1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp marketing để phát triển thị trường cho sản phẩm văn phòng phẩm của công ty cổ phần thương mại và dịch vụ D&T Việt Nam trên địa bàn Hà Nội

51 876 8

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 51
Dung lượng 448,5 KB

Nội dung

Vì vậy em đã lựa chọn đề tài: “Giải pháp marketing để phát triển thị trường cho sản phẩm văn phòng phẩm của công ty cổ phần thương mại và dịch vụ D&T Việt Nam trên địa bàn Hà Nội” Luận v

Trang 1

Tóm lược

Trong tình hình nền kinh tế cạnh tranh gay gắt như hiện nay thì để có thể nâng caohiệu quả của hoạt động kinh doanh thì việc công ty cổ phần thương mại và dịch vụD&T Việt Nam tiến hành phát triển thị trường sản phẩm văn phòng phẩm trên thị

trường Hà Nội là cần thiết Vì vậy em đã lựa chọn đề tài: “Giải pháp marketing để

phát triển thị trường cho sản phẩm văn phòng phẩm của công ty cổ phần thương mại và dịch vụ D&T Việt Nam trên địa bàn Hà Nội”

Luận văn đã xác định rõ được các mục tiêu, đối tượng, phạm vi của cuộc nghiên cứu

Sử dụng các phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu sơ cấp( bảng câu hỏi điều trakhách hàng, bảng câu hỏi phỏng vấn chuyên sâu) và thu thập và xử lý dữ liệu thứ cấp

để thu thập thông tin phục vụ cho nghiên cứu đề tài của khóa luận này

Mục tiêu của khóa luận là nghiên cứu, hệ thống hóa các cơ sở lý luận về giải phápmarketing phát triển thị trường sản phẩm văn phòng phẩm Đặc biệt là nghiên cứu thựctrạng các hoạt động kinh doanh, hoạt động marketing của Công ty Tìm hiểu rõ nhữngtồn tại và những nguyên nhân của những tồn tại trong hoạt động kinh doanh của Công

ty, từ đó đề xuất 1 số giải pháp marketing phát triển thị trường sản phẩm văn phòngphẩm của Công ty trên địa bàn Hà Nội

Tuy nhiên, do còn hạn chế về năng lực, thời gian, kinh phí nên đề tài nghiên cứu của

em còn một số mặt hạn chế như: hạn chế về quy mô mẫu điều tra phỏng vấn, hạn chế

về thời gian tiến hành thu thập xử lý dữ liệu, hạn chế về tính chi tiết trong kết quảnghiên cứu Vì vậy em rất mong có được những nhận xét, đóng góp của các thầy côgiáo để giúp em có thể rút ra được những kinh nghiệm cho những nghiên cứu sau này

Trang 2

Với trình độ kiến thức chuyên môn còn một số mặt hạn chế, chưa có nhiều kinhnghiệm trong thực tế kinh doanh, song được sự giúp đỡ tận tình của ban giám đốc, cácphòng ban trong công ty và đặc biệt là các anh chị, cán bộ phòng kinh doanh, sự quantâm giúp đỡ tạn tình của cô giáo: Đặng Thị Hồng Vân đã giúp em hoàn thiện đề tàikhóa luận của mình.

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 3

MỤC LỤC Tóm lược

Lời cảm ơn

MỤC LỤC

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Chương 1: Tổng quan nghiên cứu về Giải pháp marketing nhằm phát triển thị

trường hà nội của công ty cổ phần thương mại và dịch vụ D&T Việt Nam 6

1.1 Tính cấp thiết nghiên cứu của đề tài 1

1.2 Xác lập và tuyên bố vấn đề trong đề tài 2

1.3 Tổng quan tình hình khách thể nghiên cứu của những công trình năm trước .2 1.3.2 Tình hình ở trong nước 3

1.4 Các mục tiêu nghiên cứu 3

1.5 Phạm vi nghiên cứu 4

1.6 Phương pháp nghiên cứu 4

1.6.1 Dữ liệu thứ cấp 4

1.6.2 Dữ liệu sơ cấp 5

1.7 Kết cấu khóa luận tốt nghiệp 5

Chương 2: Tóm lược một số vấn đề lý luận cơ bản về phát triển thị trường của công ty 6

2.1 Một số định nghĩa, khái niệm cơ bản 6

2.1.1 Một số khái niệm cơ bản 6

2.1.2 Vai trò của phát triển thị trường trong công ty kinh doanh 7

2.2 Một số lý thuyết của giải pháp marketing phát triển thị trường 8

2.2.1 Mô hình phát triển thị trường theo quan điểm của Philip Kotler 8

2.2.2 Mô hình phát triển thị trường theoquan điểm của Ansoff 8

2.3 Phân tích nội dung vấn đề phát triển thị trường của công ty kinh doanh 9

2.3.1 Nghiên cứu thị trường hiện tại của công ty 9

2.3.2 Các loại chiến lược phát triển thị trường của công ty kinh doanh 10

2.3.2.1 Chiến lược thâm nhập thị trường 10

2.3.2.2 Chiến lược phát triển sản phẩm 10

2.3.2.3 Chiến lược mở rộng thị trường 11

Trang 4

2.3.2.4 Chiến lược đa dạng hóa 11

2.3.3 Giải pháp marketing nhằm phát triển thị trường 12

2.3.3.1 Các giải pháp marketing đối với chiến lược thâm nhập thị trường 12

2.3.3.2 Các giải pháp marketing đối với chiến lược mở rộng thị trường 13

Chương 3: Phân tích các kết quả nghiên cứu về thực trạng giải pháp marketing nhằm phát triển thị trường sản phẩm văn phòng phẩm của Công ty trên địa bàn Hà Nội 15

