Xây dưng chính sách tín dụng linh hoạt, phù hợp với đối tượng khách hàng

Một phần của tài liệu Báo cáo tốt nghiệp: Nâng cao chất lượng cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ của Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội” ppt (Trang 66 - 68)

hàng là doanh nghiệp vừa và nhỏ

Đối với mỗi ngân ngân hàng đều có những chính sách cho vay phù hợp với điều kiện của mình trong từng giai đoạn cụ thể. Chính sách cho vay phản ánh cương lĩnh tài trợ của một ngân hàng, có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng cho vay đối với các khách hàng cũng như các DNVVN. Để hoàn thiện chính sách cho vay đối với DNVVN, cần hoàn thiện các nội dung sau:

Thực hiện lãi suất cho vay linh hoạt: Như ta đã biết, chi phí lãi vay trong các DNVVN là một chi phí thường xuyên và khá lớn, nếu lãi vay lớn và biến động bất thường thì sẽ gây rất nhiều khó khăn cho doanh nghiệp trong việc lập kế hoạch sản xuất kinh doanh, giảm lợi nhuận, tăng gánh nặng trả nợ ngân hàng. Vì thế, vừa căn cứ

theo khung lãi suất được quy định, Ngân hàng cần áp dụng một cách linh hoạt các mức lãi suất khác nhau đối với từng doanh nghiệp. Ngân hàng có thể dựa trên kết quả thẩm

nhằm khuyến khích các DNVVN vay vốn. Đối với các DNVVN có mối quan hệ lâu năm với Ngân hàng, có lịch sử thanh toán lãi và nợ gốc tốt, có tài sản đảm bảo có giá trị, ngoài ra có tình hình tài chính khả quan, có tiềm năng trên thị trường thì có thể áp dụng mức lãi suất ưu đãi sẽ khuyến khích, tạo điều kiện cho các DNVVN này vay vốn ngân hàng.

Xác định thời hạn tín dụng và kỳ hạn nợ hợp lý : Kỳ hạn của khoản vay là yếu tố

rất quan trọng, được ngân hàng hết sức chú ý. Ngân hàng thường dựa trên kỳ hạn của nguồn để quyết định chính sách kỳ hạn cho vay nếu khả năng tìm kiếm nguồn và chuyển hoá kỳ hạn nguồn của ngân hàng không cao. Tuy nhiên, trên thực tế kỳ hạn nguồn của ngân hàng thường không trùng khớp với kỳ hạn của khách hàng. Vì thế, Ngân hàng cần có những biện pháp hợp lý để chuyển hoán kỳ hạn nguồn và huy động nguồn trung và dài hạn tốt, chính sách thời hạn tín dụng và kỳ hạn nợ nghiêng về đáp ứng kỳ hạn của người vay. Ngoài ra, Ngân hàng cần căn cứ vào mục đích sử dụng của khoản vay đểđưa ra thời hạn và kỳ hạn nợ hợp lý và hiệu quả, bởi vì nếu không đưa ra kỳ hạn phù hợp với các kỳ hạn thu nhập của doanh nghiệp thì sẽ gây khó khăn trong khả năng thanh toán của doanh nghiệp, điều này hoàn toàn có thể xảy ra khi thời điểm thu nợ của ngân hàng không trùng với thời điểm các nguồn thu nhập của doanh nghiệp, như thế doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn khi thanh toán lãi và gốc, gây ra nợ quá hạn, làm tăng chi phí của doanh nghiệp. Vì vậy, tùy thuộc vào đặc điểm của từng doanh nghiệp, đặc điểm về các nguồn thu nhập, thời điểm phát sinh mà ngân hàng cần đưa ra thời hạn và kỳ hạn nợ hợp lý, tạo điều kiện tốt cho doanh nghiệp trả nợ gốc và lãi.

Cần đa dạng hoá các phương thức cho vay: Với đặc thu của các DNVVN là ngành nghề kinh doanh rất đa dạng và linh hoạt nên nhu cầu vay vốn của họ cũng rất

đa dạng. Do đó, để đáp ứng tối đa nhu cầu vay vốn của các DNVVN, Habubank cần

đưa ra nhiều phương thức cho vay hơn phù hợp với yêu cầu của khách hàng, qua đó

mở rộng được hoạt động cho vay. Mặc dù Habubank có khá nhiều các hình thức cho

vẫn là chủ yếu. Tuy nhiên, nếu chỉ chú trọng vào hai hình thức này sẽ chưa khai thác

hết các nhu cầu của DNVVN. Vì vậy, tùy thuộc vào đặc điểm của từng loại doanh nghiệp, tình hình sản xuất kinh doanh Ngân hàng có thể mở rộng các hình thức cho vay khác để tạo điều kiện cho các DNVVN tiếp cận được nguồn vốn của Ngân hàng.

