● Thị trường tiêu thụ sản phẩm
Thị trường tiêu thụ là vấn đề cơ bản, cốt lõi của sự tồn tại và phát triển sản xuất hàng hóa. Nhận thức được điều này cho nên các hộ sân xuất trong làng dệt Mẹo rất chú trọng đến việc tìm thị trường đầu ra cho các sản phẩm của mình. Trong những năm trước đây thị trường trong tỉnh chiếm ưu thế rõ rệt, thị trường ngoài tính cũng dã được mở rộng, đặc biệt khăn Thái Phương cũng đã có mặt ở nhiều nước trên thể giới. Do phương tiện thông tin phát triển mạnh giúp cho nhiều người tiêu dùng nơi khác biết được tên và chất lượng khăn làng Mẹo. Mặt khác nhờ phương tiện vận chuyển nhanh nên khối lượng khăn được tiêu thụ ở tỉnh ngoài tăng lên đáng kể. Và điều đó được người tiêu dùng quan tâm chính vì đây là một j sản phẩm truyền thống còn mang tính thủ công với chất lượng cao.
- Thị trường trong nước
Thị trường trong tỉnh tiêu thụ phần lớn số sản phẩm của làng nghề, gấp khoảng 1,5 lần sản phẩm tiêu thụ ngoài tỉnh, 2,5 lần sản phẩm tiêu thụ nước ngoài. Thị trường tiêu thụ trong tỉnh chiếm khoảng hơn 60%, ngoài tỉnh chiếm khoảng 39 % . Khăn loai B được tiêu thụ mạnh hơn cả trong lẫn ngoài ngoài tỉnh khăn loại A, chất lượng khăn loại A tốt hơn so với khăn loại B nhưng giá cả chênh lệch rõ rệt. Trong tỉnh khăn loại A chiếm khoảng 33 % lượng khăn tiêu thụ trong tỉnh, khăn loại B chiếm khoảng 67 %. Ngoài tỉnh khăn loại A chiếm khoảng 42 %, khăn loại B chiếm khoảng 58 % lượng tiêu thụ ngoài tỉnh. Lượng tiêu thụ trong tỉnh lớn do thị trường mạnh, rộng và thuận lợi, nhu cầu tiêu dùng cao, bên cạnh đó nhận được nhiều đơn đặt hàng từ các tổ chức làm quà biếu.
Ở ngoài tỉnh do có thị trường còn chưa biết nhiều đến sản phẩm nên nhu cầu tiêu dùng còn bó hẹp, tuy nhiên sản phấm cũng đã được tiêu thụ nhiều tỉnh từ Nam ra Bắc, các tỉnh là bạn hàng thường xuyên như Hải Phòng,
Hưng Yên...nhiều xe hàng được vận chuyển với những chặng đường dài như Bắc Giang, Thanh Hóa. Các tổ, hộ còn nhận được những đơn đặt hàng từ các công ty lớn như hãng Comfort, với mặt hàng khuyến mại tặng kèm của công ty, chứng tỏ sản phẩm khăn của Phương La đã có thương hiệu trên thị trường.
- Thị trường quốc tế
Đối với mỗi mặt hàng để được xuất khẩu thì đó là một thành công rất lớn trong quá trình sản xuất. Đặc biệt với mặt hàng truyền thống và mang bản sắc dân tộc như khăn dệt Phương La. Từ một mảnh đất nhó bé ít người biết đến, ngày nay đã có uy tín ở thị trường trong nước và có tên tuổi bước vào thị trường cạnh tranh quốc tế. Khăn dệt Mẹo đã xâm nhập được tới nhiều quốc gia lớn như Đài Loan, Nhật bản, Hàn Quốc, Canada và cả Mỹ... sản phẩm khăn để có thể đến với nhiều nước Châu Âu, Châu Á như vậy phải trải qua sự cạnh tranh gay go trong thế giới khăn dệt. Các tổ và hộ dệt khăn tổng hợp, được các công ty dệt đặt hàng, thông qua quá trình kiểm duyệt, loại bỏ nghiêm khắc, vì vậy khăn xuất khẩu để đạt tiêu chuẩn phải là khăn loại A và xuất khấu là 100% loại A, nếu khăn trong nước số lượng loại là 7-10% thì khăn xuất khẩu số khăn loại khoảng 14%.
Các công ty liên hệ với các cơ sở sản xuất uy tín đặt hàng trực tiếp hoặc qua các khâu trung gian như khâu thu gom. Công ty ở dây là các công ty trong tỉnh và cả ngoài tỉnh khác như công ty dệt Tân Phương, công ty TNHH Hương Sen, công ty Hưng Thịnh. Các bên hợp tác với nhau thông qua hợp đông, và bên công ty đưa ra tiêu chuẩn khăn dệt: độ bông, mịn, đường chỉ may.... Thường các phần nguyên liệu sẽ do công ty cung cấp để đảm bào chất lượng một cách tốt nhất.'Vì vậy khăn được kiểm tra rất chặt chẽ, khăn dệt vẫn còn thủ công nên không tránh khỏi sai sót không như dệt bằng máy nên nhiều khăn bị loại do không đạt tiêu chuẩn.
