Giải pháp marketing nhằm phát triển thị trường máy tính xách tay của Công ty TNHH phát triển công nghệ máy tính Việt Nam trên địa bàn Hà Nội.
Trang 1TÓM LƯỢC
Phát triển thị trường là hoạt động mà hầu hết các doanh nghiệp trong đó có công ty TNHH phát triển công nghệ máy tính Việt Nam đều mong muồn thực hiện nhằm tăng doanh số bán sản phẩm và qua đó, tăng lợi nhuận của công ty Nhưng làm thế nào để phát triển thị trường một cách hiệu quả ? Để trả lời câu hỏi này, đề tài Giải pháp marketing nhằm phát triển thị trường máy tính xách tay của công ty TNHH phát triển công nghệ máy tính Việt Nam trên địa bàn Hà Nội sẽ giúp công ty đưa ra những đánh giá, phân tích và giải pháp để phát triển thị trường của công ty Có thể tóm lược
đề tài nghiên cứu như sau:
Công ty TNHH phát triển công nghệ máy tính Việt Nam thành lập được 8 năm
và tạo dựng được một chỗ đứng nhất định trên thị trường Sản phẩm chính của công ty
là máy tính xách tay với trên 20 chủng loại khác nhau, đáp ứng nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng Thị trường mục tiêu của công ty là địa bàn Hà Nội, tuy nhiên công ty chú trọng đến thị trường nội thành mà chưa quan tâm nhiều đến thị trường ngoại thành
Hà Nội vẫn còn đang bỏ ngỏ Bên cạnh đó, hoạt động phân phối và xúc tiến thương mại của công ty chưa được đầu tư thích đáng và thường xuyên nên mức tiêu thụ chưa đạt được như mong muốn của công ty Các đối thủ cạnh tranh ngày càng nhiều, không chỉ các đối thủ trong nước mà cả nước ngoài cũng tham gia vào ngành công nghệ thông tin, ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt đông kinh doanh của công ty
Trước những thực trạng ấy, nhằm mục tiêu phát triển sản phẩm máy tính xách tay của công ty trên địa bàn Hà Nội, công ty cần thực hiện một số giải pháp như hoàn thiện hệ thống kênh phân phối, tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại tại thị trường hiện tại của công ty; chú trọng đến công tác phát triển sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng và không ngừng tìm kiếm thị trường mới thông qua nghiên cứu nhu cầu, thị hiếu của tập khách hàng mục tiêu và đáp ứng những mongmuốn của họ
Tóm lại, trên cơ sở lý thuyết đã xây dựng và nghiên cứu thực trạng hoạt động phát triển thị trường hiện tại của công ty mà từ đó đưa ra những giải pháp marketing phù hợp, đáp ứng mục tiêu phát triển thị trường máy tính xách tay của công ty TNHH phát triển công nghệ máy tính Việt Nam trên địa bàn Hà Nội
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Trong 3 tháng thực tập vừa qua, nhà trường cùng các cán bộ nhân viên công tyTNHH phát triển công nghệ máy tính Việt Nam đã tạo điều kiện cho tôi có điều kiệnthực hành và áp dụng những gì đã học được ở trường Đại học Thương Mại vào thực tếhoạt động của công ty Trong 3 tháng ấy, tôi đã gặp không ít khó khăn: Đó là sự bỡngỡ khi lần đầu tiếp xúc với môi trường làm việc chuyên nghiệp, đó là sự hạn chế vềkinh nghiệm và một số kiến thức về lý thuyết chuyên môn để viết luận văn cũng nhưcác kỹ năng ứng phó tình huống…Tuy nhiên , nhờ vào sự giúp đỡ của quý nhà trường,quý thầy cô, của ban lãnh đạo và toàn thể nhân viên công ty TNHH phát triển côngnghệ máy tính Việt Nam, tôi đã hoàn thành tốt khóa thực tập của mình
Qua đây, tôi xin chân thành cảm ơn nhà trường, quý thầy cô đã tạo mọi điềukiện cho tôi tham gia học tập và rèn luyện, trao đổi kiến thức chuyên môn cũng nhưkiến thức cuộc sống trong suốt 4 năm Đặc biệt, tôi xin cảm ơn thầy Th.s Nguyễn ThếNinh – người đã tận tình hướng dẫn , chỉ bảo, giúp đỡ tôi hoàn thành đề tài tốt nghiếpnày Đồng thời gửi lời cảm ơn chân thành đến ban giám đốc và toàn thể nhân viên củacông ty TNHH phát triển công nghệ máy tính Việt Nam đã tạo điều kiện cho tôi tiếpxúc với môi trường làm việc chuyên nghiệp của một nhân viên kinh doanh
Tôi xin hứa hứa sẽ luôn ghi nhớ, vận dụng và phát huy những kiến thức đãđược học từ trường Đại học Thương Mại cũng như những kinh nghiệm quý báu từTNHH phát triển công nghệ máy tính Việt Nam để có thể thành công trong mọi côngviệc sau này và trở thành một công dân có ích cho xã hội
Tôi xin chân thành cảm ơn !
