Tinh hình hoạt động kinh doanh của Habubank

Một phần của tài liệu Báo cáo tốt nghiệp: Nâng cao chất lượng cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ của Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội” ppt (Trang 40 - 47)

Trong những năm trở lại đây, Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội đặc biệt chú trọng

đến việc củng cốnăng lực tài chính, đảm bảo an toàn cho hoạt động ngân hàng và nâng

cao năng lực cạnh tranh khi thị trường có khó khăn. Trong các năm qua, vốn điều lệ

của Habubank không ngừng được tăng lên. Từ 1.000 tỷđồng năm 2006 đã tăng lên đến 2.000 tỷ đồng năm 2007 và đến năm 2008 vốn điều lệ của Ngân hàng đã đạt 2.800 tỷ đồng. Cùng với việc tăng vốn điều lệ, quy mô tổng tài sản của Habubank cũng đã có những thay đổi lớn. Năm 2006, tổng tài sản đạt 11.685 tỷđồng đến cuối năm 2008 tổng tài sản của Ngân hàng đã tăng lên 24.000 tỷ(tăng gấp hơn 2 lần).

Trong những năm qua, tình hình hoạt động kinh doanh của Habubank luôn có chất lượng và có tốc độtăng trưởng ổn định, bền vững qua các năm.

2.1.3.1 Huy động vn

Trong 3 năm, từ 2006 đến 2008 tình hình kinh tế Việt Nam có nhiều biến động

điều đó đã ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình hoạt động của các doanh nghiệp nói chung và hệ thống ngành ngân hàng nói riêng. Tuy nhiên, Habubank vẫn luôn đảm bảo tốt khả năng thanh khoản, đảm bảo đủ nguồn vốn phục vụ hoạt động kinh doanh phát triển của Ngân hàng.

Bng 2.1: Cơ cấu vn ca Ngân hàng TMCP Nhà Hà Ni

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu Số tiền 05/04 Số tiền 06/05 Số tiền 07/06 Tổng nguồn vốn 5.524.791 222,46% 11.685.318 211,51% 23.518.684 201,27% Vốn chủ sở hữu 391.464 256,48% 1.756.381 448,67% 3.179.345 181,02% Tỷ trọng 7,09% 15,03% 13,52% Nợ phải trả 5.133.327 9.928.937 193,42% 20.339.339 204,84% Tỷ trọng 92,91% 84,97% 86,48%

(Nguồn: Báo cáo thường niên Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội năm 2006, 2007,2008)

Năm 2006, Habubank lần đầu tiên phát hành giấy tờ có giá để huy động vốn trong nước. Sau thời gian ngắn toàn hệ thống huy động được 131 tỷđồng tại thời điểm ngày 31/12/2006. Bên cạnh việc triển khai các hoạt động nhằm tăng cường huy động vốn từ tiết kiệm dân cư, Habubank cũng đẩy mạnh tiếp thị và mở rộng quan hệ với các tổ chức kinh tế có nguồn tiền gửi lớn và các tổ chức tài chính, ngân hàng để tăng cường vốn huy động.

Năm 2007, Habubank vẫn chú trọng đến việc phát hành giấy tờ có giá và đã phát hành thành công 2 đợt kỳ phiếu USD cho Ngân hàng, đưa ra nhiều sản phẩm mới có chất lượng. Ngoài ra, Habubank cũng đẩy mạnh công tác chăm sóc khách hàng cũ, tiếp thị các doanh nghiệp mới để nâng cao số dư tiền gửi tại Ngân hàng. Tổng huy động của Ngân hàng trong năm 2007 đạt 20.340 tỷ đồng, tăng trưởng 105% so với năm 2006 và vượt 50% kế hoạch, trong đó huy động tiết kiệm tăng 30,3%, huy động tiền gửi khách hàng tăng 299% và huy động từ thị trường liên ngân hàng tăng 122,4%.

