1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu tình hình sản xuất kinh doanh của các hộ sản xuất kinh doanh gốm tại xã Phù Lãng, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh

81 794 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 81
Dung lượng 2,4 MB

Nội dung

Ngành gốm Việt Nam có vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, tạo việc làm và thu nhập cho số đông lao động ở một số địa phương trên cả nước. Các sản phẩm gốm của các làng nghề không những được ưa chuộng trong nước mà còn được phát triển và ưa chuộng rộng rãi ở nước ngoài. Tuy nhiên ngày nay sản phẩm gốm của Việt Nam cũng phải chịu sức ép cạnh tranh mạnh mẽ với những sản phẩm ngoại về mẫu mã, chủng loại và chất lượng… ( Lê Thị Anh Tiến, 2010)

Trang 1

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ

1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Ngành gốm Việt Nam có vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, tạoviệc làm và thu nhập cho số đông lao động ở một số địa phương trên cả nước Cácsản phẩm gốm của các làng nghề không những được ưa chuộng trong nước mà cònđược phát triển và ưa chuộng rộng rãi ở nước ngoài Tuy nhiên ngày nay sản phẩmgốm của Việt Nam cũng phải chịu sức ép cạnh tranh mạnh mẽ với những sản phẩmngoại về mẫu mã, chủng loại và chất lượng… ( Lê Thị Anh Tiến, 2010)

Hiện nay việc sản xuất gốm tại các làng nghề chủ yếu là các hộ gia đình tựđứng lên thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh, tự chịu trách nhiệm về hoạt độngsản xuất kinh doanh của mình Hộ SXKD với trình độ sản xuất ở mức thấp, chủ yếu

là sản xuất thủ công, truyền thống, lao động chân tay là chính, máy móc sử dụngtrong sản xuất ít, giản đơn, tổ chức sản xuất mang tính tự phát, lề lối kinh doanh cònnặng nề về sản xuất nhỏ vì vậy nên quy mô sản xuất nhỏ lẻ, manh mún và không tậptrung Trình độ học vấn, trình độ tay nghề của lao động còn thấp, việc tổ chức sảnxuất kinh doanh của các hộ chủ yếu là dựa vào kinh nghiệm nên chất lượng sản xuấtkinh doanh chưa cao và thiếu tính bền vững Sản xuất truyền thống thủ công nênchất lượng sản phẩm hàng hóa chưa cao, tiêu thụ khó khăn, chưa nắm bắt được thịtrường nên còn thụ động , hiệu quả thấp (Ngô Văn Bắc, 2007)

Trước xu hướng toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, nước ta gia nhập tổchức Thương mại Thế giới (WTO), cùng với những tiến bộ và sự thay đổi mạnh mẽ củakhoa học kỹ thuật, sản xuất gốm đứng trước nhiều khó khăn, thách thức trong quá trìnhphát triển, khó khăn lớn nhất phải nói đến chính là sự cạnh tranh gay gắt của các sảnphẩm cùng loại hoặc các sản phẩm thay thế trong nước cũng như nước ngoài Thực tếhiện nay cho thấy rằng các hộ SXKD gốm không chỉ chơi trong sân chơi trong nước màchơi trên sân chơi toàn cầu, những sản phẩm gốm ngoại từ Trung Quốc, từ Nhật Bảnhiện nay tràn ngập rất nhiều trên thị trường gốm ở Việt Nam và cạnh tranh rất gay gắt vềgiá cả, mẫu mã, chất lượng với sản phẩm gốm trong nước, chính vì vậy đòi hỏi các hộSXKD gốm trong nước cần phải cải tiến công nghệ kỹ thuật, nâng cao trình độ, tay nghề

Trang 2

người lao động,… thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển, có như vậy mới có những sảnphẩm gốm chất lượng, mẫu mã đẹp để có thể cạnh tranh, mới có thể tồn tại và mới có thểđứng vững trên thị trường

Các làng nghề gốm truyền thống rải rác khắp các miền Bắc- Trung- Nam, phươngpháp sản xuất, hoạt động sản xuất khác nhau nên các hộ SXKD gốm ở mỗi miền có nhữngđặc điểm sản xuất riêng, những khó khăn thuận lợi khác nhau Sản xuất kinh doanh gốm tạilàng nghề truyền thống Phù Lãng đã từng có những giai đoạn phát triển huy hoàng, cũng cólúc tưởng như tàn lụi, rồi lại hồi sinh rực rỡ, vậy thì hoạt động sản xuất kinh doanh của hộSXKD gốm đã gặp phải rất nhiều khó khăn, trở ngại trong sản xuất Một vài năm gần đây, các

hộ SXKD gốm Phù Lãng đã có được những phát triển nhất định như đưa sản phẩm gốm mỹnghệ, áp dụng khoa học kỹ thuật…vào sản xuất, tuy nhiên hiện nay quy mô sản xuất kinhdoanh vẫn còn nhỏ lẻ và manh mún Vì vậy thúc đẩy sản xuất kinh doanh của các hộ SXKDgốm Phù Lãng là điều cần thiết để phát triển nghề gốm của cha ông truyền lại cũng như để tạo

sự bền vững cho hoạt động sản xuất kinh doanh của chính các hộ SXKD

Đã có rất nhiều nghiên cứu về sản phẩm gốm, cũng như hiệu quả sản xuấtkinh doanh gốm nhưng vẫn chưa có đề tài nào đi sâu nghiên cứu về tình hình sảnxuất kinh doanh gốm của các hộ SXKD ở Phù Lãng, vì vậy tôi quyết định chọn đề

tài : “Nghiên cứu tình hình sản xuất kinh doanh của các hộ sản xuất kinh doanh gốm tại xã Phù Lãng, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh” Nghiên cứu đi sâu tìm hiểu

về thực trạng sản xuất kinh doanh gốm của các hộ SXKD tại Phù Lãng, các yếu tốảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của hộ từ đó đề ra những giải phápthúc đẩy sản xuất kinh doanh của các hộ SXKD gốm Phù Lãng

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

1.2.1 Mục tiêu chung

Nghiên cứu thực trạng sản xuất kinh doanh của hộ SXKD gốm ở xã Phù Lãng,những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của hộ để từ đó đề ranhững giải pháp thúc đẩy sản xuất kinh doanh của các hộ SXKD gốm Phù Lãng

1.2.2 Mục tiêu cụ thể

- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về tình hình sản xuất kinhdoanh gốm sứ

Trang 3

- Phân tích thực trạng sản xuất kinh doanh gốm sứ của các hộ gia đình tạilàng gốm sứ Phù Lãng huyện Quế Võ tỉnh Bắc Ninh; Xác định các yếu tố ảnhhưởng đến tình hình sản xuất kinh doanh gốm sứ của các hộ.

- Đề xuất giải pháp phát triển của các hộ sản xuất kinh doanh gốm tạiPhù Lãng

1.3 Câu hỏi nghiên cứu

- Cơ sở lý luận và thực tiễn về tình hình sản xuất kinh doanh của các hộ

1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

1.4.1 Đối tượng nghiên cứu

* Đối tượng nghiên cứu: Tình hình sản xuất kinh doanh và kết quả, hiệu quả sản

xuất kinh doanh gốm của các hộ gia đình tại Phù Lãng

* Khách thể nghiên cứu: Hộ gia đình sản xuất gốm

Cơ quan quản lý tại địa phương

1.4.2 Phạm vi nghiên cứu

* Phạm vi nội dung:

- Thực trạng sản xuất kinh doanh gốm của các hộ SXKD ở Phù Lãng

- Những yếu tố ảnh hưởng đến tình hình sản xuất kinh doanh của các hộSXKD gốm Phù Lãng

- Giải pháp đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh của các hộ SXKD gốmPhù Lãng

Trang 4

VỀ SẢN XUẤT KINH DOANH GỐM CỦA HỘ SXKD

2.1 Cơ sở lý luận về sản xuất kinh doanh gốm của hộ SXKD

2.1.1 Khái niệm về SXKD gốm

Sản xuất gốm

Sản xuất là quá trình tạo ra sản phẩm và dịch vụ Về thực chất sản xuất chính

là quá trình chuyển hóa các đầu vào biến chúng thành các đầu ra dưới dạng sảnphẩm hay dịch vụ ( Nguyễn Anh Sơn, 1998)

Như vậy sản xuất gốm của hộ là quá trình sử dụng đầu vào là lao động, lànguyên liệu sản xuất đất sét, củi, tro rừng…trải qua nhiều công đoạn như quá trìnhtạo cốt gốm (chọn đất, xử lý đất, tạo dáng đổ khuôn, phơi và sửa hàng mộc), quátrình trang trí hoa văn, họa tiết và tráng men, quá trình đốt lò… để cho ra đời mộtsản phẩm gốm sứ hoàn chỉnh có thể được bán và tiêu thụ trên thị trường

Tiêu thụ sản phẩm gốm

Theo nghĩa hẹp: Tiêu thụ sản phẩm là chuyển giao hàng hóa cho khách hàng

và nhận tiền từ họ Trong mối quan hệ đó hai bên tiến hành thương lượng và thỏathận về điều kiện nội dung và điều kiện mua bán Khi hai bên đã thống nhất thì bênbán trao hàng và bên mua trả tiền, quyền sở hửu hàng hóa đã thay đổi nghĩa là việcthực hiện giá trị hàng hóa đã kết thúc (Đặng Đình Đào, Hoàng Đức Thân, 2008)

Theo nghĩa rộng: Tiêu thụ sản phẩm là quá trình tự tìm hiểu khách hàng trên thịtrường, tổ chức mạng lưới tiêu thụ, xúc tiến tiêu thụ với một loạt hoạt động hỗ trợ vàthực hiện những dịch vụ sau bán hàng (Đặng Đình Đào, Hoàng Đức Thân, 2008)

Tiêu thụ sản phẩm gốm của các hộ SXKD là quá trình cung cấp sản phẩm gốmsản xuất cho thị trường để được bán đến tay người tiêu dùng Đây là một quá trìnhquan trọng của hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và sản xuất kinh doanh gốmnói riêng, là bằng chứng thiết thực nhất của việc thu lại lợi nhuận từ quá trình sản xuất,đem lại nguồn tài chính cho các hộ SXKD, để các hộ SXKD tiếp tục các hoạt động sảnxuất kinh doanh của mình

Kết quả, hiệu quả sản xuất gốm của hộ SXKD

Trang 5

- Kết quả sản xuất: Kết quả sản xuất kinh doanh là những sản phẩm mang lạilợi ích tiêu dùng xã hội được thể hiện là sản phẩm vật chất hoặc sản phẩm phi vậtchất Những sản phẩm này phải phù hợp với lợi ích kinh tế và trình độ văn minh củatiêu dùng xã hội Nó phải được người tiêu dùng chấp nhận (Chu Văn Tuấn, 2001).

