1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CÂY CAO SU TRÊN ĐỊA BÀN XÃ TÂY HIẾU THỊ XÃ THÁI HÒA TỈNH NGHỆ AN

103 1,3K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 103
Dung lượng 784,5 KB

Nội dung

Xã Tây Hiếu, thị xã Thái Hòa, tỉnh Nghệ An là một xã miền núi của tỉnh Nghệ An, thuộc Phủ Quỳ ngày xưa có nhiều điều kiện thuận lợi về kinh tế, vị trí địa lý, cơ sở hạ tầng, điều kiện tự nhiên cho sản xuất cây cao su. Chính vì vậy những năm qua nguồn lợi từ cây cao su đã và đang được phát huy đạt hiệu quả cao. Diện tích cao su trồng ở xã hiện nay có quy mô khá lớn, tỷ lệ hộ gia đình trồng cây công nghiệp là cao su chiếm rất lớn trong xã. Xác định được giá trị của cây cao su mang lại cho gia đình hiện nay, nên nhiều hộ đã đầu tư và học hỏi để phát triển ngành nghề của mình trong tương lai. Tuy nhiên để phát triển sản xuất cao su của các hộ trong xã vẫn gặp phải không ít khó khăn thách thức. Làm thế nào để phát triển sản xuất cao su của các hộ là vấn đề đang được quan tâm bởi công ty TNHH một thành viên cà phê cao su Nghệ An và của các hộ gia đình trong xã. Xuất phát từ những yêu cầu thực tế trên, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Thực trạng và giải pháp phát triển sản xuất cây cao su trên địa bàn xã Tây Hiếu Thị xã Thái Hòa Tỉnh Nghệ An’’. Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các hộ dân trồng cao su trên địa bàn xã Tây Hiếu, thị xã Thái Hòa, tỉnh Nghệ An; công ty TNHH một thành viên cà phê cao su Nghệ An đơn vị thu mua mủ; các vấn đề liên quan đến phát triển sản xuất cây cao su. Đề tài sử dụng những tài liệu đã được thu thập từ các kết quả nghiên cứu, số liệu đã được công bố phù hợp với phạm vi yêu cầu của đề tài và từ kết quả điều tra hộ trồng cao su ở xóm Hưng Tây, Hưng Nam, Phú Tân của xã Tây Hiếu, thị xã Thái Hòa, tỉnh Nghệ An. Tài liệu thu thập được tổng hợp bằng các phương pháp như lập bảng, sơ đồ, phân tích bằng các phương pháp thống kê mô tả, phân tích so sánh. Về kết quả phát triển sản xuất cao su ở xã: Kết quả phân tích, đánh giá thực trạng phát triển sản xuất cây cao su của xã Tây Hiếu cho thấy: Tây Hiếu là một xã miền núi của tỉnh Nghệ An, có điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế. Nhìn chung, tỷ lệ diện tích cao su kinh doanh của xã tăng lên qua 3 năm, năm 2011 diện tích là 260,53 ha chiếm 38,21%, năm 2013 diện tích là 462,43 ha chiếm 46,27%. Diện tích cao su KTCB giảm, năm 2011 diện tích là 421,29 ha chiếm 61,79%, năm 2013 diện tích là 536,88 ha chiếm 57,73%. Diện tích cao su KTCB giảm 1 phần là do diện tích cao su KTCB đã được đưa vào giai đoạn kinh doanh làm cho diện tích cao su kinh doanh của xã tăng 8,06%. Nguyên nhân của việc đất trồng cây cao su không tăng lên nhiều so với năm trước là do quá trình CNH HĐH của đất nước, cùng với quá trình đô thị hóa đã lấy dần đất dành cho xây dựng các khu công nghiệp, các công ty, các trường học … làm cho diện tích trồng cây cao su ngày càng bị thu hẹp làm ảnh hưởng đến khả năng cung cấp mủ cao su. Số liệu phản ánh quy mô, tốc độ tăng trưởng về năng suất, sản lượng của mủ cao su qua 3 năm tương đối cao. Các xóm sản xuất nhờ áp dụng kỹ thuật mới vào sản xuất đã làm cho sản lượng mủ tăng lên. sản lượng mủ nước sản lượng mủ nước năm 2011 là 1329,5 tấn, giống PB260 chiếm 701,2 tấn, giống GT1 chiếm 628,3 tấn do diện tích sử dụng giống PB260, năng suất mủ cao hơn nên sản lượng mủ nước của giống này cao. Năm 2013 sản lượng mủ nước là 2591,4 tấn, trong đó giống PB260 chiếm 1367,4 tấn, giống GT1 chiếm 1224,0 tấn. Qua các năm sản lượng mủ nước tăng lên nhiều, do diện tích cao su KTCB đã đưa vào kinh doanh tăng lên nhiều. Năm 2011 đến năm 2013, sản lượng mủ bán Công ty tăng lên và bán cho tư thương có giảm đi hơn. Về hiệu quả đầu tư, chi phí trồng ban đầu dao động từ 38,019 – 40,178 triệu đồng. Đối với xóm Phú Tân thì chi phí trồng mới cây cao su là ít nhất (trung bình khoảng 38,019 triệu đồngha; chi phí trồng mới cây cao su trung bình của xóm Hưng Tây là cao nhất (trung bình khoảng 40,178 triệu đồngha), còn chi phí trồng mới cây cao su trung bình của xóm Hưng Nam là 40,161 triệu đồngha. Nhìn chung, các xóm có quy mô sản xuất lớn hơn thì hiệu quả kinh tế

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘIKHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng khóa luận tốt nghiệp “Thực trạng và giải pháp

phát triển sản xuất cây cao su trên địa bàn xã Tây Hiếu - Thị xã Thái Hòa

- Tỉnh Nghệ An” chuyên ngành Kinh tế là công trình nghiên cứu của riêng

tôi Số liệu và kết quả nghiên cứu là trung thực và chưa từng được công bố cho việc bảo vệ một học vị nào.

Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện khóa luận đều được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong khóa luận đều được chỉ rõ nguồn gốc.

Hà Nội, ngày 04 tháng 06 năm 2014

Sinh viên

Nguyễn Thị Lan Anh

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình thực hiện đề tài “Thực trạng và giải pháp phát triển sản

xuất cây cao su trên địa bàn xã Tây Hiếu – thị xã Thái Hòa – tỉnh Nghệ An” tôi

đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ, động viên của nhiều cá nhân và tập thể, tôi

xin được bày tỏ sự biết ơn sâu sắc tới các cá nhân, tập thể đã tạo điều kiện giúp đỡ

tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu

Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy cô giáo trong Khoa Kinh tế và Phát triển

nông thôn, trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội đã dạy bảo và trang bị cho tôi

những kiến thức giúp tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này

Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới thầy giáo – PGS.TS Nguyễn Mậu

Dũng đã trực tiếp tận tình hướng dẫn tôi trong suốt thời gian làm khóa luận tốt

nghiệp.

Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới tập thể cán bộ lãnh đạo ủy ban

nhân dân xã, tập thể bà con trong xã Tây Hiếu, thị xã Thái Hòa, tỉnh Nghệ An đã

tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong thời gian tôi thực tập tại địa bàn.

Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè và những

người thân đã động viên và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập cũng như hoàn

thành khóa luận này.

Tuy đã có nhiều cố gắng trong khi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này nhưng

trình độ, năng lực của bản thân còn hạn chế nên không thể tránh khỏi những thiếu

sót Vì vậy, kính mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của các thầy cô

và các bạn để nội dung nghiên cứu này được hoàn thiện hơn.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 04 tháng 06 năm 2014 Sinh viên

Nguyễn Thị Lan Anh

Trang 4

tỷ lệ hộ gia đình trồng cây công nghiệp là cao su chiếm rất lớn trong xã Xácđịnh được giá trị của cây cao su mang lại cho gia đình hiện nay, nên nhiều hộ

đã đầu tư và học hỏi để phát triển ngành nghề của mình trong tương lai Tuynhiên để phát triển sản xuất cao su của các hộ trong xã vẫn gặp phải không ítkhó khăn thách thức Làm thế nào để phát triển sản xuất cao su của các hộ làvấn đề đang được quan tâm bởi công ty TNHH một thành viên cà phê cao suNghệ An và của các hộ gia đình trong xã Xuất phát từ những yêu cầu thực tế

trên, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Thực trạng và giải pháp phát triển sản xuất cây cao su trên địa bàn xã Tây Hiếu- Thị xã Thái Hòa- Tỉnh Nghệ An’’.

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các hộ dân trồng cao su trên địa bàn

xã Tây Hiếu, thị xã Thái Hòa, tỉnh Nghệ An; công ty TNHH một thành viên

cà phê cao su Nghệ An - đơn vị thu mua mủ; các vấn đề liên quan đến pháttriển sản xuất cây cao su

Đề tài sử dụng những tài liệu đã được thu thập từ các kết quả nghiên cứu,

số liệu đã được công bố phù hợp với phạm vi yêu cầu của đề tài và từ kết quảđiều tra hộ trồng cao su ở xóm Hưng Tây, Hưng Nam, Phú Tân của xã TâyHiếu, thị xã Thái Hòa, tỉnh Nghệ An Tài liệu thu thập được tổng hợp bằng cácphương pháp như lập bảng, sơ đồ, phân tích bằng các phương pháp thống kê mô

tả, phân tích so sánh

- Về kết quả phát triển sản xuất cao su ở xã: Kết quả phân tích, đánh giá

Trang 5

thực trạng phát triển sản xuất cây cao su của xã Tây Hiếu cho thấy: Tây Hiếu

là một xã miền núi của tỉnh Nghệ An, có điều kiện thuận lợi cho phát triểnkinh tế Nhìn chung, tỷ lệ diện tích cao su kinh doanh của xã tăng lên qua 3năm, năm 2011 diện tích là 260,53 ha chiếm 38,21%, năm 2013 diện tích là462,43 ha chiếm 46,27% Diện tích cao su KTCB giảm, năm 2011 diện tích là421,29 ha chiếm 61,79%, năm 2013 diện tích là 536,88 ha chiếm 57,73% Diệntích cao su KTCB giảm 1 phần là do diện tích cao su KTCB đã được đưa vàogiai đoạn kinh doanh làm cho diện tích cao su kinh doanh của xã tăng 8,06%.Nguyên nhân của việc đất trồng cây cao su không tăng lên nhiều so với nămtrước là do quá trình CNH - HĐH của đất nước, cùng với quá trình đô thị hóa

đã lấy dần đất dành cho xây dựng các khu công nghiệp, các công ty, các trườnghọc … làm cho diện tích trồng cây cao su ngày càng bị thu hẹp làm ảnh hưởngđến khả năng cung cấp mủ cao su

Số liệu phản ánh quy mô, tốc độ tăng trưởng về năng suất, sản lượngcủa mủ cao su qua 3 năm tương đối cao Các xóm sản xuất nhờ áp dụng kỹthuật mới vào sản xuất đã làm cho sản lượng mủ tăng lên sản lượng mủ nướcsản lượng mủ nước năm 2011 là 1329,5 tấn, giống PB260 chiếm 701,2 tấn,giống GT1 chiếm 628,3 tấn do diện tích sử dụng giống PB260, năng suất mủcao hơn nên sản lượng mủ nước của giống này cao Năm 2013 sản lượng mủnước là 2591,4 tấn, trong đó giống PB260 chiếm 1367,4 tấn, giống GT1chiếm 1224,0 tấn Qua các năm sản lượng mủ nước tăng lên nhiều, do diện tíchcao su KTCB đã đưa vào kinh doanh tăng lên nhiều Năm 2011 đến năm 2013,sản lượng mủ bán Công ty tăng lên và bán cho tư thương có giảm đi hơn

- Về hiệu quả đầu tư, chi phí trồng ban đầu dao động từ 38,019 – 40,178

triệu đồng Đối với xóm Phú Tân thì chi phí trồng mới cây cao su là ít nhất(trung bình khoảng 38,019 triệu đồng/ha; chi phí trồng mới cây cao su trungbình của xóm Hưng Tây là cao nhất (trung bình khoảng 40,178 triệu đồng/ha),còn chi phí trồng mới cây cao su trung bình của xóm Hưng Nam là 40,161 triệu

Trang 6

đồng/ha Nhìn chung, các xóm có quy mô sản xuất lớn hơn thì hiệu quả kinh tếcao hơn so với các hộ trồng cao su nhỏ lẻ Thu nhập từ 1 ha cao su đạt 60 triệuđồng đến 65 triệu đồng.

