Tình hình phát triển sản xuất cây cao su trên thế giới

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CÂY CAO SU TRÊN ĐỊA BÀN XÃ TÂY HIẾU THỊ XÃ THÁI HÒA TỈNH NGHỆ AN (Trang 32 - 33)

Cây cao su là loại cây nhiệt đới có nguồn gốc từ vùng sông Amazon Nam mỹ. Sau sự phát hiện của Côlông, các nhà khoa học Châu Âu đã nghiên cứu và tìm ra nhiều thuộc tính quý báu của mủ cao su. Từ đó, người ta bắt đầu khai thác nguồn mủ cao su Nam Mỹ và nhân giống ra nhiều và nhanh chóng được coi là cây trồng quan trọng nhất của nông nghiệp thế giới.

Ở Nam Mỹ, rừng cao su nguyên thuỷ tới thế kỷ 18 được phân bổ trên một diện tích khoảng 5-6 triệu ha chủ yếu nằm trong lãnh thổ Brazin. Từ đầu thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20, Brazin hầu như độc quyền về cung cấp mủ cao su cho thế giới với sản lượng năm 1900 là khoảng 50.000 tấn. Năm 1912 khoảng 90.000 tấn.

Cuối thế kỷ 19, các nhà truyền giống châu Âu đã tích cực nhân giống cao su ở các vùng khí hậu nhiệt đới của châu Á, châu Phi. Từ đó, việc trồng cao su lấy mủ đã trở thành một ngành sản xuất mới của nhiều nước. Trong vòng một thế kỷ qua, diện tích cao su đã tăng rất nhanh. Tính đến năm 1990 toàn thế giới đã có trên 7 triệu ha cao su. Hiện nay, đứng đầu các nước trồng nhiều cao su là Malaysia, Indonexia, Thái Lan.

Cao su thiên nhiên đã và đang đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, sản phẩm của cây cao su được xem như là nguồn ngoại tệ cho các nước trồng cao su và là nguồn thu nhập chính cho hàng triệu người. Cao su tiểu điền chiếm khoảng 80% tổng sản lượng và diện tích của bốn quốc gia sản xuất cao su hàng đầu: Thái Lan, Indonesia, Malaysia và Ấn Độ. Diện tích trồng cao su tiểu điền từ 2 – 4 ha cho một hộ trồng ở Thái Lan, Indonesia và Malaysia, còn ở Ấn Độ thì diện tích nhỏ hơn chỉ khoảng 0,5 ha/nông hộ. Năng suất cao su đạt được tùy vào từng nước. Ở Malaysia, Ấn Độ và Thái Lan năng suất từ 1 – 1,5 tấn/ha/năm, trong khi đó ở Indonesia chỉ đạt 600 kg/ha/năm (do nước này phần lớn nông dân sử dụng cây con là cây thực sinh).

3000USD/ tấn; năm 2011 là 4000USD/ tấn và 06 tháng đầu năm 2012 giá bán BQ là 3200USD/ tấn mủ khô.

Trước nhu cầu to lớn và ngày càng tăng về cao su thiên nhiên, trong tương lai, các nước có tiềm năng sẽ ra sức phát triển ngành cao su mang lại nhiều lợi nhuận này.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CÂY CAO SU TRÊN ĐỊA BÀN XÃ TÂY HIẾU THỊ XÃ THÁI HÒA TỈNH NGHỆ AN (Trang 32 - 33)