1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp phát triển làng nghề dệt nhuộm Phương La, xã Thái Phương, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình

106 995 10

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 106
Dung lượng 0,94 MB

Nội dung

Phát triển công nghiệp nông thôn là một nhiệm vụ trọng tâm trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và phát triển nông thôn ở Việt Nam. Có hai phương thức cơ bản để thực hiện chủ trương này: một là xây dựng các cụm công nghiệp hoặc cụm công nghiệp TTCN; hai là phát triển các làng nghề và ngành nghề ở nông thôn. Phát triển các làng nghề và ngành nghề nông thôn nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập ở nông thôn, góp phần xoá đói giảm nghèo, góp phần thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn và cũng là thực hiện mục tiêu “ly nông bất ly hương” đang diễn ra mạnh mẽ tại các vùng nông thôn trên cả nước. Theo thống kê chưa đầy đủ, trong thời gian vừa qua, các làng nghề trên phạm vi cả nước đã có bước phát triển đáng kể. Nước ta hiện nay có khoảng 2017 làng nghề với khoảng 1,4 triệu hộ gia đình nông thôn (11 triệu lao động tham gia sân xuất với mức thu nhập gấp 34 lần so với làm nông thuần túy, đồng thời đem lại kim ngạch xuất khấu trên 1 tỷ USD. Các sản phẩm của làng nghề có mặt tại hơn 100 nước và vùng lãnh thổ khác ( Tổng cục thống kê, 2010). Phát triển làng nghề truyền thống để tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho người lao động ở nông thôn, hạn chế di dân tự do ra thành thị, huy động được nguồn lực trong dân, sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên sẵn có tại địa phương, đặc biệt là những phụ phẩm của nông nghiệp, duy trì bản sắc văn hóa lâu đời của dân tộc, góp phần quan trọng trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng GDP ở khu vực nông thôn, thu hẹp khoảng cách giàu nghèo giữa thành thị và nông thôn. Với mục tiêu phát triển và gìn giữ làng nghề truyền thống, vừa nhằm mục đích tạo công ăn việc làm cho người lao động, vừa bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa đặc trưng của địa phương, nhà nước đã có rất nhiều những văn bản pháp luật liên quan đến việc bảo vệ và phát triển làng nghề như nghị định số 662006NĐCP của chính phủ về phát triển ngành nghề ở nông thôn, trong đó có các điều khoản rõ ràng về tiêu chuẩn làng nghề và các chính sách nhằm hỗ trợ, bảo tồn và phát triển làng nghề cũng như đào tạo nguồn nhân lực, đầu tư vốn phục vụ cho việc nâng cao chất lượng hiệu quả sản xuất tại làng nghề; nghị quyết số 192011QH về vần đề giám sát và đẩy mạnh thực hiện chính sách, pháp luật về môi trường tại các khu kinh tế, làng nghề,... Nhà nước đã có những sự quan tâm nhất định đến sự phát triển của làng nghề, qua đó thể hiện được tầm quan trọng và vai trò của phát triển làng nghề trong phát triển kinh tế nông thôn nói riêng và kinh tế đất nước nói chung. Làng Mẹo, ở thôn Phương La, xã Thái Phương, huyện Hưng Hà là làng dệt lâu đời, nổi tiếng ở Việt Nam với các sản phẩm khăn dệt thủ công được người tiêu dùng trong nước và thế giới ưa chuộng. Cũng như nghề chạm bạc, nghề dệt đũi, dệt Phương La, Thái Phương cũng là nghề truyền thống lâu đời của làng, việc dạy nghề, truyền nghề trước đây hết sức khắt khe, vì vậy nó không phát triển mạnh mà chỉ bó hẹp theo quan niệm làng nghề nhưng thực chất là nghề của làng. Khi nhà nước thay đổi cơ chế, nghề dệt ở Thái Phương phát triển mạnh, nhiều hộ đã từ nghề dệt của làng có cơ sở, nền tàng đi lên thành phố mở công ty trách nhiệm hữu hạn như Hương Sen, Hồng Quân, Bình Minh v.v... thu hút rất nhiều lao động; nhiều hộ đi tỉnh khác hoặc ra thị trấn thị tứ mở công ty. Nhưng không vì thế mà dệt Phương La giảm sút, ngược lại nó vẫn phát triển, nhiều chủ doanh nghiệp trong làng vẫn giữ gìn và gắn bó với nghề truyền thống của làng, tiếp tục phát triển và đi lên làm giàu từ đó. Qua điều tra, hiện nay cả thôn có 1103 hộ thì có hơn 95% số hộ trong làng có nghề, thu hút hơn 2000 lao động tham gia. Trong những năm gần đây, đặc biệt từ khi Nhà nước thực hiện chính sách đổi mới, nghề dệt ở Thái Phương đã phát triển mạnh, nhiều hộ gia đình sản xuất thủ công truyền thống đã mở các cơ sở kinh doanh có quy mô lớn như Công ty Sản xuất Kinh doanh Xuất nhập khẩu Bình Minh, Xí nghiệp Dệt Hồng Quân...thu hút rất nhiều lao động. Cả xã hiện có trên 2.000 khung dệt thủ công bán cơ khí, hàng năm sản xuất được trên 150 triệu khăn các loại, đạt giá trị trên 130 tỷ đồng, giải quyết việc làm cho trên 10 ngàn lao động. Với việc UBND tỉnh Thái Bình phê duyệt quy hoạch cụm công nghiệp làng nghề xã Thái Phương và đang xây dựng đường giao thông từ đường 39 vào xã, trong tương lai dệt Thái Phương sẽ còn phát triển và mở rộng hơn nữa tiềm năng vốn có của làng nghề thủ công truyền thống này. Tuy nhiên, để phát triển nghề dệt truyền thống của làng, còn có rất nhiều vấn đề đặt ra. Làm thế nào để việc tổ chức sản xuất của người dân trong làng đạt được hiệu quả lớn nhất, làm thế nào để mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, làm thế nào để giải quyết được những hệ lụy về môi trường và xã hội do việc phát triển mạnh và có quy mô lớn nghề dệt của làng, đảm bảo cho sự phát triển bền vững về cả 3 mặt kinh tế, xã hội, môi trường cho địa phương,… Để nhìn nhận một cách đầy đủ hơn về thực trạng phát triển của làng nghề dệt nhuộm Phương La, từ đó đưa ra những giải pháp, kiến nghị nhằm phát triển, bảo vệ, gìn giữ làng nghề cũng như khắc phục những khó khăn, thách thức còn tồn tại của làng nghề, chúng tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Giải pháp phát triển làng nghề dệt nhuộm Phương La, xã Thái Phương, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình”.

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Tên sinh viên : Bùi Diệu Linh

Chuyên ngành đào tạo : Kinh tế nông nghiệp

Giảng viên hướng dẫn : CN Thái Thị Nhung

HÀ NỘI - 2014

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng, toàn bộ nội dung trong bài khóa luận tốt nghiệp đại học là do tự tôi nghiên cứu, tìm hiểu thực tế tại UBND xã Thái Phương cùng với việc tham khảo các bài viết trên sách, các luận văn thạc

sĩ và luận văn tốt nghiệp đại học khác, những thông tin tôi đã trích rõ nguồn gốc

Tôi xin cam đoan những số liệu tôi sử dụng trong bài khóa luận tốt nghiệp là số liệu trung thực và chưa được sử dụng trong bất kỳ nghiên cứu hay luận văn nào khác.

Hà Nội, ngày tháng năm 2014

Sinh viên

Bùi Diệu Linh

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

*****

Trong quá trình học tập và rèn luyện tại trường Đại học Nông nghiệp

Hà Nội, em đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ của các thầy cô giáo trong trường đặc biệt là các thầy cô khoa Kinh Tế & PTNT Các thầy cô

đã trang bị cho em những kiến thức cơ bản về chuyên ngành, làm hành trang cho em vững bước về sau Em xin trân trọng cảm ơn các thầy cô đã giảng dạy, hướng dẫn em trong suốt quá trình học tập tại trường.

Đặc biệt em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô giáo CN Thái Thị Nhung đã hướng dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.

Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến bác Trần Bá Cao Phó chủ tịch UBND xã Thái Phương đã nhiệt tình hướng dẫn, giúp đỡ, tạo điều kiện cho

em trong thời gian thực tập vừa qua.

Em cũng xin cảm ơn gia đình và bạn bè đã quan tâm, động viên, giúp

đỡ em trong suốt quá trình học tập và thực hiện khóa luận tốt nghiệp.

Hà Nội, ngày … tháng … năm 2014 Sinh viên

Bùi Diệu Linh

Trang 4

TÓM TẮT KHÓA LUẬN

Phát triển công nghiệp nông thôn là một nhiệm vụ trọng tâm trong quátrình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn Một trong haiphương thức cơ bản để thực hiện chủ trương này là phát triển các làng nghề,ngành nghề ở nông thôn Đây là cách vừa tạo việc làm và nâng cao thu nhậpcho người lao động, vừa bảo tồn phát huy các giá trị văn hóa truyền thống củađịa phương

Làng nghề dệt nhuộm Phương La, xã Thái Phương, huyện Hưng Hà,tỉnh Thái Bình là làng nghề dệt lâu đời, nổi tiếng ở Việt Nam với các sảnphẩm khăn dệt thủ công được người tiêu dùng trong và ngoài nước tin dùng.Trong nhiều năm qua, làng nghề đã có những bước phát triển mạnh mẽ theohướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thu hút và tạo việc làm, nâng cao thunhập cho người lao động trong và ngoài địa phương Trong tương lai nghề dệt

ở Phương La sẽ còn phát triển và mở rộng hơn nữa tiềm năng vốn có của làngnghề truyền thống này Tuy nhiên để phát triển nghề dệt truyền thống củalàng, còn có rất nhiều vấn đề đặt ra cần được giải quyết Vì vậy chúng tôi lựachọn đề tài nghiên cứu: “Giải pháp phát triển làng nghề dệt nhuộm Phương

La, xã Thái Phương, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình”

Trong quá trình điều tra thực địa để thu thập thông tin sơ cấp, chúng tôi

đã phân loại hộ nông dân ra làm hai loại là hộ kiêm và hộ chuyên để phỏngvấn trực tiếp qua bảng câu hỏi Sử dụng phương pháp thu thập, phân tích,tổng hợp, xử lý số liệu, thông tin, phân tích hệ thống để nghiên cứu thực trạngphát triển nghề dệt của địa phương

Làng nghề Phương La thuộc xã Thái Phương, huyện Hưng Hà, tỉnhThái Bình Xã Thái Phương là xã đồng bằng có địa hình tương đối bằngphẳng, nghiêng dần từ Bắc xuống Nam theo hướng nghiêng của đồng bằngchâu thổ sông Hồng Địa hình thuận lợi cho quá trình xây dựng cơ sở hạ tầngnhằm phát triển sản xuất nghề Nguồn lao động dồi dào từ chính địa phương

và cả các địa phương lân cận

Trang 5

Trên thực tế, quy mô sản xuất của làng nghề dệt nhuộm Phương Latrong những năm vừa qua luôn luôn được mở rộng Từ các hộ nhỏ thành hộlớn, hoặc mở rộng từ thôn này sang thôn khác Mặc dù vẫn chưa nhận được

sự quan tâm thích đáng từ chính phủ và nhà nước trong vấn đề mở rộng quy

mô sản xuất nhưng người dân vẫn coi dệt là nghề mũi nhọn của mình và hếtlòng mở rộng phát triển nghề

