Đối với NHNo & PTNT Việt Nam:

Một phần của tài liệu Báo cáo tốt nghiệp: “Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng NHNo & PTNT chi nhánh Thanh Xuân” pptx (Trang 79 - 83)

NHNo & PTNT Việt Nam là đầu não, chỉ đạo và quản lý hoạt động của

các chi nhánh, trong đó có chi nhánh NHNo & PTNT Thanh Xuân. Chính vì vậy sự hỗ trợ, tư vấn của NHNN Việt Nam sẽ tạo điều kiện cho chi nhánh

NHNo & PTNT Thanh Xuân hoạt động hiệu quả, góp phần làm vững mạnh

cả hệ thống NHNN trên toàn quốc.

NHNo & PTNT Việt Nam nên tổ chức nhiều hội thảo chuyên đề tín

dụng để cho các cán bộ tín dụng của các chi nhánh có điều kiện trao đổi kinh

nghiệm công tác và nâng cao trình độ của mình.

Phối hợp chặt chẽ với Ngân hàng Nhà nước để tổ chức có hiệu quả chương trình thông tin tín dụng, nâng cao chất lượng và mở rộng phạm vi

Hoạt động tín dụng là hoạt động chính, nghiệp vụ chủ yếu mang lại thu

nhập cho hệ thống ngân hàng, do đó việc nâng cao chất lượng, quản lý rủi ro

tín dụng càng phải được thắt chặt hơn nữa trong tình hình kinh tế có nhiều

biến động bất lợi và môi trường cạnh tranh gay gắt với các ngân hàng. Muốn

thế ngân hàng cần phải:

- Thống nhất nhận thức và nhất quán trong việc thực hiện chính sách tín

dụng với tầm nhìn dài hạn.

- Chủ động xây dựng hệ thống thông tin, các chỉ số giúp cảnh báo trước

về các nguy cơ có rủi ro cao cần phòng tránh, nhưxác định được những lĩnh

vực, những ngành có tiềm ẩn rủi ro cao.

- Đa dạng hoá danh mục đầu tư, đa dạng hoá khách hàng, không tập

trung cho vay một loại khách hàng, ngành hàng hay lĩnh vực nào đó mà cần

mở rộng đối tượng cho vay nhằm giảm thiểu và phân tán rủi ro.

- Hợp tác và cạnh tranh hợp pháp giữa các ngân hàng. Có thể bằng hình thức cho vay đồng tài trợ nhằm tăng năng lực thẩm định, khả năng giám sát

vốn vay và có thể chia nhỏ rủi ro khi có sự cố xảy ra.

- Nên tổ chức và củng cố lại bộ phận tín dụng theo hướng chuyên môn hoá các khâu trong quy trình tín dụng, không nên cho một cán bộ chuyên trách một khoản vay từ khi bắt đầu đến khi kết thúc để giảm thiểu được rủi ro.

- Tổ chức đánh giá, xếp loại tín dụng khách hàng để từ đó có sự chọn

lựa giao dịch với các khách hàng có uy tín, hoạt động có hiệu quả nhằm ngăn

TÓM TẮT CHƯƠNG 3

Từ những vấn đề còn tồn tại trong việc phòng ngừa và hạn chế rủi ro

tín dụng của NHNN & PTNT chi nhánh Thanh Xuân đã được phân tích ở chương 2, chương 3 của khóa luận đưa ra 1 số giải pháp đối với chi nhánh

nhằm góp phần hạn chế rủi ro tín dụng cho ngân hàng. Bên cạnh đó, đưa ra

các kiến nghị với chính phủ và NHNN Việt Nam nhằm mục đích hoàn thiện môi trường để NHNN & PTNT chi nhánh Thanh Xuân nói riêng và các

KẾT LUẬN

Hoạt động tín dụng là một hoạt động đem lại thu nhập chủ yếu cho

các ngân hàng. Tuy nhiên nó lại là 1 nghiệp vụ phức tạp và chứa đựng

nhiều rủi ro. Vì vậy, công tác phòng ngừa và hạn chế rủi ro luôn là nhiệm

vụ hàng đầu đối với NHNo & PTNT chi nhánh Thanh Xuân nói riêng và các NHTM nói chung. Từ kết quả nghiên cứu về phương diện lý luận và qua khảo nghiệm thực tế tại nơi thực tập, khóa luận với đề tài: “Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại NHNo và PTNT chi nhánh Thanh Xuân” đã đạt được những kết quả sau:

- Hệ thống hóa những vấn đề cơ bản về rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh ngân hàng.

- Phân tích thực trạng rủi ro tín dụng qua các năm tại NHNo & PTNT

chi nhánh Thanh Xuân , đánh giá thực trạng công tác phòng ngừa và hạn

chế rủi ro tín dụng; nêu lên những mặt đã đạt được, đồng thời đưa ra những

hạn chế và nguyên nhân dẫn tới những hạn chế đó.

- Nêu ra các giải pháp nhằm góp phần phòng ngừa và hạn chế rủi ro

tín dụng. Bên cạnh đó, đóng góp 1 số kiến nghị với chính phủ và ngân hàng

Nhà nước để tăng cường, đẩy mạnh hiệu quả cho công tác phòng ngừa và hạn chế rủi ro cho NHNo & PTNT chi nhánh Thanh Xuân nói riêng và các NHTM nói chung.

Một phần của tài liệu Báo cáo tốt nghiệp: “Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng NHNo & PTNT chi nhánh Thanh Xuân” pptx (Trang 79 - 83)