1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

“Nâng cao vai trò của các đoàn thể và tổ chức xã hội trong xây dựng Nông thôn mới xã Quỳnh Văn, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An”

122 1,9K 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 122
Dung lượng 829 KB

Nội dung

Để thích ứng kịp với quá trình phát triển của đất nước, tỉnh Nghệ An nói chung và huyện Quỳnh Lưu nói riêng, trong đó có xã Quỳnh Văn đã tiến hành xây dựng, cải thiện bộ mặt nông thôn theo các tiêu chí NTM mà Thủ tướng Chính phủ đã ban hành ngày 1642009. Để góp phần xây dựng NTM xã Quỳnh Văn, vấn đề đặt ra là phải đánh giá được thực trạng vai trò của các đoàn thể và tổ chức xã hội cấp cơ sở với việc tham gia xây dựng NTM, đề ra được các giải pháp cụ thể, phương hướng vận động, nâng cao vai trò của các đoàn thể và tổ chức xã hội trong việc xây dựng NTM. Xét trên tình hình thực tế tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nâng cao vai trò của các đoàn thể và tổ chức xã hội trong xây dựng Nông thôn mới xã Quỳnh Văn, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An” với mục tiêu từ việc tìm hiểu thực trạng xây dựng nông thôn mới và vai trò của các đoàn thể và tổ chức xã hội trong xây dựng Nông thôn mới tại xã Quỳnh Văn huyện Quỳnh Lưu tỉnh Nghệ An, đề tài góp phần chỉ ra kết quả đã đạt được cũng như các yếu tố ảnh hưởng, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao vai trò của các đoàn thể và tổ chức xã hội trong xây dựng Nông thôn mới, từ đó đẩy nhanh tiến độ mô hình NTM thành công tại địa phương. Nhằm làm rõ mục tiêu đề ra thì chúng ta cần nắm rõ cơ sở lý luận của đề tài, giúp hiểu sâu hơn về đối tượng cần nghiên cứu. Vì vậy, tôi đưa ra khái niệm, mục tiêu, vai trò của nông thôn, nông thôn mới, đoàn thể và tổ chức xã hội. Cuối cùng trong phần này, tôi còn nêu ra các yếu tố ảnh hưởng đến việc phát huy vai trò của các đoàn thể và tổ chức xã hội trong xây dựng NTM, các văn bản chỉ đạo của Đảng và nhà nước đối với các đoàn thể và tổ chức xã hội. Ở phần cơ sở thực tiễn, tôi đưa ra kinh nghiệm về xây dựng nông thôn mới ở một số nước trên thế giới, đó là Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan; kinh nghiệm về xây nông thôn mới ở một số tỉnh của Việt Nam như Hà Tĩnh, Vĩnh Phúc và Tây Ninh. Từ đó rút ra một số bài học kinh nghiệm từ xây dựng nông thôn mới. Sau khi tiến hành chọn điểm nghiên cứu trên địa bàn hai thôn, xóm của xã Quỳnh Văn là thôn 6 và thôn 16 thì tôi tiến hành đi điều tra và thu thập số liệu dưới hai nguồn: số liệu thứ cấp và số liệu sơ cấp. Thực hiện phỏng vấn hộ nông dân và tham vấn cán bộ địa phương qua phiếu điều tra nhằm thu thập số liệu sơ cấp. Số liệu được xử lý qua phương pháp thống kê mô tả và phương pháp so sánh… Qua quá trình nghiên cứu thực trạng các đoàn thể và tổ chức xã hội trong xây dựng NTM tại xã Quỳnh Văn huyện Quỳnh Lưu tỉnh Nghệ An, có một số vấn đề nổi bật như sau: Về công tác tuyên truyền: Các cán bộ trong đoàn thể và tổ chức xã hội đã tuyên truyền đầy đủ và kịp thời tới từng người dân đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, các Thông tư hướng dẫn của các Bộ, ngành của Trung ương và của địa phương về xây dựng nông thôn mới. Về tham gia thành lập Ban quản lý: Ban quản lý xây dựng nông thôn mới ở các thôn do cộng đồng người dân tại thôn tổ chức họp, bàn bạc và bầu ra, đại diện cho tiếng nói của người dân ở thôn. Nhìn chung, Ban quản lý đã làm việc tốt và hoàn thành đúng kỳ vọng của người dân. Về lập kế hoạch và công tác quy hoạch: Vai trò của các đoàn thể và tổ chức xã hội được thể hiện thông qua các cuộc họp dân để bàn bạc các phương án, trình bày các hoạt động ưu tiên thực hiện trước. Đồng thời, thông qua các cuộc họp lấy ý kiến của các cơ quan, tổ chức và người dân trên địa bàn, cắm mốc, đánh giá hiện trạng, những truyền thống, đặc điểm riêng của vùng, đóng góp ý kiến vào bản quy hoạch,… Tuy nhiên, công tác giám sát thực hiện quy hoạch vẫn chưa thể hiện rõ được vai trò của các đoàn thể và tổ chức xã hội một phần do trình độ, năng lực của cán bộ còn hạn chế, sự hiểu biết về quy hoạch thì hầu như không có, phần khác do thời gian triển khai thực hiện quy hoạch thường khá dài. Về công tác giám sát: Qua điều tra thực tiễn, chúng ta có thể thấy đại diện các đoàn thể và tổ chức xã hội (ban giám sát) cùng đại diện người dân tham gia giám sát từng nội dung cụ thể trong quá trình thi công các hạng mục từ kiểm tra chất lượng vật tư cho đến chất lượng kỹ, mỹ thuật của công trình. Có thể nói, qua quá trình thực hiện giám sát sẽ giúp các hội viên, đoàn viên phát huy được tính tự chủ cũng như trách nhiệm của mình trong mọi hoạt động xây dựng nông thôn mới tại địa phương, đảm bảo sự dân chủ, công khai và minh bạch trong tiến trình xây dựng phát triển thôn, xã. Về nghiệm thu và sử dụng các công trình: Sau khi công trình hoàn thành, chủ đầu tư tiến hành nghiệm thu và thực hiện quyết toán công trình. Thành phần tham gia nghiệm thu gồm: đại diện Ban quản lý xã, nhóm thợ, tổ chức, cá nhân thi công xây dựng, đại diện giám sát của chủ đầu tư và Ban giám sát cộng đồng, tổ chức, cá nhân quản lý, sử dụng công trình, đại diện cộng đồng dân cư hưởng lợi công trình do mỗi thôn bầu ra. Quá trình kiểm tra, giám sát được thực hiện ở cấp thôn, xóm thông qua tổ giám sát cộng đồng do chính người dân trong ngõ, trong thôn xóm tham gia. Hoạt động của các ban giám sát và tổ giám sát cộng đồng được đánh giá tích cực. Tuy nhiên, chất lượng giám sát của tổ giám sát cộng đồng còn yếu. Sau khi công trình được hoàn thành thì được bàn giao lại cho người dân tại thôn xóm quản lý. Tuy nhiên việc không quy định cũng như chế tài không rõ ràng trách nhiệm của ai nên việc quản lý vẫn còn xem nhẹ. Ngoài ra, đề tài còn nêu ra các yếu tố ảnh hưởng đến việc phát huy vai trò của các đoàn thể và tổ chức xã hội như trình độ cán bộ còn nhiều hạn chế, năng lực triển khai thực hiện chương trình của đội ngũ cán bộ nhất là cán bộ cơ sở còn nhiều hạn chế, sự tham gia của các cán bộ đảng viên còn chưa tích cực, trình độ người dân thấp, chính sách của Đảng và nhà nước còn nhiều bất cập. Tuy đã đạt được một số thành tựu nhất định nhưng việc phát huy vai trò của các đoàn thể và tổ chức xã hội trên địa bàn vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Để khắc phục phần nào những khó khăn này tôi xin đưa ra một số giải pháp như sau: giải pháp tăng cường công tác tuyên truyền, vận động; giải pháp xây dựng các đoàn thể và tổ chức vững mạnh; giải pháp về tổ chức thực hiện các phong trào thi đua; giải pháp nâng cao năng lực, trình độ cho cán bộ hoạt động ở các đoàn thể và tổ chức xã hội cấp cơ sở. Bên cạnh đó tôi đã đưa ra một số kiến nghị đối với nhà nước, đối với chính quyền xã nhà, đối với các đoàn thể và tổ chức xã hội và đối với người dân nhằm góp phần thực hiện thành công nâng cao vai trò của các đoàn thể và tổ chức xã hội trong xây dựng NTM tại xã Quỳnh Văn, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An.

Trang 1

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan khóa luận “Nâng cao vai trò của các đoàn thể và tổ chức xã hội trong xây dựng Nông thôn mới xã Quỳnh Văn, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An” là kết quả nghiên cứu nghiêm túc.

Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong khoá luận này

là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào

Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện khoá luận này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong khoá luận này đều đã được chỉ rõ nguồn gốc.

Hà Nội, ngày 23 tháng 05 năm 2014

Sinh viên

Lê Đức Toàn

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình học tập và thực hiện đề tài, tôi đã nhận được rất nhiều sựgiúp đỡ Tôi xin được bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc nhất tới tất cả các tập thể và cánhân đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu

Trước hết, với tình cảm chân thành và lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin gửi lờicảm ơn tới thầy giáo GVC.ThS Lê Khắc Bộ, người đã tận tình hướng dẫn, chỉbảo giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu đề tài

Tôi xin chân thành cảm ơn Ban chủ nhiệm Khoa, các thầy giáo, cô giáoKhoa Kinh Tế & PTNT, cùng toàn thể các thầy cô giáo trường ĐH Nông nghiệp

Hà Nội đã luôn tận tâm giảng dạy, tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong suốt

4 năm học tập tại trường

Cho phép tôi gửi lời cảm ơn đến các bác, các cô, các chú trong sở NN vàPTNT tỉnh Nghệ An, UBND xã Quỳnh Văn, các hộ nông dân ở xã Quỳnh Văn

đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trìnhthực tập tốt nghiệp

Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình, người thân, bạn bè đãtạo mọi điều kiện thuận lợi, giúp đỡ và động viên khích lệ tôi, đồng thời có những ýkiến đóng góp quý báu trong quá trình thực hiện và hoàn thành đề tài

Hà Nội, ngày 23 tháng 05 năm 2014

Sinh viên

Lê Đức Toàn

Trang 3

TÓM TẮT KHÓA LUẬN

Để thích ứng kịp với quá trình phát triển của đất nước, tỉnh Nghệ An nóichung và huyện Quỳnh Lưu nói riêng, trong đó có xã Quỳnh Văn đã tiến hànhxây dựng, cải thiện bộ mặt nông thôn theo các tiêu chí NTM mà Thủ tướngChính phủ đã ban hành ngày 16/4/2009 Để góp phần xây dựng NTM xã QuỳnhVăn, vấn đề đặt ra là phải đánh giá được thực trạng vai trò của các đoàn thể và

tổ chức xã hội cấp cơ sở với việc tham gia xây dựng NTM, đề ra được các giảipháp cụ thể, phương hướng vận động, nâng cao vai trò của các đoàn thể và tổchức xã hội trong việc xây dựng NTM Xét trên tình hình thực tế tôi tiến hành

nghiên cứu đề tài: “Nâng cao vai trò của các đoàn thể và tổ chức xã hội trong xây dựng Nông thôn mới xã Quỳnh Văn, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An”

với mục tiêu từ việc tìm hiểu thực trạng xây dựng nông thôn mới và vai trò củacác đoàn thể và tổ chức xã hội trong xây dựng Nông thôn mới tại xã Quỳnh Vănhuyện Quỳnh Lưu tỉnh Nghệ An, đề tài góp phần chỉ ra kết quả đã đạt đượccũng như các yếu tố ảnh hưởng, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp và kiếnnghị nhằm nâng cao vai trò của các đoàn thể và tổ chức xã hội trong xây dựngNông thôn mới, từ đó đẩy nhanh tiến độ mô hình NTM thành công tại địaphương

Nhằm làm rõ mục tiêu đề ra thì chúng ta cần nắm rõ cơ sở lý luận của đềtài, giúp hiểu sâu hơn về đối tượng cần nghiên cứu Vì vậy, tôi đưa ra khái niệm,mục tiêu, vai trò của nông thôn, nông thôn mới, đoàn thể và tổ chức xã hội Cuốicùng trong phần này, tôi còn nêu ra các yếu tố ảnh hưởng đến việc phát huy vaitrò của các đoàn thể và tổ chức xã hội trong xây dựng NTM, các văn bản chỉ đạocủa Đảng và nhà nước đối với các đoàn thể và tổ chức xã hội Ở phần cơ sở thựctiễn, tôi đưa ra kinh nghiệm về xây dựng nông thôn mới ở một số nước trên thếgiới, đó là Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan; kinh nghiệm về xây nông thôn

Trang 4

mới ở một số tỉnh của Việt Nam như Hà Tĩnh, Vĩnh Phúc và Tây Ninh Từ đórút ra một số bài học kinh nghiệm từ xây dựng nông thôn mới.