- Hiệu quả sản xuất: là một phạm trù kinh tế, biểu hiện sự phát triển theochiều sâu, nó phản ánh trình độ khai thác và sử dụng các nguồn lực trong quá trìnhtái sản xuất nhằm thực hiện mục tiêu kinh doanh, với chi phí bỏ ra ít nhất mà đạthiệu quả cao nhất (Chu Văn Tuấn, 2001)

* Kết quả, hiệu quả sản xuất của hộ SXKD gốm

- Kết quả sản xuất của hộ SXKD gốm: là những sản phẩm gốm, được các hộSXKD sử dụng nguyên liệu đầu vào, sử dụng công nghệ kỹ thuật… để tạo ra nhữngsản phẩm gốm hoàn chỉnh Sản phẩm gốm mang lại những lợi ích nhất định chongười tiêu dùng và được người tiêu dùng chấp nhận

- Hiệu quả sản xuất của hộ SXKD gốm: phản ánh trình độ sử dụng các nguồnlực đầu vào như đất sét, củi, lao động…, sử dụng công nghệ kỹ thuật với chi phí bỏ

ra thấp nhất nhưng tạo ra sản phẩm gốm nhiều nhất, chất lượng tốt nhất…

2.1.2 Vai trò của việc nghiên cứu sản xuất kinh doanh gốm của hộ SXKD

Để phát triển thì việc thúc đẩy sản xuất kinh doanh của các hộ SXKD gốm làđiều cần thiết và quan trọng mà bất kì hộ SXKD nào cũng cần phải chú ý Việcnghiên cứu sản xuất kinh doanh gốm của hộ SXKD gốm có những vai trò như sau:

Tìm hiểu thực trạng sản xuất kinh doanh gốm của các hộ SXKD để tìm ranhững khó khăn, thuận lợi trong việc sản xuất gốm Tồn tại những khó khăn gì,vướng mắc gì trong quá trình sản xuất gốm để có những biện pháp khắc phục, hạnchế những khó khăn đó Đồng thời nhận biết sản xuất gốm có những thuận lợi gì để

có thể tận dụng những thuận lợi đó để phát triển, thúc đẩy sản xuất gốm

Nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh của hộ SXKDgốm Phù Lãng Những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp, hoặc mức độ ảnhhưởng như thế nào đến sản xuất kinh doanh gốm của hộ SXKD Để từ đó đề ranhững giải pháp thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh gốm của hộ SXKD gốmPhù Lãng

Trang 6

Nghiên cứu sản xuất kinh doanh gốm của hộ SXKD không những giúp các

hộ có thể phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của chính mình mà xa hơn là mục tiêu phát triển làng nghề bền vững, phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn của cả nước

2.1.3 Đặc điểm sản xuất kinh doanh gốm của các hộ SXKD

Trong các ngành nghề truyền thống của nước ta, nghề gốm đã nổi lên nhưmột ngành có giá trị tuyệt mỹ, được vun đắp bằng bàn tay, trí tuệ của các thế hệnghệ nhân Hiện nay hầu hết các làng nghề gốm đều có quy mô sản xuất nhỏ lẻ,phần lớn là các hộ tự cung tự cấp SXKD gốm, có rất ít những doanh nghiệp hay cơ

sở sản xuất gốm với quy mô lớn

Sản xuất gốm tại các làng nghề chủ yếu là các hộ gia đình tự đứng lên thựchiện hoạt động sản xuất kinh doanh, tự chịu trách nhiệm về hoạt động sản xuất kinhdoanh của mình Hộ SXKD phần lớn sản xuất với quy mô nhỏ, manh mún Lý domột phần là do quen với lề lối làm ăn nặng nề sản xuất nhỏ, chưa thích ứng đượcvới cơ chế thị trường Một phần nữa là do vốn của các hộ SXKD gốm sản xuất ít,chi phí sản xuất bỏ ra không nhiều, vốn đầu tư thì rải đều trong quá trình sản xuấtgốm, thậm chí một số hộ sản xuất gốm mang tính thời vụ Vì vậy nên mà các hộSXKD gốm vẫn chưa thực sự phát triển (Ngô Văn Bắc, 2007)

Đối với các hộ SXKD gốm thì chủ hộ chính là người lao động chính, quantrọng nhất, làm việc có trách nhiệm và tâm huyết nhất Chủ hộ cũng là người quản

lý trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của gia đình, nhưng cũng do trình độhọc vấn ko cao, việc tổ chức sản xuất kinh doanh chủ yếu dựa vào kinh nghiệm nêntrình độ quản lý của chủ hộ còn chưa cao, không có sự chuyên nghiệp, vì thế nênsản xuất kinh doanh không ổn định, không có sự bền vững và chất lượng sản xuấtkinh doanh thấp

Tại các hộ SXKD thì lao động sản xuất gốm chủ yếu là những người cùnglàng, họ bỏ học từ sớm, học sản xuất gốm qua truyền nghề từ những người nghệnhân chứ không qua đào tạo trường lớp chính quy vì thế nên mà trình độ học vấn,trình độ tay nghề của người lao động còn thấp Trong khi đó, sản xuất gốm chủ yếu

là sản xuất thủ công, lao động chân tay là chính, chính vì thế nên chất lượng laođộng đã ảnh hưởng trực tiếp không tốt đến chất lượng sản phẩm gốm

Trang 7

Sản phẩm sản xuất tại các hộ SXKD tại Phù Lãng chủ yếu là các sản phẩmgốm gia dụng như chum , vại, tiểu, sành…

Các hộ SXKD gốm chủ yếu thường gắn liền với sản xuất nông nghiệp, sảnxuất chỉ mang tính mùa vụ, cộng thêm năng suất lao động thấp nên sản xuất vẫnchưa đảm bảo được nguồn thu nhập cho cuộc sống Các hộ SXKD thường sản xuấtkiêm nhiều ngành nghề khác để có thể tăng thu nhập cho gia đình (Phạm ThanhTrang, 2009), (Ngô Văn Bắc, 2007)

Với những đặc điểm như trên thì các hộ SXKD gốm nói chung và hộ SXKD gốm Phù Lãng nói riêng muốn thúc đẩy, phát triển sản xuất kinh doanh thì cần có những giải pháp thiết thực hơn như nâng cao chất lượng nguồn lao động, tăng nguồn vốn sản xuất, mở rộng quy mô, sản xuất tập trung và liên tục… Có như vậy mới có thể thúc đẩy sản xuất phát triển được.

2.1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh của các hộ SXKD gốm Phù Lãng

2.1.4.1 Thị trường tiêu thụ và đối thủ cạnh tranh

Thị trường tiêu thụ là nơi diễn ra mua bán trao đổi các loại hàng hóa, nhữngloại hàng hóa cùng loại hay thay thế sẽ cạnh tranh với nhau gay gắt để tìm kháchhàng Khi hoạt động SXKD diễn ra, các sản phẩm gốm được sản xuất ra thì các hộSXKD gốm quan tâm đầu tiên đến thị trường tiêu thụ, để biết được những biếnđộng của nhu cầu xã hội về số lượng, chất lượng, chủng loại, cơ cấu của sản phẩmgốm, giá cả, tình hình cung cầu về sản phẩm gốm Trong điều kiện kinh tế thịtrường hiện nay thì các hộ SXKD phải tự tìm kiếm thị trường đầu ra cho sản phẩmcủa mình Chính vì vậy thị trường tiêu thụ có những tác động nhất định đến sản xuấtkinh doanh của các hộ SXKD gốm tại Phù Lãng (Đinh Thị Niên, 2009)

Trong bất kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh nào đối thủ cạnh tranh luôn là sức

ép, sản phẩm cạnh tranh với nhau, giá cả, chất lượng, mẫu mã luôn được đem ra sosánh Các sản phẩm cùng loại cạnh tranh với nhau, hay cạnh tranh với các sản phẩmthay thế

Trên thị trường hiện nay, các sản phẩm gốm của các hộ SXKD cạnh tranhgay gắt với nhau về chủng loại, về giá cả, về mẫu mã…thậm chí còn cạnh tranh gay

Trang 8

gắt với những sản phẩm thay thế như nhựa, gỗ, thủy tinh…những sản phẩm mỹnghệ với những chất liệu khác nhau

Nghiên cứu, nắm bắt, xây dựng thị trường tiêu thụ sản phẩm đầu ra ổn định

và hiểu rõ về các đối thủ cạnh tranh có thể giúp các hộ SXKD gốm có thể điều chỉnh về chất lượng sản phẩm, mẫu mã, giá cả sản phẩm gốm mà mình sản xuất, làm thế nào để có thể sản xuất ra những sản phẩm gốm có giá cạnh tranh với chất lượng tốt mà chủng loại thì đa dạng, phù hợp với nhu cầu người tiêu dùng Có như vậy thì các hộ SXKD gốm mới có thể mở rộng quy mô sản xuất và duy trì sản xuất trong lâu dài được

Đồng thời, vốn là yếu tố quyết định các hộ SXKD gốm có nên mở rộng haythu hẹp quy mô sản xuất Nếu nguồn vốn lớn, quay vòng nhanh thì hộ SXKD sẽ tiếptục mở rộng quy mô sản xuất, sẽ sản xuất những sản phẩm gốm với chất lượng caohơn, mẫu mã đẹp hơn và chủng loại đa dạng hơn ( Nguyễn Huy Long, 2010)

Tóm lại đầu tư và sử dụng vốn một cách hợp lý, đúng đắn là việc cần thiết

mà các hộ SXKD cần làm để thúc đẩy, phát triển SXKD gốm.

2.1.4.3 Nguồn nguyên vật liệu

Bất kỳ một hoạt động SXKD nào thì nguyên vật liệu luôn là yếu tố ảnhhưởng trực tiếp đến quá trình sản xuất ra sản phẩm Đối với sản xuất gốm cũng vậy,các hộ SXKD gốm cần phải quan tâm đến nguồn nguyên vật liệu sản xuất, mà ở đây

là đất sét, là củi, là tro rừng…đầu tiên Nếu nguồn nguyên liệu này có sẵn, dễ khaithác, dễ vận chuyển thì hoạt động sản xuất của các hộ SXKD gốm sẽ trở nên dễdàng hơn rất nhiều, ngược lại nếu nguồn nguyên vật liệu khan hiếm hoặc giá cả quácao sẽ có ảnh hưởng tiêu cực đến sản xuất, gây khó khăn, cản trở cho sản xuất củacác hộ SXKD gốm (Nguyễn Huy Long, 2010)

Trang 9

Chủ động trong khâu nguyên vật liệu, sử dụng nguyên vật liệu hợp lý, tiết kiệm sẽ giúp giảm đi chi phí trong quá trình sản xuất, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn… để có thể sản xuất được nhiều sản phẩm gốm hơn, chất lượng tốt hơn và quan trọng nhất là hoạt động sản xuất kinh doanh của hộ SXKD phát triển

2.1.4.4 Nguồn nhân lực

Quá trình sản xuất kinh doanh, lực lượng lao động luôn giữ vai trò chủ đạo,nhất là đối với sản xuất gốm làm thủ công là chủ yếu Lực lượng lao động trình độchuyên môn cao sẽ thúc đẩy sản xuất phát triển, lao động không chỉ đơn thuần tạo

ra số lượng sản phẩm mà còn có tính quyết định đến chất lượng sản phẩm

Đối với các hộ SXKD gốm, lao động thường là học do truyền nghề, khôngđược học qua một trường lớp đào tạo chính quy nào vì vậy trình độ tay nghề khôngcao, và vì thế mà nó ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các

hộ SXKD gốm Các sản phẩm làm ra không được tinh xảo, chất lượng sản phẩmkhông cao

Đào tạo nâng cao chất lượng nguồn lao động, trình độ tay nghề người lao động là việc cần thiết để sản xuất sản phẩm phát triển, nâng cao năng suất lao động của người lao động tại các hộ SXKD gốm.