Về vấn đề vốn, tuy sản xuất làng nghề không đòi hỏi lượng vốn lớn,nhưng đối tượng sản xuất là nông dân nên việc đầu tư vốn cho sản xuất luôngặp nhiều khó khăn Hiện nay ở làng nghề Phương La, các hộ sản xuất chủyếu là bỏ vốn tự có và vay thêm người nhà, vốn đi vay ở các ngân hàng hayhội nhóm không lớn, bởi thủ tục và các vấn đề liên quan còn rườm rà, bấttiện

Về công cụ và tư liệu sản xuất, hầu hết các hộ sản xuất trong làng nghềđều đã cơ giới hóa quá trình sản xuất của mình Tuy nhiên, các hộ kiêm thìthiết bị sản xuất thô sơ, nhà xưởng nhỏ, còn các hộ chuyên có phương tiệnmáy móc hiện đại hơn, nhà xưởng lớn hơn, thuận tiện cho quá trình sản xuất.Tóm lại dù là hộ kiêm hay chuyên thì vấn đề đầ tư cải tiến, nâng cao các trangthiết bị phục vụ cho sản xuất vẫn là điều cần thiết

Về vấn đề sử dụng lao động Các hộ sản xuất thường tận dụng lao độnggia đình, có thể thuê thêm lao động theo thời vụ hoặc thuê cố định nếu là hộchuyên sản xuất quy mô lớn Sử dụng lao động hợp lý, có kinh nghiệm sẽgiúp rút ngắn thời gian sản xuất

Chi phí sản xuất của các hộ kiêm và chuyên trong làng nghề đều có sựkhác nhau Cũng như chi phí sản xuất của hộ so với của doanh nghiệp có sựkahcs nhau rất lớn Chi phí sản xuất của hộ kiêm cao hơn của hộ chuyên, chiiphí sản xuất của hộ cao hơn của doanh nghiệp và ngược lại, lợi nhuận của hộkiêm cũng thấp hơn hộ chuyên và của hộ thấp hơn của doanh nghiệp

Trang 6

Thị trường tiêu thụ của làng nghề Phương La rất được chú trọng Trongnhững năm gần đây thị trường trong tỉnh chiếm ưu thế rõ rệt, thị trường ngoàitỉnh cũng được mở rộng, đặc biệt là thị trường xuất khẩu Điều đáng mừng làngười sản xuất đã xây dựng được các kênh phân phối và tiêu thụ sản phẩmdành cho mỗi thị trường khác nhau

Từ những thực trạng và vấn đề nêu trên, những định hướng phát triển,các giải pháp phù hợp và kiến nghị cụ thể được đưa ra nhằm giải quyết đượccác khó khăn tồn tại trong vấn đề phát triển làng nghề dệt nhuộm Phương La,cũng như những giải pháp nhằm mở rộng và phát triển hơn nữa làng nghềtruyền thống này

Trang 7

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

TÓM TẮT KHÓA LUẬN iii

MỤC LỤC vi

DANH MỤC BẢNG ix

DANH MỤC HỘP x

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT xi

PHẦN I: MỞ ĐẦU 1

1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu 3

1.2.1 Mục tiêu chung 3

1.2.2 Mục tiêu cụ thể 3

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4

1.3.1 Đối tượng nghiên cứu 4

1.3.2 Phạm vi nghiên cứu 4

PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 5

2.1 Cơ sở lý luận 5

2.1.1 Lý luận về phát triển 5

2.1.2 Lý luận về làng nghề 7

2.1.3 Vai trò của làng nghề truyền thống trong phát triển nông thôn 9

2.1.4 Đặc điểm, đặc trưng của nghề dệt và sản phẩm dệt của làng nghề 14

2.1.5 Nội dung phát triển làng nghề dệt nhuộm 18

Trang 8

2.1.6 Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển nghề dệt ở địa phương 20

2.2 Cơ sở thực tiễn 23

2.2.1 Các chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước về phát triển làng nghề 23

2.2.2 Phát triển làng nghề ở một số nước trên Thế giới và Việt nam 26

2.2.3 Một số vấn rút ra từ cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài 37

PHẦN III: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 38

3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 38

3.1.1 Đặc điểm tự nhiên 38

3.1.2 Điều kiện kinh tế, xã hội 39

3.2 Phương pháp nghiên cứu 42

3.2.1 Phương pháp chọn điểm điều tra 42

3.2.2 Phương pháp thu thập thông tin 42

3.2.3 Phương pháp phân tích 43

3.2.4 Các chỉ tiêu phân tích 43

PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 44

4.1 Thực trạng phát triển làng nghề dệt nhuộm Phương La 44

4.1.1 Lịch sử quá trình hình thành và phát triển làng nghề 44

4.1.2 Thực trạng phát triển làng nghề dệt nhuộm Phương La 45

4.2 Kết quả sản xuất kinh doanh 70

4.2.1 Kết quả sản xuất kinh doanh của hộ 70

4.2.2 Doanh thu từ sản xuất tiêu thụ khăn 71

4.2.3 Hiệu quả sản xuất kinh doanh 72

Trang 9

4.3 Các yếu tố ảnh hưởng tới sản xuất, tiêu thụ sản phẩm khăn dệt 73

4.3.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển làng nghề 73

4.3.2 Tiềm năng sản xuất của hộ 76

4.4 Các giải pháp phát triển làng nghề dệt nhuộm Phương La, xã Thái Phương, huyện Hưng Hà 76

4.4.1 Giải pháp về vốn 76

4.4.2 Giải pháp về thị trường 78

4.4.3 Giải pháp đào tạo, nâng cao trình độ người lao động 80

4.4.4 Nâng cao vật chất kỹ thuật, công nghệ sản xuất làng nghề 82

4.4.5 Xây dựng thương hiệu cho sản phẩm dệt của làng nghề 84

4.4.6 Hoàn chỉnh một số chính sách kinh tế của Nhà nước trong vấn đề phát triển tiểu thủ công nghiệp 84

PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 87

5.1 Kết luận 87

5.2 Kiến nghị 88

TÀI LIỆU THAM KHẢO 90

Trang 10

DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1 Cơ cấu kinh tế của xã năm 2011 và mục tiêu phát triển kinh tế đến

năm 2015 40

Bảng 4.1: Quy mô sản xuất cải các hộ trong thôn năm 2012 47

Bảng 4.2: Tình hình vốn sản xuất của các hộ trong thôn năm 2013 49

Bảng 4.3 Công cụ, tư liệu phục vụ cho sản xuất 50

Bảng 4.4: Một số thông tin chủ yếu về hộ điều tra thôn Phương La năm 2013 53

Bảng 4.5: Hao phí lao động cho sản xuất năm 2013 55

Bảng 4.6: Chi phí cho sản xuất khăn mặt các hộ trong thôn năm 2013 58

Bảng 4.7: Chi phí sản xuất khăn mặt của các doanh nghiệp 59

Bảng 4.8: Kết quả sản xuất khăn của các hộ năm 2013 70

Bảng 4.9: Hiệu quả sản xuất kinh doanh bình quân 1 hộ của làng nghề dệt nhuộm Phương La, xã Thái Phương năm 2013 72

Trang 11

DANH MỤC HỘP

Hộp 4.1 Khó khăn trong mở rộng quy mô sản xuất 48Hộp 4.2 Khó khăn về chi phí đầu vào sản xuất khăn 57Hộp 4.3 Sản phẩm chưa có thương hiệu, nhãn mác riêng 63Hộp 4.4 Doanh thu từ các đối tượng khách hàng khác nhau thì khác nhau 71

Trang 12

TSCĐ : Tài sản cố địnhXNK : xuất nhập khẩu

Trang 13

PHẦN I: MỞ ĐẦU

1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Phát triển công nghiệp nông thôn là một nhiệm vụ trọng tâm trong quátrình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và phát triển nông thôn ởViệt Nam Có hai phương thức cơ bản để thực hiện chủ trương này: một làxây dựng các cụm công nghiệp hoặc cụm công nghiệp - TTCN; hai là pháttriển các làng nghề và ngành nghề ở nông thôn Phát triển các làng nghề vàngành nghề nông thôn nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập ở nông thôn, gópphần xoá đói giảm nghèo, góp phần thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tếnông thôn và cũng là thực hiện mục tiêu “ly nông bất ly hương” đang diễn ramạnh mẽ tại các vùng nông thôn trên cả nước Theo thống kê chưa đầy đủ,trong thời gian vừa qua, các làng nghề trên phạm vi cả nước đã có bước pháttriển đáng kể Nước ta hiện nay có khoảng 2017 làng nghề với khoảng 1,4triệu hộ gia đình nông thôn (11 triệu lao động tham gia sân xuất với mức thunhập gấp 3-4 lần so với làm nông thuần túy, đồng thời đem lại kim ngạch

xuất khấu trên 1 tỷ USD Các sản phẩm của làng nghề có mặt tại hơn 100 nước và vùng lãnh thổ khác ( Tổng cục thống kê, 2010).

