lợi từ nhiều thành quả của đất nước mà còn lànhân tố quan trọng tham gia vào hoạt động sản xuất, công tác quản lý xã hội
Theo Điều 6, Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa
năm 1946 đã quy định: “Tất cả công dân Việt Nam đều ngang nhau về mọi phương diện chính trị, kinh tế, văn hóa” Theo điều 9, Hiến pháp năm 1946
đã khẳng định: “Mọi quyền lực trong nước thuộc về nhân dân Việt Nam, không phân biệt chủng tộc, nam, nữ, giàu, nghèo, giai cấp…” và “phụ nữ bình đẳng với nam giới trên mọi phương diện”.
Hiến pháp năm 1954, Điều 24 có nêu: “Phụ nữ được hưởng quyền bình đẳng với nam giới trong mọi lĩnh vực hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội” Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Phải đặc biệt chú ý đến sức lao động phụ nữ, phụ nữ là đội quân rất đông Phải giữ gìn sức khỏe cho họ
để chị em tham gia lao động sản xuất được tốt”.
Hiến pháp được bổ sung và sửa đổi năm 1959, 1980 và 1992 đều thểhiện quyền bình đẳng nam nữ trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xãhội Theo quy định của hiến pháp năm 1992, phụ nữ có quyền và ngangquyền với nam giới trong việc tham gia bầu cử và ứng cử vào Quốc hội vàHội đồng nhân dân, tham gia quản lý Nhà nước và tham gia vào các hoạtđộng chính trị; công dân nam nữ có quyền ngang nhau về kinh tế Hiến phápnăm 1992 cũng quy định phụ nữ có quyền cơ bản đối với văn hóa, giáo dục,ghi nhận các quyền tự do cá nhân của phụ nữ như tự do tín ngưỡng, quyền bấtkhả xâm phạm về thân thể, tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm; quyềnbất khả xâm phạm về thư tín, điện thoại, điện tín…
Năm 1993, Ủy ban quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam đượcthành lập (là cơ quan Nhà nước chính thức chịu trách nhiệm trong việc tăngcường bình đẳng giới, đây là ủy ban phối hợp đa lĩnh vực cấp cao được báocáo trực tiếp với Thủ tướng Chính phủ) với mạng lưới các ban vì sự tiến bộ
Trang 35của phụ nữ ở tất cả các bộ, ngành và 63 tỉnh thành phố trực thuộc Trungương Tại Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, kế hoạch hoạt động đếnnăm 2005 của Ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ đã được phê duyệt vào tháng12/2002 Nghị quyết 04/NQ – TW ban hành ngày 12/07/1993 của Bộ Chính
trị Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VII “Về đổi mới và tăng cường công tác vận động phụ nữ trong tình hình mới” đã khẳng định giải phóng phụ
nữ là một mục tiêu và nội dung quan trọng của công cuộc đổi mới và sựnghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta, xác định sự nghiệp giải phóngphụ nữ và công tác phụ nữ là trách nhiệm của Đảng, Nhà nước, các đoàn thểnhân dân, của toàn xã hội và từng gia đình
Tháng 6/1994, Bộ luật lao động nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa ViệtNam được Quốc Hội khóa IX thông qua, được sửa đổi và bổ sung một số điềuvào năm 2002, đã dành một chương gồm 10 điều q uy định riêng đối với laođộng nữ như quyền làm việc của phụ nữ bình đẳng mọi mặt với nam giới,chăm sóc sức khỏe, tăng cường phúc lợi về vật chất và tinh thần của lao động
nữ, mở rộng nhiều loại hình đào tạo thuận lợi cho lao động nữ, nghiêm cấmhành vi phân biệt đối xử với phụ nữ, xúc phạm danh dự và nhân phẩm phụ nữ
Quyết định số 19/2002/QĐ – TTg ngày 21/01/2002 của Thủ tướngChính phủ phê duyệt chiến lược quốc gia về sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam
đến năm 2010 với mục tiêu tổng quát là: “Nâng cao chất lượng đời sống vật chất và tinh thần của phụ nữ Tạo mọi điều kiện thuận lợi để thực hiện các quyền cơ bản và phát huy vai trò của phụ nữ trong mọi lĩnh vực đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội”.