3.1 Đánh giá tổng quan về tình hình kinh doanh của Công ty 15

3.1.1 Lịch sử hoạt động của Công ty 15

3.1.2 Lĩnh vực hoạt động chủ yếu của Công ty 15

3.1.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty 16

3.1.4 Một số chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty 17

3.2 Phân tích sự ảnh hưởng của nhân tố môi trường đến giải pháp marketing nhằm phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty 18

3.2.1 Những nhân tố thuộc môi trường vi mô 18

3.2.2 Những nhân tố thuộc môi trường vĩ mô 19

3.3 Kết quả phân tích dữ liệu thứ cấp và sơ cấp về giải pháp marketing nhằm phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty 20

3.3.1 Thực trạng tình hình thị trường hiện tại của Công ty 20

3.3.2 Thực trạng các giải pháp marketing phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty D&T tiến hành tại địa bàn Hà Nội 21

3.3.2.1 Thực trạng về biến số sản phẩm 21

3.3.2.2 Thực trạng về giá 22

3.3.2.3 Thực trạng về phân phối 23

3.3.2.4 Thực trạng về xúc tiến 25

Chương 4: Các kết luận và đề xuất giải pháp marketing nhằm phát triển thị trường sản phẩm văn phòng phẩm của công ty cổ phần thương mại và dịch vụ D&T Việt Nam 27

4.1 Các kết luận và phát hiện qua nghiên cứu 27

4.1.1 Những kết quả đạt được của Công ty 27

4.1.2 Những hạn chế và tồn tại của Công ty 27

Trang 5

4.1.3 Nguyên nhân dẫn đến những hạn chế và tồn tại của Công ty 28

4.2 Dự báo triển vọng và quan điểm giải quyết vấn đề phát triển thị trường của Công ty 28

4.2.1 Dự báo phát triển nghành văn phòng phẩm 28

4.2.2 Dự báo xu hướng phát triển và định hướng mục tiêu của công ty trong giai đoạn hiện nay đến năm 2015 29

4.3 Các đề xuất và các kiến nghị chủ yếu về giải pháp marketing phát triển thị trường văn phòng phẩm của Công ty 30

4.3.1 Đề xuất giải pháp về sản phẩm 30

4.3.2 Giải pháp về giá 31

4.3.3 Giải pháp về phân phối 31

4.3.4 Giải pháp về xúc tiến 32

4.3.5 Một số đề xuất khác 34

4.3.6 Một số kiến nghị 34 Phụ lục

Trang 6

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Biểu hình 1: Sơ đồ ma trận của Ansoff 9

Biểu hình 2: Sơ đồ bộ máy quản lý của Công ty 16

Biểu hình 3: Kết quả kinh doanh của Công ty trong 3 năm 17

Biểu hình 4: Giá của công ty so với đối thủ cạnh tranh 22

Biểu hình 5: Biểu đồ nhận xét của khách hàng về giá của sản phẩm của Công ty22 Biểu hình 6: Bảng mức chiết giá của công ty đối với khách hàng 23

Biểu hình 7: Kênh phân phối của công ty(nguồn: phòng kinh doanh) 23

Biểu hình 8: Bảng thể hiện ý kiến của khách hàng về phân phối của công ty 24

Trang 7

Chương 1: Tổng quan nghiên cứu về Giải pháp marketing nhằm phát triển thị trường hà nội của công ty cổ phần thương mại và

dịch vụ D&T Việt Nam

1.1 Tính cấp thiết nghiên cứu của đề tài

Với nền kinh tế thị trường có mức tăng trưởng nhanh như hiện nay, để có thể đảm

bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh thành công, thì việc thực hiện các hoạt độngmarketing là một yêu cầu cần thiết đối với mỗi công ty Thông qua các giải phápmarketing, công ty có thể thực hiện phát triển thị trường sản phẩm của mình nhằm mởrộng thị phần, tăng cường sức cạnh tranh, tạo khả năng cho việc nâng cao lợi nhuận vàhiệu quả kinh doanh Vì vậy vai trò của hoạt động marketing phát triển thị trường ngàycàng được khẳng định

Hiện nay, nghành kinh doanh sản phẩm văn phòng phẩm là một trong nhữngnghành kinh tế mang lại lợi nhuận cao cho các công ty, có vai trò quan trọng trongviệc đóng góp xây dựng và phát triển nền kinh tế đất nước Kể từ năm 2006, sau khiViệt Nam gia nhập tổ chức WTO, với cơ chế hạn ngạch được bãi bỏ, đã có rất nhiềucác công ty kinh doanh sản phẩm văn phòng phẩm được thành lập Không chỉ có cáccông ty trong nước mà có rất nhiều các công ty từ nước ngoài vào Việt Nam để kinhdoanh và cạnh tranh với nhau Vì thế việc các công ty kinh doanh sản phẩm văn phòngphẩm đang đứng trước khá nhiều khó khăn và khủng khoảng Chính vì thế, nhiều công

ty đã và đang tiến hành phát triển thị trường sản phẩm, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm đểcải thiện tình hình kinh doanh của mình