Phát triển làng nghề truyền thống để tạo việc làm và nâng cao thu nhậpcho người lao động ở nông thôn, hạn chế di dân tự do ra thành thị, huy độngđược nguồn lực trong dân, sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên sẵn

có tại địa phương, đặc biệt là những phụ phẩm của nông nghiệp, duy trì bảnsắc văn hóa lâu đời của dân tộc, góp phần quan trọng trong chuyển dịch cơcấu kinh tế, tăng GDP ở khu vực nông thôn, thu hẹp khoảng cách giàu nghèogiữa thành thị và nông thôn

Với mục tiêu phát triển và gìn giữ làng nghề truyền thống, vừa nhằmmục đích tạo công ăn việc làm cho người lao động, vừa bảo tồn và phát huybản sắc văn hóa đặc trưng của địa phương, nhà nước đã có rất nhiều những

Trang 14

văn bản pháp luật liên quan đến việc bảo vệ và phát triển làng nghề như nghịđịnh số 66/2006/NĐ-CP của chính phủ về phát triển ngành nghề ở nông thôn,trong đó có các điều khoản rõ ràng về tiêu chuẩn làng nghề và các chính sáchnhằm hỗ trợ, bảo tồn và phát triển làng nghề cũng như đào tạo nguồn nhânlực, đầu tư vốn phục vụ cho việc nâng cao chất lượng hiệu quả sản xuất tạilàng nghề; nghị quyết số 19/2011/QH về vần đề giám sát và đẩy mạnh thựchiện chính sách, pháp luật về môi trường tại các khu kinh tế, làng nghề, Nhànước đã có những sự quan tâm nhất định đến sự phát triển của làng nghề, qua

đó thể hiện được tầm quan trọng và vai trò của phát triển làng nghề trong pháttriển kinh tế nông thôn nói riêng và kinh tế đất nước nói chung

Làng Mẹo, ở thôn Phương La, xã Thái Phương, huyện Hưng Hà là làngdệt lâu đời, nổi tiếng ở Việt Nam với các sản phẩm khăn dệt thủ công đượcngười tiêu dùng trong nước và thế giới ưa chuộng Cũng như nghề chạm bạc,nghề dệt đũi, dệt Phương La, Thái Phương cũng là nghề truyền thống lâu đờicủa làng, việc dạy nghề, truyền nghề trước đây hết sức khắt khe, vì vậy nókhông phát triển mạnh mà chỉ bó hẹp theo quan niệm làng nghề nhưng thựcchất là nghề của làng Khi nhà nước thay đổi cơ chế, nghề dệt ở Thái Phươngphát triển mạnh, nhiều hộ đã từ nghề dệt của làng có cơ sở, nền tàng đi lênthành phố mở công ty trách nhiệm hữu hạn như Hương Sen, Hồng Quân,Bình Minh v.v thu hút rất nhiều lao động; nhiều hộ đi tỉnh khác hoặc ra thịtrấn thị tứ mở công ty Nhưng không vì thế mà dệt Phương La giảm sút,ngược lại nó vẫn phát triển, nhiều chủ doanh nghiệp trong làng vẫn giữ gìn vàgắn bó với nghề truyền thống của làng, tiếp tục phát triển và đi lên làm giàu

từ đó Qua điều tra, hiện nay cả thôn có 1103 hộ thì có hơn 95% số hộ tronglàng có nghề, thu hút hơn 2000 lao động tham gia

Trong những năm gần đây, đặc biệt từ khi Nhà nước thực hiện chínhsách đổi mới, nghề dệt ở Thái Phương đã phát triển mạnh, nhiều hộ gia đìnhsản xuất thủ công truyền thống đã mở các cơ sở kinh doanh có quy mô lớn

Trang 15

như Công ty Sản xuất Kinh doanh Xuất nhập khẩu Bình Minh, Xí nghiệp DệtHồng Quân thu hút rất nhiều lao động Cả xã hiện có trên 2.000 khung dệtthủ công bán cơ khí, hàng năm sản xuất được trên 150 triệu khăn các loại, đạtgiá trị trên 130 tỷ đồng, giải quyết việc làm cho trên 10 ngàn lao động Vớiviệc UBND tỉnh Thái Bình phê duyệt quy hoạch cụm công nghiệp làng nghề

xã Thái Phương và đang xây dựng đường giao thông từ đường 39 vào xã,trong tương lai dệt Thái Phương sẽ còn phát triển và mở rộng hơn nữa tiềmnăng vốn có của làng nghề thủ công truyền thống này

Tuy nhiên, để phát triển nghề dệt truyền thống của làng, còn có rấtnhiều vấn đề đặt ra Làm thế nào để việc tổ chức sản xuất của người dântrong làng đạt được hiệu quả lớn nhất, làm thế nào để mở rộng thị trườngtiêu thụ sản phẩm, làm thế nào để giải quyết được những hệ lụy về môitrường và xã hội do việc phát triển mạnh và có quy mô lớn nghề dệt củalàng, đảm bảo cho sự phát triển bền vững về cả 3 mặt kinh tế, xã hội, môitrường cho địa phương,… Để nhìn nhận một cách đầy đủ hơn về thực trạngphát triển của làng nghề dệt nhuộm Phương La, từ đó đưa ra những giảipháp, kiến nghị nhằm phát triển, bảo vệ, gìn giữ làng nghề cũng như khắcphục những khó khăn, thách thức còn tồn tại của làng nghề, chúng tôi lựa

chọn đề tài nghiên cứu: “Giải pháp phát triển làng nghề dệt nhuộm Phương La, xã Thái Phương, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình”.

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

1.2.1 Mục tiêu chung

Đánh giá thực trạng phát triển làng nghề dệt nhuộm Phương La, xãThái Phương, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình Từ đó đề xuất một số giảipháp phát triển làng nghề dệt nhuộm Phương La trong thời gian tới

1.2.2 Mục tiêu cụ thể

- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về vấn đề pháttriển làng nghề

Trang 16

- Đánh giá thực trạng phát triển của làng nghề dệt nhuộm Phương La, xãThái Phương, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình.

- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của làng nghề dệtnhuộm Phương La

- Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển làng nghề dệt nhuộmPhương La, xã Thái Phương, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

1.3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng và các giải pháp phát triểnlàng nghề dệt nhuộm Phương La, xã Thái Phương, huyện Hưng Hà, tỉnhThái Bình

Trang 17

PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU

2.1 Cơ sở lý luận

2.1.1 Lý luận về phát triển

2.1.1.1 Khái niệm phát triển

Từ xưa đến nay, có rất nhiều khái niệm về phát triển được đưa ra, tùytheo từng thời kỳ phát triển và góc độ nghiên cứu mà có những quan điểmkhác nhau về phát triển:

- Theo quan điểm siêu hình: phát triển chỉ là sự tăng lên hay giảm điđơn thuần về lượng, không có sự thay đổi về chất của sự vật, hiện tượng Nếu

có sự thay đổi về chất thì cũng chỉ là theo vòng tròn khép kín, không có sự rađời cái mới (Giáo trình triết học Mác – Lê-nin, 2009)

- Theo quan điểm biện chứng: phát triển là một phạm trù triết họcchỉ khái quát quá trình vận động tiến lên từ thấp lên cao, từ kém hoànthiện đến hoàn thiện hơn của sự vật, hiện tượng Nguồn gốc của pháttriển nằm nằm ngay trong bản thân sự vật, hiện tượng (Giáo trình triếthọc Mác – Lê-nin, 2009)

Tựu chung lại: phát triển là khuynh hướng vận động đã xác định vềhướng của sự vật: hướng đi lên từ thấp đến cao, từ kém hoàn thiện đến hoànthiện hơn Nhưng nếu hiểu sự vận động phát triển một cách biện chứng toàndiện, sâu sắc thì trong tự bản thân sự vận động phát triển đã bao hàm sự vậnđộng thụt lùi, đi xuống với nghĩa là tiền đề, điều kiện cho sự vận động đi lên,hoàn thiện (Giáo trình triết học Mác – Lê-nin, 2009)

2.1.1.2 Đặc trưng của sự phát triển

Đặc trưng của sự phát triển là sự tồn tại và biến đổi song song giữahai mặt chất và lượng tác động qua lại và mối quan hệ không thể tách rờigiữa chất và lượng chính là bản chất của sự phát triển:

Trang 18

- Mỗi sự vật, hiện tượng là một thể thống nhất bao gồm chất và lượngnhất định, trong đó chất tương đối ổn định còn lượng thường xuyên biến đổi.

Sự biến đổi này tạo ra mâu thuẫn giữa lượng và chất Lượng biến đổi đến mộtmức độ nhất định và trong những điều kiện nhất định thì lượng phá vỡ chất

cũ, mâu thuẫn giữa lượng và chất được giải quyết, chất mới được hình thànhvới lượng mới, nhưng lượng mới lại biến đổi và phá vỡ chất đang kìm hãm

nó Quá trình tác động lẫn nhau giữa hai mặt: chất và lượng tạo nên sự vậnđộng liên tục, từ biến đổi dần dần đến nhảy vọt, rồi lại biến đổi dần để chuẩn

bị cho bước nhảy vọt tiếp theo Cứ căn cứ thế, quá trình động biện chứng giữachất và lượng tạo lên cách thức vận động, phát triển của sự vật

- Từ những thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất Trong mốiquan hệ giữa chất và lượng thì chất là mặt tương đối ổ định, còn lượng là mặtbiến đổi hơn Sự vận động và phát triển của sự vật bao giờ cũng bắt đầu từ sựthay đổi về lượng Song không phải bất kỳ sự thay đổi nào về lượng cũng dẫnđến sự thay đổi về chất ngay tức khắc, mặc dù bất kỳ sự thay đổi nào vềlượng cũng ảnh hưởng đến trạng thái tồn tại của sự vật So với lượng thì chấtthay đổi chậm hơn Chỉ khi nào lượng biến đổi đến một giới hạn nhất định(độ) thì mới dẫn đến sự thay đổi về chất, sự vật không còn là nó nữa, một sựvật mới ra đời thay thế nó

- Sự thay đổi về chất tác động trở lại đối với sự thay đổi về lượng.Lượng thay đổi luôn luôn trong mối quan hệ với chất, chịu sự tác động củachất Song sự tác động của chất đối với lượng rõ nét nhất khi xảy ra bướcnhảy về chất, chất mới thay thế chất cũ, nó qui định quy mô và tốc độ pháttriển của lượng mới trong một độ mới Khi chất mới ra đời, nó không tồn tạimột cách thụ động, mà có sự tác động trở lại đối với lượng, được biểu hiện ởchỗ: chất mới sẽ tạo ra một lượng mới phù hợp với nó để có sự thống nhấtmới giữa chất và lượng Sự quy định này có thê được biểu hiện ở quy mô,nhịp độ và mức độ phát triển mới của lượng

Trang 19

Làng nghề là một thể chế kinh tế - xã hội ở nông thôn, được cấu thành

bởi hai yếu tố làng và nghề tồn tại trong một không gian địa lý nhất định,trong đó bao gồm nhiều hộ gia đình sinh sống bằng nghề thủ công là chính,giữa họ có mối liên kết về kinh tế và xã hội

Làng nghề là một cụm dân cư sinh sống trong một thôn (làng) có một

hay một số nghề tách ra khỏi nông nghiệp để sản xuất kinh doanh độc lập,chiếm ưu thế về số hộ, số lao động và tỷ trọng so với nghề nông

Như vậy, tiêu chí nhận biết làng nghề rõ nhất là thông qua % lao độnglàm nghề và tỷ trọng thu nhập từ ngành nghề thủ công trong cơ cấu kinh tếchung Song định mức cụ thế các tiêu chí này vẫn chưa thống nhất

2.1.2.2 Tiêu chí xác định làng nghề:

Theo thông tư 116/2006 TT-BNN của Bộ Nông nghiệp và phát triểnnông thôn, tiêu chí để xác định làng nghề như sau:

Làng nghề được công nhận phải đạt 3 tiêu chí sau:

a) Có tối thiểu 30% tổng số hộ trên địa bàn tham gia các hoạt độngngành nghề nông thôn

b) Hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định tối thiểu 2 năm tính đến thờiđiểm đề nghị công nhận

Trang 20

- Làng nghề truyền thống là làng nghề đã được hình thành từ lâu đời(thường là trên 50 năm tính từ thời điểm 1954) sản phẩm có tính riêng biệt, cótính đặc thù, có giá trị văn hóa lịch sử của địa phương, được nhiều nơi biếtđến Mỗi làng nghề đều có những bí quyết nghề riêng, phương thức truyềnnghề là cha truyền con nối hoặc truyền trong gia đình, dòng tộc

Theo định nghĩa này thì một nghề được xếp vào các nghề thủ côngtruyền thống nếu hội tụ đủ các yếu tố sau:

+ Đã hình thành và phát triển lâu đời

+ Sản xuất tập trung, tạo thành các làng nghề

+ Có nhiều thế hệ nghệ nhân và đội ngũ thợ lành nghề

+ Kỹ thuật và công nghệ khá ổn định

+ Sử dụng nguyên liệu tại chỗ, trong nước hoàn toàn hoặc chủ yếu nhất.+ Sản phẩm là tiêu biểu và độc đáo của Việt Nam, có giá trị và chấtlượng cao, vừa là hàng hóa, vừa là sản phẩm văn hóa của dân tộc, mang bảnsắc văn hóa Việt Nam

+ Làng nghề nuôi sống một bộ phận dân cư của cộng đồng, có đóng gópđáng kể vào ngân sách của nhà nước

Trang 21

Như vậy, từ các định nghĩa trên, ta có thể hiểu rằng: làng nghề thủ côngtruyền thống là làng nghề được hình thành từ lâu đời, tồn tại và được biết đếndựa vào một ngành nghề thủ công truyền thống đặc trưng của mình còn đượcgiữ gìn và phát triển cho đến tận bây giờ, bao gồm cả các phương pháp sảnxuất được cải tiến hoặc sử dụng những máy móc hiện đại để hỗ trợ cho sảnxuất, nhưng vẫn tuân thủ công nghệ truyền thống.