\
Trang 3MỤC LỤC
Chương 1 Tổng quan nghiên cứu đề tài: Giải pháp marketing nhằm phát triển thị trường máy tính xách tay của Công ty TNHH phát triển công nghệ máy tính
Việt Nam trên địa bàn Hà Nội 4
1.1 Tính cấp thiết nghiên cứu của đề tài 4
1.2 Xác lập và tuyên bố vấn đề trong đề tài 5
1.3 Tổng quan tình hình khách thể của những công trình nghiên cứu năm trước 5
1.4 Các mục tiêu nghiên cứu 7
1.5 Phạm vi nghiên cứu 7
1.6 Phương pháp nghiên cứu 8
1.7 Kết cấu khóa luận tốt nghiệp 10
Chương 2 Tóm lược một số vấn đề lý luận cơ bản về giải pháp marketing nhằm phát triển thị trường máy tính xách tay của công ty TNHH phát triển công nghệ máy tính Việt Nam trên địa bàn Hà Nội 11
2.1 Một số định nghĩa,khái niệm liên quan 11
2.2 Một số lý thuyết của vấn đề nghiên cứu giải pháp marketing nhằm phát triển thị trường của doanh nghiệp 13
2.3 Phân định nội dung của “Giải pháp marketing-mix nhằm phát triển thị trường” 17
Chương 3 Phân tích các kết quả nghiên cứu về thực trạng giải pháp marketing phát triển thị trường máy tính xách tay của công ty TNHH phát triển công nghệ máy tính Việt Nam 25
3.1 Đánh giá tổng quan tình hình kinh doanh của công ty TNHH phát triển công nghệ máy tính Việt Nam 25
3.2 Phân tích ảnh hưởng nhân tố môi trường đến giải pháp marketing nhằm phát triển thị trường máy tính xách tay của công ty 27
3.3 Kết quả phân tích dữ liệu thứ cấp và sơ cấp về công tác marketing phát triển thị trường máy tính xách tay của công ty TNHH phát triển công nghệ máy tính Việt Nam 31
Chương 4.Các kết luận và đề xuất giải pháp marketing nhằm phát triển thị trường sản phẩm máy tính xách tay của công ty TNHH phát triển công nghệ máy tính Việt Nam tại địa bàn Hà Nội 36
Trang 44.1 Các kết luận và phát hiện qua nghiên cứu 364.2 Dự báo triển vọng và quan điểm phát triển thị trường sản phẩm máy tính xách tay của công ty TNHH phát triển công nghệ máy tính Việt Nam tại địa bàn Hà Nội 384.3 Các kiến nghị và đề xuất giải pháp marketing nhằm phát triển thị trường máy tính xách tay của công ty TNHH phát triển công nghệ máy tính Việt Nam tại địa bàn Hà Nội 40
Kết luận
Tài liệu tham khảo
Các phụ lục
Trang 5DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ
1 Bảng 1 Mô hình phát triển thị trường của Ansoff
2 Hình 1 Các kênh phân phối hàng hóa của doanh nghiệp
3 Hình 2:Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty
4 Bảng 2.Bảng kết quả kinh doanh của công từ năm 2010 - 2012
5 Bảng 3: Bảng số lượng lao động theo trình độ của công ty TNHH phát triển côngnghệ máy tính Việt Nam năm 2012
6 Bảng 4 Sản lượng tiêu thụ máy tính xách tay trên địa bàn Hà Nội năm 2012
7 Bảng 5 Bảng phân bổ ngân sách đối với hoạt động xúc tiến thương mại của công ty
8 Bảng 6 Lượng máy tính xách tay bán ra tại thị trường từ năm 2010-2012
Trang 6DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
công nghệ máy tính Việt Nam
Chương 1
Trang 7Tổng quan nghiên cứu đề tài: Giải pháp marketing nhằm phát triển thị trường máy tính xách tay của Công ty TNHH phát triển công nghệ máy tính Việt Nam
trên địa bàn Hà Nội.
1.1 Tính cấp thiết nghiên cứu của đề tài
Thị trường máy tính đang phát triển mạnh mẽ ở nước ta, ngày càng có nhiềucông ty tham gia vào thị trường này, trong môi trường kinh doanh hiện nay khi cónhiều công ty cùng kinh doanh trong lĩnh vực tin học thì cạnh tranh là điều không thểtránh khỏi, có thể nói sự cạnh tranh trên thị trường công nghệ thông tin ở Việt Nam là
vô cùng gay gắt và khốc liệt Đó là sự cạnh tranh để bán máy tính giữa các công tytrong nước với nhau và các nhà sản xuất nước ngoài nhằm giành giật thị trường và thulợi nhuận tối đa Đây là một thị trường lớn, sôi động,phát triển mạnh và cạnh tranh gaygắt Đặc biệt là khu vực Hà Nội, nơi tập trung đông dân cư, là nguồn khách hàng tiềmnăng của các công ty kinh doanh máy tính
Công ty TNHH phát triển công nghệ máy tính Việt Nam (VNCT) được thànhlập từ năm 2005 và có những thành công nhất định trên thị trường máy tính xách tay.Công ty có tốc độ phát triển không ngừng về doanh số và cán bộ công nhân viênVNCT đã gặt hái được những thành công nhất định ,tuy nhiên, hiện nay VNCT đangđứng trước sự cạnh tranh gay go và ác liệt với các công ty kinh doanh máy tính xáchtay trên thị trường Hà Nội Đây là điều ban giám đốc VNCT đang trăn trở nhất hiệnnay, làm sao để phát triển thị trường máy tính xách tay trên địa bàn Hà Nội Đây là vấn
đề nóng bỏng, nó quyết định sự tồn tại và phát triển của công ty
Trong những năm gần đây,thị trường sản phẩm máy tính xách tay của công tychưa được mở rộng, khách hàng cũng chưa được nhiều, tình hình kinh doanh của công
ty không được khả quan.Chính vì điều này,công ty đang tìm cách phát triển thị trường
để tăng lượng khách hàng cho công ty, đồng thời tăng doanh thu cho công ty
Qua quá trình thực tập ở phòng kinh doanh của công ty, em đã tập trung đi sâuvào nghiên cứu một số vấn đề về marketing cho sản phẩm máy tính xách tay của công
ty VNCT Và mong muốn được góp sức mình trong việc tìm ra các giải phápmarketing tốt nhất để phát triển thị trường máy tính xách tay của công ty trong môitrường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay
Trang 8Vì vậy, em đã quyết định chọn đề tài:” Giải pháp marketing nhằm phát triển
thị trường máy tính xách tay của công ty TNHH phát triển công nghệ máy tính Việt Nam trên địa bàn Hà Nội”
1.2 Xác lập và tuyên bố vấn đề trong đề tài
Các vấn đề cần giải quyết trong đề tài này bao gổm:
Thị trường của công ty là gì?
Các hướng phát triển thị trường của công ty là gì?
Các giải pháp marketing : sản phẩm, giá, phân phối, xúc tiến mà công ty đã sửdụng là gì?
Sự tương thích của các giải pháp marketing với thị trường mục tiêu của công tynhư thế nào ?
