Đối với chính quyền địa phương

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CÂY CAO SU TRÊN ĐỊA BÀN XÃ TÂY HIẾU THỊ XÃ THÁI HÒA TỈNH NGHỆ AN (Trang 102 - 103)

Cây cao su trên địa bàn xã Tây Hiếu đã khẳng định được vị thế là cây công nghiệp dài ngày có giá trị kinh tế cao, để phát triển sản xuất cây cao su chính quyền địa phương cần:

Thông tin nhanh chóng, kịp thời và rộng rãi các chính sách hỗ trợ, các quy hoạch đất đai liên quan đến đất nông nghiệp cho người dân. Triển khai các quy hoạch vùng trồng cây cao su tại xã Tây Hiếu, tích cực cải tạo điều kiện canh tác;

Cần có chính sách tuyên truyền, vận động mọi người dân trong việc phát triển kinh tế hộ gia đình trên địa bàn, để làm giàu cho bản thân, gia đình và cộng đồng. Đồng thời, phải có những phương hướng sản xuất phù hợp với điều kiện của địa phương, thực hiện đa dạng hóa trong sản xuất nông nghiệp gắn với những lợi thế so sánh mà vùng có được. Tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ gia đình trong việc tiếp cận với các chính sách ưu đãi của Nhà nước;

Để mở các lớp tập huấn kỹ thuật cho người dân cần đẩy mạnh công tác khuyến nông, đào tạo các cán bộ kỹ thuật trồng, chăm sóc, khai thác vườn cây cao su theo từng giai đoạn kỹ thuật; Cần duy trì và tăng cường công tác giám sát chỉ đạo của tổ công tác cao su và cán bộ nông dân chủ chốt về tình hình chăm sóc và khai thác mủ cao su của người dân để có các biện pháp nhắc nhở kịp thời;

cây cao su, kết hợp với thoát nước trên địa bàn xã, huyện. Thực hiện cải tạo, tu bổ kịp thời hệ thống đê điều, bảo đảm chất lượng và chủ động phòng chống lụt bão trong mọi tình huống. Cải tạo đường đến lô để thuận lợi cho việc đi lại đến lô trồng cao su; Xây dựng mối quan hệ liên kết chặt chẽ giữa hộ nông dân và công ty, bảo đảm sản xuất gắn liền với tiêu thụ sản phẩm;

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CÂY CAO SU TRÊN ĐỊA BÀN XÃ TÂY HIẾU THỊ XÃ THÁI HÒA TỈNH NGHỆ AN (Trang 102 - 103)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(103 trang)
w