Sau khi tiến hành chọn điểm nghiên cứu trên địa bàn hai thôn, xóm của xãQuỳnh Văn là thôn 6 và thôn 16 thì tôi tiến hành đi điều tra và thu thập số liệudưới hai nguồn: số liệu thứ cấp và số liệu sơ cấp Thực hiện phỏng vấn hộ nôngdân và tham vấn cán bộ địa phương qua phiếu điều tra nhằm thu thập số liệu sơcấp Số liệu được xử lý qua phương pháp thống kê mô tả và phương pháp sosánh…

Qua quá trình nghiên cứu thực trạng các đoàn thể và tổ chức xã hội trongxây dựng NTM tại xã Quỳnh Văn huyện Quỳnh Lưu tỉnh Nghệ An, có một sốvấn đề nổi bật như sau:

Về công tác tuyên truyền: Các cán bộ trong đoàn thể và tổ chức xã hội đãtuyên truyền đầy đủ và kịp thời tới từng người dân đường lối của Đảng, chínhsách pháp luật của Nhà nước, các Thông tư hướng dẫn của các Bộ, ngành củaTrung ương và của địa phương về xây dựng nông thôn mới

Về tham gia thành lập Ban quản lý: Ban quản lý xây dựng nông thôn mới

ở các thôn do cộng đồng người dân tại thôn tổ chức họp, bàn bạc và bầu ra, đạidiện cho tiếng nói của người dân ở thôn Nhìn chung, Ban quản lý đã làm việctốt và hoàn thành đúng kỳ vọng của người dân

Về lập kế hoạch và công tác quy hoạch: Vai trò của các đoàn thể và tổchức xã hội được thể hiện thông qua các cuộc họp dân để bàn bạc các phương

án, trình bày các hoạt động ưu tiên thực hiện trước Đồng thời, thông qua cáccuộc họp lấy ý kiến của các cơ quan, tổ chức và người dân trên địa bàn, cắmmốc, đánh giá hiện trạng, những truyền thống, đặc điểm riêng của vùng, đónggóp ý kiến vào bản quy hoạch,… Tuy nhiên, công tác giám sát thực hiện quyhoạch vẫn chưa thể hiện rõ được vai trò của các đoàn thể và tổ chức xã hội mộtphần do trình độ, năng lực của cán bộ còn hạn chế, sự hiểu biết về quy hoạch thì

Trang 5

hầu như không có, phần khác do thời gian triển khai thực hiện quy hoạch thườngkhá dài.

Về công tác giám sát: Qua điều tra thực tiễn, chúng ta có thể thấy đại diệncác đoàn thể và tổ chức xã hội (ban giám sát) cùng đại diện người dân tham giagiám sát từng nội dung cụ thể trong quá trình thi công các hạng mục từ kiểm trachất lượng vật tư cho đến chất lượng kỹ, mỹ thuật của công trình Có thể nói,qua quá trình thực hiện giám sát sẽ giúp các hội viên, đoàn viên phát huy đượctính tự chủ cũng như trách nhiệm của mình trong mọi hoạt động xây dựng nôngthôn mới tại địa phương, đảm bảo sự dân chủ, công khai và minh bạch trong tiếntrình xây dựng phát triển thôn, xã

Về nghiệm thu và sử dụng các công trình: Sau khi công trình hoàn thành,

chủ đầu tư tiến hành nghiệm thu và thực hiện quyết toán công trình Thành phầntham gia nghiệm thu gồm: đại diện Ban quản lý xã, nhóm thợ, tổ chức, cá nhânthi công xây dựng, đại diện giám sát của chủ đầu tư và Ban giám sát cộng đồng,

tổ chức, cá nhân quản lý, sử dụng công trình, đại diện cộng đồng dân cư hưởnglợi công trình do mỗi thôn bầu ra

Quá trình kiểm tra, giám sát được thực hiện ở cấp thôn, xóm thông qua tổgiám sát cộng đồng do chính người dân trong ngõ, trong thôn xóm tham gia.Hoạt động của các ban giám sát và tổ giám sát cộng đồng được đánh giá tíchcực Tuy nhiên, chất lượng giám sát của tổ giám sát cộng đồng còn yếu

Sau khi công trình được hoàn thành thì được bàn giao lại cho người dântại thôn xóm quản lý Tuy nhiên việc không quy định cũng như chế tài không rõràng trách nhiệm của ai nên việc quản lý vẫn còn xem nhẹ

Ngoài ra, đề tài còn nêu ra các yếu tố ảnh hưởng đến việc phát huy vai tròcủa các đoàn thể và tổ chức xã hội như trình độ cán bộ còn nhiều hạn chế, nănglực triển khai thực hiện chương trình của đội ngũ cán bộ nhất là cán bộ cơ sởcòn nhiều hạn chế, sự tham gia của các cán bộ đảng viên còn chưa tích cực, trình

độ người dân thấp, chính sách của Đảng và nhà nước còn nhiều bất cập

Trang 6

Tuy đã đạt được một số thành tựu nhất định nhưng việc phát huy vai tròcủa các đoàn thể và tổ chức xã hội trên địa bàn vẫn còn gặp nhiều khó khăn Đểkhắc phục phần nào những khó khăn này tôi xin đưa ra một số giải pháp nhưsau: giải pháp tăng cường công tác tuyên truyền, vận động; giải pháp xây dựngcác đoàn thể và tổ chức vững mạnh; giải pháp về tổ chức thực hiện các phongtrào thi đua; giải pháp nâng cao năng lực, trình độ cho cán bộ hoạt động ở cácđoàn thể và tổ chức xã hội cấp cơ sở Bên cạnh đó tôi đã đưa ra một số kiến nghịđối với nhà nước, đối với chính quyền xã nhà, đối với các đoàn thể và tổ chức xãhội và đối với người dân nhằm góp phần thực hiện thành công nâng cao vai tròcủa các đoàn thể và tổ chức xã hội trong xây dựng NTM tại xã Quỳnh Văn,huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An.

Trang 7

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

TÓM TẮT KHÓA LUẬN iii

MỤC LỤC vii

DANH MỤC BẢNG x

DANH MỤC HỘP xi

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT xii

Phần I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1

1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu 3

1.2.1 Mục tiêu chung 3

1.2.2 Mục tiêu cụ thể 3

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

1.3.1 Đối tượng nghiên cứu 3

1.3.2 Phạm vi nghiên cứu 4

Phần II: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VAI TRÒ CỦA CÁC ĐOÀN THỂ VÀ TỔ CHỨC XÃ HỘI TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI 5

2.1 Cơ sở lý luận 5

2.1.1 Một số khái niệm cơ bản 5

2.1.2 Sự cần thiết xây dưng nông thôn mới 9

2.1.3 Đặc điểm của nông thôn Việt Nam trong bối cảnh hội nhập khu vực và quốc tế 11

2.1.4 Vai trò của nông thôn mới đối với phát triển kinh tế xã hội và môi trường 12

2.1.5 Nội dung xây dựng NTM 14

2.1.6 Các đoàn thể và tổ chức xã hội trong việc thực hiện xây dựng NTM 16

2.1.7 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc phát huy vai trò của các đoàn thể và tổ

Trang 8

chức xã hội trong xây dựng NTM 22

2.2 Cơ sở thực tiễn 25

2.2.1 Sự tham gia của các đoàn thể, tổ chức xã hội và người dân về xây dựng và phát triển NTM trên thế giới 25

2.2.2 Tình hình tham gia xây dựng NTM của các đoàn thể và tổ chức xã hội của một số địa phương ở Việt Nam 31

2.2.3 Các văn bản chỉ đạo của Đảng và nhà nước đối với các đoàn thể và tổ chức xã hội 38

2.2.4 Một số công trình nghiên cứu khoa học liên quan 38

Phần III: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 40

3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 40

3.1.1 Điều kiện tự nhiên 40

3.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội 42

3.2 Phương pháp nghiên cứu 50

3.2.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu 50

3.2.2 Phương pháp thu thập tài liệu 50

3.2.3 Phương pháp tổng hợp và xử lý dữ liệu 52

3.2.4 Phương pháp phân tích 53

3.2.5 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu 54

Phần IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 55

4.1 Thực trạng các đoàn thể và tổ chức xã hội ở xã Quỳnh Văn, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An 55

4.2 Vai trò của các đoàn thể và tổ chức xã hội ở xã Quỳnh Văn trong xây dựng NTM 57

4.2.1 Vai trò lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai chương trình 57

4.2.2 Vai trò các đoàn thể và tổ chức xã hội trong việc thực hiện xây dựng nông thôn mới 59

4.3 Kết quả xây dựng NTM ở xã Quỳnh Văn 79

Trang 9

4.3.1 Tác động đến phát triển kinh tế - xã hội - môi trường 80

4.4 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc phát huy vai trò của các đoàn thể và tổ chức xã hội tham gia xây dựng NTM 86

4.4.1 Về phía đoàn thể và tổ chức xã hội 86

4.4.2 Về phía Đảng bộ xã, chi bộ thôn, chính quyền địa phương 87

4.4.3 Nhận thức của người dân về xây dựng NTM 87

4.4.4 Chính sách của Đảng và nhà nước 88

4.5 Giải pháp nângcao vai trò của các đoàn thể và tổ chức xã hội trong xây dựng NTM xã Quỳnh Văn, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An 90

4.5.1 Căn cứ 90

4.5.2 Mục tiêu 91

4.5.3 Giải pháp nâng cao vai trò của các đoàn thể và tổ chức xã hội trong xây dựng NTM xã Quỳnh Văn, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An 92

Phần V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 100

5.1 Kết luận 100

5.2 Kiến nghị 101

5.2.1 Đối với nhà nước 101

5.2.2 Đối với địa phương 101

5.2.3 Đối với các đoàn thể và tổ chức xã hội 102

5.2.4 Đối với người dân 102

TÀI LIỆU THAM KHẢO 103

Trang 10

DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1 Tình hình sử dụng đất đai của xã Quỳnh Văn (2011-2013) 43

Bảng 3.2 Tình hình dân số và lao động của xã Quỳnh Văn (2011-2013) 45

Bảng 3.3 Kết quả sản xuất kinh doanh của xã Quỳnh Văn (2011-2013) 49

Bảng 4.1 Thực trạng cán bộ cơ sở năm 2013 55

Bảng 4.2 Các kênh thông tin mà người dân nhận được về chương trình xây dựng nông thôn mới 62

Bảng 4.3 Ý kiến đánh giá của người dân về năng lực làm việc của Ban quản lý, ban giám sát trong xây dựng NTM tại xã Quỳnh Văn 65