2.1.3 Vai trò của làng nghề truyền thống trong phát triển nông thôn

2.1.3.1 Làng nghề truyền thống đã tạo ra một khối lượng lớn hàng hóa phong phú phục vụ cho tiêu dùng và xuất khẩu.

Ngày nay, sản xuất của làng nghề truyền thống phát triển theo hướngchuyên môn hóa, đa dạng hóa sản phẩm đã làm cho các làng nghề năng độnghơn Trong khi chưa có điều kiện để phát triển kinh tế trang trại thì việc làngnghề truyền thống đẩy mạnh sản xuất các mặt hàng may mặc, gốm sứ, đồ gỗ

mỹ nghệ, phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu là rất quan trọng Điềuquan trọng hơn cả là thời gian qua, ở các làng nghề truyền thống đã có hàngtrăm ngàn hộ nông dân chuyển sang phát triển ngành nghề truyền thống hoặcvừa sản xuất nông nghiệp vừa sản xuất sản phẩm của làng nghề, chính vì thế

đã tăng cường, nâng cao cơ sở vật chất kỹ thuật và năng lực sản xuất cho kinh

tế nông thôn Việc sản xuất trong các làng nghề truyền thống đang hướng vàocác sản phẩm kỹ thuật cao, có thị trường tiêu thụ rộng rãi, điều đó chứng tỏrằng sản xuất và lưu thông hàng hóa của làng nghề truyền thống phát triểntheo hướng hàng hóa tập trung khá rõ nét

2.1.3.2 Phát triển làng nghề truyền thống là biện pháp hữu hiệu để giải quyết việc làm cho lao động nông thôn.

Công cuộc đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn với xu thếhội nhập sâu rộng thì lực lượng lao động ở vùng nông thôn Nghệ An đangđứng trước những thách thức không nhỏ Trước hết là thời gian nhàn rỗi củangười lao động khá lớn Khi người lao động nông thôn thiếu việc làm buộc họ

Trang 22

phải xoay chạy, tìm kiếm việc làm mới ở vùng đô thị Thực trạng này sẽ tạo

ra những áp lực đáng kể về sức tăng dân số và việc làm ở vùng đô thị Đó làchưa kể đến những hệ lụy kéo theo khi người lao động trẻ thiếu việc làm sẽ dễdẫn đến những tệ nạn của xã hôi, gây ra gánh nặng cho gia đình và xã hội

Do vậy, ngoài những giải pháp tạo thêm việc làm mới thì vấn đề khôiphục lại các làng nghề truyền thống được xem là biện pháp ổn định để giảiquyết khung thời gian nhàn rỗi cho lao động ở nông thôn, tăng thu nhập, nângcao đời sống và đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nôngnghiệp, nông thôn

Một trong những giải pháp mang tính chiến lược là phát triển làng nghềtruyền thống ở nông thôn với nhiều ngành nghề đa dạng phong phú Sự pháttriển của làng nghề truyền thống không chỉ thu hút lao đông ở gia đình, làng

xã mình mà còn thu hút được nhiều lao động từ các địa phương khác đến làmthuê Đồng thời, việc phát triển làng nghề truyền thống còn kéo theo nhiềunghề dịch vụ khác phát triển, tạo công ăn việc làm cho người lao động

2.1.3.3 Phát triển làng nghề truyền thống góp phần thúc đẩy gia tăng thu nhập, cải thiện đời sống dân cư ở nông thôn

Qua thực tế ở một số làng nghề truyền thống cho thấy, thu nhập bìnhquân của một lao động làm nghề bao giờ cũng cao hơn lao động thuần nông

2.1.3.4 Phát triển làng nghề truyền thống sẽ chuẩn bị đội ngũ lao động có khả năng thích ứng với lĩnh vực công nghiệp và tạo cơ sở vệ tinh cho các doanh nghiêp hiện đại

Quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn đãtác động rất lớn đến sự phát triển của làng nghề truyền thống.Nó trở thànhmột nhân tố thúc đẩy việc huy động các nguồn lực trong nhân dân để đưavào phát triển sản xuất kinh doanh, làm cho nền kinh tế nông thôn tăngtrưởng mạnh mẽ, tạo điều kiện để phát huy cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụđời sống dân cư nông thôn

Trang 23

Như vậy làng nghề truyền thống càng phát triển mạnh, nó càng có điềukiện để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng ở nông thôn Hơn nữa khi cơ sở vậtchất được tăng cường và hiện đại chính là tạo điều kiện thuận lợi cho đội ngũlao động thích ứng với tác phong công nghiệp, nâng cao tính tổ chức, tính kỷluật Đồng thời trình độ văn hóa của người lao động ngày một tăng cao, là cơ

sở thuân lợi cho việc đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào hoạt động sản xuất vàdịch vụ của làng nghề Ngày nay, phát triển nghề thủ công không có nghĩa chỉdùng toàn kỹ thuật thô sơ, không dùng đến máy móc, mà phải dùng kỹ thuậttheo hướng hiện đại hóa Hàng hóa trên thị trường ngày càng đa dạng phongphú thì sớm hay muộn nghề thủ công cũng phải thay đổi cho phù hợp với thịhiếu của người tiêu dùng Cũng có nghĩa là người lao động luôn luôn thíchnghi với những điều kiện kỹ thuật mới

Thực hiện liên kết giữa các doanh nghiệp ở đô thị và khu công nghiệptập trung với các làng nghề truyền thống là vấn đề hết sức quan trọng Sự liênkết này có tác dung hiêu quả và rõ rệt, nhất là với những làng nghề truyềnthống làm gia công, sản xuất phụ với tư cách là vệ tinh cho các doanh nghiệplớn Các làng nghề truyền thống tiến hành sản xuất các loại phụ tùng, chi tiếtsản phẩm hoặc sản xuất chế biến nông sản ở giai đoạn thô, cung cấp cho cácdoanh nghiệp lớn ở thành thị làm đầu mối lắp ráp, hoàn thiện sản phẩm Từ

đó, tinh chế các loại sản phẩm bán ra thị trường trong nước cũng như nướcngoài Đây là hình thức liên kết cần được khuyến khích phát triển rộng khắplàng nghề truyền thống

2.1.3.5 Phát triền làng nghề truyền thống góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc

Làng nghề truyền thống là một cụm dân cư sinh sống tạo thành làngquê hay phường hội Đó chính là cộng đồng nhỉ về văn hóa Những phongtục, tập quán, đền thờ, miếu mạo, của mỗi làng xã Vừa có nét chung củavăn hóa dân tộc, vừa có nét riêng của môi làng quê làng nghề Các sản phẩmcủa làng nghề truyền thống làm ra là sự kết tinh, giao lưu và phát triển các giá

Trang 24

trị văn hóa, văn minh lâu đời của dân tộc, điều này vừa làm nên nét riêng củasản phẩm làng nghề, vừa mang những nét tương đống với những dân tộc kháctrên thế giới Vì vậy, trong quá trình công nghiệp hóa vẫn rất cần sự giữ gìn,bảo tồn các nghề thủ công, tránh việc làm mai một những nét văn hóa độc đáocủa dân tộc

2.1.3.6 Hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh của các làng nghề truyền thống

Trong thời kỳ tập trung quan liêu bao cấp, làng nghề truyền thống đượcgọi là “đội ngành nghề” của hợp tác xã như: đọi gốm, đội mộc, đội nề, độilàm sơn mài, sơn khảm, Nơi có đông thợ thủ công thì thành lập hợp tác xãthủ công nghiệp Nhưng dần dần những hình thức hoạt động này bộc lộ rõ sựyếu kém, không hiệu quả nên không tồn tại được nữa

Từ khi bước vào cơ chế mới, qui mô sản xuất lại trở về với mô hìnhtruyền thống là hộ gia đình, đồng thời xuất hiện thêm các doanh nghiệp tưnhân, công ty cổ phần, các hình thức hợp tác xã kiểu mới Trên cơ sở cáchình thức sở hữu này, các doanh nghiệp, các hợp tác xã có bước phát triển vàđược pháp luật thừa nhận Tuy nhiên, trong những năm qua, hình thức sảnxuất kinh doanh theo hộ gia đình vẫn còn chiếm ưu thế ở các làng nghề truyềnthống có nơi đến 90%

2.1.3.7 Vai trò của làng nghề truyền thống trong phát triển kinh tế

- Góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động ở nông thôn, góp phần xóa đói giảm nghèo: Bên cạnh việc tạo việc làm, tăng

thu nhập cho lao động ở khu vực này, phát triển ngành nghề nông thôn sẽ tạothêm việc làm cho lao động lúc nông nhàn, lao động phụ như người già, trẻ

em, người khuyết tật,

- Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nông thôn, đa dạng hóa kinh

tế nông thôn, thúc đẩy quá trình đô thị hóa: Bảo tồn và phát triển làng nghề

có tác dụng rõ rệt đối với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theohướng công nghiệp hóa, hiên đại hóa