Được thành lập từ tháng 5 năm 2007, công ty cổ phần thương mại và dịch vụ D&TViệt Nam đã chứng kiến những sự đổi thay và bước tiến quan trọng của nền kinh tếnước nhà Giai đoạn nhà nước từ cơ chế kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế thịtrường có sự điều tiết của Nhà nước là giai đoạn vô cùng khó khăn đối với Công ty,nhưng với sự tích ứng và sáng tạo của cán bộ công nhân viên đã giữ gìn, xây dựngđược một thương hiệu D&T vững mạnh Thị trường văn phòng phẩm hiện nay đangrất phong phú và đa dạng Cùng với sự phát triển của xã hội,các cơ sở sản xuất cũngnhư các công ty thương mại về mặt hàng văn phòng phẩm được xây dựng rất nhiều Vìvậy các công ty thương mại phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt của thị trường

Trang 8

Cùng với đó nhu cầu của khách hàng ngày càng tăng cao đòi hỏi các công ty phải cónhững chiến lược cạnh tranh phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng Trước những tháchthức đó tổ chức hoạt động marketing là một yêu cầu cấp thiết và phải đáp ứng đượcnhững thay đổi và yêu cầu của thị trường, cũng như những điều kiện cơ bản cho sự tồn tại

và phát triển của công ty Marketing là một thuật ngữ không còn quá mới mẻ, nhưng đểlàm marketing hiệu quả là cả một quá trình đòi hỏi sự kết hợp hài hòa của rất nhiều phòngban trong công ty Công ty cổ phần thương mại và dịch vụ D&T Việt Nam đã nhận thứcđược diều đó và đầu tư,ứng dụng các công cụ của marketing – mix để phát triển thị trường

vở viết, bút viết đã có được những thành công đáng kể Tuy nhiên vẫn còn những hạn chếnhất định mà Công ty phải đối mặt: Công ty vẫn chưa đẩy mạnh được quá trình tiêu thụsản phẩm và hiệu quả ứng dụng marketing kinh doanh còn chưa cao Chính sáchmarketing - mix còn chưa đồng bộ ví dụ như: Công ty muốn thực hiện mục tiêu là đẩymạnh tiêu thụ sản phẩm nhưng mục tiêu này chỉ được thể hiện rõ ở kênh phân phối còn ởkhâu xúc tiến thì lại chưa có sự chuẩn bị kỹ càng

Do đó thấy rằng cần phải có các giải pháp marketing đồng bộ cho Công ty D&T trongviệc phát triển thị trường, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm của Công ty tại thị trương Hà Nội

1.2 Xác lập và tuyên bố vấn đề trong đề tài

Với những vấ đề Công ty đang phải đối mặt đã nêu trên, em quyết định lựa chọn

đề tài: giải pháp marketing nhằm phát triển thị trường cho sản phẩm văn phòng phẩmcủa công ty cổ phần thương mại và dịch vụ D&T Việt Nam trên địa bàn Hà Nội Trong

đó tập trung nghiên cứu những vấn đề sau:

- Đánh giá thực trạng thực hiện các hoạt động marketing của Công ty để phát triển thịtrường tiêu thụ sản phẩm văn phòng phẩm đã hiệu quả chưa?

- Thị trường mà Công ty đang định hướng chinh phục trong tương lai là như thế nào?

- Phân tích tổng quan tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty so với đối thủ cạnhtranh ra sao?

1.3 Tổng quan tình hình khách thể nghiên cứu của những công trình năm trước 1.3.1 Tình hình ở nước ngoài

Về vấn đề phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm đã có rất nhiều các công ty hướng đến

và là đề tài nghiên cứu của rất nhiều các cá nhân và tổ chức Không chỉ có các công trình

Trang 9

nghiên cứu ở trong nước mà ở nước ngoài cũng có rất nhiều công trình nghiên cứu thànhcông:

− Stock market development in Sub-Saharan Africa(phát triển thị trường chứng khoán

ở Châu Phi cận Saharan) Tác giả: Charler Amo Yartey Số phát hành:2007-2009

− Market development for genetically medified foods( phát triển thị trường cho sảnphẩm biến đổi gen) Tác giả: David Zilberman Số phát hành 2010

1.3.2 Tình hình ở trong nước

Trong những năm trước đây, những công trình nghiên cứu về phát triển thị trường của sinhviên trường ĐH Thương Mại đã có khá nhiều và ứng dụng cho các công ty khác nhau Sinh viên: Lê Thị Phương Thảo, Lớp K42C4 do cô: Phan Thị Thu Hoài hướng dẫn với

đề tài: Giải pháp marketing nhằm phát triển thị trường sản phẩm cho công ty cổ phần vănphòng phẩm Hồng Hà

Sinh viên: Phạm Minh Hường, Lớp K42C1 do thầy: Nguyễn Hoàng Giang hướng dẫnvới đề tài: Giải pháp marketing nhằm phát triển thị trường sản phẩm may mặc của công ty

cổ phần May Hai trên địa bàn Hải Phòng

Măc dù nội dung về phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm là không mới đối với ở nướcngoài và cả ở trong nước nhưng chưa có công trình nào nghiên cứu về phát triển thị trườngcho sản phẩm văn phòng phẩm của công ty cổ phần thương mại và dịch vụ D&T Việt Namtrên địa bàn Hà Nội Do đó đề tài của tác giả là không bị trùng lặp và khai thác theo đặctrưng riêng của Công ty

1.4 Các mục tiêu nghiên cứu

Với đề tài về phát triển thị trường thúc đẩy hoạt động tiêu thụ sản phẩm này, tác giảxin tập trung vào một số mục tiêu:

