Sau khi chuyển đổi từ nền kinh tế bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước thì nền kinh tế của đất nước ta đã thu được nhiều thành tựu rất to lớn. Đảng và Nhà nước ta đã xác định CNHHĐH nông nghiệp nông thôn là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của CNHHĐH đất nước. Đường lối cơ bản về phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn đã được đề ra trong Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX, X, XI và được cụ thể hóa tại Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành Trung ương khóa IX. Người nông dân Việt Nam hiện nay gặp rất nhiều khó khăn trên con đường phát triển sản xuất như tiếp cận khoa học kĩ thuật, công nghệ, tiêu thụ sản phẩm sau thu hoạch, các yếu tố đầu vào, đầu ra... và đặc biệt là nguồn vốn để thực hiện đổi mới sản xuất, tái tạo sản xuất và nâng cao quy mô quy trình và hiệu quả sản xuất. Đây là những vấn đề cần được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước và các cấp chính quyền. Nhiều tổ chức ngân hàng hoạt động trong nông thôn được ra đời đã góp phần thay đổi bộ mặt nông thôn Việt Nam như Ngân hàng chính sách xã hội, Ngân hàng nông nghiệp phát triển nông thôn. Nhằm góp phần giúp người nông dân có vốn sản xuất, ổn định đời sống, chống tệ nạn cho vay nặng lãi trong nông thôn, hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân được thành lập và đi vào hoạt động trong khu vực nông thôn và ngày càng chứng tỏ là “chỗ dựa tin cậy của người dân”. Đây là mô hình kinh tế hợp tác hiện đại nhưng rất gần gũi với hoạt động sản xuất, kinh doanh của các hộ nông dân tham gia và là cầu nối giữa những người có vốn với những người cần vốn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng. Xã Yên Bắc, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam là một xã đang trên đà phát triển, cuộc sống của người dân được cải thiện rõ rệt. Tổng số lao động của xã trong lĩnh vực nông nghiệp là 52,26% lao động và 47,74% lao động hoạt động trong lĩnh vực phi nông nghiệp. Xã có quốc lộ 38 chạy qua với chiều dài hơn 7km, hầu như các thôn xóm đều gần đường lớn nên nhu cầu phát triển của người dân ngày càng tăng để mong muốn có cuộc sống tốt hơn như mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, kinh doanh các sản phẩm thiết yếu,…. Để mở rộng sản xuất kinh doanh, đổi mới phương thức sản xuất, đưa tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất cần phải có một lượng vốn nhất định mà Ngân hàng chính sách xã hội và Ngân hàng nông nghiệp phát triển nông thôn không thể đáp ứng kịp thời và đầy đủ. Xuất phát từ những lý do trên Quỹ tín dụng nhân dân xã Yên Bắc được thành lập và đi vào hoạt động. Để đáp ứng lượng nhu cầu về vốn trong quá trình sản xuất, ổn định đời sống người nông dân, Quỹ tín dụng nhân dân xã Yên Bắc ra đời nhằm giúp người dân tiếp cận được nguồn vốn một cách nhanh chóng, đơn giản, dễ dàng, hiệu quả hơn. Tuy vậy trong quá trình hoạt động còn có nhiều bất cập như tình trạnghuy động vốn khó khăn, người dân chưa tin tưởng đến quỹ tín dụng, đội ngũ cán bộ còn yếu kém về chuyên môn, người vay vốn sai mục đích dẫn đến việc sử dụng nguồn vốn chưa hiệu quả. Từ đó đặt ra nhiều câu hỏi đối với ban lãnh đạo Quỹ tín dụng nhân dân làm thế nào để huy động tối đa nguồn vốn trong khu vực dân cư phục vụ cho quá trình sản xuất của người dân theo hướng CNH HĐH nông nghiệp nông thôn hiện nay? Hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở đang diễn ra như thế nào? Người nông dân đánh giá như thế nào về vai trò của quỹ tín dụng nhân dân cơ sở? Làm thế nào để nâng cao hiệu quả hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân xã Yên Bắc? Từ những thực tiễn đó tôi chọn đề tài “ Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân xã Yên Bắc Huyện Duy Tiên Tỉnh Hà Nam”
