Năng suất, chất lượng cao su của xã Tây Hiếu, thị xã Thái Hòa

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CÂY CAO SU TRÊN ĐỊA BÀN XÃ TÂY HIẾU THỊ XÃ THÁI HÒA TỈNH NGHỆ AN (Trang 54 - 55)

Số liệu phản ảnh về quy mô, tốc độ tăng trưởng về năng suất, chất lượng của mủ cao su qua 3 năm tương đối cao. Trong quá trình sản xuất, các xóm biết áp dụng các kỹ thuật mới vào sản xuất, sử dụng nhiều chủng loại hóa chất nông nghiệp, sử dụng giống tốt đã làm cho sản lượng mủ ngày càng tăng lên. Giống PB260 sinh trưởng khá và sản lượng mủ cao trên nhiều môi trường. Ít nhiễm bệnh lá phấn trắng, thích hợp cho vùng cao. còn giống GT1 sinh trưởng kém hơn nhiều giống PB260 nên sản lượng mủ của giống GT1 ít hơn giống PB260 và diện tích trồng GT1 cũng ít hơn.

Bảng 4.2 Năng suất và chất lượng mủ cây cao su của xã Tây Hiếu qua các năm (2011 – 2013) Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Tốc độ phát triển (%) 12/11 13/12 BQ

1.Năng suất mủ nước

(tấn/ha/năm) 5,1 5,5 5,6 108,6 101,1 104,9 - Giống PB260 5,3 5,7 5,8 107,5 101,8 104,7 - Giống GT1 4,9 5,4 5,4 109,8 100,4 105,1 2.Sản lượng mủ nước (tấn) 1329,5 1998,3 2591,4 150,3 129,7 140,0 - Giống PB260 701,2 1052,8 1367,4 150,1 129,9 140,0 - Giống GT1 628,3 945,5 1224,0 150,5 129,5 140,0

Qua bảng 4.2, ta thấy sản lượng mủ nước năm 2011 là 1329,5 tấn, giống PB260 chiếm 701,2 tấn, giống GT1 chiếm 628,3 tấn do diện tích sử dụng giống PB260, năng suất mủ cao hơn nên sản lượng mủ nước của giống này cao. Năm 2012 sản lượng mủ nước là 1998,3 tấn, giống PB260 chiếm 1052,8 tấn, giống GT1 chiếm 945,5 tấn và năm 2013 sản lượng mủ nước là 2591,4 tấn, trong đó giống PB260 chiếm 1367,4 tấn, giống GT1 chiếm 1224,0 tấn.

Qua các năm sản lượng mủ nước tăng lên nhiều, do diện tích cao su KTCB đã đưa vào kinh doanh tăng lên nhiều. Còn về năng suất qua 3 năm tăng đáng kể: năm 2011 là 5,1 tấn/ha/năm, giống PB260 5,3 tấn/ha/năm còn giống GT1 là 4,9 tấn/ha/năm nhưng đến năm 2013 là 5,6 tấn/ha/năm trong đó giống PB260 đạt 5,8 tấn/ha/năm, giống GT1 là 5,4 tấn/ha/năm. Năng suất mủ cao su tăng dần qua các năm, bình quân đạt 4,9%. Năng suất năm 2011 là 5,1 tấn/ha, năm 2013 năng suất đạt khoảng 5,6 tấn/ha, tăng 0,5 tấn mủ nước/ha. Nhìn chung ta thấy được qua 3 năm xã Tây Hiếu tăng nhiều về sản lượng mủ cao su. Do mục tiêu của việc trồng cao su ban đầu là mang lại thu nhập ổn định cho gia đình, người dân nhận thấy được giá trị to lớn của cây cao su mang lại nên quy mô canh tác cao su của các hộ trồng cây cao su lớn, qua nhiều năm cao su KTCB đã đưa vào kinh doanh và cho sản lượng mủ rất lớn. Quy mô canh tác cao su lớn sẽ khuyến khích được các hộ đầu tư thâm canh, chọn các loại giống cao su mới tốt và tiết kiệm được các chi phí sản xuất.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CÂY CAO SU TRÊN ĐỊA BÀN XÃ TÂY HIẾU THỊ XÃ THÁI HÒA TỈNH NGHỆ AN (Trang 54 - 55)