- Về nội dung phát triển sản xuất cây cao su

Cùng với sự tác động của quá trình đô thị hóa thì đất nông nghiệp có xuhướng ngày càng giảm Tuy nhiên, diện tích trồng cao su ổn định là do thị xã

đã xác định đúng vai trò của cây cao su nên có chính sách phù hợp đối với xã.Năm 2011, diện tích trồng cao su của xã Tây Hiếu là 681,82 ha nhưng đến năm

2010 và năm 2011 thì có sự thay đổi về diện tích là 999,31 ha Để phát triểnsản xuất cao su ở xã Tây Hiếu thì các hộ gia đình đã mở rộng diện tích trồngcao su thông qua chuyển đổi cây trồng; đồng thời các hộ đã sử dụng giống mớinhư giống PB235 vào sản xuất; Các hộ gia đình cũng không ngừng áp dụngtiến bộ khoa học kỹ thuật như tham gia các khóa đào tạo về nâng cao kỹ thuậtcạo mủ, chăm sóc cây cao su, sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật mới hiệnđại hơn; Các cấp chính quyền luôn chú trọng quan tâm đến xây dựng cơ sở hạtầng cho người dân, hỗ trợ việc vay vốn để sản xuất cây cao su của người dânđược thuận lợi hơn; Bên cạnh đó thì công ty TNHH một thành viên cà phê cao

su Nghệ An cũng hỗ trợ nhân dân trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm 100% hộnông dân liên kết với công ty trong quá trình thu mua sản phẩm

- Về các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất cây cao su

Các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển sản xuất cây cao su có thể phân thành 2nhóm: các yếu tố thuộc về hộ gia đình như kinh nghiệm trồng cao su, vốn đầu tư,các yếu tố môi trường bên ngoài như điều kiện tự nhiên, quy hoạch đất đai, cơ sở

hạ tầng, khoa học kỹ thuật, thị trường và chính sách nhà nước

- Về giải pháp phát triển sản xuất cao su

Qua phân tích sự tác động của các yếu tố, mức độ và hướng tác động tôi

đã đưa ra một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển sản xuất cây cao su cho xăTây Hiếu, thị xã Thái Hòa Các giải pháp đó bao gồm: Công tác quy hoạch đất,giải pháp về vốn đầu tư, giải pháp về kỹ thuật, tập huấn kỹ thuật, cơ sơ hạ tầng,giải pháp về thị trường

Trang 7

MỤC LỤC

Trang

Lời cam đoan i

Lời cảm ơn ii

Tóm tắt khóa luận iii

Mục lục vi

Danh mục bảng ix

Danh mục hộp xi

Danh mục các chữ viết tắt xii

PHẦN I MỞ ĐẦU 1

1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu 3

1.2.1 Mục tiêu chung 3

1.2.2 Mục tiêu cụ thể 3

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

1.3.1 Đối tượng nghiên cứu 3

1.3.2 Phạm vi nghiên cứu 3

PHẦN II CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CÂY CAO SU 5

2.1 Cơ sở lý luận về tình hình phát triển sản xuất cây cao su 5

2.1.1 Một số khái niệm cơ bản 5

2.1.2 Nội dung phát triển sản xuất cây cao su 9

2.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất cây cao su 16

2.2 Kinh nghiệm phát triển sản xuất cây cao su ở thế giới và Việt Nam 19

2.2.1 Tình hình phát triển sản xuất cây cao su trên thế giới 19

2.2.2 Tình hình phát triển sản xuất cây cao su ở Việt Nam 20

2.2.3 Một số bài học kinh nghiệm 21

Trang 8

PHẦN III ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP

NGHIÊN CỨU 22

3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 22

3.1.1 Điều kiện tự nhiên của xã Tây Hiếu 22

3.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội của xã Tây Hiếu 26

3.2 Phương pháp nghiên cứu 34

3.2.1 Thu thập số liệu 34

3.2.2 Phương pháp xử lý và phân tích thông tin 35

3.2.3 Chỉ tiêu phản ánh tình hình phát triển sản xuất cây cao 35

PHẦN IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 37

4.1 Khái quát tình hình phát triển sản xuất cao su trên địa bàn xã Tây Hiếu, thị xã Thái Hòa, tỉnh Nghệ An 37

4.1.1 Quy mô sản xuất cao su của xã Tây Hiếu, thị xã Thái Hòa 37

4.1.2 Năng suất, chất lượng cao su của xã Tây Hiếu, thị xã Thái Hòa 40

4.1.3 Tình hình tiêu thụ cao su của xã Tây Hiếu 41

4.2 Thực trạng phát triển sản xuất cây cao su trong các hộ điều tra 44

4.2.1 Đặc điểm của các hộ điều tra 44

4.2.2 Thực trạng phát triển sản xuất cây cao su trong các hộ điều tra 45

4.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất cây cao su 65

4.3.1 Các yếu tố thuộc về hộ gia đình 65

4.3.2 Yếu tố thuộc về môi trường bên ngoài 69

4.3.3 Đánh giá chung về những thuận lợi khó khăn trong phát triển sản xuất cây cao su 76

4.4 Giải pháp phát triển sản xuất cây cao su trên địa bàn xã Tây Hiếu, thị xã Thái Hòa, tỉnh Nghệ An 80

4.4.1 Công tác quy hoạch đất 80

4.4.2 Giải pháp về vốn đầu tư 81

4.4.3 Giải pháp về kỹ thuật 82

Trang 9

4.4.4 Giải pháp về tập huấn kỹ thuật 83

4.4.5 Giải pháp về cơ sở hạ tầng 83

4.4.6 Giải pháp về thị trường 84

PHẦN V KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 86

5.1 Kết luận 86

5.2 Kiến nghị 87

TÀI LIỆU THAM KHẢO 90

Trang 10

năm (2011 - 2013)46

Bảng 4.6 Số lượng và cơ cấu vốn đầu tư thời kỳ KTCB của các hộ

điều tra 49

Bảng 4.7 Tồng chi phí bình quân 1 ha cao su thời kỳ KTCB 50

Bảng 4.8 Chi phí sản xuất thời kỳ kinh doanh của 1 ha cao su 52

Bảng 4.9 Tình hình sử dụng giống mới ở các hộ điều tra 53

Bảng 4.10 Tỷ lệ bón phân hóa học đối với loại đất và năm cạo mủ 54Bảng 4.11 Tình hình sử dụng phân bón và thuốc trừ sâu của các hộ dân

xã Tây Hiếu (BQ/ ha) 56

Bảng 4.12 Sản lượng mủ nước của các hộ điều tra sản xuất cây cao su57Bảng 4.13 Chất lượng đào tạo lao động trong các hộ điều tra sản xuất cao su

59

Trang 11

Bảng 4.14 Hệ thống giao thông thủy lợi của xã Tây Hiếu qua các năm

(2011-2013) 61

Bảng 4.15 Tình hình cung ứng mủ cao su của các hộ điều tra 63

Bảng 4.16 Bảng thống kê ảnh hưởng số năm kinh nghiệm đến sản xuất

66Bảng 4.17 Thống kê ảnh hưởng nguồn vốn 67

Bảng 4.18 Đánh giá của hộ gia đình về cơ sở hạ tầng (%) 71

Bảng 4.19 Tình hình sử dụng giống 72

Bảng 4.20 Đánh giá những khó khăn trong phát triển sản xuất cây cao su 78

Trang 12

DANH MỤC HỘP

Hộp 4.1 Vấn đề tăng, giảm diện tích sản xuất cây cao su của hộ dân 47Hộp 4.2 Vấn đề về sử dụng giống mới trồng cây cao su của hộ dân 54

Trang 14

PHẦN I MỞ ĐẦU

1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong những năm gần đây, cây cao su đang trở thành một cây trồng thếmạnh và thu hút được nhiều người trồng bởi giá trị kinh tế to lớn Cao su làcây công nghiệp dài ngày, đây là loại cây mà sản phẩm của nó chủ yếudùng làm nguyên liệu cho ngành sản xuất công nghiệp và tiểu thủ côngnghiệp Còn gọi là cây kỹ thuật, cây kinh tế, vì loại cây này đòi hỏi kỹthuật trồng trọt tương đối cao và đầu tư vốn lớn, có giá trị kinh tế cao hơncác sản phẩm khác Sản phẩm mủ cao su là một mặt hàng nông sản đượcnhiều người biết đến được trồng chủ yếu lấy mủ Ngoài ra, hạt cao su chotinh dầu quý dùng trong kỹ nghệ sơn mài, xà phòng, chế nhựa ankit để dán

gỗ Gỗ cao su có thể được chế biến làm sản phẩm gia dụng tốt Rừng cao

su có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ đất và cân bằng sinh thái Vớinhững nước có tiềm năng sản xuất cao su lớn, sản phẩm cao su là nguồnhàng xuất khẩu mũi nhọn của đất nước Cao su có rất nhiều công dụngkhông những ở Việt Nam và các nước trên thế giới

Hiện nay, ở Việt Nam cao su đóng góp một tỷ trọng không nhỏ trongtổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước, đứng thứ 2 trong các mặt hàng nôngsản của Việt Nam từ sản phẩm cao su đạt bình quân trên 2 tỷ USD/ năm kimngạch xuất khẩu Những vùng trồng cao su tốt tại Việt Nam là Đông Nam Bộ-Tây Nguyên - Duyên Hải miền Trung và Tây Bắc Nhờ có cao su đời sốngcủa đồng bào nâng lên rõ rệt, bộ mặt kinh tế xã hội thay đổi rất nhanh theohướng văn minh hơn, tiến bộ hơn

Nghệ An là tỉnh có diện tích đất đỏ bazan trù phú, phân bố ở các huyệnmiền núi và điều kiện khí hậu phù hợp cho cây cao su phát triển Chính vìvậy, cây cao su từ lâu đã trở thành một trong những loại cây công nghiệptrọng điểm của tỉnh với những nông trường có quy mô lớn Nhằm tạo công ăn

Trang 15

việc làm cho người lao động địa phương, nhằm xóa đói giảm nghèo và từngbước cải thiện đời sống cho nhân dân Mở rộng diện tích trồng cao su, đưacây cao su vào hệ thống cơ cấu cây trồng dài ngày, là định hướng phát triểnkinh tế đúng đắn và bền vững.

