Đánh giá chung về những thuận lợi khó khăn trong phát triển sản xuất

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CÂY CAO SU TRÊN ĐỊA BÀN XÃ TÂY HIẾU THỊ XÃ THÁI HÒA TỈNH NGHỆ AN (Trang 90 - 94)

xuất và cung ứng mủ cần phải thực hiện song song đó là sự gia tăng về quy mô sản xuất, mở rộng sản xuất theo quy hoạch, sự đầu tư thâm canh, tăng năng suất và hiệu quả sản xuất của cây trồng. Vì thế, cần có một giải pháp có tính đồng bộ và khả thi cho cả sản xuất và cung ứng.

4.3.3 Đánh giá chung về những thuận lợi khó khăn trong phát triển sản xuất cây cao su xuất cây cao su

a. Thuận lợi

Thời tiết những năm gần đây không có những biến động lớn, lượng mưa của các tháng trong mùa khô hạn, thỉnh thoảng cũng được cải thiện.

Các hộ gia đình đấu thầu đất để mua lại trồng cao su, được sự quan tâm và được Công ty tạo nhiều thuận lợi trong công tác vốn, vật tư, dụng cụ sản xuất, chỉ đạo kỹ thuật, tập huấn kỹ thuật trồng, chăm sóc và khai thác mủ cao su để phát triển sản xuất cây cao su chất lượng tốt. Các hộ gia đình có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất cây cao su; Được sự hướng dẫn trực tiếp về kỹ thuật trồng mới và chăm sóc thông qua Tổ Khuyến nông cao su cùng đội ngũ Nông Dân Chủ Chốt được đào tạo và cơ cấu theo diện tích tại các địa bàn.

Trên địa bàn xã, lực lượng lao động khá dồi dào, phần lớn lao động cần cù, chịu khó, ham học hỏi và đầu óc biết vận dụng sáng tạo sản xuất, áp dụng các kỹ thuật mới vào sản xuất, họ luôn có ý chí, quyết tâm vươn lên làm giàu chính đáng. Nguồn nhân lực sản xuất ngày càng được nâng cao. Đây là điều kiện thuận lợi và là cơ sở cho sự phát triển sau này.

Hầu hết, toàn bộ sản phẩm đều được bán ngay tại vườn qua hệ thống thu mua mủ của Công ty và một số tư thương. Không những thị trường đầu ra mà cả thị trường đầu vào cho cả quá trình sản xuất cũng khá thuận lợi do các hộ được Công ty cho vay vật tư để sản xuất kinh doanh, ổn định các yếu tố đầu vào để yên tâm sản xuất.

Giá mủ thị trường đang ở mức cao và có tính ổn định, trong khi chi phí ổn định. Đây là dấu hiệu đáng mừng cho các hộ trồng cao su trong việc nâng cao thu nhập, cải thiện mức sống cho người dân địa phương; Cơ cấu kinh tế của địa phương chuyển dịch sang hướng sản xuất công nghiệp, làm gia tăng giá trị các mặt hàng nông sản của địa phương; Tầm nhận thức làm kinh tế hộ gia đình, tiếp thu khoa học kỹ thuật được nông dân từng bước cải thiện, trông rộng và có tầm nhìn xa; Tiềm năng để phát triển cao su là rất lớn, do đó vấn đề đặt ra hiện nay cho Công ty và các cấp chính quyền là khai thác tiềm năng, lợi thế của vùng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội.

Đồng thời việc phát triển cao su trên địa bàn xã Tây Hiếu được sự quan tâm của các cơ quan liên quan như: UBND tỉnh Nghệ An, Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Nghệ An cũng như các cấp lãnh đạo địa phương.

b. Khó khăn

Qua bảng 4.20 ta thấy, những khó khăn trong phát triển cây cao su dựa trên ý kiến của các hộ điều tra. Giống kém chất lượng do lạc hậu đang là vấn đề tương đối khó khăn với 76,67% ý kiến từ chủ hộ, 10% cho là bình thường và 13,33% còn lại xem là không khó khăn. Vấn đề đặc biệt khó khăn nổi trội đó là giá mủ thấp, có đến 90% số hộ được hỏi đến xem đây là vấn đề rất khó khăn, chỉ 10% xem đây là vấn đề bình thường và không có hộ nào cho là vấn đề không khó khăn. Do thực hiện theo hợp đồng mua bán mủ với Công ty TNHH Một Thành Viên cà phê Nghệ An nên giá bán cao su của các hộ gia đình thường thấp hơn so với giá thị trường. Vì vậy, thu nhập của các hộ trong những năm đầu kinh doanh chưa cao, dẫn đến tình trạng một số hộ bán mủ cho các tư thương để nâng cao thu nhập. Năng suất thấp là khó khăn chung mà tất

cả các hộ dân đều đồng ý, 100% ý kiến cho rằng đây là vấn đề rất khó khăn. Cây cao su là một trong những cây công nghiệp đòi hòi kỹ thuật trồng chăm sóc và khai thác cao. Kỹ thuật cạo mủ là một trong những yếu tố đó, để có được kỹ thuật tốt người cạo cần được tập huấn, hướng dẫn bài bản, cẩn thận. Đối với cây cao su tại địa phương hầu hết lần cạo đầu tiên đều thuê thợ cạo mủ chuyên hoặc của công ty thực hiện, còn các lần sau tùy hộ sẽ thuê hoặc tự cạo nếu có kỹ thuật tốt.