Để từ đó đề xuất một số giải pháp phát triển thị trường cho công ty
1.3 Tổng quan tình hình khách thể của những công trình nghiên cứu năm trước
Các đề tài về công ty:
Những công trình năm trước công ty tiến hành nghiên cứu các hoạt động xúc tiếnthương mại và chính sách phân phối sản phẩm để việc kinh doanh của công ty đượctiến hành thuận lợi hơn và chúng đã đem lại những kết quả khách quan
Luận văn tốt nghiệp của sinh viên Trần Thị Thủy, khoa Quản trị kinh doanh,
trường Đại học Công nghiệp Hà Nội với đề tài:”Giải pháp xúc tiến thương mại nhằm phát triển sản phẩm máy tính xách tay của công ty TNHH phát triển công nghệ máy tính Việt Nam trên thị trường Hà Nội” đã tiếp cận vấn đề xúc tiến thương mại của
công ty thông qua việc phân tích thực trạng hoạt động xúc tiến thương mại của công ty
để từ đó đưa ra các giải pháp xúc tiến thương mại cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả kinhdoanh của công ty
Đề tài liên quan đến giải pháp marketing phát triển thị trường:
Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường cạnh tranh khốc liệt,các công ty luôn muốnbán được nhiều sản phẩm,đem lại lợi nhuận và doanh thu cao nhất nên việc nghiên cứu
để phát triển thị trường là điều rất cần thiết và đã có rất nhiều công trình nghiên cứukhoa học làm về vấn đề này như:
Luận văn tốt nghiệp của sinh viên Hoàng Thị Thu Trang ,lớpK39C2,khoa Kinh
doanh thương mại, trường Đại học Thương Mại với đề tài:”Giải pháp phát
Trang 9triển thị trường của công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên cơ khí Hà Nội” đã tiếp cận vấn đề phát triển thị trường của công ty thông qua đánh
giá, phân tích vai trò của hệ thống thông tin marketing đối với hoạt động kinhdoanh của công ty là phải hoàn thiện hệ thống thông tin marketing (MIS) trongdoannh nghiệp
Luận văn tốt nghiệp của sinh viên Nguyễn Ngọc Tân,lớp K39c2,khoa Kinh
doanh thương mại, trường Đại học thương mại với đề tài: ”Một số giải pháp
nhằm tăng thị phần trong nước của Tổng công ty chè Việt Nam” Đây là doanh
nghiệp nhà nước nên mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty đều thuộc
sự kiểm soát, quản lý của Nhà Nước.Để tăng thị phần chè trong nước,đề tài đã
đi sâu vào phân tích, đánh giá, nghiên cứu hoạt động marketing của công ty,sựphối hợp marketing-mix trong chiến lược kinh doanh của công ty.Từ đó đểtăng thị phần trong nước của công ty thì công ty tập trung nghiên cứu các giảipháp marketing cụ thể, sự phối hợp đồng bộ giữa marketing-mix và chiến lượckinh doanh của công ty
Qua đó, tôi nhận thấy có nhiều đề tài làm về phát triển thị trường của các công tykhác và có đề tài tiếp cận vấn đề xúc tiến thương mại của công ty TNHH phát triểncông nghệ máy tính Việt Nam nhưng chưa có đề tài nào làm về phát triển thị trườngtại công ty nên tôi đã chọn đề tài này
1.4 Các mục tiêu nghiên cứu
Phân tích,đánh giá các tác động và hiệu lực của những công cụ marketing được
sử dụng trong phát triển thị trường máy tính xách tay của công ty
Trang 10 Từ đó đề xuất một số giải pháp marketing nhằm phát triển thị trường máy tínhxách tay của công ty trong điều kiện thị trường cạnh tranh và nhu cầu đangngày càng gia tăng.
1.5 Phạm vi nghiên cứu
Nội dung: giải pháp marketing nhằm phát triển thị trường
Sản phẩm: máy tính xách tay (laptop)
Hướng tới đối tượng khách hàng là cá nhân
Không gian: trên địa bàn Hà Nội
Thời gian nghiên cứu đề tài: Sử dụng số liệu thứ cấp thu thập được trong quátrình thực tập, các số liệu từ năm 2010 đến năm 2012 và đề xuất giải pháp đếnnăm 2015
1.6 Phương pháp nghiên cứu
1.6.1 Phương pháp luận:
Phương pháp duy vật biện chứng: Các hiện tượng và quá trình diễn ra trongkinh doanh bao giờ cũng rất phức tập nên rủi ro xảy ra là hiện tượng tất yếu Mỗi hiệntượng diễn ra do sự tác động của nhiều nhân tố mang tính hệ thống Trong kinh doanhthương mại mối quan hệ giữa logic nhân – quả diễn ra mang tính chất tương đối.Nhiều trường hợp kết quả của quá trình trước lại là nguyên nhân của quá trình sau Do
đó, khi thực hiện bài khóa luận này em đã phân tích theo quan điểm biện chứng và hệthống
Trong quá trình nghiên cứu, bài khóa luận được vận dụng một số quan điểm củaĐảng để giải quyết các vấn đề về kinh tế
1.6.2Phương pháp nghiên cứu cụ thể
1.6.2.1 Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu thứ cấp
Những nguồn thông tin tìm kiếm và phương pháp thu thập:
Nguồn thông tin bên ngoài: sách, báo , tạp chí, internet,…
Nguồn thông tin bên trong:
+ Từ website của công ty: Cung cấp các thông tin khái quát của công ty gồmgiới thiệu khái quát, loại hình kinh doanh chính,…
+ Từ phòng kinh doanh: Thực tiễn hoạt động kinh doanh trên địa bàn Hà Nội,các thông tin về khách hàng, tình hình thị trường,…
Trang 11+ Từ phòng hành chính, kế toán: Các số liệu về kết quả và tình hình hoạt độngsản xuất kinh doanh của công ty.
+ Từ kênh phân phối: Cung cấp các thông tin về tình hình sản phẩm thực tếcũng như thực trạng mạng lưới phân phối sản phẩm của công ty
Phương pháp xử lý dữ liệu:
Các dữ liệu thu thập từ phòng hành chính,phòng kế toán,phòng kinh doanh,các
số liệu về doanh thu,lợi nhuận của công ty trong 3 năm gần đây,tiến hành chiatheo tỷ lệ phần trăm doanh số qua các năm nhằm đánh giá được mức tăngtrưởng về doanh thu của công ty được xử lý bằng các phương pháp so sánh mô
tả và sơ đồ hóa
Với các thông tin từ kênh phân phối:tiến hành so sánh sản lượng tiêu thụ nhằmđánh giá kết quả hoạt động của kênh phân phối
1.6.2.2 Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu sơ cấp
Mục tiêu của cuộc điều tra nghiên cứu,phỏng vấn:nhằm thu thập những dữ liệu
về đối thủ cạnh tranh, về nhu cầu thị hiếu của người tiêu dung, về nhữngnguyên nhân tồn tại trong hoạt động marketing và thị trường hiện hữu của công
ty hiện nay
Phương pháp tiến hành thu thập:Nghiên cứu điều tra và phỏng vấn
Nguồn thu thập: Từ nhân viên thuộc phòng kinh doanh của công ty và ngườitiêu dùng sản phẩm tại địa bàn Hà Nội
a, Điều tra khách hàng: Tiến hành lập bảng câu hỏi nghiên cứu người tiêu dùng
Mục đích cuộc nghiên cứu: Thu thập các dữ liệu phục vụ cho việc lựa chọn cáchướng giải quyết cơ bản cho các giải pháp marketing về sản phẩm,giá,phânphối và xúc tiến
Quy mô mẫu: 30 phiếu
Đối tượng là các nhà quản trị phụ trách kinh doanh của công ty
Thời gian nghiên cứu: 2 tuần
b, Phỏng vấn chuyên sâu:
Mục tiêu của cuôc nghiên cứu: nhằm thu thập them thong tin về tình hình cũngnhư các quan điểm marketing phát triển thị trường cho sản phẩm máy tính xách
Trang 12tay tại địa bàn Hà Nội, những nguyên nhân còn tồn tại trong hoạt động kinhdoanh, phát triển thị trường sản phẩm tại Hà Nội.