Bảng 4.4 Tiến trình hoạt động của xây dựng hạ tầng kinh tế - xã hội 66

Bảng 4.5 Tỷ lệ đại diện các tổ chức và người dân tham gia các cuộc họp 68

Bảng 4.7 Các tổ chức đoàn thể tham gia công tác xây dựng quy hoạch 73

Bảng 4.6 Các tổ cức đoàn thể tham gia lập kế hoạch phát triển 71

Bảng 4.8 Ý kiến đánh giá của người dân về vai trò của các tổ chức đoàn thể trong xây dựng NTM tại xã Quỳnh Văn 74

Bảng 4.9 Công tác quản lý và sử dụng tài sản 76

Bảng 4.10 Tác động của chương trình NTM đến thu nhập của người dân 81

Bảng 4.11 Tác động của chương trình đến Văn hoá - xã hội 83

Bảng 4.12 Tác động của chương trình đến môi trường 84

Trang 12

CCB : Cựu chiến binh

CNH : Công nghiệp hóa

GTSX: Giá trị sản xuất

HĐH: Hiện đại hóa

HĐND: Hội đồng nhân dân

HTND : Hỗ trợ nông dân

HTX : Hợp tác xã

KTXH : Kinh tế xã hội

NTM: Nông thôn mới

PTNT : Phát triển nông thôn

THCS : Trung học cơ sở

THPT : Trung học phổ thông

TW : Trung ương

UBND : Uỷ ban nhân dân

VH-XH : Văn hoá xã hội

XHCN : Xã hội chủ nghĩa

Trang 13

Phần I: ĐẶT VẤN ĐỀ1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong những năm đầu của thế kỷ XXI, Đảng, Nhà nước ta đã có nhiềuchủ trương chính sách thúc đẩy nông nghiệp, nông thôn phát triển, nhằm cảithiện đời sống vật chất cũng như tinh thần cho nông dân Song đối với cả nướcnói chung thì đời sống người dân nông thôn vẫn chưa mấy được cải thiện, thunhập thấp; ngành nghề, dịch vụ chưa phát triển, chưa có những mô hình pháttriển tốt ở các làng, xã

Với hơn 73% dân số sinh sống, khu vực nông thôn đã đóng góp đặc biệtquan trọng cho phát triển nền kinh tế đất nước và đảm bảo an sinh xã hội Đẩymạnh CNH - HĐH nông nghiệp, nông thôn hướng tới xây dựng một nền nôngnghiệp hàng hóa lớn, đa dạng, phát triển nhanh và bền vững, có năng suất chấtlượng và khả năng cạnh tranh cao, gắn phát triển kinh tế với xây dựng nông thônmới, giải quyết tốt hơn mối quan hệ giữa nông thôn và thành thị, góp phần giữvững ổn định chính trị - xã hội là một trong những nhiệm vụ quan trọng hiệnnay

Xây dựng nông thôn mới là chương trình tổng hợp về phát triển nông thônvới 5 nội dung cơ bản là: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, năng lực củangười dân; Phát triển hạ tầng kinh tế xã hội; Phát triển sản xuất và xây dựng cáchình thức tổ chức sản xuất có hiệu quả trong nông thôn; Phát triển văn hoá xãhội, môi trường và xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh; nhằm nâng cao đờisống vật chất tinh thần của người dân nông thôn, thu hẹp khoảng cách giữa nôngthôn và thành thị, tạo động lực mới cho phát triển nông nghiệp, công nghiệp,tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ trong nông thôn, góp phần thực hiện thắng lợi

sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn

Định hướng phát triển xây dựng nông thôn mới là một mục tiêu quốc gia có

ý nghĩa vô cùng quan trọng trong tiến trình đẩy mạnh CNH - HĐH, tạo nền móng

Trang 14

cho phát triển kinh tế - xã hội, văn hoá, nâng cao đời sống cả về vật chất và tinhthần cho người dân nông thôn, giảm dần khoảng cách giàu nghèo giữa nông thônvới thành thị, đảm bảo an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ môitrường sinh thái, tạo môi trường sống trong lành cho khu vực nông thôn.

Cùng với cả nước, xã Quỳnh Văn, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An đãsớm triển khai thực hiện Chương trình Sau một thời gian, Chương trình đãnhanh chóng đi vào cuộc sống, trở thành phong trào chung của cả hệ thốngchính trị trên địa bàn, được tầng lớp nhân dân hết sức quan tâm, ủng hộ và tíchcực triển khai Các cấp uỷ Đảng và chính quyền đã xác định đây là nhiệm vụtrọng tâm, vì lợi ích đa số nhân dân, góp phần đảm bảo công bằng và ổn địnhchính trị, xã hội; đã có Nghị quyết, Chỉ thị, Kế hoạch hành động và nỗ lực triểnkhai Chương trình phù hợp với điều kiện địa phương

Tuy nhiên, qua thực tế triển khai cho thấy, đại bộ phận các cấp uỷ Đảng,chính quyền và nhân dân nông thôn còn chưa hiểu đúng, đầy đủ về các nội dungxây dựng NTM nhất là về vai trò chủ thể của người dân trong xây dựng NTM;cách thức phát triển sản xuất, tăng thu nhập cho cư dân nông thôn; thu hút nguồnlực trong xây dựng NTM;… tâm lý chủ quan, thờ ơ vẫn còn tồn tại, nhiều ngườivẫn coi đây như là một dự án phát triển kinh tế - xã hội do Nhà nước đầu tư vàchờ đợi sự hỗ trợ về kinh phí,… Nguyên nhân chính là công tác tuyên truyền,tập huấn đến người dân và đội ngũ cán bộ còn chưa chú trọng; năng lực của cán

bộ còn hạn chế; vai trò của các đoàn thể và tổ chức xã hội chưa được phát huyđúng mức,…

Để góp phần xây dựng NTM xã Quỳnh Văn, vấn đề đặt ra là phải đánhgiá được thực trạng vai trò của các đoàn thể và tổ chức xã hội cấp cơ sở với việctham gia xây dựng NTM, đề ra được các giải pháp cụ thể, phương hướng vậnđộng, nâng cao vai trò của các đoàn thể và tổ chức xã hội trong việc xây dựng

NTM Xuất phát từ thực tế này, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Nâng cao

Trang 15

vai trò của các đoàn thể và tổ chức xã hội trong xây dựng Nông thôn mới xã Quỳnh Văn, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An”.

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

1.2.1 Mục tiêu chung

Đánh giá thực trạng xây dựng nông thôn mới và vai trò của các đoàn thể

và tổ chức xã hội về việc xây dựng NTM xã Quỳnh Văn, huyện Quỳnh Lưu,tỉnh Nghệ An; trên cơ sở đó đề xuất giải pháp nhằm nâng cao vai trò của cácđoàn thể và tổ chức xã hội trong xây dựng NTM ở địa phương trong thời giantới

- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới phát huy vai trò của các đoàn thể và

tổ chức xã hội tham gia xây dựng NTM;

- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao vai trò của các đoàn thể và tổ chức

xã hội, góp phần tham gia xây dựng NTM ở địa phương trong thời gian tới

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

1.3.1 Đối tượng nghiên cứu

- Đề tài tập trung nghiên cứu vai trò của các đoàn thể và tổ chức xã hộitrong việc thực hiện xây dựng NTM ở xã Quỳnh Văn, huyện Quỳnh Lưu, tỉnhNghệ An;

- Chủ thể nghiên cứu của đề tài là người dân và cán bộ của các đoàn thể

và tổ chức xã hội cấp cơ sở;

- Khách thể nghiên cứu của đề tài là các đối tượng có liên quan khác như :UBND, Đảng bộ xã, Chi bộ Đảng các thôn, HTX, các bộ phận quản lý kinh tếcấp xã,… và những vấn đề có liên quan đến đề tài

Trang 16

1.3.2 Phạm vi nghiên cứu

* Phạm vi về nội dung

Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng xây dựng mô hình NTM và vai tròcủa các đoàn thể và tổ chức xã hội trong việc thực hiện xây dựng NTM trên địabàn xã Quỳnh Văn, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An

* Phạm vi không gian

Khảo sát các đoàn thể và tổ chức xã hội cấp cơ sở về hoạt động tham giaxây dựng NTM Khảo sát thực trạng mô hình NTM ở xã Quỳnh Văn, huyệnQuỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An

* Phạm vi về thời gian

Thu thập tài liệu về sự tham gia của các đoàn thể và tổ chức xã hội, thựctrạng xây dựng NTM xã Quỳnh Văn, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An từ 2011-2013; số liệu được thu thập qua điều tra, phỏng vấn các cấp uỷ, chính quyền,ban ngành về hoạt động của các đoàn thể và tổ chức xã hội; phỏng vấn các hộnông dân năm 2014; đề xuất giải pháp nâng cao vai trò của các đoàn thể và tổchức xã hội trong xây dựng NTM xã Quỳnh Văn, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ

An giai đoạn 2014 - 2020

Trang 17

Phần II: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VAI TRÒ CỦA

CÁC ĐOÀN THỂ VÀ TỔ CHỨC XÃ HỘI TRONG

XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI

Cho đến nay, không có một khái niệm chuẩn cho nông thôn, tùy theo mụcđích nghiên cứu mà người ta đưa ra nhiều quan điểm khác nhau:

Quan điểm phân biệt nông thôn với đô thị, người ta thường xem xét cácchỉ tiêu về mật độ dân số, mức sống người dân ở nông thôn thấp hơn ở đô thị

Có ý kiến lại cho rằng nên dựa vào trình độ phát triển cơ sở hạ tầng đểphân biệt rằng nông thôn là vùng có cơ sở hạ tầng kém phát triển hơn đô thị

Quan điểm khác lại cho rằng nên dựa vào trình độ tiếp cận thị trường, pháttriển hàng hóa để xác định vùng nông thôn vì cho rằng nông thôn có trình độ sảnxuất hàng hóa cũng như khả năng tiếp cận thị trường thấp hơn so với đô thị

Cũng có quan điểm cho rằng nông thôn là vùng có dân cư chủ yếu làmnông nghiệp, tức là nguồn sinh kế chính của cư dân trong vùng nông thôn là từhoạt động sản xuất nông nghiệp

Những quan điểm trên chỉ đúng trong từng khía cạnh cụ thể và chỉ phùhợp đới với từng quốc gia nhất định Nó phụ thuộc vào trình độ phát triển, cơcấu kinh tế và cơ chế áp dụng cho từng nền kinh tế Như vậy, khái niệm về nôngthôn chỉ mang tính tương đối, có thể thay đổi theo thời gian cho phù hợp với tiếntrình phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia trên thế giới

Trang 18

Đối với Việt Nam trong điều kiện hiện nay, chúng ta có thể hiểu:

“Nông thôn là vùng sinh sống của tập hợp cư dân, trong đó chủ yếu là nông dân Tập hợp cư dân này tham gia vào các hoạt động kinh tế, văn hóa - xã hội

và môi trường trong một thể chế chính trị nhất định và chịu ảnh hưởng của các

tổ chức khác”

(Giáo trình Phát triển nông thôn, trường ĐHNN Hà Nội, 2005, trang 11)

2.1.1.2 Nông thôn mới

Trước tiên cần phải hiểu rõ hai vấn đề về khái niệm nông thôn mới Thứnhất, nông thôn mới vẫn phải là nông thôn chứ không phải thị tứ, đô thị Thứhai, là nông thôn mới chứ không phải nông thôn truyền thống Nếu so sánh giữanông thôn mới và nông thôn truyền thống thì nông thôn mới phải bao hàm cơcấu mới và chức năng mới

Xây dựng nông thôn mới không phải là việc biến làng xã thành thị tứ màphải lấy đô thị hóa và phi nông hóa nông dân làm động lực chính Xây dựngnông thôn mới phải đặt trong bối cảnh đô thị hóa, trong đó chuyển dịch lao độngnông thôn chính là nội dung quan trọng của sự nghiệp xây dựng nông thôn mớivới các chủ thể là các tổ chức nông dân Hợp tác xã nông dân là tổ chức đóngvai trò đặc biệt trong sự nghiệp này

Khái niệm mô hình nông thôn mới mang đặc trưng của từng vùng nôngthôn khác nhau Nhìn chung mô hình nông thôn mới được áp dụng thí điểm ởcấp xã, thôn, được phát triển toàn diện theo hướng CNH - HĐH dân chủ hóa vàvăn minh hóa

Về lý thuyết, sự hình dung chung của các nhà nghiên cứu về mô hìnhnông thôn mới là những kiểu mẫu cộng đồng theo tiêu chí mới, tiếp thu nhữngbài học khoa học - kỹ thuật hiện đại, song vẫn giữ được những đặc trưng cơ bảncủa con người và lối sống Việt Nam Mô hình nông thôn mới được quy định bởicác tính chất: Đáp ứng nhu cầu phát triển; Có sự đổi mới về tổ chức, cách thứcvận hành và cảnh quan môi trường; Đạt hiệu quả cao nhất trên tất cả các lĩnh

Trang 19

vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội; Tiến bộ hơn so với mô hình cũ; Bao hàmnhững đặc điểm thích hợp chung có thể phổ biến và vận dụng trên cả nước.