Nghị quyết 11/NQ – TW ngày 24/07/2007 của Bộ Chính trị về “Công tác phụ nữ thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” với mục tiêu là
phấn đấu đến năm 2020, phụ nữ được nâng cao trình độ mọi mặt, có trình độhọc vấn, chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đạihóa đất nước và hội nhập quốc tế; phụ nữ có việc làm, được cải thiện rõ rệt về
Trang 36đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần, tham gia ngày càng nhiều công việc xãhội, bình đẳng trên mọi lĩnh vực; phụ nữ đóng góp ngày càng to lớn cho xãhội và gia đình, phấn đấu để nước ta là một quốc gia có thành tựu về bìnhđẳng giới tiến bộ nhất khu vực.
Quyết định số 2531/QĐ – TTg ngày 24/12/2010 phê duyệt Chiến lượcQuốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011 – 2020 với mục tiêu tổng quát
“Đến năm 2020, về cơ bản, đảm bảo bình đẳng thực chất giũa nam và nữ về
cơ hội, sự tham gia và thụ hưởng trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa
và xã hội, góp phần vào sự phát triển nhanh và bền vững của đất nước”.
Chiến lược xác định 7 mục tiêu và 22 chỉ tiêu cụ thể trong các lĩnh vực chínhtrị, kinh tế, lao động – việc làm, giáo dục và đào tạo, y tế, văn hóa và thôngtin, gia đình và nâng cao năng lực quản lý Nhà nước về bình đẳng giới Đây
là lần đầu tiên chính phủ ban hành các mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới,làm cơ sở cho việc ban hành các giải pháp thúc đẩy bình đẳng giới
Đó là những Chỉ thị, Nghị quyết thể hiện sự quan tâm sâu sắc của Đảng
về công tác phụ nữ nói chung, giúp cho phụ nữ phát huy được vai trò củamình Về phụ nữ DTTS có:
Quyết định 554/QĐ - TTg ngày 4/5/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt Đề án “Tuyên truyền phổ biến pháp luật cho người dân nông thôn và đồng bào DTTS từ năm 2009 đến năm 2012” Trong đó có Tiểu đề án 4 là:
“Tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho phụ nữ nông dân và phụ nữ DTTS”.
Tiểu đề án này có cơ quan chủ trì là Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ ViệtNam, cơ quan phối hợp là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy banDân tộc, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, các Bộ, ngành, địa phươngliên quan Mục tiêu của đề án này là nâng cao hiểu biết của phụ nữ nông dân
và phụ nữ DTTS về những quy định của pháp luật liên quan đến bình đẳnggiới, hôn nhân gia đình, phòng, chống bạo lực gia đình, buôn bán phụ nữ trẻ
em, nuôi con nuôi, khiếu nại, tố cáo, ma túy, mại dâm, phòng, chống tội
Trang 37phạm Qua đó nâng cao ý thức chấp hành pháp luật, giảm thiểu các hành vi viphạm pháp luật cho phụ nữ nông dân và phụ nữ DTTS; Nâng cao năng lựccho đội ngũ cán bộ làm công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho phụ nữnông dân và phụ nữ DTTS.