2.1.4.5 Điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật và khoa học công nghệ

Cơ sở vật chất kỹ thuật là phương tiện sử dụng vào quá trình sản xuất kinhdoanh Cơ sở vật chất kỹ thuật là nhân tố tạo ra tiềm năng tăng năng suất lao động

và hiệu quả kinh doanh

Hiện nay các hộ SXKD gốm đa phần sử dụng phương pháp thủ công để sảnxuất, đã có những trang thiết bị kỹ thuật hỗ trợ nhưng còn giản đơn và nghèo nàn.Chính điều đó hạn chế năng suất quá trình sản xuất kinh doanh của các hộ SXKDgốm, làm giảm số lượng sản phẩm gốm sản xuất ra, sản phẩm không được tinh xảo,

và chất lượng còn hạn chế

Ngày nay với sự bùng nổ của khoa học kỹ thuật, công nghệ sản xuất ngày càng hiện đại nếu các hộ SXKD gốm có hướng đầu tư đúng đắn, chuyển giao công nghệ đúng thời điểm sẽ là tiền đề cho sự phát triển sản xuất kinh doanh.

Trang 10

2.1.5 Nội dung của vấn đề nghiên cứu

2.1.5.1 Thực trạng sản xuất gốm sứ của các hộ SXKD gốm Phù Lãng

* Đặc điểm và điều kiện sản xuất của các hộ SXKD gốm

Đặc điểm của các hộ SXKD gốm

Việc tìm hiểu đặc điểm của các hộ sản xuất gốm có vai trò quan trọng, là cơ

sở cho việc đề ra đường lối phát triển làng nghề Phù Lãng, đặc biệt là các chủ hộ người có vai trò quan trọng trong thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh gốm củalàng nghề

-Đề tài sẽ đi nghiên cứu tình hình cơ bản của các hộ SXKD gốm năm 2011,những tình hình chung nhất để cho ta thấy được ở mỗi quy mô sản xuất lại cónhững sự khác nhau như thế nào

Điều kiện sản xuất của các hộ SXKD gốm

Điều kiện sản xuất có ảnh hưởng rất lớn đến quy mô sản xuất của từng hộSXKD, nghiên cứu sẽ đi tìm hiểu về thực trạng điều kiện sản xuất hiện nay củanhững hộ SXKD gốm, có những khó khăn hay thuận lợi gì về điều kiện sản xuất đốivới hoạt động sản xuất kinh doanh gốm của mình

* Tình hình sản xuất của các hộ SXKD gốm Phù Lãng

Quy trình sản xuất chính

Để sản xuất ra được một sản phẩm gốm hoàn chỉnh, đạt tiêu chuẩn về chấtlượng cần phải trải qua một quy trình kỹ thuật phức tạp, tốn nhiều công sức với nhiềucông đoạn khác nhau Để làm ra đồ gốm người thợ gốm phải trả qua các khâu chọn, xử

lý và pha chế đất, tạo dáng, tạo văn hoa, phủ men và cuối cùng là nung sản phẩm

Đề tài nghiên cứu về từng công đoạn trong sản xuất gốm, có những côngđoạn như nào? làm như thế nào? và sắp xếp các công đoạn ra sao?

Chi phí sản xuất của các hộ SXKD gốm

Đề tài đi nghiên cứu về chi phí sản xuất của các hộ SXKD gốm, tìm hiểuxem năm 2011 mỗi hộ phải bỏ ra bao nhiêu là chi phí cho hoạt động sản xuất kinhdoanh của mình, và chi cho những hoạt động gì khác nữa? Đi sâu tìm hiểu từng loạichi phí cho từng nguyên liệu đầu vào, cho máy móc sử dụng trong quá trình sảnxuất, chi phí vận chuyển, …hay chi phí khác như thuế, công lao động thuê…

Trang 11

Từ đó có thể rút ra giá thành sản phẩm phụ thuộc vào chi phí của yếu tố nào

là chủ yếu? Đưa ra những giải pháp giảm tối đa chi phí để có thể hạ thấp giá thànhsản phẩm

* Tình hình tiêu thụ sản phẩm của các hộ SXKD gốm Phù Lãng

Các kênh tiêu thụ chính của sản phẩm gốm Phù Lãng

Trong một vài năm gần đây hoạt động sản xuất tiêu thụ gốm của Phù Lãng

đã có những sự phát triển, sản phẩm được người tiêu dùng chú ý hơn Sản phẩmđược tiêu thụ không chỉ ở những kênh truyền thống mà còn được tiêu thụ quanhiều kênh mới

Đề tài sẽ đi nghiên cứu về các kênh tiêu thụ chính sản phẩm của các hộSXKD gốm Phù Lãng, từng kênh có những đặc trưng riêng gì? Thuận lợi gì?

Thị trường tiêu thụ và khả năng cạnh tranh của sản phẩm gốm Phù Lãng

Đề tài tiếp tục nghiên cứu về thị trường tiêu thụ của sản phẩm gốm PhùLãng Đối với thị trường nội địa thì sản phẩm gốm Phù Lãng được tiêu thụ ra sao?Đối với thị trường xuất khẩu thì được tiêu thụ như thế nào?

Hiện nay trong cơ chế thị trường các sản phẩm không chỉ cạnh tranh vớinhững sản phẩm cùng loại mà còn cạnh tranh với những sản phẩm khác có khả năngthay thế Vậy thì sản phẩm gốm Phù Lãng đứng ở đâu trên thị trường gốm sứ ViệtNam? Có vị trí như nào trong lòng người tiêu dùng? Đề tài sẽ đi nghiên cứu và làm

Đồng thời sẽ dùng các chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh củacác hộ SXKD gốm Phù Lãng

Trang 12

2.1.5.2 Những yếu tố ảnh hưởng đến tình hình sản xuất kinh doanh của các hộ SXKD gốm Phù Lãng

Đề tài nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến tình hình sản xuất kinh doanhcủa doanh nghiệp, những yếu tố đó có ảnh hưởng gì? ảnh hưởng như thế nào đếntình hình sản xuất kinh doanh Để từ đó có những giải pháp hạn chế khắc phụcnhững yếu tố có ảnh hưởng không tốt và tận dụng những sự ảnh hưởng có lợi củanhững yếu tố có ảnh hưởng tích cực đến hoạt động sản xuất kinh doanh của hộSXKD gốm Phù Lãng

2.1.5.3 Giải pháp đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh của các hộ SXKD gốm Phù Lãng

Qua nghiên cứu về tình hình sản xuất kinh doanh của các hộ SXKD gốm,những thuận lợi, khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh và những yếu tốảnh hưởng đến tình hình sản xuất kinh doanh để từ đó đề ra những giải pháp đẩymạnh hoạt động sản xuất kinh doanh của các hộ SXKD gốm Phù Lãng

Các hộ SXKD có thể mở rộng thị trường tiêu thụ, sử dụng vốn có hiệu quảhơn, nâng cao năng lực sáng tạo của lao động…tất cả nhằm thúc đẩy phát triển sảnxuất của các hộ, để nâng cao kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh của hộ SXKDgốm Phù Lãng

2.2 Cơ sở thực tiễn

2.2.1 Chủ trương, chính sách của Đảng

Quá trình đổi mới kinh tế cùng với hệ thống chính sách kinh tế vĩ mô củaNhà nước đã có những tác động to lớn có ý nghĩa quyết định tới sự phát triểncủa làng nghề Sự chuyển biến quan trọng này đã được tác động bởi các đườnglối, chính sách trong đó nhấn mạnh vai trò quan trọng của kinh tế nông thôn, đề

ra nhiều biện pháp, chính sách phát triển toàn diện kinh tế- xã hội nông thôn,trong đó có làng nghề và đặc biệt hơn là làng nghề truyền thống Trên cơ sở của

sự đổi mới đường lối kinh tế , một loạt các văn bản pháp luật ra đời như : luậtdoanh nghiệp, luật công ty, luật hợp tác xã…tạo môi trường pháp lý thuận lợicho sự phát triển của làng nghề

Trang 13

- Quyết định 2636-QD-BNN-CB phê duyệt Chương trình Bảo tồn và phát triểnlàng nghề do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Với mụctiêu: Phát triển làng nghề, ngành nghề, dịch vụ, thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế ởnông thôn, xóa đói giảm nghèo, tạo việc làm, phát huy bản sắc dân tộc trong quá trìnhcông nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới.

-Quyết định 132/2000/QĐ–TTg về một số chính sách khuyến khích pháttriển làng nghề nông thôn Quyết định được ban hành bao gồm các quy định vềngành nghề nông thôn và chủ trương phát triển làng nghề như: quy hoạch và địnhhướng phát triển các cơ sở ngành nghề nông thôn theo cơ chế thị trường, các yếu tốphục vụ mục đích sản xuất của làng nghề như đất đai, nguyên liệu, vốn, quy địnhchất lượng sản phẩm và thị trường tiêu thụ

-Nghị định 66/2006/NĐ-CP về nội dung và những chính sách phát triểnngành nghề nông thôn Trong đó có những chính sách khuyến khích như:

Bảo tổn và phát triển làng nghề truyền thống, phát triển làng nghề gắn với dulịch; phát triển làng nghề mới

Tạo điều kiện thuận lợi về giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc thuê đất tạicác cụm cơ sở ngành nghề nông thôn và được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụngđất theo quy định của pháp luật về đất đai

Được hưởng ưu đãi đầu tư theo luật đầu tư; hỗ trợ lãi suất đầu tư theo quy địnhhiện hành; vay vốn từ quỹ hỗ trợ giải quyết việc làm theo quyết định hiện hành;…

Nhà nước khuyến khích tạo điều kiện thuận lợi và hỗ trợ cho các cơ sở ngànhnghề nông thôn hoạt động xúc tiến thương mại theo quy định hiện hành của xúc tiếnthương mại quốc gia,…

Bằng những việc cụ thể đó là: Chính phủ giao cho Bộ nông nghiệp và pháttriển nông thôn xây dựng chương trình bảo tồn và phát triển làng nghề ở Việt Nam

từ nay cho đến năm 2020, bằng một khoảng đầu tư trên 11.000 tỷ đồng

-Chỉ thị số 28/2007/CT-BNN của bộ Nông Nghiệp và PTNT về đẩy mạnhthực hiện quy hoạch phát triển ngành nghề nông thôn và phòng chống ô nhiễm môitrường làng nghề Nội dung bao trùm là chỉ đạo chính quyền các địa phương thựchiện quy hoạch phát triển làng nghề thực hiện tốt Nghị định số 66/2006/NĐ-Cpngày07/07/2006 của thủ tướng chính phủ về phòng chống ô nhiễm làng nghề

-Quyết định 131/2009/QĐ-TTg ban hành vào tháng 1 năm 2009 về việc hỗtrợ lãi suất 4% cho các tổ chức, cá nhân vay vốn ngân hàng để sản xuất, kinh doanh(tức là vốn lưu động), được gọi là gói kích cầu thứ nhất của Thủ tướng Chính phủ

Trang 14

Tiếp theo là gói kích cầu thứ hai cho các tổ chức, cá nhân vay vốn trung và dài hạncủa ngân hàng để đầu tư mới sản xuất kinh doanh, xây dựng kết cấu hạ tầng trongthời gian tối đa là 24 tháng.