Xã Tây Hiếu, thị xã Thái Hòa, tỉnh Nghệ An là một xã miền núi củatỉnh Nghệ An, thuộc Phủ Quỳ ngày xưa có nhiều điều kiện thuận lợi về kinh

tế, vị trí địa lý, cơ sở hạ tầng, điều kiện tự nhiên cho sản xuất cây cao su.Chính vì vậy những năm qua nguồn lợi từ cây cao su đã và đang được pháthuy đạt hiệu quả cao Diện tích cao su trồng ở xã hiện nay có quy mô khá lớn,

tỷ lệ hộ gia đình trồng cây công nghiệp là cao su chiếm rất lớn trong xã Xácđịnh được giá trị của cây cao su mang lại cho gia đình hiện nay, nên nhiều hộ

đã đầu tư và học hỏi để phát triển ngành nghề của mình trong tương lai

Nhu cầu tiêu dùng cao su ngày càng tăng nên để đáp ứng nhu cầu củangười tiêu dùng, người sản xuất phải đẩy mạnh quá trình sản xuất bằng việc

mở rộng quy mô đồng thời nâng cao năng suất để đạt hiệu quả kinh tế đápứng đủ nhu cầu của người tiêu dùng Hiện nay, Tỉnh Nghệ An đang có

chương trình “Phát triển cây cao su trên địa bàn Tỉnh Nghệ An giai đoạn 2010

– 2020’’ nhằm phát triển nhanh cây cao su theo hướng bền vững Tuy nhiên,

để phát triển sản xuất cao su của các hộ trong xã vẫn gặp phải không ít khókhăn thách thức Làm thế nào để phát triển sản xuất cao su của các hộ là vấn

đề đang được quan tâm bởi công ty TNHH một thành viên cà phê cao suNghệ An và của các hộ gia đình trong xã Các câu hỏi đặt ra cho vấn đề cầnnghiên cứu là: Thực trạng phát triển cây cao su ở xã như thế nào? Mô hìnhquản lý và những chính sách trên địa bàn xã hiện nay ra sao? Có những vấn

đề gì nảy sinh trong quá trình thực hiện chương trình phát triển? Cần cónhững giải pháp gì để phát triển sản xuất cây cao su?

Để góp phần tìm ra giải pháp phát triển sản xuất cây cao su ở Nghệ An,

tôi đã chọn nghiên cứu đề tài: “Thực trạng và giải pháp phát triển sản xuất cây cao su trên địa bàn xã Tây Hiếu - Thị xã Thái Hòa - Tỉnh Nghệ An’’.

Trang 16

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu cụ thể của đề tài bao gồm:

- Hệ thống hóa lý luận và thực tiễn về phát triển sản xuất cây cao su;

- Đánh giá thực trạng phát triển sản xuất cây cao su trên địa bàn xãTây Hiếu những năm qua;

- Phân tích yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất cây cao su trênđịa bàn xã Tây Hiếu, thị xã Thái Hòa, tỉnh Nghệ An;

- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu phát triển sản xuất cây cao su trênđịa bàn xã Tây Hiếu, thị xã Thái Hòa, tỉnh Nghệ An

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

1.3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu chính là các hộ nông dân trồng cây cao su tại xãTây Hiếu, thị xã Thái Hòa, tỉnh Nghệ An và các đơn vị, tổ chức, cá nhân cóliên quan đến đề tài trong địa bàn nghiên cứu, các yếu tố sản xuất, các vấn đềquản lý, kinh tế - kỹ thuật liên quan đến phát triển sản xuất cây cao su

1.3.2 Phạm vi nghiên cứu

- Về nội dung

Đề tài nghiên cứu tình hình của các hộ nông dân trồng cây cao su,đánh giá kết quả phát triển sản xuất cao su trên địa bàn xã Tây Hiếu, phântích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất cây cao su, đề xuất một

số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển sản xuất cây cao su cho xã Tây Hiếutrong thời gian tới

Trang 18

PHẦN II

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TÌNH HÌNH

PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CÂY CAO SU

2.1 Cơ sở lý luận về tình hình phát triển sản xuất cây cao su

2.1.1 Một số khái niệm cơ bản

2.1.1.1 Phát triển

Hiện nay có nhiều quan niệm khác nhau về phát triển Theo Raaman

Weitz (1995): "Phát triển là một quá trình thay đổi liên tục làm tăng trưởng

mức sống con người và phân phối công bằng những thành quả tăng trưởngtrong xã hội'' Ngân hàng thế giới đưa ra khái niệm có ý nghĩa rộng lớn hơn,bao gồm những thuộc tính quan trọng liên quan đến hệ thống giá trị của conngười, đó là: ''Sự bình đẳng hơn về cơ hội, sự tự do về chính trị và các quyền

tự do công dân để củng cố niềm tin trong cuộc sống của con người trong mốiquan hệ với nhà nước, với cộng đồng, '' Theo các nhà kinh tế học: Phát triểnkhông chỉ bao gồm tăng trưởng kinh tế mà còn phải bao gồm cả thu hẹp sựbất bình đẳng, xóa đói nghèo, cải cách cơ cấu xã hội và thể chế quốc gia đểđảm bảo quyền lợi của đa số dân cư tham gia hoạt động chính trị - kinh tế - xãhội, nâng cao phúc lợi xã hội và trình độ văn hóa của đa số nông dân Trọngtâm phát triển là sự phát triển con người, tức là đảm bảo đời sống con người,tôn trọng con người, tạo mọi điều kiện để hộ tham gia hoạt động về các mặt

văn hóa - kinh tế - chính trị - xã hội (Hoàng Văn Định, Vũ Đình Thắng, 2002).

Phát triển là việc nâng cao phúc lợi của nhân dân, nâng cao tiêu chuẩn sống,cải thiện giáo dục, sức khỏe và đảm bảo sự bình đẳng cũng như quyền công

dân (Đinh Văn Đãn, 2009) Tuy có nhiều quan niệm khác nhau về sự phát

triển, nhưng tựu chung lại các ý kiến cho rằng: Phát triển là một phạm trù về

hệ thống giá trị của con người

Trang 19

Ngày nay, mọi quốc gia đều phấn đấu vì mục tiêu phát triển và trải quathời gian, khái niệm về phát triển cũng đã đi đến thống nhất: “Phát triển kinh

tế được hiểu là quá trình tăng tiến về mọi mặt của nền kinh tế trong một thời

kỳ nhất định Trong đó bao gồm cả sự tăng thêm về quy mô sản lượng và sựtiến bộ về cơ cấu kinh tế xã hội Phát triển kinh tế được xem như là quá trìnhbiến đổi cả về lượng và về chất, nó là sự kết hợp chặt chẽ quá trình hoàn thiệncủa cả hai vấn đề kinh tế và xã hội ở mỗi quốc gia”

2.1.1.2 Khái niệm phát triển bền vững

Phát triển kinh tế là phương thức duy nhất và là điều kiện cơ bản để đạttới cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn của tất cả các dân tộc trên khắp thế giới.Nhưng trong quá trình phát triển hướng tới cuộc sống tốt đẹp hơn cho mìnhthì con người lại luôn tạo nên sự mâu thuẫn giữa các nhu cầu của chính mìnhtrong hiện tại và tương lai

Năm 1987, trong báo cáo “Tương lai chung của chúng ta của Hội đồngthế giới về phát triển của Liên hợp quốc”, đã đưa ra khái niệm “Phát triển bềnvững là sự phát triển đáp ứng được những nhu cầu của hiện tại, nhưng khônggây trở ngại cho việc đáp ứng nhu cầu của các thế hệ mai sau” Năm 2002,Hội nghị Thượng đỉnh thế giới về phát triển được tổ chức ở Cộng hoà NamPhi đã xác định: Phát triển bền vững là quá trình phát triển có sự kết hợp chặtchẽ, hợp lý và hài hoà giữa 03 mặt của sự phát triển, đó là: Phát triển kinh tế;

Phát triển xã hội; Bảo vệ môi trường (Ngô Doãn Vịnh, 2003).

Phát triển bền vững chính là sự phát triển về mọi mặt trong hiện tại màvẫn phải đảm bao sự tiếp tục phát triển trong tương lai xa Khái niêm này hiệnđang là mục tiêu hương tới nhiếu quốc gia trên thế giới, mỗi quốc gia sẽ dựatheo đặc thù kinh tế, xã hội, chính trị, địa lý, văn hóa… riêng để hoạch định

chiến lược riêng phù hợp nhất với quốc gia đó (Đinh Văn Đãn, 2009).

Trang 20

2.1.1.3 Quan điểm của các nhà kinh tế học về phát triển

a Học thuyết tăng trưởng kinh tế của trường phái cổ điển

Lý thuyết tăng trưởng kinh tế cổ điển theo các chuyên gia kinh tế là cáchọc thuyết và mô hình lý luận về tăng trưởng kinh tế, do các nhà kinh tế học

cổ điển nêu ra, đại điện của trưởng phái này là A.D.Smith và Ricardo (Mai

Ngọc Cường, 1997).

Smith (1723 - 1790), ông là nhà kinh tế học người Anh đầu tiên nghiêncứu lý luận tăng trưởng kinh tế một cách tương đối có hệ thống trong tácphẩm " bàn về của cải" ông cho rằng tăng trưởng kinh tế là tăng đầu ra tínhtheo bình quân đầu người Ông mô tả các nhân tố tăng trưởng kinh tế thôngqua phương trình sản xuất ở dạng như sau:

Y = F(K, L, N, T)

trong đó:

Y: Tổng sản phẩm xã hội; K: Khối lượng được sử dụng;

L: Số lượng lao động; T: Tiến bộ kỹ thuật;

N: Đất đai và điều kiện tự nhiên được huy động vào sản xuất

Ricardo (1772 - 1823) nhà kinh tế học người Anh Trong tác phẩm

"Những nguyên lý cơ bản của cơ sở kinh tế và thuế khoá" đã đề xuất hàngloạt các lý thuyết kinh tế như: Lý thuyết tiền lương, lợi nhuận và địa tô; lýthuyết về tính dụng và tiền tệ, ông là người thừa kế A.D.Smith

Trong thời kỳ này nhiều nhà kinh tế học, toán học đã đề xuất nhiềuphương trình sản xuất theo dạng trên, nổi tiếng là phương trình Cobb -Douglas, hàm có dạng:

Trang 21

hai ông đều là người Mỹ) đã dùng công thức của mình để nghiên cứu mốiquan hệ giữa khối lượng sản phẩm với những biến đổi về chi phí lao động và

tư bản thời kỳ những năm 1890 -1922 (Mai Ngọc Cường, 1997)

b Lý thuyết cất cánh

Nhà kinh tế học Mỹ Rostow đã đưa ta lý thuyết cất cánh nhằm nhấnmạnh những giai đoạn của tăng trưởng kinh tế Theo ông tăng trưởng kinh tếđối với một nước phải trải qua 5 giai đoạn sau:

+ Giai đoạn xã hội truyền thống: đặc trưng của giai đoạn này là năngsuất lao động thấp, nông nghiệp giữ vị trí thống trị

+ Giai đoạn chuẩn bị cất cánh: Trong thời kỳ này đã xuất hiện các nhân

tố tăng trưởng và một số khu vực có tác động thúc đẩy nền kinh tế

+ Giai đoạn cất cánh: để đạt tới giai đoạn này cần có ba điều kiện: Tỷ lệđầu tư tăng lên từ 5-10% phải xây dựng được những ngành công nghiệp cókhả năng phát triển nhanh, có hiệu quả và đóng vai trò thúc đẩy, phải xâydựng được bộ máy chính trị xã hội, tạo điều kiện phát huy năng lực của cáckhu vực hiện đại, tăng cường kinh tế đối ngoại

+ Giai đoạn chín muồi về kinh tế: giai đoạn này xuất hiện nhiều ngànhcông nghiệp mới, hiện đại

+ Giai đoạn quốc gia thịnh vượng, xã hội hoá sản xuất cao (Mai Ngọc

Cường, 1997)

c Lý thuyết về "Cái vòng luẩn quẩn" và "Cú huých từ bên ngoài"

Do nhà kinh tế học tư sản, trong đó có Paul Samuelson - Nhà kinh tế học

Mỹ đưa ra Theo lý thuyết này, để tăng trưởng kinh tế nói chung phải đảm bảo 4nhân tố là: nhân lực, tài nguyên thiên nhiên, cơ cấu tư bản và kỹ thuật Nhìnchung ở các nước đang phát triển, bốn nhân tố trên là khan hiếm Việc kết hợpchúng đang gặp trở ngại lớn Để phát triển phải có "Cú huých từ bên ngoài"nhằm phá vỡ "Cái vòng luẩn quẩn" Điều này có nghĩa là phải có đầu tư của

nước ngoài vào các nước đang phát triển (Mai Ngọc Cường, 1997).