Xây dựng nông thôn mới căn bản phải chú trọng đổi mới tư duy, nâng caonăng lực của người dân, tạo động lực giúp họ chủ động phát triển kinh tế, xã hội,góp phần thực hiện chính sách vì nông nghiệp, nông dân, nông thôn, thay đổi cơ

sở vật chất và diện mạo đời sống xã hội theo hướng kế thừa, phát huy và đổimới Xây dựng nông thôn mới có nhiệm vụ nâng cao chất lượng cuộc sốngngười dân nông thôn, qua đó thu hẹp khoảng cách chênh lệch giữa nông thôn vàthành thị Đây là quá trình lâu dài và liên tục, là một trong những nội dung trọngtâm cần tập trung lãnh đạo trong toàn bộ đường lối, chủ trương phát triển đấtnước và của từng địa phương trong giai đoạn trước mắt cũng như lâu dài

Mục tiêu xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng, kinh tế - xã hội hiệnđại; Cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệpvới phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch; Xã hội nôngthôn ổn đinh, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; Môi trường sinh thái được bảo vệ;Nâng cao sức mạnh của hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng; Xây dựnggiai cấp nông dân, củng cố liên minh công - nông và đội ngũ trí thức, tạo nềntảng kinh tế - xã hội và chính trị vững chắc, đảm bảo thực hiện thành công sựnghiệp CNH - HĐH đất nước theo định hướng XHCN

Vì vậy, có thể quan niệm: “Mô hình nông thôn mới là toàn bộ những đặc điểm, cấu trúc tạo thành một kiểu tổ chức nông thôn theo tiêu chí mới, đáp ứng yêu cầu đặt ra cho nông thôn nước ta trong điều kiện hiện nay, là kiểu nông thôn được xây dựng mới so với mô hình nông thôn cũ ở tính tiên tiến về mọi mặt” (Phan Xuân Sơn, Nguyễn Cảnh, Xây dựng mô hình nông thôn mới nước ta hiện nay, Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia)

Trang 20

Các đoàn thể như Đoàn thanh niên, Hội nông dân, Hội Liên hiệp phụ nữ,Hội cựu chiến binh được lập ra bởi các nhu cầu khác nhau về xã hội, kinh tế, tíndụng, nghề nghiệp,… Các đoàn thể này gắn kết các thành viên và hoạt độngtheo pháp luật , những quy định của từng đoàn thể Điểm chung của các đoànthể là được lập ra do nhu cầu cần thiết của các thành viên, người lãnh đạo và cácthành viên đều tự nguyện, hào hứng tham gia các hoạt động vì lợi ích chung.Thông qua vai trò thành viên của một tổ chức, các cá nhân trở nên tích cực hơn,

tự giác hơn, họ sẵn sàng tham gia các hoạt động mang lại lợi ích thiết thực chobản thân và cho các thành viên khác Ở nông thôn, các thành viên của các tổchức này có gắn kết với nhau bởi tình làng nghĩa xóm, có vai trò tích cực trong

các hoạt động khuyến nông, xoá đói giảm nghèo cho các thành viên, tín dụng,

vận động các thành viên tham gia tích cực các hoạt động sản xuất, văn hoá, y tế,giáo dục, môi trường Các tổ chức này còn là chỗ dựa vững chắc của chínhquyền địa phương, cùng chính quyền thực hiện tốt việc phát huy quyền tự chủcủa người dân trong hoạt động phát triển kinh tế - xã hội nông thôn

2.1.1.4 Tổ chức xã hội

Khái niệm tổ chức xã hội được dùng với nhiều nghĩa khác nhau trong cácngành khoa học khác nhau và trong tư duy đời thường Tổ chức xã hội có thểđược hiểu hoặc là một thành tố của cơ cấu xã hội, hoặc là một dạng hoạt động,hay là mức độ trật tự nội tại, sự hài hoà giữa các thành phần của một chỉnh thể.Khái niệm tổ chức xã hội được xem như là một thành tố của cơ cấu xã hội; với ý

Trang 21

nghĩa này, tổ chức xã hội chính là một hệ thống các quan hệ, tập hợp liên kết cánhân nào đó để đạt được một mục đích nhất định Như vậy, định nghĩa này nhấnmạnh đến hệ thống các quan hệ liên kết cá nhân chứ không phải chính tập hợp

cá nhân trong các tổ chức và các quan hệ ở đây là các quan hệ xã hội Nếu nhưgiữa tập hợp các cá nhân không có những quan hệ xã hội thì họ chưa thể đượccoi là thành viên của một tổ chức xã hội nào đó Những quan hệ này sẽ liên kếtcác cá nhân vào một nhóm để họ cùng thực hiện một hoạt động chung nào đónhằm đạt được những lợi ích nhất định

2.1.1.5 Vai trò của các đoàn thể và tổ chức xã hội trong xây dựng nông thôn

mới

Xây dựng nông thôn mới là một vấn đề rộng lớn, liên quan không chỉ đếnChính phủ, những người dân mà còn đến các đoàn thể và tổ chức xã hội trongnông thôn Các đoàn thể và tổ chức xã hội này đóng góp tích cực và mọi mặthoạt động của sự phát triển và bổ sung vào vai trò của Đảng, Nhà nước trong sựphát triển nông thôn

Các đoàn thể và tổ chức xã hội là những cơ quan trực tiếp với người dân

và triển khai các vấn đề, nội dung trong xây dựng nông thôn mới Nâng cao vaitrò đồng thời tạo điều kiện để các đoàn thể và tổ chức xã hội phát huy có hiệuquả trong các hoạt động xây dựng nông thôn mới là trách nhiệm của Nhà nước

và mỗi người dân Các đoàn thể và tổ chức xã hội liên quan đến xây dưng nôngthôn mới bao gồm chính quyền tỉnh, huyện, xã; các tổ chức đại diện cho nôngdân, thanh niên, phụ nữ, cựu chiến binh, người cao tuổi, hợp tác xã kiểu mới;các ngân hàng và hiệp hội tín dụng; các doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp

tư nhân

2.1.2 Sự cần thiết xây dưng nông thôn mới

Nông thôn nước ta là khu vực rộng lớn và đông dân nhất, đa dạng vềthành phần tộc người, về văn hóa, là nơi bảo tồn, lưu giữ các phong tục, tậpquán của cộng đồng Một trong những vấn đề cần đặc biệt quan tâm trong quá

Trang 22

trình thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới làthực sự tôn trọng, phát huy tối đa vai trò, vị thế chủ thể của người nông dân vềchính trị, kinh tế và văn hóa Đây là nhóm dân số đông nhất ở nước ta hiện nay,

là giai cấp Cách mạng, đồng hành cùng với giai cấp công nhân trong suốt chiềudài lịch sử cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhưng lại đang gặp nhiều khókhăn trong đời sống và ít được hưởng lợi nhất các thành quả của Cách mạng.Nhìn chung, trình độ học vấn của nông dân nước ta hiện nay còn thấp, nặng vềkinh nghiệm, nên cần kiên trì, lâu dài hỗ trợ nông dân về khoa học - kỹ thuật,đưa tiến bộ khoa học vào nông nghiệp, nông thôn

Nông thôn đang rất cần những quyết sách phát triển phù hợp trên cơ sởkhoa học, sát thực tế cho từng địa phương, vùng miền và thậm chí cho từngnhóm dân tộc, mà trước hết là công tác quy hoạch để hoàn thiện định hướng, nộidung đầu tư theo lộ trình phù hợp hướng tới phát triển bền vững và hiệu quảtrong từng bước đi

Xây dựng nông thôn mới là chủ trương có tầm chiến lược đặc biệt quantrọng của Đảng và Nhà nước ta nhằm cụ thể hóa việc thực hiện Nghị quyết Hộinghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) về nông nghiệp, nôngdân, nông thôn Chủ trương này có mục tiêu toàn diện: xây dựng kết cấu hạ tầngkinh tế - xã hội nông thôn từng bước hiện đại; xây dựng cơ cấu kinh tế và cáchình thức tổ chức sản xuất hợp lý; gắn nông nghiệp với phát triển nhanh côngnghiệp, dịch vụ; gắn phát triển nông thôn với đô thị theo quy hoạch; xây dựng

xã hội nông thôn dân chủ, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; bảo vệ môitrường sinh thái; giữ vững an ninh - trật tự; tăng cường hệ thống chính trị ở nôngthôn dưới sự lãnh đạo của Đảng; nâng cao đời sống vật chất và tinh thần củanhân dân Như vậy, chủ trương xây dựng nông thôn mới mang tính nhân văn sâusắc, vừa là mục tiêu, yêu cầu của phát triển bền vững, vừa là nhiệm vụ cấp bách,lâu dài, đòi hỏi phải tiến hành đúng quy trình, đồng bộ, chắc chắn

Trang 23

2.1.3 Đặc điểm của nông thôn Việt Nam trong bối cảnh hội nhập khu vực và

quốc tế

Làn sóng đô thị hoá, công nghiệp hóa trong bối cảnh toàn cầu hóa của ViệtNam những năm cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI đã thổi luồng sinh khí mới vàonông nghiệp, nông thôn, nông dân Việt Nam

Đô thị hoá gắn với công nghiệp hoá, hiện đại hoá đã trực tiếp góp phầnchuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng giảm dần tỷ trọng giá trị nông, lâm, thuỷsản trong tổng thu nhập quốc dân trong nước (GDP) và tăng dần tỷ trọng cácngành công nghiệp, xây dựng, dịch vụ trong GDP Đối với nông nghiệp, cơ cấunội ngành chuyển dịch theo hướng phát triển các cây trồng, vật nuôi có năngsuất, chất lượng, hiệu quả cao hơn Trong trồng trọt, tỷ trọng hoa màu, cây côngnghiệp, cây ăn quả ngày càng tăng

Sự hình thành trên địa bàn nông thôn những khu công nghiệp, khu chếxuất các trung tâm dịch vụ, các khu đô thị mới… đã nâng giá trị sử dụng của đấtđai, tạo những ngành nghề và việc làm mới, nâng cao giá trị lao động, tạo môitrường ứng dụng rộng rãi khoa học, công nghệ… Đô thị hoá kích thích và tạo cơhội để con người năng động, sáng tạo hơn trong tìm kiếm và lựa chọn cácphương thức, hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh, vươn lên làm giàu chínhđáng Kinh tế phát triển, đời sống của người lao động được cải thiện - đó là xuhướng chủ đạo và là mặt tích cực của đô thị hoá

Nhìn từ bình diện văn hoá, làn sóng đô thị hoá cùng với sự phát triển hạtầng văn hoá xã hội, mở rộng mạng lưới thông tin đại chúng, tăng cường quan

hệ làm ăn, buôn bán giữa các vùng miền… đã làm cho diện mạo nông thôn vàđời sống tinh thần của cư dân nông thôn ngày càng phong phú, đa dạng hơn Ởnông thôn đã xuất hiện những yếu tố văn hoá đô thị mới, hiện đại, sự truyền bácác sản phẩm văn hoá, các loại hình văn học, nghệ thuật có giá trị; sự du nhậplối sống, phong cách giao tiếp, ứng xử văn minh, tiến bộ… làm cho văn hoá làngquê có những sắc thái mới Mức sống văn hoá, trình độ hưởng thụ và tham gia

Trang 24

sáng tạo văn hoá của nông dân nhìn trên tổng thể, được nâng lên.