Chính sự nhận thức đúng đắn của Đảng và Nhà nước về vai trò to lớncủa phụ nữ trong xây dựng đất nước, đặc biệt trong thời kỳ công nghiệp hóa,hiện đại hóa được thể hiện trong các văn bản trên đã tạo điều kiện cho phụ nữnói chung và phụ nữ DTTS nói riêng phát huy được tiềm năng to lớn củamình, đóng góp cho sự phát triển của đất nước
2.2.6 Đặc điểm kinh tế, văn hóa, xã hội của một số DTTS (dân tộc Giáy, Dao)
2.2.6.1 Đặc điểm kinh tế, văn hóa, xã hội của dân tộc Giáy
Dân tộc Giáy là một dân tộc thiểu số ở Việt Nam thuộc nhóm ngôn ngữTày-Thái Theo tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, người Giáy ở ViệtNam có dân số 58.617 người, cư trú tại 39 trên tổng số 63 tỉnh, thành phố.Người Giáy cư trú ở Lào Cai (50%), Hà Giang (27%), Lai Châu (18%) vàYên Bái (4%)
* Đặc điểm kinh tế
Người Giáy làm ruộng nước là chính, rẫy chỉ là nguồn thu nhập thêm
và thường cũng là chỗ chăn nuôi lợn, gà Đồng bào nuôi nhiều trâu, ngựa, lợn,
gà, vịt, có truyền thống dùng ngựa để cưỡi, thồ, dùng trâu kéo cày, kéo gỗ.Người Giáy nổi tiếng nghề thủ công như đan lát, đóng đồ gỗ, làm bàn ghếtrúc, làm gạch nung vôi, chưng cất dầu hồi
* Văn hóa
Người Giáy vốn có truyện cổ, thơ ca, tục ngữ, câu đố, đồng dao, phonggiao, v.v Có nhiều truyện giải thích hiện tượng tự nhiên, có nhiều truyện thơdài, có truyện kết hợp lời kể với lời hát Dân ca phong phú, gồm nhiều loại,mỗi loại có nhiều bài, điệu khác nhau, đặc biệt các hình thức hát giao duyên
Trang 38nam nữ là sinh hoạt sôi nổi và hấp dẫn Ở người Giáy có ba kiểu hát mà họgọi là "vươn" hay "phướn" hát bên mâm rượu, hát đêm và hát tiễn dặn
* Hôn nhân và gia đình
Theo phong tục Giáy, trong các gia đình vị thế nổi bật là người chồng,người cha Con cái lấy họ theo cha Nhà trai chủ động việc cưới xin, sau lễcưới, cô dâu về ở cùng gia đình nhà chồng, tuy vậy việc ở rể cũng là phổ biến.Trước kia người Giáy có tục “kéo vợ” Đó là trường hợp cô gái và gia đình cô
ta đồng ý nhưng nhà trai không đủ tiền để cưới hỏi đường hoàng nên chàngtrai phải tổ chức “kéo vợ” Tên, ngày tháng năm sinh của mỗi người đượcthầy cúng ghi vào miếng vải đỏ, sẽ dùng để so tuổi khi tính chuyện cưới xin
và chọn giờ trong việc đám ma của chính người đó
* Tổ chức cộng đồng
Người Giáy cư trú ở các huyện Bát Xát, Bảo Thắng, Mường Khương(Lào Cai), Yên Minh, Ðồng Văn (Hà Giang), Phong Thổ, Mường Tè (LaiChâu) Nhóm Giáy vùng Hà Giang, Cao Bằng ở nhà sàn Nhóm Giáy vùngLào Cai, Lai Châu ở nhà đất Nhưng qua tài liệu văn học dân gian thì ngườiGiáy vốn ở nhà sàn Hiện nay đồng bào ở nhà đất vẫn còn dựng một sàn trướccửa để sử dụng Nhà sàn hay nhà đất, gian giữa đều là nơi trang nghiêm: đặtbàn thờ tổ tiên, tiếp khách Buồng các cặp vợ chồng trong gia đình quay ở cácgian bên Phụ nữ không nằm gian giữa Bếp thường đặt ở gian bên; nay cónhiều nơi đã làm nhà để đun nấu riêng
Trang 39+ Trang phục nữ: Phụ nữ Giáy phổ biến mặc loại áo ngắn xẻ nách.Đây là loại áo ngắn trùm kín mông, xẻ nách phải, ống tay rộng Cổ áo đườngviền xẻ nách từ vai trái sang phải được viền và trang trí vải khác màu (thường
là tương phản với nền áo)