Trang 22

2.1.1.4 Khái niệm sản xuất

Sản xuất là hoạt động chủ yếu trong các hoạt động kinh tế của conngười Sản xuất là hoạt động của con người sử dụng các công cụ lao động đểtác động vào đối tượng lao động nhằm làm ra sản phẩm để sử dụng, hay để

trao đổi trong thương mại (Đinh Văn Đãn, 2009).

Sản xuất thường bao gồm một hay một số hoạt động như sau:

- Hoạt động làm thay đổi hình thái vật chất ở các giai đoạn từ nguyên

liệu thô tới sản phẩm hoàn thiện;

- Hoạt động làm thay đổi trạng thái của sản phẩm thông thường đây là

quá trình làm đa dạng hóa sản phẩm thông qua chế biến;

- Hoạt động làm thay đổi vị thế sản phẩm qua một giai đoạn thời gian

thông thường đây là quá trình lưu giữ và bảo quản sản phẩm làm tăng giá trịcủa sản phẩm;

- Hoạt động cung cấp dịch vụ đây là hoạt động vô cùng quan trọng

không thể thiếu đối với sản xuất, hoạt động này có tác dụng thúc đẩy sản xuấtphát triển bằng việc thực hiện truyền thông kỹ thuật tiến bộ trong sản xuấtthông qua hệ thống khuyến nông và khuyến công

2.1.2 Nội dung phát triển sản xuất cây cao su

2.1.2.1 Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật và vai trò của cây cao su

a Đặc điểm sinh vật học của cây cao su

Cao su có nguồn gốc ở lưu vực sông Amzone (Nam Mỹ) Năm 1897 đãđánh dấu sự hiện diện của cây cao su ở Việt Nam Đến năm 1975, cây cao su đãđược đưa vào trồng ở Nghệ An Cao su là một loại công nghiệp dài ngày, có chu

kỳ kinh tế tương đối dài gồm thời kỳ kiến thiết cơ bản và thời kỳ kinh doanh.Chu kỳ kinh tế dài, từ 25 - 32 năm (Indonexia 25 năm, trong đó 18 năm khaithác, Việt Nam là 30 năm, trong đó 25 năm khai thác), chia làm 2 thời kỳ, thời

kỳ KTCB từ 5 - 7 năm, chi phí đầu tư thời kỳ KTCB lớn hơn một số cây trồng

khác và đạt khoảng trên 50 triệu đồng/ha (Nguyễn Khoa Chi, 1996)

Trang 23

- Thời kỳ kiến thiết cơ bản:

Là khoảng thời gian 07 năm của cây cao su tính từ khi trồng cây Đây

là khoảng thời gian cần thiết để vành thân cây cao su đạt 50 cm đo cách mặtđất 1m Tuỳ điều kiện sinh thái, chăm sóc và giống, ở điều kiện sinh thái đặcthù của vùng duyên hải miền Trung, thời gian KTCB phổ biến là từ 7 - 8 năm.Tuy nhiên, với điều kiện chăm sóc, quản lý vườn cây đúng quy trình, chọngiống và vật liệu trồng thích hợp thì có thể rút ngắn thời gian KTCB từ 06 tháng

đến 01 năm (Nguyễn Khoa Chi, 1996)

- Thời kỳ kinh doanh:

Là khoảng thời gian khai thác mủ cao su, cây cao su được khai thác khi

có trên 50% tổng số cây có vanh thân đạt từ 50 cm trở lên, giai đoạn kinhdoanh có thể dài từ 25 - 30 năm Trong giai đoạn này cây vẫn tiếp tục tăngtrưởng nhưng ở mức thấp hơn nhiều so với giai đoạn KTCB Sản lượng mủthấp ở những năm đầu tiên, sau đó cao dần ở những năm cạo thứ ba, thứ tưđến năm thứ năm, năm thứ sáu năng suất đạt cao dần và ổn định Sau giaiđoạn trung niên khi cây ở tuổi cạo từ năm thứ 18 trở đi năng suất giảm nhanh

do ảnh hưởng tới các yếu tố sinh lý, gãy đổ do mưa bão, bệnh… làm giảmmật độ vườn cây đồng thời năng lực tái tạo mủ của cây cũng giảm sút Các

yếu tố này là nguyên nhân trực tiếp làm giảm năng suất mủ cao su (Nguyễn

Khoa Chi, 1996).

Khi được đưa vào trồng cây cao su trong sản xuất thì với mật độ 450

-555 cây/ha Trung bình cây cao su 25 - 30m, cây phát triển ở nhiệt độ trungbình, thích hợp nhất từ 25 - 300C, trên 400C và dưới 100C đều ảnh hưởng đếnquá trình sinh trưởng và năng suất mủ Ở nhiệt độ 25- 270C là nhiệt độ để câycao su sinh trưởng và cho năng suất cao nhất, lượng mưa tối thiểu để cây cao susinh trưởng bình thường là từ 1.500 - 2000 mm/năm, số ngày mưa thích hợp chocao su là khoảng 100 - 150 ngày mưa mỗi năm Cây cao su phát triển bìnhthường ở nơi tối thiểu 1.600 giờ nắng/năm là cây ưa sáng, thời gian và cường

Trang 24

độ chiếu sáng càng nhiều giúp cho quá trình quang hợp cây càng nhiều, ánhsáng còn ảnh hưởng đến khả năng chống chịu của cây, tăng sức đề kháng chocây Tốc độ gió sẽ ảnh hưởng cây cao su, nếu tốc độ lớn hơn 8m/s - 13,8m/s

sẽ ảnh hưởng đến sinh trưởng, nếu lớn hơn 17,2m/s sẽ làm gốc đổ và dẫn đếngiảm năng suất mủ Đặc biệt, gió khô kéo dài còn gây ra những vụ cháy rừng

Vì vậy, để hạn chế tốc độ của gió ở những vùng có bão thì cần chọn nhữnggiống cao su vô tính có khả năng chống gió, đồng thời trồng vành đai chắngió Độ ẩm không khí bình quân thích hợp cho sự sinh trưởng của cây cao su làtrên 75%, độ ẩm không khí còn thể hiện tương quan thuận với dòng chảy của mủkhi khai thác Thời gian thu hoạch liên tục 8 tháng trong năm (từ tháng 25/4 -15/12), sản phẩm có thể bán ngay được sau khi thu hoạch Sản phẩm sơ chếđược tiêu thụ chủ yếu trên thị trường thế giới Cây cao su cho mủ liên tụckhoảng 8 tháng trong năm, trừ thời gian rụng là nghỉ đông vào khoảng giữatháng 1 đến tháng 4 dương lịch hàng năm Thời gian cạo mủ hiệu quả nhấttrong này từ lúc 20h hôm trước đến 7h hôm sau, sau đó giảm dần Sau khi cạo

3 - 5h cây sẽ ngưng tiết mủ (Nguyễn Khoa Chi, 1996)

b Đặc tính của mủ cao su

Mủ nước là sản phẩm chính thu được từ cây cao su Mủ nước là mộtdung dịch dạng keo, màu trắng đục như sữa hoặc có màu hơi vàng hoặc hơiđồng tùy theo cây Mủ nước có tỷ trọng từ 0,974 (khi mủ có hàm lượng cao sukhô = 40%) đến 0,991 (khi hàm lượng cao su khô = 25%)

Thành phần mủ nước trung bình gồm:

- Cao su = 30 - 40% - Nhựa (resine) = 1,5 - 2%

- Nước = 55 – 60% - Đường, insitol = 1%

Trang 25

c Vai trò của phát triển cao su

- Đối với hộ nông dân

Hiện nay trên 70% lao động xã hội của đất nước đang sống ở khu vựcnông thôn Với nền kinh tế cây công nghiệp ngắn ngày như sắn, khoai, mía,mỗi năm bình quân một vụ với những khoảng thời gian nông nhàn tương đốidài dẫn đến thừa rất nhiều lao động Phát triển sản xuất cao su sẽ góp phần đadạng hóa sản xuất, phát triển các hoạt động bảo quản, thu mua, xuất khẩu tạo

ra nhiều việc làm và tạo thêm những ngành nghề với trình độ kỹ thuật caohơn, góp phần nâng cao trình độ phát triển của nông dân, đồng thời phân bổlại lao động nông nghiệp nông thôn Tạo việc làm cho người lao động, thu hútđược những lao động nhàn rỗi Mặt khác, phát triển sản xuất cây cao su còntạo ra thu nhập ổn định cho người dân, thu nhập ngày càng tăng lên, xóa đóigiảm nghèo và từng bước làm giàu

- Đối với phát triển kinh tế xã hội ở địa phương

Thúc đẩy sự phát triển tích cực của ngành cao su, cụ thể là việc trồng vàchăm sóc cây cao su; Tăng nguồn thu ngân sách, chuyển dịch nền kinh tếngành cây công nghiệp dài ngày, theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa;Tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương; Mặt khác nhằm nâng caođời sống của người dân địa phương, đáp ứng mong muốn của Đảng và nhànước Việt Nam trong chương trình xóa đói giảm nghèo; Đa dạng hóa ngànhnghề kinh doanh của Công ty, tăng sức cạnh tranh trên thị trường trong vàngoài nước, nhằm tăng doanh thu và lợi nhuận; Góp phần làm giảm các tệ nạn

xã hội của địa phương và hạn chế được thất nghiệp cho người dân nơi đây

Do vậy, phát triển sản xuất cây cao su không chỉ là vấn đề sản xuất nôngnghiệp nhằm đảm bảo sức khỏe con người, nâng cao thu nhập, giải quyết việc làm

mà còn góp phần nâng cao sức cạnh tranh của mặt hàng cao su trong điều kiệnViệt Nam gia nhập WTO, mở ra thị trường tiêu thụ rộng rãi trong và ngoài nước

