đạI HọC THáI NGUYÊN TRƯờNG ĐạI HọC NÔNG LÂM --- --- nGuyễn Thị hường Tên đề tài: Đánh giá hiện trạng và đề xuất biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước tại làng nghề gốm sứ Phù
Trang 1đạI HọC THáI NGUYÊN
TRƯờNG ĐạI HọC NÔNG LÂM
- -
nGuyễn Thị hường
Tên đề tài:
Đánh giá hiện trạng và đề xuất biện pháp giảm thiểu ô nhiễm
môi trường nước tại làng nghề gốm sứ Phù Lãng,
Xã Phù Lãng, Huyện Quế Võ, Tỉnh Bắc Ninh
KhóA LUậN tốt nghiệp đại học
Thái Nguyên, 2014
Trang 2ĐạI HọC THáI NGUYÊN
TRƯờNG ĐạI HọC NÔNG LÂM
- -
nGuyễn Thị hường
Tên đề tài:
Đánh giá hiện trạng và đề xuất biện pháp giảm thiểu ô nhiễm
môi trường nước tại làng nghề gốm sứ Phù Lãng,
Xã Phù Lãng, Huyện Quế Võ, Tỉnh Bắc Ninh
KhóA LUậN tốt nghiệp đại học
Giảng viên hướng dẫn : ThS Nguyễn Duy Hải
Thái Nguyên, 2014
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Thực tập tốt nghiệp là một trong những giai đoạn quan trọng trong quá trình đào tạo sinh viên của nhà trường Đây là khoảng thời gian sinh viên được tiếp cận thực tế, đồng thời giúp sinh viên củng cố những kiến thức đã được học trong nhà trường
Để có thể hoàn thành khóa luận này, bằng tấm lòng biết ơn sâu sắc, em
xin chân thành cảm ơn thầy giáo - ThS Nguyễn Duy Hải giảng viên trường
Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã tận tình hướng dẫn em trong suốt quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp
Em xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên; đặc biệt các thầy, cô giáo Khoa Môi trường là những người đã dạy bảo và hướng dẫn em tận tình trong suốt 4 năm học tập và rèn luyện tại trường
Em xin gửi lời cảm ơn tới các cán bộ, nhân viên Trung tâm quan trắc Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bắc Ninh đã tạo điều kiện và nhiệt tình giúp
đỡ em trong suốt quá trình thực tập tốt nghiệp
Do thời gian nghiên cứu có hạn, năng lực bản thân, đặc biệt là kinh nghiệm thực tế còn hạn chế nên đề tài của em không tránh khỏi những sai sót,
em rất mong nhận được sự góp ý của các thầy, cô giáo và các bạn sinh viên để khóa luận tốt nghiệp của em được hoàn thiện hơn
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 05 tháng 05 năm 2014
Sinh viên
Nguyễn Thị Hường
Trang 4DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Trang
Bảng 4.1: Hiện trạng sử dụng đất toàn xã Phù Lãng 37
Bảng 4.2: Trong đó dân số của các thôn 41
Bảng 4.3: Tổng hợp các công trình dịch vụ công cộng hiện có 43
Bảng 4.4: Hàm lượng chỉ tiêu trong nước thải của làng nghề gốm sứ 50
Bảng 4.5: Hàm lượng chỉ tiêu trong nước mặt của làng nghề gốm sứ 52
Bảng 4.6: Kết quả phân tích chất lượng nước ngầm tại vùng nghiên cứu 54
Bảng 4.7: Kết quả điều tra phỏng vấn tình hình sức khỏe của người dân làng nghề gốm Phù Lãng 56
Trang 5DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Trang
Hình 4.1: Bản đồ xã Phù Lãng 35 Hình 4.2: Sơ đồ công nghệ sản xuất gốm sứ 45 Hình 4.3: So sánh hàm lượng chất hữu cơ và vô cơ trong nước thải so với QCVN
40:2011/ BTNVMT - giá trị giới hạn cột B 50 Hình 4.4: So sánh hàm lượng kim loại nặng trong nước thải so với QCVN 40:2011/
BTNVMT - giá trị giới hạn cột B 51 Hình 4.5: So sánh hàm lượng chất hữu cơ và vô cơ trong nước mặt so với QCVN
08:2008/ BTNMT - giá trị giới hạn cột B (mức B1) 53 Hình 4.6: So sánh hàm lượng kim loại nặng trong nước mặt so với QCVN 08:2008/
BTNMT - giá trị giới hạn cột B (mức B1) 53 Hình 4.7: So sánh hàm lượng các chất trong nước ngầm so với QCVN 09:2008 /
BTNVMT - giá trị giới hạn 55 Hình 4.8: Mô hình xử lý nước ao, hồ trong khu vực làng nghề gốm Phù Lãng bằng
thực vật thủy sinh 59 Hình 4.9: Mô hình thu gom và xử lý nước thải sản xuất 60 Hình 4.10: Mô hình xử lý nước ngầm cho địa phương 61
Trang 6DANH MỤC CÁC CỤM, TỪ VIẾT TẮT
BOD : Nhu cầu ôxi hóa sinh học
BTNMT : Bộ Tài nguyên và Môi trường
CNH, HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
COD : Nhu cầu ôxi hóa hóa học
PTNMT : Phòng tài nguyên môi trường
TCCP : Tiêu chuẩn cho phép
TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam
TDS : Tổng chất rắn hòa tan
TTCN : Tiểu thủ công nghiệp
TTQT : Trung tâm quan trắc
Trang 7MỤC LỤC
Trang
Phần 1 MỞ ĐẦU 10
1.1 Đặt vấn đề 10
1.2 Mục đích của đề tài 11
1.3 Mục tiêu của đề tài 11
1.4 Ý nghĩa của đề tài 12
1.4.1 Ý nghĩa học tập 12
1.4.2 Ý nghĩa thực tiễn 12
Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 13
2.1 Cơ sở khoa học 13
2.1.1 Một số khái niệm có liên quan 13
2.1.2 Cơ sở pháp lý 15
2.1.3 Cơ sở lý luận 16
2.2 Tình hình ô nhiễm nước ở Việt Nam và thế giới 17
2.2.1 Tình hình ô nhiễm nước ở thế giới 17
2.2.2 Tình hình ô nhiễm nước ở Việt Nam 19
2.3 Hiện trạng ô nhiễm làng nghề ở Việt Nam 22
2.4 Vài nét về làng nghề và môi trường làng nghề gốm sứ 24
2.4.1 Lịch sử phát triển của các làng nghề Việt Nam 24
2.4.2 Lịch sử phát triển về làng nghề gốm Phù Lãng Bắc Ninh 26
2.4.3 Môi trường và các nguồn gây ô nhiễm nước tại làng nghề gốm sứ Phù Lãng Bắc Ninh 28
Phần 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 30
3.1 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 30
3.1.1 Đối tượng nghiên cứu 30
3.1.2 Phạm vi nghiên cứu 30
3.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu 30
3.2.1 Địa điểm nghiên cứu 30
3.2.2 Thời gian nghiên cứu 30
3.3 Nội dung nghiên cứu 30
Trang 83.3.1 Điều tra thu thập số liệu về điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội tại xã Phù
Lãng - HuyệnQuế Võ - Tỉnh Bắc Ninh 30
3.3.2 Công nghệ và quy trình sản xuất của làng nghề gốm sứ Phù Lãng 30
3.3.3 Đánh giá chất lượng nước tại làng nghề gốm sứ Phù Lãng 30
3.3.4 Đánh giá ảnh hưởng của ô nhiễm làng nghề gốm sứ Phù Lãng tới sức khỏe của người dân 30
3.3.5 Dự báo ảnh hưởng và đề xuất một số biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường làng nghề gốm sứ 31
3.4 Phương pháp nghiên cứu 31
3.4.1 Phương pháp kế thừa 31
3.4.2 Phương pháp thu thập số liệu 31
3.4.3 Phương pháp điều tra và khảo sát 31
3.4.4 Phương pháp tổng hợp so sánh 32
3.4.5 Phương pháp điều tra phỏng vấn 32
3.4.6 Phương pháp bản đồ, biểu đồ 32
3.4.7 Phương pháp lấy mẫu nước 32
3.4.8 Phương pháp phân tích trong phòng thí nghiệm 33
3.4.9 Phương pháp tổng hợp và sử lý số liệu 34
Phần 4 NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 35
4.1 Điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội 35
4.1.1 Điều kiện tự nhiên 35
4.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 37
4.2 Công nghệ và quy trình sản xuất của làng nghề gốm sứ Phù Lãng 44
4.2.1 Công nghệ sản xuất 44
4.2.2 Quy trình sản xuất 45
4.3 Đánh giá chất lượng môi trường nước tại làng nghề gốm sứ Phù Lãng 49
4.3.1 Đánh giá chất lượng môi trường nước thải sản xuất của làng nghề 49
4.3.2 Đánh giá chất lượng môi trường nước mặt 51
4.3.3 Đánh giá chất lượng nước ngầm tại làng nghề gốm sứ Phù Lãng 54
4.4 Đánh giá ảnh hưởng của ô nhiễm làng nghề gốm sứ Phù Lãng tới sức khỏe người dân 56
Trang 94.5 Dự báo ảnh hưởng và đề xuất một số biện pháp giảm thiểu ô nhiễm nước
