Một số bài học kinh nghiệm

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CÂY CAO SU TRÊN ĐỊA BÀN XÃ TÂY HIẾU THỊ XÃ THÁI HÒA TỈNH NGHỆ AN (Trang 34 - 35)

Qua nghiên cứu và tìm hiểu về tình hình phát triển sản xuất cây cao su trên thế giới và ở Việt Nam, chúng tôi rút ra một số bài học kinh nghiệm sau:

- Để phát triển sản xuất cây cao su thì phải nghiên cứu các kỹ thuật công nghệ hiện đại để chọn ra các loại giống mới, tốt nhất chịu được các loại sâu bệnh, nghiên cứu phát triển các loại thuốc BVTV có nguồn gốc sinh học, nghiên cứu các loại phân bón hữu cơ, phân vi sinh học cùng các biện pháp canh tác hữu cơ. Áp dụng các công cụ cơ giới hóa nhằm làm tăng năng suất, sản lượng cây cao su và giảm sự tiêu hao sức lao động trên một đơn vị sản phẩm sản xuất ra.

- Kinh nghiệm các nước đi trước cho thấy việc ban hành chính sách đồng bộ từ sản xuất đến tiêu dùng của Nhà nước sẽ có tác động lớn đến sự phát triển của sản xuất cây cao su; Từ những định hướng, chính sách về khuyến khích sản xuất cây cao su như trợ giá cho nông dân, các chương trình khuyến nông. Chính sách bảo hiểm trong nông nghiệp tạo nên trạng thái ổn định, tâm lý tin tưởng, yên tâm đầu tư sản xuất, phát triển nông nghiệp. Chính sách đầu tư tín dụng trong nông nghiệp nông thôn nhằm đầu tư đẩy mạnh sản xuất, đầu tư thâm canh và đa dạng hóa sản xuất đến các chính sách về tiêu thụ sản phẩm, giá cả thị trường.

- Một bài học kinh nghiệm của các nước phát triển đi trước đó là họ đã xây dựng được các vùng sản xuất tập trung, quy mô lớn, tính chuyên môn hóa cao, đầu tư cho khâu thu hoạch, chế biến sản phẩm… Từ đó tạo được sản phẩm chất lượng cao, mẫu mã, chủng loại đa dạng và phong phú, sản phẩm mang tính hàng hóa cao nên tiêu thụ dễ dàng và kích thích sản xuất phát triển.

PHẦN III. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CÂY CAO SU TRÊN ĐỊA BÀN XÃ TÂY HIẾU THỊ XÃ THÁI HÒA TỈNH NGHỆ AN (Trang 34 - 35)