Mặc dù tỷ lệ khăn loại rất nhiều và người chịu thiệt là người sản xuất vì lỗi này đã được ký kết trong hợp đồng là do người sản xuất nên phải chịu thiệt
hại, lãi suất lại không cao hơn nhiều nhưng mọi cơ sở đều mong muổn được ký kết với các công ty XNK, vì các hộ rất để ý tới việc sản phẩm của mình, làng mình, nước mình đã được thế giới biết đến và sử dụng, và quan trọng hơn nữa cơ sở của mình sẽ được quan tâm, nhận được nhiều đơn đặt hàng trong nước.
Hợp đồng của các bên tham gia được quy định rõ ràng về yêu cầu chất lượng, giá sản phẩm, ngày nhận hàng, số lượng... vì vậy khi một bên vi phạm hạp đồng hay cỏ sai phạm sẽ phải chấp nhận xử lý, có thể do 2 bên thương lượng cách xử phạt nếu bên kia không chấp nhận sẽ xử lý theo pháp luật. Người sản xuất nếu không hiểu biết rõ về hợp đồng thì rát dễ bị vi phạm hợp đồng, một sổ công ty lợi dụng sơ hở của hợp đồng để ép giá người sản xuất. Đặc biệt trong yêu cầu chất lượng sản phẩm người sản xuất thường phải chịu lượng khăn bị lỗi, không đạt tiêu chuẩn. Hiện nay cũng đã có nhiều công ty đã hỗ trợ người sản xuất bằng cách chịu một phần thiệt hại giúp người nông dân.
Khăn thường được đặt và thu mua theo hợp đồng, các tác nhân thu gom sẽ tới tận nơi để nhận hàng và kiểm tra chất lượng khăn sau đó vận chuyển tới các công ty và qua kiểm duyệt lần nữa mới được chấp nhận để xuất khấu.
Khi tham gia xuất khẩu mặt hàng khăn cũng như các mặt hàng khác người sản xuất gặp rất nhiều khó khăn do trình độ hiểu biết về thị trường thế giới, với những cơ sở khi mới tham gia còn bị ép giá, phải chi phí cho các khâu trung gian.
• Hình thức tiêu thụ sản phẩm
Do lượng khăn bán ra của mỗi hộ tương đối lớn cho nên các hộ phải tìm cho mình các hình thức tiêu thụ sao cho phù hợp hạn chế hàng tồn đọng, do mỗi thời gian, thời điểm khác nhau yêu cầu lại đòi hỏi một sản phẩm mới.
Hình thức tiêu thụ chủ yểu của làng nghề dưới 3 hình thức: bán lẻ, bán buôn và bán theo đơn đặt hàng.
nhau, hình thức bán buôn là hình thức tiêu thụ chủ yếu của cả 2 nhóm hộ. Một số hộ chủ động đặt đại lý bán buôn để quảng cáo cho sán phẩm của mình, với mẫu mã bao bì in rõ tên hiệu, địa chỉ nhằm đưa sản phẩm của cơ sở mình tới tận tay người tiêu dùng. Việc này tuy có tốn kém hơn song về lâu dài nó tác dụng chiếm uy tín của đa số khách hàng, giúp các hộ mở rộng , khuyếch trương thị trường tiêu thụ. Tuy nhiên còn nhiều xưởng, cơ sở không chú trọng tới thương hiệu sản phẩm mà chỉ in trên bao bi là “made in Vietnam”, các hộ này chỉ quan trọng tới lượng sản phẩm mình bán ra được mà không nghĩ tới lợi ích lâu dài. Mặc dù vậy khách hàng vẫn tìm tới những cơ sở này vì chất lượng và uy tín nhưng chỉ là khách hàng quen hoặc người thân.
Hộp 4.3 Sản phẩm chưa có thương hiệu, nhãn mác riêng
Chúng tôi không có thương hiệu, tem dán sản phẩm là hàng sản xuất tại Việt Nam hoặc là “made in Vỉet Nam ” thôi. Quan trọng là sản xuất và bán được bao nhiêu. Khách hàng tìm tới đây là do uy tín là chính, toàn khách quen rồi giới thiệu nhau thôi.