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN XÃ YÊN BẮC, HUYỆN DUY TIÊN, TỈNH HÀ NAM Sinh viên thực hiện : DƯƠNG THỊ THU HUYỀN Lớp : KTNNC-K55 Niên khóa : 2010-2014 Chuyên ngành : KINH TẾ NÔNG NGHIỆP Giáo viên hướng dẫn : CN. NGUYỄN HỮU GIÁP Hà Nội – 2014 2 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này là của riêng tôi với sự giúp đỡ của thầy giáo hướng dẫn là thầy Nguyễn Hữu Giáp, các tập thể trong và ngoài trường. Kết quả trình bày và số liệu trong luận văn này là trung thực và chưa được công bố tại các công trình nghiên cứu nào trước đây. Những số liệu và thông tin trong bài luận văn này được thu thập tại Quỹ tín dung nhân dân xã Yên Bắc, UBND xã Yên Bắc và những nguồn tài liệu tham khảo khác. Tôi xin chịu trách nhiệm về những số liệu trong bài luận văn này. Hà nam, ngày 26 tháng 5 năm 2014 Sinh viên Dương Thị Thu Huyền i LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn tốt nghiệp tôi đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ nhiệt tình của các cơ quan, đoàn thể, cá nhân trong và ngoài nhà trường. Trước tiên tôi xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc nhất tới thầy giáo Nguyễn Hữu Giáp, người đã trực tiếp hướng dẫn tôi trong quá trình thực hiện luận văn này. Qua đây tôi xin chân thành cảm ơn tới các thầy, các cô trong khoa KT&PTNT Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội. Cảm ơn tất cả cán bộ nhân viên QTDND xã Yên Bắc đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu luận văn tốt nghiệp. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới gia đình, bạn bè những người thân luôn bên cạnh động viên tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu tại trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội. Quá trình làm luận văn do kiến thức chưa sâu, trình độ chuyên môn còn hạn chế và thời gian thực tập ngắn nên không thể tránh được những sai sót. Tôi rất mong nhận được sự góp ý của thầy cô giáo, bạn bè, những người làm công tác nghiên cứu, kiểm tra luận văn để luận văn có thể hoàn thiện hơn. Hà Nam, ngày 26 tháng 05 năm 2014 Sinh viên thực hiện Dương Thị Thu Huyền ii TÓM TẮT LUẬN VĂN Phần I. Đặt vấn đề Trong sản xuất nông nghiệp thì vấn đề vốn sản xuất là một trong những vấn đề lo lắng của người dân trong quá trình phát triển nền nông nghiệp theo hướng CNH-HĐH nông nghiệp nông thôn nước ta hiện nay. Đảng và nhà nước đã đưa ra nhiều chính sách và quyết định nhằm hỗ trợ tạo điều kiện cho người dân phát triển sản xuất. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế đất nước thì kéo theo nhu cầu về vốn của người dân ngày càng tăng. NHCSXH hay NHNN không thể đáp ứng kịp thời nhu cầu về vốn của người dân. Chính vì vậy để khắc phục tình trạng thiếu vốn trong sản xuất nông nghiệp, hạn chế tình trạng cho vay nặng lãi ở nông thôn, thì QTDND ra đời góp phần không hề nhỏ vào công cuộc xây dựng nông nghiệp nông thôn cũng như phát triển và nâng cao đời sống của người dân hiện nay. Tuy nhiên mục đích sử dụng vốn luôn sai với sự thật về mục đích vay vốn ban đầu của hộ, vì vậy để đạt hiệu quả cao trong sử dụng vốn thì QTDND cần có sự quan tâm ủng hộ từ chính quyền xã cũng như người dân trên địa bàn. Nhưng trên thực tế hoạt động của QTDND còn bị hạn chế và ảnh hưởng trực tiếp bởi sự phát triển của nền kinh tế địa phương rất nhiều chính vì vậy tôi đã thực hiện và nghiên cứu đề tài “ Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân xã Yên Bắc- huyện Duy Tiên- tỉnh Hà Nam” nhằm đánh giá các hoạt động của Quỹ và đưa ra các giải pháp để nâng cao hoạt động của Quỹ trong môi trường cạnh tranh khắc nghiệt như hiện nay. Phần II. Đánh giá kết quả hoạt động của Quỹ Trong thời gian hoạt động QTDND xã Yên Bắc đã đạt được nhiều thành công và góp phần không hề nhỏ vào quá trình phát triển nền kinh tế của địa phương. Giúp người dân có công ăn việc làm, tăng thu nhập,…và quan iii trọng hơn là Quỹ đã chiếm được lòng tin của người dân trong xã. Khi nhắc tới vay vốn hay gửi tiền người dân luôn nhắc QTDND đầu tiên, giúp cho hoạt động của Quỹ ngay càng mở rộng, và được sự ủng hộ quan tâm của người dân và chính quyền dịa phương. Lượng khách hàng giao dịch cũng như số lượng thành viên ngày càng tăng thúc đẩy quá trình lưu thông tiền tệ trong địa phương tạo điều kiện cho sự phát triển. Tổng nguồn vốn của Quỹ ngày càng lớn và không ngừng gia tăng tạo điều kiện cho Quỹ hoạt động an toàn và hiệu quả hơn. Thủ tục cho vay hay huy động tiền gửi tại Quỹ hiện nay cũng được thực hiện nhanh chóng hơn, đảm bảo, an toàn hơn và tạo được sự tin tưởng của người dân. Tuy nhiên QTDND xã Yên Bắc vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn trong hoạt động: các khoản giao dịch chủ yếu bằng VNĐ; quy mô hoạt động không được mở rộng; thời hạn vay vốn hay gửi tiền của khách hàng đa phần là ngắn hạn; cán bộ tại quỹ còn hạn chế về trình độ và chuyên môn làm việc; hoạt động của Quỹ còn mang tính độc lập,…hạn chế rất nhiều tới sự phát triển của Quỹ trong tương lai. Phần III. Đề xuất giải pháp Trên cơ sở tìm hiểu thực trạng, những tồn tại ảnh hưởng tới hoạt động của QTDND xã Yên Bắc hiện nay, tôi xin đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Quỹ, tạo tiền đề cho sự phát triển kinh té địa phương. Quỹ cần đào tạo cán bộ làm việc tại Quỹ nhằm tăng khả năng thích ứng trong môi trường cạnh trnah, linh hoạt trong cách làm việc và giảm nhẹ tính thủ tục hành chính. Tăng cường các hoạt động để tăng nguồn vốn, đa dạng hóa cá hoạt động tín dụng, đa dạng hóa hình thức vay tiền và gửi tiền để tạo lợi thế trong thị trương vốn nông thôn như hoạt động tiền gửi( vay) bằng ngoại tệ. Mở rộng đại bàn hoạt động của Quỹ để Quỹ có thể mở rộng quy mô nâng cao hiệu quả làm việc của Quỹ cũng như tạo tiền đề cho sự phát triển lâu dài của Quỹ. iv MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN i LỜI CẢM ƠN ii TÓM TẮT LUẬN VĂN iii MỤC LỤC v DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ix DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ x DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT xi Tr.đ xi Triệu đồng xi ĐVT xi Đơn vị tính xi QTDCS xi Quỹ tín dụng cơ sở xi PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 3 1.2.1 Mục tiêu chung 3 1.2.2 Mục tiêu cụ thể 3 1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 3 1.3.1 Đối tượng nghiên cứu 3 1.3.2 Phạm vi nghiên cứu 3 PHẦN II. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA QŨY TÍN DỤNG NHÂN DÂN 4 2.1 Cơ sở lý luận 4 2.1.1 Một số khái niệm cơ bản 4 2.1.2Lí luận về quỹ tín dụng nhân dân 9 2.1.4 Những nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động của QTDND 21 2.2 Cơ sở thực tiễn 25 v 2.2.1 Quỹ tín dụng nhân dân trên thế giới 25 2.2.2 Quỹ tín dụng nhân dân ở Việt Nam 31 2.2.3 Quỹ tín dụng nhân dân ở một số vùng cụ thể 35 2.3 Bài học kinh nghiệm về tổ chức hoạt động của QTDND ở nước ta 38 PHẦN III - ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀPHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 40 3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 40 3.1.1 Điều kiện tự nhiên 40 3.1.2 Đặc điểm kinh tế, xã hội xã Yên Bắc 41 Bảng 3.1 Tình hình sử dụng đất đai xã Yên Bắc giai đoạn 2011- 2013 42 Bảng 3.2 Tình hình dân số và lao động xã Yên Bắc (2011-2013) 45 Bảng 3.3 Kết quả phát triển kinh tế của xã Yên Bắc(2011-2013) 48 Bảng 3.4 Tình hình cơ sở hạ tầng xã Yên Bắc 50 3.2 Phương pháp nghiên cứu 50 3.2.1 Phương pháp chọn điểm, mẫu nghiên cứu 50 3.2.2 Phương pháp thu thập số liệu 51 3.2.3 Phương pháp tổng hợp và xử lí số liệu 52 3.2.4 Phương pháp phân tích 52 3.3 Các chỉ tiêu đánh giá 53 PHẦN IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 55 4.1 Thực trạng hoạt động quỹ tín dụng nhân dân xã Yên Bắc, Huyện Duy Tiên, Tỉnh Hà Nam 55 4.1.1 Quá trình hình thành quỹ tín dụng nhân dân xã Yên Bắc 55 4.1.2. Cơ cấu tổ chức của quỹ tín dụng nhân dân xã Yên Bắc 57 4.1.3 Điều kiện nguồn nhân lực QTDND xã Yên Bắc 58 Bảng 4.1: Tình hình cán bộ của quỹ tín dụng nhân dân xã Yên Bắc 59 4.1.4 Tình hình thành viên của quỹ tín dụng nhân dân xã Yên Bắc 60 Bảng 4.2: Tình hình biến động số thành viên của QTDND xã Yên Bắc 60 4.1.5 Tình hình trang thiết bị và cơ sở vật chất QTDND xã Yên Bắc 61 Bảng 4.3 Trang thiết bị và cơ sở hạ tầng của QTDND xã Yên Bắc 61 4.1.6Hoạt động tạo vốn của Quỹ tín dụng nhân dân xã Yên Bắc 62 Bảng 4.4 Lãi suất huy động tiền gửi tiết kiệm của QTDND xã Yên Bắc 65 Bảng 4.5: Kết quả tạo lập nguồn vốn của QTDND xã Yên Bắc 66 vi 4.1.7 Thực trạng hoạt động cho vay của Quỹ tín dụng nhân dân xã Yên Bắc 68 Bảng 4.6: Lãi suất cho vay của QTDND xã Yên Bắc 72 Bảng 4.7: Tình hình cho vay của QTDND xã Yên Bắc 74 4.2Đánh giá hiệu quả hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân xã Yên Bắc 76 4.2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của QTDND xã Yên Bắc 76 Bảng 4.8 Lợi nhuận từ các hoạt động của QTDND xã Yên Bắc 77 Bảng 4.9: Chi phí hoạt động của QTDND xã Yên Bắc 79 Bảng 4.10Lợi nhuận và phân phối lợi nhuận của QTDND xã Yên Bắc 81 4.2.2 Đánh giáhiệu quả hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân xã Yên Bắc 82 Bảng 4.11 Đánh giá hiệu quả hiệu quả hoạt động của QTDND xã Yên Bắc giai đoạn 2011- 2013 83 4.2.3 Đánh giá của cán bộ đối với hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân xã Yên Bắc tới kinh tế hộ 84 Cán bộ đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng hình ảnh cũng như hoạt động của Quỹ, là người truyền tải những hoạt động của Quỹ tới người dân khi giao dịch.Cán bộ của Quỹ đều là người trên địa bàn xã, biết được nhu cầu về vốn, thu nhập của từng cá nhân, khả năng thanh toán nợ,…để giúp cho Quỹ hạn chế được rủi ro nợ quá hạn của người dân và hoạt động hiệu quả hơn 84 Bảng 4.12 