Yếu tố thuộc về môi trường bên ngoài

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CÂY CAO SU TRÊN ĐỊA BÀN XÃ TÂY HIẾU THỊ XÃ THÁI HÒA TỈNH NGHỆ AN (Trang 83 - 90)

a. Yếu tố điều kiện tự nhiên, quy hoạch vùng sản xuất

- Điều kiện tự nhiên

Điều kiện tự nhiên là những yếu tố tự nhiên có sự tác động vô cùng to lớn đến hoạt động của kinh tế gia đình. Trong thời gian vừa qua thời tiết biến đổi thất thường mưa lớn, hạn hán diễn, rét đậm, rét hại, diễn ra liên tục, thời tiết thay đổi bất thường đã ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất kinh doanh của cây cao su. Biến đổi khí hậu toàn cầu, các hiện tượng thời tiết bất thường là điều kiện phát sinh các dịch bệnh trên cây trồng, ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh của hộ gia đình

Nhiệt độ: cao su là cây trồng nhiệt đới nên cần nhiệt độ cao và nhiệt độ tối thiểu là từ 25 - 300C. Nhiệt độ thấp sẽ ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây và gây trở ngại cho quá trình chảy mủ khi khai thác. Nếu nhiệt độ thấp hơn 100C hạt giống sẽ mất sức nảy mầm hoàn toàn, nhiệt độ này kéo dài còn gây rối loạn hoạt động trao đổi chất và cây sẽ chết. Ở nhiệt độ thấp hơn 50C cây sẽ bị nứt vỏ, chảy mủ hàng loạt, đỉnh sinh trưởng bị khô và cây chết. Ở nhiệt độ 250C năng suất cây đạt mức độ tối đa, nhiệt độ mát dịu vào buổi sáng sớm (1 - 5 giờ sáng) giúp cây cho sản lượng mủ cao nhất.

Lượng mưa và độ ẩm không khí: Cây cao su có thể trồng ở các vùng đất có lượng mưa từ 1500 - 2000 mm/năm. Ở những nơi không có điều kiện đất thuận lợi, cây cao su cần lượng mưa từ 1800 - 2500mm/năm. Số ngày mưa thích hợp nhất trong năm từ 100 - 150 ngày. Độ ẩm không khí bình quân thích hợp cho sinh trưởng của cao su là trên 75%, độ ẩm không khí còn thể hiện tương quan thuận với dòng chảy mủ khi khai thác.

- Công tác quy hoạch vùng sản xuất

Việc quy hoạch vùng sản xuất hợp lý sẽ là điều kiện tốt nhất cho sự phát triển sản xuất cây cao su, bởi lẽ cao su là cây công nghiệp lâu năm thời gian 30- 40 năm, tán rộng, thân gỗ không thể muốn chặt bỏ là chặt ngay được.

Đồng thời khi vườn cây bước vào TKKD thì việc quy hoạch hệ thống giao thông nội vùng hợp lý trước đó sẽ giúp cho việc khai thác và tiêu thụ mủ Cao su nhanh chóng, nâng cao thu nhập và hiệu quả sản xuất cho các nông hộ. Mặt khác, công tác phòng hộ gió bão và phòng cháy chữa cháy sẽ thuận lợi hơn.

Công tác quy hoạch vườn Cao su trên địa bàn xã Tây Hiếu chưa đồng bộ, ban đầu chỉ xác định vùng nào có đất nhiều rồi tiến hành phân chia cho người dân để trồng Cao su, điều này dễ phân tán vườn cây, mức độ tập trung hóa không đều dẫn tới việc xây dựng các hệ thống phòng hộ cũng như đường giao thông nội vùng lên Lô cao su gặp rất nhiều khó khăn ảnh hưỏng rất lớn trong việc sản xuất và khai thác mủ cao su của người dân. Hiện nay, khi người dân đã thấy được hiệu quả của cây Cao su và muốn mở rộng thêm thì quỹ đất trên địa bàn xã giảm mạnh và không còn để mở rộng thêm do chuyển đổi cơ cấu cây trồng phục vụ cho phát triển một số ngành kinh tế khác. Xác định cao su là cây công nghiệp mũi nhọn cho hiệu quả kinh tế cao, là sản phẩm hàng hóa có sức tiêu thụ mạnh trên thị trường trong nước và quốc tế. Do đó, việc xem xét diện tích, thổ nhưỡng đất đai để quy hoạch, phát triển loại cây này trên địa bàn vừa là cấp bách, vừa mang tính chiến lược lâu dài. b. Cơ sở hạ tầng

