Nguyên nhân

Một phần của tài liệu Báo cáo tốt nghiệp: Nâng cao chất lượng cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ của Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội” ppt (Trang 59 - 63)

Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến những hạn chế trong việc đảm bảo chất lượng cho

vay đối với DNVVN của Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội là:

Nguyên nhân v phía ngân hàng

Thứ nhất: Chính sách tín dụng thiếu linh hoạt

Khi cấp tín dụng cho khách hàng, Ngân hàng luôn tuân thủ theo các nguyên tắc nhằm đảm bảo an toàn cũng như giảm rủi ro xuống mức thấp nhất. Vì vậy, khi cho vay,

Ngân hàng thường đòi hỏi các yêu cầu về tài sản đảm bảo cũng như năng lực tài chính của khách hàng. Tuy nhiên, việc thực hiện quá cứng nhắc các quy định đó đã làm hạn chế khả năng mở rộng và nâng cao chất lượng cho vay đối với DNVVN của Ngân hàng. Trên thực tế, nhiều khách hàng hoạt động kinh doanh tốt nhưng vì giá trị tài sản

đảm bảo không đủ lớn nên số tiền được vay thấp, không đáp ứng được nhu cầu kinh doanh. Nhiều doanh nghiệp hoạt động tốt, có khảnăng trả nợ, phương án sản xuất kinh doanh có tính khả thi và hiệu quảcao nhưng vì không có tài sản đảm bảo nên bị từ chối cho vay vốn. Điều này đã khiến Ngân hàng mất đi nhiều khách hàng tốt.

Thứ hai: Chất lượng công tác thẩm định chưa tốt

Quyết định cho vay dựa trên việc đánh giá năng lực phát triển cũng như sự hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, điều này phụ thuộc vào việc thẩm

định cho vay. Quy trình cũng như việc năng lực thẩm định còn một vài hạn chếđã gây trở ngại cho việc tiếp cận nguồn vốn vay của các DNVVN.

Nội dung thẩm định nhiều khi không đầy đủ, quá chú trọng đến việc thẩm định về

mặt tài chính mà bỏ qua nhiều yếu tố quan trọng khác là một trong những yếu điểm của Ngân hàng. Một thực tế của các DNVVN là thường chủ doanh nghiệp, những người bỏ

vốn cũng đồng thời là người điều hành và quản lý doanh nghiệp. Chính vì vậy, việc

đánh giá trình độ, kinh nghiệm và khảnăng quản lý của chủ doanh nghiệp là rất quan trọng. Tuy nhiên, nôi dung này còn chưa được thực sự quan tâm trong quá trình thẩm

định. Ngoài ra, việc phân tích, đánh giá về ngành hàng, lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp và thị trường cũng chưa thật sự được chú trọng, thậm chí đôi khi bị bỏ qua. Chính những điều này đã làm hạn chế chất lượng thẩm định, tăng rủi ro và làm giảm chất lượng của các khoản cho vay.

Thứ ba: Việc kiểm tra, kiểm soát các khoản vay chưa được thực hiện thường xuyên

Công tác kiểm soát nội bộ cũng như kiểm tra, giám sát khách hàng đôi khi còn mang tính hình thức nên không phát hiện kịp thời được những sai phạm trong quá trình cho vay của cán bộ tín dụng và của khách hàng vay vốn. Việc theo dõi các khoản vay

không được thường xuyên chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc tăng

các khoản nợ quá hạn của Ngân hàng trong thời gian qua.

Thứtư: Hệ thống thông tin khách hàng thiếu độ chính xác, chất lượng và tính cập nhật chưa cao.

Các thông tin về khách hàng hầu như rất ít.Thông tin về khách hàng chủ yếu được thu thập qua việc phỏng vấn trực tiếp, gặp gỡ giữa ngân hàng và doanh nghiệp và trên các báo cáo tài chính mà doanh nghiệp cung cấp. Việc tìm hiểu thông tin về khách hàng từ các doanh nghiệp và tổ chức tín dụng khác còn hạn chế. Điều này khiến cho

những thông tin về khách hàng còn thiếu, mang tính một chiều và độ chính xác là không cao. Thông tin khách hàng là một yếu tố vô cùng quan trọng trong quá trình cấp tín dụng và quá trình kiểm soát sau khi cho vay. Việc thiếu thông tin về khách hàng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng khoản cho vay.

Thứnăm: Đội ngũ cán bộ không đồng đểu, chưa đáp ứng được đòi hỏi của công việc.