làng nghề gốm sứ Phù Lãng 57
4.5.1 Dự báo ảnh hưởng ô nhiễm nước làng nghề gốm sứ Phù Lãng 57
4.5.2 Đề xuất một số biện pháp giảm thiểu ô nhiễm nước làng nghề gốm sứ 57
Phần 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 63
5.1 Kết luận 63
5.2 Kiến nghị 64
TÀI LIỆU THAM KHẢO 65
Trang 10Đa Hội Với đặc thù công nghệ sản xuất ở các làng nghề trên địa bàn tỉnh còn lạc hậu, quy mô hộ cá thể, mặt bằng chật hẹp xen kẽ với khu dân cư, thiếu quy hoạch và thiếu vốn cho đầu tư công nghệ, nên các cơ sở sản xuất chưa thật sự chú trọng tới công tác bảo vệ môi trường, xử lý ô nhiễm môi trường,
từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người dân làng nghề và khu vực
xung quanh
Hàng năm, các làng nghề đóng góp một phần vào ngân sách nhà nước, tạo việc làm tại chỗ cho gần 35.000 lao động và thu hút hàng nghìn lao động nông thôn các vùng phụ cận Làng nghề đã góp phần tích cực trong chuyển đổi cơ cấu kinh tế ở địa phương Tạo ra một khối hàng hóa dồi dào phong phú
và đa dạng, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và sản xuất
Sự tồn tại và phát triển của làng nghề đã góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Tuy nhiên, cùng với sự phát triển đó thì vấn đề ô nhiễm môi trường do hoạt động làng nghề mang lại càng trở lên nghiêm trọng, trong đó phải kể đến ô nhiễm môi trường nước và những tác hại do chúng mang lại
Quế Võ là một trong những làng nghề tiêu biểu ấy sự phát triển làng nghề đã mang lại hiệu quả kinh tế cao góp phần vào tăng trưởng kinh tế của huyện
Trang 11Xã Phù Lãng và làng nghề gốm sứ Phù Lãng nằm ở vị trí phía Đông Bắc của huyện Quế Võ, là một trong những xã nằm ở xa trung tâm của huyện, sâu bên trong giáp với sông Cầu, có nghề gốm truyền thống nổi tiếng (Gốm Nhung, Gốm Thiều ) Do sự phát triển thiếu bền vững cùng công nghệ sản xuất lạc hậu đã làm suy giảm chất lượng môi trường làng nghề và khu vực xung quanh ảnh hưởng xấu đến môi trường sinh thái và sức khỏe người dân Môi trường nước tại làng nghề cũng có những thay đổi đáng kể về chất lượng Những nước thải phát sinh trong quá trình sản xuất của làng nghề cũng là một vấn đề lớn gây tác động tới môi trường và mỹ quan thành phố
Xuất phát từ thực tế này và được sự nhất trí của Ban chủ nhiệm khoa Môi trường trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên và được sự hướng dẫn
trực tiếp của thầy giáo,ThS Nguyễn Duy Hải em đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá hiện trạng và đề xuất biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi
trường nước tại làng nghề gốm sứ Phù Lãng, Xã Phù Lãng, Huyện Quế
1.3 Mục tiêu của đề tài
- Tìm hiểu những ảnh hưởng của môi trường nước làng nghề gốm sứ tới sức khỏe của người dân trên địa bàn
- Đánh giá hiện trạng môi trường nước tại làng nghề gốm sứ Phù Lãng
- Phân tích được những thuận lợi và khó khăn trong việc bảo vệ chất lượng môi trường nước làng nghề
- Đề xuất các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm nước phù hợp với thực tế của địa phương
Trang 121.4 Ý nghĩa của đề tài
- Hoàn thành khóa luận tốt nghiệp
1.4.2 Ý nghĩa thực tiễn
- Đánh giá hiện trạng chất lượng nước thải sản xuất tại làng nghề gốm
sứ Phù Lãng từ đó đưa ra các biện pháp đúng đắn góp phần bảo vệ môi trường
và phát triển kinh xã hội
- Các số liệu thu thập, tổng hợp, phân tích được phải chính xác có thể
sử dụng làm căn cứ để đề xuất các giải pháp phù hợp với điều kiện thực tế của
Trang 13Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Cơ sở khoa học
2.1.1 Một số khái niệm có liên quan
* Khái niệm về tài nguyên nước
Là các nguồn nước mà con người sử dụng hoặc có thể sử dụng vào những mục đích khác nhau Nước được dùng trong các hoạt động nông nghiệp, công nghiệp, dân dụng, giải trí và môi trường Hầu hết các hoạt động
trên đều cần nước ngọt, bao gồm nước mặt và nước ngầm
* Khái niệm về ô nhiễm môi trường nước
Hiến chương châu Âu về nước đã định nghĩa:
"Ô nhiễm nước là sự biến đổi nói chung do con người đối với chất lượng nước, làm nhiễm bẩn nước và gây nguy hiểm cho con người, cho công nghiệp, nông nghiệp, nuôi cá, nghỉ ngơi, giải trí, cho động vật nuôi và các loài hoang dã"
* Khái niệm về suy thoái nguồn nước
Là sự thay đổi tính chất của nước theo chiều hướng làm suy giảm chất lượng nguồn nước, làm thay đổi tính chất ban đầu của nước Suy thoái nguồn nước có thể do ô nhiễm từ nguồn gốc tự nhiên (mưa, tuyết tan, lũ lụt…) hay
nhân tạo (do nước thải khu dân cư, bệnh viện, sản xuất nông nghiệp)
* Khái niệm nước mặt
Là nước trong sông, hồ hoặc nước ngọt trong vùng đất ngật nước Nước mặt được bổ sung một cách tự nhiên bởi giáng thủy và chúng mất đi khi chảy vào đại dương, bốc hơi và thấm xuống đất [9]
* Khái niệm nước ngầm
Là nước ngọt được chứa trong các lỗ rỗng của đất hoặc đá Nó cũng có thể là nước chứa trong các tầng ngậm nước bên dưới mặt nước ngầm Đôi khi người ta còn phân biệt nước ngầm nông, nước ngầm sâu và nước chôn vùi [9]
Trang 14* Khái niệm về nước thải
Nước thải là chất lỏng được thải ra sau quá trình sử dụng của con người
và dã bị thay đổi tính chất ban đầu của chúng
Đặc trưng của nước thải
Nước thải có những biểu hiện đặc trưng sau [3]:
Độ đục, màu sắc, mùi, vị, nhiệt độ, độ dẫn điện, DO (Lượng Ôxy hoà tan), chỉ tiêu vi sinh vật
* Khái niệm về môi trường
Theo luật bảo vệ môi trường tại khoản 1 điều 3 luật bảo vệ môi trường ngày 29 tháng 11 năm 2005 quy định: “ Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo có quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật” [4]
* Khái niệm về ô nhiễm môi trường
Theo định nghĩa của tổ chức y tế thế giới (WHO) thì “Ô nhiễm môi trường là sự đưa vào môi trường là các chất thải nguy hại hoặc năng lượng đến mức ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống sinh vật, sức khỏe con người hoặc làm suy thoái chất lượng môi trường”
* Khái niệm về tiêu chuẩn môi trường
Là giới hạn cho phép của các thông số về chất lượng môi trường xung quanh, về hàm lượng của chất gây ô nhiễm trong chất thải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định làm căn cứ để quản lý và bảo vệ môi trường (Luật bảo vệ môi trường Việt Nam, 2005) [4]
* Khái niệm về bảo vệ môi trường
Bảo vệ môi trường là hoạt động giữ cho môi trường trong lành sạch sẽ, phòng ngừa hạn chế các tác động xấu tới môi trường, ứng phó sự cố môi tường, khắc phục ô nhiễm, suy thoái, phục hồi và cải thiện môi trường, khai thác sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ đa dạng sinh học (Luật bảo vệ môi trường Việt Nam, 2005) [4]
Trang 15Làng nghề là các làng nông thôn Việt Nam đang tồn tại hoạt động của các nghề tiểu thủ công, phi nông nghiệp có ít nhất 30% so với tổng số hộ và lao động ở làng nghề có ít nhất 300 lao động nhưng đóng góp ít nhất 50% tổng giá trị sản xuất và thu nhập chung của làng, doanh thu hàng năm từ nghành nghề ít nhất 300 triệu đồng (Đặng Kim Chi, 2005) [2]
- Nghị định số 120/2008/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý lưu vực