Mẫu nghiên cứu: 3 phiếu phỏng vấn rực tiếp Tiến hành phỏng vấn giám đốc,trưởng phòng kinh doanh và phó phòng kinh doanh
Thời gian thu thập: 1 tuần
Phương pháp xử lý: phương pháp tổng hợp, thống kê mô tả
Phương pháp phân tích tổng hợp: phân tích kết quả trong phiếu điều tra,phỏng vấn, kếthợp giữa lý luận và thực tiễn Sau khi phân tích các thông tin đã thu thập được cần lựachọn những thông tin phù hợp với đề tài nghiên cứu
Phương pháp thống kê: thống kê kết quả trong các mẫu phiếu điều tra, phỏngvấn.Phương pháp thống kê cho biết tỉ lệ phần trăm các ý kiến được hỏi mộtcách chính xác, cũng như thứ tự độ quan trọng của các vấn đề nghiên cứu
Phương pháp so sánh: qua bảng biểu so sánh ý kiến của các nhà quản trị vàkhách hang để từ đó tổng hợp,đối chiếu các ý kiến đó, xem xét sự thống nhấtgiữa các quan điểm cũng như sự bất đồng
Sử dụng phần mềm SPSS để thực hiện việc phân tích và tổng hợp bảng câu hỏiđiều tra phỏng vấn
1.7 Kết cấu khóa luận tốt nghiệp
Thích ứng với tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài,các mục tiêu, phạm vinghiên cứu của đề tài, tôi chia kết cấu khóa luận của đề tài gồm 4 chương như sau:
Chương 1 Tổng quan nghiên cứu đề tài Giải pháp marketing nhằm phát triển thị
trường máy tính xách tay của công ty TNHH phát triển công nghệ máy tính Việt Namtrên địa bàn Hà Nội
Chương 2 Tóm lược một số vấn đề lý luận cơ bản về giải pháp marketing nhằm
phát triển thị trường của công ty kinh doanh
Chương 3 Phân tích các kết quả nghiên cứu về thực trạng giải pháp marketing nhằm
phát triển thị trường máy tính xách tay của công ty TNHH phát triển công nghệ máytính Việt Nam trên địa bàn Hà Nội
Chương 4 Các kết luận và đề xuất một số giải pháp marketing nhằm phát triển thị
trường máy tính xách tay của công ty TNHH phát triển công nghệ máy tính Việt Namtrên địa bàn Hà Nội
Trang 13Chương 2 Tóm lược một số vấn đề lý luận cơ bản về giải pháp marketing nhằm phát triển
thị trường của công ty kinh doanh
2.1 Một số định nghĩa, khái niệm liên quan
2.1.1 Khái niệm thị trường của công ty
Đối với công ty kinh doanh , thị trường được mô tả theo các tiêu thức khácnhau bao gồm: thị trường đầu vào và thị trường đầu ra.Thị trường đầu vào liên quantới các khả năng và các yếu tố ảnh hưởng tới nguồn cung cấp đầu vào của công ty kinhdoanh Thị trường đầu ra của công ty kinh doanh chính là thị trường tiêu thụ sản phẩmcủa công ty
Như vậy,khái niệm thị trường của công ty kinh doanh có thể được hiểu theokhái niệm sau: Thị trường được hiểu là một tập khách hàng, là người cung ứng hiệnthực và tiềm năng có nhu cầu về những mặt hàng mà công ty có dự án kinh doanh cómối quan hệ với các nhân tố môi trường kinh doanh và tập người bán-đối thủ cạnhtranh của họ
2.1.2 Khái niệm marketing - mix
2.1.2.1 Khái niệm marketing
Marketing là quá trình làm việc với thị trường để thực hiện các cuộc trao đổinhằm thỏa mãn những nhu cầu và mong muốn của con người
(Nguồn: Giáo trình Marketing căn bản, trang 10, GS.TS Trần Minh Đạo, NXB Đại họckinh tế quốc dân)
Theo Philip Kotler, Marketing là hoạt động của con người hướng tới sự thỏamãn nhu cầu và ước muốn thông qua các tiến trình trao đổi
2.1.2.2 Khái niệm marketing - mix
Theo Philip Kotler: “Marketing-mix là tập hợp những yếu tố marketing kiểmsoát được của marketing mà công ty sử dụng một cách liên hoàn và đồng bộ để cốgắng gây được phản ứng mong muốn từ phía thị trường mục tiêu”
Các bộ phận cấu thành của marketing hỗn hợp được biết đến như là 4P: Product(chiến lược sản phẩm), Price(chiến lược giá),Place(chiến lược phân phối),
Trang 14Promotion( chiến lược xúc tiến khuếch trương).Các bộ phận này không thực hiện chứcnăng của mình một cách rời rạc mà phải được kết hợp chặt chẽ Tương ứng với từnggiai đoạn phát triển của sản phẩm,mỗi loại thị trường,chiến lược của đối thủ cạnhtranh, công ty sẽ chọn cho mình một chiến lược marketing hiệu quả, là sự kết hợp củabốn yếu tố trong marketing-mix với mức độ quan trọng khác nhau.
2.1.3 Khái niệm và vai trò của phát triển thị trường
2.1.3.1 Khái niệm phát triển thị trường
Phát triển thị trường là tổng hợp các cách thức và các biện pháp marketing màdoanh nghiệp đưa ra nhằm mục đích tối đa hóa lượng hàng hóa bán ra trên thị trường
Phát triển thị trường của doanh nghiệp có thể chia thành hai hướng:
Phát triển theo chiều rộng: là việc doanh nghiệp mở rộng thị trường về mặtkhông gian địa lí, bằng cách xây dựng thực hiện chiến lược phân phối trên thị trường mới
và có thể phối hợp thêm với các chiến lược về sản phẩm, giá và các phối thức xúc tiến
Phát triển theo chiều sâu: là thông qua việc phân đoạn thị trường rồi từ đódoanh nghiệp thỏa mãn những nhu cầu khác nhau, phong phú của thị trường Doanhnghiệp xây dựng chiến lược phát triển sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng củakhách hàng, đồng thời, phối hợp với các chiến lược giá, xúc tiến và phân phối
2.1.3.2 Vai trò của phát triển thị trường
Phát triển thị trường nhằm thúc đẩy tốc độ tiêu thụ sản phẩm, tối đa hóa
số lượng sản phẩm tiêu thụ trên thị trường thỏa mãn tốt nhất nhu cầu của khách hàng từ đó tăng doanh thu bán hàng, tăng thị phần của công ty và tạo được uy tín với khách hàng
Phát triển thị trường giúp cho công ty có một vị trí ngày càng vững chắc, nâng cao uy tín sản phẩm của công ty trên thị trường, và trên cơ sở đó thị trường mang tính ổn định hơn.