Trong tình hình cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng và những biến động phức tạp của nền kinh tế, những yêu cầu đối với đội ngũ cán bộ ngân hàng nói chung và các bộ tín dụng nói riêng là rất cao. Các cán bộ tín dụng không chỉ đòi hỏi phải có trình độ

chuyên môn nghiệp vụ mà còn phải hiểu khách hàng, nắm rõ về tình hình tài chính,

năng lực quản lý và tư cách đạo đức của khách hàng. Ngoài ra, cán bộ tín dụng còn phải có những sự hiểu biết nhất định về thị trường và lĩnh vực kinh doanh của khách hàng. Những đòi hỏi khá cao này không phải cán bộ tín dụng nào cũng có thể đáp ứng

được. Thực tế hiện nay, chất lượng các bộ tín dụng của Habubank chưa đồng đều. Một số cán bộ tín dụng vẫn chưa đáp ứng được những đòi hỏi của thực công việc. Ngoài ra còn một bộ phận cán bộ trẻ, có trình độchuyên môn nhưng thiếu kinh nghiệm nên gặp một sốkhó khăn khi tiếp cận các DNVVN, khảnăng thu thập thông tin, phân tích tổng hợp còn hạn chế. Điều này làm ảnh hưởng rất nhiều đến công tác cho vay nói chung và

cho vay đối với DNVVN nói riêng.

Nguyên nhân thuc v khách hàng

-Hạn chế về tài sản đảm bảo: Tài sản đảm bảo luôn là trở ngại cho các DNVVN trong việc vay vốn các ngân hàng. Quyền sử dụng đất luôn là tài sản đảm bảo quan trọng, tuy nhiên, các DNVVN chủ yếu là đi thuê mặt bằng để sản xuất kinh doanh.

Ngoài ra, các DNVVN thường không có nhiểu tài sản để thế chấp, hơn nữa, ngân hàng

thường đánh giá giá trị tài sản đảm bảo thấp hơn so với thực tế gây tâm lý e ngại khi thế chấp của các DNVVN.

-Năng lực tài chính và khảnăng quản trị doanh nghiệp của DNVVN còn hạn chế: Các DNVVN có quy mô vốn tự có nhỏ, vốn tự có lại thường dùng đểđầu tư vào trang

thiết bị, máy móc… vì vậy nguồn vốn phục vụ sản xuất và thanh toán còn thiếu. Các DNVVN cũng đều thừa nhận rằng khả năng lập dự án đầu tư của doanh nghiệp còn

chưa chuyên nghiệp, thiếu độ chính xác. Vì vậy, khả năng sản xuất kinh doanh của những doanh nghiệp này còn chưa có sự phát triển ổn định và có hiệu quả cao.

-Những yếu kém và sai phạm trong công tác kế toán doanh nghiệp: Một số doanh nghiệp chưa chấp hành nghiêm chỉnh các quy định về kế toán doanh nghiệp, công tác kế toán thiếu tính khoa học, sổ sách lộn xộn gây khó khăn cho cán bộ ngân hàng trong công tác kiểm tra, thẩm định. Thậm chí, nhiều doanh nghiệp còn làm những báo cáo tài chính giả, báo cao sai tạo ra tâm lý e ngại trong hoạt động cho vay của Ngân hàng, đặc biệt là cho vay trung, dài hạn.

Nguyên nhân khách quan khác

-Hệ thống pháp lý chưa ổn định: Môi trường pháp lý tác động đến mọi thành phần kinh tế. Ởnước ta hiện nay, hệ thống pháp luật, các văn bản, quy định, chính sách còn chưa đồng bộ, thủ tục hành chính còn phức tạp.

Các quy định về ngành nghề kinh doanh, về phá sản doanh nghiệp, về quyền sử

dụng đất, quyền sở hữu, cơ chế về chuyển nhượng, phát mại tài sản… còn nhiều bất cập ảnh hướng tới tiến độ xử lý nợđọng.

-Môi trường kinh tế nhiều biến động: Từ sau khi gia nhập tổ chức thương mại quốc tế WTO, nền kinh tếnước ta đã thực sự trở thành một bộ phận của nền kinh tế thế

giới. Quá trình hội nhập sâu rộng đã tạo ra nhiều cơ hội nhưng cũng nhiều thách thức cho nền kinh tế nước ta. Trong những năm qua, tình hình thế giới có nhiều biến động, cuộc khủng hoảng tài chính thế giới cuối năm 2008 đã tác động không nhỏ tới nền kinh tế nước ta nói chung và hoạt động sản xuất kinh doanh của các DNVVN nói riêng.

Những chính sách kiềm chế lạm phát, ổn định nền kinh tế của Chính phủđồng thời tác

động của những biến động không tốt của kinh tế thế giới đã đẩy không ít các DNVVN lâm vào tình trạng khó khăn thậm chí đứng trước nguy có phá sản. Đây là một trong những nguyên nhân quan trọng khiến cho việc trả nợ ngân hàng của các DNVVN bị

hạn chế, làm tăng các khoản nợ quá hạn và giảm chất lượng hoạt động cho vay DNVVN của Habubank.

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHO VAY DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ CỦA NGÂN HÀNG TMCP NHÀ HÀ NỘI

3.1 Phương hướng phát triển của Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội trong thời gian tới

Một phần của tài liệu Báo cáo tốt nghiệp: Nâng cao chất lượng cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ của Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội” ppt (Trang 59 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)