Phát triển cơ sở hạ tầng là yếu tố rất quan trọng để thúc đẩy phát triển sản xuất hàng hóa. Cơ sở hạ tầng càng phát triển sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho người dân trong việc phát triển và mở rộng quy mô sản xuất. Nhận thức được vấn đề này, trong thời gian qua lãnh đạo xã Tây Hiếu đã đầu tư xây dựng nhiều công trình để phục vụ cho sản xuất nói chung và phát triển cây cao su nói riêng nhưng hệ thống giao thông ở các xã Tây Hiếu vẫn còn kém phát triển đã gây ra những khó khăn nhất định cho hoạt động sản xuất cao su của các nông hộ. Do không có quy hoạch đồng bộ nên đến nay, hệ thống giao thông nội đồng phục vụ cho sản xuất Cao su vẫn là vấn đề quan tâm của các nông hộ: Đường đi lên lô Cao su chủ yếu đường mòn, đường đất nên việc

khai thác và vận chuyển mủ gặp rất nhiều khó khăn. Ngoài ra, hệ thống rừng phòng hộ cho vườn cây không được chú trọng, điều này sẽ gây tác hại khi thời tiết có gió bão mạnh và khô hạn. Về hệ thống thông tin liên lạc đã được cải thiện nhưng vẫn còn nhiều bất cập, hệ thống thủy lợi còn yếu,…

Qua nghiên cứu, đa số các hộ đều đánh giá hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ cho sản xuất đều ở mức bình thường và yếu. Cơ sở hạ tầng yếu kém như thiếu đường giao thông dẫn đến khó khăn trong vận chuyển phân bón, mủ cao su thu hoạch... gây ra không ít tổn thất về kinh phí trong quá trình sản xuất cao su.

Bảng 4.18 Đánh giá của hộ gia đình về cơ sở hạ tầng (%)

Chỉ tiêu Tốt Bình thường Yếu

Đường giao thông 5,32 24,22 70,46

Hệ thống thủy lợi 7,46 26,32 66,22

Hệ thống thông tin 36,72 55,76 7,52

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra, 2014)

Hệ thống thủy lợi là một trong những yếu tố cực kỳ quan trọng đối với việc phát triển cây cao su, nhất là với vùng đất địa phương rất khô nóng trong mùa hè dưới tác động của gió Lào. Hệ thống thủy lợi cung cấp nước cho các rừng cây cao su hiện chưa được chú trọng xây dựng đầy đủ. Mặc dù cây cao su là cây có khả năng chịu hạn hán nhưng đối với giai đoạn KTCB việc cung cấp đủ nước cho cây phát triển là rất cần thiết. Việc khí hậu thay đổi theo xu hướng nóng lên toàn cầu thể hiện rõ rệt trong những năm gây đây như năm 2011 nhiệt độ tại xã Tây Hiếu thuộc một trong những vùng nóng nhất nước, các cây cao su trong giai đoạn KTCB của một số hộ không có khả năng tưới nước kịp thời đã bị cháy lá, chết hàng loạt.

Do vậy, từ sự yếu kém của cơ sở hạ tầng cùng với điều kiện sản xuất của ngành nông nghiệp nên các hộ gia đình ít có cơ hội tiếp cận các nguồn thông tin từ báo chí, internet,… nên hệ thống thông tin liên lạc, loa phát thanh của các xã và thị xã là nguồn cung cấp thông tin về khoa học kỹ thuật, thông

tin về thị trường, chính sách tốt nhất cho các hộ để hộ nắm bắt kịp thời và có các phương án sản xuất kinh doanh phù hợp.

c. Yếu tố khoa học kỹ thuật

-Khoa học - kỹ thuật: là những thành tựu khoa học kỹ thuật được ứng dụng trong việc tạo ra chất lượng và sản lượng mủ cao su. Đây là yếu tố hàng đầu trong việc nâng cao hiệu quả sản xuất.

- Giống:

Đối với ngành trồng trọt, giống là đầu vào không thể thiếu. Bởi giống là đầu vào của chu trình sản xuất này nhưng khi kết thúc chu trình sản xuất, một phần đầu vào có thể làm đầu vào cho chu trình sản xuất sau. Vì vậy, công tác chọn giống cho sản xuất có vai trò quan trọng, quyết định đến hiệu quả của hoạt động sản xuất đó.