Trang 25

- Góp phần bảo tồn giá trị văn hóa dân tộc: do hầu hết các làng nghề

có khởi nguồn từ sáng tạo của dân cư địa phương nên trong sản phẩm làngnghề, từ kiểu dáng cho đến mẫu mã đều có những dấu ấn riêng về bản sắc vănhóa của từng địa phương Lịch sử phát triển của các làng nghề truyền thônggắn với lịch sử phát triển văn hóa dân tộc Nhiều sản phẩm truyền thống cótính nghệ thuật cao, trong đó thể hiện sắc thái riêng của mỗi làng nghề Bảotồn và phát triển các làng nghề truyền thống chính là sự kế thừa và phát huyđội ngũ nghệ nhân có bàn tay khéo léo cùng những bí quyết nghề quý giáthông qua đó bảo tồn những nét độc đáo của bản sắc dân tộc Việt Nam Ngoàiviệc tạo sản phẩm, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ hàng hóa, nhiều làngnghề đã hình thành liên kết mang tính cộng đồng theo từng nhóm làng nghề,duy trì các truyền thống, lễ hội theo nhóm ngành nghề Thông qua việc tạo racác sản phẩm của làng nghề, cộng đồng dân cư trở nên gắn bó hơn trong cuộcsống, góp phần hạn chế và đẩy lùi những tiêu cực của văn hóa ngoại lai,không lành mạnh

Với vai trò quan trọng của làng nghề trong phát triển kinh tế - xã hộithành phố, việc định hướng bảo tồn và phát triển làng nghề tại thành phốtrong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế là việc làm cần thiết hiện nay Để bảotồn và phát triển các làng nghề, cần khôi phục sản xuất tại các làng nghề đã vàđang bị mai một nhưng trên thị trường có nhu cầu; chú trọng một số nghềtruyền thống, làng nghề truyền thống có từ lâu đời, mang đậm bản sắc vănhóa dân tộc Bên cạnh đó cần có hướng chuyển đổi đối với một số ngànhnghề, làng nghề khó khăn về thị trường thông qua sự hỗ trợ về vốn đầu tư,đào tạo nghề, tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, tạo điều kiện cho cáclàng nghề được phục hồi và phát triển, đảm bảo ổn định và cải thiện cuộcsống của người lao động ở nông thôn

Trang 26

2.1.4 Đặc điểm, đặc trưng của nghề dệt và sản phẩm dệt của làng nghề.

2.1.4.1 Đặc điểm của làng nghề và sản phẩm làng nghề nói chung

- Đặc điểm nổi bật nhất của các làng nghề là tồn tại ở nông thôn, gắn bóchặt chẽ với nông nghiệp các làng nghề xuất hiện trong từng làng- xã ở nôngthôn sau đó các ngành nghề thủ công nghiệp được tách dần nhưng không rờikhỏi nông thôn, sản xuất nông nghiệp và sản xuất- kinh doanh thủ côngnghiệp trong các làng nghề đan xen lẫn nhau người thợ thủ công trước hết vàđồng thời là người nông dân

- Hai là, công nghệ kỹ thuật sản xuất sản phẩm trong các làng nghề, đặcbiệt là các làng nghề truyền thống thường rất thô sơ, lạc hậu, sử dụng kỹ thuậtthủ công là chủ yếu công cụ lao động trong các làng nghề đa số là công cụthủ công, công nghệ sản xuất mang tính đơn chiếc nhiều loại sản phẩm cócông nghệ- kỹ thuật hoàn toàn phải dựa vào đôi bàn tay khéo léo của ngườithợ mặc dù hiện nay đã có sự cơ khí hoá và điện khí hoá từng bước trong sảnxuất, song cũng chỉ có một số không nhiều nghề có khả năng cơ giới hoáđược một số công đoạn trong sản xuất sản phẩm

- Ba là, đại bộ phận nguyên vật liệu của các làng nghề thường là tạichỗ hầu hết các làng nghề truyền thống được hình thành xuất phát từ sự sẵn

có của nguồn nguyên liệu sẵn có tại chỗ, trên địa bàn địa phương cũng có thể

có một số nguyên liệu phải nhập từ vùng khác hoặc từ nước ngoài như một sốloại chỉ thêu, thuốc nhuộm song không nhiều

- Bốn là, phần đông lao động trong các làng nghề là lao động thủ công,nhờ vào kỹ thuật khéo léo, tinh xảo của đôi bàn tay, vào đầu óc thẩm mỹ vàsáng tạo của người thợ, của các nghệ nhân trước kia, do trình độ khoa học vàcông nghệ chưa phát triển thì hầu hết các công đoạn trong quy trình sản xuấtđều là thủ công, giản đơn ngày nay, cùng với sự phát triển của khoa học-công nghệ, việc ứng dụng khoa học- công nghệ mới vào nhiều công đoạntrong sản xuất của làng nghề đã giảm bớt được lượng lao động thủ công, giản

Trang 27

đơn tuy nhiên, một số loại sản phẩm còn có một số công đoạn trong quy trìnhsản xuất vẫn phải duy trì kỹ thuật lao động thủ công tinh xảo việc dạy nghềtrước đây chủ yếu theo phương thức truyền nghề trong các gia đinh từ đời nàysang đời khác và chỉ khuôn lại trong từng làng sau hoà bình lập lại, nhiều cơ

sở quốc doanh và hợp tác xã làm nghề thủ công truyền thống ra đời, làm chophương thức truyền nghề và dậy nghề đã có nhiều thay đổi, mang tính đadạng và phong phú hơn

- Năm là, sản phẩm làng nghề, đặc biệt là làng nghề mang tính đơnchiếc, có tính mỹ thuật cao, mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc các sản phẩmlàng nghề truyền thống vừa có giá trị sử dụng, vừa có giá trị thẩm mỹ cao, vìnhiều loại sản phẩm vừa phục vụ nhu cầu tiêu dùng, vừa là vật trang trí trongnhà, đền chùa, công sở nhà nước các sản phẩm đều là sự kết giao giữaphương pháp thủ công tinh xảo với sự sáng tạo nghệ thuật cùng là đồ gốm sứ,nhưng người ta vẫn có thể phân biệt được đâu là gốm sứ bát tràng (hà nội),thổ hà (bắc ninh), đông triều (quảng ninh) từ những con rồng chạm trổ ở cácđình chùa, hoa văn trên các trống đồng và các hoạ tiết trên đồ gốm sứ đếnnhững nét chấm phá trên các bức thêu tất cả đều mang vóc dáng dân tộc,quê hương, chứa đựng ảnh hưởng về văn hoá tinh thần, quan niệm về nhânvăn và tín ngưỡng, tôn giáo của dân tộc

- Sáu là, thị trường tiêu thụ sản phẩm của các làng nghề hầu hết mangtính địa phương, tại chỗ và nhỏ hẹp bởi sự ra đời của các làng nghề, đặc biệt

là các làng nghề truyền thống, là xuất phát từ việc đáp ứng nhu cầu về hàngtiêu dùng tại chỗ của các địa phương ở mỗi một làng nghề hoặc một cụmlàng nghề đều có các chợ dùng làm nơi trao đổi, buôn bán, tiêu thụ sản phẩmcủa các làng nghề cho đến nay, thị trường làng nghề về cơ bản vẫn là các thịtrường địa phương, là tỉnh hay liên tỉnh và một phần cho xuất khẩu

- Bảy là, hình thức tổ chức sản xuất trong các làng nghề chủ yếu là ởquy mô hộ gia đình, một số đã có sự phát triển thành tổ chức hợp tác và doanhnghiệp tư nhân

Trang 28

2.1.4.2 Đặc điểm của làng nghề và sản phẩm làng nghề dệt nhuộm

a) Khái niệm về dệt nhuộm và các công đoạn chính trong quá trình dệt nhuộm

* Dệt nhuộm

Nói về dệt nhuộm, đây là một hoạt động lâu đời của con người, được pháthiện từ thời kì đồ đá mới, với những dụng cụ, nguyên liệu thô sơ Nghề dệtvải nguyên thủy thực chất là sự phát triển của các kỹ năng đan lát bằng mâytre được thay thế bởi những sợi vỏ cây nhỏ mảnh hơn Và như vậy quá trìnhphát sinh kỹ năng dệt vải gắn liền với sự ra đời và phát triển của hai yếu tố kỹthuật: tạo sợi vỏ cây và tạo ra những dụng cụ "đan lát" cho loại hình sợi nhỏmảnh này - que dẫn, bàn dệt và máy dệt

Ngày nay, trải qua hàng thế kỷ phát triển, cải tiến , cùng với sự tiến bộcủa khoa học kỹ thuật áp dụng, hoạt động dệt nhuộm đã trở thành một hoạtđộng không thể thiếu trong đời sống con người Quy trình dệt nhuộm ngàynay được chia làm ba công đoạn đoạn:

Công đoạn 1: Kéo sợi : Trong quá trình thu hoạch bông vải, chúngđược đóng lại dưới dạng những kiện bông thô chứa các sợi bông có kíchthước khác nhau cùng với tạp chất tự nhiên như hạt, bụi, đất….Nguyên liệubông thô sẽ được đánh tung, làm sạch và bông được thu dưới dạng các tấmphẳng, đều Các sợi bông tiếp tục được kéo sợi thô để tăng kích thước, độ bền

và được đánh thành từng ống Sau khi được kéo thành sợi hoàn chỉnh sẽ đếnquá trình hồ sợi dọc, đây là quá trình sử dụng hồ tinh bột, tinh bột biến tính vàmột số các loại hồ nhân tạo như polyvinynalcol PVA, polyacrylat….để tạomàng hồ bao quanh sợi bông, tăng bộ bền, độ trơn và độ bóng của sợi để tiếnhàng dệt vải

Công đoạn 2: Dệt vải – Xử lý hóa học : Quá trình dệt vải được tiếnhành chủ yếu bằng máy móc để kết hợp các sợi ngang và sợi dọc tạo thànhtấm vải Tiếp đó, vải sẽ được nấu ở áp suất và nhiệt độ cao trong các dungdịch hóa học và các chất phụ trợ để tách, loại bỏ phần hồ và các tạp chất thiên

Trang 29

nhiên có trong sợi Sau đó, những tấm vải tiếp tục được làm bóng để cho sợicotton trương nở, tăng khả năng thấm nước và bắt màu của sợi nhuộm Cuốicùng là tẩy trắng vải để làm cho vải mất đi màu tự nhiên, sạch vết dầu mỡ và

có độ trắng như yêu cầu để bước vào quá trình nhuộm màu

Công đoạn 3: Nhuộm – Hoàn thiện vải: Sợi vải được xử lý bằng thuốcnhuộm, dung dịch các chất phụ gia hữu cơ để làm tăng khả năng gắn màu.Quá trình nhuộm vải phải sử dụng các loại thuốc nhuộm tổng hợp cùng nhiềuhóa chất phụ khác để tạo điều kiện cho sự bắt màu của màu nhuộm Sau mỗiquá trình trên thì công đoạn giặt vải được tiến hành nhiều lần nhằm tách cáchợp chất, chất bẩn còn bám lại trên vải Cuối cùng, để hoàn thiện vải sẽ phảithực hiện giai đoạn wash vải nhằm mục đích làm mềm vải, tăng độ bền,chống co rút, ra màu….của vải

b) Đặc điểm của làng nghề và sản phẩm của làng nghề dệt nhuộm

Tuy cũng mang theo một số đặc điểm cơ bản của làng nghề truyềnthống nói chung nhưng làng nghề dệt nhuộm vẫn có những nét đặc trưngriêng làm nên sự khác biệt và thành công cho sản phẩm của mình:

- Công nghệ kỹ thuật sản xuất sản phẩm trong các làng nghề, đặc biệt làcác làng nghề truyền thống thường rất thô sơ, lạc hậu, sử dụng kỹ thuật thủcông là chủ yếu, nhưng với làng nghề dệt nhuộm hiện thời thì những công cụ,

kỹ thuật lại rất hiện đại và mang tính công nghiệp cao, tốn ít công sức, năngsuất và chất lượng cũng rất cao

- Các sản phẩm của làng nghề thường được gia công bằng bàn tay khéoléo của con người, nhưng ở làng nghề dệt nhuộm, máy móc hầu như thay conngười làm tất cả Những sản phẩm được chế tác tinh xảo và đẹp mắt đều làsản phẩm của máy móc cơ khí làm ra

- Điểm đặc biệt ở nơi đây là tất cả những máy móc cơ khí hiện đạiphục vụ cho sản xuất đều là do người dân nơi đây tự tìm tòi sáng chế ra.Cũng giống như những bí quyết nghề do tôt tiên truyền lại, những côngthức của dây chuyền sản xuất này đều được giữ gìn và không bao giờtruyền ra bên ngoài

Trang 30

- Thị trường tiêu thụ sản phẩm không chỉ bó hẹp ở phạm vi địa phương

và những vùng lân cận

- Sản xuất không mang tính manh mún, nhỏ lẻ mà rất tập trung, quy môlớn, nhiều doanh nghiệp, xí nghiệp được hình thành nhằm phát triển sản xuất

và tiêu thụ sản phẩm

2.1.5 Nội dung phát triển làng nghề dệt nhuộm

Sự phát triển của làng nghề dệt nhuộm được quyết định bởi nhiều yếu tố,trong đó cụ thể nhất khi đánh giá là dựa vào quy mô của làng nghề, về sảnphẩm của làng nghề, thị trường tiêu thụ sản phẩm hay dựa vào các nguồn lựctham gia sản xuất nhằm nâng cao chất lượng của sản phẩm nhằm tạo giá trịtăng thêm lên cao hơn cho sản phẩm

Quy mô tổ chức sản xuất kinh doanh của làng nghề dệt nhuộm

Trong tổ chức sản xuất kinh doanh làng nghề dệt nhuộm, vấn đề đầu tiênphải kể đến đó là quy mô, quy mô làng nghề có thể hiểu là độ lớn của từng cơ

sở sản xuất về vốn, lao động, mặt bằng sản xuất kinh doanh Phát triển quy

mô chính là làm cho các yếu tố này của từng cơ sở sản xuất (hộ, doanhnghiệp, HTX) lớn lên, phù hợp hơn Quy mô hộ, doanh nghiệp hợp lý là sựđầu tư hợp lý về vốn, lao động, mặt bằng sản xuất kinh doanh.nhằm tạo ra sảnphẩm hàng hóa, dịch vụ phù hợp yêu cầu, mục tiêu kinh tế xã hội, với nhu cầuthị trường, đem lại lợi nhuận cho hộ, doanh nghiệp

Các loại hình tổ chức sản xuất kinh doanh của làng nghề dệt nhuộmMột làng nghề dệt nhuộm truyền thống thường bao gồm nhiều hộ, cáthể, đơn vị sản xuất kinh doanh do vậy số lượng hộ cá thể (hộ chuyên vàbán chuyên), các doanh nghiệp nhỏ và vừa, các hình thức hợp tác ngàycàng nhiều chứng tỏ làng nghề ngày càng phát triển Ngoài ra, quy mô làngnghề cần được xem xét đánh giá cơ cấu ngành nghề, khu vực hợp lý đápứng nhu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu cũng như cơ cấu vềtrình độ công nghệ phù hợp với sự phát triển nhanh chóng của khoa học-

Trang 31

công nghệ trong nước và thế giới Sản phẩm của làng nghề đó được phảikiểm chứng thông qua cạnh tranh trên thị trường, tạo uy tín thương hiệu đốivới người tiêu dùng

 Vốn cho phát triển làng nghề dệt nhuộm

Việc phát triển một làng nghề nói chung và làng nghề dệt nhuộm nói riêng

là việc huy động vốn đưa vào sản xuất kinh doanh của các cơ sở sản xuất, nóđược thể hiện qua sự tăng lên về vốn đăng ký hoạt động sản xuất kinh doanhqua các năm, sự tăng lên về tống nguồn vốn cũng phản ánh quy mô và năng lựctài chính của doanh nghiệp tại mỗi giai đoạn phát triển Vốn đầu tư của mỗi hộ,doanh nghiệp phản ánh một phần quan trọng sự phát triển của doanh nghiệplàng nghề, tuy nhiên ngoài việc đánh giá sự tăng lên về quy mô của vốn điềucần quan tâm vẫn là hiệu quả sử dụng vốn của các hộ doanh nghiệp đó

 Cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật cho phát triển làng nghề dệt nhuộm

Sự phát triển của làng nghề không chỉ thể hiện ở mặt quy mô, mức độ đầu

tư vốn phát triển mà còn phải kể đến mặt bằng sản xuất kinh doanh Đặc điểmcủa làng nghề dệt nhuộm truyền thống là các hộ sản xuất thường tận dụng mặtbằng nhà mình làm địa điểm sản xuất vì vậy việc đánh giá quy mô mặt bằngcũng là một tiêu chí quan trọng Khi nghiên cứu về mặt bằng sản xuất khôngnên chỉ quan tâm tới diện tích của mặt bằng đất đai mà cần chú ý tất cả cácyếu tố về cơ sở vật chất kỹ thuật được đầu tư trên đó như nhà xưởng, máymóc, hệ thống giao thông, hạ tầng phục vụ cho tất cả các hoạt động của hộ,doanh nghiệp, đơn vị sản xuất Tiêu chí mở rộng mặt bằng sản xuất kinhdoanh, tăng lên về quy mô cơ sở vật chất của doanh nghiệp cũng thể hiện sựphát triển của cơ sở sản xuất, doanh nghiệp đó Khi doanh nghiệp phát triển đilên, làm ăn có lãi, thị trường đầu ra luôn được mở rộng thì việc mở rộng sảnxuất kinh doanh là điều tất yếu, khả năng chọn vị trí, bố trí mặt bằng sản xuấtkinh doanh một cách hợp lý sẽ mang lại hiệu quả cho hộ, doanh nghiệp

Trang 32

 Thị trường tiêu thụ của làng nghề dệt nhuộm

Về thị trường tiêu thụ, thị trường tiêu thụ ốn định là điều kiện cần thiết đểlàng nghề phát triển và luôn được giữ vững Thị trường có thể là trong nước,nước ngoài nhưng luôn phải đảm bảo được tính khả thi của sản phẩm xuấtkháu, bảo đảm được uy tín và thương hiệu của sản phẩm

Ngoài ra, còn rất nhiều yếu tố khác như số lượng sản phẩm làm ra phải lớn,

ổn định, mức độ giải quyết việc làm cho lao động tại địa phương được đảmbảo, doanh thu tăng qua các năm

2.1.6 Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển nghề dệt ở địa phương.

2.1.6.1 Lao động

Quy mô dân số ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành các làng nghề.Tại những vùng nông thôn có mật độ dân số cao, bình quân diện tích đất nôngnghiệp theo đầu người thấp, nhất là các địa phương kinh tế lúa nước là chính,thu nhập từ nông nghiệp thấp và tình trạng dư thừa lao động lúc nông nhàn đãtạo ra tiền đề xuất hiện nghề phi nông nghiệp Dần nghề phi nông nghiệp pháttriển lên thành nghề chính hình thành các làng chuyên nghề

Các yếu tố truyền thống tập quán và những quan hệ dòng họ, gia đìnhcũng có tác động mãnh mẽ tới sự phát triền của làng nghề, nhất là các làngnghè thủ công truyền thống với yếu tố “bí quyết gia truyền” Tập quán sảnxuất kinh doanh khép kín hạn chế tính sản xuất hàng hóa nói chung cũng nhưtrong các làng nghề nói riêng và kìm hãm sự phát triển của việc du nhậpngành nghề mới vào nông thôn

Dân cư đồng thời cũng đóng vai trò là nhân lực đồng thời là thị trườngtiêu thụ

2.1.6.2 Nguyên liệu

Khối lượng, chất lượng, chủng loại và khoảng cách của các nguồnnguyên liệu có ảnh hưởng nhất định tới chất lượng, giá thành sản phẩm

Trang 33

Việc sư dụng một số nguyên liệu mới có thê tạo ra nghề mới hoặc thaythế nguyên liệu quý hiếm bằng nguyên liệu phổ thông tạo điều kiện cho sảnxuất ổn định hơn, nhưng nó cũng có thể làm mất đi tính độc đáo, nét văn hóađặc sắc riêng trong sản phấm của mỗi làng nghề

2.1.6.3 Vốn

Nguồn vốn là yếu tố quan trọng trong sản xuất kinh doanh Làng nghè

có nguồn vốn lớn thì khả năng đầu tư cho cơ sở vật chất, mở rộng quy mô sảnxuất càng cao vốn lớn giúp cho các cơ sở sản xuất chủ động được rủi ro vàhạn chế ánh hưởng xấu của tính mùa vụ trong cung ứng và tiêu thụ sán phẩm

2.1.6.4 Công nghệ và kỹ thuật sản xuất

-Tính đa dạng và khác biệt trong các yếu tố kỳ thuật của các nghệ nhân

đã tạo nên tính đa dạng, phong phú của các sản phẩm làng nghè Những lànglàm chung một nghè thường có kỹ thuật chung nhưng mỗi làng có lại có bíquyết riêng

-Kỹ thuật và công nghệ sân xuất làm thay đối cơ cấu và chất lượng sảnphẩm làng nghề Việc ứng dụng những công nghệ mới, hiện đại vào sản xuất

sẽ làm xuất hiện những sân phẩm mới, góp phần làm gia tăng giá trị sử dụngcủa sản phẩm

-Công nghệ sán xuât ánh hưởng đên khả năng cạnh tranh của sân phâmlàng nghề, sán xuất thủ công tuy tạo ra những sán phẩm độc đáo nhưng sựđồng đều và ổn định của chất lượng sản phẩm khó được đảm bảo Trong khi

đó, áp dụng công nghệ hiện đại làm làm tăng năng suất lao động, giảm chi phísản xuất và hạ giá thành sân phẩm Bên cạnh đó, công nghệ mới giúp hiện đạihóa một khâu phục vụ sản sản xuất kinh doanh của làng nghề như thiết kếmẫu mã, khai thác thông tin thị trường, giới thiệu sân phẩm Việc áp dụng cơgiới hóa trong nhiều khâu sản xuất đã làm tăng năng suất của người lao động,giải phóng lao động phô thông, nhưng cũng làm cho kĩ thuật thi công truyềnthống bị mai một Do đó, để nâng cao hiệu quả sân xuất và bảo tồn bân sắc