Ông Vũ Duy Tĩnh, thôn Phương La IV, xã Thái Phương, Hưng Hà, Thái Bình
Hình thức bán buôn ở đây là hình thức thông dụng nhất, các cá nhân nơi khác tới lấy hàng với số lượng lớn, thông qua kênh tiêu thụ này sản phẩm đến được nhiều nơi trên cả nước. Các nhà bán buôn đưa sản phẩm tới các nhà bán lẻ, đại lý trong các xã, các huyện khác.
Hình thức bán lẻ ở đây là những người có nhu cầu tới tận các hộ mua với số lượng ít phục vụ nhu cầu tiêu dùng của bản thân, làm quà biếu. Hình thức bán lẻ ở các hộ thường rất ít vì ở đây cả làng cùng sản xuất tùy vào quy mô nhưng hộ nào cũng có khả năng tự cung ứng sản phâm tiêu dùng hàng ngày, họ thường tận dụng những khăn hỏng, loại tiết kiệm chi phí tiêu dùng. Do nằm trong làng không giáp với những trục đường chính nên việc bán lẻ trở thành khó khăn.
Bên cạnh 2 hình thức thông dụng là bán buôn và bán lẻ, các hộ còn sản xuât và tiêu thụ theo đơn đặt hàng . Ở hình thức này hộ chuyên thường có Iượng đặt hàng cao hơn vì các hộ chuyên thường sản xuất lớn hơn có uy tín hơn. Lượng khăn được đặt ở các hộ chuyên cao gần gấp đôi các hộ kiêm. Đổi tượng đặt hàng thường là các công ty XNK đặt xuất khẩu, là khách quen hoặc các tổ chức, các hội, các làng đặt để tặng nhân dịp gì đó. Việc đặt hàng cũng rất đơn giản, khách hàng chỉ cần gọi điện hoặc trực tiếp tới nhà yêu cầu số lượng, chất lượng, mẫu mã. Thường ở các chi hội đặt hàng thì sản phẩm được yêu cầu với mức quà (giá) cụ thể để nhà sản xuất có thể chọn sản phẩm phù hợp, mẫu mã do khách hàng chọn, chữ in và hình ảnh. Còn loại đơn đặt hàng đặc biệt là do công ty lớn đặt để xuất khẩu hoặc các công ty như Comfort đặt để làm sản phẩm tặng, bán kèm.
Về hình thức thanh toán trong quá trình tiêu thụ tương đối phức tạp. Với hình thức bán lẻ thì giao hàng nhận tiền ngay. Hình thức bán buôn đối với từng đối tượng khách hàng, người thì giao hàng nhận tiền luôn, một số đối tượng quen cho trà trước một phần, thường là những đối tượng buôn bán lâu năm và gần địa phương. Nếu giao hàng cho khách hàng vận chuyên xa phải thương lượng giá chặt chẽ. Đối với hình thức bán theo đơn đặt hàng có thể đặt tiên trước rồi mới nhận hàng sau, hay đặt một phầm tiền trước , phần còn lại sẽ trả sau khi nhận hàng. Trường hợp trả tiền sau chỉ áp dụng khi bán cho đại lý hoặc người quen. Đổi với các hộ có lượng tiền chịu lớn đòi hỏi phải có nguồn vốn lưu động để duy trì và phát triển sản xuất.
Đối với các công ty phải có hợp đồng và cung cấp nguyên liệu sản xuât. tất cả các chi phí khác đều được thương lượng qua hợp đồng để đi tới giá cuối cùng.
• Kênh phân phối sản phẩm
Sản phẩm sau khi sản xuất có thể đến trực tiếp tay người tiêu dùng cũng có thể phải trải qua một vài khâu trung gian, từ đó hình thành lên mạng lưới các kênh tiêu thụ khác nhau. Với sản phẩm khăn thị trường trong nước chiếm phần lớn, và
cũng đã được mang ra nước ngoài nên tạo ra một kênh tiêu thụ khác. Dựa vào đặc điểm của từng thị trường và để đảm bảo khối lượng hàng hóa sản xuất ra được tiêu thụ đều đặn thì các hộ đều xây dựng cho mình những kênh tiêu thụ riêng. Nhìn chung khăn mặt được tiêu thụ theo các kênh sau:
Kênh I: Nhà sản xuất -> người tiêu dùng
Kênh II: Nhà sản xuất -> người thu gom -> người bán buôn -> người bán lẻ -> người tiêu dùng
Kenh III: Nhà sản xuất -> người bán buôn -> người bán lẻ -> người tiêu dùng Kênh IV: Nhà sân xuất -> người bán lẻ -> người tiêu dùng
Kênh V: Nhà sản xuất -> người thu gom -> công ty XNK
K1 K2 K3 K4 K5
- Kênh 1: Các sản phẩm được bán trực tiếp cho người tiêu dùng. Sản phẩm ở kênh này khách hàng đên tận các hộ mua, hoặc đặt hàng trực tiếp. Khách hàng có thể mua tiêu dùng hoặc làm quà. Hình thức tiêu thụ này được người tiêu dùng thanh toán tiền ngay, lợi nhuận đơn vị sản phẩm cao, nên cũng khá nhiều người chọn kênh tiêu thụ này, chiếm khoáng 15,4%. Kênh tiêu thụ người sản xuất trực tiếp bán sản phẩm cho người tiêu dùng cho nên giá bán của người sản xuất sẽ cao hơn và giá mua của người tiêu dùng sẽ
thấp hơn vì thê kênh tiêu thụ này tạo lại ích cao hơn cho cả người tiêu dùng và người sản xuất. Tuy nhiên do người tiêu dùng thường mua khăn với lượng ít cho nên kênh tiêu thụ này bán được ít sán phẩm, không tạo được cách sản xuất lớn, sản xuất hàng hóa đồng thời tiêu thụ sân phẩm theo cách này thì người sản xuất dề gặp rủi ro do giá sản phẩm luôn luôn biến động trên thị trường.