Hiện này, giống GT1, PB260 là các giống cao su trồng phổ biến ở địa bàn xã. Nhưng giống PB260 là giống cao su chủ đạo, mang lại năng suất, chất lượng tốt, khả năng chịu hạn hán, cái nóng của gió Lào. Tuy nhiên, kỹ thuật lấy mủ chưa đúng kỹ thuật nên cây cao su chưa cho đúng năng suất sản lượng như tiêu chuẩn hiện nay.

Mặt khác, các giống khác nhau sẽ có các đặc điểm chăm sóc, năng suất khác nhau từ đó ảnh hưởng đến khả năng phát triển của rừng cao su, cũng như thu nhập của người trồng.

Bảng 4.19 Tình hình sử dụng giống Giống cây

cao su

Năng suất (Tấn/ha/năm)

Chi phí đầu tư KTCB (tr.đ) Chi Phí đầu tư KD (tr.đ) PB260 5,84 40,235 28,349 PB235 5,71 39,002 28,573 GT1 5,32 38,340 27,943

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra, 2014)

PB260 có khả năng sinh trưởng trong thời kỳ KTCB trung bình, trong thời kỳ KD khá nhưng cho năng suất tăng dần và cao hơn các giống khác đạt 5,84 tấn/ha/năm, giống PB235 là 5,71 tấn/ha/năm, GT1 là 5,32 tấn/ha/năm nên được trồng khá phổ biến, ngoài ra cây có khả năng chịu gió tốt nên rất phù hợp với việc phát triển trên địa bàn. Giống cây PB235 với khả năng phát triển khỏe trong thời kỳ KTCB, khá trong thời kỳ mở cạo, ngoài ra sản lượng gỗ rất lớn, nhưng do khả năng chịu gió kém nên việc trồng, phát triển trên địa bàn rất hạn chế. Giống GT1 là giống có mức sinh trưởng trung bình và ổn định, chịu gió khá nhưng năng suất không cao bằng hai giống trên. Cùng với năng suất thì mức đầu tư cho các giống trong thời kỳ KTCB cũng giảm dần, với cây PB260 là 40,235 triệu đồng/ha/năm, giống PB235 mức đầu tư là 39,002 triệu đồng/ha/năm, giống GT1 là 38,340 triệu đồng/ha/năm. Chi phí chăm sóc cho thời kỳ KD có chênh lệch nhưng không nhiều giữa các giống, giống PB260 là 28,349 triệu đồng/ha/năm, giống PB235 là 28,573 triệu đồng/ha/năm, giống GT1 là 27,943 triệu đồng/ha/năm.

Khả năng sinh trưởng, năng suất và vốn đầu tư cho từng loại giống ảnh hưởng rất lớn đến sản lượng của rừng cây cao su. Việc áp dụng đúng loại giống cho từng loại đất, vị trí địa lý trồng là rất quan trọng.

- Phân bón:

Cây cao su của xã được phát triển với một tốc độ nhanh và diện tích lớn, người sản xuất thì không có kế hoạch tính toán cụ thể cho việc bón phân. Do vậy mà nhiều khi lượng phân bón ra không được cây trồng sử dụng hết, còn tồn dư nhiều trong đất lâu dài có nguy cơ làm ô nhiễm nguồn đất ảnh hưởng tới môi trường. Có một số hộ gia đình khi thấy giá phân bón cao thì đầu tư phân bón cho cây cao su thường ít đi sẽ ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng, phát triển cũng như khả năng cho mủ sau này của cây cao su.

Công tác bảo vệ thực vật là khâu quan trọng đối với cao su, trong quá trình sản xuất hộ dân vì lợi trước mắt; trách nhiệm với cộng đồng thấp, nên đã tuỳ tiện trong việc vật tư đầu vào chưa được các ngành chức năng quan tâm kiểm soát chặt chẽ, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Công tác quản lý nhà nước về chất lượng các loại.

d. Yếu tố thị trường

Trong những năm trở lại đây, kể từ khi Việt Nam gia nhập tổ chức kinh tế thế giới (WTO) và do nhiều yếu tố khác đã ảnh hưởng lớn đến thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Sự biến động của giá cả đầu ra và đầu vào đã ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất kinh doanh cây cao su của các hộ gia đình trên địa bàn xã Tây Hiếu nói riêng.