Những chính sách của Đảng và Nhà nước đưa ra đang dần được thực thi tạimột số làng nghề sản xuất gốm như tại Bát Tràng đang thực thi chỉ thị số28/2007/CT-BNN của bộ Nông Nghiệp và PTNT về đẩy mạnh thực hiện quy hoạchphát triển ngành nghề nông thôn và phòng chống ô nhiễm môi trường làng nghề,ban quản lý dự án nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng trong các doanh nghiệpvừa và nhỏ thuộc Bộ KH- CN phối hợp cùng Hiệp hội Gốm sứ và UBND xã BátTràng triển khai dự án “Thúc đẩy ứng dụng lò ga nung gốm tiết kiệm năng lượng”nhằm khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường ở làng nghề Bát Tràng (Tiến Dũng,2009) Thực hiện chính sách khôi phục và phát triển làng nghề, tại làng gốm ChuĐậu Hải Dương đã có những hành động thiết thực như khuyến khích con em tronglàng học vẽ, tạo hình, chấm bút…tại các lò gốm; Sở Văn hóa- Thông tin tỉnh HảiDương cũng có chương trình mời các hộ mở lò sản xuất gốm sang tập huấn, đào tạo

về kỹ thuật làm gốm, những gia đình mở lò sản xuất sẽ được ưu tiên vay không lãi

100 triệu đồng/ gia đình…

Tuy nhiên, những chính sách này khi đi vào thực thi lại tồn tại những bất cậpnhư không phải bất kì chính sách nào cũng được thi hành ở các địa phương làngnghề, hoặc các chính sách chưa thật sự về đến các làng nghề, ví dụ tại Phù Lãng khiđược hỏi về những lợi ích mà chính sách mang lại, những chủ hộ đã nói rằng khôngđược phổ biến về các chính sách, không biết nó có hỗ trợ được gì cho sản xuất của

họ hay không

Một vấn đề nữa là các chính sách đưa ra để hỗ trợ hộ SXKD phát triển sảnxuất kinh doanh nhưng liệu các chính sách đó đã thực sự phù hợp và thiết thực vớiđiều kiện, những khó khăn tồn tại của hoạt động sản xuất tại những hộ SXKD haychưa? Tại Bát Tràng đến nay hầu như chưa có công ty, hộ sản xuất nào tiếp cận

“ Tôi không được biết đến các chính sách hỗ trợ của nhà nước, chúng tôi không được phổ biến về các chính sách đó nên không biết là nó có hỗ trợ được

gì cho sản xuất kinh doanh hay không Chúng tôi chỉ biết sản xuất gốm thôi chứ không quan tâm đến những chính sách đó.”

( Nguyễn Văn Toán, 47t, Phù Lãng)

Trang 15

được khoản vay kích cầu vì theo ông Chủ tịch xã “chủ trương là các cơ sở phải đầu

tư thực sự, phải có hóa đơn để chứng minh, không phải vay để trả nợ”, trong khi lại

có rất nhiều hộ lại cần tiền để… trả nợ (Tiến Dũng, 2009)…

Những chủ trương chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước cần phải có những cơ chế chính sách triển khai cụ thể thì mới có thể có hiệu quả tốt nhất được Ngoài ra, cần có những chính sách linh động hơn, phù hợp và thiết thực với thực tiễn để có thể tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển sản xuất kinh doanh của các hộ SXKD tại các làng nghề.

2.2.2 Đặc điểm sản xuất gốm của các hộ SXKD ở trong nước

Nước ta có truyền thống sản xuất gốm sứ lâu đời và có người đã đánh giá làmột cường quốc về xuất khẩu sản phẩm gốm sứ với các địa chỉ làng nghề như gốmBát Tràng ( Hà Nội), Chu Đậu, Hợp Lệ ( Hải Dương), Thổ Hà, Phù Lãng ( BắcNinh) … Với mỗi làng nghề lại có những phong tục, tập quán sản xuất khác nhau,chính vì thế mà sản xuất kinh doanh của các hộ cũng có những đặc trưng riêng,những đặc điểm khác nhau

Đặc điểm sản xuất kinh doanh của hộ SXKD gốm Bát Tràng- Hà Nội

Với vị trí địa lý thuận lợi, thuận tiện giao thông nên hoạt động sản xuất, tiêuthụ các sản phẩm gốm của các hộ SXKD ở đây có điều kiện để phát triển ở BátTràng, những hộ gia đình sản xuất có quy mô sản xuất lớn, vốn sản xuất nhiều đủđiều kiện thì họ đều tiến đến đăng ký sản xuất kinh doanh theo hình thức doanhnghiệp, vì vậy chỉ còn lại đa phần là những hộ SXKD với quy mô sản xuất trungbình và nhỏ Trước đây trên toàn xã có hơn 700 hộ gia đình sản xuất gốm nhưnghiện nay do tình hình sản xuất kinh doanh ế ẩm, nhiều hộ gia đình đã ngưng sảnxuất, chuyển qua ngành nghề khác để kinh doanh

Lao động tại các hộ SXKD gốm Bát Tràng đến từ nhiều nơi khác nhau nhưHưng Yên, Kim Lan…, và cũng có những nghệ nhân gốm từ Phù Lãng đến làmthuê Lao động chủ yếu là trình độ học vấn, trình độ tay nghề thấp, học làm gốmcũng là qua truyền nghề Nói chung chất lượng lao động chưa cao

Các sản phẩm gốm của các hộ SXKD gốm Bát Tràng rất đa dạng, phongphú, nhiều chủng loại, mẫu mã thì đẹp, sản phẩm tinh xảo rất được người tiêu dùng

Trang 16

ưa chuộng Các hộ SXKD thường là sản xuất hàng loạt các sản phẩm, dập khuôncùng một mẫu để bán và tiêu thụ trên thị trường

Các hộ SXKD gốm Bát Tràng là những hộ sản xuất chuyên, sản xuất liên tụcchứ không sản xuất theo mùa vụ, không kiêm sản xuất cùng với nông nghiệp Chính

vì thế mà hoạt động sản xuất kinh doanh gốm của các hộ SXKD có sự đầu tư hơnhẳn về vốn, về lao động…chính vì thế mà chất lượng sản phẩm được nâng cao, đạtkết quả và hiệu quả cao trong sản xuất kinh doanh

Năm 2006, Ban quản lý dự án nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng trongcác doanh nghiệp nhỏ và vừa phối hợp cùng Uỷ ban Nhân dân xã Bát Tràng vàHiệp hội gốm sứ Bát Tràng triển khai dự án “Thúc đẩy ứng dụng lò ga nung gốmtiết kiệm năng lượng” tại Bát Tràng Hiện nay hầu như 100% các hộ SXKD gốm ởBát Tràng đều sử dụng lò gas Nhờ ưu điểm giảm tiêu hao nhiên liệu, giảm chi phísản xuất 30% và tiết kiệm thời gian nung, mỗi năm lò nung gas đã giúp tiết kiệmđược khoảng 3000 tấn dầu quy đổi và giảm phát thải trên 12.000 tấn khí CO2 Bêncạnh đó sản phẩm gốm từ lò nung gas chất lượng cao hơn và doanh thu tăng 30% sovới đốt bằng than đã mang lại hiệu quả kinh tế to lớn cho các hộ SXKD gốm BátTràng Sử dụng lò gas không những góp phần vào thúc đẩy kinh tế địa phương, tăngthu nhập cho các hộ SXKD mà còn giảm thiểu ô nhiễm môi trường, đồng thời giúpBát Tràng thực hiện được mục tiêu “ bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống”gắn với du lịch (Tiến Dũng, 2009)

Tóm lại các hộ SXKD gốm Bát Tràng đang trên con đường phát triển và trong tương lai sẽ còn phát triển mạnh mẽ và rực rỡ hơn nữa.

Đặc điểm sản xuất kinh doanh của các hộ SXKD gốm Chu Đậu- Hải Dương

Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, sau hơn 500 năm thất truyền gốm ChuĐậu- dòng gốm bác học mang đầy giá trị nhân văn, chất văn hóa tâm linh Việt đangđược hồi sinh Hiện nay các hộ SXKD gốm Chu Đậu đang dần đi vào hoạt động sảnxuất kinh doanh trở lại, đang dần khôi phục lại những tinh hoa của một làng nghềtruyền thống, hy vọng có thể làm sống dậy thời kỳ đỉnh cao của dòng gốm này

Cùng chung với quyết tâm khôi phục làng nghề của các cấp chính quyền, các

hộ SXKD gốm Chu Đậu cùng chung tay góp sức, quyết tâm đem sự hưng thịnhquay trở lại cho nghề truyền thống của ông cha để lại

Trang 17

Tại các lò gốm của các hộ SXKD khuyến khích các em nhỏ trong làng học

vẽ, tạo hình, chấm bút… Tại đây cũng mở những lớp tập huấn đào tạo về kỹ thuậtlàm gốm cho các lao động trong hộ SXKD nâng cao trình độ, tay nghề sản xuất chocác lao động trong hộ SXKD (Dương huyền, 2010)

Yêu và tâm huyết với nghề gốm truyền thống đã có từ lâu đời, các hộ SXKDgốm Chu Đậu đang nỗ lực, cố gắng hết sức mình để khôi phục và phát triển lànggốm cổ Chu Đâu, từng bước đưa các sản phẩm gốm quay trở lại thị trường, đưa sảnphẩm gốm tinh hoa mang nhiều giá trị nhân văn đến tay người tiêu dùng

2.2.3 Bài học kinh nghiệm

Tình hình SXKD gốm của các hộ SXKD Phù Lãng một vài năm gần đây đã

có những bước phát triển vượt bậc, tuy nhiên vẫn tồn tại những vấn đề cần đượcgiải quyết triệt để hơn nữa, có như vậy mới có thể thúc đẩy sản xuất phát triển