+ Hệ thống lý thuyết về marketing phát triển thị trường trong các công ty kinh doanh+ Phân tích thực trạng marketing phát tiển thị trường của công ty cổ phần thương mại

và dịch vụ D&T Việt Nam thông qua các dữ liệu sơ cấp và dữ liệu thứ cấp thu thậpđược trong thời gian thực tập tại đơn vị, cũng như đánh giá vị thế của Công ty so vớicác đối thủ trên thị trường

+ Đề xuất các giải pháp marketing phát triển thị trường nhằm góp phần đánh giánhững vấn đề hiện tại của Công ty

Trang 10

Giới hạn về không gian nghiên cứu: Nghiên cứu hoạt động phát triển thị trường củaCông ty trên địa bàn Hà Nội

Giới hạn về sản phẩm, nghành hàng nghiên cứu: Lĩnh vực kinh doanh của Công tyrất đa dạng nhưng khóa luận chỉ tiến hành nghiên cứu hoạt động kinh doanh sản phẩm

vở viết và bút viết các loại của Công ty

Giới hạn về khách hàng nghiên cứu: tập khách hàng chủ đạo của Công ty là kháchhàng tổ chức:các tổ chức doanh nghiệp và các trường học

1.6 Phương pháp nghiên cứu

1.6.1 Dữ liệu thứ cấp

− Phương pháp thu thập dữ liệu

▪ Thông tin cần thu thập

● Các thông tin về chiến lược phát triển thị trường sản phẩm vở viết và bút viết cácloại của Công ty

● Thực trạng các giải pháp marketing-mix nhằm phát triển thị trường sản phẩm vở viết

và bút viết các loại của Công ty cũng như của các đối thủ cạnh tranh trên thị trườngtrong 2 năm trở lại đây

● Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty từ năm 2009,2010,2011

▪ Nguồn thu thập dữ liệu: Thông tin được thu thập từ các dữ liệu tại phòngmarketing và phòng kế toán của Công ty, qua internet vào trang dtvietnam.com.vn ▪ Mục đích: thu thập những thông tin đã được qua xử lý và liên quan đến đề tàinghiên cứu để làm rõ thực trạng của đề tài

− Phương pháp xử lý dữ liệu: Việc xử lý các dữ liệu thứ cấp thu thập được bằngcách tập hợp các bảng biểu, tính tỷ lệ phầ trăm, vẽ biểu đồ, so sánh qua thời gian

Trang 11

1.6.2 Dữ liệu sơ cấp

− Phương pháp thu thập dữ liệu: Điều tra và phỏng vấn trực tiếp cá nhân

▪ Điều tra:

● Mẫu nghiên cứu: phạm vi mẫu là khu vực thị trường Hà Nội

● Phương pháp chọn mẫu là chọn mẫu thuận tiện: Các phần tử của mẫu bao gồmkhách hàng tổ chức là các doanh nghiệp, trường học và nhân viên của Công ty

− Phương pháp xử lý dữ liệu: Việc xử lý các dữ liệu thứ cấp thu thập được bằng cáchtập hợp các câu trả lời, tính tỷ lệ phần trăm

1.7 Kết cấu khóa luận tốt nghiệp

Thích ứng với tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài, các mục tiêu, phạm vinghiên cứu của đề tài em chia kết cấu nội dung của khóa luận bao gồm 4 chương nhưsau:

Chương I: Tổng quan nghiên cứu về giải pháp marketing phát triển thị trường tiêuthụ sản phẩm văn phòng phẩm của Công ty cổ phần thương mại và dịch vụ D&T ViệtNam

Chương II: Tóm lược một số vấn đề lý luận cơ bản về marketing phát triển thịtrường của công ty kinh doanh

Chương III: Các kết quả nghiên cứu và phân tích về thực trạng công tác Marketingnhằm phát triển thị trường tại Hà Nội của Công ty Cổ phần thương mại và dịch vụD&T Việt Nam

Chương IV: Các kết luận và đề xuất một số giải pháp Marketing nhằm phát triểnthị trường tại Hà Nội của Công ty Cổ phần thương mại và dịch vụ D&T Việt Nam

Trang 12

Chương 2: Tóm lược một số vấn đề lý luận cơ bản về phát triển

thị trường của công ty

2.1 Một số định nghĩa, khái niệm cơ bản

2.1.1 Một số khái niệm cơ bản

● Khái niệm về thị trường

Khái niệm trao đổi dẫn đến khái niệm thị trường: “thị trường bao gồm tất cả nhữngkhách hàng tiềm ẩn cùng có một nhu cầu hay mong muốn cụ thể, sẵn sàng và có khảnăng tham gia trao đổi để thỏa mãn nhu cầu hay mong muốn đó”( Sách quản trịmarketing của Philip Kotler) Quy mô của thị trường phụ thuộc vào số người có nhucầu và có những tài nguyên được người khác quan tâm và sẵn sàng đem những tàinguyên đó để đổi lấy cái mà họ mong muốn Thuật ngữ thị trường được hiểu theonhiều nghĩa dưới nhiều góc độ khác nhau, ở đây ta hiểu dưới góc độ của những ngườilàm marketing thì họ coi người bán tập hợp lại với nhau thành ngành sản xuất, cònngười mua thì tập hợp lại thành thị trường và hệ thống marketing đơn giản vận hànhtheo cơ chế sau: người bán gửi hàng hóa, dịch vụ và thông tin cho thị trường và nhậnlại tiền và thông tin