Trang 26

2.1.2.2 Nội dung phát triển cây cao su

a Mở rộng diện tích trồng cây cao su của các hộ gia đình

Các hộ sản xuất thường sử dụng đất nông nghiệp của mình để trồng câycao su Vì vậy, việc xem xét đánh giá tình hình và hiệu quả sử dụng đất là mộttrong những nội dung quan trọng Các hộ gia đình phải chú ý tới việc sử dụngđất sản xuất hiệu quả hơn đối với phát triển cây cao su như chuyển dịch cơcấu kinh tế để thuận lợi cho canh tác, đồng thời mạnh dạn chuyển đổi diệntích đất trồng cây có năng suất thấp sang trồng cây cao su, cà phê các loạicây có giá trị kinh tế cao

b Tăng đầu tư thâm canh cây cao su

- Tăng vốn đầu tư cho cao su

Đối với phát triển sản xuất cao su thì hoạt động đầu tư vốn là rất quantrọng Cây cao su là cây trồng lâu năm nên yêu cầu đầu tư cho thời gian kiếnthiết là rất lớn do vậy khâu lên kế hoạch huy động và sử dụng vốn là rất cầnthiết để không làm ảnh hưởng tới quá trình sản xuất sau này Từ phía ngườitrồng cao su cũng vậy, việc đầu tiên là họ phải huy động được nguồn vốn cầnthiết cho sản xuất, đó có thể là nguồn vốn đi vay hoặc là nguồn vốn họ tự có

Để hỗ trợ việc vay vốn cho các hộ sản xuất cây cao su các ban ngành chứcnăng, chính quyền địa phương cùng với công ty chế biến xuất khẩu cà phê cao

su Nghệ An cần có những chủ trương, chính sách, hoạt động phù hợp, đảmbảo điều kiện sản xuất cho người dân, tuyên truyền cho dân biết, dân hiểuthông tin vay vốn từ các tài chính tín dụng hiện nay, công ty sẽ hỗ trợ chongười dân được vay vốn với lãi suất ưu đãi

- Tăng cường sử dụng giống cây cao su mới

Cao su là cây lâu năm nên thời gian chọn tạo giống rất dài (trên 20năm) và rất tốn kém Từ 1981 đến nay, những bộ giống thích hợp theo từngvùng sinh thái được cải tiến 3 năm 1 lần Các giống mới gần đây đã đạt năngsuất tăng dần Một số giống cũ tuy năng suất không cao nhưng có tính ổn định

Trang 27

ở một số vùng ít thuận lợi vẫn được duy trì để tránh rủi ro cho người trồng.Giống cao su là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến năng suấtsản lượng và chất lượng mủ cao su nên việc chọn giống là rất quan trọng.Người dân nên thường xuyên sử dụng những giống cây cao su mới tạo ranăng suất cao hơn, ít nhiễm bệnh và có sức đề kháng gió trong mùa mưa bão

và giống cây phù hợp trên nhiều loại môi trường, thích hợp cho vùng cao

- Tăng cường áp dụng kỹ thuật trong sản xuất cao su

Để góp phần nâng cao trình độ kỹ thuật phát triển sản xuất cao su, cơquan chức năng cùng chính quyền địa phương cần có những hoạt động cụ thểgiúp người dân nâng cao tay nghề hơn Đó là việc mở những khóa đào tạo về

kỹ thuật cạo mủ, chăm sóc cây cao su, hỗ trợ về kỹ thuật và thông tin đểngười sản xuất hiểu biết và nắm vững những yêu cầu trong kỹ thuật, đào tạo

để người dân ở đây biết áp dụng các khoa học kỹ thuật công nghệ hiện đạivào sản xuất cây cao su, khuyến khích người dân sử dụng các loại thuốcBVTV sinh học và có nguồn gốc sinh học, nghiêm cấm sử dụng các loại phântươi, thuốc BVTV cấm, thuốc BVTV ngoài danh mục, tránh lạm dụng cácloại phân đạm

Ở những nơi có tranh, le, lồ ô phải diệt cỏ ngay từ đầu bằng các biện phápcanh tác, hóa chất, cơ giới hóa hiện đại để cây cao su phát triển tốt Các biệnpháp phòng trừ bệnh hại theo phương châm kịp thời, đúng lúc, đúng liều lượng,đúng thuốc theo tài liệu hướng dẫn bảo vệ thực vật và phòng trừ sâu bệnh chocây cao su của Tổng công ty cao su Việt Nam Sử dụng các loại thuốc mới hiệnđại hơn, có hiệu quả tốt hơn để phòng trừ được các loại sâu bệnh

c Nâng cao kỹ thuật cạo mủ cao su

Để sản lượng mủ và giá trị sản xuất trong một năm tăng lên thì ngườisản xuất phải biết áp dụng các kỹ thuật mới vào quá trình cạo mủ và thuhoạch mủ cao su Cần nâng cao tay nghề của người cạo mủ lên, người cạo mủphải thường xuyên rèn luyện để nâng cao kỹ thuật cao Thợ cạo mủ có tay

Trang 28

nghề càng cao thì sản lượng mủ trong năm sẽ nhiều và giá trị mủ ngày càngchất lượng hơn Vì vậy, trong quá trình sản xuất phải luôn tìm tòi, học hỏinhững tiến bộ khoa học kỹ thuật mới để cải thiện năng suất chất lượng củacây cao su.

d Xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật

Hệ thống thủy lợi, đường điện, đường giao thông xung quanh vườn lànhững cơ sở hạ tầng kỹ thuật quan trọng để phát triển sản xuất cao su Cáccấp chính quyền cần hỗ trợ đóng góp, tham gia với bà con trong quá trìnhphát triển cơ cở kỹ thuật được tốt hơn như: thiết kế đường liên lô phải đảmbảo mặt đường rộng, hai bên đường có rãnh thoát nước để khỏi ngập úng cáccây cao su trồng mới Còn trên các tuyến đường, bố trí cống qua đường bằngcống tròn bê tông cốt thép để đảm bảo việc thông thoát nước tốt tránh gâyngập úng nhất là về mùa mưa Vào mùa khô, cây cao su cần phải được tướinước nhưng điều kiện còn thiếu kém nên hầu như phải tự chở nước để tướicho cây cao su vì vậy cần bố trí đào giếng cho các vườn cây để thuận lợi choviệc tưới tiêu

e Tăng cường liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm

Thị trường tiêu thụ ổn định là điều kiện cần thiết để ngành cao su pháttriển và luôn giữ được bền vững Hoạt động tiêu thụ có thể là trong nước,ngoài nước nhưng luôn phải đảm bảo tính khả thi của sản phẩm, đảm bảo uytín và thương hiệu của sản phẩm Muốn vậy chúng ta cần phải tạo ra nhiềumối liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm Người dân nơi đây sẽ thuhoạch mủ cao su và bán trực tiếp cho công ty chế biến và công ty sẽ xuất khẩu

mủ cao su để tiêu thụ ra thị trường trong nước cũng như ngoài nước Để liênkết giữa công ty và người dân trong việc thu mua mủ được tốt hơn thì công tycần đưa ra giá mủ hợp lí với người dân, tránh tình trạng người dân bán mủ rangoài cho các tư thương thu gom mủ cao su lậu với giá cả cao hơn

Trang 29

2.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất cây cao su

Để đánh giá một cách chi tiết ta phải xét đến các nhân tố ảnh hưởng, mức

độ tác động của từng yếu tố đến khả năng sinh trưởng và phát triển của cây để từ

đó thấy được những hướng tác động khác nhau của từng yếu tố và có biện phápthích hợp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh mủ cao su

2.1.3.1 Yếu tố điều kiện tự nhiên, quy hoạch vùng sản xuất

Điều kiện tự nhiên như thời tiết, khí hậu, chất lượng đất, nguồn nướcphục vụ cho quá trình sản xuất là những yếu tố quan trọng hàng đầu quyếtđịnh đến chất lượng sản phẩm Đồng thời, do cây cao su là loại cây trồng đòihỏi yêu cầu kỹ thuật cao, đầu tư cơ sở hạ tầng lớn nên nếu khu vực nào mà cơ

sở hạ tầng không đảm bảo thì khó có thể tổ chức sản xuất cây cao su được

Việc phát triển sản xuất gắn liền với quy hoạch phát triển các vùng sảnxuất nông nghiệp của địa phương Nó góp phần khuyến khích người dân đầu

tư thâm canh, mạnh dạn chuyển dịch cơ cấu cây trồng phù hợp, góp phần đadạng hóa sản phẩm, thực hiện việc cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp.Việc phát triển vùng sản xuất gắn với việc quy hoạch sử dụng đất, quy hoạchthủy lợi, giao thông… từng bước hình thành vùng chuyên canh, sẽ tạo ra khốilượng nông sản nhiều hơn, tốt hơn, góp phần đẩy mạnh công nghiệp chế biếntừng bước thực hiện CNH - HĐH nông nghiệp, nông thôn

2.1.3.2 Yếu tố về vốn ,cơ sở hạ tầng kỹ thuật

Cây cao su là cây công nghiệp dài ngày, sản xuất mang cả đặc điểm củasản xuất nông nghiệp và sản xuất công nghiệp, vì vậy vốn đầu tư cho sản xuấtcao su chiếm vị trí quan trọng Vốn được coi là chìa khóa bởi lẽ muốn tiếnhành một hoạt động sản xuất thì yếu tố đầu tiên cần thiết đó là vốn đầu tư Làcây công nghiệp có chu kỳ kinh tế dài, do đó vốn đầu tư phải đảm bảo cungcấp đủ cho các thời kỳ Thiếu vốn, sử dụng vốn kém hiệu quả sẽ là cản trởviệc bố trí kế hoạch và đẩy nhanh quá trình sản xuất

Trang 30

Phát triển cơ sở hạ tầng là yếu tố rất quan trọng để thúc đẩy phát triểnsản xuất hàng hóa Cơ sở hạ tầng càng phát triển sẽ tạo điều kiện thuận lợicho người dân trong việc phát triển và mở rộng quy mô sản xuất Do đặc điểmcây phải trồng tập trung, tính chuyên môn hóa cao, vì vậy cần phải chú trọngđến kết cấu hạ tầng như giao thông, vận tải, điện, nước cho cây trồng.