- Nghị định số 149/2004/NĐ-CP của Chính phủ về quy định cho phép, thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước
- Thông tư số 02/2005/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường
về hướng dẫn thực hiện Nghị định số 149/2004/NĐ-CP của Chính phủ về quy định cho phép, thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước
Trang 16- Thông tư số 25/2009/TT-BTNMT ngày 16 tháng 11 năm 2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường
- Quyết định số 22/2006/QĐ-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc bắt buộc áp dụng tiêu chuẩn môi trường
- Quyết định số 16/2008/QĐ-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường
* Các tiêu chuẩn, quy chuẩn của Việt Nam
- TCVN 5942:1995 Chất lượng nước - Tiêu chuẩn nước mặt
- TCVN 5992:1995 Chất lượng nước - Lấy mẫu - Hướng dẫn kĩ thuật lấy mẫu
- QCVN 08:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước mặt
- QCVN 14:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia nước thải sinh hoạt
- QCVN 09:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước ngầm
- QCVN 40:2011/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước thải công nghiệp
- QCVN 39:2011/BTNMT - QCKTQG về chất lượng nước dùng cho tưới tiêu
Hiện nay trên phạm vi toàn cầu con người đã sử dụng 8% trong tổng số nước ngọt được khai thác cho sinh hoạt, 23% cho công nghiệp, 63% cho nông nghiệp (Sở Tài Nguyên và Môi trường Bắc Ninh, 2014) [6]
Trang 17Tài nguyên nước là một trong bốn nguồn lực cơ bản và đóng vao trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội của bất kì quốc gia nào trên thế gới Cùng với sự gia tăng dân số và phát triển kinh tế thì nhu cầu về sử dụng nguồn nước cũng tăng cao kéo theo những vấn đề mới như ô nhiễm môi trường nước do nước khi thải trực tiếp ra ngoài môi trường phần lớn không được xử lý làm ảnh hưởng tới con người, ảnh hưởng tới quá trình phát triển bền vững và môi trường
Như vậy có thể thấy rằng nước là nguồn tài nguyên có vai trò rất lớn trong cuộc sống của con người và sinh vật Tuy nhiên hiện nay nguồn nước cũng đang bị suy thoái và bị ô nhiễm ảnh hưởng tới trữ lượng và chất lượng nước, ảnh hưởng tới bản thân chúng ta Vì vậy bảo vệ tài nguyên nước là nhiệm vụ rất cần thiết, là trách nhiệm chung của toàn thể nhân loại không phân biệt quốc gia, màu da, lứa tuổi
2.2 Tình hình ô nhiễm nước ở Việt Nam và thế giới
2.2.1 Tình hình ô nhiễm nước ở thế giới
Trên hành tinh chúng ta nước tồn tại ở dưới nhiều dạng khác nhau: Trên mặt đất, trong biển và đại dương, dưới đất và trong không khí dưới các dạng: Lỏng (Ao, hồ, sông suối, biển), khí (Hơi nước), rắn (Băng, tuyết)
Lượng nước trong thủy quyển được UNESCO công bố như sau [16]:
Lượng nước trong thủy quyển 1386 triệu km3(100%): Lượng nước ngọt chiếm 35 triệu km3 (2,5%), lượng nước mặn 1351 triệu km3 (97,5%)
Trong thành phần nước ngọt thì nước ở dạng rắn chiếm 24,3 triệu km3 (69,4%), dạng lỏng 10,7 triệu km3(30,6%)
Trong thành phần nước lỏng 10,7 triệu km3 (100%) thì nước ngầm chiếm đại bộ phận 10,5 triệu km3
(98,3%); hồ và hồ chứa là 0,102 triệu km3 (0,95%), thổ nhưỡng 0,047 triệu km3(0,44%); sông ngòi 0,020 triệu km3(0,19%), khí quyển 0,020 triệu km3(0,19%) và sinh quyển 0,011 triệu km3(0,10%) [16]
Thiếu nước đã làm nghèo thêm những cộng đồng nghèo Dân nghèo ở thủ đô Haiti phải chi 20% thu nhập để mua nước, 1/3 dân số Jacarta (Indonesia) khoảng 2,6 triệu người phải mua nước từ xe bồn với giá 1,5 - 5,2 USD/1m3 Tình trạng tương tự cũng xảy ra ở Pakistan, Mauritania, Bangadesh, Nigeria
Trang 18và Hondura Bắc Kinh (Trung Quốc) đang xem xét dự án chuyển tải nước từ nguồn xa 1.000km để cung cấp cho thành phố Gần toàn bộ nước sinh hoạt ở
Bỉ phải tải theo đường ống từ vùng biên giới với nước Pháp do toàn bộ hệ thống nước mặt và nước ngầm bị nhiễm bẩn vì phân súc vật và nhiễm mặn Hiện nay, 40% dân số thế giới chung sống trong 250 lưu vực sông [15]
Ô nhiễm nước cũng đang là vấn đáng báo động trên thế giới hiện nay Đặc biệt là các nước phát triển, cùng với sự phát triển thì các khu công nghiệp nhà máy … đã thải ra môi trường hàng loạt các lượng chất thải độc hại làm cho nguồn nước ở đây bị ô nhiễm trầm trọng Đây là một số ví dụ điển hình:
Tại Sukinda, Ấn Độ, các nữ công nhân phải tiếp xúc với nước nhiễm bẩn cực nặng Hậu quả của nó là tình trạng vô sinh, thai nhi bị dị tật và chết lưu
Hàm lượng thủy ngân trong nước ngầm ở Vapi, Ấn Độ, cao gần gấp 96 lần so với tiêu chuản sức khỏe do Tổ chức Y tế Thế giới quy định
Trong thập niên 60, ô nhiễm nước lục địa và đại dương gia tăng với nhịp độ đáng lo ngại Tốc độ ô nhiễm nước phản ánh một cách chân thực tốc
độ phát triển kinh tế của các quốc gia Xã hộ càng phát triển thì càng xuất hiện nhiều nguy cõ Ta có thế kể ra đây vài ví dụ điển hình tiêu biểu:
Ô nhiễm nước ngọt lại càng trầm trọng
Anh Quốc chẳng hạn: Đầu thế kỷ 19, sông Tamise rất sạch Đến giữa thế kỷ 20 nó trở thành ống cống lộ thiên Các sông khác cũng có tình trạng tương tự trước khi người ta đưa ra các biện pháp bảo vệ nghiêm ngặt
Ở Hoa Kì tình trạng thảm thương do ô nhiễm nước cũng xảy ra ở bờ phía đông, cũng như nhiều vùng khác Vùng Đại Hồ bị ô nhiễm nặng, trong
đó hồ Erie, Ontario, ô nhiễm đặc nghiêm trọng
Ở ngay tại Trung Quốc, hàng năm lượng chất thải và nước thải công nghiệp thải ra các thành phố và thị trấn của Trung Quốc tăng từ 23,9 tỷ m3 Một lượng lớn nước thải chưa qua xử lý vẫn được thải vào các sông Hậu quả
là, hầu hết nước ở các sông, hố ngày càng trở lên ô nhiễm Dựa trên việc đánh giá 140.000 km sông dọc đất nước Trung Quốc chất lượng nước của 41,7% chiều dài sông xếp ở loại 4 hoặc thậm chí thấp hơn và 21,8% dưới loại 5
Trang 19Theo kozun lượng nước toàn cầu có khoảng 1,386 triệu km3 trong đó nước biển và đại dương chiếm 96,5% Nước trong đất liền và trong khí quyển chiếm 3,5% Lượng nước ngọt còn lại mà con người có thể sử dụng được
2.2.2 Tình hình ô nhiễm nước ở Việt Nam
Hiện nay ở Việt Nam, mặc dù các cấp, các nghành đã có nhiều cố gắng trong việc thực hiện chính sách và pháp luật về bảo vệ môi trường, nhưng tình trạng ô nhiễm môi trường nước đang là vấn đề rất đáng lo ngại
Tốc độ công nghiệp hóa và đô thị hóa khá nhanh và sự gia tăng dân số gây áp lực ngày càng nặng nề đối với tài nguyên nước trong vùng lãnh thổ Môi trường nước ở nhiều đô thị, khu công nghiệp và làng nghề ngày càng bị ô nhiễm bởi nước thải, khí thải và chất thải rắn Ở các thành phố lớn, hàng trăm
cơ sở sản xuất công nghiệp đang gây ô nhiễm môi trường nước do không có công trình và thiết bị xử lý chất thải Ô nhiễm nước do sản xuất công nghiệp là rất nặng Ví dụ: Ở nghành công nghiệp dệt may, nghành công nghiệp giấy và bột giấy, nước thải thường có độ pH trung bình từ 9 - 11; chỉ số nhu cầu oxy sinh hóa (BOD), nhu cầu oxy hóa học (COD) có thể lên đến 700mg/1 và 2.500mg/1; hàm lượng chất rắn lơ lửng cao gấp nhiều lần giới hạn cho phép