● Khái niệm về phát triển thị trường

Khái niệm: Phát triển thị trường là cách thức, biện pháp nhằm gia tăng khối lượng sảnphẩm của công ty trên thị trường

Gia tăng khối lượng sản phẩm của công ty trên thị trường nhằm tạo điều kiện cho việcnâng cao sức mạnh cạnh tranh cho công ty, từ đó tạo khả năng nâng cao lợi nhuận Cónhiều cách thức khác nhau mà công ty có thể lựa chọn để nhằm gia tăng khối lượngsản phẩm bán của mình trên thi trường Tuy nhiên việc lựa chọn cách thức đó tùythuộc vào đặc điểm kinh doanh của công ty, sản phẩm, thị trường mà công ty đó muốnhướng đến

● Khái niệm về marketing

Ngày nay, lĩnh vực marketing đã phát triển rất rộng buộc các nhà quản trị phải thay đổinhận thức của mình Nếu như trước đây nhà kinh doanh bán “cái mình có” thì nay phảibán “cái thị trường cần” Nhờ nhận thức này, marketing đã bao hàm ý nghĩa rộng lớnhơn, đối tượng và phạm vi nghiên cứu rộng hơn, ứng dụng cũng rộng hơn trong thựctiễn Marketing đã đem lại những hiệu quả kinh tế lớn lao trên nhiều mặt, nó là công

Trang 13

cụ có vai trò và ý nghĩa quan trọng về mặt lý luận và thực tiễn, là một môn khoa họckhông ngừng được phát triển và hoàn thiện.

Cách hiểu về marketing hết sức phong phú và đa dạng, dưới mỗi góc độ khác nhau thìđịnh nghĩa về marketing cũng khác nhau Ở đây chỉ nêu ra một định nghĩa được nhiềungười sử dụng của Ph Kotler:

“Marketing là một quá trình quản lý mang tính xã hội, nhờ đó mà các cá nhân và tập thể có được những gì họ cần và mong muốn thông qua việc tạo ra, chào bán và trao đổi những sản phẩm có giá trị với những người khác”

Hay hiểu một cách đơn giản hơn thì: “Marketing là một dạng hoạt động của con người nhằm thoả mãn những nhu cầu và mong muốn của họ thông qua trao đổi”.

● Khái niệm về marketing-mix

Marketing hỗn hợp là 1 khái niệm rất thông dụng trong kinh doanh (marketingmix) là tập hợp các công cụ tiếp thị được doanh nghiệp sử dụng để đạt được trọng tâmtiếp thị trong thị trường mục tiêu Thuật ngữ lần lần đầu tiên được sử dụng vào năm

1953 khi Neil Borden, là chủ tịch của hiệp hội Marketing Hoa Kỳ lấy ý tưởng côngthức thêm một bước nữa và đặt ra thuật ngữ Marketing hỗn hợp Một nhà tiếp thị nổitiếng, E Jerome McCarthy, đề nghị phân loại theo 4P năm 1960, mà nay đã được sửdụng rộng rãi

4P trong marketing (hay còn gọi là Marketing mix hoặc marketing hỗn hợp) là tập

hợp các công cụ tiếp thị bao gồm : sản phẩm (Product ), giá cả (Price), phân phối

( Distribution), xúc tiến ( Promotion) Tập hợp các công cụ tiếp thị được doanh nghiệp

sử dụng để đạt được trọng tâm tiếp thị trong thị trường mục tiêu

2.1.2 Vai trò của phát triển thị trường trong công ty kinh doanh

Phát triển thị trường giữ vai trò rất quan trọng trong việc thiết lập và mở rông hệthống sản xuất và tiêu thụ các chủng loại sản phẩm của công ty với mục tiêu là lợinhuận và duy trì ưu thế cạnh tranh của công ty

Phát triển thi trường sẽ giúp công ty nâng cao được khối lượng sản phẩm tiêu thụ,

từ đó nâng cao hoạt động sản xuất kinh doanh của mình Có nhiều cách khác nhau màcông ty có thể chọn để gia tăng khối lượng sản phẩm bán của mình trên thị trường.Tuy nhiên việc lựa chọn cách thức đó tùy thuộc vào đặc điểm về việc kinh doanh củacông ty, sản phẩm, thị trường mà công ty đó muốn hướng đến

Trang 14

Phát triển thị trường chính là nhân tố đảm bảo sự thành công cho hoạt động kinhdoanh của công ty

2.2 Một số lý thuyết của giải pháp marketing phát triển thị trường

2.2.1 Mô hình phát triển thị trường theo quan điểm của Philip Kotler

Theo Philip Kotler có hai hướng chính để phát triển thị trường là phát triển theo chiềusâu và phát triển theo chiều rộng

● Phát triển theo chiều sâu là thị trường hiện tại tăng thêm bao gồm việc thâm nhậpthị trường hiện tại và phát triển sản phẩm

● Phát triển theo chiều rộng là việc bán hàng tại thị trường mới

Từ đó công ty sẽ xác định hướng phát triển thị trường cho công ty mình, tùy theo tìnhhình thực tế và năng lực của công ty, cũng như những phương hướng đề ra trong tươnglai Sau khi xác định rõ hướng phát triển thị trường cần đi sâu ghiên cứu, phân tích vấn

đề, từ đó xác định được những giải pháp marketing phù hợp tương thích với chiến lượcđó