Biểu đồ 2.1: Cơ cấu vốn năm 2007của Habubank

(Nguồn: Báo cáo thường niên 2007 Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội)

Năm 2008, do ành hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới và những khó

khăn của nền kinh tếtrong nước, Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội vẫn an toàn vượt qua, tiếp tục duy trì được tốc độ tăng trưởng ổn định và bền vững. Tổng huy động của

Habubank trong năm 2008 ước đạt 19.758 tỷ, so với năm 2007, huy động tiết kiệm từ dân cư tăng 37,3% .

2.1.3.2 S dng vn

Cho vay khách hàng

Bảng 2.2: Tổng dư nợ cho vay ca Ngân hàng TMCP Nhà Hà Ni

Đơn vị: Triệu đồng

Tổng dư nợ cho vay 6.087 183% 9.419 155% 10.516 111,6%

Tỷ trọng 100% 100% 100%

Cho vay ngắn hạn 4.285 186,5% 5.623 131,2% 6.078 108,1% Tỷ trọng 70,4% 59,7% 57,8%

Cho vay trung và

dài hạn 1.801 174,5% 3.796 210,7% 4.438 116,9% Tỷ trọng 29,6% 40,3% 42,2%

(Nguồn: Báo cáo thường niên 2006,2007,2008 Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội)

Nhìn vào bảng trên ta có thể thấy tổng dư nợ của Habubank tăng dần qua các năm với tốc độ khá cao. Nguyên nhân của việc tăng tổng dư nợ là do Habubank đã không ngừng mở rộng mạng lưới hoạt động của mình. Năm 2006, hệ thống mạng lưới của Habubank đã khai trương thêm 5 điểm giao dịch tại các vùng kinh tế trọng điểm. Cùng với đó, Habubank còn tiếp tục phát triển, đưa ra các chính sách tín dụng với lãi suất phù hợp để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng một cách nhanh nhất. Habubank đã không ngừng mở rộng và phát triển các dịch vụ cả về chiều sâu, trong đó

dịch vụ cho vay khách hàng là dịch vụ tạo ra nguồn thu chủ yếu cho ngân hàng.

Năm 2007 được xem là năm thứ hai liên tiếp đánh dấu sự thành công vượt bậc của Habubank về chiến lược phát triển nhanh, mạnh, hiệu quả và an toàn. Tuy nhiên, mặc dù vẫn gia tăng về số tuyệt đối nhưng tốc độ tăng trưởng dư nợ của Habubank có chiều hướng suy giảm. Đến năm 2008 tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay thấp hơn so với những năm trước rất nhiều, giảm từ 183% năm 2006 xuống còn 111,6% năm 2008.

Điều này là do những ảnh hưởng bất lợi từ những khó khăn của nền kinh tế đất nước cũng như kinh tế thế giới trong năm 2008.

Trong tổng dư nợ cho vay của Ngân hàng, tỷ trọng cho vay trung và dài hạn đã tăng lên đáng kể qua các năm từ 2005 đến 2007 (từ 31% lên 40,3%), cho thấy Habubank đang có xu hướng mở rộng tín dụng trung và dài hạn nhằm đảm bảo mức lợi nhuận ổn định.

Hoạt động đầu tư

Habubank đẩy mạnh kinh doanh giấy tờ có giá nhằm đa dạng hoá danh mục đầu tư và là phương tiện hỗ trợ thanh khoản của Ngân hàng, đảm bảo an toàn hoạt động. Tổng danh mục đầu tư giấy tờ có giá của Habubank năm 2007 đạt 2.411 tỷ đồng, tăng 64% so với năm 2006, trong đó chủ yếu là trái phiếu Chính phủ và các loại chứng khoán nợ do các TCTD khác và các tập đoàn kinh tế lớn phát hành.

Ngoài việc bổ sung vốn cho công ty chứng khoán trực thuộc Ngân hàng, trong năm 2007, Ngân hàng cũng đầu tư thêm 138,46 tỷ đồng vốn dài hạn vào các doanh nghiệp hoạt động tốt, có tiềm năng.