Tại cụm công nghiệp Tham Lương, thành phố Hồ Chí Minh, nguồn nước bị ô nhiễm bẩn bởi nước thải công nghiệp với tổng lượng nước thải ước tính 500.000m3/ngày từ các nhà máy giấy, bột giặt, nhuộm, dệt
Ở thành phố Thái Nguyên, nước thải công nghiệp thải ra từ các cơ sở sản xuất giấy, luyện gang thép, luyện kim màu, khai thác than; về mùa cạn tổng lượng nước thải khu vực thành phố Thái nguyên chiếm khoảng 15% lưu lượng sông Cầu; nước thải từ sản xuất giấy có pH từ 8,4 - 9 và hàm lượng NH4 là 4mg/l, hàm lượng chất hưu cơ cao, nước thải có màu nâu, mùi khó chịu
Khảo sát một số làng nghề sắt thép, đúc đồng, nhôm, chì, giấy, dệt nhuộm, gốm ở Bắc Ninh cho thấy có hàm lượng nước thải hàng ngàn m3/ngày không qua xử lý, gây ô nhiễm môi trường nước và môi trường khu vực
Ở thành phố Hà Nội, tổng lượng nước thải của thành phố lên tới 300.000 - 400.000 m3/ngày; hiện mới chỉ có 5/31 bệnh viện có hệ thống xử lý nước thải, chiếm 25% lượng nước thải bệnh viện; 36/400 cơ sở sản xuất có xử
Trang 20lý nước thải; lượng rác thải sinh hoạt chưa được thu gom khoảng 1.200m3/ngày đang xả vào khu đất ven các hồ, kênh, mương trong nội thành; chỉ số BOD, oxy hòa tan, các chất NH4, NO2, NO3, ở các sông, hồ, kênh mương nội thành đều vượt quá quy định cho phép ở thành phố Hồ Chí Minh thì lượng rác thải lên tới gần 4.000 tấn/ngày; chỉ có 24/142 cơ sở y tế lớn là có xử lý nước thải; khoảng 3.000 cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường thuộc phải di dời
Về tình trạng ô nhiễm nước ở nông thôn và khu vực sản xuất nông nghiệp, hiện nay Việt Nam có gần 76% dân số đang sinh sống ở nông thôn là nơi cơ sở hạ tầng còn lạc hậu, phần lớn các chất thải của con người và gia súc không được xử lý nên thấm xuống đất hoặc bị rửa trôi, làm cho tình trạng ô nhiễm môi trường nước về mặt hữu cơ và vi sinh vật ngày càng cao Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, số vi khuẩn Feca coliform trung bình biến đổi từ 1.500 - 3.500MNP/100ml ở các vùng ven sông tiền và sông Hậu, tăng lên tới 3800 - 12.500MNP/100ML ở các kênh tưới tiêu
Trong sản xuất nông nghiệp, do lạm dụng các thuốc bảo vệ thực vật, các nguồn nước ở sông, hồ, kênh, mương bị ô nhiễm, ảnh hưởng lớn đến môi trường nước và sức khỏe nhân dân
Theo thống kê của Bộ Thủy sản, tổng diện tích mặt nước sử dụng cho nuôi trồng thủy sản của cả nước là tương đối cao Do nuôi trồng thủy sản ồ ạt, thiếu quy hoạch, không tuân theo quy trình kỹ thật nên đã gây nhiều tác động tiêu cực tới môi trường nước Cùng với việc sử dụng nhiều và không đúng cách các loại hóa chất trong nuôi trồng thủy sản, thì các thức ăn dư lắng xuống đáy ao, hồ, lòng sông làm cho môi trường nước bị ô nhiễm các chất hưu cơ, làm phát triển một số loài sinh vật gây bệnh và xuất hiện một số tảo độc; thậm chí đã có dấu hiệu xuất hiện thủy triều đỏ ở một số vùng ven biển ở Việt Nam
Nước dùng cho sinh hoạt của cư dân ngày càng tăng nhanh do dân số và
đô thị Nước cống từ nước thải sinh hoạt cộng nước thải của các cơ sở tiểu thủ công nghiệp trong khu dân cư là đặc trưng ô nhiễm của các đô thị ở các nước
ta đều đáng nói là các loại nước thải đều được trực tiếp thải ra môi trường chưa qua xử lý gì cả
Trang 21Nước ngầm cũng bị ô nhiễm, do nước sinh hoạt, công nghiệp và nông nghiệp việc khai thác tràn lan nước ngầm làm cho hiện tượng nhiễm mặn và nhiễm phèn xảy ra ở những vùng ven biển sông Hồng, sông Cửu long, ven biển miền Trung
Có nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường nước, như sự gia tăng dân số, mặt trái của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, cơ sở hạ tầng yếu kém, lạc hậu; nhận thức của người dân về vấn đề môi trường còn chưa cao Đáng chú ý là bất cập trong hoạt động quản lý, bảo vệ môi trường
Nhận thức của nhiều cấp chính quyền, cơ quan quản lý, tổ chức và cá nhân có trách nhiệm về nhiệm vụ bảo vệ môi trường nước chưa sâu sắc và đầy đủ; chưa thấy rõ ô nhiễm môi trường nước là loại ô nhiễm gây nguy hiểm trực tiếp, hàng ngày và khó khắc phục đối với đòi sống con người cũng như
sự phát triển bền vững của đất nước
Các quy định về quản lý và bảo vệ môi trường nước còn thiếu (chẳng hạn như chưa có các quy định và quy trình kỹ thuật phục vụ cho công tác quản lý và bảo vệ nguồn nước) Cơ chế phân công và phối hợp giữa các cơ quan, các ngành và địa phương chưa đồng bộ, còn chồng chéo, chưa quy định trách nhiệm rõ ràng Chưa có chiến lược, quy hoạch khai thác, sử dụng và bảo
vệ tài nguyên nước theo lưu vực và các vùng lãnh thổ lớn Chưa có các quy định hợp lý trong việc đóng góp tài chính để quản lý vào bảo vệ môi trường nước, gây lên tình trạng thiếu hụt tài chính, thu không đủ chi cho bảo vệ môi trường nước
Ngân sách đầu tư cho bảo vệ môi trường nước còn rất thấp (một số nước ASEAN đã đầu tư ngân sách cho bảo vệ môi trường là 1% GDP, còn ở Việt Nam mới chỉ có đạt 0,1%) Các chương trình giáo dục cộng đồng về môi trường nói chung và môi trường nước nói riêng còn quá ít Đội ngũ cán bộ quản lý môi trường nước còn thiếu về số lượng, yếu về chất lượng (Hiện nay ở Việt Nam trung bình có khoảng 3 cán bộ quản lý môi trường/1 triệu dân, trong khi đó ở một số nước ASEAN trung bình là 70 người/1 triệu dân) [15]
Trang 222.3 Hiện trạng ô nhiễm làng nghề ở Việt Nam
Vấn đề môi trường mà các làng nghề đang phải đối mặt không chỉ giới hạn ở trong phạm vi các làng nghề mà còn ảnh hưởng đến người dân ở vùng lân cận Theo báo cáo môi trường quốc gia năm 2008 với chủ đề “Môi trường làng nghề Việt Nam”, hiện nay hầu hết các làng nghề ở Việt Nam đều bị ô nhiễm môi trường (trừ các làng nghề không sản xuất hoặc dùng các nguyên liệu không gây ô nhiễm như thêu, may ) Chất lượng hầu hết các làng nghề đều không đạt tiêu chuẩn khiến người lao động phải tiếp xúc với các nguy cơ gây hại cho sức khỏe, trong đó 95% từ bụi, 85,9% từ hóa chất Kết quả khảo sát 52 làng nghề cho thấy: 46% làng nghề có môi trường bị ô nhiễm nặng ở cả
3 dạng, 27% ô nhiễm vừa, 27% ô nhiễm nhẹ
Tình trạng ô nhiễm môi trường ở các làng nghề xẩy ra ở mấy loại phổ biến sau:
Ô nhiễm nước: Ở Việt Nam, các làng nghề chưa có hệ thống xử lý nước thải công nghiệp, nước thải được đổ trực tiếp ra hệ thống kênh rạch chung hoặc ra sông
Nguyên nhân gây ra ô nhiễm nước chủ yếu là quá trình xử lý công nghiệp như: Chế biến lương thực thực phẩm, mây tre, dệt, in, nung nấu kim loại, tẩy gấy và nhuộm Thường thì nước thải ra bị ô nhiễm màu nặng và gây
ra hiện tượng đổi màu đối với dòng sông nhận nước thải, có mùi rất khó chịu Hơn nữa là sự vượt quá TCCP đối với các hàm lượng BOD, COD, SS, và coliform, các kim loại nặng Ở các nước mặt, nước ngầm, làm chết các sinh vật thủy sinh và chứa các mầm bệnh gây hại cho con người
Ô nhiễm không khí gây bụi, ồn và nóng do sử dụng than và củi chủ yếu trong sản xuất vật liệu xây dựng và sản xuất gốm sứ
Ô nhiễm chất thải rắn do tái chế nguyên liệu (giấy, nhựa, kim loại, ) hoặc do bã thải của các loại thực phẩm (sắn, dong) các loại rác thải thông thường: Nhựa, túi ni lông, giấy, hộp, vỏ lon, kim loại và các loại rác thải khác thường được đổ ra bất kỳ dòng nước hoặc hu đất trống nào Làm cho nước ngầm và đất bị ô nhiễm các chất hóa học độc hại, ảnh hưởng tới sức khỏe của con người