Vì vậy, để tồn tại và phát triển đòi hỏi công ty phải huy động tốt mọi tiềm năng nội lực của chính mình, không ngừng chiếm lĩnh và phát triển thị
trường.Ngân hàng muốn thành công thì không thể chỉ giành lấy một mảng thị trường mà phải vươn lên nắm vững thị trường, thường xuyên mở rộng, phát triển thị trường.
2.2 Một số lý thuyết về phát triển thị trường của công ty kinh doanh
Có 2 lý thuyết phát triển thị trường, đó là lý thuyết phát triển thị trường củaAnsoff và lý thuyết phát triển thị trường của Philip Kotler
Trang 152.2.1 Lý thuyết về phát triển thị trường của Ansoff
Lý thuyết phát triển thị trường của Ansoff được mô tả như sau:
Bảng 1 Mô hình phát triển thị trường của Ansoff
Sản phẩm
Thị trường
Sản phẩm hiện tại Sản phẩm mới
Thị trường hiện tại Thâm nhập thị trường Phát triển sản phẩm
Theo quan điểm này,mô hình phát triển thị trường của doanh nghiệp bao gồm 3chiến lược sau:
Chiến lược thâm nhập thị trường
Với chiến lược này,doanh nghiệp tìm cách tăng trưởng trong thị trường hiện tạivới các sản phẩm hiện tại đang kinnh doanh.Đây là một phương thức nhằm khai tháctriệt để mức tiêu dùng hiện có trong thị trường hiện tại cũng như tìm kiếm khách hàngmới cho sản phẩm của doanh nghiệp.Doanh nghiệp có thể tăng thị phần thông qua cácphương thức:
Tăng sức mua sản phẩm
Lôi kéo khách hàng của đối thủ cạnh tranh
Mua lại đối thủ cạnh tranh
Chiến lược mở rộng thị trường
Chiến lược phát triển thị trường đồng nghĩa với việc tìm kiếm các thị trườngmới để tiêu thụ sản phẩm mà các doanh nghiệp hiện đang sản xuất,tìm kiếm nhữngngười tiêu dùng mới ở các thị trường hiện chưa xâm nhập.Các doanh nghiệp đi vàonghiên cứu tiềm năng của thị trường,khả năng tiêu thụ của khách hàng trong những thịtrường mà doanh nghiệp chưa chiếm lĩnh được để xác định liệu có thể kích thíchnhững nhóm nào chuyển sang tiêu dùng sản phẩm hiện tại của doanh nghiệp hay bắtđầu mua các mặt hàng một cách tích cực hơn.Có ba phương pháp phát triển thị trường:
Tìm thị trường trên các địa bàn mới
Tìm các khách hàng mục tiêu mới
Tìm ra các giá trị mới của sản phẩm
Chiến lược phát triển sản phẩm
Trang 16Chiến lược phát triển sản phẩm bao gồm việc phát triển các loại sản phẩm mới
để tiêu thụ trên thị trường hiện tại hoặc cho khách hàng hiện tại.Chiến lược này có thểnhằm vào sản phẩm riêng biệt hay toàn bộ các sản phẩm của doanh nghiệp
Phát triển sản phẩm riêng biệt: có ba cách riêng biệt như sau:
Cải tiến tính năng của sản phẩm
Cải tiến kiểu dáng của sản phẩm
Thêm mẫu mã
Phát triển cơ cấu ngành hàng:các phương án chủ yếu của việc cải tiến cơ cấungành hàng có thể là bổ sung thêm các mặt hàng mới hoặc cải tiến các sảnphẩm hiện đang sản xuất.Ngoài ra,các doanh nghiệp cũng có thể phát triển theohướng hiện đại hóa cơ cấu mặt hàng
Chiến lược đa dạng hóa:
Chiến lược này nghĩa là tung những sản phẩm mới tới những đối tượng kháchhàng mới
2.2.2 Lý thuyết về phát triển thị trường của Philip Kotler
Theo Philip Kotler (Quản trị marketing – xuất bản năm 2009), hoạt động pháttriển thị trường bao gồm các công việc: phân tích các cơ hội thị trường, lựa chọn thịtrường mục tiêu, hoạch định chiến lược marketing, triển khai marketing – mix, tổ chứcthực hiện và kiểm tra hoạt động marketing
Quan điểm phát triển thị trường theo chiều rộng và chiều sâu:
Phát triển theo chiều rộng:
Tức là doanh nghiệp cố gắng mở rộng phạm vi thị trường, tạo được nhữngkhách hàng mới Phương thức này doanh nghiệp áp dụng khi thị trường hiện tại đã bãohòa Có 3 hướng:
Theo tiêu thức địa lí: Phát triển thị trường theo chiều rộng được hiểu làdoanh nghiệp mở rộng địa bàn kinh doanh, tăng cường sự hiện diện của mình trên cácđịa bàn mới bằng các sản phẩm hiện tại
Theo tiêu thức sản phẩm: Phát triển thị trường theo chiều rộng tức là doanhnghiệp tiêu thụ sản phẩm mới trên thị trường hiện tại
Trang 17Theo tiêu thức khách hàng: Phát triển thị trường theo chiều rộng đồng nghĩavới việc doanh nghiệp sẽ kích thích, khuyến khích các nhóm khách hàng tiêu thụ sảnphẩm của doanh nghiệp.
Phát triển theo chiều sâu:
Tức là doanh nghiệp cố gắng bán sản phẩm của mình trên thị trường hiện tại.Phát triển thị trường theo chiều sâu áp dụng đa phần khi các doanh nghiệp có thị phầntrên thị trường tương đối nhỏ hay thị trường tiềm năng còn rất rộng
Theo tiêu thức địa lí: Phát triển thị trường theo chiều sâu là doanh nghiệp cốgắng tiêu thụ thêm sản phẩm của mình trên thị trường hiện tại
Theo tiêu thức sản phẩm: Phát triển thị trường theo chiều sâu đồng nghĩa vớiviệc doanh nghiệp tăng cường tối đa việc tiêu thụ một sản phẩm nhất định nào đó
Theo tiêu thức khách hàng: Phát triển thị trường theo chiều sâu là việc doanhnghiệp nỗ lực để bán thêm sản phẩm của mình cho một nhóm khách hàng
2.3 Phân định nội dung giải pháp marketing nhằm phát triển thị trường của công
ty kinh doanh
2.3.1 Nghiên cứu marketing để phát triển thị trường
Nghiên cứu thị trường bao gồm nghiên cứu khái quát thị trường và nghiên cứuchi tiết thị trường
2.3.1.1 Nghiên cứu khái quát thị trường
Nghiên cứu khái quát thị trường là nghiên cứu tổng cung, tổng cầu, giá cả thịtrường, chính sách của chính phủ về loại hàng hóa mà doanh nghiệp đang sản xuất để
có thể giải đáp một số vấn đề quan trọng như: Đâu là thị trường có triển vọng nhất,phù hợp nhất với hoạt động của doanh nghiệp? Khả năng tiêu thụ sản phẩm của doanhnghiệp là bao nhiêu? Doanh nghiệp cần chính sách như thế nào để tiêu thụ được sảnphẩm?