2.2.2 Mô hình phát triển thị trường theoquan điểm của Ansoff

Theo quan điểm của Ansoff thì viêc phát triển thị trường có thể dựa trên mô hìnhcặp sản phẩm-thị trường được thể hiện theo mô hình 1 dưới đây;

Có 4 chiến lược được thể hiện dựa trên cặp sản phẩm-thị trường đó là: Chiến lượcthâm nhập thị trường, phát triển sản phẩm, phát triển thị trường, đa dạng hóa sảnphẩm Các chiến lược sẽ được áp dụng một cách linh hoạt tùy từng công ty, và mỗichiến lược chiến lược phát triển thị trường cũng cần những biện pháp marketing riêng

để thích ứng cho công ty một cách tốt nhất Cả bốn chiến lược của Ansoff đều nhằmtăng doanh số bán và chiếm lĩnh thị trường Nhưng kết quả đạt được sẽ khác nhau tùythuộc vào trình độ quản lý cũng như những điều kiện của công ty

→ Qua đó nhận thấy mô hình Ansoff cụ thể và rõ ràng hơn Vì thế trong quá trình thựchiện nghiên cứu của khóa luận, em sẽ lựa chọn quan điểm phát triển thị trường củaAnsoff để nghiên cứu và hoàn thành đề tài

Trang 15

2.3.1 Nghiên cứu thị trường hiện tại của công ty

Thị trường hiện tại mà Công ty đang áp dụng đó là xoay quanh thị trường HàNội, quy mô thị trường Hà Nội rất phong phú và đa dạng, có rất nhiều các công tycùng kinh doanh mặt hàng văn phòng phẩm Công ty chiếm khoảng 20% thị phần củathị trường Hà Nội so với đối thủ cạnh tranh Vì vậy sự cạnh tranh của thị trường rất gaygắt, cùng với đó nhu cầu của khách hàng ngày càng tăng cao đòi hỏi Công ty phải cónhững chiến lược cạnh tranh phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng

Tập khách hàng mà công ty chủ yếu tập trung vào đó la tập khách hàng tổ chức:các công ty và nhà trường Đặc điểm về nhu cầu mua hàng của những tập khách hàngnày rất phong phú và đa dạng: họ thường mua với số lượng nhiều, họ thường kôngquan tâm tới hình thức và mẫu mã sản phẩm mà họ quan tâm tới hình thức chiết giácủa công ty đối với những đơn hàng mà họ mua Họ thường mua hàng theo cảm tính,mua theo sự giới thiệu của bạn bè người thân Công ty đã phần nào hiểu được nhu cầumua hàng của tậpkhachs hàng đó nên đã có những chính sách thích ứng được vớinhững mong muốn của họ

Thâm nhập thị trường Phát triển sản phẩm

Mở rộng thị trường Đa dạng hóa sản phẩm

Trang 16

2.3.2 Các loại chiến lược phát triển thị trường của công ty kinh doanh

2.3.2.1 Chiến lược thâm nhập thị trường

− Khái niệm: Là chiến lược mở rộng thị phần dựa trên việc bán các sản phẩm hiện tạitrên những thị trường hiện tại thông qua các nỗ lực marketing

− Mục tiêu:

● Cố gắng khuyến khích khách hàng hiện có của mình mua sản phẩm nhiều hơn ● Khuyến khích những người chưa từng sử dụng sẽ sử dụng sản phẩm của công ty ● Lôi kéo khách hàng của đối thủ cạnh tranh về phía công ty mình

− Trường hợp áp dụng:

● Thị trường sản phẩm hiện tại của Công ty chưa bão hòa

● Thị phần của đối thủ cạnh tranh giảm do doanh số của toàn nghành gia tăng

● Có mối tương quan giữa doanh thu và chi phí marketing

● Việc tăng kinh tế theo quy mô đem lại các lợi thế cạnh tranh chủ yếu

● Doanh nghiệp sẽ gặp phải rủi ro khi thị trường biến động mạnh về nhu cầu

● Vấp phải sự cạnh tranh gay gắt từ đối thủ cạnh tranh nếu sản phẩm của Công tykhông có gì thay đổi

2.3.2.2 Chiến lược phát triển sản phẩm

− Khái niệm: Là chiến lược nhằm gia tăng thị phần của công ty thông qua việc cungứng ra thị trường hiện tại các sản phẩm mới hoặc các sản phẩm cải tiến

Trang 17

● Đối thủ cạnh tranh đưa ra các sản phẩm nổi trội hơn với mức giá tương đương

− Ưu điểm

● Nâng cao khả năng thỏa mãn nhu cầu và mong muốn của khách hàng

● Tạo sự khác biệt hóa về sản phẩm của công ty, nâng cao sức cạnh tranh

− Nhược điểm:

● Đòi hỏi chi phí lớn để nghiên cứu và phát triển sản phẩm

● Gặp phải rủi ro khi sản phẩm mới không phù hợp với nhu cầu của khách hàng

2.3.2.3 Chiến lược mở rộng thị trường

− Khái niệm: là chiến lược gia tăng thị phần của công ty bằng việc đưa sản phẩm hiệntại vào thị trường mới về địa lý hoặc phân đoạn mới

−Mục tiêu: tìm kiếm năng lực cộng sinh

● Có thể gặp rủi ro lớn nếu không được đoạn thị trường mới chấp nhận

2.3.2.4 Chiến lược đa dạng hóa

− Khái niệm: là chiến lược nhằm phát triển, mở rộng hoạt động kinh doanh của công

ty bằng cách phát triển và cung cấp những sản phẩm mới cho thị trường mới

−Mục tiêu: tăng khả năng cạnh tranh của công ty trên thị trường mới

−Trường hợp áp dụng:

● Khi sản phẩm của công ty bị ế ẩm do nhu cầu của thị trường giảm hoặc do cạnhtranh tăng

Trang 18

● Một số sản phẩm hiện tại của công ty đang rơi vào giai đoạn suy thoái hoặc tiêuthụ sản phẩm có tính thời vụ trong năm

− Ưu điểm: tìm kiếm năng lực cộng sinh và tăng sức mạnh thị trường so với đối thủcạnh tranh

−Nhược điểm: Có thể gặp rủi ro cao do thiếu kinh nghiệm cũng như sự hiểu biết vềmột lĩnh vực kinh doanh mới tại khu vực thị trường mới

Với đề tài của khóa luận về phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm này tác giả sẽphát triển theo hai giải pháp chiến lược: chiến lược thâm nhập thị trường và chiến lượcphát triển thị trường

2.3.3 Giải pháp marketing nhằm phát triển thị trường

2.3.3.1 Các giải pháp marketing đối với chiến lược thâm nhập thị trường

● Giải pháp về sản phẩm

Đối với chiến lược này, yếu tố sản phẩm không được quá coi trọng Tuy nhiên để tăngdoanh số bán sản phẩm thì công ty cũng nên tiến hành các biện pháp nâng cao chấtlượng sản phẩm, phải bổ sung những dịch vụ và lợi ích hỗ trợ như:điều kiện giao hàng,thanh toán nhanh gọn, việc bảo hành nhanh chóng và đảm bảo hơn Từ đó tạo cơ sở tốtcho việc hình thành lớp sản phẩm gia tăng

● Giải pháp về giá

Đây là một yếu tố rất quan trọng và góp phần kích thích tiêu thụ nhanh chóng Đểphục vụ cho chiến lược thâm nhập thị trường Công ty phải giữ nguyên giá hoặc cónhững chính sách giảm giá thấp hơn giá thị trường để gia tăng sức tiêu thụ Công ty sửdụng chiến lược này có thể đưa ra các hình thức phân biệt giá để thu hút các nhóm nhucầu khác nhau Tuy nhiên việc giảm giá không đạt kết quả như mong muốn nếu đốithủ cạnh tranh cũng giảm giá theo

● Giải pháp về phân phối

Phân phối đóng vai trò quan trọng trong việc tạo nên các động lực thúc đẩy cho hoạtđộng marketing của công ty nên đòi hỏi công ty phải củng cố hơn nữa các kênh phânphối hiện có của mình bằng cách trợ giúp và khuyến khích các thành viên kênh đểnâng cao sức bán trên thị trường hiện tại Ngoài ra công ty có thể mở rộng thêm hệthống kênh thông qua các điểm bán mới trên thị trường hiện tại Như vậy công ty sẽtạo thuận tiện cho khách hàng có thể mua sản phẩm một cách dễ dàng và nhanh chóng

Trang 19

Xúc tiến bán: là những kích thích ngắn hạn khuyến khích khách hàng mua Ngânsách giành cho hoạt động này khá cao và các công cụ thường được sử dụng là: hàngmẫu, phiếu thưởng, khuyến mãi giảm giá

Quan hệ công chúng( PR ): Xây dựng các mối quan hệ tốt đẹp với giới công chúngkhác nhau bằng cách làm cho nhiều người biết đến và có thiện cảm với công ty Để đạtđược hiệu quả thì phải xác định rõ mục tiêu và đối tượng nhắm đến

2.3.3.2 Các giải pháp marketing đối với chiến lược mở rộng thị trường

● Giải pháp về sản phẩm

Trong chiến lược này yếu tố sản phẩm, biến số sản phẩm được quan tâm hàng đầu vàcần đầu tư về ngân sách cũng như công sức để được sản phẩm phù hợp với thị trường.Công ty cần phải nâng cấp về mẫu mã cũng như những tính năng của sản phẩm để đápứng được nhu cầu của những tập khách hàng trên những thị trường mới Vì vậy việcnghiên cứu thị trường không chỉ trả lời các câu hỏi khách hàng cần gì, cần bao nhiêu,cần vào thời điểm nào mà còn cần họ tiết lộ xem mức chất lượng như thế nào, điều gì

họ mong muốn nhất khi mua sản phẩm

● Giải pháp về giá

Việc định giá ở đây phụ thuộc vào cầu thị trường cũng như đặc điểm tiêu dùng củakhu vực mới Tùy vào mục tiêu của mình mà công ty có thể áp dụng các phương phápđịnh giá khác nhau tại các thị trường khác nhau Công ty có thể giữ nguyên mức giáhiện tại ở thị trường hiên tại nhưng kết hợp cùng các công cụ xúc tiến thương mại đểnâng cao doanh số bán Công ty có thể định giá dựa trên chi phí và dựa trên cơ sở cạnhtranh

● Giải pháp về phân phối

Để đưa sản phẩm vào một thị trường mới là khong hề đơn giản,công ty phải mở thêmcác chi nhánh, đại lý hoặc trung gian bán hàng tại khu vực thị trường mới Việc lựa

Trang 20

chọn các thành viên mới trong kênh cần phải cân nhắc về các tiêu chuẩn, điều kiện để