Trang 23Hà Nội là một trong những thành phố có nhiều làng nghề nhất cả nước Sau khi mở rộng Hà Nội có tổng cộng 1275 làng nghề, trong đó có 226 làng nghề được UBND thành phố công nhận theo các tiêu chí làng nghề, với nhiều loại hình sản xuất khác nhau: Từ chế biến lương thực - thực phẩm, chăn nuôi - giết mổ, dệt nhuộm - ươm tơ - thuộc da đến sản xuất vật liệu xây dựng, khai thác đá, tái chế phế liệu, thủ công mỹ nghệ Trong số này, làng nghề thủ công
mỹ nghệ chiếm 53% với 135 làng nghề, tiếp đó là làng nghề dệt nhuộm đồ da chiếm 23% với 59 làng nghề, làng nghề chế biến lương thực, thực phẩm chiếm 16,9% với 43 làng nghề Hiện nay phần lớn lượng nước thải từ các làng nghề này được xả thẳng ra sông Nhuệ, sông Đáy mà chưa qua xử lý khiến các con sông này đang bị ô nhiễm nghiêm trọng Chưa kể đến một lượng rác thải,
bã thải lớn từ các làng nghề không thể thu gom và xử lý kịp thời, nhiều làng nghề rác thải đổ bừa bãi ra ven đường đi và các bãi khu đất [16]
Ở Bắc Ninh điển hình như làng nghề Phong Khê, Phú Nông có khoảng
50 xí nghiệp, với 70 phân xưởng, sản xuất được khối lượng hàng hóa từ
18000 đến 20000 tấn trên năm, nhưng đồng thời thỉa vào môi trường 1200 - 1500m3 nước thải/ngày với hàm lượng Coliform lớn hơn TCCP hơn 100 lần (nước thải có chứa chủ yếu là xút, thuốc tẩy, phèn kép, nhựa thông, phẩm màu) [9]
Tình trạng ô nhiễm môi trường như trên đã ảnh hưởng ngày càng nghiêm trọng đến sức khỏe của cộng động nhất là những người tham gia sản xuất, sinh sống tại làng nghề và các vùng lân cận Báo cáo môi trường Quốc gia 2013 cho thấy, tại nhiều làng nghề tỷ lệ người mắc bệnh (đặc biệt là nhóm người trong độ tuổi lao động) đang có xu hướng gia tăng Tuổi thọ trung bình của người dân tại các làng nghề ngày càng giảm thấp hơn 10 năm so với làng không làm nghề Ở các làng tái chế kim loại, tỷ lệ người mắc bệnh ung thư, thần kinh rất phổ biến, nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là do sự phát thải khí độc, nhiệt cao và bụi kim loại từ các cơ sở sản xuất
Một trong những nguyên nhân của tình trạng ô nhiễm kể trên là do các
cơ sở sản xuất kinh doanh ở các làng nghề còn manh mún, nhỏ lẻ, phân tán, phát triển tự phát, không đủ vốn và không có công nghệ xử lý chất thải Bên
Trang 24cạnh đó ý thức của chính người dân làm nghề cũng chưa tự giác trong việc thu gom, xử lý chất thải
Nếu không có các giải pháp ngăn chặn kịp thời thì tổn thất đối với toàn
xã hội ngày càng lớn, vượt xa giá trị kinh tế mà các làng nghề mang lại như hiện nay
Ở Nam Định làng nghề Yên Tiến (Ý Yên) làm nghề thủ công mỹ nghệ tre nứa, theo số liệu khảo sát của TTQT và PTNMT tỉnh Nam Định năm 2012 tình trạng ô nhiễm môi trường ở đây đã đến mức báo động, hàm lượng COD trong nước vượt TCVN cho phép từ 1,1 - 2,3 lần, thông số BOD5 vượt từ 1,24 đến 1,68 lần, chất rắn lơ lửng vượt 1,07 lần, NH3 vượt từ 1,5 - 6,2 lần, Coliform vượt từ 1,96-3,3 lần bên cạnh đó các chỉ số về bụi, tiếng ồn ở Yên Tiến cũng đều vượt quá mức cho phép (http://www.namdinhgov.vn, 2010) [17]
2.4 Vài nét về làng nghề và môi trường làng nghề gốm sứ
2.4.1 Lịch sử phát triển của các làng nghề Việt Nam
Sự thành lập và phát triển của làng nghề tại Việt Nam phụ thuộc vào từng thời kì phát triển kinh tế Trong lịch sử phát triển của xã hội Việt Nam sản xuất giấy tại Yên Thái, làng lụa Vạn Phúc, sản xuất gốm sứ Bát Tràng, Phù Lãng và làng tranh đông hồ đóng vai trò quan trọng trong nền văn minh của con người Việt Nam
* Quá trình phát triển làng nghề gồm các giai đoạn sau:
Thời Phùng Nguyên: Khoảng thiên niên kỷ thứ III trước Công nguyên, người Việt cổ đã phát minh và sáng chế ra hầu hết các kỹ thuật chế tác đá, gốm mà đến nay vẫn được sử dụng rộng rãi như: Khoan, mài đá,…
Thời Đông Sơn: Từ gần 3000 năm đến 258 trước Công nguyên, người Việt Đông Sơn đã phát minh ra công thức đồng thau, đồng thanh, và một số sản phẩm độc đáo của nghề đúc đồng đương thời
Thời kì Bắc thuộc: Tuy bị cấm đoán, một số yếu tố kỹ thuật vẫn tiếp tục vươn lên và kinh nghiệm sản xuất của người Hán vẫn được du nhập vào Việt Nam như nghề làm gốm, rèn sắt, Khi Ngô Quyền chiến thắng quân Nam Hán, nghề của Việt Nam mới dần dần được khôi phục và phát triển
Trang 25Thời kỳ độc lập tự chủ (thế kỷ XI - XIV) dưới triều đại nhà Lý và nhà Trần, nghề thủ công truyền thống có điều kiện phát triển cả về chất lượng và chủng loại như nghề gốm, chạm khắc gỗ và đá, giấy dó, làng kim hoàn…
Thời Hậu Lê và thời Mạc (thế kỷ XV - XVIII) làng nghề thủ công tiếp tục ra đời và sản xuất ổn định
Thời cận đại (từ 1858 trở về trước), thủ công nghiệp và làng nghề truyền thống ở nông thôn tiếp tục phát triển Nghề thủ công có vai trò hết sức quan trọng, thường được gắn với tên làng tên xã của nông thôn Việt Nam như gốm Thổ Hà, gạch Bát Tràng, tranh dân gian Đông Hồ,… Sự phát triển của làng nghề truyền thống thời kì này khá phong phú và đa dạng, thể hiện sự phân công lao động và chuyên môn hóa theo nghề ngày càng cao
Thời Pháp thuộc (1945 - 1958) chính quyền Pháp ở Đông Dương đóng vai trò chủ đạo trong việc sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ ở Việt Nam Chúng cũng đã tiến hành điều tra, khảo sát, đầu tư phát triển các nghành thủ công của Việt Nam
Thời kỳ hòa lập lại ở miền Bắc: Đi đôi với chủ trương đẩy mạnh phát triển sản xuất nông nghiệp, phục hồi và xây dựng công nghiệp, Đảng và nhà nước ta đã đánh giá đúng vai trò của làng nghề truyền thống trong tiến trình phát triển của đất nước Vì vậy đến những năm 1960 các làng nghề ở nông thôn thực sự được phục hưng, thực sự góp phần vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc Hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam có từng bước phát triển mới
Trong giai đoạn đổi mới chuyển từ nền kinh tế bao cấp sang nền kinh tế thị trường, đây là giai đoạn phát triển quan trọng nhất của làng nghề Giai đoạn này được đánh dấu bằng bước ngoặt chuyển đổi từ cơ chế quản lý bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý vĩ mô của Nhà nước Các chính sách kinh tế, đặc biệt là chính sách đổi mới quản lý trong nông nghiệp và chính sách phát triển các thành phần kinh tế đã có tác động trực tiếp và mạnh mẽ đến sự phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn nói chung và làng nghề nói riêng Trong giai đoạn này nhiều làng nghề truyền thống được khôi phục và phát triển, trong mỗi làng nghề quy mô sản xuất được mở rộng, đầu tư về vốn,
kỹ thuật được tăng cường [16]
Trang 26Gốm Phù Lãng là một chất gốm như vậy, bởi nó mang sự mộc mạc không cầu kỳ và màu men thô của đất, hoa văn được trang trí nhưng rất ít, chủ yếu là để tự nhiên Tất cả những công đoạn của quá trình tạo sản phẩm từ khâu nhào đất đến khi đưa vào lò nung cho ra thành phẩm vẫn được làm thủ công Các sản phẩm khi ra lò có màu men đặc trưng, đanh, rắn chắc và mang được hồn nghệ nhân trong từng sản phẩm đơn chiếc
