Các yếu tố thuộc về hộ gia đình

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CÂY CAO SU TRÊN ĐỊA BÀN XÃ TÂY HIẾU THỊ XÃ THÁI HÒA TỈNH NGHỆ AN (Trang 79 - 83)

a. Kinh nghiệm trồng cao su của hộ

Kinh nghiệm của người trồng cao su là rất quan trọng, với người có nhiều kinh nghiệm thì hiệu quả đầu tư cho cây cao su sẽ cao hơn rất nhiều. Tỉ lệ tăng diện tích đất trồng là tăng dần theo kinh nghiệm trồng cây. Qua bảng 4.20 thống kê ảnh hưởng số năm kinh nghiệm đến sản xuất ta thấy đối với những người trồng cây trên 10 năm kinh nghiệm việc mở rộng diện tích

chiếm đến 72%, tỉ lệ này ở số người có kinh nghiệm từ 5 đến 10 năm là 61% và ở những người có kinh nghiệm dưới 5 năm là 53%. Khi kinh nghiệm được tích lũy nhiều lên, năng suất cây cũng tăng cao do được chăm sóc bài bản, thu nhập cũng sẽ tăng lên từ đó nhu cầu mở rộng diện tích sản xuất nhằm tăng thu nhập của người dân cũng tăng lên.

Mức ảnh hưởng do số năm kinh nghiệm trồng cây đối với việc áp dụng giống mới cũng tăng dần đối với hộ có nhiều kinh nghiệm. Đây chính là phản ảnh sự hiểu biết của chủ hộ đối với áp dụng khoa học kỹ thuật trong chăm sóc cây trồng. Phần trăm các hộ áp dụng giống mới có kinh nghiệm trên 10 năm là 93%, trong khoảng từ 5 năm đến 10 năm là 62% và kinh nghiệm dưới 5 năm là 50%.

Bảng 4.16 Bảng thống kê ảnh hưởng số năm kinh nghiệm đến sản xuất Chỉ tiêu ĐVT 5 nămDưới 5 ÷ 10 năm 10 nămTrên

Số hộ trồng cao su Hộ 18 30 12 Tỷ lệ hộ tăng diện tích đất trồng cao su % 53 61 72 Tỷ lệ hộ áp dụng giống mới % 50 62 93 Mức đầu tư KTCB tr.đ 41,147 40,215 38,229

Năng suất tấn/ha/năm 5,5 5,6 5,7

Thu nhập tr.đ 60,145 63,299 65,421

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra, 2014)

Khi có kinh nghiệm chăm sóc cây cao su thì mức chi phí đầu tư cho cây cũng được giảm xuống do người trồng đã nắm vững nhu cầu dinh dưỡng, đặc điểm của cây từ đó giảm bớt những khoản đầu tư không hợp lý. Mức đầu tư trung bình của các hộ dưới 5 năm kinh nghiệm là: 41,147 tr/ha/năm KTCB, các hộ có kinh nghiệm từ 5 năm đến 10 năm là 40,215 tr/ha/năm, còn các hộ trên 10 năm kinh nghiệm là 38,229 tr/ha/năm. Mức chi phí giảm đi rõ rệt

chứng tỏ tầm quan trọng của kinh nghiệm trong chăm sóc cây trồng rất lớn. Nhờ có kinh nghiệm mà sản lượng của cây được nâng lên từ đó thu nhập của người dân cũng được đẩy lên cao hơn từ hơn 60 triệu đồng/ha đến 65 triệu đồng/ha.

b. Vốn đầu tư

Vốn là yếu tố có tính chất gần như quyết định đến khả năng đầu tư cho vườn cây của các nông hộ từ đó ảnh hưởng lớn đến năng suất, thu nhập của cây trồng, chi phí đầu tư cho 1 ha cao su tương đối cao từ 36 – 40 triệu đồng nên gây tâm lý e ngại cho một số hộ dân trồng cây cao su không dám đầu tư và mở rộng diện tích phát triển.

Bảng 4.17 Thống kê ảnh hưởng nguồn vốn

Chỉ tiêu ĐVT Thiếu

vốn Đủ vốn

Tỷ lệ hộ tăng diện tích đất trồng cao su % 50 100

Tỷ lệ hộ áp dụng giống mới % 90 100

Mức đầu tư KTCB Triệu/ha tr.đ 36,870 45,688

Năng suất mủ nước tấn/ha/năm 5,4 5,7

Thu nhập tr 59,4 65,7

( Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra, 2014)

Yếu tố ảnh hưởng đầu tiên là diện tích đất trồng cây cao su, theo thống kê trên 100% các hộ có điều kiện kinh tế đều mở rộng sản xuất, còn các hộ thiếu vốn chỉ có 50% là mở rộng sản xuất. Các hộ thiếu vốn mở rộng sản xuất chủ yếu là các hộ vay được các nguồn vốn từ ngân hàng hoặc vay tư nhân.

Về tỉ lệ áp dụng giống mới, mức chênh lệch giữa hộ thiếu vốn và hộ đủ vốn không nhiều. Sự khác nhau không lớn này là do với mức chi phí ban đầu khá lớn mà tiền giống chiếm tỉ lệ không cao, mặt khác việc áp dụng khoa học kỹ thuật được phổ biến khá tốt đến người trồng trọt.Số liệu trên bảng điều tra về các hộ đủ vốn là 100% sử dụng giống mới còn các hộ thiếu vốn là 90%

trên tổng điều tra.

Đối với mức đầu tư cho cây trồng cũng khá khác nhau giữa hộ thiếu vốn và hộ đủ vốn. Xét trong thời kỳ KTCB của cây cao su mức đầu tư trung bình của hộ đủ vốn là 45,688 tr/ha/năm cao hơn mức đầu tư trung bình của các hộ thiếu vốn 36,870 tr/ha/năm tương đương 23,92%.

Chính mức đầu tư có sự khác nhau nên năng suất cây trồng cũng chịu sự ảnh hưởng. Các hộ đủ vốn đầu tư khá cao cho năng suất 5,7 tấn/ha/năm cao hơn 0,3 tấn/ha/năm so với các hộ thiếu vốn 5,4 tấn/ha/năm tương đương 5,56%.

Hiệu quả của mức đầu thể hiện trên doanh thu hàng năm của các hộ. Với mức đầu tư cao hơn, cây trồng cho năng suất cao, thu nhập của các hộ đủ vốn bình quân đạt 65,7 tr/ha cao hơn 6,3 tr/ha so với hộ thiếu vốn 59.4 tr/ha tương đương 10,6%.

Hiện nay công ty có chính sách cho người dân vay vốn theo hàng năm, trả lãi rất rõ ràng khoảng 0,46%/tháng nhưng người dân chủ yếu sử dụng nguồn vốn tự có và vay mượn bạn bè, người thân.

Một bộ phận nhỏ người dân chưa thật tin tưởng cây cao su sẽ không đứng vững trên địa bàn, họ ít quan tâm hoặc có tâm lý “sợ phải trả nợ” nên họ thường đầu tư bằng nguồn vốn tự có, ít quan tâm đến các nguồn vốn tín dụng khác. Nhiều hộ nhận được vốn vay về nhưng đầu tư vào hoạt động sản xuất cây cao su chưa đầy một phần hai, còn lại sử dụng cho các mục đích khác. Điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng của các vườn cây sau này.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CÂY CAO SU TRÊN ĐỊA BÀN XÃ TÂY HIẾU THỊ XÃ THÁI HÒA TỈNH NGHỆ AN (Trang 79 - 83)