Giá phân bón và thuốc BVTV biến động làm chi phí đầu tư của nông hộ biến động theo, năm sau thường cao hơn năm trước. Mặt khác, khi giá phân bón quá cao làm mức độ đầu tư cho cây cao su thường ít đi sẽ ảnh hưởng đến tình hình sinh trưởng, phát triển cũng như khả năng cho mủ sau này của cây cao su. Giá bán mủ cao su cũng là yếu tốt quyết định đến hiệu quả sản xuất mủ cao su. Từ năm 1996 trở về trước giá bán mủ cao su rất thấp, có khi thấp hơn giá thành sản xuất, chính yếu tố này làm cho việc đầu tư cho sản xuất mủ cao su gặp nhiều khó khăn. Nhưng từ năm 2000 trở lại đây, giá bán mủ tương đối cao, hiệu quả của việc sản xuất mủ cao su cao, các hộ trồng cao su tăng đầu tư, chăm sóc, khai thác và phát triển cây cao su cả về diện tích và đầu tư thâm canh để tăng năng suất và nâng cao hiệu quả của việc sản xuất mủ cao su. Nếu những năm khác giá mủ cao su biến động giảm sẽ làm thu nhập của người dân giảm xuống, họ sẽ ít chú ý chăm sóc cho vườn cây gây nên tình trạng nhiễm bệnh ảnh hưởng đến năng suất của. Vậy cần phải có những giải pháp cụ thể về yếu tố giá bán để tạo sự bình ổn về mặt hiệu quả để có nguồn đầu tư, thâm canh, tăng năng suất và nâng cao hiệu quả sản xuất cho các hộ dân.

Các chính sách Nhà nước đóng vai trò quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của các hộ gia đình trồng cây cao su: các chính sách khuyến khích ngành cao su phát triển như quỹ đất, vay vốn ưu đãi, môi trường kinh doanh, các chính sách ổn định thị trường giá cả.

-Chính sách đất đai.

Đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu và không thể thay thế được trong sản xuất nông nghiệp, có thể nói không có đất thì không có sản xuất nông nghiệp.

Theo kết quả nghiên cứu đại đa số các hộ gia đình trồng cao su cho rằng diện tích đất hiện có của hộ gia đình là quá nhỏ, không đủ để tiến hành sản xuất kinh doanh với quy mô lớn. Các hộ gia đình muốn mở rộng quy mô sản xuất hơn nữa cũng không còn đủ diện tích để mở rộng.

Trong những năm gần đây các chính quyền địa phương đã có nhiều chương trình, chính sách khuyến khích các hộ nông dân chuyển đổi cây trồng. Nhưng bên cạnh đó cũng có không ít khó khăn như đất vườn cao su nằm xa đường giao thông, đi lại khó khăn,… ảnh hưởng đến việc cạo mủ cũng như trút mủ cao su.

- Chính sách tín dụng

Muốn phát triển sản xuất cây cao su, đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất, mở rộng quy mô sản xuất ngoài vấn đề đất đai thì vốn sản xuất luôn được đặt lên hàng đầu. Có vốn mới có thể đầu tư thâm canh tốt, mua sắm đầu tư trang thiết bị, máy móc phục vụ sản xuất và tiến hành sản xuất kinh doanh.

Qua nghiên cứu tại địa bàn xã Tây Hiếu chúng tôi nhận thấy có tới 45/60 hộ gia đình trên địa bàn xã cho rằng với số vốn hiện tại và vốn vay từ các tổ chức tín dụng không đủ để phục vụ nhu cầu sản xuất của cây cao su. Nhà nước đã có những chính sách khuyến khích phát triển tín dụng nông thôn, hỗ trợ lãi suất cho các hộ sản xuất nông nghiệp, như: Nghị định số 41/2010/NĐ - CP của Thủ tướng Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn; Quyết định số 497/QĐ - TTg ngày 17/04/2009 về việc

hỗ trợ lãi suất vốn vay mua máy móc thiết bị phục vụ sản xuất nông nghiệp và vật tư xây dựng nhà ở ở nông thôn; Quyết định số 579/QĐ - TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 06/05/2009 về việc hỗ trợ lãi suất đối với các khoản vay tại ngân hàng Chính sách xã hội để hỗ trợ tín dụng các hộ sản xuất nông nghiệp.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CÂY CAO SU TRÊN ĐỊA BÀN XÃ TÂY HIẾU THỊ XÃ THÁI HÒA TỈNH NGHỆ AN (Trang 83 - 90)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(103 trang)
w