Đánh giá chất lượng cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ của Ngân hàng

Một phần của tài liệu Báo cáo tốt nghiệp: Nâng cao chất lượng cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ của Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội” ppt (Trang 57 - 65)

TMCP Nhà Hà Nội

2.3.1 Điểm mạnh

Hoạt động cho vay nói chung và hoạt động cho vay đối với DNVVN nói riêng là hoạt động chứa đựng nhiều rủi ro song cũng là hoạt động đem lại lợi nhuận cao cho ngân hàng. Trong những năm qua, hoạt động cho vay đối với DNVVN của Habubank

đã không ngừng được mở rộng. Ngân hàng cũng đã có được những kết quả tốt trong việc nâng cao chất lượng cho vay đối với DNVVN.

Thứ nhất, dư nợ và tỷ trọng cho vay đối với DNVVN của Habubank không ngừng được tăng lên trong 3 năm qua. Điều này đã cho thấy Ngân hàng đã có những biện pháp thích hợp để thu hút các DNVVN.

Thứhai, Ngân hàng đã có những điều chỉnh thích hợp trong cơ cấu dư nợ cho vay DNVVN theo kỳ hạn theo hướng giảm dần tỷ trọng dư nợ ngắn hạn và tăng tỷ trọng dư

nợ trung và dài hạn. Điều này tạo điều kiện cung cấp đầy đủ và kịp thời nhu cầu về vốn trung và dài hạn để đầu tư mở rộng sản xuất, mua sắm trang thiết bị, tài sản cốđịnh… nâng cao chất lượng hoạt động kinh doanh cho các DNVVN .

Thứ ba, công tác quản lý nợ quá hạn và nợ khó đòi của Habubank tương đối tốt.

Điều này được thể hiện ở tỷ lệ nợ quá hạn ở mức trong giới hạn cho phép và nợ khó

đòi của Ngân hàng là rất thấp. Ngân hàng đã theo dõi sát sao các khoản vay về mục

đích sử dụng, hiệu quả sử dụng vốn cũng như tình hình trả nợ gốc và lãi của khách hàng, từ đó giảm thiểu được những khoản nợ khó đòi và có khả năng mất vốn tránh

được những tổn thất.

Thứ tư, thu nhập từ cho vay đối với DNVVN đóng góp phần khá lớn vào thu nhập trong năm của ngân hàng. Điều này cho thấy được khả năng sinh lời của các khoản cho vay DNVVN là khá cao và cho thấy vai trò quan trọng của hoạt động cho vay DNVVN trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.

2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân

2.3.2.1 Hn chế

Chất lượng cho vay đối với DNVVN cuả Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội trong những năm qua đã được cải thiện song vẫn còn một số hạn chế:

Thứ nhất, mặc dù tỷ trọng dư nợ tín dụng cho vay đối với DNVVN đã tăng, tuy

nhiên tỷ trọng này mới chỉ chiếm tỷ lệ thấp là 61,8% trong tổng dư nợ cho vay của

Ngân hàng. Đồng thời, tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay đối với các DNVVN của Ngân hàng là không ổn định và có chiều hướng giảm sút. Trong khi đó, các DNVVN đang ngày càng phát triển cả về số lượng và chất lượng, nhu cầu vay vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp này là rất lớn và nhiều tiềm năng.

Thứ hai, chỉ tiêu nợ quá hạn và nợkhó đòi có xu hướng gia tăng trong những năm

gần đây. Điều này cho thấy chất lượng cho vay đối với DNVVN của Ngân hàng là

chưa ổn định và có chiều hướng đi xuống. Các khoản nợ khó đòi tăng thể hiện khả năng thu hồi vốn của ngân hàng giảm và điều này có thể gây ra sựảnh hưởng xấu đến khảnăng kinh doanh cũng như lợi nhuận của Ngân hàng.