Đó là xu hướng chủ đạo của quá trình đô thị hoá ở Việt Nam trong nhữngnăm đổi mới Thực tiễn đã chứng minh tính phù hợp quy luật và những tác độngtích cực của đô thị hoá đối với nông nghiệp, nông thôn, nông dân Việt Nam

Tuy nhiên, do những khó khăn của bản thân nền kinh tế của đất nước đangtrong quá trình chuyển đổi và những hạn chế chủ quan trong quản lý, điều hành, đôthị hoá ở Việt Nam còn nhiều mặt hạn chế, đang phát sinh những vấn đề liên quanđến nông nghiệp, nông thôn, nông dân cần được nhận thức đúng và giải quyết hiệuquả đó là: Nóng bỏng vấn đề quy hoạch, quản lý, sử dụng đất đai nông nghiệp; Sựchậm chạp, ít hiệu quả trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế; Sự ùn đọng lao động ởnông thôn; Sự phân tán, chia cắt trong quy hoạch; Hệ lụy về văn hoá, xã hội, môitrường…

2.1.4 Vai trò của nông thôn mới đối với phát triển kinh tế xã hội và môi

trường

Xây dựng mô hình NTM có ý nghĩa quan trọng trong phát triển kinh tế

-xã hội địa phương và được thể hiện qua các lĩnh vực sau:

* Về kinh tế: Nông thôn có nền sản xuất hàng hóa mở, hướng đến thị

trường và giao lưu, hội nhập Để đạt được điều đó, cơ sở hạ tầng của nông thônphải hiện đại, tạo điều kiện thuận lợi cho mở rộng sản xuất, giao lưu buôn bán,chăm sóc sức khỏe cộng đồng

- Thúc đẩy nông nghiệp, nông thôn phát triển nhanh, kích thích mọi ngườitham gia vào thị trường, hạn chế rủi ro cho nông dân, điều chỉnh, giảm bớt sự phânhóa giàu nghèo, chênh lệch về mức sống giữa các vùng, giữa nông thôn và thànhthị

- Phát triển các hình thức sở hữu đa dạng, trong đó chú ý xây dựng mớicác HTX theo mô hình kinh doanh đa ngành Hỗ trợ các HTX ứng dụng tiến bộkhoa học - công nghệ phù hợp với các phương án sản xuất, kinh doanh, pháttriển ngành nghề ở nông thôn

Trang 25

- Sản xuất hàng hóa với chất lượng sản phẩm mang nét độc đáo, đặc sắccủa từng vùng, địa phương Tập trung đầu tư vào những trang thiết bị, côngnghệ sản xuất, chế biến nông sản sau thu hoạch vừa có khả năng tận dụng nhiềulao động vừa đáp ứng yêu cầu xuất khẩu.

* Về văn hóa - xã hội: Tăng cường dân chủ ở cơ sở, phát huy vai trò tự chủ

trong thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, trong xây dựng đờisống văn hóa ở khu dân cư, giúp nhau xóa đói giảm nghèo, vươn lên làm giàu chínhđáng

* Về con người: Xây dựng nhân vật trung tâm của mô hình nông thôn

mới, đó là người nông dân sản xuất hàng hóa khá giả, giàu có; là người nôngdân kết tinh các tư cách: công dân, thể nhân, dân của làng, người con của cácdòng họ, gia đình

Có kế hoạch, chương trình, lộ trình xây dựng người nông dân nông thônthành người nông dân sản xuất hàng hóa trong kinh tế thị trường, thành nhân vậttrung tâm của mô hình NTM, người quyết định thành công của mọi cải cách ởnông thôn

Người nông dân và cộng đồng nông thôn là trung tâm của mọi chiến lượcphát triển nông nghiệp nông thôn Đưa nông dân vào sản xuất hàng hóa, doanhnhân hóa nông dân, doanh nghiệp hóa các cộng đồng dân cư, thị trường hóa nôngthôn

* Về môi trường: Môi trường sinh thái phải được bảo tồn xây dựng, củng

cố, bảo vệ Bảo vệ rừng đầu nguồn, chống ô nhiễm nguồn nước, môi trườngkhông khí và chất thải từ các khu công nghiệp để nông thôn phát triển bền vững

* Về chính trị: Phát huy dân chủ với tinh thần tôn trọng pháp luật, gắn lệ

làng, hương ước với pháp luật để điều chỉnh hành vi con người, đảm bảo tínhpháp lý, phát huy tính tự chủ của làng xã Phát huy tối đa Quy chế dân chủ cơ

sở, tôn trọng hoạt động của các hội, đoàn thể, các tổ chức hiệp hội vì lợi íchcộng đồng, nhằm huy động tổng lực vào xây dựng NTM

Trang 26

Các nội dung trên trong cấu trúc vai trò mô hình nông thôn mới có mốiliên hệ chặt chẽ với nhau Nhà nước đóng vai trò chỉ đạo, tổ chức điều hành quátrình hoạch định và thực thi chính sách, xây dựng đề án, cơ chế, tạo hành langpháp lý, hỗ trợ vốn, kỹ thuật, nguồn lực, tạo điều kiện, kích thích tinh thần.Nhân dân tự nguyện tham gia, chủ động trong thực thi và hoạch định chính sách.Trên tinh thần đó, các chính sách kinh tế - xã hội ra đời tạo hiệu ứng tổng (HồVăn Thông- Hà Nội, 2005)

2.1.5 Nội dung xây dựng NTM

Căn cứ vào điều kiện thực tế của từng thôn về tiềm năng, lợi thế, năng lựccủa cán bộ, khả năng tham gia của người dân,… Nhà nước cần có nhữngphương án hướng dẫn cụ thể để người dân bàn bạc đề xuất các nhu cầu và nộidung hoạt động của dự án Xét trên khía cạnh tổng thể, xây dựng nông thôn mớicần xem xét những vấn đề sau:

* Đào tạo nâng cao năng lực phát triển cộng đồng

Nâng cao năng lực công đồng trong việc quy hoạch, thiết kế, triển khaithực hiện, quản lý, điều hành các chương trình, dự án trên địa bàn thôn

Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ cơ sở và cán bộ các cấp về phát triểnnông thôn bền vững

Nâng cao trình độ dân trí của người dân

Phát triển mô hình câu lạc bộ khuyên nông để giúp nhau ứng dụng tiến bộkhoa học vào sản xuất, phát triển ngành nghề, dịch vụ, góp phần giảm lao độngnông nghiệp

* Tăng cường và nâng cao mức sống cho người dân

Quy hoạch lại các khu dân cư nông thôn theo phương châm giữ gìnbản sắc truyền thống, đảm bảo tính văn minh, hiện đại, đảm bảo môi trườngbền vững

Trang 27

Cải thiện điều kiện sống, điều kiện sinh hoạt của dân cư Ưu tiên nhữngnhu cầu cấp thiết nhất của cộng đồng để triển khai xây dựng như đường xá, hệthống tiêu thoát nước…

Cải thiện nhà ở cho các hộ nông dân: Xóa nhà tạm, nhà tranh tre nứa, hỗtrợ người dân cải thiện nhà ở, nhà vệ sinh, chuồng trại chăn nuôi…

* Hỗ trợ người dân phát triển hàng hóa, dịch vụ, nâng cao thu nhập

Căn cứ điều kiện cụ thể từng thôn để xác định một cơ cấu kinh tế hợp lý,

có hiệu quả, trong đó:

Sản xuất nông nghiệp: Tập trung phát triển cây trồng, vật nuôi phù hợpvới lợi thế, khối lượng hàng hóa lớn và đáp ứng thị trường Đồng thời đa dạnghóa sản xuất nông nghiệp trên cơ sở phát huy khả năng về đất đai, nguồn nước

và nhân lực tại địa phương

Cung ứng các dịch vụ sản xuất và phục vụ đời sống như: Vật tư, hànghóa, nước sạch sinh hoạt, nước cho sản xuất, điện, tín dụng, tư vấn kỹ thuậtchuyển giao khoa học

* Hỗ trợ trang bị kiến thức và kỹ năng bố trí sản xuất, thay đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi hợp lý

Củng cố tăng cường quan hệ sản xuất, tư vấn hỗ trợ việc thành lập và hoạtđộng các tổ chức tổ hợp tác, khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư…tạo mốiliên kết bốn nhà trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông sản

* Xây dựng nông thôn gắn với phát triển ngành nghề, khuyến khích tạo việc làm phi nông nghiệp

Hướng dẫn, mở lớp dạy nghề cho những thôn chưa có nghề phi nôngnghiệp Đối với những thôn đã có nghề, cần củng cố tăng cường kỹ năng taynghề cho lao động, hỗ trợ công nghệ mới, quảng bá và mở rộng nghề, hỗ trợ xử

lý môi trường, tư vấn thị trường để phát triển bền vững

Trang 28

* Hỗ trợ xây dựng cơ sở vật chất, hạ tầng phục vụ sản xuất

Hỗ trợ, tư vấn quy hoạch giao thông, thủy lợi nội đồng, chuyển đổi ruộngđất, khuyến khích phát triển kinh tế trang trại với nhiều loại hình thích hợp

Hỗ trợ xây dựng mặt bằng cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, làngnghề, chế biến sau thu hoạch, giao thông, thủy lợi…

* Xây dựng nông thôn gắn với quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường nông thôn

Chú trọng vấn đề cấp thoát nước, quản lý thu gom rác thải ở nông thôn,đặc biệt là trong quá trình đô thị hóa, nhiều khu công nghiệp hình thành và chủyếu lấy lao động nông thôn Cần phải xây dựng hệ thống xử lý chất thải, đồngthời tuyên truyền nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho người dân, xây dựng

hệ thống quản lý môi trường ở từng khu vực một cách chặt chẽ

* Phát triển cơ sở vật chất cho các hoạt động văn hóa mang tính bản sắc dân tộc ở nông thôn

Xã hội hóa các hoạt động văn hóa ở nông thôn, trước hết xuất phát từ việuxây dựng làng văn hóa với những tiêu chuẩn thiết thực Phong trào này phảiđược phát triển trên diện rộng và có chiều sâu

Căn cứ từng điều kiện cụ thể mà vai trò từng nội dung đối với mỗi địaphương khác nhau Tuy nhiên, những nội dung trên cần được song song thựchiện, tạo điều kiện phát triển một cách đồng bộ, toàn diện trong một mô hìnhnông thôn mới

2.1.6 Các đoàn thể và tổ chức xã hội trong việc thực hiện xây dựng NTM

* Uỷ ban mặt trận Tổ quốc

Uỷ ban mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng các tổ chức phát động cuộc vậnđộng “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư” và cácphong trào hành động gắn với xây dựng nông thôn mới

Các tổ chức Mặt trận Tổ quốc ở cơ sở hưởng ứng cuộc vận động “Toàndân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư” bằng các hoạt động kinh

Trang 29

tế - xã hội, phát triển sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chỉnh trang đườnglàng ngõ xóm xanh sạch đẹp, văn minh Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể cầnthực hiện đa dạng hoá các hình thức tuyên truyền thường xuyên, công khai, phổbiến cho đoàn viên, hội viên, Ban chấp hành các đoàn thể và nhân dân tại cácbuổi sinh hoạt cụ thể từng nội dung, tiêu chí xây dựng nông thôn mới Để từ đó,giúp nhân dân hiểu rõ và tham gia các công trình phúc lợi của địa phương, hiếnđất làm đường, sớm bàn giao mặt bằng cho các công trình xây dựng cơ bản hạtầng đồng thời kiểm tra, giám sát các công trình xây dựng về thiết kế công trình,quy mô và thời gian hoàn thành các công trình Thông qua các buổi hội ý vớinhững hộ gia đình có diện tích ảnh hưởng đến các công trình để tham khảo, lấy