Bảng 4.20 Đánh giá những khó khăn trong phát triển sản xuất cây cao su

Các khó khăn Rất khó khăn Bình thường Không khó khăn 1. Giống cũ kém chất lượng (%) 76,67 10,00 13,33 2. Giá mủ cao su thấp (%) 90,00 10,00 0,00 3. Năng suất thấp (%) 100,00 0,00 0,00

4. Thiếu kỹ thuật canh tác (%) 50,00 33,33 16,67 5. Số lần tập huấn để ứng dụng

kỹ thuật mới chưa nhiều (%) 26.67 33,33 40,00

6. Thiếu phân bón (%) 56,67 28,33 15,00

7. Thiếu thông tin thị trường (%) 76,67 11,67 11,67

8. Thiếu vốn (%) 86,67 11,67 1,67

(Nguồn: Số liệu điều tra tháng 3/2014)

Một số vườn cao su do không chú ý đến lần cạo đầu đã làm cho cây cao su bị ảnh hưởng đến sức sinh trưởng về sau khá lớn, giảm năng suất đáng kể. Thiếu kỹ thuật canh tác với 50% số người cho là rất khó khăn, 33,33% cho rằng đây là vấn đề bình thường, còn lại 16,67% không quan tâm đến vấn đề này hay là cho rằng vấn đề này không phải khó khăn. Hằng năm công ty vẫn thường mở các lớp tập huấn về việc cạo mủ ứng dụng các kỹ thuật mới vào sản xuất nhưng do chưa có điều kiện tổ chức rộng rãi, đại trà ngoài ra kỹ thuật khá phức tạp cho nên việc cạo mủ cao su gặp khá nhiều bất cập. Số lần tập

huấn để ứng dụng kỹ thuật mới thì ý kiến khá đồng đều, 26,67 % cho rằng rất quan trọng, 33,33% cho là bình thường và 40% còn lại là không khó khăn. Thiếu phân bón là một trong những vấn đề khó khăn mà các nông hộ quan tâm, 56,67% cho rằng rất khó khăn, 28,33% xem là bình thường và 15% còn lại cho là không khó khăn. Thị trường tiêu thụ sản phẩm cao su lên xuống thất thường làm cho công tác xác định giá mủ nước phải thay đổi thường xuyên cho nên thiếu thông tin thị trường là một trong những vấn đề đang dần được quan tâm đến, 76,67% người dân cho đây là vấn đề quan trọng, rất khó khăn, 11,67% cho là bình thường và còn lại 11,67% cho là không phải vấn đề khó khăn. Để sản xuất kinh doanh cao su thì vấn đề vốn đầu tư là hết sức quan trọng. Tuy nhiên, mức vốn vay của các chương trình tương đối thấp, thủ tục phức tạp nên các hộ chưa mạnh dạn vay vốn. Vấn đề thiếu vốn thực sự là khó khăn lớn, với 86,67% chủ hộ cho là khó khăn lớn ảnh hưởng đến phát triển cây cao su, 11,67% cho rằng đây là vấn đề bình thường và 1,67% còn lại không xem đây là vấn đề khó khăn để phát triển. Thời gian gần đây có một số hộ trên địa bàn xã không vay vốn, khả năng nguồn vốn tự có của họ cho đầu tư cho vườn cây chưa thật sự đảm bảo. Giá cả vật tư, phân bón, công lao động trên thị trường đầy biến động và tăng cao đã ảnh hưởng lớn đến đầu tư thâm canh, khai thác vườn cây, trong khi đó nhìn chung các hộ tham gia, đại đa số là các hộ đang có mức thu nhập thấp nên không đủ điều kiện đầu tư thêm, mức điều chỉnh vốn vay ít được điều chỉnh.

Nhìn chung, việc mở rộng diện tích chuyên canh cây cao su ở địa phương trong những năm gần đây có được là một bước tiến nhảy vọt kể cả về số lượng và chất lượng và đã đem lại cho người dân nơi đây một nguồn thu nhập tương đối. Mặc dù cây cao su phát triển mạnh mẽ như vậy nhưng để ngày càng nâng cao giá trị kinh tế của loại cây này thì còn nhiều vấn đề cần phải quan tâm, khắc phục một cách đồng bộ giữa hộ gia đình, lãnh đạo địa phương và sự phối hợp giúp đỡ của các ban ngành chức năng liên quan của

tỉnh Nghệ An thực sự có chất lượng cao và đứng vững trên thị trường.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CÂY CAO SU TRÊN ĐỊA BÀN XÃ TÂY HIẾU THỊ XÃ THÁI HÒA TỈNH NGHỆ AN (Trang 90 - 94)