2.3.2.2 Nguyên nhân

Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến những hạn chế trong việc đảm bảo chất lượng cho

vay đối với DNVVN của Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội là:

Nguyên nhân v phía ngân hàng

Thứ nhất: Chính sách tín dụng thiếu linh hoạt

Khi cấp tín dụng cho khách hàng, Ngân hàng luôn tuân thủ theo các nguyên tắc nhằm đảm bảo an toàn cũng như giảm rủi ro xuống mức thấp nhất. Vì vậy, khi cho vay,

Ngân hàng thường đòi hỏi các yêu cầu về tài sản đảm bảo cũng như năng lực tài chính của khách hàng. Tuy nhiên, việc thực hiện quá cứng nhắc các quy định đó đã làm hạn chế khả năng mở rộng và nâng cao chất lượng cho vay đối với DNVVN của Ngân hàng. Trên thực tế, nhiều khách hàng hoạt động kinh doanh tốt nhưng vì giá trị tài sản

đảm bảo không đủ lớn nên số tiền được vay thấp, không đáp ứng được nhu cầu kinh doanh. Nhiều doanh nghiệp hoạt động tốt, có khảnăng trả nợ, phương án sản xuất kinh doanh có tính khả thi và hiệu quảcao nhưng vì không có tài sản đảm bảo nên bị từ chối cho vay vốn. Điều này đã khiến Ngân hàng mất đi nhiều khách hàng tốt.

Thứ hai: Chất lượng công tác thẩm định chưa tốt

Quyết định cho vay dựa trên việc đánh giá năng lực phát triển cũng như sự hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, điều này phụ thuộc vào việc thẩm

định cho vay. Quy trình cũng như việc năng lực thẩm định còn một vài hạn chếđã gây trở ngại cho việc tiếp cận nguồn vốn vay của các DNVVN.

Nội dung thẩm định nhiều khi không đầy đủ, quá chú trọng đến việc thẩm định về

mặt tài chính mà bỏ qua nhiều yếu tố quan trọng khác là một trong những yếu điểm của Ngân hàng. Một thực tế của các DNVVN là thường chủ doanh nghiệp, những người bỏ

vốn cũng đồng thời là người điều hành và quản lý doanh nghiệp. Chính vì vậy, việc

đánh giá trình độ, kinh nghiệm và khảnăng quản lý của chủ doanh nghiệp là rất quan trọng. Tuy nhiên, nôi dung này còn chưa được thực sự quan tâm trong quá trình thẩm

định. Ngoài ra, việc phân tích, đánh giá về ngành hàng, lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp và thị trường cũng chưa thật sự được chú trọng, thậm chí đôi khi bị bỏ qua. Chính những điều này đã làm hạn chế chất lượng thẩm định, tăng rủi ro và làm giảm chất lượng của các khoản cho vay.

Thứ ba: Việc kiểm tra, kiểm soát các khoản vay chưa được thực hiện thường xuyên

Công tác kiểm soát nội bộ cũng như kiểm tra, giám sát khách hàng đôi khi còn mang tính hình thức nên không phát hiện kịp thời được những sai phạm trong quá trình cho vay của cán bộ tín dụng và của khách hàng vay vốn. Việc theo dõi các khoản vay

không được thường xuyên chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc tăng

các khoản nợ quá hạn của Ngân hàng trong thời gian qua.

Thứtư: Hệ thống thông tin khách hàng thiếu độ chính xác, chất lượng và tính cập nhật chưa cao.

Các thông tin về khách hàng hầu như rất ít.Thông tin về khách hàng chủ yếu được thu thập qua việc phỏng vấn trực tiếp, gặp gỡ giữa ngân hàng và doanh nghiệp và trên các báo cáo tài chính mà doanh nghiệp cung cấp. Việc tìm hiểu thông tin về khách hàng từ các doanh nghiệp và tổ chức tín dụng khác còn hạn chế. Điều này khiến cho

những thông tin về khách hàng còn thiếu, mang tính một chiều và độ chính xác là không cao. Thông tin khách hàng là một yếu tố vô cùng quan trọng trong quá trình cấp tín dụng và quá trình kiểm soát sau khi cho vay. Việc thiếu thông tin về khách hàng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng khoản cho vay.

Thứnăm: Đội ngũ cán bộ không đồng đểu, chưa đáp ứng được đòi hỏi của công việc.