Khi tiến hành khái quát nghiên cứu thị trường, doanh nghiệp thường quantâmđến một số yếu tố sau: quy mô của thị trường, cơ cấu thị trường, sự vận động củathị trường và phân tích các nhân tố của môi trường
2.3.1.2 Nghiên cứu chi tiết thị trường
Trang 18Nội dung chủ yếu của nghiên cứu chi tiết thị trường là nghiên cứu đối tượngmua hàng, đối tượng bán loại hàng hóa mà doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, cơ cấuthị trường hàng hóa và chính sách mua bán của các doanh nghiệp có nguồn hàng lớn.Nghiên cứu chi tiết thị trường phải trả lời các câu hỏi: Ai mua hàng ? Mua bao nhiều ?
Cơ cấu loại hàng ? Mua ở đâu ? Mục đích mua hàng ? Các đối thủ cạnh tranh ? Nghiên cứu chi tiết thị trường phải nghiên cứu:
Nhu cầu, yêu cầu của khách hàng về loại hàng hóa mà doanh nghiệp sản xuất,kinh doanh
Doanh nghiệp cũng phải xác định tỷ trọng thị trường mà doanh nghiệp đạt đượcvới thị phần của các doanh nghiệp đối thủ, so sánh về chất lượng, giá cả, mẫu
mã, màu sắc của sản phẩm và các dịch vụ khách hàng
2.3.2 Xác lập mục tiêu và hướng phát triển thị trường
2.3.2.1 Mục tiêu phát triển thị trường
Mục tiêu phát triển thị trường doanh nghiệp thường theo đuổi là:
Gia tăng thị phần ở một đoạn thị trường nhất định
Tìm kiếm các khách hàng cho sản phẩm của doanh nghiệp
Tăng doanh thu và tăng lợi nhuận
Tăng sức mua cho sản phẩm tại thị trường mà doanh nghiệp mong muốn
2.3.2.2 Xác định hướng phát triển thị trường
Có ba hướng phát triển thị trường, đó là:
Tìm thị trường trên các địa bàn mới
Tìm các khách hàng mục tiêu mới
Tìm ra các giá trị mới của sản phẩm
2.3.3 Giải pháp marketing nhằm phát triển thị trường của công ty kinh doanh 2.3.3.1 Giải pháp về sản phẩm
Là hệ thống các mục tiêu và biện pháp phát triển sản phẩm, làm cho sản phẩmluôn luôn thích ứng với thị trường Mục tiêu và các biện pháp phát triển sản phẩm phải
đề cập tới 3 nội dung:
Nâng cao chất lượng sản phẩm:
Khi sản phẩm phù hợp với nhu cầu thị trường thì sản phẩm sẽ được thị trườngchấp nhận, nhờ đó doanh nghiệp sẽ chiến thắng trong cạnh tranh, góp phần phát triển
Trang 19thị trường Tuy nhiên chất lượng sản phẩm và giá thành là 2 vấn đề luôn luôn mâuthuẫn với nhau, giải quyết này nghĩa là nâng cao chất lượng và hạ giá thành, doanhnghiệp sẽ thâm nhập thị trường dễ dàng hơn Đây là sự sống còn của doanh nghiệp, dovậy doanh nghiệp cần đưa ra các biện pháp để nâng cao chất lượng sản phẩm.
Đa dạng hóa chủng loại sản phẩm:
Để tránh rủi ro là đòi hỏi khách quan của doanh nghiệp trong cơ chế thị trường
Đa dạng hóa sản phẩm có thể theo 2 hướng:
Phát triển đa dạng mặt hàng kinh doanh trên cơ sở một mặt hàng chủ lực Thựcchất là việc kinh doanh với những sản phẩm khác nhau hoàn toàn về giá trị sửdụng nhưng có một vài sản phẩm được ưu tiên phát triển mạnh
Phát triển đa dạng hóa chủng loại sản phẩm trên cơ sở sản phẩm xương sống.Thực chất là việc cải tiến, thay đổi mẫu mã sản phẩm trên cơ sở sản phẩm gốcnhằm khai thác ở các loại thị trường khác nhau
Để tiến hành đa dạng hóa sản phẩm, doanh nghiệp phải tiến hành nghiên cứu thịtrường, đầu tư trang thiết bị, khuyến khích người lao động có sáng kiến cải tiến kỹthuật
Phát triển sản phẩm mới:
Quan điểm sản phẩm mới hiện nay chia làm 3 loại là sản phẩm mới về nguyêntắc, sản phẩm mới nguyên mẫu, sản phẩm cải tiến Để có sản phẩm mới phải trảiqua các giai đoạn: nghiên cứu sản phẩm, thiết kế kỹ thuật, phát triển và hoàn thiệnsản phẩm mới, nghiên cứu thiết kế bao gói, sản xuất thử và thử nghiệm sản phẩm,sản xuất chính thức
2.3.3.2 Giải pháp về giá
Tùy theo chiến lược mà mỗi doanh nghiệp có mục tiêu định giá khác nhau, cóthể định giá nhằm đảm bảo mức thu nhập, nhằm mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận, mụctiêu doanh số bán, mục tiêu phát triển các phân đoạn thị trường, mục tiêu cạnh tranhđối đầu
Thường, giá bán của hàng hóa = giá vốn + tiền lãi
Khi xây dựng giá cần cân nhắc tới các yếu tố: Các chính sách của Nà nước vềkinh tế,tình trạng cạnh tranh,khả năng tiếp nhận của người mua,chu kì sống của sảnphẩm
Trang 20Trong hoạch định giá có 2 chiến lược:
Chiến lược giá hướng vào doanh nghiệp: chiến lược này hướng vào mục tiêunội tại của doanh nghiệp trên cơ sở chi phí và lợi nhuận mục tiêu
Chiến lược giá hướng ra thị trường:chiến lược này dựa trên những yếu tố quantrọng của thị trường như: cung, cầu, co giãn của cầu, tình trạng cạnh tranh, baogồm các chính sách giá như sau:
Định giá thấp: cho phép doanh nghiệp thâm nhập và phát triển thị trườngnhanh chóng, sản lượng tiêu thụ nhiều
Định giá cao: thường áp dụng với sản phẩm có tính ưu việt hơn hẳn sản phẩmkhác
Giá dẫn và tuân theo: khi doanh nghiệp có thể kiểm soát phần lớn thị trường,