2.1.3.3 Yếu tố thị trường

Thị trường vừa là điều kiện vừa là phương tiện để thực hiện tái sản xuất

và là khâu trung gian cần thiết giữa người sản xuất và người tiêu dùng Xác địnhthị trường cho sản phẩm có tác dụng quan trọng nhằm xác định đúng mục tiêu,

kế hoạch sản xuất của ngành Vì vậy nghiên cứu thị trường luôn là vấn đề quantâm đối với các đơn vị sản xuất kinh doanh, các nhà nghiên cứu kinh tế

Cao su thiên nhiên được sản xuất chủ yếu ở các nước đang phát triểnnhưng lại tiêu thụ ở các nước công nghiệp phát triển Tuy vậy, các nước trồngcao su cũng đang cố gắng phát triển ngành công nghiệp chế biến cao su củamình, do đó thị trường nội địa cũng rất quan trọng

Song song với vấn đề lựa chọn thị trường, thì vấn đề giá cả các nguyênliệu đầu vào cũng như sản phẩm đầu ra là vấn đề có thể quyết định rất lớn đếnthành bại của hoạt động sản xuất kinh doanh Đặc biệt hơn, cao su là cây côngnghiệp lâu năm nên yếu tố biến động giá cả ảnh hưởng rất lớn Sản xuất cao

su là quá trình sản xuất hàng hóa, do vậy sẽ luôn gắn với thị trường và giá cảcũng chư chịu sự tác động của chúng

2.1.3.4 Yếu tố về khoa học kỹ thuật

Trong nền kinh tế hiện nay, khoa học công nghệ là yếu tố quyết địnhcho sự phát triển sản xuất Khoa học là “chìa khóa” để nâng cao hiệu quả kinh

tế, từ đó tác động đến mặt xã hội của đời sống Nhờ phát triển khoa học côngnghệ mà các nước tư bản đã tạo ra lực lượng sản xuất xã hội cao, khối lượnghàng hóa tạo ra lớn, có những tác động điều tiết về thu nhập, nâng cao mứcsống Chất lượng sống của người lao động, trong khuôn khổ đảm bảo sựthống trị của chế độ tư hữu tư bản

Trang 31

Phát triển sản xuất cây trồng trước hết cần chú ý đến trang bị cho ngườidân các kiến thức cơ bản về trồng trọt, trồng cây gì trước khi bắt tay vào cáchoạt động sản xuất Vì vậy, cần có hiểu biết về các đối tượng sản xuất, cầnhiểu biết rõ công nghệ sản xuất, dự định triển khai ở vùng sản xuất Nhữnghiểu biết này cần được học tập ở trường, lớp, trong sách vở, tài liệu tham khảohay những buổi tham quan khảo sát… như việc sản xuất và phát triển cao suthì người dân cần biết được các giống cao su, chọn giống, quá trình chăm sóc,phân bón, loại phân nào phù hợp với hiệu quả khi thu hoạch,

Ngày nay, nông dân Việt Nam ngày một tiếp cận với những thành tựu khoahọc tiên tiến trong nước cũng như trên thế giới một cách nhanh chóng, trong sảnxuất thâm canh đã áp dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật về di truyền chọngiống cây trồng, sử dụng phân bón, thuỷ lợi, thuốc trừ sâu, các công cụ cơ giớihóa nhằm làm tăng năng suất, sản lượng cây trồng nông nghiệp và giảm sự tiêuhao sức lao động trên một đơn vị sản phẩm sản xuất ra, đáp ứng ngày càng caonhu cầu lương thực trong nước và tăng kim ngạch xuất khẩu nông sản

2.1.3.5 Yếu tố về chủ trương và chính sách

Chính sách kinh tế là những tác động vĩ mô của nhà nước đối với sản xuấtkinh doanh, nó có vai trò hết sức quan trọng trong việc phát triển hay kìm hãmnền kinh tế xã hội nói chung và trong lĩnh vực sản xuất cao su nói riêng Mỗichính sách phù hợp với một thời kỳ nhất định, tương ứng với một điều kiện kinh

tế xã hội nhất định Vì vậy, các chính sách kinh tế luôn phải điều chỉnh cho phùhợp với điều kiện thực tế Đối với sản xuất cao su, cần phải sản xuất trên quy môlớn, tập trung và yêu cầu về vốn lớn nên cần có những chính sách chung vàchính sách riêng phù hợp với những đặc điểm sản xuất của nó

Chủ trương của Đảng và Nhà nước luôn theo sát sự phát triển của nôngnghiệp, nông thôn, có những cơ chế chính sách kịp thời đúng đắn trong từngthời điểm để người nông dân sản xuất ngày càng gắn bó với nông nghiệp,nông thôn

Trang 32

2.2 Kinh nghiệm phát triển sản xuất cây cao su ở thế giới và Việt Nam

2.2.1 Tình hình phát triển sản xuất cây cao su trên thế giới

Cây cao su là loại cây nhiệt đới có nguồn gốc từ vùng sông AmazonNam mỹ Sau sự phát hiện của Côlông, các nhà khoa học Châu Âu đã nghiêncứu và tìm ra nhiều thuộc tính quý báu của mủ cao su Từ đó, người ta bắt đầukhai thác nguồn mủ cao su Nam Mỹ và nhân giống ra nhiều và nhanh chóngđược coi là cây trồng quan trọng nhất của nông nghiệp thế giới

Ở Nam Mỹ, rừng cao su nguyên thuỷ tới thế kỷ 18 được phân bổ trên mộtdiện tích khoảng 5-6 triệu ha chủ yếu nằm trong lãnh thổ Brazin Từ đầu thế kỷ 19đến đầu thế kỷ 20, Brazin hầu như độc quyền về cung cấp mủ cao su cho thế giớivới sản lượng năm 1900 là khoảng 50.000 tấn Năm 1912 khoảng 90.000 tấn

Cuối thế kỷ 19, các nhà truyền giống châu Âu đã tích cực nhân giốngcao su ở các vùng khí hậu nhiệt đới của châu Á, châu Phi Từ đó, việc trồngcao su lấy mủ đã trở thành một ngành sản xuất mới của nhiều nước Trongvòng một thế kỷ qua, diện tích cao su đã tăng rất nhanh Tính đến năm 1990toàn thế giới đã có trên 7 triệu ha cao su Hiện nay, đứng đầu các nước trồngnhiều cao su là Malaysia, Indonexia, Thái Lan

Cao su thiên nhiên đã và đang đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tếquốc dân, sản phẩm của cây cao su được xem như là nguồn ngoại tệ cho các nướctrồng cao su và là nguồn thu nhập chính cho hàng triệu người Cao su tiểu điềnchiếm khoảng 80% tổng sản lượng và diện tích của bốn quốc gia sản xuất cao suhàng đầu: Thái Lan, Indonesia, Malaysia và Ấn Độ Diện tích trồng cao su tiểuđiền từ 2 – 4 ha cho một hộ trồng ở Thái Lan, Indonesia và Malaysia, còn ở Ấn

Độ thì diện tích nhỏ hơn chỉ khoảng 0,5 ha/nông hộ Năng suất cao su đạt đượctùy vào từng nước Ở Malaysia, Ấn Độ và Thái Lan năng suất từ 1 – 1,5tấn/ha/năm, trong khi đó ở Indonesia chỉ đạt 600 kg/ha/năm (do nước này phầnlớn nông dân sử dụng cây con là cây thực sinh)

Giá bán mủ cao su trên thị trường thế giới năm 2010 bình quân là

Trang 33

3000USD/ tấn; năm 2011 là 4000USD/ tấn và 06 tháng đầu năm 2012 giá bán

BQ là 3200USD/ tấn mủ khô

Trước nhu cầu to lớn và ngày càng tăng về cao su thiên nhiên, trong tươnglai, các nước có tiềm năng sẽ ra sức phát triển ngành cao su mang lại nhiều lợinhuận này

2.2.2 Tình hình phát triển sản xuất cây cao su ở Việt Nam

Việt Nam là một trong những nước có điều kiện thuận lợi cho cây cao

su phát triển trên diện rộng Năm 1897, người Pháp đưa cây cao su vào trồng

ở nước ta Cây cao su được trồng tập trung ở Đông Nam Bộ, kế đến là ở TâyNguyên và duyên hải miền Trung Qua nhiều thập kỷ, cây cao su phát triểntheo sự thăng trầm của đất nước Có những thời kỳ cây cao su tưởng chừngnhư bị phá huỷ, đó là những năm 1962 trở đi khi thực dân Pháp rút khỏi nước

ta Một mặt do tiềm lực về vốn, kinh nghiệm quản lý và kỹ thuật còn yếukém, mặt khác do bị chiến tranh tàn phá Sau khi thống nhất đất nước năm

1975 trở đi, Đảng và Nhà nước ta vẫn xác định cây cao su là một cây xuấtkhẩu mũi nhọn của sản xuất nông nghiệp nên đã tìm mọi cách để phục hồi vàphát triển ngành cao su

Đến hết năm 2011, diện tích cao su của Việt nam đạt xấp xỉ 850.000

ha, gồm cao su quốc doanh, cao su tiểu điền và các thành phần khác Sảnlượng năm 2011 đạt 811.6 nghìn tấn, năng suất được xếp thứ 2 thế giới và thứnăm về sản lượng

Thời gian gần đây, tình hình thế giới có nhiều biến động, ảnh hưởng tàichính toàn cầu, tuy vậy năm 2011 Việt Nam xuất khẩu 816,5 nghìn tấn, giá trịxuất khẩu lại tăng vọt lên đến 3,2 tỷ USD, tăng 4,4% về lượng và tăng 35,4%

về trị giá so với năm 2010, đạt 102,1% kế hoạch năm đề ra Sang 6 tháng đầunăm 2012, Việt Nam đã xuất khẩu được 402.502 tấn cao su thiên nhiên, giá trịhơn 1,2 tỷ đô-la Mỹ, tăng mạnh về lượng, khoảng 39,3% nhưng lại giảm vềkim ngạch xuất khẩu khoảng 4,3% và giá bình quân đạt 3.001 USD/tấn, giảm31,3% so với cùng kỳ năm trước

Trang 34

Thị trường xuất khẩu lớn nhất của cao su Việt Nam vẫn là TrungQuốc, với lượng xuất khẩu trong 6 tháng đầu năm 2012 là 210.231 tấn,chiếm thị phần 52,2% về lượng và 47,7% về giá trị, đạt 576,2 triệu đô-la

Mỹ Thị phần xuất khẩu cao su sang Trung Quốc đã giảm so với mức61,4% của năm 2011 Đáng lưu ý là lượng cao su xuất sang Trung Quốcvào tháng 6 là 21.147 tấn, trị giá 50,73 triệu đô-la, đã giảm 49% về lượng

và 59% về giá trị so với tháng 5/2012

2.2.3 Một số bài học kinh nghiệm

Qua nghiên cứu và tìm hiểu về tình hình phát triển sản xuất cây cao sutrên thế giới và ở Việt Nam, chúng tôi rút ra một số bài học kinh nghiệm sau:

- Để phát triển sản xuất cây cao su thì phải nghiên cứu các kỹ thuật

công nghệ hiện đại để chọn ra các loại giống mới, tốt nhất chịu được các loạisâu bệnh, nghiên cứu phát triển các loại thuốc BVTV có nguồn gốc sinh học,nghiên cứu các loại phân bón hữu cơ, phân vi sinh học cùng các biện phápcanh tác hữu cơ Áp dụng các công cụ cơ giới hóa nhằm làm tăng năng suất,sản lượng cây cao su và giảm sự tiêu hao sức lao động trên một đơn vị sảnphẩm sản xuất ra

- Kinh nghiệm các nước đi trước cho thấy việc ban hành chính sách đồng bộ

từ sản xuất đến tiêu dùng của Nhà nước sẽ có tác động lớn đến sự phát triển của sảnxuất cây cao su; Từ những định hướng, chính sách về khuyến khích sản xuất cây cao

su như trợ giá cho nông dân, các chương trình khuyến nông Chính sách bảo hiểmtrong nông nghiệp tạo nên trạng thái ổn định, tâm lý tin tưởng, yên tâm đầu tưsản xuất, phát triển nông nghiệp Chính sách đầu tư tín dụng trong nông nghiệpnông thôn nhằm đầu tư đẩy mạnh sản xuất, đầu tư thâm canh và đa dạng hóa sảnxuất đến các chính sách về tiêu thụ sản phẩm, giá cả thị trường