Vẻ đẹp rất riêng của gốm Phù Lãng mà theo ông Phạm Văn Hoan - nghệ nhân của làng thì chỉ những người dân làng gốm Phù Lãng mới làm được Niềm tự hào của người dân làng nghề thể hiện ngay trong câu nói
“Gốm Phù Lãng lại trở về với Phù Lãng” Cái hồn và vẻ đẹp mộc mạc giản dị của gốm chỉ có được khi sản phẩm hội tụ các yếu tố đất, yếu tố tâm lý, tính cộng đồng làng xã và bàn tay tài hoa của nghệ nhân Nhiều người trong làng
đã mang nghề làm gốm đi khắp đất nước nhưng rồi lại quay về với làng, bởi
xa khỏi vùng đất này, con sông này thì dường như trên mỗi sản phẩm gốm sẽ thiếu đi nét duyên rất riêng của Phù Lãng vậy
Phù Lãng từng được dân gian biết đến là một trong ba trung tâm gốm
cổ (Bát Tràng, Phù Lãng và Thổ Hà) nổi tiếng ở xứ Kinh Bắc xưa Nhưng từ lâu Bát Tràng về với địa bàn Hà Nội, những lò gốm Thổ Hà đã tắt lửa, trên đất Bắc Ninh chỉ còn làng gốm cổ truyền Phù Lãng vẫn đang ngày đêm đỏ lửa đầy sức sống
Tháng 12/1996, kho sát bãi gốm cổ ở đầu làng An Trạch, đã phát hiện những mảnh gốm thời Trần, một số lò gốm cổ trên đường từ cuối thôn Phấn Trung sang An Trạch Điều đó chứng tỏ điều nhận định trước đây cho rằng nghề gốm Phù Lãng có từ thời Trần là có cơ sở
Trang 27Làng gốm Phù Lãng nằm trọn trên một quả đồi với những con đường sỏi đất quanh co Phù Lãng vẫn giữ được nét mộc mạc của làng nghề cổ chưa bị thời gian biến đổi, hiện rõ trên từng bờ tường gạch cũ phủ rêu xanh mịn màng, giếng nước trong veo mát lạnh Gam màu trầm của đất, của gốm và con người nơi đây mộc mạc, giản dị mà vẫn duyên dáng trong công việc hằng ngày, những giọt
mồ hôi long lanh trên nụ cười với khách du lịch đến thăm làng nghề
Sản xuất sản phẩm trong làng rất đa dạng, vừa có sản phẩm truyền thống, vừa có sản phẩm mới kiểu dáng cũ, chất liệu mới Đặc biệt là gốm mỹ nghệ, với truyền thống sản phẩm, rộng với trí sáng tạo và bàn tay khéo léo họ
đã tạo nên những sản phẩm vô giá và đã được thị trường chấp nhận Nguyên liệu chủ yếu dùng cho làm gốm chủ yếu là đất sét, củi những nguyên liệu này thường được đi mua từ nhưng nơi khác
Đặc trưng của gốm Phù Lãng là màu sành nâu tráng men da lươn cùng các họa tiết, hoa văn thường là rồng, phượng, hổ phù, hoa sen, lá đề Loại gốm sành nâu của Phù Lãng được phát triển từ loại gốm đất nung với nhiệt độ
lò nung được nâng dần từ 600 0C đến 1.2000 C Gốm sành nâu được làm từ đất sét thường Ở nhiệt độ 1.200 độ C, xương gốm đã chớm chảy, kết dính hạt mịn và rắn chắc, trở thành sành sứ
Xã Phù Lãng gồm có năm thôn trong đó có hai thôn là thôn Phấn Trung
và thôn Thủ Công chiếm tỷ lệ làm gốm nhiều nhất Ở hai thôn này hầu như hộ nào cũng làm gốm và thuê thêm công nhân
* Xu hướng phát triển của làng nghề
- Phát triển đa dạng các loại hình thức sản xuất kinh doanh ở làng nghề
- Tạo điều kiện thuận lợi cho sự ra đời của nhiều cơ sở sản xuất gốm với những công nghệ tiên tiến
- Quy hoạch khu làng nghề tiểu thủ công nghiệp trên khu đất cạnh tranh khu xử lý chất thải rắn diện tích 54,34 ha, các hộ gia đình, doanh nghiệp sản xuất nghề gốm truyền thống trong xã sẽ đầu tư vào các khu này
- Thu hút ngày càng nhiều lao động làm việc tại cơ sở sản xuất gốm
- Mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm sản xuất của làng nghề [9]
Trang 282.4.3 Môi trường và các nguồn gây ô nhiễm nước tại làng nghề gốm sứ Phù Lãng Bắc Ninh
Nếu như nguyên liệu để sản xuất gốm là một trong những nguyên nhân dẫn tới các cuộc di cư của một số dân làm gốm thì phế liệu, phế thải cũng có thể là một nguyên nhân khác nữa khiến cho làng gốm phải di chuyển
Ở Phù Lãng, một phần những mảnh sành vỡ được tận dụng để lấp ao, san nền, phần còn lại thì đổ ri khắp làng, nhìn đâu cũng thấy gốm Ở đây đất thổ canh, thổ cư bị thu hẹp, hiếm nhà có vườn
Người sản xuất thường chỉ tính tới lợi nhuận trước mắt mà không nhìn thấy những hậu quả và sự trả giá nằm ở phía sau Bao bọc quanh làn gốm không chỉ có phế liệu, phế thi mà còn bụi, khói và hơi đốt to ra từ các lò nung gốm, gây ra ô nhiễm cả một không gian rộng, ảnh hưởng đến các khu dân cư trong và ngoài làng
Ở Phù Lãng, nhờ môi trường tự nhiên và khí hậu trong lành của vùng
có nhiều sông ngòi, đồi núi, việc sản xuất gốm lại được triển khai trên một mặt bằng rộng thoáng, nơi cuộc sống của người dân nơi đây không bị đe doạ bởi cái ồn ào, ngột ngạt của một khu dân cư chật hẹp, đông đúc như Bát Tràng Do cấu tạo và cách vận hành của lò nung (lò rồng bị coi là quá lạc hậu), tro, bụi, khói và đặc biệt là hơi nóng trong lò đã gây tác hại trực tiếp đến người lao động Nhiều thợ gốm Phù Lãng cho rằng khói và hơi của các lò nung bằng củi không độc như các lò nung bằng than Nhận xét của họ không phải không có cơ sở Nhưng các nhà nghiên cứu môi trường tính: trung bình mỗi tháng, một lò gốm Phù Lãng tiêu thụ hết 100m3 củi Làng có 29 lò, tính
ra một năm, làng gốm đốt hết gần 30.000m3 củi Vậy mai này rừng không
Trang 29còn, hoặc rừng còn không nhiều, mà việc bảo tồn sinh thái không cho phép người dân đốn cây lấy củi thì làng gốm sẽ sống ra sao? Cách đúng đắn là sử dụng chất đốt khác, vừa đảm bảo chất lượng gốm vừa tránh ô nhiễm môi trường sống ở làng gốm
Giải quyết vấn đề này chỉ có một phương án được coi là tối ưu - theo xu hướng chung của các nước có nền công nghiệp gốm phát đạt là dùng điện và
lò ga để nung gốm Nhưng giá thành của một chiếc lò tuy nen (loại lò hiện đại nhất hiện nay, đốt bằng ga) quá đắt Đi kèm với chiếc lò này, người ta cũng phải đầu tư cả một dây chuyền gia công đồng bộ (như máy luyện đất, lọc men, phun men, rót khuôn v v ) Một làng có nhiều "tỷ phú gốm" như Bát Tràng cũng chỉ có hơn vài chục lò hiện đại đang hoạt động Thợ gốm Phù Lãng đã tính thử, phải tập trung bao nhiêu gia đình mới có thể mua được một chiếc Đã thế kèm theo chiếc lò này lại nảy sinh bao vấn đề khác trong phương thức sản xuất và hoạt động nghề nghiệp Nên đối với làng gốm Phù Lãng, có được một chiếc lò đốt gốm bằng ga còn là một việc khó khăn
* Các nguồn gây ô nhiễm nước
- Chất thải từ các lò nung (xỉ than, tàn củi, tro, bụi ) gây ảnh hưởng tới nguồn nước ngầm
- Nguồn nước thải của các hộ sản xuất
- Nước được sử dụng trong gốm sứ gồm: Nước vệ sinh thiết bị, nhà xưởng, nước nhào nguyên liệu
- Không khí
Nghề sản xuất gốm sứ luôn tiếp xúc với nhiệt độ cao gây ảnh hưởng tới không những người lao động trực tiếp mà cả cộng đồng dân cư sinh sống trong làng Tiếng ồn ảnh hưởng đến giấc ngủ thần kinh đặc biệt là người già
và trẻ em [9]
Trang 30Phần 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
3.1.1 Đối tượng nghiên cứu
- Môi trường nước tại làng nghề gốm sứ Phù Lãng - Quế Võ - Bắc Ninh
- Biện pháp giảm thiểu tác động của nước thải làng nghề gốm sứ Phù Lãng đối với môi trường và sức khỏe con người
3.1.2 Phạm vi nghiên cứu
Làng nghề gốm sứ Phù Lãng - Xã Phù Lãng - Huyện Quế Võ - Tỉnh Bắc Ninh
3.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu
3.2.1 Địa điểm nghiên cứu