Khoa học kỹ thuật đã được áp dụng trong sản xuất gốm tại các hộ SXKDnhưng chưa áp dụng triệt để cũng như không đầu tư chuyển giao công nghệ đúngthời điểm Vì vậy cần phải chuyển giao công nghệ sản xuất, trang thiết bị hiện đại,nắm bắt được những yếu tố kỹ thuật có thể tăng năng suất lao động và tạo ra các sảnphẩm gốm có chất lượng tốt, mẫu mã và chủng loại đa dạng hơn nữa để có thể cạnhtranh trên thị trường

Các hộ SXKD gốm Phù Lãng cần phải sử dụng vốn đầu tư một cách có hiệuquả, đầu tư tập trung và không dàn trải để có thể sử dụng vốn một cách tốt nhất,tránh sự lãng phí, thất thoát không cần thiết

Sản phẩm gốm Phù Lãng muốn phát triển, muốn cạnh tranh được với nhữngsản phẩm gốm tại các làng nghề gốm khác (Bát Tràng, Chu Đậu…) trên thị trườnggốm thì cần có những cải tiến hơn nữa về mẫu mã, về chất lượng, chủng loại sảnphẩm nên sản xuất phong phú và đa dạng hơn nữa để có thể đáp ứng được nhu cầucủa người tiêu dùng

Ngoài ra sản phẩm gốm Phù Lãng cần phải tìm kiếm thị trường tiêu thụ rộnghơn nữa, phải quảng bá sản phẩm của mình đến người tiêu dùng, để người tiêu dùngbiết đến nhiều hơn sản phẩm gốm Phù Lãng, để xây dựng nên thương hiệu gốm PhùLãng với sản phẩm chất lượng tốt, mẫu mã đẹp và chủng loại đa dạng, phong phú

Trang 18

Các hộ SXKD gốm Phù Lãng cần phải nâng cao trình độ, tay nghề của ngườilao động, mở những lớp tập huấn đào tạo về kỹ thuật làm gốm cho các lao động(các hộ SXKD gốm Chu Đậu đã thực hiện)

Một vấn đề quan trọng nữa, các hộ SXKD gốm Phù Lãng muốn phát triểnbền vững cần phải quan tâm đến vấn đề bảo vệ môi trường, có thể thay các lò gốmthan bằng các lò gas như các hộ SXKD gốm Bát Tràng đang áp dụng, như vậy vừa

có thể tiết kiệm nguyên liệu, giảm chi phí sản xuất mà tạo ra những sản phẩm chấtlượng cao hơn, và có thể bảo vệ được môi trường làng nghề

Trang 19

PHẦN III ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP

có 5 thôn nhưng chỉ có 2 thôn sản xuất gốm là thôn Phù Lãng và thôn Thủ Công.Phù Lãng được biết đến là một làng sản xuất gốm truyền thống có khoảng từ 800năm nay, từ cuối thế kỷ 13 đầu thế kỷ 14

Trong kháng chiến chủ yếu sản xuất gốm cổ truyền phục vụ dân cư đồngbằng, trung du Bắc Bộ, gồm có những sản phẩm gốm dân dụng như chum, vại,niêu…Đến năm 1960 tách ra một thôn Thủ Công riêng chuyên sản xuất gốm đượcnhà nước bao tiêu sản phẩm Từ năm 1980- 1995 sản xuất thịnh hành, phát triểnnhanh, các hộ gia đình tham gia sản xuất mạnh mẽ, số lượng tăng dần, có thời điểmlên đến 400 hộ tham gia sản xuất gốm Đến năm 2000 có nhiều sinh viên Mỹ Thuậtđem gốm Mỹ thuật, gốm thủ công mỹ nghệ về làng, phát triển sản xuất và đến hiệnnay thì loại gốm này được sản xuất nhiều, phát triển khá mạnh Đến ngày nay, cảlàng còn có 250 hộ sản xuất gốm, trong đó Phù Lãng là 150 hộ, Thủ Công là 100 hộvới 2 doanh nghiệp sản xuất gốm, 1 hợp tác xã và hơn 15 xưởng lớn nhỏ sản xuất

Nguyên liệu để tạo ra những sản phẩm của nghề gốm Phù Lãng là đất sét cómàu hồng nhạt thường được lấy ở làng thống Vát, Cung Kiệm (xã Việt Thống) BắcGiang, sau khi mua, đất được chở về Phù Lãng bằng thuyền lớn Qua nhiều công đoạn,đất sét được luyện dẻo mịn rồi tạo hình trên bàn xoay bằng bàn tay của thợ thủ công

Sản phẩm chính của gốm Phù Lãng xưa là chum vại, ấm đất, chậu cảnh, tiểusành… Ngày nay với những bàn tay tài hoa và nhiệt huyết nghề gốm, muốn khôiphục và gìn giữ truyền thống của làng nghề các nghệ nhân thế hệ mới như nghệnhân Vũ Hữu Nhung - với cái tên quen gọi Gốm Nhung, nghệ nhân Thiều với tên

Trang 20

quen thuộc Gốm Thiều đã và đang thổi hồn vào cho đất, sáng tạo và phát triểnnhững tinh hoa của nghệ nhân gốm với nghệ thuật tạo hình khối, hoa văn,…cácnghệ nhân đã tạo ra được nhiều sản phẩm và mẫu mã gốm mới như Tranh gốm, lọhoa gốm, ấm chén gốm, gốm trang trí, gốm ốp tường, lư hương…đã và đang đượckhách, doanh nhân, các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước quan tâm, đón nhậngóp phần tô thêm bản sắc văn hóa và đem lại hiệu quả kinh tế, thu nhập.

3.1.2 Vị trí địa lý

Làng nghề Phù Lãng thuộc xã Phù Lãng, nằm phía Đông Bắc của huyện Quế

Võ tỉnh Bắc Ninh, được bao bọc bởi dòng sông Cầu, bên kia sông là huyện YênDũng tỉnh Bắc Giang

Phía Bắc giáp với xã Thắng Cương – Huyện Yên Dũng – Bắc Giang

Phía Đông giáp với xã Dũng Tiến – Huyện Yên Dũng – Bắc Giang

Phía Tây giáp với xã Ngọc Xá và Phù Lương

Phía Nam giáp với xã Châu Phong

Cách thành phố Bắc Ninh khoảng 25km về phía Đông Nam

Theo nghiên cứu địa chất, đất tự nhiên của Phù Lãng được hình thành do sựlắng đọng của hệ thống sông Hồng, địa hình thấp dần từ Tây sang Đông, từ Bắcxuống Nam Ngày nay, còn có nhiều ngôi nhà cổ của nhiều thế hệ người dân PhùLãng nằm quần tụ trên những mỏm núi thấp ( núi Đồn, núi Trọc, núi Bờ Rùa, núiCáng) thuộc đoạn cuối của dãy núi Trâu Sơn và nằm bên bờ sông Cầu, cách LụcĐầu Giang 4km

Phù Lãng có địa bàn khá rộng, có vị trí tương đối thuận lợi cho các hộ SXKD dễ dàng giao lưu, trao đổi hàng hóa với các vùng xung quanh và dễ dàng tiếp thu khoa học kỹ thuật hiện đại để thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh gốm.

3.1.3 Địa hình, thổ nhưỡng

Làng gốm Phù Lãng nằm trong vùng đồng bằng trũng của huyện nên địahình cao thấp không đều Toàn bộ địa hình có xu thế như một túi nước Địa hình rấtphức tạp, đồi núi xen kẽ với ruộng trũng Về mùa mưa nước các nơi dồn về và nướcsông Cầu dâng lên rất cao gây rất nhiều khó khăn cho đời sống và sản xuất Quakhảo sát toàn xã có 50ha đất đồi núi có độ dốc 8 – 150 Vùng ruộng có 4 cấp địa hình

Trang 21

tương đối thấp, cấp địa hình cao diện tích 12,5 ha; địa hình vàn 30,31 ha và địa hìnhtrũng là 337,5ha.

Phù Lãng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, một năm chia làm haimùa rõ rệt Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 Lượng mưa bình quân/ năm đạt1450mm tập trung chủ yếu vào mùa mưa ( 80% lượng mưa cả năm) mưa lớn tậptrung gây nhiều khó khăn cho sản xuất cũng như đời sống của người dân Số ngàymưa trong năm là 185 ngày Các tháng mưa nhiều là 7, 8, 9; tháng mưa ít trong năm

độ sản xuất cũng như chất lượng sản phẩm gây thiệt hại cho hộ sản xuất

3.1.4 Điều kiện kinh tế xã hội

Đất đai:

Phù Lãng là xã có nhiều loại đất khác nhau, được chia thành những khu vực

cơ bản như: khu vực đất đồi rừng, khu vực đất ven sông cầu và khu vực đất trong

đê Toàn bộ diện tích đất tự nhiên của toàn xã là 1007,79 ha

Trong đó diện tích đất nông nghiệp năm 2009 là 619,98ha ( chiếm 61,52%)thì đến năm 2011 giảm xuống còn 615,3ha chiếm 61,05%, bình quân 3 năm 2009-

2011 giảm 0,38% Mặc dù vậy nhưng diện tích đất nông nghiệp bình quân / hộ vẫn

ở mức >3000m2/hộ

Địa bàn xã do quỹ đất còn hạn chế nên việc chuyển đổi mục đích sử dụngcòn nhiều khó khăn Về diện tích đất phi nông nghiệp, những năm vừa qua đãchuyển đổi một phần từ diện tích đất nông nghiệp, tuy nhiên diện tích tăng khôngđáng kể Năm 2009 tổng diện tích đất phi nông nghiệp là 344,73 ha thì sang năm

2009 là 349,42 ha, bình quân 3 năm tăng 0,68% Đặc biệt diện tích quỹ đất từ nguồnđất chưa sử dụng do là nguồn đất ngoài bãi nên việc tính toán chuyển đổi là rất khó

Trang 22

Trong cơ cấu đất đai tại địa bàn xã Phù Lãng thì cơ cấu đất chuyên dụng cóbiến động tăng không đáng kể Đất chuyên dụng bao gồm cả đất sản xuất kinhdoanh phi nông nghiệp Điều này thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, lĩnh vựcqua việc chuyển dịch cơ cấu đất đai Năm 2009, tổng diện tích đất chuyên dụng là132,69 ha chiếm 13, 17% tổng diện tích đất tự nhiên thì đến năm 2009 tăng lên là140,54 ha chiếm 13, 95%.