họ có thể ở vị trí dẫn giá, có khả năng áp đặt giá Còn khi doanh nghiệp có thịtrường nhỏ bé, yếu thế thì phải tuân theo giá của doanh nghiệp dẫn giá
Giá phân biệt: đây là cách định giá theo từng hoàn cảnh cụ thể Có thể phânbiệt giá theo khu vực, mùa vụ, theo phân đoạn thị trường, chu kỳ sống của sảnphẩm,
Giá linh hoạt: doanh nghiệp điều chỉnh giá theo sự biến động của thị trườngphù hợp với mục tiêu kinh doanh của mình
Tóm lại, chính sách giá là tối quan trọng và nó là công đoạn cuối cùng trongchuỗi các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Do vậy cần phải xác định hợp lý vàchính xác
2.3.3.3 Giải pháp về kênh phân phối
Để tiêu thụ hàng tốt,doanh nghiệp phải thỏa mãn rất nhiều yêu cầu đưa ra từphía khách hàng Ngoài việc nâng cao chất lượng sản phẩm,gây uy tín đối với kháchhàng,doanh nghiệp phải không ngừng mở rộng mạng lưới bán hàng thông qua việc đadạng hóa kênh tiêu thụ
Tùy theo quy mô, tiềm năng phát triển từng khu vực, tùy vào đặc tính từng sảnphẩm, đặc điểm người tiêu dùng - khách hàng, đối thủ cạnh tranh, tùy vào từng chiếnlược mà công ty theo đuổi mà thiết lập các kênh phân phối khác nhau đối với các khuvực thị trường
Trang 21Có thể minh họa các kênh phân phối sản phẩm của doanh nghiệp theo sơ đồsau:
Hình 1 Các kênh phân phối hàng hóa của doanh nghiệp
Kênh trực tiếp Kênh gián tiếp
Với mục đích phát triển thị trường,hệ thống phân phối cần phải được thiết lậpsao cho mở rộng đến khắp các khu vực thị trường,tiếp cận với người tiêu dùng mộtcách tốt nhất nhằm mục đích cuối cùng là làm tăng sự tiếp xúc giữa khách hàng và sảnphẩm,từ đó có thể nâng cao khả năng tiêu thụ.Việc mở rộng hệ thống phân phối có thể
mở rộng theo chiều ngang hoặc chiều dọc tỳ vào từng chiến lược của công ty.Tuynhiên,cần phải cân đối số lượng thành viên kênh cho phù hợp nhằm tránh xung đột xảyra,ảnh hưởng đến hiệu quả vận hành kênh phân phối và hoạt động tiêu thụ của công ty
Người bán lẻNgười bán buôn
Trang 22Trong kinh doanh hiện nay các doanh nghiệp sẽ không đạt được hiệu quả nếuchỉ nghĩ rằng :”Có hàng hóa chất lượng cao,giá rẻ là đủ để bán hàng”.Những giá trịcủa hàng hóa, dịch vụ thậm chí cả những lợi ích đạt được khi tiêu dùng sản phẩm cũngphải được thông tin với khách hàng hiện tại,khách hàng tiềm năng cũng như nhữngngười ảnh hưởng tới việc mua sắm Để làm được điều đó,các doanh nghiệp cần phảilàm tốt các công việc của chiến lược xúc tiến, bao gồm 5 công cụ chủ yếu sau:
Quảng cáo: thông qua truyền hình, báo chí, phát thanh,…
Xúc tiến bán: chiết khấu, giảm giá, phiếu thưởng, hạ giá,…
Bán hàng trực tiếp: thiết lập kênh bán hàng trực tiếp
Marketing trực tiếp: marketing qua thư và thư điện tử, marketing tận nhà,
Quan hệ với công chúng: làm từ thiện, tài trợ sự kiện, xây dựng sự kiện
Tùy theo chiến lược mà công ty theo đuổi mà có quyết định những công cụ xúctiến cho phù hợp Đối với mục tiêu phát triển thị trường, các công cụ của xúc tiếnthương mại luôn mang lại hiệu quả cao trong việc nâng cao sản lượng tiêu thụ củacông ty thông qua kích thích khách hàng tiêu dùng sản phẩm nhiều hơn và nhờ đó màdoanh nghiệp có thể mở rộng thị trường tiêu thụ của mình Hiệu năng của quá trìnhkinh doanh sẽ tăng lên rõ rệt khi thực hiện các biện pháp xúc tiến thương mại, mặc dùdoanh nghiệp phải bỏ ra một lượng chi phí lớn cho công tác này
Trang 23Chương 3 Phân tích các kết quả nghiên cứu về thực trạng giải pháp marketing nhằm phát triển thị trường máy tính xách tay của công ty TNHH phát triển công nghệ máy
tính Việt Nam
3.1 Đánh giá tổng quan tình hình kinh doanh của công ty TNHH phát triển công nghệ máy tính Việt Nam
3.1.1 Qua trình hình thành và phát triển của công ty
Tên công ty: Công ty TNHH phát triển công nghệ máy tính Việt Nam
Trụ sở: Số 30 Trần Quốc Hoàn – Dịch Vọng – Cầu Giấy – Hà Nội
Từ lúc thành lập với tổng số nhân viên là 05 người làm việc trong một cửa hàng códiện tích lớn hơn 30m2, sau 8 năm hoạt động hiện nay công ty đã có tổng số hơn 50nhân viên Gắn liền quá trình hoạt động và phát triển của công ty là những sự kiện vàchính sách kinh doanh mang tính đột phá, tiên phong trong lĩnh vực kinh doanh thiết
bị máy vi tính như: chính sách kinh doanh "Bán giá bán buôn đến tận tay người tiêudùng", chính sách bản hành "1 đổi 1 trong vòng 6 tháng" và "bảo hành cả trong trườnghợp IC bị cháy, nổ", chính sách "cam kết hoàn tiền khi có biến động giá" Qua đó,công ty luôn duy trì được tốc độ tăng trưởng cao, toàn diện về mọi mặt một cách bềnvững và đáng kinh ngạc so với các công ty kinh danh cùng lĩnh vực Hiện nay công ty
là một trong những công ty hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực công nghệ thông tin
Trang 24Khách hàng luôn tin tưởng công ty bởi các chính sách, cam kết, dịch vụ mà rất nhiềucông ty máy tính khác không làm được.