Vận dụng linh hoạt các khoản đảm bảo: Tài sản đảm bảo là điều kiện rất quan trọng đối với cho vay các đối tượng tiềm ẩn rủi ro cao như DNVVN. Tuy nhiên, việc thắt chặt tín dụng với những điều kiện đảm bảo bằng tài sản quy định quá chặt chẽ và cứng nhắc sẽ làm giảm tăng trưởng tín dụng và khiến ngân hàng mất dần thị phần. Hơn

nữa, thực tế cho thấy hệ thống pháp luật chưa hoàn chỉnh, sự phối hợp giữa các cơ

quan chức năng còn kém đã làm cho công tác xử lý tài sản đảm bảo để thu hồi nợ là không hề đơn giản. Chính vì vậy, Ngân hàng cần xem xét vấn đề tài sản đảm bảo một cách thông thoáng và linh hoạt hơn. Cần nới lỏng các điều kiện vay vốn, không nên coi tài sản thế chấp là điều kiện tiên quyết để cho vay mà có thể sử dụng các hình thức như

bảo lãnh. Nếu doanh nghiệp có dự án khả thi, phương án sản xuất kinh doanh tốt, có hiệu quả và có lịch sử quan hệ tốt với ngân hàng thì ngân hàng có thể cho vay theo hình thức tín chấp, hoặc dùng một phần tài sản từ vốn vay để đảm bảo cho khoản nợ

vay.

3.2.2 Nâng cao chất lượng công tác thẩm định

Thẩm định là một yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng đến quyết định cho vay, đồng thời ảnh hưởng đến chất lượng cho vay DNVVN. Thực hiện tốt công tác thẩm định sẽ

giúp Habubank đưa ra những quyết định nhanh chóng, chính xác về việc chấp nhận cho vay hay từ chối.

Trước hết, để công tác thẩm định có chất lượng cao đòi hỏi phải có đội ngũ cán bộ thẩm định có trình độ chuyên môn nghiệp vụ tốt. Trình độ nghiệp vụ cho cán bộ

thẩm định là yếu tố tiên quyết, có vai trò quyết định đến chất lượng của công tác thẩm

trí nhân sự hợp lý sẽ tạo điều kiện cho công tác thẩm định được thực hiện một cách tốt nhất, những quyết định đưa ra sẽ hợp lý và chính xác, hạn chế rủi ro cho ngân hàng.

Khi thu thập thông tin tín dụng, cán bộ thẩm định cũng cần thu thập thông tin từ

nhiều kênh khác nhau, phải chọn lọc thông tin tránh những thông tin sai lệch. Ngân hàng cũng cần liên hệ thường xuyên với các cơ quan quản lý và các bên có liên quan

đến các DNVVN để có thể cập nhật và nắm bắt tình hình của các DNVVN một cách nhanh chóng và chính xác nhất.

Nội dung thẩm định cần được tiến hành đầy đủ, chính xác và khoa học. Trong quá trình thẩm định, không nên quá chú trọng đến một nội dung nào đó mà bỏ qua các nội dung khác. Cán bộ thẩm định tín dụng ngoài việc cần phân tích kỹ lưỡng về năng lực tài chính, giá trị tài sản đảm bảo của doanh nghiệp thì bên cạnh đó cũng cần đánh

giá các yếu tố khác như: vị trí, uy tín của doanh nghiệp trên thị trường; đánh giá năng lực quản lý, trình độ, kinh nghiệm của chủ doanh nghiệp. Ngoài ra, cần cũng cần tìm hiểu thông tin về thị trường, lĩnh vực kinh doanh của khách hàng, việc tiêu thụ sản phẩm của khách hàng trên thị trường, xu hướng phát triển và những rủi ro mà doanh nghiệp có thể gặp phải trong quá trình kinh doanh. Những điều này là những nhân tố

quan trọng tác động đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp khách hàng, nó cho thấy được khả năng trả nợ của khách hàng. Khi công tác thẩm định được thực hiện một cách đúng quy trình và đầy đủ các nội dung nó sẽ trở thành một công cụ

hữu hiệu cho việc giảm thiểu rủi ro cho vay.

Trong khi thực hiện quy trình thẩm định cũng cần vận dụng một cách hết sức linh hoạt và gọn nhẹ tuỳ từng trường hợp cụ thể nhưng vẫn đảm bảo an toàn, tránh sự máy móc gây khó khăn cho khách hàng.