Trang 34

riêng, các làng nghề cần có sự kết hợp công nghệ truyền thống với công nghệhiện đại theo hướng “truyền thống hóa công nghệ hiện đại và hiện đại hóacông nghệ truyền thống”

-Đặc biệt, trong giai đoạn hiện công nghiệp hóa hiện nay, công nghệsản xuất hiện đại sẽ góp phần quan trọng tron việc giảm thiếu ô nhiễm môitrường ở các làng nghề trong một thời gian dài, các làng nghề chủ yếu sửdụng công nghệ thú công truyền thống trong sán xuất Điều này phù hạp vớiquy mô sân xuất hộ gia đình nhó lẻ và vẫn tạo được sán phẩm mang tính độcđáo, riêng biệt Hiện nay, quy mô sân xuất ở các làng nghè đã được mở rộngvới sự tham gia của hình thức tô chức sân xuất kinh doanh khác nhau (hợp tác

xã, doanh nghiệp tư nhân) Tuy nhiên, phần lớn các cơ sở ở làng nghề vẫn sửdụng công cụ thủ công, lạc hậu đây là nguyên nhân dẫn đến tình trạng ônhiễm môi trường làng nghề Rất nhiều làng nghè đang bị ô nhiễm

2.1.6.5 Cơ sở hạ tầng

Đây có thể coi là yếu tố động lực đối với sự phát triển của mỗi làngnghề Cơ sở hạ tầng bao gồm: giao thông, điện, cấp thoát nước, thông tin lienlạc Trước đây, làng nghè thường gắn với vùng nông thôn, tính hàng hóa sánphẩm chưa cao, khi đó cơ sở hạ tầng chưa đóng vai trò quan trọng trong sựphát triển làng nghè Gần đây, khi quy mô sân xuất ngày càng mở rộng, ngàycàng nhiều cụm công nghiệp hình thành, vai trò của cơ sở hạ tầng càng đượckhắng định

2.1.6.6 Thị trường

Đây là yếu tố quan trọng có ý nghĩa quyết định đối với sự tồn tại vàphát triền của làng nghè Thị trường hiện nay được xem xét theo nghĩa rộngbao gồm thị trường nguyên liệu, vật tư, công nghệ, vốn, lao động

Trong điều kiện hội nhập của nền kinh tế nwocs ta hiện nay, nhiều mặthàng của làng nghề nước ta phải cạnh tranh gay gắt với các mặt hàng cùngchúng loại từ Thái Lan, Trung Quốc ngay tại thị trường trong nước Điềunày đòi hỏi phải có các giải pháp đồng bộ về thị trường cho sản phẩm làngnghề, từ khảo sát thị trường đến định hướng phát triển cơ cấu sán phẩm

Trang 35

2.2 Cơ sở thực tiễn

2.2.1 Các chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước về phát triển làng nghề.

2.2.1.1 Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống

Những văn bản chính sách cụ thể thể hiện chủ trương chính sách củaĐảng và nhà nước về phát triển làng nghề bao gồm:

Quyết định 132/2000/QĐ-TTg về một số chính sách khuyến khích pháttriển làng nghề nông thôn Quyết định được ban hành bao gồm các quy định

về ngành nghề nông thôn và chủ trương phát triển làng nghề như: quy hoạch

và định hướng phát triển các cơ sở ngành nghề nông thôn theo cơ chế thịtrường, các yếu tố phục vụ mục đích sản xuất của làng nghề như đất đai,nguyên liệu; vốn; quy định về chất lượng sản phẩm và thị trường tiêu thụ

Nghị định 66/2006/NĐ-CP về phát triển ngành nghề nông thôn trong

đó có các quy định về ngành nghề, quản lý chất lượng sản phẩm và một sốquy hoạch phát triển làng nghề nông thôn nói chung

Chỉ thị số 28/2007/CT-BNN về : Đẩy mạnh thực hiện quy hoạch pháttriển ngành nghề nông thôn và phòng chống ô nhiễm môi trường làng nghề

Quyết định 131/2009/QĐ-TTg, tháng 1 năm 2009, việc hỗ trợ lãi suất4% cho các tổ chức, cá nhân vay vốn ngân hàng để sản xuất, kinh doanh (tức

là vay vốn lưu động) - được gọi là gói kích cầu thứ nhất của Thủ tướng ChínhPhủ Tiếp theo là gói kích cầu thứ hai: cho các tổ chức, cá nhân vay vốn trungdài hạn của ngân hàng để đầu tư mới sản xuất kinh doanh, xây dựng kết cấu

hạ tầng trong thời gian tối đa là 24 tháng

2.2.1.2 Phát triển làng nghề gắn với du lịch

a) Hướng phát triển làng nghề gắn với du lịch

- Thực hiện quy hoạch và xây dựng các tuyến, điểm du lịch gắn vớilàng nghề trong cả nước và ở từng địa phương; đánh giá tình hình khai thác,

Trang 36

tổ chức quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh, hiện trạng quy hoạch, kiếntrúc và hạ tầng cơ sở.

- Xây dựng kế hoạch đầu tư, nâng cấp và phát triển làng nghề gắn vớicác tuyến, điểm du lịch

- Hỗ trợ các làng nghề khôi phục, phát triển các nghề truyền thống, hoạtđộng văn hóa dân gian, xây dựng môi trường du lịch văn hóa, cải thiện cơ sở

hạ tầng kết hợp bảo vệ môi trường du lịch sinh thái

b) Phát triển làng nghề gắn với các tuyến du lịch

- Tập trung quảng bá về các làng nghề, sản phẩm làng nghề, cơ sở, hộsản xuất và các nghệ nhân của làng nghề nằm trong các tuyến du lịch

- Tổ chức các tuyến du lịch làng nghề kết hợp với các tuyến du lịchsinh thái, du lịch cộng đồng, du lịch về cội nguồn, du lịch nông nghiệp và cáctuyến du lịch khác

- Xây dựng mới và nâng cấp các tuyến du lịch làng nghề đã có

c) Phát triển làng nghề gắn với các điểm du lịch

- Ưu tiên phát triển hạ tầng, bảo vệ môi trường, xúc tiến thương mại,chính sách đối với nghệ nhân, vay vốn ưu đãi, chính sách khuyến khíchnghiên cứu, sáng tạo mẫu sản phẩm… tại các làng nghề gắn với điểm du lịch

- Hỗ trợ hoạt động tuyên truyền, phổ biến, vận động người dân tronglàng thực hiện quy định về vệ sinh môi trường; xây dựng công trình thu gom

và xử lý chất thải; ứng dụng công nghệ mới ít gây ô nhiễm môi trường

- Phát triển các cửa hàng bán đồ lưu niệm tại làng nghề; tổ chức cáckhu vực tập trung các cửa hàng bán sản phẩm của làng nghề

- Xây dựng các xưởng, khu sản xuất đủ điều kiện làm điểm du lịch để

tổ chức tham quan cho du khách trong và ngoài nước

- Đầu tư phát triển các điểm làng nghề gắn với du lịch

2.2.1.3 Phát triển làng nghề mới, phấn đấu thực hiện mỗi làng một nghề a) Đối với những làng đã có nghề

Trang 37

- Khôi phục, bảo tồn, lưu giữ nét văn hóa truyền thống trong sản phẩm,

bí quyết nghề, đồng thời thiết kế những sản phẩm mới phù hợp với thị trường,nâng cao khả năng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm

- Xây dựng kế hoạch, dự án để thúc đẩy phát triển nhân rộng ra nhiều

hộ trong làng; tăng cường liên kết với các doanh nghiệp để cải tiến mẫu mã,cung cấp vốn và thông tin thị trường; đào tạo nâng cao năng lực quản lý kinhdoanh của các chủ cơ sở sản xuất…

b) Đối với các làng chưa có nghề phi nông nghiệp

- Thúc đẩy phát triển ngành nghề phi nông nghiệp với hình thức dunhập phát triển nghề thông qua việc học tập, phổ biến, lan tỏa từ các làngnghề truyền thống, làng nghề đã có sản phẩm trên thị trường

- Xây dựng các dự án khôi phục nghề cũ (nếu có), chú trọng phát triểncác loại hình dịch vụ phục vụ sản xuất và đời sống nông thôn

- Những làng nghề mới cần hướng tập trung vào phát triển các ngànhnghề chế biến nông lâm thủy sản, công nghệ bảo quản sau thu hoạch và sảnxuất sản phẩm cơ khí phục vụ sản xuất nông nghiệp; ưu tiên chế biến các sảnphẩm sạch

c) Phát triển, kết hợp các loại hình kinh tế và tổ chức sản xuất, kinh doanh

- Phát triển mối liên kết doanh nghiệp xuất khẩu với gia công bán thànhphẩm ở các làng nghề

- Khuyến khích mở rộng quy mô, tập trung vốn, tạo mặt bằng sản xuấtthuận lợi trong các khu/cụm công nghiệp ngành nghề tại địa phương

- Thu hút liên doanh, liên kết, góp vốn, xúc tiến hình thành các công ty,

xí nghiệp, hoặc các tổ chức kinh tế cổ phần

d) Định hướng phát triển một số làng nghề mới

- Phát triển làng nghề sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ

- Phát triển làng nghề bảo quản, chế biến nông lâm thủy sản, gây trồng

và kinh doanh sinh vật cảnh

- Phát triển nghề cơ khí nhỏ ở nông thôn

Trang 38

- Phát triển dịch vụ ở nông thôn

(Theo quyết định số: 2636/QĐ-BNN-CB, 2011 về phê duyệt chương trình bảo tồn và phát triển làng nghề)

2.2.2 Phát triển làng nghề ở một số nước trên Thế giới và Việt nam

2.2.2.1 Phát triển làng nghề ở một số nước trên thế giới

● Phát triển làng nghề ở Nhật Bản

Ngành nghề tiểu thủ công nghiệp của Nhật Bản bao gồm: Chế biến lương thực, thực phẩm, đan lát, dệt chiếu, thủ công mỹ nghề, dệt lụa và rèn nông cụ Đầu thế kỷ XX, Nhật Bản có 867 nghề thủ công cổ truyền vẫn còn hoạt động Năm 1992 dã có 2640 lượt người của 62 nước trong đó có Trung Quốc, Malaisia, Anh, Pháp tới thăm các làng nghề truyền thống của Nhật Bản.

Trong đó đáng chú ý có nghề rèn là nghề thủ công có truyền phát triển ờ nhiểu nơi trên đất Nhật Bản Thị trấn Takeô tinh Giphu là một trong những địa phương có nghề cổ truyền từ 700-800 năm, đến nay vẫn tiếp tục hoạt động Hiện nay cả thị trấn có khoảng 200 hộ gia đình với

1000 lao động là thợ thủ công chuyên nghiệp, hàng năm sàn xuất ra 9-10 triệu nông cụ các loại, với chất lượng cao, mẫu mã đẹp Điều đáng chú ý

là, công nghệ chế tạo nông cụ của Nhật từ thủ công dân dần được hiện đại hoá với các máy gia công tiến bộ và kỹ thuật tiên tiến.Thị trấn Takêô

có trung tâm nghiên cứu mẫu mã và chất lượng công cụ với đấy đủ thiết

bị đo lường hiện đại theo tiêu chuẩn quốc gia Mặc dù hiện nay Nhật Bản

đã trang bị đầu dù máy móc nông nghiệp và trình độ cơ giói hoá các khâu canh tác dưới 95%, nhưng nghé sản xuất nồng cụ cũng không giảm sút nhiều Nông cụ của Nhật Bản vói chất lượng tốt, mẫu mã dẹp, không chỉ được tiêu thụ ở trong nước mà còn xuất khẩu ra bên ngoài.