Về chứng khoán kinh doanh, tổng đầu tư chứng khoán kinh doanh của Ngân hàng tới thời điểm 31/12/2007 là 77,74% tỷđồng, tương đương 0,33% tổng tài sản của Ngân hàng, trong đó hơn 90% là chứng khoán niêm yết.

Kinh doanh ngoi t

Bên cạnh việc tăng cường hoạt động kinh doanh trên thị trường liên ngân hàng, Habubank cũng đẩy mạnh việc mở thêm bàn thu đổi ngoại tệ tại địa bàn Hà Nội và Hà

Đông. Doanh số kinh doanh ngoại tệ trong năm 2006 đạt 3,63 tỷ USD, tăng 2 lần so với năm 2005. Năm 2007, thị trường ngoại hối Việt Nam có một số đặc điểm lớn: Cung ngoại tệ trên thị trường lớn, lượng đầu tư gián tiếp tăng 6,5 lần so với năm 2006 và gây ra hiện tượng thừa ngoại tệ tại một số thời điểm. Hoạt động chủ yếu của

Habubank tập trung chủ yếu để đảm bảo cung cấp cho các khách hàng thanh toán Quốc tế của Ngân hàng.

Năm 2005 lợi nhuận từ kinh doanh ngoại hối đạt 3,56 tỷ VNĐ, năm 2006 lợi nhuận thuần từ kinh doanh ngoại tệ đạt 1,17 tỷ đồng, đạt 117% kế hoạch, đến năm 2007, thu từ kinh doanh ngoại tệ là 2,7 tỷđồng, tăng gấp đôi so với năm 2006.

2.1.3.4 Kết qa kinh doanh ca Ngân hàng TMCP Nhà Hà Ni

Bảng 2.3: Kết qu hoạt động kinh doanh ca Ngân hàng TMCP Nhà Hà Ni

Đơn vị: Triệu đồng

Năm

Chỉ tiêu 2005 2006 2007

Tổng doanh thu hoạt động kinh doanh 488.911 986.246 2.248.179 Tổng chi phí hoạt động kinh doanh 371.031 707.174 1.702.501 Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh 117.880 279.072 545.678 Tỷ lệ nợ quá hạn 1,1% 1,3% 2,5% Lợi nhuận trước thuế 103.097 248.047 460.755

Lợi nhuận sau thuế 75.190 185.193 365.623

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2006, 2007, 2008 của Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội)

Trong những năm qua, tình hình hoạt động kinh doanh của Habubank luôn giữ được tốc độ tăng trưởng rất cao về cả doanh thu và thu nhập sau thuế. Trung bình, mỗi năm doanh thu của Habubank tăng 217% tức là tăng gấp đôi so với năm trước. Lợi nhuận sau thuế của Habubank cũng tăng với tốc độ tương ứng với doanh thu. Nguyên nhân của việc tăng doanh thu và lợi nhuận là do Habubank đã mở rộng rất nhiều quy mô hoạt động từ việc vốn điều lệ tăng từ 1.000 tỷ năm 2006 lên 2.000 tỷ năm 2007.

Tuy nhiên ta cũng có thể thấy cùng với mức tăng doanh thu thì chi phí hoạt động kinh doanh cũng tăng tương ứng, điều này cho thấy ở Habubank mới chỉ có sự tăng trưởng về lượng chứ chưa có sự tăng trưởng về chất lượng hoạt động. Tỷ lệ nợ quá hạn theo các năm đểu tăng cho thấy Habubank đang có vấn đề về chất lượng các khoản cho vay. Do đó, Ngân hàng cần phải tìm cách nâng cao hơn nữa chất lượng tín dụng của mình.

Một phần của tài liệu Báo cáo tốt nghiệp: Nâng cao chất lượng cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ của Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội” ppt (Trang 40 - 47)