Xã Phù Lãng - Huyện Quế Võ - Tỉnh Bắc Ninh
3.2.2 Thời gian nghiên cứu
Thời gian nghiên cứu: Từ 15/01/2014 đến 30/04/2014
3.3 Nội dung nghiên cứu
3.3.1 Điều tra thu thập số liệu về điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội tại xã Phù Lãng - HuyệnQuế Võ - Tỉnh Bắc Ninh
3.3.2 Công nghệ và quy trình sản xuất của làng nghề gốm sứ Phù Lãng 3.3.3 Đánh giá chất lượng nước tại làng nghề gốm sứ Phù Lãng
3.3.3.1 Đánh giá chất lượng môi trường nước thải sản xuất của làng nghề gốm sứ Phù Lãng
3.3.3.2 Đánh giá chất lượng môi trương nước mặt tại làng nghề gốm sứ Phù Lãng
3.3.3.3 Đánh giá chất lượng môi trường nước ngầm tại làng nghề gốm sứ Phù Lãng
3.3.4 Đánh giá ảnh hưởng của ô nhiễm làng nghề gốm sứ Phù Lãng tới sức khỏe của người dân
Trang 313.3.5 Dự báo ảnh hưởng và đề xuất một số biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường làng nghề gốm sứ
3.3.5.1 Dự báo ảnh hưởng ô nhiễm môi trường làng nghề gốm sứ
3.3.5.2 Đề xuất một số biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường làng nghề gốm sứ
- Giải pháp về giáo dục, đào tạo có sự tham của cộng đồng
- Quy hoạch để phát triển bền vững làng nghề
- Kế thừa tham khảo kết quả đạt được từ các báo cáo, đề tài trước
- Nghiên cứu các văn bản pháp luật tài nguyên nước
3.4.2 Phương pháp thu thập số liệu
- Thu thập các số liệu về vị trí địa lý, lịch sử phát triển, cơ cấu tổ chức,
sản lượng, công nghệ sản xuất, các thiết bị sử dụng
- Tìm và thu thập các số liệu ở các văn bản, tạp chí, internet…
3.4.3 Phương pháp điều tra và khảo sát
Đây là phương pháp giúp thị sát tình hình thực tế có cái nhìn khách quan khi tiến hành nghiên cứu đồng thới bổ sung được những nội dung, thông tin mà các nghiên cứu trên tài lệu có thể chưa phản ánh được hết ngay cả sau khi đưa ra kết quả vẫn còn cần đến khâu thực địa khảo sát thực tế để kiếm chứng những kết quả đó Tiến hành xuống làng nghề Phù lãng thăm quan sản xuất, ghi chép những thông tin cần thiết về làng nghề
Trong quá trình nghiên cứu tôi đã đến khảo sát và ghi lại được hình ảnh tại khu vực nghiên cứu Từ đó đưa ra những nhận xét đúng đắn về hiện trạng môi trường nghiên cứu
Trang 323.4.4 Phương pháp tổng hợp so sánh
Tổng hợp các số liệu thu thập được, so sánh kết quả phân tích các mẫu nước thải với nhau và so sánh với TCCP, QCCP so nhà nước quy (TCVN 4557-
1998, TCVN 6492 - 2011, TCVN 6625:2000, QCVN 40:2011/BTNMT, QCVN 08:2008/BTNMT, QCVN 09:2008/BTNMT) để đánh giá mức độ ô nhiễm
3.4.5 Phương pháp điều tra phỏng vấn
- Đối tượng phỏng vấn: Các hộ gia đình làm nghề, các hộ gia đình không làm nghề
- Hình thức phỏng vấn
+ Phỏng vấn trực tiếp và sử dụng phiếu điều tra
+ Phỏng vấn các hộ gia đình bằng bộ câu hỏi đã chuẩn bị sẵn
+ Phỏng vấn 50 hộ theo phương pháp chọn hộ ngẫu nhiên
3.4.6 Phương pháp bản đồ, biểu đồ
Việc mô hình hóa các dữ liệu bằng các biểu đồ, sơ đồ giúp các nội dung trình bày mang tính chất trực quan hơn thể hiện rõ hơn mối liên hệ giữa các yếu tố được trình bày trong đề tài sử dụng biểu đồ để thấy được sự biến động của nồng độ các chất trong nước thải sản xuất làng nghề qua các năm
3.4.7 Phương pháp lấy mẫu nước
Mẫu nước thải lấy tại cống của hộ gia đình sản xuất, thiết bị lấy mẫu
được lấy bằng ca định lượng, mẫu được lấy theo phương pháp tổ hợp
Điều tra khảo sát thực địa quan sát quy trình sản xuất gốm cho đến khi thải ra ngoài môi trường Tiến hành lấy mẫu phân tích
- Cách lấy mẫu nước đúng quy trình kỹ thuật lấy mẫu nước…(mô tả qua cách lấy mẫu và vị trí lấy mẫu)
- Vị trí lấy mẫu: Tiến hành lấy mẫu ngẫu nhiên đều quanh làng
Vị trí lấy mẫu tại các hộ gia đình tiêu biểu với lượng sản xuất lớn và chưa có biện pháp xử lý nước thải sản xuất khi thải ra cống rãnh
- Thời gian lấy mẫu: Buổi sáng,
- Thời điểm lấy mẫu: Mẫu nước thải được lấy vào những ngày khô ráo không có mưa
Trang 33- Loại mẫu: Nước mặt, nước ngầm, nước thải
- Số lượng lấy mẫu: + Nước mặt: 3 mẫu
+ Nước ngầm: 3 mẫu
+ Nước thải: 3 mẫu
- Phương pháp lấy mẫu:
+ Nước mặt: Lấy mẫu theo chiều sâu Phương pháp lấy mẫu theo QCVN 08:2008/BTNMT - Chất lượng nước mặt Quy chuẩn này quy định giá trị giới hạn các thông số chất lượng nước mặt Quy chuẩn này áp dụng để đánh giá và kiểm soát chất lượng của nguồn nước mặt, làm căn cứ cho việc
bảo vệ và sử dụng nước một cách phù hợp
+ Nước ngầm: Lấy mẫu bằng vòi bơm Phương pháp lấy mẫu theo QCVN 09:2008/BTNMT - Chất lượng nước ngầm quy chuẩn này quy định giá trị giới hạn các thông số chất lượng nước ngầm Quy chuẩn này áp dụng
để đánh giá và giám sát chất lượng nguồn nước ngầm, làm căn cứ để định hướng cho các mục đích sử dụng nước khác nhau
+ Nước thải: Lấy mẫu tại cống thải của hộ sản xuất hay cơ sở sản xuất trước khi đưa vào cống thải chung Phương pháp lấy mẫu theo QCVN 40:2011/BTNMT - QCKTQG về nước thải công nghiệp (thay thế QCVN
24:2009) QCVN 40:2011/BTNMT do Ban soạn thảo quy chuẩn kỹ thuật
quốc gia về chất l ượng nước biên soạn thay thế QCVN 24:2009/BTNMT, được ban hành theo Thông tư số 47/2011/TT-BTNMT ngày 28 tháng 12 năm
2011 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường
- Lựa chọn chỉ tiêu đánh giá: Một số chỉ tiêu lý hóa học trong nước thải làm gốm sứ
- Xác định một số tính chất hóa học như BOD, COD, pH trong nước thải từ sản xuất tại làng nghề gốm sứ Phù Lãng
3.4.8 Phương pháp phân tích trong phòng thí nghiệm
Phân tích mẫu nước trong phòng thí nghiệm tại khoa Môi Trường, Viện khoa học sự sống và so sánh với QCVN Các chỉ tiêu lựa chọn (BOD, COD, TSS, pH…)
- pH bằng phương pháp TCVN 6492 - 2011
Trang 35Phần 4 NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1 Điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội
4.1.1 Điều kiện tự nhiên
+ Phía Đông: Giáp sông Cầu
+ Phía Tây: Giáp sông Cầu
+ Phía Bắc: Giáp sông Cầu
+ Phía Nam: giáp xã Ngọc Xá và Châu Phong
Diện tích hiện trạng toàn xã là 1007,79 ha
Hình 4.1: Bản đồ xã Phù Lãng
Trang 364.1.1.2 Địa hình, địa chất
Xã Phù Lãng nằm trong vùng đồng bằng sông Hồng nên nhìn chung địa hình toàn xã tương đối bằng phẳng, ba mặt giáp sông Cầu, hệ thống kênh mương tưới tiêu phát triển sản xuất nông nghiệp - thủy sản, thuận lợi cho xây dựng hệ thống đường xá phục vụ cho phất triển kinh tế mức độ chênh lệch địa hình không lớn, vùng đồng bằng thường có độ cao phổ biến từ 3 - 7m, địa hình trung du đồi núi có độ cao phổ biến 300 - 400m Diện tích đồi núi chiếm tỷ lệ rất nhỏ, ngoài ra còn một số khu vực thấp trũng ven đê Địa điểm địa chất mang những nét đặc trưng của cấu trúc địa chất thuộc vùng trũng sông Hồng
4.1.1.3 Khí hậu
Xã Phù Lãng mang đặc điểm nhiệt đới gió mùa: Nóng ẩm mưa nhiều, chịu ảnh hưởng trực tiếp của gió mùa Thời tiết trong năm chia thành bốn mùa
rõ rệt: Xuân, Hạ, Thu, Đông
- Lượng mưa trung bình hàng năm dao động trong khoảng 1400 - 1600mm, nhưng phân bố không đều trong năm Mùa mưa tập trung chủ yếu
từ tháng 5 đến tháng 10: Thời tiết nóng ẩm, lượng mưa lớn chiếm 80% lượng mưa cả năm
- Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau chỉ chiếm 20% lượng mưa