- Kênh II: Kênh tiêu thụ này được các nhà thu gom trực tiếp từ nhà sản xuất mang đi tiêu thụ qua các nhà bán buôn đổ cho bán lẻ mới đến tay người tiêu dùng. Kênh tiêu thụ này thường được hình thành trong quá trình tiêu thụ khăn ra các tỉnh khác. Khăn được vận chuyển bằng các phương tiện: xe tải, tàu...ra ngoài tinh như Nam Định, Hà Nội, Sài Gòn...và các xã, huyện xa trong tinh. Kênh tiêu thụ này rất lớn chiếm tới 31,6%. Ở kênh này nhà sân xuất tiêu thụ được một lượng sản phấm lớn, còn người thu gom sẽ ăn được chênh lệch ở công vận chuyển và nhập hàng nhưng người tiêu dùng thường phải chịu thiệt thòi, hay chấp nhận giá cao hơn rất nhiều so với giá gốc do qua nhiều khâu trung gian phức tạp.
- Kênh III: các sản phẩm qua một khâu 2 khâu trung gian đó là người bán buôn và người bán lẻ sau đó tới tay người tiêu dùng. Các nhà bán buôn lấy hàng ở các hộ và giao cho cửa hàng, đại lý. Kênh tiêu thụ này trở thành chủ yếu chiếm 28,65%. Rất nhiều con buôn đã chạy theo mặt hàng này vì lãi suất trên 1-2 chiếc khăn khoảng l000đ, mỗi lần đổ được hàng trăm chiếc. Tuy nhiên công việc vô cùng vất vả phái mất thời gian đi tìm khách hàng, đi lại, chi phí xăng dầu. Hệ thống kênh này các tác nhân con buôn sẽ lấy hàng và đổ hàng cho các đơn vị bản lẻ, các đơn vị bán lẻ giảm được thời gian tìm nơi sản xuất, đi lại, còn người bán buôn sẽ được hưởng chênh lệch giá nhập từ người sản xuất so với giá đổ cho người bán lẻ.
- Kênh IV: các sản phẩm trước khi đến tay người tiêu dùng phải qua một khâu trung gian là bán lẻ. Theo kênh này số lượng tiêu thụ khoảng
4,48%. Đối tượng mua là các cửa hàng bán lẻ, các đại lý trong tỉnh và các tỉnh lân cận, chủ yếu các đại lý tới tận các hộ để lấy hàng, các sản phẩm sẽ rẻ hơn trung bình 3-4 ngàn đồng/sản phẩm. Tuy nhiên việc đi tìm cơ sở sản xuất và vận chuyển làm cho kênh tiêu thụ này không được ưa chuộng.
Kênh V: Sản phẩm qua các tác nhân thu gom, qua sự kiểm duyệt của các công ty xuất nhập khẩu đưa sang thị trường thể giới rồi qua các kênh tiêu thụ khác mới đến tay người tiêu dùng nước ngoài. Kênh tiêu thụ này được hình thành do các công ty đặt hàng và trực tiếp kiểm tra nghiêm ngặt với tiêu chuẩn cao để xuất khẩu chiếm 19,49%. Đây là kênh tiêu thụ đặc biệt không những giá công sản xuất cao, mà sản phẩm khăn dệt còn được bạn bè thế giới biết đến. Do để xuất khẩu nên sản phẩm được kiểm tra rất chặt chẽ nên tỷ lệ khăn loại tương đổi lớn nên đòi hỏi sự cẩn thận rất cao. Và qua một số khâu trung gian mới được xuất khẩu nên cũng mất nhiều khoản chi phí để nhận được giá cuối cùng.
b) Tình hình tiêu thụ khăn các quý trong năm