Như vậy, cơ cấu diện tích đất tự nhiên của Phù Lãng những năm gần đây có

sự chuyển dịch mạnh mẽ Diện tích đất nông nghiệp có xu hướng giảm dần, diện tích đất chuyên dùng tăng mạnh Nguyên nhân do thời gian qua chính quyền xã đã quy hoạch mở rộng diện tích đất sản xuất kinh doanh tiểu thủ công nghiệp, vật liệu xây dựng…Điều này phù hợp với chủ trương của huyện và tỉnh là: giảm dần tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ Song Phù Lãng vẫn là một xã sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, cho nên đòi hỏi chính quyền các cấp cần

có sự quy hoạch cụ thể từng vùng để vừa phát triển được sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp lại không ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp của địa phương

Trang 23

Bảng 3.1 Tình hình đất đai của xã Phù Lãng năm 2009- 2011

SL( ha) CC(%) SL ( ha) CC(%) SL( ha) CC(%) 11/10 10/09 BQ

Trang 25

Bảng 3.2 Tình hình dân số- lao động xã Phù Lãng 2009- 2011

Chỉ tiêu

SL ( người)

CC ( %)

SL ( người)

CC ( %)

SL ( người)

CC ( %) 11/10 10/09 BQ

Nguồn: Thống kê UBND xã Phù Lãng

Trang 26

• Tình hình cơ sở vật chất kỹ thuật

Về giao thông: Phù Lãng là xã của huyện Quế Võ thuộc tam giác kinh tế Hà

Nội – Hải Phòng – Bắc Ninh, có quốc lộ 18 chạy qua Về đường thủy có sông Cầuchảy qua nối sông Đuống, sông Thương, sông Kinh Thầy, sông Thái Bình Hệ thốnggiao thông nông thôn đã được nhựa hóa và bê tông hóa tới 95% Đây là điều kiện kháthuận lợi cho việc đi lại và giao lưu kinh tế, văn hóa, xã hội và khoa học kỹ thuật giữacác vùng

Các thôn đã chủ động trong việc tu sửa, giải cấp phối các tuyến đường giaothông Đồng thời xã cũng đã trích các nguồn kinh phí làm đường giao thông điểmgiao nhau khu Chợ và các ngõ xóm…tạo điều kiện cho việc vận chuyển nguồnnguyên vật liệu, sản phẩm của các hộ SXKD gốm, cũng như tạo điều kiện cho khách

du lịch tham quan làng nghề Phù Lãng

Phương tiện vận chuyển: Với những điều kiện thuận lợi về vị trí địa lý, điều

kiện tự nhiên với hệ thống giao thông cả đường thủy và đường bộ, trong những nămqua người dân trong xã đã tích cực góp vốn vào đầu tư mua sắm phương tiệnchuyên trở như : tàu thuyền, ôtô… để vừa phục vụ cho mình và cho khách hàng cónhu cầu tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất kinh doanh trong xã phát triển

3.2 Phương pháp nghiên cứu

3.2.1 Cách tiếp cận

3.2.1.1 Cách tiếp cận hệ thống

Cách tiếp cận hệ thống được sử dụng xuyên suốt quá trình nghiên cứu.Nghiên cứu bắt đầu từ việc tìm hiểu, phân tích thực trạng hoạt động sản xuất kinhdoanh và các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh Tiếp đó tìmhiểu về kết quả và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Từ đóđưa ra những giải pháp, kiến nghị để đẩy mạnh sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp

Trang 27

3.2.1.2 Khung phân tích

3.2.2 Phương pháp thu thập số liệu

3.2.2.1 Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp

Số liệu về sản xuất/ xuất khẩu của xã đã được thu thập tại phòng côngthương huyện Quế Võ Số liệu về tình hình kinh tế xã hội của xã Phù Lãng, sản xuấtgốm được thu thập tại Ban thống kê UBND xã Phù Lãng Số liệu về khí hậu, thờitiết của xã được thu thập tại phòng môi trường UBND huyện Quế Võ

THỰC TRẠNG

*Tình hình hoạtđộng sản xuấtkinh doanh của hộsản xuất

*Kết quả, hiệu quảhoạt động sản xuấtkinh doanh

=>Rút ra đượckhó khăn, vướngmắc tồn tại,nguyên nhân

CÁC YẾU TỐẢNH HƯỞNG

trong và bên ngoài)

ảnh hưởng tới hoạt

Trang 28

3.2.2.2 Phương pháp thu thập số liệu mới

Các số liệu sơ cấp là số liệu liên quan đến tình hình sản xuất và tiêu thụ sảnphẩm gốm Phù Lãng tại địa bàn của các hộ sản xuất Phương pháp dùng để thu thậpcác số liệu này là:

- Chọn điểm và số lượng đối tượng nghiên cứu: Trên địa bàn xã Phù Lãnglựa chọn 30 hộ sản xuất, chủ lò gốm Trên cơ sở các nội dung câu hỏi để tìm hiểu vềthực trạng sản xuất và kinh doanh gốm

Bảng 3.3 Số lượng cơ sở sản xuất gốm tại Phù Lãng 2011

Cơ sở sản xuất theo

mẻ lò Số mẻ lò/cơ sở/ năm Số cơ sở làm gốm toàn xã Cơ sở CC(%) điều tra Mẫu

Nguồn: Thống kê UBND xã Phù Lãng

- Phỏng vấn các chủ hộ bằng phương pháp đánh giá nhanh nông thôn vàphương pháp phỏng vấn trực tiếp các chủ hộ

3.2.3 Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu

- Sử dụng Excel và SPSS để tổng hợp và xử lý số liệu điều tra

3.2.4 Phương pháp phân tích số liệu

3.2.4.1 Phương pháp thống kê mô tả

Là phương pháp nghiên cứu các hiện tượng kinh tế xã hội vào việc mô tảnhững biến động cũng như xu hướng phát triển của hiện tượng kinh tế xã hội thôngqua số liệu thu thập được Vì thế khi sử dụng phương pháp này, bằng những thôngtin đã thu thập được ta có thể lột tả được thực trạng sản xuất kinh doanh và kết quả,hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

3.2.4.2 Phương pháp phân tích so sánh

Là phương pháp, xử lý số liệu tính toán ra các chỉ tiêu số tương đối nhằm chỉ

rõ nguyên nhân biến động của hiện tượng nghiên cứu Khi sử dụng phương phápnày, nghiên cứu xác định được các chỉ tiêu tương đối của doanh thu, kết quả, hiệuquả sản xuất… từ đó chỉ rõ được nguyên nhân biến động để minh chứng sự tácđộng của các yếu tố ảnh hưởng

Trang 29

3.2.4.3 Phương pháp dự tính, dự báo

Dựa trên cơ sở phân tích thực trạng và tốc độ phát triển hiện tại, dựa trên cáctiềm năng về nguồn lực để dự kiến xu hướng phát triển sản xuất kinh doanh củacông ty trong tương lai

3.2.5 Hệ thống chỉ tiêu sử dụng trong đề tài

a, Chỉ tiêu phản ánh kết quả

- Giá trị sản xuất (GO): là toàn bộ giá trị của cải vật chất dịch vụ trong mộtchu kỳ sản xuất

GO = ∑PixQi

Trong đó Pi là giá của sản phẩm thứ i

Qi là khối lượng sản phẩm loại i

- Chi phí trung gian (IC)

Thu nhập hỗn hợp MI =VA –(A + T + L)

A: khấu hao tài sản cố định

T: thuế

L: tiền thuê lao động tính bằng tiền

- Lợi nhuận

b,Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả SXKD của hộ

- Tỷ suất giá trị sản xuất (GO/IC)

- Tỷ suất giá trị gia tăng (VA/IC)

- Tỷ suất thu nhập hỗn hợp (MI/IC)

- Tỷ suất lợi nhuận/ vốn

Trang 30

PHẦN IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1 Khái quát tình hình sản xuất, kinh doanh gốm Phù Lãng

Trong những năm gần đây, đặc biệt là năm 2011 sự phát triển của Làng nghềgốm Phù Lãng có nhiều thay đổi đáng kể

Nguồn: Thống kê UBND xã Phù Lãng

Qua bảng 4.1, thấy rằng sự biến động khá rõ rệt về sự phát triển của làng nghềPhù Lãng qua 3 năm 2009 - 2011 Số cơ sở sản xuất gốm từ 141 cơ sở năm 2009 thì năm

2010 đã tăng lên 167 cơ sở Tuy nhiên hiện nay khi tình hình kinh tế suy thoái, thị trườngtiêu thụ của gốm Phù Lãng bị thu hẹp một phần dẫn đến một số hộ đã ngừng sản xuấthoặc sản xuất cầm chừng nên chỉ có 145 số cơ sở duy trì hoạt động với một số sản phẩmchủ chốt như : gạch ốp tường, tranh gốm mỹ nghệ, lọ hoa trang trí, chum, tiểu sành,quách, ống nước, niêu thuốc… Đây là những sản phẩm gần như vẫn giữ được sức tiêuthụ đảm bảo duy trì nguồn vốn cho các cơ sở tiếp tục sản xuất

Năm 2010 là năm đánh dấu sự phát triển của làng nghề gốm Phù Lãng Cótới 1232 mẻ lò được các hộ sản xuất tiến hành Sản xuất gốm có nhiều thuận lợi vàhiệu quả kinh tế hiệu quả kinh tế cao hơn sản xuất nông nghiệp, do đó đã tạo nênlàn sóng dịch chuyển từ các hộ kiêm làm gốm sang hộ chuyên và từ hộ quy mô nhỏsang hộ có quy mô lớn hơn

Trang 31

Biểu đồ 4.1 Biến động về cơ sở sản xuất gốm tại Phù Lãng

Năm 2009 và 2010 do các đơn đặt hàng giảm nên số mẻ lò cũng như laođộng làm gốm cũng giảm theo Năm 2009 số lao động làm gốm là 732 lao động,năm 2010 là 802 và năm 2011 giảm xuống còn 658 lao động Tốc độ phát triển qua

3 năm giảm 5,2% Lao động có tay nghề nhưng không có vốn sản xuất đã được cácchủ gốm Bát Tràng chiêu mộ và sử dụng Tuy nhiên thời gian gần đây sự khôi phụccủa làng nghề do tình hình kinh tế đã được cải thiện hơn Các đơn đặt hàng đã xuấthiện, khách về thăm quan du lịch tăng đáng kể và các lò lại tiếp tục đỏ lửa Có thểthấy sản phẩm gốm Phù Lãng đã gây được nhiều ấn tượng với khách hàng, có thểđáp ứng được nhu cầu và thị hiếu của khách hàng, đồng thời cũng chứng minh đượctính đặc trưng, riêng biệt của sản phẩm gốm Phù Lãng

Vậy vấn đề đặt ra là phải tuyên truyền hình ảnh gốm Phù Lãng như thế nào, làm sao

để làng nghề phát triển bền vững Vì trong thời gian qua người dân sản xuất gốmcũng như sản phẩm gốm Phù Lãng chưa thực sự được chú trọng đến vấn đề này.Khi giải quyết được vấn đề đó thì các giá trị làng nghề mới được tiếp tục lưu truyền

Gía trị sản xuất gốm Làng nghề gốm Phù Lãng

Cùng với sự phát triển của nền văn minh nông nghiệp từ hàng năm trướcđây, làng gốm thủ công Phù Lãng cũng đã ra đời như biết bao làng nghề gốm khác

Trang 32

tại các vùng nông thôn Việt Nam, việc hình thành các làng nghề bắt đầu từ nhữngnghề ban đầu được cư dân tranh thủ làm lúc nông nhàn, những lúc không phải làmùa vụ chính tăng thêm thu nhập cho gia đình Từ một nghề phụ trở thành mộtnghề chính đem lại giá trị kinh tế cao cho người dân đồng thời giải quyết những quỹthời gian nông nhàn Theo thống kê UBND xã Phù Lãng thu nhập của lao động làmgốm, hộ thường cao hơn so với thu nhập mang lại từ sản xuất nông nghiệp Gía trịsản xuất của làng nghề gốm Phù Lãng được thể hiện như sau:

(Nguồn: Thống kê UBND xã Phù Lãng)

Qua bảng 4.2 cho thấy mặc dù do ảnh hưởng của biến động nền kinh tế thếgiới nhưng sự phát triển của làng nghề đã đạt được những kết quả nhất định về kinh

tế thể hiện qua việc giá trị sản xuất ngày một tăng lên dần qua các năm, năm 2009

là 16.200 triệu đồng, đến năm 2011 tăng lên đạt 23.500 triệu đồng, tốc độ tăng bìnhquân 3 năm là 20,44%

Thu nhập của thợ gốm cũng được tăng lên đáng kể, bình quân thu nhập 24,620triệu đồng năm 2009 tăng lên 26,430 triệu đồng năm 2010 và 29,500 triệu đồng năm

2011, tăng bình quân 3 năm 9,49% góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, cải thiệntình hình chi tiêu của hộ sản xuất gốm của làng nghề

Nghề gốm ở Phù Lãng được coi là nghề cao quý mang lại nhiều vinh dự và maymắn cho dân làng, nhờ nó mà thu nhập của người dân trong làng tăng lên, số hộ nghèongày một giảm Những người thợ gốm, những người kinh doanh buôn bán giỏi được

đề cao và có địa vị ở Phù Lãng Những năm vừa qua những nghệ nhân Gốm Phù Lãngtrẻ tiêu biểu như Vũ Hữu Nhung, Nguyễn Minh Ngọc,… với bàn tay khéo léo óc sáng

Trang 33

tạo không ngừng cùng với vốn kiến thức học được từ trường Đại học mỹ thuật, cácnghệ nhân đã tạo ra những sản phẩm mang tính độc đáo, sáng tạo cao, có giá trị xuấtkhẩu góp phần tạo ra luồng gió mới cho gốm sành nâu Phù Lãng khôi phục và pháttriển

4.2 Đặc trưng về sản phẩm gốm Phù Lãng

Gốm Phù Lãng phong phú và đa dạng với nhiều chủng loại:

+ Gốm mỹ nghệ: có hai loại gốm trong nhà và ngoài trời

Trong nhà: gồm có gạch trang trí, lọ hoa, tượng, đèn trang trí, tranh gốm…Ngoài trời: gồm có chậu cây cảnh, đèn vườn, tượng vườn…

+ Gốm gia dụng: chum, vại, tiểu, sành, ống nước…

Trong đó những sản phẩm như: chum , vại, tiểu sành… là những sản phẩm

cổ truyền Tuy nhiên do cạnh tranh với những sản phẩm thay thế như những đồnhựa, nhốm…những sản phẩm chum, vại…đến nay đều đã giảm đi nhiều

Ngày nay, với những bàn tay tài hoa và nhiệt huyết nghề gốm, những ngườiđược đào tạo chính quy tại Trường đại học mỹ thuật về khôi phục và gìn giữ nghềtruyền thống của làng nghề họ đã thổi hồn vào cho đất, sáng tạo và phát triển vớinghệ thuật tạo hình khối, hoa văn,…họ đã tạo được ra nhiều sản phẩm gốm mớinhư: tượng, lọ hoa, đèn trang trí, tranh gốm, gạch gốm,

Gốm Phù Lãng được phủ một lớp men có hoa văn mầu da lươn trong thanhnhã, mầu nâu sâu lắng Nay mầu sắc trang trí đã được tạo mẫu phong phú như mầutrắng, mầu đỏ, mầu đen, mầu vàng…, được thể hiện từ chất liệu tự nhiên

Những sản phẩm gốm mỹ nghệ của làng nghề được các nghệ nhân rất kỳcông, tạo họa tiết như khắc chìm, đắp nổi rất tinh xảo

Gốm Phù Lãng có những sắc thái riêng biệt, đó là những sản phẩm men nâu,nâu đen, vàng nhạt, vàng thẫm, vàng nâu…mà người ta quen gọi chung là men dalươn Sản phẩm chính của gốm Phù Lãng xưa tập trung vào 3 loại hình là gốm dùngtrong tín ngưỡng dân gian ( lư hương, đài thờ, đỉnh), gốm gia dụng ( lọ, bình, ang, bìnhvôi, ống điếu), gốm trang trí ( bình, ấm hình thú voi, ngựa ) Về mặt tạo hình, gốm PhùLãng được sử dụng nhiều phương pháp khác nhau trong nghệ thuật tạo dáng, vớinhững hình khối đa dạng Nhưng nhìn chung có thể quy vào hai phương pháp cơ bản:

Trang 34

tạo hình trên bàn xoay và in trên khuôn gỗ hoặc khuôn đất nung rồi dán ghép lại Mỗiloại hình sản phẩm, mỗi chủng loại hàng đều có những kỹ thuật riêng, tất cả đều nhằmđạt được hiệu quả tối đa về hai phương diện: kinh tế và thẩm mỹ.

Mặt hàng gốm Phù Lãng đa dạng và phong phú với nhiều chủng loại:

Gốm Mỹ nghệ: có hai loại gốm trong nhà và ngoài trời Hiện nay những dòngsản phẩm này đang dần tạo dựng được thương hiệu và thị trường riêng cho mình, đặcbiệt trong các công trình xây dựng…Những sản phẩm này rất phong phú, các màu chủđạo là trắng, đỏ, màu đen, màu vàng…được thể hiện từ chất liệu tự nhiên Những sảnphẩm gốm mỹ nghệ của làng nghề được các nghệ nhân rất kỳ công, tạo họa tiết nhưkhắc chìm, khắc nổi rất tinh xảo

Có thể nói nét đặc trưng nổi bật trong trang trí gốm Phù Lãng là sử dụngphương pháp đắp nổi theo hình thức chạm bong, mà người Phù Lãng quen gọi làchạm kép các đề tài: Tứ linh, nghê, hạc, mặt hỏ phù, chữ “ Thọ”, hồi văn,…Đối vớinhững sản phẩm được sản xuất đại trà như gốm dân dụng, người Phù Lãng rất íttrang trí Tuy nhiên, gốm Phù Lãng có ưu thế ở chất men, màu tự nhiên,bền và lạ,dáng gốm mộc mạc, thô phác, nhưng khỏe khoắn, chứa đựng vẻ đẹp nguyên sơ củađất và đậm nét điêu khắc

Hiện nay, đồ gốm dùng trong tín ngưỡng dân gian Phù Lãng vẫn còn hiệndiện trong một số di tích lịch sử ở châu thổ sông Hồng như các đình, đền, chùa…Những năm gần đây, Phù Lãng đã cho ra đời nhiều mẫu hàng mới, phù hợp với nhucầu và thị hiếu thẩm mỹ của người tiêu dùng

Hiện nay, thị trường tiêu thụ của gốm Phù Lãng trải rộng từ các tỉnh miềnnúi phía Bắc, qua Bắc Bộ đến các tỉnh miền Trung Bộ Với đội ngũ nghệ nhân tàihoa, Phù Lãng đã tìm cho mình một chỗ đứng trên thị trường gốm trong nước vàngoài nước Mô hình các sản phẩm gốm mỹ thuật – mỹ nghệ hiện đại phát triển bêncạnh những sản phẩm truyền thống sẽ là hướng phát triển của gốm Phù Lãng trongtương lai Hàng loạt sản phẩm như tranh gốm, lọ hoa, bình hoa các loại, ấm chén,gốm trang trí, gốm ốp tường nhà, lư hương…có chất lượng, mẫu mã đẹp đã đượcđông đảo du khách, các doanh nhân, các nhà nghiên cứu văn hóa quan tâm, đónnhận, đánh giá rất cao

Trang 35

Sản phẩm của làng với nguồn nguyên liệu đất sét có màu vàng nhạt quanhiều công đoạn chế biến, tạo dáng, tạo hình, đã trở thành sản phẩm độc đáo tântiến nhưng vẫn mang đầy đủ tính chất đặc trưng của dòng gốm cổ có niên đại cácngày nay hàng nghìn năm.

4.3 Thực trạng sản xuất kinh doanh gốm sứ của các hộ SXKD tại Phù Lãng

4.3.1 Đặc điểm và điều kiện sản xuất của các hộ SXKD gốm sứ Phù Lãng

4.3.1.1 Đặc điểm các hộ SXKD gốm

Tìm hiểu đặc điểm của các hộ sản xuất gốm có vai trò quan trọng, là cơ sởcho việc đề ra đường lối phát triển cho làng nghề Phù Lãng, đặc biệt là các chủ hộ-người có vai trò quan trọng trong thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh gốm củalàng nghề

Tình hình cơ bản của các chủ hộ sản xuất gốm của làng nghề được thể hiệnqua bảng dưới đây

Bảng 4.3 Tình hình cơ bản của các hộ điều tra năm 2011

Quy mô 1 Quy mô 2 Quy mô 3

6.Trình độ chuyên môn

Nguồn: Tính toán từ số liệu điều tra năm 2011

Trang 36

Qua bảng 4.3 cho thấy: Đa phần các hộ sản xuất kiêm làm nghề khác, chủyếu là tham gia sản xuất nông nghiệp, trong tổng số 30 hộ điều tra có tới 19 hộ kiêmngành nghề khác, còn lại 11 hộ chuyên làm gốm Điều này cho thấy sản xuất gốmchưa thực sự mang lại lợi nhuận cao và ổn định cho người làm gốm Mặt khácnhóm các hộ sản xuất quy mô 1 sản xuất theo quy mô gia đình là chính, lượng laođộng thuê rất ít và mang tính chất mùa vụ Còn các hộ sản xuất theo quy mô 2 vàquy mô 3 lượng lao động trong gia đình tham gia sản xuất gốm ít, đa phần là laođộng thuê mướn thường xuyên mỗi hộ thuê từ 7- 20 lao động.