ý kiến và nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của nhân dân để kịp thời tháo gỡ nhữngkhó khăn, vướng mắc nhằm tạo điều kiện thuận lợi trong công tác tuyên truyền,vận động nhân dân hiến đất làm đường

* Hội phụ nữ

Tổ chức các hoạt động như hỗ trợ vay vốn phát triển kinh tế gia đình,

“Phụ nữ giúp nhau làm kinh tế” “chương trình hỗ trợ phụ nữ tạo việc làm, tăngthu nhập”,… là những cách làm hiệu quả nhằm khơi dậy được tiềm năng to lớn,sức sáng tạo, truyền thống nhân ái, ý thức tự nguyện giúp nhau về kinh nghiệm,ngày công sản xuất

Đồng thời thông qua các tổ nhóm như: “Vay vốn - tiết kiệm”, “Phụ nữ sảnxuất giỏi”, “câu lạc bộ khuyến nông”, các mô hình lồng ghép dân số, sức khoẻsinh sản, xoá mù chữ,… để làm thu hút sự tham gia của phụ nữ trong chươngtrình xây dựng nông thôn mới

* Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh

Xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn

xã hội Trong đó, vai trò của các đoàn thể là rất lớn, thanh niên với vai trò xungkích đi đầu trong các hoạt động, dám nghĩ, dám làm và dám chịu trách nhiệm

Trang 30

Vai trò của Đoàn Thanh niên hay Thanh niên nông thôn có ý nghĩa rất quantrọng trong tiến trình xây dựng nông thôn mới:

- Thứ nhất, đoàn viên là người xung kích đi đầu vận động thanh niên nôngthôn tham gia học tập, nâng cao trình độ, tổ chức và xây dựng các phong tràothanh niên tại địa phương như: Phong trào thanh niên lập nghiệp, thanh niênnông thôn trong công tác bảo vệ môi trường, thanh niên nông thôn trong công tácphong trào văn hóa, văn nghệ của địa phương

- Thứ hai, mỗi đoàn viên thật sự là người tuyên truyền trong quá trình xâydựng nông thôn mới, trước hết vận động gia đình, hàng xóm hiểu rõ được vai tròquan trọng trong tiến trình xây dựng nông thôn mới, mỗi gia đình có đoàn viênthanh niên đi đầu trong các hoạt động xây dựng nông thôn mới như: Tích cựctăng gia phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho bản than và hộ gia đình, thamgia trồng cây xanh bảo vệ môi trường,…

- Thứ ba, thông qua các hoạt động tuyên truyền vận động tham gia xâydựng nông thôn mới, bằng các hoạt động cụ thể như: Vận động nông dân hiếnđất và góp ngày công để xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn mới,tham gia kiểm tra giám sát tình hình đầu tư cơ sở hạ tầng; tích cực tham gia pháttriển sản xuất, vận động nông dân liên kết hình thành các tổ hợp tác, hợp tác xã

để giúp đỡ, hỗ trợ nông dân đầu vào, đầu ra được thuận lợi; tích cực vận độngnông dân áp dụng các kiến thức về khoa học kỹ thuật để sản xuất ra các sảnphẩm an toàn; đẩy mạnh hỗ trợ phát triển các ngành nghề, hỗ trợ vay vốn tíndụng để phát triển sản xuất, xây dựng các công trình hầm biogas, nhà vệ sinh,…

từ đó góp phần xây dựng thành công mô hình nông thôn mới

Điểm nổi bật của thanh niên là có sức khỏe, dám nghĩ, dám làm, mạnhdạn tham gia các phong trào phát triển kinh tế - xã hội của địa phương để từ đóvươn lên thoát nghèo, làm giàu, là lực lượng xung kích, đi đầu ủng hộ và thựchiện hiệu quả các chủ trương, đường lối của đảng, chính sách, pháp luật của Nhànước Động viên, khuyến khích họ tích cực tiếp thu, ứng dụng tiến bộ vào sản

Trang 31

xuất, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu cây trồng vật nuôi vào sựnghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn Xây dựng nôngthôn mới trong đó phát triển nguồn nhân lực trẻ được coi trọng, là người chủ của

xã hội tương lai Vì vậy, để đảm bảo thực hiện tốt chương trình, tham gia vàocông cuộc xây dựng quê hương, đất nước, đoàn viên thanh niên nông thôn chủđộng nâng cao trình độ học vấn, kiến thức về tin học, ngoại ngữ, thích ứng vớiquá trình hội nhập

Gắn với điều kiện thực tiễn của địa phương, các cơ sở đoàn cần chủ động,phối kết hợp với các đơn vị, cá nhân mở các lớp học, khóa bồi dưỡng ngắn hạnnhằm trang bị kiến thức cho thanh niên nông thôn Đoàn Thanh niên phải phốihợp tổ chức, tư vấn, hỗ trợ cho họ về việc làm, kỹ năng tiếp thu tiến bộ kỹ thuật,kiến thức quản lý kinh tế đồng thời nắm bắt nhu cầu, nguyện vọng về nghềnghiệp, việc làm của thanh niên trên địa bàn, cho họ đăng ký, lập danh sách vàphối hợp với các ngành chức năng tiến hành đào tạo nghề cho thanh niên theochương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn của Nhà nước

Ngoài vai trò của đoàn Thanh niên, cấp ủy chính quyền các cấp cần quantâm, hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi, tin tưởng giao cho tổ chức đoàn thực hiệnnhững công trình, phần việc cụ thể, phối hợp chặt chẽ với đoàn Thanh niên trongviệc triển khai các nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới

* Hội nông dân

Có vai trò quan trọng trong việc tuyên truyền, vận động nhân dân pháttriển kinh tế hộ gia đình, huy động nguồn lực từ các hộ để tham gia xây dựngnông thôn mới Thông qua các buổi hội thảo đầu bờ, các lớp tập huấn kỹ thuật,

…hội nông dân có thể triển khai đến hội viên các nội dung thiết thực như:Tuyên truyền vận động hội viên phát huy vai trò nòng cốt trong xây dựng nôngthôn mới, tham gia thu gom rác thải tại cộng đồng, hỗ trợ nông dân phát triểnkinh tế, dạy nghề hay tư vấn việc làm cho nông dân,…

Trang 32

Hội nông dân các cấp đẩy mạnh bằng những hoạt động thiết thực như:

Hỗ trợ nông dân trồng rừng bền vững, vận động và kết nối với các doanh nghiệp

để giúp nông dân xây dựng các mô hình chăn nuôi gia súc, gia cầm theo quytrình kỹ thuật đồng thời phối hợp với các ngân hang đẩy mạnh đầu tư tín dụngcho các mô hình phát triển kinh tế

* Hội Người cao tuổi

Tuy có nhiều khó khăn nhưng với điều kiện, sức khoẻ, kinh nghiệm sảnxuất và truyền thống văn hoá dân tộc, người cao tuổi đã và đang đóng góp vaitrò quan trọng trong phát triển kinh tế gia đình Ở nông thôn, phần lớn người caotuổi là chủ gia đình, là người tổ chức và điều hành sản xuất, là người chủ sở hữutài sản,…

Từ thực tiễn trên, Hội Người cao tuổi coi “Chương trình mục tiêu Quốcgia về xây dựng nông thôn mới” là giải pháp hữu hiệu không chỉ với nông dân,nông thôn mà cả đối với người cao tuổi đang sinh sống ở nông thôn Với kinhnghiệm và thực lực của mình, người cao tuổi có vai trò quan trọng và sẽ cónhững đóng góp to lớn trong việc thực hiện “Chương trình mục tiêu Quốc gia vềxây dựng nông thôn mới” Bởi mỗi hội viên người cao tuổi, họ có uy tín, kinhnghiệm trong cuộc sống, am hiểu phong tục, tập quán, tín ngưỡng, quán xuyếnmọi hoạt động của làng, giải quyết mọi công việc đối nội, đối ngoại và quantrọng nhất là biết đặt quyền lợi của cộng đồng lên trên hết

Do tầm quan trọng của Hội như vậy nên việc chỉ đạo các thành viêntrong làng thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội, xây dựng nông thônmới là trách nhiệm và nghĩa vụ của từng hội viên hội người cao tuổi

Xây dựng nông thôn mới là một nhiệm vụ lâu dài cần có sự chung taycủa tất cả các đoàn thể và tổ chức xã hội Thông qua các mô hình, hình thức hoạtđộng của mình, các đoàn thể và tổ chức xã hội đã cùng các cấp, ngành tham giaphát triển nông nghiệp, nông thôn góp phần tích cực vào công cuộc xây dựngnông thôn mới

Trang 33

* Hợp tác xã

Các hợp tác xã kiểu mới được thành lập hoặc chuyển đổi phù hợp vớinền kinh tế thị trường, trên cơ sở tự nguyện gia nhập của nông dân và nhữngngười, các tổ chức khác Hợp tác xã kiểu mới không quản lý các hoạt động canhtác chính mà chủ yếu cung cấp các dịch vụ đầu vào, dịch vụ tiêu thụ sản phẩmcho nông dân và các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ trên địa bàn Hoạt động của hợp tác

xã nhằm tăng sức mạnh tập thể, khắc phục những mặt tiêu cực của kinh tế thịtrường, làm cho các hộ nông dân, các trang trại và cơ sở sản xuất xích lại gầnnhau hơn

Nói chung, các hợp tác xã hiện nay là các hợp tác xã dịch vụ, chủ yếucung cấp dịch vụ đầu vào cho nông dân, cơ chế tổ chức và hoạt động so với hợptác xã cũ có nhiều tiến bộ, hiệu quả hơn

* Ngân hàng và các tổ chức tín dụng

Phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn trong điều kiện sản xuấtphân tán nên các hộ nông dân và các trang trại, các cơ sở sản xuất quy mô nhỏrất cần tín dụng Hoạt động tín dụng nhằm cung ứng vốn vay cho các yêu cầuphát triển sản xuất kinh doanh nông nghiệp, chế biến, tiểu thủ công nghiệp, dịch

vụ ở nông thôn Sự tham gia của các ngân hàng, các tổ chức tín dụng nhằm cungứng vốn kịp thời, lành mạnh, tránh những tiêu cực của hoạt động tín dụng phichính thống Do đó, việc cung cấp tín dụng với những điều kiện mà cá nhân và

tổ chức có thể quản lý được có tầm quan trọng sống còn đối với các chươngtrình phát triển nông thôn của cả nước

Trang 34

sản Từ năm 1998, Chính phủ đã đưa ra chương trình cải cách các doanh nghiệpnhằm khắc phục tình trạng thua lỗ hoặc làm ăn kém hiệu quả với các chủ trương

cụ thể:

- Đa dạng hoá chủ sỡ hữu các doanh nghiệp thông qua viêc cổ phần hoácác doanh nghiệp

- Giải thể các doanh nghiệp làm ăn không hiệu quả

- Cơ cấu lại các doanh nghiệp vẫn thuộc Chính phủ quản lý

- Xây dựng một hệ thống an toàn xã hội cho những người lao động mấtviệc trong thực hiện chính sách này

Nhà nước vẫn chủ trương tạo mọi điều kiện để doanh nghiệp là lựclượng chủ đạo trong lĩnh vực quan trọng đặc biệt là việc tiêu thụ sản phẩm vàchế biến gạo, đường, muối, cao su, cà phê, chè và các nông sản chủ yếu khác.Ngoài ra, một số doanh nghiệp trong lĩnh vực này được đầu tư và tạo cơ chếthuận lợi để từng bước bán cổ phần cho người nông dân trong vùng sản xuấtnguyên liệu nhằm gắn kết giữa sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông sản