Quản lý vốn vay sau khi vay là việc theo dõi, giám sát và kiểm tra xem khách hàng có sử dụng vốn đúng mục đích hay không, hiệu quả sử dụng vốn thấp hay cao.

Đây là khâu khá quan trọng, giúp ngân hàng đánh giá được mức độ rủi ro của khoản vay.

Hiện nay, mặc dù đã có sự cố gắng song hoạt động kiểm tra, kiểm soát sau khi cho vay của Habubank vẫn chưa thực sựđược thực hiện đầy đủ và nghiêm ngặt. Trên thực tế, rất nhiều cán bộ tín dụng chỉ chú trọng đến công tác phân tích tín dụng trước khi cho vay và xem nhẹ khâu kiểm tra sau khi cho vay dẫn đến tình trạng doanh nghiệp vay vốn sử dụng vốn sai mục đích nhưng ngân hàng không thể kiểm soát được. Đây

cũng là một trong những nguyên nhân làm tăng tình trạng nợ quá hạn và nợ khó đòi của Ngân hàng trong thời gian qua. Đặc biệt với đối tượng khách hàng chứa đựng nhiều rủi ro như DNVVN, Habubank càng cần phải nâng cao hơn nữa công tác quản lý rủi ro. Ngân hàng cần xác định được dòng tiền vào ra của doanh nghiệp đểlên phương

án cho vay và thu nợ phù hợp, đồng thời thường xuyên giám sát chặt chẽ các khoản

vay để phát hiện sớm những rủi ro để có giải pháp ứng phó kịp thời.

3.2.4 Nâng cao chất lượng hệ thống thông tin

Trong hoạt động tín dụng, việc nắm bắt thông tin về khách hàng là vô cùng quan trọng, ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng cho vay cũng như kết quả kinh doanh của ngân hàng. Các thông tin về khách hàng là các thông tin về tư cách pháp nhân của doanh nghiệp, năng lực tài chính, quy mô hoạt động, ngành nghề kinh doanh, khảnăng điều hành của chủ doanh nghiệp. Các thông tin này có thể thu được từ nhiều nguồn khác nhau, có thể từ chính doanh nghiệp cung cấp, có thể từ các ngân hàng khác, các

đối tác làm ăn, từ các cơ quan nhà nước có liên quan... Thực tế cho thấy tại Habubank, các thông tin về doanh nghiệp chủ yếu là do các doanh nghiệp cung cấp, chưa có sự

liên kết để thu thập các thông tin giữa Ngân hàng với các ngân hàng khác và các bên

chính xác, một chiều, thiếu những thông tin đa chiều về doanh nghiệp, sẽ gây hạn chế

trong kết qủa đánh giá, ảnh hưởng tới quyết định cho vay của ngân hàng. Chính vì vậy, Ngân hàng cần thu thập đầy đủ thông tin từ nhiều phía, nhiều chiều và qua các kênh khác nhau. Từđó có sự so sánh, tổng hợp và sàng lọc thông tin, kiểm tra tính xác thực

và độ chính xác của thông tin khách hàng để có thểđưa ra được những nhận định đúng đắn về khách hàng và có quyết định cho vay đúng, giảm thiểu được rủi ro.

3.2.5 Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ

Con người là yếu tố hàng đầu quyết định đến hiệu quả hoạt động ngân hàng cũng như chất lượng các khoản vay. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng và chất lượng cho vay cần phải có những chính sách thích dáng để nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ, nhân viên. Thực tế cho thấy, các DNVVN là những doanh nghiệp hoạt động rất linh hoạt trong nhiều ngành nghề và lĩnh vực khác nhau. Để có thểđưa ra

những đánh giá chính xác về một khách hàng thì ngoài trình độ chuyên môn nghiệp vụ

còn đòi hỏi các cán bộ tín dụng phải có những hiểu biết nhất định về thị trường, về các loại hình doanh nghiệp và lĩnh vực kinh doanh khác nhau. Chính vì vậy, Ngân hàng cần thường xuyên tạo điều kiện cho cán bộ, nhân viên nâng cao trình độ bằng các kế

hoạch tổ chức đào tạo chuyên môn nghiệp vụ, cơ chế chính sách, thẩm định dự án, phân tích thị trường… Đồng thời, khuyến khích nhân viên tự trau dồi kiến thức về kinh tế, xã hội để có được sự hiểu biết toàn diện, phục vụ cho quá trình phân tích và đánh

giá khách hàng.