Trong tình hình cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng và những biến động phức tạp của nền kinh tế, những yêu cầu đối với đội ngũ cán bộ ngân hàng nói chung và các bộ tín dụng nói riêng là rất cao. Các cán bộ tín dụng không chỉ đòi hỏi phải có trình độ

chuyên môn nghiệp vụ mà còn phải hiểu khách hàng, nắm rõ về tình hình tài chính,

năng lực quản lý và tư cách đạo đức của khách hàng. Ngoài ra, cán bộ tín dụng còn phải có những sự hiểu biết nhất định về thị trường và lĩnh vực kinh doanh của khách hàng. Những đòi hỏi khá cao này không phải cán bộ tín dụng nào cũng có thể đáp ứng

được. Thực tế hiện nay, chất lượng các bộ tín dụng của Habubank chưa đồng đều. Một số cán bộ tín dụng vẫn chưa đáp ứng được những đòi hỏi của thực công việc. Ngoài ra còn một bộ phận cán bộ trẻ, có trình độchuyên môn nhưng thiếu kinh nghiệm nên gặp một sốkhó khăn khi tiếp cận các DNVVN, khảnăng thu thập thông tin, phân tích tổng hợp còn hạn chế. Điều này làm ảnh hưởng rất nhiều đến công tác cho vay nói chung và

cho vay đối với DNVVN nói riêng.

Nguyên nhân thuc v khách hàng

-Hạn chế về tài sản đảm bảo: Tài sản đảm bảo luôn là trở ngại cho các DNVVN trong việc vay vốn các ngân hàng. Quyền sử dụng đất luôn là tài sản đảm bảo quan trọng, tuy nhiên, các DNVVN chủ yếu là đi thuê mặt bằng để sản xuất kinh doanh.

Ngoài ra, các DNVVN thường không có nhiểu tài sản để thế chấp, hơn nữa, ngân hàng

thường đánh giá giá trị tài sản đảm bảo thấp hơn so với thực tế gây tâm lý e ngại khi thế chấp của các DNVVN.

-Năng lực tài chính và khảnăng quản trị doanh nghiệp của DNVVN còn hạn chế: Các DNVVN có quy mô vốn tự có nhỏ, vốn tự có lại thường dùng đểđầu tư vào trang

thiết bị, máy móc… vì vậy nguồn vốn phục vụ sản xuất và thanh toán còn thiếu. Các DNVVN cũng đều thừa nhận rằng khả năng lập dự án đầu tư của doanh nghiệp còn

chưa chuyên nghiệp, thiếu độ chính xác. Vì vậy, khả năng sản xuất kinh doanh của những doanh nghiệp này còn chưa có sự phát triển ổn định và có hiệu quả cao.

-Những yếu kém và sai phạm trong công tác kế toán doanh nghiệp: Một số doanh nghiệp chưa chấp hành nghiêm chỉnh các quy định về kế toán doanh nghiệp, công tác kế toán thiếu tính khoa học, sổ sách lộn xộn gây khó khăn cho cán bộ ngân hàng trong công tác kiểm tra, thẩm định. Thậm chí, nhiều doanh nghiệp còn làm những báo cáo tài chính giả, báo cao sai tạo ra tâm lý e ngại trong hoạt động cho vay của Ngân hàng, đặc biệt là cho vay trung, dài hạn.

Nguyên nhân khách quan khác

-Hệ thống pháp lý chưa ổn định: Môi trường pháp lý tác động đến mọi thành phần kinh tế. Ởnước ta hiện nay, hệ thống pháp luật, các văn bản, quy định, chính sách còn chưa đồng bộ, thủ tục hành chính còn phức tạp.

Các quy định về ngành nghề kinh doanh, về phá sản doanh nghiệp, về quyền sử

dụng đất, quyền sở hữu, cơ chế về chuyển nhượng, phát mại tài sản… còn nhiều bất cập ảnh hướng tới tiến độ xử lý nợđọng.

-Môi trường kinh tế nhiều biến động: Từ sau khi gia nhập tổ chức thương mại quốc tế WTO, nền kinh tếnước ta đã thực sự trở thành một bộ phận của nền kinh tế thế

giới. Quá trình hội nhập sâu rộng đã tạo ra nhiều cơ hội nhưng cũng nhiều thách thức cho nền kinh tế nước ta. Trong những năm qua, tình hình thế giới có nhiều biến động, cuộc khủng hoảng tài chính thế giới cuối năm 2008 đã tác động không nhỏ tới nền kinh tế nước ta nói chung và hoạt động sản xuất kinh doanh của các DNVVN nói riêng.