+ Trang phục nam: Nam mặc áo cánh xẻ ngực, cổ tròn, đứng, cài cúcvải Áo thường có ba túi, hai túi dưới, một túi trên bên phải Thân áo hơingắn, màu chàm Nam mặc quần ống đứng (rộng 35 - 40 cm), cạp to bản,không dũng dây cút mà chỉ vận vào người Trước đây nam giới thường quấnkhăn trên đầu Có nhóm nam cũng mặc áo xẻ nách
* Thờ cúng
Bàn thờ đặt ở gian giữa, thường có ba bát hương theo thứ tự từ tráisang phải thờ táo quân, trời đất và tổ tiên Trong trường hợp chủ nhà là connuôi hay con rể thừa tự muốn thờ họ bố mẹ đẻ thì đặt thêm một bát hương ởbên trái Những gia đình không thờ bà mụ trong buồng thì đặt thêm một báthương ở bên phải Ở một số gia đình ngoài bàn thờ lớn còn đặt một bàn thờnhỏ để thờ bố mẹ vợ Phía dưới bàn thờ lớn ngay trên mặt đất đặt một báthương cúng thổ địa, ở hai bên cửa chính có hai bát hương thờ thần giữ cửa
2.2.6.2 Đặc điểm kinh tế, văn hóa, xã hội của dân tộc Dao
Người Dao (các tên gọi khác: Mán, Đông, Trại, Dìu Miền, Kim Miền,
Lù Gang, Làn Tẻn, Đại Bản, Tiểu Bản, Cốc Ngáng, Cốc Mùn, Sơn Đầu v.v)
là một dân tộc thiểu số trong số 54 dân tộc ở Việt Nam với số dân là 751.067người (2009) Ở Việt Nam, người Dao tuy có dân số không đông nhưng cácbản làng của họ trải rộng tại các miền rừng núi phía Bắc (Cao Bằng, HàGiang, Lào Cai, Yên Bái, Lai Châu, Tuyên Quang, ) đến một số tỉnh trung
du như: Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hòa Bình và miền biển Quảng Ninh (người DaoThanh Y)
Ngoài ra, người Dao còn chia ra thành nhiều nhóm khác nhau, với những
Trang 40nét riêng về phong tục tập quán mà biểu hiện rõ rệt nhất là trên trang phục của
họ như: Dao Đỏ, Dao Quần Chẹt, Dao Thanh Y, Dao Áo Dài, Dao QuầnTrắng, Mặc dù, họ có nhiều nhóm người khác nhau như vậy nhưng ngônngữ của họ là thống nhất để đảm bảo mối quan hệ gắn kết giữa các cộng đồngngười Dao với nhau
Người Dao cũng là một trong số 56 dân tộc thiểu số ở Trung Quốc
* Đặc điểm kinh tế
Nương, thổ canh hốc đá, ruộng là những hình thức canh tác phổ biến ởngười Dao Tuỳ từng nhóm, từng vùng mà hình thức canh tác này hay khácnổi trội lên như: Người Dao Quần Trắng, Dao áo Dài, Dao Thanh Y chuyênlàm ruộng nước Người Dao Ðỏ - thổ canh hốc đá Phần lớn các nhóm Daokhác làm nương du canh hay định canh Cây lương thực chính là lúa, ngô, cácloại rau màu quan trọng như bầu, bí, khoai Họ chăn nuôi trâu, bò, lợn, gà ởvùng lưng chừng núi và vùng cao còn nuôi ngựa, dê Nghề trồng bông, dệt vảiphổ biến ở các nhóm Dao Họ ưa dùng vải nhuộm chàm Hầu hết các xóm đều
có lò rèn để sửa chữa nông cụ Nhiều nơi còn làm súng hoả mai, súng kíp, đúcnhững hạt đạn bằng gang Nghề thợ bạc là nghề gia truyền, chủ yếu làmnhững đồ trang sức như vòng cổ, vòng chân, vòng tay, vòng tai, nhẫn, dâybạc, hộp đựng trầu…Nhóm Dao Ðỏ và Dao Tiền có nghề làm giấy bản Giấybản dùng để chép sách cúng, sách truyện, sách hát hay dùng cho các lễ cúngnhư viết sớ, tiền ma Nhiều nơi có nghề ép dầu thắp sáng hay dầu ăn, nghềlàm đường mật
* Văn hóa
Dân tộc Dao có một nền văn hóa rất phong phú và đậm đà bản sắc, phảnánh nhiều lĩnh vực của đời sống Ca hát và sáng tác thơ là nhu cầu sinh hoạtvăn nghệ phổ biến của người Dao Người Dao hát, sáng tác hoặc ứng tác lờihát vào các dịp trai gái đến chơi làng, trong đám cưới, dịp vào nhà mới,những ngày hội và chợ phiên Có hai hình thức thể hiện là hát đơn và hát đối