Đánh giá của cán bộ về hoạt động của QTDND xã Yên Bắc tới kinh tế hộ 85 4.2.4 Đánh giá của nhân dân về hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân xã Yên Bắc 86 Bảng 4.13: Đánh giá của khách hàng về hoạt động huy động vốn của QTDND xã Yên Bắc 87 Bảng 4.14 : Đánh giá của khách hàng về hoạt động cho vay của QTDND xã Yên Bắc 88 4.2.5 Những thuận lợi và khó khăn trong hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân xã Yên Bắc 88 4.3 Những nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân 89 4.3.1 Những tồn tại trong hoạt động của Quỹ 89 4.3.2 Nhân tốkhách quan 92 4.3.3 Nhân tố chủ quan 93 vii 4.4Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân xã Yên Bắc 95 4.4.1 Căn cứ đưa ra giải pháp 95 4.4.2 Giải pháp cụ thể 96 4.4.2.2 Các giải pháp khơi tăng nguồn vốn của QTDND trên địa bàn xã 97 4.4.2.3 Nâng cao hiệu quả huy động vốn 98 4.4.2.4Sử dụng linh hoạt công cụ lãi suất trong giao dịch 99 4.4.2.5 Giảm bớt thủ tục hành chính trong hoạt động của Quỹ 99 4.4.2.6 Nâng cao chất lượng hoạt động và an toàn tín dụng 100 4.4.2.7 Mở rộng quy mô hoạt động của Quỹ sang các xã lân cận 100 4.4.2.8 Giải pháp về hoạt động cho vay vốn 101 PHẦN V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 102 5.1 Kết luận 102 Quỹ tín dụng nhân dân là một trong những kênh tiền tệ có vai trò quan trọng trong việc cung cấp nguồn vốn kịp thời cho người dân, góp phần thúc đẩy quá trình tích tụ vốn tập trung trong nông thôn, tạo thuận lợi để các hộ nông dân tiếp cận được các tiền bộ khoa học vào sản xuất, làm tăng hiệu quả sử dụng đồng vốn và có trách nhiệm hơn, góp phần đẩy nhanh CNH – HĐH nông nghiệp nông thôn 102 5.2. Kiến nghị 103 5.2.1 Đối với ngân hàng nhà nước 103 5.2.2 Đối với quỹ tín dụng nhân dân trung ương 104 5.2.3 Đối với địa phương 104 viii [...]... dụng nhân dân và hiệu quả hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân Đánh giá thực trạng hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn xã Yên Bắc, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam Phân tích những yêu tố ảnh hưởng tới các hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân xã Yên Bắc, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam Đưa ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của Qũy tín dụng nhân dân xã trong thời gian tới 1.3 Đối tượng và. .. hiện nay? Hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở đang diễn ra như thế nào? Người nông dân đánh giá như thế nào về vai trò của quỹ tín dụng nhân dân cơ sở? Làm thế nào để nâng cao hiệu quả hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân xã Yên Bắc? Từ những thực tiễn đó tôi chọn đề tài “ Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân xã Yên Bắc- Huyện Duy Tiên- Tỉnh Hà Nam 2 1.2... cứu của đề tài 1.2.1 Mục tiêu chung Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động và những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn xã Yên Bắc Từ đó đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn xã Yên Bắc, Huyện Duy Tiên, Tỉnh Hà Nam 1.2.2 Mục tiêu cụ thể Góp phần hệ thống hóa cơ sở lí luận và thực tiễn về tín dụng, quỹ tín dụng. .. vi nghiên cứu của đề tài 1.3.1 Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu thực trạng hiệu quả hoạt động của QTDND xã Yên Bắc, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam 1.3.2 Phạm vi nghiên cứu + Phạm