Những chính sách kiềm chế lạm phát, ổn định nền kinh tế của Chính phủđồng thời tác

động của những biến động không tốt của kinh tế thế giới đã đẩy không ít các DNVVN lâm vào tình trạng khó khăn thậm chí đứng trước nguy có phá sản. Đây là một trong những nguyên nhân quan trọng khiến cho việc trả nợ ngân hàng của các DNVVN bị

hạn chế, làm tăng các khoản nợ quá hạn và giảm chất lượng hoạt động cho vay DNVVN của Habubank.

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHO VAY DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ CỦA NGÂN HÀNG TMCP NHÀ HÀ NỘI

3.1 Phương hướng phát triển của Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội trong thời gian tới

Habubank tin tưởng rằng, để tạo dựng niềm tin, mỗi tổ chức hay cá nhân đều phải nỗ lực liên tục sáng tạo và tích luỹ giá trị. Tư tưởng này được thống nhất trong toàn hệ

thống Habubank. Từ Hội đồng quản trị, Ban điều hành đến các cán bộ công nhân viên, tất cảđều có trách nhiệm tạo ra giá trị từ chính công việc đang đảm nhiệm. Thông qua giá trị tạo ra, mỗi cá nhân sẽ khẳng định được hiệu quả công tác và năng lực của chính bản thân mình. Tạo dựng niềm tin là một quá trình nỗ lực bền bỉ. Để tạo dựng niềm tin, Habubank hoạt động theo năm mục tiêu chiến lược rõ ràng:

1. Tối đa hoá giá trị đầu tư của các cổ đông; giữ vững tốc độ tăng trưởng lợi nhuận và tình hình tài chính lành mạnh;

2. Không ngừng nâng cao động lực làm việc và năng lực cán bộ; Habubank phải luôn dẫn đầu ngành ngân hàng trong việc sáng tạo, phát triển chính sách đãi ngộ và cơ

hội thăng tiến nghề nghiệp cho cán bộ của mình;

3. Duy trì sự hài lòng, trung thành và gắn bó của khách hàng với Habubank; xây dựng Habubank thành một trong hai ngân hàng Việt Nam có chất lượng dịch vụ tốt nhất do các doanh nghiệp cầu tiến, hộ gia đình và cá nhân lựa chọn;

4.Phát triển Habubank thành một trong ba ngân hàng được tín nhiệm nhất Việt Nam về: quản lý tốt nhất, môi trường làm việc tốt nhất, văn hóa doanh nghiệp chú trọng khách hàng, thúc đẩy hợp tác và sáng tạo nhất, linh hoạt nhất trong môi trường

kinh doanh thay đổi;

5. Góp phần tích cực làm vững chắc thị trường tài chính trong nước.

Nhằm tối đa hoá giá trị của cổ đông, Habubank không chỉ tập trung vào việc tạo doanh thu từ nhiều nguồn và kiểm soát chặt chẽ chi phí mà còn chú trọng đến việc tạo dựng uy tín bằng cách nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng, mở rộng mối quan hệ

liên kết với các đối tác cũng như tuân thủ các quy định pháp luật, liên tục nâng cao chất lượng tài sản và hiệu quả của hệ thống quản lý rủi ro.

Để tạo niềm tin và giá trị cho khách hàng, Habubank đặt mục tiêu cung ứng một cách toàn diện các sản phẩm và dịch vụ ngân hàng chất lượng cao, sáng tạo và hữu ích nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu và mong muốn của từng đối tượng khách hàng mục tiêu theo những phân khúc mà Habubank hướng tới tại từng thời điểm qua các kênh cung

ứng ngày càng hoàn thiện.

Đối với xã hội, nhìn từ góc độ vĩ mô, Habubank xác định rõ một giá trị quan trọng cần đạt được là đóng góp vào quá trình phát triển của hệ thống tài chính và tăng trưởng kinh tế Việt Nam. Habubank không những tập trung phát triển khu vực kinh tế

tư nhân và tiêu dùng – động lực chính cho tăng trưởng kinh tế nội địa, mà còn chủ động tham gia củng cố ngành ngân hàng trong nước thông qua các liên minh tài chính, hợp tác song phương và đa phương nhằm đẩy mạnh lợi thế cạnh tranh của các ngân hàng Việt Nam, đồng thời tích cực ủng hộ và tham gia xây dựng thị trường chứng khoán Việt Nam.

Một phần của tài liệu Báo cáo tốt nghiệp: Nâng cao chất lượng cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ của Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội” ppt (Trang 57 - 65)