Quy mô sản xuất cao su của xã Tây Hiếu, thị xã Thái Hòa

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CÂY CAO SU TRÊN ĐỊA BÀN XÃ TÂY HIẾU THỊ XÃ THÁI HÒA TỈNH NGHỆ AN (Trang 51 - 54)

Quy mô sản xuất cao su được thể hiện bằng diện tích đất canh tác cây cao su trong địa bàn và nó có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc quản lý, định hướng đầu tư sản xuất kinh doanh chung cho toàn xã cũng như từng hộ gia đình. Đất canh tác là tư liệu sản xuất quan trọng không thể thay thế trong sản xuất nông nghiệp, do đó việc nắm bắt được diện tích trồng cây cao su trên địa bàn xã sẽ giúp xác định kịp thời đúng đắn các chủ trương canh tác phù hợp, phân bổ đất canh tác cho các nông hộ hợp lý.

Cùng với sự tác động của quá trình đô thị hóa thì đất nông nghiệp có xu hướng ngày càng giảm. Một số công trình trọng điểm trên địa bàn xã như xây dựng bệnh viện Đa khoa Khu vực Tây Bắc, các trường cao đẳng, đường quốc lộ và tỉnh lộ… đã biến một phần diện tích đất nông nghiệp trở thành đất phi nông nghiệp. Ngoài ra trong giai đoạn gần đây một số hộ dân đã giao lại đất cho các công ty lớn trên địa bàn Thị xã Thái Hòa để chuyển đổi cơ cấu cây trồng phục vụ cho phát triển một số ngành kinh tế khác. Đặc biệt một số lượng lớn đất được công ty TH True Milk thu mua để chuyển đổi canh tác trồng cỏ phục vụ chăn nuôi bò sữa.

Trong quy mô sản xuất cây cao su còn đánh giá được tỷ lệ cây cao su thuộc các thời kỳ, các giống khác nhau. Về quy mô cây cao su theo các thời kỳ dựa vào bảng trên ta thấy nhìn chung tỷ lệ diện tích cao su kinh doanh của xã tăng lên qua 3 năm, năm 2011 diện tích là 260,53 ha chiếm 38,21%, có 315 hộ gia đình trồng cao su, năm 2012 diện tích là 360,45 ha chiếm 38,6%, có 405 hộ trồng cao su, năm 2013 diện tích là 462,43 ha chiếm 46,27%, có 431 hộ trồng cao su.

Bảng 4.1 Diện tích trồng cây cao su qua các năm của xã Tây Hiếu (năm 2011- 2013)

Chỉ tiêu

ĐVT

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Tốc độ phát triển (%)

SL CC (%) SL CC (%) SL CC (%) 12/11 13/12 BQ 1. Số hộ trồng cao su Hộ 315 100 405 100 431 100 128,57 106,42 117,50 2. Tổng diện tích cao su ha 681,82 100,00 933,77 100,00 999,31 100,00 136,95 107,02 121,99 a. Cao su KD ha 260,53 38,21 360,45 38,60 462,43 46,27 138,35 128,29 133,32 - Giống PB260 ha 132,3 50,78 184,7 51,24 235,76 50,98 139,61 127,64 133,63 - Giống GT 1 ha 128,23 49,22 175,75 48,76 226,67 49,02 137,06 128,97 133,02 b. Cao su KTCB ha 421,29 61,79 573,32 61,4 536,88 57,73 136,08 93,64 114,86 - Giống PB260 ha 211,6 60,86 291,34 50,82 273,36 50,92 137,68 93,83 115,76 - Giống GT 1 ha 209,69 39,14 281,98 49,18 263,52 49,08 134,47 93,45 113,96

Diện tích hộ gia đình trồng cao su tăng lên đáng kể qua các năm, bình quân tăng 17,5%. Việc diện tích cây cao su thời kỳ kinh doanh tăng lên trong những năm gần đây là do diện tích cao su già cỗi thanh lý đã giảm đi rất nhiều trên địa bàn từ những năm trước, mặt khác diện tích cây cao su từ thời kỳ KTCB chuyển sang thời kỳ KD là rất lớn. Đây chính là kết quả sau 7 năm của chính sách trồng mới cây cao su từ năm 2005 của nhà nước nói chung và địa bàn xã Tây Hiếu nói riêng. Tỷ lệ diện tích cao su KTCB của giảm qua 3 năm, năm 2011 diện tích là 421,29 ha chiếm 61,79%, năm 2012 diện tích là 573,32 ha chiếm 61,4%, năm 2013 diện tích là 536,88 ha chiếm 57,73%. Diện tích cao su KTCB giảm 1 phần đáng kể là do diện tích cao su KTCB đã được đưa vào giai đoạn kinh doanh làm cho diện tích cao su kinh doanh của xã qua các năm tăng lên. Nhìn chung tổng diện tích trồng cao su tăng lên cho thấy cao su vẫn được người dân và Công ty mở rộng canh tác, tuy nhiên tốc độ tăng của năm 2013 giảm hẳn.

Trong bản thống kê còn cho thấy diện tích và tỉ lệ trồng của các giống cao su trên địa bàn hiện nay. Đối với giống cao su PB260 là giống có triển vọng trong tương lai về sản lượng mủ - gỗ. Có đặc điểm là sản lượng cao ngay các năm đầu, vượt nhiều giống cây khác, thân thẳng, tròn, chân voi rõ, tán cân đối, cành thấp tự rụng. Ít nhiễm bệnh hoặc nhiễm nhẹ các loại bệnh trừ bệnh loét sọc mặt cạo và sức kháng gió khá vậy nên áp dụng chế độ cạo nhẹ, đáp ứng kích thích trung bình. Phù hợp trên nhiều loại môi trường, thích hợp cho vùng cao. Hiện nay, xã có 235,76 ha giống PB260 chiếm 50,98% diện tích cao su kinh doanh và 273,36 ha chiếm 50,92% diện tích cao su đang ở giai đoạn KTCB.

Đối với giống GT1 sinh trưởng trung bình và ổn định nhưng không bằng nhiều giống khác. Giống cao su này có đặc điểm thân thẳng, vỏ nguyên sinh hơi mỏng, cứng, tán hẹp, hạt làm gốc ghép tốt, khả năng kháng gió khá. Đặc tính mủ thích hợp cho việc sơ chế hầu hết các chủng loại cao su. Hiện nay, xã có 226,67 ha cao su kinh doanh và 263,52 ha cao su KTCB.

Nhìn chung từ năm 2011 trở lại đây, tỉ lệ trồng và khai thác giữa hai loại giống PB260 và GT1 ít thay đổi, tỉ lệ vẫn giữ khoảng PB260/GT1 là 51/49. Mặc dù vậy do điều kiện chăm sóc cây được nâng cao dần, người dân không còn phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, việc sử dụng giống GT1 có tính ổn định năng suất nhưng không cao cũng bắt đầu giảm dần chuyển sang sử dụng giống PB260 có năng suất mủ cao hơn.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CÂY CAO SU TRÊN ĐỊA BÀN XÃ TÂY HIẾU THỊ XÃ THÁI HÒA TỈNH NGHỆ AN (Trang 51 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w