Tình hình tiêu thụ cao su của xã Tây Hiếu

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CÂY CAO SU TRÊN ĐỊA BÀN XÃ TÂY HIẾU THỊ XÃ THÁI HÒA TỈNH NGHỆ AN (Trang 55 - 58)

Vấn đề tiêu thụ sản phẩm đầu ra được bà con đặc biệt quan tâm. Trước khi tiến hành trồng loại cây này nhiều hộ gia đình còn e ngại về vấn đề tiêu thụ nên không mạnh dạn đầu tư. Nhưng qua thực tế điều tra tình hình về thị trường đầu ra cho sản phẩm mủ cao su khá đảm bảo. Tham gia thu mua sản phẩm mủ Cao su của các hộ gia đình gồm có: các thương lái, Công ty TNHH một thành viên cà phê cao su Nghệ An.

Trong 3 năm gần đây, năng suất mủ cao su năm sau tăng hơn năm trước nên sản lượng mủ của xã tăng lên. Nhưng giá mủ cao su trên thị trường không ổn định, nên giá mủ lúc cao lúc thấp.

Thông qua tình hình tiêu thụ của xã Tây Hiếu cho thấy, sản lượng mủ cao su được bán cho công ty lớn chiếm 80% và một số hộ gia đình bán cho tư thương chiếm 20% do giá của tư thương cao hơn giá thu mua của công ty. Nên một số hộ dân vẫn bán mủ ra ngoài mà không bán hết mủ cho công ty như đã ký hợp đồng với công ty.

Qua bảng 4.3 cho ta thấy, năm 2011 tổng sản lượng mủ là 1329,5 tấn trong đó sản lượng bán cho công ty là 1067,1 tấn chiếm 80,26%, còn bán cho tư thương là 262,4 chiếm 19,74%. Năm 2012 tổng sản lượng mủ là 1998,3 tấn trong đó sản lượng bán cho công ty là 1608,3 tấn chiếm 80,48 %, còn bán cho tư thương là 390,0 chiếm 19,52%. Năm 2013 tổng sản lượng mủ là 2591,4 tấn trong đó sản lượng bán cho công ty là 2116,71 tấn chiếm 81,68%, còn bán cho tư thương là 474,7 chiếm 18,32 %. Bình quân tổng sản lượng mủ tiêu thụ tăng 39,6%, bình quân sản lượng mủ bán cho công ty 40,84%. Từ năm 2011 đến năm 2013, sản lượng mủ bán Công ty tăng lên nhưng tỉ lệ mủ bán cho tư thương đã giảm đi.

Do Công ty khuyến khích người dân nên bán mủ cho công ty, Công ty còn các chính sách ưu đãi cho người dân như phân bón đều được Công ty cho người dân vay trong quá trình sản xuất với giá cả phù hợp, và tiền nợ được trừ dần qua các tháng họ bán mủ cho công ty. Mặt khác, phần lớn các hộ nông dân đã quen với hình thức sản xuất quy mô nhỏ, trình độ văn hóa, trình độ tổ chức quản lý thấp. Các chủ vườn ít được tiếp cận đầy đủ thông tin thị trường, còn bị động phụ thuộc nhiều vào biến động của thị trường, chưa nắm rõ quy luật cung cầu, không có chiến lược định hướng lâu dài, khi sản phẩm nào đem lại lợi ích cao thì đổ xô vào sản xuất, do đó gặp nhiều rủi ro trong tiêu thụ

Bảng 4.3 Tình hình tiêu thụ cao su của xã Tây Hiếu qua 3 năm (2011-2013)

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Tốc độ phát triển (%)

SL CC (%) SL CC (%) SL CC (%) 12/11 13/12 BQ Tổng sản lượng mủ cao su (tấn) 1329,5 100 1998,3 100 2591,4 100 150,30 129,68 139,60

Sản lượng bán cho công ty (tấn) 1067,1 80,26 1608,3 80,48 2116,71 81,68 150,72 131,61 140,84

Sản lượng bán cho tư thương(tấn) 262,4 19,74 390,0 19,52 474,7 18,32 148,63 121,71 134,49

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CÂY CAO SU TRÊN ĐỊA BÀN XÃ TÂY HIẾU THỊ XÃ THÁI HÒA TỈNH NGHỆ AN (Trang 55 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(103 trang)
w