Việc xử lý nợ quá hạn phát sinh có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với hoạt động kinh doanh, hoạt động tín dụng của ngân hàng. Sở dĩ như vậy vì nợ quá hạn phát sinh tác động trực tiếp đến thu nhập của ngân hàng; đến nguồn vốn của các ngân hàng (là nguồn vốn huy động, phải trả cho người gửi tiền).Đó là hậu quả của việc “gián đoạn” trong quá trình chu chuyển
vốn. Chính vì lẽ đó cần phải thực hiện đồng bộ các giải pháp liên quan đến nợ quá hạn và xử lý nợ quá hạn phát sinh.
- Trước hết phải có biện pháp hữu hiệu để ngăn chặn nợ quá hạn như
chấn chỉnh lại các thiếu sót ở các khâu trong quá trình cho vay, thiết lập bổ sung đầy đủ hồ sơ pháp lý, hạn chế đến mức tối đa những kẽ hở trong khâu
nghiệp vụ để đề phòng lừa đảo, chiếm đoạt vốn của Ngân hàng.
- Tổ chức kiểm tra sử dụng vốn chi tiết đến từng khách hàng, từng món
vay kết hợp với đánh giá, phân loại nợ cụ thể. Qua đó phân tích chính xác
những nguyên nhân dẫn đến không thu hồi được nợ. Có cơ chế khen thưởng
kịp thời cho những cán bộ hoàn thành tốt nhiệm vụ.
- Đối với KH có nợ quá hạn mà có phương án SXKD có hiệu quả thì ngân hàng vẫn tiếp tục cho vay để doanh nghiệp sản xuất bình thường xong
phải tiến hành giám sát chặt chẽ phương án sản xuất kinh doanh mới, từng
khoản thu chi. Điều phối cán bộ ngân hàng trực tiếp cùng doanh nghiệp điều hành phương án cho có hiệu quả và qua đó thu nợ dần.
-- Thực hiện việc phân loại khoản vay, trên cơ sở phân loại nợ theo quy
định tại quyết định 493/2005/QĐ - NHNN và quyết định 18/2007/QĐ - NHNN của Thống Đốc NHNN đảm bảo khoa học trên cơ sở căn cứ
vào các tiêu thức như: nguyên nhân phát sinh nợ, khả năng thu hồi nợ, tài sản đảm bảo nợ vay, đối tượng khách hàng, … từ đó đưa ra các biện
pháp cụ thể trong việc ngăn ngừa và xử lý nợ quá hạn
- Chuyên môn hóa hoạt động xử lý nợ quá hạn. Thành lập và phát triển công ty quản lý và khai thác tài sản hay công ty mua bán nợ nhằm nâng cao tính chuyên môn hóa trong nghiệp vụ họat động tín dụng nhằm
đẩy nhanh tốc độ xử lý nợ quá hạn để thu hổi nợ.
- Nâng cao hiệu quả việc sử dụng quỹ dự trữ dự phòng rủi ro trong hoạt động xử lý nợ quá hạn, khai thác tốt vai trò và ý nghĩa của quỹ này, đảm bảo
hoạt động ngân hàng an toàn và phát triển.
- Tăng cường hoạt động phối hợp với các cơ quan ban ngành liên quan trong quá trình xử lý nợ xấu. Trong đó tập trung tháo gỡ những khó khăn vướng mắc trong thủ tục phát mãi, xử lý tài sản là đất đai, bất động sản; khâu thi hành án; hoàn chỉnh hồ sơ pháp lý của tài sản …