Ngoài ra, Ngân hàng cũng cần quan tâm đến công tác sắp xếp và sử dụng cán bộ. Ngân hàng cần sắp xếp hơp lý các nguồn lực, sử dụng đúng người đúng việc, từ đó

giúp mỗi cán bộ, nhân viên có thể phát huy hết khả năng của mình tránh gây lãng phí nguồn lực. Việc tạo môi trường làm việc thuận lợi và có những chính sách đãi ngộ hợp lý cuả Ngân hàng sẽgiúp động viên, khuyến khích kịp thời người lao động từđó giúp

3.2.6 Đẩy mạnh hoạt động Marketing Ngân hàng

Hoạt động marketing hiệu quả sẽ giúp cho nhiều doanh nghiệp biết tới Ngân hàng và nâng cao tính cạnh tranh của Ngân hàng so với các NHTM khác. Các khách hàng là những DNVVN thường chưa thật sự am hiểu về hoạt động cho vay cũng như quy trình cho vay vốn của ngân hàng nên thường ngần ngại sợ mất nhiều thời gian cho thủ tục vay ngân hàng. Vì vậy, để phát triển cho vay DNVVN Ngân hàng cần tăng cường quảng bá, giới thiệu mình với khách hàng.

Ngân hàng cần thực hiện đa dạng hoá và nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ

Ngân hàng nói chung và các sản phẩm, dịch vụ cho DNVVN nói riêng. Ngân hàng cũng cần tìm hiểu nhu cầu thị trường, thái độ của khách hàng khi sử dụng dịch vụ Ngân hàng từ đó cải tiến sản phẩm và khai thác tối đa nhu cầu của khách hàng. Ngoài ra Habubank cũng cần nghiên cứu những sản phẩm mới có sức cạnh tranh cao trên thị

trường và đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng.

Habubank cũng nên tổ chức những buổi hội thảo để tìm hiểu nhu cầu cũng như

tình hình của các DNVVN, từđó tạo cơ hội để các doanh nghiệp này tiếp cận dễ dàng hơn với nguồn vốn Ngân hàng. Cũng thông qua các buổi hội thảo, Ngân hàng chủđộng lựa chọn và tìm kiếm khách hàng mới. Việc chủđộng tìm kiếm khách hàng không chỉ

giúp Ngân hàng mở rộng cho vay mà còn tạo cơ hội cho Ngân hàng có thể đến được với những khách hàng tốt, do đó nâng cao được chất lượng các khoản cho vay.

3.2.7 Hiện đại hoá trang thiết bị, phát triển công nghệ ngân hàng

Trang thiết bị là yếu tố không thể thiếu được trong hoạt động ngân hàng. Habubank cần đẩy mạnh hiện đại hoá hệ thống thông tin, ứng dụng hiệu quả các công nghệ mới trong việc quản lý ngân hàng. Một hệ thống công nghệ hiện đại sẽ giúp giảm nhẹ bộ máy làm việc, nâng cao tính hiệu quả và chính xác trong công việc, đồng thời

đẩy nhanh tốc độ xử lý công việc, giảm chi phí, nâng cao khảnăng cạnh tranh đối với các ngân hàng khác.

3.3 Kiến nghị

3.3.1 Kiến nghị với Chính phủ

- Chính phủ cần sớm hoàn thiện và thống nhất các văn bản pháp luật nhằm tạo môi trường kinh tế, môi trường pháp lý ổn định, là căn cứ cho các doanh nghiệp tồn tại và phát triển và tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển tín dụng ngân hàng đặc biệt là cho vay đối với DNVVN.

- Cần xây dựng một khuôn khổ pháp lý và thể chế để thị trường hoạt động năng

động, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh. Chính phủ cũng cần tạo ra một sân chơi bình đẳng cho mọi thành phần kinh tế, tránh phân biệt đối xử, tạo điều kiện để mọi thành phần kinh tếđều phát triển.

- Có biện pháp hiệu quả để tạo điều kiện thuận lợi cho các DNVVN phát triển: cải cách, đơn giản hoá các thủ tục hành chính, quy định, quy chế, điều kiện kinh doanh

đối với các DNVVN.

- Ban hành các quy định thống nhất về các chuẩn mực kế toán, các thông tin tài chính của doanh nghiệp, tạo điều kiện cho ngân hàng đánh giá, kiểm soát khách hàng.

Một phần của tài liệu Báo cáo tốt nghiệp: Nâng cao chất lượng cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ của Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội” ppt (Trang 66 - 68)