Nhiều chủ lò gốm có tuổi đời, tuổi nghề khá cao, đây là lớp người gắn bó lâuđời với nghề gốm, sống với nghề này ngay cả trong giai đoạn khó khăn nhất củalàng nghề Họ có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất gốm Tuổi nghề bình quân củacác chủ hộ là 20 năm, cao nhất là 30 năm

Trình độ văn hóa và trình độ chuyên môn của các chủ hộ tương đối thấp, đa

số chỉ học hết cấp 1 và cấp 2, sổ chủ hộ đã qua đào tạo chính quy rất ít Qua điều tra

có tới 30 chủ hộ qua truyền nghề, có 5 chủ hộ đã và đang theo học tại Trường Đạihọc Mỹ thuật Hà Nội Nguyên nhân là do sản xuất tại các làng nghề mang tính chấttruyền thống từ đời này sang đời khác do đó tỷ lệ nghỉ học sớm ở nhà làm nghề rấtcao, chưa chú trọng đến đào tạo chuyên nghiệp do đó mà sản xuất gốm Phù Lãngchưa có nhiều bước phát triển mới

Với đặc điểm hiện nay của các chủ lò gốm để phát triển làng nghề theohướng bền vững, hướng tới sản xuất hàng hóa xuất khẩu còn rất nhiều vấn đề cầngiải quyết Một mặt các chủ hộ cần quan tâm bồi dưỡng chuyên môn, kiến thứcquản lý kinh tế,…mặt khác các cấp chính quyền cần có các biện pháp hỗ trợ các chủ

hộ nâng cao trình độ, tiếp cận được với thông tin mới của thị trường

4.3.1.2 Điều kiện sản xuất của các hộ SXKD gốm

• Đất đai

Các hộ gia đình sản xuất gốm đều sử dụng toàn bộ quỹ đất của mình vừa sảnxuất vừa sinh hoạt, diện tích đất vườn có rất ít, phần đất này không dùng để trồngcây mà sử dụng để phơi củi và để đất sét

Trang 37

Có thể thấy tùy theo từng quy mô mà quỹ đất dùng cho sản xuất ít nhiềukhác nhau Với quy mô 3, sản xuất nhiều nên diện tích đất dùng cho sản xuất lớnnhất 975m2, trong khi đó diện tích sản xuất quy mô 1 và 2 chỉ là 556m2 và 600m2

Bảng 4.4 Điều kiện sản xuất của nhóm hộ điều tra

Diễn giải ĐVT Chung Quy mô các nhóm hộ sản xuất

Quy mô 1 Quy mô 2 Quy mô 3

• Tình hình sử dụng vốn

Sản xuất gốm cần nhiều vốn, có hai nguồn vốn chính được huy động lànguồn vốn tự có và nguồn vốn vay Chủ yếu là vay của người thân, bạn bè và từngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Tỷ trọng vốn vay trong tổng số vốnsản xuất của các nhóm hộ chiếm gần một nửa số vốn sản xuất

Qua bảng 4.5 cho thấy: Tổng số vốn của các hộ sản xuất quy mô 1 dao độngtrong khoảng từ 100 – 130 triệu đồng, các hộ sản xuất ở quy mô 2 có tổng số vốn

Trang 38

bình quân khoảng 230 triệu đồng, các hộ ở quy mô 3 có tổng số vốn sản xuất nhiềunhất với mức bình quân mỗi hộ khoảng 400 triệu đồng.

CC ( %)

SL (trđ)

CC ( %)

SL (trđ)

CC ( %)

2.Nguồn huy động

Nguồn: tính toán số liệu điều tra năm 2011

Về cơ cấu vốn: Các hộ sản xuất quy mô 3 có lượng vốn huy động nhiều hơnvốn cố định, trong khi nhóm hộ quy mô 1 và quy mô 2 sử dụng lượng vốn cố địnhnhiều hơn Nguyên nhân là do các nhóm hộ quy mô 1 và quy mô 2 khả năng tiếp cậnthị trường kém nên lượng tiêu thụ hạn chế khả năng quay vòng vốn chậm Còn các hộsản xuất quy mô 3 là những người năng động, sản phẩm làm ra dễ tiêu thụ do đóthường xuyên mua nguyên vật liệu phục vụ sản xuất, lượng vốn quay vòng nhanh

Biểu đồ 4.2 Cơ cấu vốn của các hộ sản xuất gốm

Với điều kiện sản xuất như hiện nay đã gây không ít khó khăn trong việc duy trì và phát triển sản xuất tại các hộ đặc biệt là các hộ sản xuất quy mô nhỏ Bên

Trang 39

cạnh việc thiếu đất sản xuất thì thiếu vốn sản xuất cũng là một trong những nguyên nhân quan trọng cản trở hoạt động sản xuất Vì vậy chính quyền địa phương và các

tổ chức tài chính cần có những biện pháp hỗ trợ các hộ tiếp cận được với nhiều nguồn vốn khác nhau một cách nhanh chóng nhất để họ có điều kiện duy trì và phát triển sản xuất.

4.3.2 Tình hình sản xuất tại các hộ SXKD gốm Phù Lãng

4.3.2.1 Quy trình sản xuất chính

Để có được một sản phẩm hoàn chỉnh, đạt tiêu chuẩn về chất lượng cần phảitrải qua một quy trình kỹ thuật phức tạp, tốn nhiều công sức với rất nhiều côngđoạn

Để làm ra đồ gốm người thợ gốm phải trải qua các khâu chọn, xử lý và phachế đất, tạo dáng, tạo văn hoa, phủ men và cuối cùng là nung sản phẩm

Người thợ gốm quan niệm hiện vật gốm không khác nào một cơ thể sống,một vũ trụ thu nhỏ trong đó có sự kết hợp hài hòa của Ngũ hành là kim, mộc, thủy,hỏa và thổ Sự phát triển của nghề nghiệp được xem như là sự hanh thông của Ngũhành mà sự hanh thông của Ngũ hành lại nằm trong quá trình lao động sáng tạo vớinhững quy trình kỹ thuật chặt chẽ, chuẩn xác

Quá trình tạo cốt gốm:

Chọn đất

Xử lý, pha chế đấtTạo dáng

Phơi sấy và sửa hàng mộc

Quá trình trang trí hoa văn,tráng men:

Kỹ thuật vẽ, họa tiếtChế tạo men

Tráng menSửa hàng men

Quá trình nung:

Lò nungBao nung

Đất sét

Các công đoạn

sản xuất

Sản phẩm gốm

Trang 40

Sơ đồ 4.1 Các công đoạn chính sản xuất gốm

4.3.2.2 Chi phí sản xuất của các hộ SXKD gốm Phù Lãng

Một vài năm gần đây giá một số nguyên liệu đầu vào tăng cao đẩy giáthành/đvsp gốm tăng cao gây không ít khó khăn cho người làm gốm Hiện nay giáđất 1 thuyền 25m3 cả công chở vào khoảng 4,5 triệu đồng, giá củi và công lao độngcũng tăng từ 10 – 20% so với năm 2010

Trên cơ sở số liệu điều tra được ở Phù Lãng, chúng tôi đã tổng hợp và tính toán cáckhoản mục chi phí theo mức đầu tư chi phí sản xuất gốm bình quân 1 hộ/ năm Kếtquả thu được như sau:

Ngày đăng: 16/05/2014, 11:25

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 3.1. Tình hình đất đai của xã Phù Lãng năm 2009- 2011 - Nghiên cứu tình hình sản xuất kinh doanh của các hộ sản xuất kinh doanh gốm tại xã Phù Lãng, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh
Bảng 3.1. Tình hình đất đai của xã Phù Lãng năm 2009- 2011 (Trang 23)
Bảng 3.2. Tình hình dân số- lao động xã Phù Lãng 2009- 2011 - Nghiên cứu tình hình sản xuất kinh doanh của các hộ sản xuất kinh doanh gốm tại xã Phù Lãng, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh
Bảng 3.2. Tình hình dân số- lao động xã Phù Lãng 2009- 2011 (Trang 25)
Bảng 3.3 Số lượng cơ sở sản xuất gốm tại Phù Lãng 2011 Cơ sở sản xuất theo - Nghiên cứu tình hình sản xuất kinh doanh của các hộ sản xuất kinh doanh gốm tại xã Phù Lãng, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh
Bảng 3.3 Số lượng cơ sở sản xuất gốm tại Phù Lãng 2011 Cơ sở sản xuất theo (Trang 28)
Bảng 4.2. Gía trị sản xuất Gốm Phù Lãng 2009- 2011 - Nghiên cứu tình hình sản xuất kinh doanh của các hộ sản xuất kinh doanh gốm tại xã Phù Lãng, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh
Bảng 4.2. Gía trị sản xuất Gốm Phù Lãng 2009- 2011 (Trang 32)
Bảng 4.3 Tình hình cơ bản của các hộ điều tra năm 2011 - Nghiên cứu tình hình sản xuất kinh doanh của các hộ sản xuất kinh doanh gốm tại xã Phù Lãng, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh
Bảng 4.3 Tình hình cơ bản của các hộ điều tra năm 2011 (Trang 35)
Bảng 4.4 Điều kiện sản xuất của nhóm hộ điều tra - Nghiên cứu tình hình sản xuất kinh doanh của các hộ sản xuất kinh doanh gốm tại xã Phù Lãng, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh
Bảng 4.4 Điều kiện sản xuất của nhóm hộ điều tra (Trang 37)
Bảng 4.5 Tình hình sử dụng vốn tại các hộ sản xuất gốm Phù Lãng - Nghiên cứu tình hình sản xuất kinh doanh của các hộ sản xuất kinh doanh gốm tại xã Phù Lãng, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh
Bảng 4.5 Tình hình sử dụng vốn tại các hộ sản xuất gốm Phù Lãng (Trang 38)
Bảng 4.6 Chi phí sản xuất gốm của nhóm hộ - Nghiên cứu tình hình sản xuất kinh doanh của các hộ sản xuất kinh doanh gốm tại xã Phù Lãng, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh
Bảng 4.6 Chi phí sản xuất gốm của nhóm hộ (Trang 42)
Sơ đồ 4.2 Các kênh tiêu thụ chính của sản phẩm gốm Phù Lãng - Nghiên cứu tình hình sản xuất kinh doanh của các hộ sản xuất kinh doanh gốm tại xã Phù Lãng, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh
Sơ đồ 4.2 Các kênh tiêu thụ chính của sản phẩm gốm Phù Lãng (Trang 43)
Bảng 4.7 Gía một số sản phẩm cạnh tranh ở các thị trường tiêu thụ - Nghiên cứu tình hình sản xuất kinh doanh của các hộ sản xuất kinh doanh gốm tại xã Phù Lãng, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh
Bảng 4.7 Gía một số sản phẩm cạnh tranh ở các thị trường tiêu thụ (Trang 47)
Bảng 4.8 Kết quả sản xuất của các nhóm hộ điều tra - Nghiên cứu tình hình sản xuất kinh doanh của các hộ sản xuất kinh doanh gốm tại xã Phù Lãng, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh
Bảng 4.8 Kết quả sản xuất của các nhóm hộ điều tra (Trang 49)
Bảng 4.9 Kết quả và hiệu quả sản xuất gốm của các nhóm hộ điều tra - Nghiên cứu tình hình sản xuất kinh doanh của các hộ sản xuất kinh doanh gốm tại xã Phù Lãng, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh
Bảng 4.9 Kết quả và hiệu quả sản xuất gốm của các nhóm hộ điều tra (Trang 50)
Bảng 4.10 Trình độ lao động tại các hộ SXKD - Nghiên cứu tình hình sản xuất kinh doanh của các hộ sản xuất kinh doanh gốm tại xã Phù Lãng, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh
Bảng 4.10 Trình độ lao động tại các hộ SXKD (Trang 54)
8. Hình thức bán là gì? - Nghiên cứu tình hình sản xuất kinh doanh của các hộ sản xuất kinh doanh gốm tại xã Phù Lãng, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh
8. Hình thức bán là gì? (Trang 69)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w