vi nội dung : Nghiên cứu hiệu quả hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn xã Yên Bắc + Phạm vi không gian: quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn xã Yên Bắc, Huyện Duy Tiên, Tỉnh Hà Nam + Phạm vi thời gian của số liệu: Thông... nhuận và phân phối lợi nhuận của QTDND xã Yên Bắc 81 Bảng 4.11 Đánh giá hiệu quả hiệu quả hoạt động của QTDND xã Yên Bắc giai đoạn 2011- 2013 83 Bảng 4.12 Đánh giá của cán bộ về hoạt động của QTDND xã Yên Bắc tới kinh tế hộ .85 Bảng 4.13: Đánh giá của khách hàng về hoạt động huy động vốn của QTDND xã Yên Bắc 87 Bảng 4.14 : Đánh giá của khách hàng về hoạt động cho vay của. .. các hộ nông dân phải cân nhắc, hoạch toán kĩ lưỡng để với chi phí nhỏ nhất nhưng thu được hiệu quả cao khi đó không những kinh tế hộ được nâng lên mà QTDND cũng đạt được mục tiêu hoạt động cơ bản và lâu dài, hỗ trợ các thành viên, nâng cao hiệu quả kinh doanh của mình 2.1.2.3 Cơ chế hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân a) Cơ chế hoạt động • Đối với QTDND cơ sở Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở hoạt động trong... các thành viên, phát huy sức mạnh tập thể, nâng cao hiệu quả hoạt động của Quỹ, đưa Quỹ phát triển lâu dài Đặc điểm - Thành viên tham gia QTD có quyền sở hữu, quản lí mọi tài sản và hoạt động của quỹ theo tỉ lệ góp vốn - Phạm vi hoạt động của QTD hẹp: không gian hoạt động của quỹ đã được quy định sẵn - Thế mạnh của QTD là bám sát khách hàng, cung cấp các dịch vụ của Quỹ một cách nhanh chóng và có hiệu. .. thu thu hồi vốn của ngân hàng đối với các khoảng vay 2.1.2Lí luận về quỹ tín dụng nhân dân 2.1.2.1 Khái quát về quỹ tín dụng nhân dân QTDND là loại hình tổ chức tín dụng hợp tác hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động Mục tiêu chủ yếu là tương trợ các thành viên nhằm phát huy sức mạnh tập thể của từng thành viên giúp nhau thực hiện có hiệu quả hoạt động sản xuất... sử dụng đất đai xã Yên Bắc giai đoạn 2011- 2013 42 Bảng 3.2 Tình hình dân số và lao động xã Yên Bắc (2011-2013) 45 Bảng 3.3 Kết quả phát triển kinh tế của xã Yên Bắc(2011-2013) 48 Bảng 3.4 Tình hình cơ sở hạ tầng xã Yên Bắc 50 Bảng 4.1: Tình hình cán bộ của quỹ tín dụng nhân dân xã Yên Bắc 59 Bảng 4.2: Tình hình biến động số thành viên của QTDND xã Yên Bắc 60 Bảng 4.3 Trang thiết bị và cơ... 2.1.2.2 Vai trò và chức năng của quỹ tín dụng nhân dân Chức năng của QTDND Để thực hiện vai trò của tổ chức tín dụng hợp tác xã, các QTDND phải triển khai có hiệu quả các chức năng nhiệm vụ chủ yếu sau đây: - Giống như các trung gian tài chính tín dụng khác các quỹ tín dụng nhân dân phải áp dụng nhiều hình thức, biện pháp linh hoạt nhằm thu hút nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi trong tầng lớp dân cư, tổ chức . CỦA QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN XÃ YÊN BẮC, HUYỆN DUY TIÊN, TỈNH HÀ NAM Sinh viên thực hiện : DƯƠNG THỊ THU HUYỀN Lớp : KTNNC-K55 Niên khóa : 2010-2014 Chuyên ngành : KINH TẾ NÔNG NGHIỆP Giáo viên. nhiệm về những số liệu trong bài luận văn này. Hà nam, ngày 26 tháng 5 năm 2014 Sinh viên Dương Thị Thu Huyền i LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn tốt nghiệp. để luận văn có thể hoàn thiện hơn. Hà Nam, ngày 26 tháng 05 năm 2014 Sinh viên thực hiện Dương Thị Thu Huyền ii TÓM TẮT LUẬN VĂN Phần I. Đặt vấn đề Trong sản xuất nông nghiệp thì vấn đề vốn sản