cả năm Độ ẩm tương đối trung bình: 79%
Nhiệt độ trung bình năm là 23,3oC Nhiệt độ cao nhất là 35,0oC (tháng 7) Nhiệt độ trung bình thấp nhất là 15,8oC Sự chênh lệch tháng cao nhất và thấp nhất là 13,1oC Tổng số giờ nắng dao động từ 1530 - 1776 giờ Tháng có giờ nắng cao nhất là tháng 7, thấp nhất là tháng 1
Độ ẩm trung bình năm khoảng 86% - 89%, ít thay đổi theo các tháng và thường dao động trong khoảng 80% - 90% Tốc độ gió trung bình là 2m/s và
ít chênh lệch trong năm
4.1.1.4 Thủy văn
Xã có nguồn nước mặt tương đối dồi dào, diện tích mặt nước chuyên dùng và nuôi trồng thủy sản bao gồm sông Cầu, hệ thống kênh mương cùng với các ao hồ tạo điều kiện thuận lợi cung cấp nước ngọt quanh năm cho sản
Trang 37xuất, cũng như cải tạo đất, phát triển giao thông đường thủy Hiện có trạm bơm Phù Lãng giúp nhu cầu tiêu nước cho toàn bộ khu vực
4.1.1.6 Địa chất công trình
Căn cứ vào tài liệu khảo sát địa chất các công trình xây dựng trên địa bàn xã thấy rằng địa chất trong khu vực này tương đối ổn định, thuận lợi cho việc xây dựng các công trình thấp tầng
4.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội
4.1.2.1 Kinh tế
- Xã Phù Lãng năm 2009 tốc độ tăng trưởng kinh tế là 10%, đến năm
2010 là 15% Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ trọng nghành nông nghiệp giảm từ 68% năm 2005 xuống còn 60% năm 2010, ước tính năm 2011 xuống còn 50%; tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ tăng nhanh từ 40% năm 2005 lên 50% năm 2009 tăng 10% Năm 2011 ước đạt 50%
- Cơ cấu kinh tế của xã Phù Lãng thời gian qua đã có sự chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp tăng tỷ trọng công nghiệp - tiểu thủ
Trang 38công nghiệp, thương mại và dịch vụ Trong những năm tới Phù Lãng sẽ tăng cường đầu tư đẩy mạnh sựu phát triển của các ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ và thương mại đồng thời giữ ổn định nghành nông - ngư nghiệp
4.1.2.2 Sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp:
Ngay từ đầu năm các thôn chủ động làm tốt công tác thủy lợi, đảm bảo
đủ nước tưới tiêu cho mạ chiêm, cung cấp kịp thời đủ nước cho việc đổ ải và gieo cấy vụ chiêm xuân kịp thời vụ
Cơ cấu giống được chuyển dịch tích cực, diện tích lúa có năng suất cao, chống chịu sâu bệnh như: Sin 6, Q.ưu 1, GS 9, BIO 404, chiếm trên 50% diện tích gieo trồng Trong đó:
+ Trà xuân muộn chiếm 280ha = 70 còn lại là trà xuân sớm và xuân chung chiếm 113ha
Đặc biệt UBND xã đã chỉ đạo các thôn đưa 210ha giống lúa lai các loại vào sản xuất chiếm 54% diện tích
Làm tốt công tác chống úng nội, nội đồng, chủ động công tác phòng chống lũ bão, cung cấp và chỉ đạo kịp thời giống và gieo cấy lúa mùa kịp thời
vụ Làm tốt công tác trồng cây màu vụ đông
4.1.2.3 Về tiểu thủ công nghiệp
Năm 2013, nghề gốm có chiều hướng ổn định giá cả Toàn xã có 135 hộ sản xuất gốm truyền thống và gốm mỹ nghệ: Trong đó, có 01 HTX, 01 công
ty và 20 xưởng sản xuất lớn có từ 10 - 20 lao động tham gia hoạt động 1 ngày Trong năm đã sản xuất được 550 chuyến lò, mỗi chuyến lò thu nhập bình quân 80 triệu đồng, tổng doanh thu đạt được 44 tỷ đồng
Sự phát triển của làng nghề đã làm cho mức sống của người dân trong vùng cao hơn hẳn so với nơi sản xuất thuần nông Số hộ giàu ngày một tăng lên, số hộ nghèo chiếm tỷ lệ nhỏ và không có cơ hội đói Như vậy phát triển làng nghề là động lực làm chuyển dịch cơ cấu xã hội nông thôn theo hướng tăng hộ giàu, giảm hộ nghèo, nâng cao phúc lợi cho người dân và góp phần vào cuộc CNH, HĐH nông thôn
Trang 394.1.2.4 Thương mại và dịch vụ vận tải
- Về thương mại:
Khuyến khích các hộ gia đình mở rộng các loại hình dịch vụ, cho sản xuất và tiêu dùng trên phương châm cạnh tranh lành mạnh Doanh thu từ ngành dịch vụ thương mại ước đạt 3 tỷ đồng
Thu nhập năm qua từ ngành dịch vụ khác ước tình 6 tỷ đồng
- Về dịch vụ vận tải thủy bộ:
Năm qua mặc dù ngành vận tải bị ảnh hưởng không nhỏ từ tình hình kinh tế trong nước, nhưng công ty vận tải Đại Tân vẫn không ngừng phát triển Doanh thu năm qua của công ty Đại Tân và ngành vận tải xã ước đạt 57
tỷ 698 triệu đồng
Cơ cấu kinh tế các thành phần chiếm tỷ lệ:
Nông - Lâm - Ngư nghiệp chiếm : 29,3%
Tiểu thủ công nghiệp chiếm : 28,1%
Dịch vụ thương mại chiếm : 42,6%
4.1.2.5 Về y tế, giáo dục, văn hóa - xã hội
a Về y tế:
Làm tốt các chương trình quốc gia về y tế như tiêm phòng đạt 100% kế hoạch cho các cháu trong độ tuổi, phòng chống các bệnh xã hội và các ổ dịch bệnh Tuyên truyền mít tinh, cổ động tháng hành động quốc gia phòng chống HIV/AIDS
Tiếp tục làm tốt công tác dân số gia đình, mở rộng các hình thức tuyên truyền sâu rộng và pháp lệnh dân số Làm tốt công tác chăm sóc và bảo vệ trẻ
em, đặc biệt là các trẻ có hoàn cảnh khó khăn Phấn đấu giữ vững tỷ lệ phát triển dân số 1%
Trạm y tế xã hoạt động chưa có hiệu quả, trực chưa đều, vẫn còn tình trạng bán thuốc không kê đơn
Số trẻ em được tiêm chủng mở rộng là 680 cháu
Số lượt người khám chữa bệnh là 5560 lượt
Có 1230 cặp vợ chồng sử dụng các biện pháp tránh thai
Trang 40b Về giáo dục:
Đảng, chính quyền và nhân dân luôn chăm lo xây dựng cơ sở vật chất,
có các hình thức khuyến khích và tạo các điều kiện cần thiết để nâng cao chất lượng dạy và học
Chất lượng giáo dục đã có nhiều chuyển biến rõ rệt Trường THCS đã
tổ chức xét tốt nghiệp theo đúng quy chế Đội ngũ giáo viên yên tâm công tác
và hoạt động có nề nếp
Năm qua UBND xã cùng 3 trường đã tổ chức tốt lễ khai giảng năm học mới, lễ mít tinh kỷ niệm 31 năm ngày nhà giáo Việt Nam Làm tốt công tác phổ cập giáo dục, 3 trường có 100% các em lên lớp, trường mầm non đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 1
Về công tác khuyến học: Các thôn các dòng họ đã có quỹ khuyến học Những học sinh giỏi xuất sắc, các em đỗ vào các trường đại học hàng năm đều được vinh danh được các thôn, các dòng họ khen thưởng
c Về văn hóa - thông tin - thể thao:
Năm 2013 là năm diễn ra đại hội thể dục thể thao lần thứ 7 thành công tốt đẹp Đại hội đã khơi dậy trong lòng nhân dân đức tính ham thể dục thể thao, văn hóa văn nghệ
Phong trào “Xây dựng làng văn hóa và gia đình văn hóa” được nhân dân đồng tình ủng hộ, ngay từ đầu năm các thôn đều đăng ký thi đua xây dựng Làng văn hóa, gia đình văn hóa đầu năm các thôn đều đăng ký thi đua xây dựng Qua bình xét có 4/5 làng đạt làng văn hóa = 80%
Hoàn thiện dự án “Du lịch cộng đồng” do Quỹ du lịch Châu Á tài trợ và chính thức đi vào hoạt động
Đài truyền thành xã và các thôn đã tổ chức phát thanh đều đặn vào các ngày trong tuần, tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước, đặc biệt tuyên truyền nghị quyết 20 và 22 của HĐND tỉnh V/v “Cưới, việc tang và tổ chức lễ hội”
d Về chình sách xã hội:
Năm 2013, Ban TBXH xã đã thực hiện chi trả trợ cấp thường xuyên, trợ cấp tiền diện cho hộ nghèo hàng tháng, thực hiện tốt chính sách đối với thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ, đã cấp thẻ BHYT cho 100% các đối tượng chính sách trên địa bàn xã