3.1.2 Cơ cấu tổ chức của công ty
Hình 2:Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty
(Nguồn:Phòng kinh doanh)
Nhận xét:
Cơ cấu tổ chức cụ thể,dễ nắm bắt nhưng tương đối đơn giản, chưa chia nhỏthành nhiều phòng ban cụ thể nên các phòng sẽ phải làm một lượng lớn công việc.Trong đó, phòng kinh doanh trực tiếp chịu trách nhiệm thực hiện các họat động tiếpthị, bán hàng tới các khách hàng và khách hàng tiềm năng của công ty nhằm đạt mụctiêu về doanh số, thị phần,…
Phòng kinh doanh có 25 người (1trưởng phòng,1 phó phòng và 23 nhân viên),tất cả đã tốt nghiệp Đại học hoặc Cao đẳng chuyên ngành kinh tế, kỹ thuật, kế toán,hành chính,…
Phòng kinh doanh có chức năng :
Tham mưu cho giám đốc và phó giám đốc công ty hoạch định các phương ánkinh doanh của công ty trong dài hạn và ngắn hạn
Cùng với các phòng chức năng khác của công ty xây dựng các phương án kinhdoanh và tài chính
P Giám Đốc
Giám đốc
Trang 25 Trực tiếp nghiên cứu thị trường,nguồn hàng,khách hàng để xúc tiến thương mạiNhiệm vụ:
Xây dựng kế hoạch,định hướng kinh doanh hàng tháng,hàng quý,hàng nămcũng như theo dõi tình hình thực hiện kế hoạch để kịp thời đề xuất với ban giámđốc công ty điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp với tình hình thực tế
Tăng cường công tác tiếp thị,nghiên cứu thị trường để đầu tư đẩy mạnh kinhdoanh.Đề xuất ban giám đốc các chính sách,chủ trương phù hợp tình hình thực
tế trong lĩnh vực kinh doanh thương mại
Theo dõi chặt chẽ và nắm bắt kịp thời tình hình thị trường,giá cả,nhu cầu hànghóa thiết bị tin học,thiết bị văn phòng
Chịu trách nhiệm dự thảo, lập các hợp đồng thương mại,điều kiện và hình thứcthanh toán
Thực hiện chế độ báo cáo thống kê theo quy định của Nhà Nước và theo yêucầu của Giám đốc công ty
3.1.3 Ngành nghề kinh doanh
Ngành nghề: công nghệ thông tin
Lĩnh vực kinh doanh: kinh doanh thương mại các sản phẩm thiết bị tin học:
3.1.4 Kết quả kinh doanh
Trong 3 năm qua,tình hình hoạt động kinh doanh của công ty tương đối tốt,năm sau cao hơn năm trước, cụ thể là:
Trang 26Bảng 2.Bảng kết quả kinh doanh của công ty từ năm 2010 - 2012 (đơn vị 1.000 đ)
011 Chênh
lệnh
Tỷ lệ(%)
chênhlệch
Tỷ lệ(%)
29 (Nguồn:Phòng kinh doanh)Nhận xét:
Từ năm 2010 đến năm 2012,lợi nhuận của công ty tăng 161.911.000 đồng, lợinhuận tăng tương đối cao, tăng 114, 53%
Từ năm 2010 đến năm 2012,năm 2012 là năm công ty kinh doanh tốt nhất,doanh thu tăng cao nhất tăng 108,69%, lợi nhuận tăng cao nhất, tăng 114,53%
3.2 Phân tích ảnh hưởng nhân tố môi trường đến giải pháp marketing nhằm phát triển thị trường máy tính xách tay của công ty
3.2.1 Sự ảnh hưởng của nhân tố môi trường vĩ mô
3.2.1.1 Môi trường kinh tế, dân cư
Việt Nam là nền kinh tế lớn thứ 6 Đông Nam Á và lớn thứ 57 trên thế giới xéttheo quy mô tổng sản phẩm nội địa danh nghĩa năm 2011 và đứng thứ 128 xét theotổng sản phẩm nội địa danh nghĩa bình quân đầu người
Việt Nam là thành viên của Liên hiệp quốc, Tổ chức thương mại thế giới,Quỹtiền tệ quốc tế, Nhóm ngân hàng thế giới, WTO, ASEAN, tạo điều kiện cho môitrường kinh tế phát triển, tự do lưu thông hàng hóa, các rào cản về hải quan được thuhẹp Chính điều này giúp cho công ty dễ dàng hơn trong việc mua bán hàng hóa Kinh
Trang 27tế hội nhập, nhu cầu giao lưu với các nền văn hóa tiên tiến trên thế giới tăng cao, conngười có xu hướng sử dụng các sản phẩm tiên tiến, hiện đại trong đó có thiết bị tinhọc Điều này góp phần tăng nhu cầu sử dụng máy tính xách tay của khách hàng vàgóp phần thúc đẩy công tác marketing phát triển thị trường diễn ra dễ dàng hơn.
Tăng trưởng kinh tế suy giảm, nợ xấu tăng mạnh và hàng chục nghìn doanhnghiệp phá sản, kinh tế Việt Nam đang rơi vào giai đợn thực sự khó khăn, sức muagiảm, điều này cũng ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của công ty, chính vì điềunày mà công ty luôn phải cố gắng hoàn thiện công tác marketing để lôi kéo sự quantâm của khách hàng và khuyến khích họ mua sản phẩm
Hà Nội tập trung đông dân cư, gồm mọi thành phần xã hội, cơ cấu dân số trẻgóp phần làm tăng thêm lượng khách hàng tiềm năng cho công ty
3.2.1.2 Nhân tố môi trường văn hóa, xã hội
Xã hội Việt Nam có nhiều thành phần giai cấp, từ người giàu đến người nghèođều có nhu cầu sử dụng thiết bị tin học để sống và làm việc, công ty luốn bán mọi sảnphảm để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dung từ những sản phẩm giá rẻ đến nhữngsản phẩm cao cấp
Người Việt Nam rất nhanh nhạy trong tiếp thu cái mới,các nền văn hóa mới,khách hàng có tâm lý truyền nhau kinh nghiệm mua hàng, nếu lần đầu mua sản phẩmtốt, khách hàng sẽ mua thêm lần sau và khuyên người khác mua sản phẩm của công ty.Chính vì điều này, công ty luôn phục vụ một cách chuyên nghiệp nhất cho khách hàng
và mang đến cho họ những sản phẩm tốt nhất
Người Việt Nam có xu hướng sính ngoại, thích tiếp thu những nền văn hóamới, đây cũng chính là thuận lợi để công ty bán sản phẩm nhập ngoại (chủ yếu làcác sản phẩm của các công ty nước ngoài: Hàn Quốc, Nhật Bản,…)
3.2.1.3 Môi trường chính trị, pháp luật
Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà Nước, Việt Nam có môi trường chính trị ổnđịnh, khả năng xảy ra chiến tranh, bạo loạn rất thấp nên công ty không phải dự phòng
về các rủi ro này
Hệ thống luật pháp tương đối chặt chẽ, luôn sửa đổi và bổ sung theo nhu cầu tấtyếu của xã hội, gồm: Bộ luật dân sự, Bộ luật lao động, Luật kinh tế, Luật thuế thunhập doanh nghiệp, Luật sở hữu trí tuệ,…