Vào những năm 70 ở tỉnh Ôita (miền Tây Nam Nhật Bản) đã có phong trào “mỗi thôn làng một sản phẩm” nhằm phát triển ngành nghề cổ

Trang 39

truyền trong nông thôn, do đích thân ông tỉnh trưởng phát động và tổ chức Kết quả cho thấy, ngay những năm đầu tiên họ đã sản xuất được 143 loại sản phẩm, thu được 1,2 tý USD trong đó 378 triệu USD thu từ bán rượu đặc sản Sakê của địa phương, 114 triệu USD thu từ bán các mặt hàng thủ công mỹ nghệ Phong trào phát triển “ mỗi làng một ngành nghề” đã nhanh chóng lan ra khắp nước Nhật.

Phát triển làng nghề ở Hàn Quốc

Sau chiến tranh, Chính phủ Hàn Quốc dã chú trọng đến công nghiệphoá nông thôn, trong đó có ngành nghề thủ công và làng nghề truyền thống.Đây là một chiến lược quan trọng để phát triển nông thôn Các mặt hàng đượctập trung sản xuất là: hàng thr công mỹ nghệ, hàng tiểu thủ công nghiệp phục

vụ du lịch và xuất khẩu, đổng thời tập trung chế biến lương thực, thực phẩmtheo công nghệ cổ truyền

Chương trình phát triển ngành nghề ngoài nông nghiệp ở nông thôn tạothêm viôc làm cho nông dân bắt đầu từ những năm 1967 Chương trình nàytập trung vào các nghề sử dụng lao động thù công, công nghệ đơn giản vànguồn nguyên liệu sẵn có ở địa phương, sản xuất với qui mô nhỏ, khoảng 10

hộ gia đình liên kết với nhau thành tổ hợp được ngân hàng cung cấp vốn tíndụng với lãi suất thấp để mua nguyên liệu sản xuất và tiêu thụ sản phẩm

Ngành nghề thủ công truyền thống cũng được phát triển rộng khắp từnhững năm 1970 đến 1980, đã xuất hiện 908 xưởng thủ công dân tộc chiếm2,9% các xí nghiệp vừa và nhỏ, thu hút 23.000 lao động, hoạt động theo hìnhthức sản xuất tại gia đình là chính Đây là loại hình nông thôn với 79,4% dựavào các hộ gia đình riêng biệt, sử dụng nguyên liệu địa phương và bí quyếttruyển thống Để phát triển công nghiệp thù công truyền thống, Chính phù dãthành lập 95 hàng thương mại về những mặt hàng này Tương lai của cácnghề thủ công truyền thống còn đầy hứa hẹn do nhu cầu về tiêu thụ sản phẩmdân gian bắt đầu tăng Qua đây cố thể đánh giá được hiệu quả lao động cùachương trình ngành nghề thủ công truyền thống là rất thiết thực

Trang 40

Phát triển làng nghề ở Trung Quốc

Nghề thủ công ở Trung Quốc có từ lâu đời và rất nổi tiếng như đồ gốm,dệt vải, dệt tơ lụa, luyện kim, làm giấy,… Đầu thế kỷ XX, Trung Quốc cókhoảng 10 triêu thợ thủ công, làm việc trong các hộ gia đình, trong phườngnghề và làng nghề Đến năm 1954, số người làm nghề tiểu thủ công nghiệpđược tổ chức vào hợp tác xã Sau này phát triển thành xí nghiệp Hương Trấn

và cho đến nay vẫn tồn tại ở một số địa phương

Xí nghiệp Hương Trấn là tôn gọi chung của các xí nghiệp công, thươngnghiệp xây dựng,…, hoạt động ở khu vực nông thôn Nó bắt đầu xuất hiệnvào năm 1978 khi Trung Quốc thực hiện chính sách mở cửa Xí nghiệp

“Hương Trấn” phát triển mạnh mẽ đã góp phần đáng kể vào việc thay đổi bộmặt nông thôn Những năm 80, các xí nghiệp cá thể và làng nghề phát triểnnhanh, đóng góp tích cực trong việc tạo ra 68% giá trị sản lượng công nghiệpnông thôn và trong số 32% sản lượng công nghiệp nông thôn so các xí nghiệp

cá thể tạo ra

2.2.2.2 Phát triển làng nghề ở Việt Nam

* Quá trình thành phát triển và đặc tính của làng nghề Việt Nam

Những phát hiện về khảo cổ học, những cứ liệu lịch sử đã chứng minhđược các làng nghề Việt Nam đã ra đời từ hàng ngàn năm trước đây Cùngvới sự phát triển của nền văn minh nông nghiệp, nhiều nghề thủ công cũng đã

ra đời tại các vùng nông thôn Việt Nam, ban đầu là những công việc phụtranh thủ làm lúc nông nhàn, để chế tại những vật dụng cần thiết trong sinhhoạt, phát triển lên thành nhu cầu trao đổi hàng hóa và tìm kiếm thu nhậpngoài nghề nông

Do đặc tính nông nghiệp và quan hệ làng xã Việt Nam, các ngành nghềthủ công được lựa chọn và dễ phát triển trong quy mô cá nhân rồi mở rộngthành quy mô gia đình Dần dà, các nghề thủ công được truyền bá giữa cácgia đình thợ thủ công, dần được truyền ra lan rộng ra phát triển trong cả làng,

Ngày đăng: 29/06/2014, 10:09

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
8. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2006), Hội thảo "Mỗi làng một nghề", Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mỗi làngmột nghề
Tác giả: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Năm: 2006
9. Chính phủ (2006), Nghị định số 66/2006/NĐ-CP về phát triển ngành nghề nông thôn, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị định số 66/2006/NĐ-CP về phát triển ngànhnghề nông thôn
Tác giả: Chính phủ
Năm: 2006
10. Quyết định số: 131/2009/QĐ-TTG “Về một số chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư và quản lý, khai thác công trình cấp nước sạch nông thôn” Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Về một số chính sách ưu đãi,khuyến khích đầu tư và quản lý, khai thác công trình cấp nước sạch nông thôn
11. Quyết định số 132/2000/QĐ-TTG ngày 24 tháng 11 năm 2000 “về một số chính sách khuyến khích phát triển ngành nghề nông thôn” Sách, tạp chí
Tiêu đề: “vềmột số chính sách khuyến khích phát triển ngành nghề nông thôn
1. Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của xã Thái Phương 3 năm 2011, 2013 Khác
2. Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam. 1998. Ngành nghề nông thôn Việt NXB chính trị quổc gia Hà Nội Khác
3. Ngành nghề Việt Nam. Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn. NXB nông nghiệp Hà Nội Khác
4. Đặng Kim Chi, làng nghề Việt Nam và môi trường,NXB khoa học kỹ thuật Khác
5. Các giải pháp phát triển làng nghề Việt Nam thời hội nhập, Tạp chí công nghiệp, 25/12/2008 Khác
7. Phát triển nông thôn theo hưởng CNH-HĐH. Tập 1. NXB chính trị quốc gia Khác
12. Quyết định số: 2636/QĐ-BNN-CB, 2011 về phê duyệt chương trình bảo tồn và phát triển làng nghề Khác
13. Trần Minh Huân, Phạm Thanh Tùng (2007), "Kinh nghiệm phát Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 3.1 Cơ cấu kinh tế của xã năm 2011 và mục tiêu phát triển kinh tế đến năm 2015 - Giải pháp phát triển làng nghề dệt nhuộm Phương La, xã Thái Phương, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình
Bảng 3.1 Cơ cấu kinh tế của xã năm 2011 và mục tiêu phát triển kinh tế đến năm 2015 (Trang 50)
Hình 4.1: Quy trình sản xuất khăn - Giải pháp phát triển làng nghề dệt nhuộm Phương La, xã Thái Phương, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình
Hình 4.1 Quy trình sản xuất khăn (Trang 56)
Bảng 4.2: Tình hình vốn sản xuất của các hộ trong thôn năm 2013 - Giải pháp phát triển làng nghề dệt nhuộm Phương La, xã Thái Phương, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình
Bảng 4.2 Tình hình vốn sản xuất của các hộ trong thôn năm 2013 (Trang 60)
Bảng 4.3 Công cụ, tư liệu phục vụ cho sản xuất - Giải pháp phát triển làng nghề dệt nhuộm Phương La, xã Thái Phương, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình
Bảng 4.3 Công cụ, tư liệu phục vụ cho sản xuất (Trang 61)
Bảng 4.4: Một số thông tin chủ yếu về hộ điều tra thôn Phương La năm 2013 - Giải pháp phát triển làng nghề dệt nhuộm Phương La, xã Thái Phương, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình
Bảng 4.4 Một số thông tin chủ yếu về hộ điều tra thôn Phương La năm 2013 (Trang 64)
Bảng 4.5: Hao phí lao động cho sản xuất năm 2013 - Giải pháp phát triển làng nghề dệt nhuộm Phương La, xã Thái Phương, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình
Bảng 4.5 Hao phí lao động cho sản xuất năm 2013 (Trang 66)
Bảng 4.6: Chi phí cho sản xuất khăn mặt các hộ trong thôn năm 2013                                                              (Tính cho 1kg sợi nguyên liệu) - Giải pháp phát triển làng nghề dệt nhuộm Phương La, xã Thái Phương, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình
Bảng 4.6 Chi phí cho sản xuất khăn mặt các hộ trong thôn năm 2013 (Tính cho 1kg sợi nguyên liệu) (Trang 69)
Bảng 4.7: Chi phí sản xuất khăn mặt của các doanh nghiệp Chỉ tiêu Số lượng (kg) Tiền (1000đ) - Giải pháp phát triển làng nghề dệt nhuộm Phương La, xã Thái Phương, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình
Bảng 4.7 Chi phí sản xuất khăn mặt của các doanh nghiệp Chỉ tiêu Số lượng (kg) Tiền (1000đ) (Trang 70)
Bảng 4.9: Hiệu quả sản xuất kinh doanh bình quân 1 hộ của làng nghề dệt nhuộm Phương La, xã Thái Phương năm 2013 - Giải pháp phát triển làng nghề dệt nhuộm Phương La, xã Thái Phương, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình
Bảng 4.9 Hiệu quả sản xuất kinh doanh bình quân 1 hộ của làng nghề dệt nhuộm Phương La, xã Thái Phương năm 2013 (Trang 83)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w