- Một bài học kinh nghiệm của các nước phát triển đi trước đó là họ đã

xây dựng được các vùng sản xuất tập trung, quy mô lớn, tính chuyên môn hóacao, đầu tư cho khâu thu hoạch, chế biến sản phẩm… Từ đó tạo được sảnphẩm chất lượng cao, mẫu mã, chủng loại đa dạng và phong phú, sản phẩmmang tính hàng hóa cao nên tiêu thụ dễ dàng và kích thích sản xuất phát triển

Trang 35

PHẦN III ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.1 Điều kiện tự nhiên của xã Tây Hiếu

3.1.1.1 Vị trí địa lý, địa hình, thổ nhưỡng

Xã Tây Hiếu được thành lập theo Nghị định 83/CP ngày 25/11/1995 củaChính phủ dựa trên cơ sở diện tích tự nhiên và nhân khẩu của Nông trường TâyHiếu Xã Tây Hiếu nằm phía Tây Nam thị xã Thái Hòa Trung tâm xã cách trungtâm thị xã khoảng 5 km Ranh giới hành chính xã được xác định như sau:

- Phía Bắc giáp xã Nghĩa Tiến

- Phía Tây giáp xã Nghĩa Tiến và xã Nghĩa Hiếu

- Phía Đông giáp xã Nghĩa Tiến, phường Long Sơn và xã Nghĩa Hòa

- Phía Nam giáp xã Nghĩa An và xã Nghĩa Đức

Tổng diện tích tự nhiên toàn xã là 2.363,57 ha được phân bổ trên 16xóm bao gồm: xóm Nghĩa Hưng, Hưng Đông, Hưng Xuân, Hưng Tây, HưngThịnh, Hưng Lợi, Phú An, Hưng Tân, Hưng Nam, Phú Tân, Phú Thuận, Phú

Mỹ, Phú Cường, Hưng Công, Hưng Thành và xóm Thống Nhất Địa phận xã

có 2 đường tỉnh lộ chạy qua là tỉnh lộ 598 và tỉnh lộ 545 với tổng chiều dài 9

Km Đây là điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu ngoại thương của TâyHiếu.Địa hình xã Tây Hiếu tương đối ổn định, có độ cao trung bình từ 50 –80m so với mực nước biển Địa hình chủ yếu là đồi thoải, núi thấp, cơ bảnchia làm ba dạng, bao gồm:

- Dạng địa hình cao dốc từ Bắc xuống Nam và nghiêng từ Tây sang Đônggồm các xóm: Nghĩa Hưng, Hưng Đông, Hưng Xuân, Hưng Tây, Hưng Lợi

- Dạng địa hình thấp dần từ Đông sang Bắc và Nam (từ 50 – 80) gồmcác xóm: Hưng Nam, Hưng Thịnh, Phú An, Hưng Tân, Phú Tân, Phú Mỹ,Phú Thuận

Trang 36

- Dạng địa hình đồi núi xen kẽ một số thung lũng đất đỏ bazan – đấtđen, chủ yếu thuộc địa phận từ Phú Thuận vào Thống Nhất, Phú Cường,Hưng Thành, Hưng Công.

Các dạng địa hình nói trên đều rất thuận lợi cho phát triển các loại câycông nghiệp như: Cao su, cà phê và các loại cây ăn quả như: Cam, chanhcũng như cây lâm nghiệp lấy gỗ, cây dược liệu…

3.1.1.2 Thời tiết, khí hậu thủy văn

Nhiệt độ bình quân năm của xã Tây Hiếu là 22,840C Trong đó: Nhiệt

độ cao tuyệt đối 41,60C Nhiệt độ thấp tuyệt đối 3,20C Độ ẩm không khí dao

động từ 80% - 90%, trung bình 85% - 86% Lượng mưa trung bình năm là

1.478mm, chủ yếu tập trung vào 4 tháng (7, 8, 9, 10), từ tháng 12 đến tháng 3năm sau lượng mưa rất thấp chiếm khoảng 10% lượng mưa cả năm

Tây Hiếu có chế độ gió 2 mùa rõ rệt, tốc độ gió trung bình từ 3,1 –

4ms, cụ thể như sau:

- Gió Phơn Tây Nam thổi từ tháng 4 đến tháng 9, mạnh nhất là tháng 6, 7thường gây ảnh hưởng đến thời vụ ra hoa của một số cây trồng vụ xuân và đầu hè

- Gió Đông Bắc thổi từ tháng 10 năm trước đến tháng 4 năm sau, thời

kỳ này nhiệt độ không khí xuống thấp biên độ nhiệt biến động lớn, có năm rétkéo dài gây ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cây trồng,vật nuôi

Thiên tai chủ yếu là lũ lụt và hạn hán, mưa bão tập trung một mùa vớimột thời gian ngắn, mưa to gây xói mòn rửa trôi đất, gây úng cục bộ một sốdiện tích Các yếu tố của khí hậu thời tiết nêu trên biểu hiện bản chất của khíhậu nhiệt đới gió mùa, tiềm năng nhiệt phong phú có thể trồng trọt quanhnăm Khó khăn cần khắc phục ở đây là: hạn đầu vụ hè thu, rét đầu vụ đôngxuân, mưa bão tập trung là 3 yếu tố đan xen nhau gây ảnh hưởng đến quátrình sinh trưởng phát triển, sâu bệnh, dịch bệnh cho hầu hết các loại cây

trồng vật nuôi

Trang 37

Về thủy văn: Nước phục vụ sản xuất nông nghiệp còn bị động chủ yếu

là nhờ các hồ đập trước đây rất nhỏ, một số rất ít diện tích nhờ khe suối tựchảy Phần lớn diện tích đất nông nghiệp nhất là đất trồng cây công nghiệpdài ngày phụ thuộc vào tự nhiên là chủ yếu Những năm hạn nặng gây ảnhhưởng lớn đến năng suất cây trồng nhất là cây cà phê, cây ngắn ngày

Hệ thống tiêu nước dựa vào tự nhiên tiêu qua khe suối rồi đổ ra sông Hiếu làchủ yếu Lưu lượng mực nước ngầm khoảng 1,2lít/giây, mực nước ngầm bình quân

su, ngoài ra đất trồng của xã còn dùng để trồng cây công nghiệp dài ngày (cao

su, cà phê), cây hàng năm như sắn, mía và cây ăn quả

Gắn liền với sự phân bố tự nhiên của địa hình sông suối, trên nhữngnền đá mẹ và mẫu chất khác nhau đã hình thành các loại thổ nhưỡng khácnhau Với tổng diện tích tự nhiên 2.363,57 ha có thể phân thành 4 loại đấtchính như trong bảng

Đất đỏ bazan: Nguồn tài nguyên đất của xã Tây Hiếu thuộc loại đất

tốt (chủ yếu là đất đỏ bazan) rất thích hợp cho việc phát triển đa dạng câytrồng nhất là cây công nghiệp (cao su, cà phê…) dài ngày và cây ăn quả

Nhóm đất đỏ vàng hay còn gọi là nhóm đất Feralit trong phân loại của

FAO, nó được gọi tên là Ferralsols, là nhóm đất có màu đỏ hoặc lẫn đỏ Tầng

tích luỹ chất hữu cơ (tầng A) mỏng, hàm lượng chất hữu cơ trong đất thấp,trong thành phần của mùn, axít fulvônic thường chiếm ưu thế Thường có tích

tụ các ôxit của Fe và Al trong tầng B, do vậy tạo nên màu đỏ vàng thường

Trang 38

thấy của loại đất Nhóm đất đỏ vàng có thể được sử dụng để trồng một số câycông nghiệp: Cao su, ca cao, cà phê, điều, Ngoài ra cũng có thể canh tác cây

lương thực: lúa, ngô, sắn,

Đất xám bạc màu: Có diện tích chiếm khoảng 380,53ha Đất bị rửa trôi

sét tầng mặt, thành phần cơ giới nhẹ, nghèo mùn, chất dinh dưỡng

Đất phù sa: Diện tích khoảng 248,174 ha chiếm 10,5% diện tích đất tự

nhiên Đất bao gồm các loại: Đất phù sa được bồi hàng năm, đất phù sa ngoàisuối Đây là loại đất thích hợp cho cây lúa và cây hoa màu

Bảng 3.1 Tình hình phân bổ thổ nhưỡng của xã Tây Hiếu, thị xã Thái Hòa

(Nguồn: UBND xã Tây Hiếu, 2013)

Nói chung, nguồn tài nguyên đất của xã Tây Hiếu thuộc loại đất tốt(chủ yếu là đất đỏ bazan) của thị xã Thái Hoà nói riêng, tỉnh Nghệ An nóichung, rất thích hợp cho việc phát triển đa dạng cây trồng nhất là cây côngnghiệp dài ngày và cây ăn quả

- Tài nguyên rừng

Theo kết quả điều tra, tổng diện tích đất lâm nghiệp của xã là 274,74

ha chiếm 11,62% tổng diện tích đất tự nhiên của xã Ngoài ra, diện tích đấttrồng cây cao su đạt tiêu chuẩn rừng sản xuất là khá lớn, do đó độ che phủcủa rừng trên địa bàn xã đạt 38,23%

- Tài nguyên nhân văn

Trong suốt chiều dài lịch sử của đất nước Tây Hiếu luôn là vùng đấttruyền thống văn hoá, truyền thống yêu nước, truyền thống cách mạng Nhân

Trang 39

dân các dân tộc có tinh thần đoàn kết yêu quê hương, có đức tính cần cù,chăm chỉ, không chịu áp bức bóc lột, vượt qua khó khăn gian khổ về kinh tế,

sự khắc nghiệt của thiên nhiên để từng bước đi lên Đó là những nhân tố cơbản và sức mạnh tinh thần để hướng tới sự phát triển kinh tế, xã hội, trong

xu hướng hội nhập cả tỉnh và cả nước; là thuận lợi để Đảng bộ và chínhquyền các cấp lãnh đạo nhân dân vững tiến lên trong sự nghiệp công nghiệphoá, hiện đại hoá xây dựng xã Tây Hiếu giàu đẹp, văn minh

3.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội của xã Tây Hiếu

3.1.2.1 Tình hình phân bổ và sử dụng đất của xã Tây Hiếu

Đất đai là một tư liệu sản xuất chủ yếu và đặc biệt không thể thiếu,không thể thay thế được trong sản xuất nông nghiệp, là điều kiện tồn tại vàphát triển của sản xuất nông nghiệp Vị trí và vai trò của đất đai càng trở nênquan trọng hơn đối với trồng cây công nghiệp dài ngày

Tổng diện tích đất tự nhiên của xã Tây Hiếu năm 2013 là 2.363,57 ha.Diện tích đất trồng cây cao su qua 3 năm 2011 - 2013 có sự biến động lớn,diện tích trồng cao su của xã Tây Hiếu năm 2011 là 681,82 ha, đến năm 2012thì diện tích đất trồng cao su tăng thêm 258,95 ha là 933,77 ha và đến năm

2013 thì diện tích đất trồng cao su tăng lên nhưng không đáng kể là 993,31 ha Nguyên nhân của việc đất trồng cây cao su không tăng lên so với năm trước là

do quá trình CNH - HĐH của đất nước, cùng với quá trình đô thị hóa đã lấy dầnđất dành cho xây dựng các khu công nghiệp, các công ty, các trường học … làmcho diện tích trồng cây cao su ngày càng bị thu hẹp làm ảnh hưởng đến khả năngcung cấp mủ cao su