Trong xây dựng nông thôn mới, doanh nghiệp tham gia đầu tư vào nôngnghiệp, nông thôn; hỗ trợ tài chính cho xây dựng cơ sở hạ tầng; tạo việc làm, thunhập góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn; phát triển chế biến nônglâm sản tạo điều kiện cho nông nghiệp phát triển; góp phần chuyển dịch cơ cấukinh tế nông thôn, đồng thời đóng góp vào ngân sách, thực hiện các công tác xãhội địa phương

2.1.7 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc phát huy vai trò của các đoàn thể và tổ

chức xã hội trong xây dựng NTM

* Về phía các đoàn thể và tổ chức xã hội

Xuất phát từ vị trí, vai trò của các đoàn thể và tổ chức xã hội là tổ chứcchính trị xã hội rộng lớn của giai cấp nông dân; là trung tâm, nòng cốt trongphong trào nông dân và công cuộc xây dựng nông thôn mới Các đoàn thể và tổchức xã hội chủ động phối hợp là cầu nối quan trọng với các cấp, các ngành, các

Trang 35

doanh nghiệp theo hình thức liên kết 4 nhà (Nhà nước-Nhà khoa học-Nhà doanh nghiệp) để tổ chức các hoạt động hỗ trợ cho nông dân Trong thời giangian qua triển khai đã đạt được nhiều kết quả cụ thể, tuy nhiên trên thực tế hiệnnay, tổ chức đoàn thể chủ yếu là phối hợp triển khai các hoạt động hỗ trợ chưa

nông-có đủ các nguồn lực và thiếu chủ động để tổ chức triển khai Bên cạnh đó, trongcác chương trình phối hợp các nguồn lực cho vay ưu đãi còn ít, như tín chấp vayvốn qua ngân hàng Nông nghiệp & PTNT số vốn chỉ được giới hạn Hơn thếnữa với cơ cấu là tổ chức đoàn thể, nên độ chặt chẽ trong bộ máy tổ chức còn cónhiều hạn chế, nhiều hoạt động chủ yếu mang tính phong trào

* Về phía các cơ quan doanh nghiệp phối kết hợp

Để việc tuyên truyền, vận động người dân hiệu quả thì cần có nhữngchương trình, dự án cụ thể nhằm xây dựng mô hình, đào tạo và chuyển giao chongười dân mới có tính thuyết phục Tuy nhiên trên thực tế hiện nay do chưa có

cơ chế chính sách cụ thể, các hoạt động dịch vụ, hỗ trợ người dân phát triển sảnxuất, kinh doanh của các tổ chức đoàn thể trong thời gian qua chủ yếu dựa vào

cơ chế “xin - cho” thông qua các chương trình phối hợp Để có điều kiện hoạtđộng, các ban ngành đoàn thể đã ký chương trình phối hợp, nghị quyết liên tịchvới hơn 40 bộ, ngành, doanh nghiệp Các hoạt động đó tuy có hiệu quả rất rõrệt, thiết thực đối với nông dân, nhưng mới chỉ ở phạm vi hẹp Các hoạt độngvẫn bị hạn chế mà nguyên nhân lớn nhất là do thiếu tính chủ động và những điềukiện cần thiết, đặc biệt về kinh phí để tổ chức triển khai thực hiện Bên cạnh đó,

do đặc điểm là chương trình phối hợp nên ràng buộc về pháp lý còn mức độ dovậy nhiều đơn vị lúc mới triển khai thì thực hiện đầy đủ nhưng sau một thời gianhiệu quả hoạt động giảm dần

* Các yếu tố ngoại cảnh khác

Nông nghiệp nước ta trong những năm trở lại đây đã đạt được nhiều thànhtựu rực rỡ, được cả thế giới ghi nhận Nhưng nó vẫn còn có những hạn chế yếukém, bất cập và những vấn đề phát sinh cần phải giải quyết Hội nghị Trung

Trang 36

ương lần thứ Bảy khoá X về nông nghiệp nông dân, nông thôn đã chỉ ra nhữnghạn chế, yếu kém sau:

- Cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn chuyển dịch chậm so với yêucầu Nông nghiệp vẫn nặng về trồng trọt, lúa đóng vai trò chủ yếu trong cơ cấucây trồng, tỷ trọng giá trị chăn nuôi mới vượt ngưỡng 20%, sản xuất phân tánnăng xuất thấp

- Nông nghiệp phát triển còn kém bền vững, tốc độ tăng trưởng có xuhướng giảm dần, sức cạnh tranh thấp, chưa phát huy tốt nguồn lực cho phát triểnsản xuất, nghiên cứu chuyển giao khoa học - công nghệ và đào tạo nguồn nhânlực còn hạn chế Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cách thức sản xuất trongnông nghiệp còn chậm, phổ biến là sản xuất nhỏ, phân tán

- Công nghiệp, dịch vụ và ngành nghề phát triển chậm, chưa thúc đẩymạnh mẽ chuyển dịch cơ cấu kinh tế và lao động ở nông thôn Trình độ côngnghiệp hoá hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn còn thấp, công nghệ sau thuhoạch chưa phát triển Chất lượng sản phẩm chậm được cải thiện, giá thành cao,sức cạnh tranh yếu

- Các hình thức tổ chức sản xuất chậm đổi mới, chưa đáp ứng yêu cầu củasản xuất hàng hoá Sản xuất và tiêu thu sản phẩm nông nghiệp chịu tác động củanhững biến động giá nông sản và vật tư trên thị trường thế giới nên tính rủi rocao, tiềm ẩn nguy cơ kém bền vững

- Nông nghiệp và nông thôn phát triển thiếu quy hoạch, kết cấu hạ tầngkinh tế-xã hội còn yếu, môi trường ô nhiễm, năng lực thích ứng đối phó vớithiên tai còn hạn chế Nếu không có những giải pháp chủ động đối phó với dựbáo của khí tượng thuỷ văn, nếu băng tan mực nước biển dâng cao thì đồng bằngsông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng sẽ bị ngập mặn mất đi 38% diện tíchđất canh tác (Nguyễn Thị Ngân – 2010)

- Sự phụ thuộc của các sản phẩm nông nghiệp vào các yếu tố công nghiệp.Năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất nông nghiệp đều phụ thuộc ngày càng

Trang 37

nhiều vào sản phẩm công nghiệp là đầu vào của nông nghiệp (phân bón, thuốctrừ sâu, thiết bị, dụng cụ cơ khí phục vụ chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản, thuốcBVTV, thuốc thú y ) Giá của các sản phẩm này khá cao so với giá nông sản.

- Nền kinh tế chuyển từ tự cấp, tự túc qua sản xuất hàng hoá đã đặt nông

hộ vào tình trạng bị động, bấp bênh Niềm vui được mùa, nhiều khi không bù lạiđược nỗi lo mất giá

- Nhiều thông tin nông dân cần thì không có, nếu có không dễ thu nhậnđược Các trung tâm xử lý và truyền đạt thông tin thường nằm ở thành phố lớn,khu đô thị Thông tin thời tiết, dịch bệnh, thị trường, giá cả thường đến với nông

dân chậm, thậm chí sai lệch

2.2 Cơ sở thực tiễn

2.2.1 Sự tham gia của các đoàn thể, tổ chức xã hội và người dân về xây dựng

và phát triển NTM trên thế giới

Phát triển nông thôn với việc nâng cao vai trò của người dân trong việctham gia xây dựng nông thôn là mục tiêu quan trọng trong chiến lược phát triểnkinh tế, bình ổn xã hội, nhằm đạt đến sự phát triển bền vững cho mỗi quốc gia.Tuy nhiên mỗi quốc gia có một quốc sách phát triển để phù hợp với điều kiện,hoàn cảnh của đất nước mình

2.2.1.1 Kinh nghiệm phát triển nông thôn ở Trung Quốc

Trong lĩnh vực nông thôn, Trung Quốc đã hình thành Xí nghiệp Hương

Trấn từ năm 1950, trên cơ sở các xí nghiệp, đội sản xuất của công xã nhân dântrước đây Kể từ cuối những năm 1970, Chính phủ Trung Quốc đã đề ra nhiềuchính sách để phát triển xí nghiệp Hương Trấn Đầu năm 1997 toàn quốc cókhoảng 20 triệu xí nghiệp Hương Trấn, với số lao động là 130 triệu người: trong đó,

xí nghiệp do tập thể quản lý là 1,5 triệu với 60 triệu lao động, 30.000 xí nghiệpHương Trấn hợp tác, liên doanh với nước ngoài, ngoài ra là các loại xí nghiệp khác

do tư nhân hoặc tư nhân liên doanh, liên kết

Trung Quốc có 1,2 tỷ dân, trong đó có hơn 900 triệu người sống ở nông

Trang 38

thôn, không những lao động nông thôn dư thừa, mà lao động ở thành thị cũng dưthừa Vì vậy, khả năng thu hút lao động ở nông thôn về thành thị là có hạn Sựphát triển của xí nghiệp Hương Trấn không những có thể thu hút được lượng lớnsức lao động dư thừa ở nông thôn, mà còn phù hợp với nhu cầu phát triển nhiềutầng nấc của LLSX trong quá trình công nghiệp hoá nông thôn

Xí nghiệp Hương Trấn là một loại hình xí nghiệp kinh tế do nông dân tựnguyện thành lập ngay tại quê hương, trên cơ sở sử dụng lợi thế về nguồn tàinguyên, lao động và các nguồn lực kinh tế khác dưới sự quản lý của chínhquyền các cấp, sự lãnh đạo của đảng và quan tâm giúp đỡ của nhà nước

Sức lao động ở nông thôn có thể lưu động tự do giữa các ngành, điều đótạo điều kiện cần thiết cho việc tổ hợp tốt hơn các yếu tố sản xuất ở nông thôn

Xí nghiệp Hương Trấn có cơ chế vận hành phù hợp với yêu cầu của kinh tế thịtrường nên mở ra một khoảng không gian sinh tồn, phát triển, lớn mạnh tronglĩnh vực phi nông nghiệp, nơi có rất nhiều xí nghiệp quốc doanh

Sau hơn 20 năm tăng trưởng, các doanh nghiệp nông thôn đã làm thay đổitoàn cảnh kinh tế khu vực nông thôn; trở thành lực lượng chính đứng sau sự tăngtrưởng bền vững chung của Trung Quốc; vai trò to lớn của doanh nghiêp nôngthôn Trung Quốc trong việc tạo ra sự bình đẳng hơn về phân phối thu nhập trongnội bộ tỉnh có được là nhờ bản chất nhỏ bé mang tính địa phương và sử dụngnhiều lao động của các doanh nghiệp này; sự phân hoá thu nhập theo vùng có xuhướng gắn liền với sự khác nhau về mật độ phân bố dân cư nông thôn giữa cácvùng (lục địa và duyên hải), do đó bằng việc tăng thu nhập ở các vùng nôngthôn, sự phát triển của các doanh nghiệp nông thôn đã góp phần vào việc giảmbất bình đẳng thu nhập ở Trung Quốc

Các xí nghiệp Hương Trấn quy mô nhỏ có vai trò quan trọng đặc biệt vớiviệc giải phóng cho công nghiệp ở thành thị tập trung đầu tư nâng cao năng lựccạnh tranh trên thị trường công nghệ cao, giải quyết nhiều vấn đề xã hội như tạoviệc làm, tăng thu nhập cho các tầng lớp nhân dân, mở rộng thị trường trong

Trang 39

nước

Như vậy, có thể nói rằng, Xí nghiệp Hương Trấn là mô hình đặc biệt củaTrung Quốc và nó đã được nhân rộng ra nhiều vùng ở nông thôn, tạo nên sứcmạnh kinh tế to lớn, giải quyết những vấn đề xã hội gay cấn và mang ý nghĩakinh tế xã hội sâu sắc Xí nghiệp Hương Trấn đã tạo cho nông dân tự lập trongthu nhập, ổn định đời sống vật chất và tinh thần cho nông dân Trung Quốc

2.2.1.2 Hàn Quốc phát triển nông thôn từ việc nâng cao vai trò của nông dân

thông qua mô hình “Làng mới” (Saemaul Undong)

Hàn Quốc vào những năm đầu 60 vẫn là một nước nông nghiệp chậm

phát triển, dân số tăng 3%/năm, GDP tăng 3,7%/năm, GDP bình quân đầu người

từ 67 - 87 USD/người/năm và trên 75% dân cư sống ở khu vực nông thôn, vốnđầu tư chủ yếu vay nước ngoài

Từ 1962 - 1971, chính phủ Hàn Quốc ưu tiên phát triển công nghiệp,hướng vào xuất khẩu để tăng trưởng kinh tế, GDP tăng bình quân 9,3%/năm(công nghiệp tăng trên 10%) Tuy nhiên công nghiệp hóa, đô thị hóa nhanh đốinghịch với nông thôn lạc hậu gây nên tình trạng tài nguyên thiên nhiên bị khaithác bừa bãi, di cư lao động nông thôn ra thanh thị tăng, thất nghiệp, tệ nạn xãhội, nghèo đói, ô nhiễm môi trường, Hàn quốc xác định cần có các chính sáchmới phát triển nông thôn góp phần phát triển KTXH bền vững và tiến hành thực

hiện Mô hình làng mới Với mục tiêu là “Làm thay đổi suy nghĩ thụ động và ỷ lại của người dân nông thôn”

Như vậy, phong trào làng mới nhấn mạnh đến yếu tố quan trọng nhất tạo

động lực cho phát triển là “phát triển tinh thần của người nông dân”, lấy sự thúc

đẩy vật chất để kích thích tinh thần và qua đó phát huy nội lực tiềm tàng to lớn củanông dân

* Một số hoạt động của mô hình “làng mới” trong việc nâng cao vai trò của người dân trong việc tham gia xây dựng mô hình

- Tổ chức chương trình từ cơ sở đến Trung ương, phối hợp chặt chẽ giữa

Trang 40

các bộ: Cấp được coi trọng nhất vẫn là cấp cơ sở, việc đầu tiên được tiến hành là

bầu ra một tổ chức ở cấp cơ sở được gọi là “Uỷ ban Phát triển Làng mới”; Uỷ

ban này có khoảng 5 - 10 người, những người này là đại diện cho cộng đồng ởlàng và chịu trách nhiệm lập kế hoạch, thực thi các tiểu dự án phát triển nôngthôn cho làng mình Ngoài ra ở cấp tỉnh và cấp huyện, thị cũng được thành lập

Uỷ ban này nhằm giúp, hướng dẫn, tư vấn mọi hoạt động cho Uỷ ban Phát triểnlàng mới và giúp họ trong vấn đề huy động vật lực Khác với các nước khác,chương trình này do tổng thống đứng ra trực tiếp lãnh đạo Bộ trưởng Bộ Nội vụđứng đầu Uỷ ban điều phối Trung ương với 12 điều phối viên là các Bộ trưởngcủa các bộ

- Đội ngũ lãnh đạo thôn làm nòng cốt cho chương trình phát triển: Cuộchọp toàn dân mỗi làng bầu ra hai lãnh đạo, một nam và một nữ để lãnh đạo chophong trào của mình Những người này độc lập với hệ thống chính trị và hànhchính ở nông thôn và không được hưởng một khoản trợ cấp nào Nguồn tinhthần chính cho những người này là sự kính trọng của cộng đồng và sự vận độngtinh thần kịp thời từ Chính phủ, những người lãnh đạo tinh thần này không bịmột sức ép nào về chính trị hay ảnh hưởng về kinh tế, mà chỉ chịu sự phán xétcủa nông dân và được cộng đồng tin yêu

- Đào tạo cán bộ các cấp theo các mô hình, gắn cả nước với phong tràoPTNT: Để giảm khoảng cách giữa dân thường và quan chức Chính phủ, cần gắn

bó thực sự cán bộ nhà nước với nhân dân Các quan chức Trung ương được đưa

về và sống cùng với nông dân, lãnh đạo các cấp chính quyền sống với lãnh đạonông dân; Chính phủ mở các khoá đào tạo ngắn ngày khoảng từ một đến haituần, nội dung tuỳ theo nhu cầu từng giai đoạn của sự phát triển, đào tạo chủ yếu

là học theo các mô hình, rút kinh nghiệm từ các mô hình

- Phát huy dân chủ, đưa nông dân tham gia vào quá trình ra quyết định:Nông dân đều tự ra quyết định lựa chọn thứ tự ưu tiên cho mỗi hoạt động, trong

đó hoạt động nào được tiến hành trước và hoạt động nào tiến hành sau; họ tự chịu

Ngày đăng: 29/06/2014, 10:30

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Mai Thanh Cúc, Quyền Đình Hà, Nguyễn Thị Tuyết Lan, Nguyễn Trọng Đắc (2005). Giáo trình Phát triển nông thôn, Nhà xuất bản nông nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Phát triển nông thôn
Tác giả: Mai Thanh Cúc, Quyền Đình Hà, Nguyễn Thị Tuyết Lan, Nguyễn Trọng Đắc
Nhà XB: Nhà xuất bản nông nghiệp
Năm: 2005
2. Phạm Vân Đình (1998) Phát triển Xí nghiệp Hương Trấn ở Trung Quốc, NXB Nông nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển Xí nghiệp Hương Trấn ở Trung Quốc
Nhà XB: NXB Nông nghiệp
4. Cù Ngọc Hưởng (2006). Lý luận, thực tiễn và các chính sách xây dựng nông thôn mới Trung Quốc. Viện chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn, Dự án MISPA, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý luận, thực tiễn và các chính sách xây dựng nông thôn mới Trung Quốc
Tác giả: Cù Ngọc Hưởng
Năm: 2006
6. Phạm Xuân Sơn, Nguyễn Cảnh (2008). Xây dựng mô hình nông thôn mới ở nước ta hiện nay. Tạp chí cộng sản điện tử Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xây dựng mô hình nông thôn mới ở nước ta hiện nay
Tác giả: Phạm Xuân Sơn, Nguyễn Cảnh
Năm: 2008
14.Trung tâm thông tin Nông nghiệp và PTNT – Bộ Nông nghiệp và PTNT, phát triển nông nghiệp bằng phong trào nông thôn mới (Saemaul) ở Hàn Quốc, Hà Nội, 2002 Sách, tạp chí
Tiêu đề: phát triển nông nghiệp bằng phong trào nông thôn mới (Saemaul) ở Hàn Quốc
15. Trung tâm Từ điển học. Từ điển tiếng việt, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, 1994 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển tiếng việt
Nhà XB: Nhà xuất bản Khoa học xã hội
3. Nguyễn Mạnh Hùng (2011). Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra - từ chủ chương đến hiện thực ở nước ta hiện nay Khác
5. Nguyễn Thị Nguyệt (2012). Phụ nữ Hà Tĩnh trong xây dựng nông thôn mới Khác
7. Ban chỉ đạo chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới huyện Quỳnh Lưu. Kế hoạch triển khai xây dựng nông thôn mới xã Quỳnh Văn Khác
8. Ban chỉ đạo chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới huyện Quỳnh Lưu. Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch xây dựng nông thôn mới năm 2013, biện pháp chỉ đạo thực hiện 2014 Khác
9. Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn. Chuyên đề tổ chức tuyên truyền và vận động xây dựng nông thôn mới Khác
10.Đảng cộng Sản Việt Nam (số 26 – NQ/TW 5/8/2008). Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy Ban chấp hành Trung ương khoá X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn Khác
11.Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Vĩnh Phúc. Hội Cựu chiến binh xã Lăng Công tích cực tham gia xây dựng nông thôn mới Khác
12.Thủ tướng Chính Phủ (số 491/QĐ – TTg ngày 16/04/2009). Quyết định Khác
13. Thủ tướng Chính Phủ (số 800/QĐ – TTg ngày 4/6/2010). Quyết định phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020 Khác
16. UBND xã Quỳnh Văn. Báo cáo kết quả thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội năm 2011, 2012, 2013 Khác
17. UBND xã Quỳnh Văn. Báo cáo tóm tắt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội xã Quỳnh Văn, huyện Quỳnh Lưu giai đoạn 2011 – 2020 Khác
18. UBND xã Quỳnh Văn. Đề án xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011 – 2020 Khác
19. UBND xã Quỳnh Văn. Quyết định thành lập Ban chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới xã Quỳnh Văn Khác
20. UBND tỉnh Nghệ An (số 3875/QĐ.UBND-NN ngày 31/08/2010). Quyết định về việc phê duyệt kế hoạch Chương trình mục tiêu Quốc gia Xây dựng nông thôn mới tỉnh Nghệ An giai đoạn 2010 – 2020 Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 3.1 Tình hình sử dụng đất đai của xã Quỳnh Văn (2011-2013) - “Nâng cao vai trò của các đoàn thể và tổ chức xã hội trong xây dựng Nông thôn mới xã Quỳnh Văn, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An”
Bảng 3.1 Tình hình sử dụng đất đai của xã Quỳnh Văn (2011-2013) (Trang 56)
Bảng 3.2 Tình hình dân số và lao động của xã Quỳnh Văn (2011-2013 ) - “Nâng cao vai trò của các đoàn thể và tổ chức xã hội trong xây dựng Nông thôn mới xã Quỳnh Văn, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An”
Bảng 3.2 Tình hình dân số và lao động của xã Quỳnh Văn (2011-2013 ) (Trang 58)
Bảng 3.3 Kết quả sản xuất kinh doanh của xã Quỳnh Văn (2011-2013) - “Nâng cao vai trò của các đoàn thể và tổ chức xã hội trong xây dựng Nông thôn mới xã Quỳnh Văn, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An”
Bảng 3.3 Kết quả sản xuất kinh doanh của xã Quỳnh Văn (2011-2013) (Trang 62)
Bảng 4.5  Tỷ lệ đại diện các tổ chức và người dân tham gia các cuộc họp - “Nâng cao vai trò của các đoàn thể và tổ chức xã hội trong xây dựng Nông thôn mới xã Quỳnh Văn, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An”
Bảng 4.5 Tỷ lệ đại diện các tổ chức và người dân tham gia các cuộc họp (Trang 81)
Bảng 4.6  Các tổ cức đoàn thể tham gia lập kế hoạch phát triển - “Nâng cao vai trò của các đoàn thể và tổ chức xã hội trong xây dựng Nông thôn mới xã Quỳnh Văn, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An”
Bảng 4.6 Các tổ cức đoàn thể tham gia lập kế hoạch phát triển (Trang 84)
Bảng 4.7  Các tổ chức đoàn thể tham gia công tác xây dựng quy hoạch - “Nâng cao vai trò của các đoàn thể và tổ chức xã hội trong xây dựng Nông thôn mới xã Quỳnh Văn, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An”
Bảng 4.7 Các tổ chức đoàn thể tham gia công tác xây dựng quy hoạch (Trang 86)
Bảng 4.9  Công tác quản lý và sử dụng tài sản - “Nâng cao vai trò của các đoàn thể và tổ chức xã hội trong xây dựng Nông thôn mới xã Quỳnh Văn, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An”
Bảng 4.9 Công tác quản lý và sử dụng tài sản (Trang 89)
Bảng 4.10  Tác động của chương trình NTM đến thu nhập của người dân - “Nâng cao vai trò của các đoàn thể và tổ chức xã hội trong xây dựng Nông thôn mới xã Quỳnh Văn, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An”
Bảng 4.10 Tác động của chương trình NTM đến thu nhập của người dân (Trang 94)
Bảng 4.12  Tác động của chương trình đến môi trường - “Nâng cao vai trò của các đoàn thể và tổ chức xã hội trong xây dựng Nông thôn mới xã Quỳnh Văn, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An”
Bảng 4.12 Tác động của chương trình đến môi trường (Trang 97)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w