Qua bảng số liệu 3.2 ta thấy tình hình phân bổ và sử dụng đất của xãTây Hiếu như sau: Tổng diện tích đất tự nhiên của xã qua 3 năm 2011- 2013không đổi (2.363,57 ha), trong đó đất nông nghiệp năm 2011 chiếm 64,70%,đến năm 2012 và năm 2013 không thay đổi Trong diện tích đất nông nghiệpthì diện tích đất trồng cao su tăng lên từ năm 2012 Năm 2011, diện tích đất

Trang 40

trồng cao su là 681,82 ha chiếm 44,58% trong diện tích đất nông nghiệp, đếnnăm 2012 và 2013 thì diện tích đất trồng cao su tăng lên, năm 2012 diện tích

là 933,77 ha chiếm 61,05%, năm 2013 diện tích là 999,31 ha chiếm 65,34%

Từ năm 2011 đến năm 2012 diện tích đất trồng cao su tăng lên nhiều, đếnnăm 2013 thì diện tích đất trồng cao su có tăng lên không đáng kể nhưng sovới diện tích đất nông nghiệp và diện tích các loại cây trồng khác thì diện tíchtrồng cao su vẫn cao Nguyên nhân là do các hộ nông dân nhận thấy được giátrị của cây cao su mang lại, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động,đem lại thu nhập cao hơn và ổn định hơn cho người dân nơi đây Trong quátrình cao su KTCB thì người dân có thể trồng xen các cây sắn, mía, cà chè đểtăng thêm thu nhập cho gia đình

Năm 2011 đất trồng cao su của xã Tây Hiếu là 681,82 ha trong đó cao

su kinh doanh chiếm 38,21%, cao su kiến thiết cơ bản chiếm 61,79% Năm

2012, diện tích đất trồng cao su của xã tăng là 933,77 ha, tăng 16,47% so vớinăm 2011, trong đó diện tích cao su kinh doanh của xã chiếm 38,60%, cao suKTCB chiếm 41,40% Trong năm 2013, tổng diện tích cao su tăng lên so vớinăm trước nhưng không đáng kể (tăng 4,29%), diện tích cao su kinh doanhcủa xã chiếm 46,27%, diện tích cao su KTCB chiếm 57,73% Qua bảng sốliệu ta thấy, diện tích cao su KTCB chiếm nhiều hơn diện tích cao su kinhdoanh, nhưng đến năm 2013 thì diện tích cao su kinh doanh tăng lên 7,67%,còn diện tích cao su KTCB giảm 3,67% so với năm trước, do sự thu hồi củacông ty sữa TH True Milk để chăn nuôi bò sữa và trường cao đẳng nghề MiềnTây lấy đất để xây dựng thêm trường đại học nên người dân không còn đất đểtrồng thêm cao su

Ngày đăng: 29/06/2014, 11:26

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Mai Ngọc Cường (1997), Lịch sử các học thuyết kinh tế, Nhà xuất bản giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử các học thuyết kinh tế
Tác giả: Mai Ngọc Cường
Nhà XB: Nhà xuất bản giáo dục
Năm: 1997
5. Đinh Văn Đãn (2009), Bài giảng kinh tế ngành sản xuất, Trường Đại Học Nông Nghiệp Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài giảng kinh tế ngành sản xuất
Tác giả: Đinh Văn Đãn
Năm: 2009
7. Phạm Văn Hùng (2011), “Bài giảng phương pháp nghiên cứu kinh tế”, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài giảng phương pháp nghiên cứu kinh tế
Tác giả: Phạm Văn Hùng
Năm: 2011
8. Quyền Đình Hà – Mai Thanh Cúc (2005), “Giáo trình phát triển nông thôn”, NXB Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình phát triển nông thôn
Tác giả: Quyền Đình Hà – Mai Thanh Cúc
Nhà XB: NXB Nông nghiệp
Năm: 2005
10. Ngô Doãn Vịnh (2003), Nghiên cứu chiến lược và quy hoạch phát triển kinh tế- xã hội ở Việt Nam - học hỏi và sáng tạo, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu chiến lược và quy hoạch phát triển kinh tế- xã hội ở Việt Nam - học hỏi và sáng tạo
Tác giả: Ngô Doãn Vịnh
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia
Năm: 2003
1. Báo cáo tổng kết tình hình kinh tế, văn hóa, xã hội xã Tây Hiếu năm 2011, 2012, 2013 Khác
3. Nguyễn Khoa Chi (1996), Kỹ thuật trồng, chăm sóc, chế biến cao su, NXB Nông nghiệp, TP Hồ Chí Minh Khác
4. Hoàng Văn Định, Vũ Đình Thắng (2002), Giáo trình kinh tế phát triển nông thôn, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội Khác
6. UBND xã Tây Hiếu. Biểu thống kê, kiểm kê diện tích đất theo đơn vị hành chính năm 2011 đến năm 2013 Khác
9. Kỹ thuật chăm sóc cây cao su (2010), Công ty TNHH một thành viên cà phê cao su Nghệ An Khác
11.Quyết định 80/2002/QĐ – TTg (2002), Chính sách tiêu thụ nông sản theo hợp đồng Khác
12. Raaman Weitz - Rehovot (1995), Intergrated Rural Development, Israel Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 3.1 Tình hình phân bổ thổ nhưỡng  của xã Tây Hiếu, thị xã Thái Hòa - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CÂY CAO SU TRÊN ĐỊA BÀN XÃ TÂY HIẾU THỊ XÃ  THÁI HÒA TỈNH NGHỆ AN
Bảng 3.1 Tình hình phân bổ thổ nhưỡng của xã Tây Hiếu, thị xã Thái Hòa (Trang 38)
Bảng 3.2 Tình hình sử dụng đất đai của xã Tây Hiếu - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CÂY CAO SU TRÊN ĐỊA BÀN XÃ TÂY HIẾU THỊ XÃ  THÁI HÒA TỈNH NGHỆ AN
Bảng 3.2 Tình hình sử dụng đất đai của xã Tây Hiếu (Trang 41)
Bảng 3.3 Tình hình biến động dân số và lao động của xã Tây Hiếu - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CÂY CAO SU TRÊN ĐỊA BÀN XÃ TÂY HIẾU THỊ XÃ  THÁI HÒA TỈNH NGHỆ AN
Bảng 3.3 Tình hình biến động dân số và lao động của xã Tây Hiếu (Trang 43)
Bảng 3.4 Kết quả sản xuất kinh doanh của xã Tây Hiếu qua 3 năm 2011- 2013 - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CÂY CAO SU TRÊN ĐỊA BÀN XÃ TÂY HIẾU THỊ XÃ  THÁI HÒA TỈNH NGHỆ AN
Bảng 3.4 Kết quả sản xuất kinh doanh của xã Tây Hiếu qua 3 năm 2011- 2013 (Trang 47)
Bảng 4.1 Diện tích trồng cây cao su qua các năm của xã Tây Hiếu (năm 2011- 2013) - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CÂY CAO SU TRÊN ĐỊA BÀN XÃ TÂY HIẾU THỊ XÃ  THÁI HÒA TỈNH NGHỆ AN
Bảng 4.1 Diện tích trồng cây cao su qua các năm của xã Tây Hiếu (năm 2011- 2013) (Trang 52)
Bảng 4.3 Tình hình tiêu thụ cao su của xã Tây Hiếu qua 3 năm (2011-2013) - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CÂY CAO SU TRÊN ĐỊA BÀN XÃ TÂY HIẾU THỊ XÃ  THÁI HÒA TỈNH NGHỆ AN
Bảng 4.3 Tình hình tiêu thụ cao su của xã Tây Hiếu qua 3 năm (2011-2013) (Trang 57)
Bảng 4.4 Đặc điểm cơ bản của các hộ điều tra sản xuất cây cao su - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CÂY CAO SU TRÊN ĐỊA BÀN XÃ TÂY HIẾU THỊ XÃ  THÁI HÒA TỈNH NGHỆ AN
Bảng 4.4 Đặc điểm cơ bản của các hộ điều tra sản xuất cây cao su (Trang 59)
Bảng 4.6 Số lượng và cơ cấu vốn đầu tư thời kỳ KTCB  của các hộ điều tra năm 2013 - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CÂY CAO SU TRÊN ĐỊA BÀN XÃ TÂY HIẾU THỊ XÃ  THÁI HÒA TỈNH NGHỆ AN
Bảng 4.6 Số lượng và cơ cấu vốn đầu tư thời kỳ KTCB của các hộ điều tra năm 2013 (Trang 63)
Bảng 4.7  Tồng chi phí bình quân 1 ha cao su thời kỳ KTCB - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CÂY CAO SU TRÊN ĐỊA BÀN XÃ TÂY HIẾU THỊ XÃ  THÁI HÒA TỈNH NGHỆ AN
Bảng 4.7 Tồng chi phí bình quân 1 ha cao su thời kỳ KTCB (Trang 64)
Bảng 4.8 Chi phí sản xuất thời kỳ kinh doanh của 1ha cao su - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CÂY CAO SU TRÊN ĐỊA BÀN XÃ TÂY HIẾU THỊ XÃ  THÁI HÒA TỈNH NGHỆ AN
Bảng 4.8 Chi phí sản xuất thời kỳ kinh doanh của 1ha cao su (Trang 66)
Bảng 4.11 Tình hình sử dụng phân bón và thuốc trừ sâu của các hộ dân xã Tây Hiếu (BQ/ ha) - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CÂY CAO SU TRÊN ĐỊA BÀN XÃ TÂY HIẾU THỊ XÃ  THÁI HÒA TỈNH NGHỆ AN
Bảng 4.11 Tình hình sử dụng phân bón và thuốc trừ sâu của các hộ dân xã Tây Hiếu (BQ/ ha) (Trang 70)
Bảng 4.13 Chất lượng đào tạo lao động trong các hộ điều tra sản xuất cao su - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CÂY CAO SU TRÊN ĐỊA BÀN XÃ TÂY HIẾU THỊ XÃ  THÁI HÒA TỈNH NGHỆ AN
Bảng 4.13 Chất lượng đào tạo lao động trong các hộ điều tra sản xuất cao su (Trang 73)
Sơ đồ 4.1: Chuỗi cung sản phẩm cao su - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CÂY CAO SU TRÊN ĐỊA BÀN XÃ TÂY HIẾU THỊ XÃ  THÁI HÒA TỈNH NGHỆ AN
Sơ đồ 4.1 Chuỗi cung sản phẩm cao su (Trang 78)
Bảng 4.16 Bảng thống kê ảnh hưởng số năm kinh nghiệm đến sản xuất - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CÂY CAO SU TRÊN ĐỊA BÀN XÃ TÂY HIẾU THỊ XÃ  THÁI HÒA TỈNH NGHỆ AN
Bảng 4.16 Bảng thống kê ảnh hưởng số năm kinh nghiệm đến sản xuất (Trang 80)
Bảng 4.19 Tình hình sử dụng giống Giống cây - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CÂY CAO SU TRÊN ĐỊA BÀN XÃ TÂY HIẾU THỊ XÃ  THÁI HÒA TỈNH NGHỆ AN
Bảng 4.19 Tình hình sử dụng giống Giống cây (Trang 86)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w