áp dụng Công ty cần kiểm tra về các thông tin như: phương thức kinh doanh, khảnăng phát triển, quy mô và khả năng tiêu thụ Từ đó đưa ra quyết định đúng đắn nhất

về mở rộng kênh phân phối cho sản phẩm hiện tại

● Giải pháp về xúc tiến

Trong chiến lược phát triển thị trường thì biến số xúc tiến lại một lần nữa đóng vai tròhết sức quan trọng trong việc giới thiệu về hình ảnh của công ty với những khách hàng

ở khu vực thị trường mới Công ty cần tập trung vào công cụ quảng cáo vì đây là công

cụ có thể tiếp cận khách hàng nhanh nhất và rộng rãi nhất Đồng thời các công cụ xúctiến như: khuyến mãi, tặng hàng mẫu, hàng dùng thử cũng được sử dụng kết hợp vớiquảng cáo để tạo lòng tin cho kách hàng

Trang 21

Chương 3: Phân tích các kết quả nghiên cứu về thực trạng giải pháp marketing nhằm phát triển thị trường sản phẩm văn phòng

phẩm của Công ty trên địa bàn Hà Nội

3.1 Đánh giá tổng quan về tình hình kinh doanh của Công ty

3.1.1 Lịch sử hoạt động của Công ty

Công ty cổ phần thương mại và dịch vụ D&T Việt Nam được thành lập từ tháng

5-2007, có trụ sở đặt tại Số9 Ngách 2 Ngõ Simco-Phạm Hùng-Từ Liêm-Hà Nội

Số đăng ký kinh doanh : 0103018931

Với chức năng hoạt động trong các lĩnh vực thương mại và dịch vụ, đại lý mua bán cácloại văn phòng phẩm Trải qua quá trình kinh doanh, công ty cổ phần thương mại vàdịch vụ D&T đã vượt qua những khó khăn thách thức để tự tin khẳng định mình tronglĩnh vực kinh doanh dịch vụ vệ sinh và văn phòng phẩm chuyên nghiệp

Quá trình phát triển

Giai đoạn 2007 – 2008: Là giai đoạn Công ty mới thành lập, còn gặp nhiều khó khănnhưng Công ty đã chuẩn bị tổ chức bộ máy và hoạch định chiến lược phát triển công tytrong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ vệ sinh và văn phòng phẩm

Giai đoạn 2009 – 2010: Là giai đoạn phát triển ổn định của Công ty, lực lượng laođộng được tuyển dụng và đào tạo bổ sung kịp thời cho bộ máy, cơ chế bắt đầu đượcxác lập, hoạt động của đơn vị từng bước đi vào trọng tâm trong công tác phát triểndịch vụ vệ sinh và văn phòng phẩm Đây cũng chính là giai đoạn phát triển thươnghiệu của công ty

Giai đoạn từ năm 2011đến nay: Là giai đoạn Công ty chuyển sang hình thức đa sởhữu, phần nào đã tự chủ hơn trong điều hành hoạt động Công ty; tiến hành thực hiệntái cấu trúc toàn diện từ chiến lược, tổ chức, hệ thống tài liệu điều hành nhằm mục tiêuphát triển bền vững

3.1.2 Lĩnh vực hoạt động chủ yếu của Công ty

Công ty đảm nhận nhiều lĩnh vực hoạt động kinh doanh, nhưng nghành nghề kinhdoanh chủ yếu của Công ty là: bán buôn, bán lẻ các loại văn phòng phẩm ,học cụ chocác khách hàng tổ chức là các công ty và nhà trường trên khắp thị trường Hà Nội

Trang 22

3.1.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty

Cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty được thể hiện ở biểu hình 1

Hội đồng quản trịBan giám đốc

Nguồn: P Hành chính nhân sự Biểu hình 2: Sơ đồ bộ máy quản lý của Công ty

Phòng kinh doanh: gồm 5 thành viên

Trưởng phòng: Nguyễn Thị Hương - Chịu sự chỉ đạo trực tiếp của phó giám đốc kinhdoanh, có chức năng tham mưu cho giám đốc và phó giám đốc trong việc mua sắmcông cụ dụng cụ, trang thiết bị, soạn thảo các hợp đồng kinh tế, các hợp đồng, tìmkiếm khách hàng

Tổng số cán bộ công nhân viên tại công ty là 30 người Trong đó, số nhân lực có trình

độ đại học, cao đẳng trở lên là 27 người chiếm 95% Số nhân lực tốt nghiệp khối kinh

tế và quản trị kinh doanh là 20 người chiếm 70% Còn lại là các nhân lực tốt ngiệp cácchuyên ngành khác nhau Như vậy lực lượng cán bộ nhân viên trong Công ty đượcđánh giá là khá lớn và bộ máy điều hành được đánh giá là chuyên nghiệp, hiệu quả, cókinh nghiệm làm việc lâu năm

3.1.4 Một số chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty

Phòng

kinh

doanh

Phòng kếtoán tàichính

Phònghànhchính,nhân sự

PhòngĐiềuhành

Trang 23

Kết quả kinh doanh của Công ty trong 3 năm qua được thể hiện ở biểu hình 2

Đơn vị:triệu VND

Nội dung Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Tỷ trọng

2010/2009

Tỷ trọng2011/2010

Biểu hình 3: Kết quả kinh doanh của Công ty trong 3 năm

(Nguồn: P.kinh doanh) Như vậy, nhìn chung mức tổng doanh thu của năm 2011 so với năm 2010 tăng từ

-1.55% lên 4.73% Có thể nhận xét rằng tình hình Công ty tăng trưởng khá tốt, phụchồi nhanh sau sự suy thoái kinh tế từ năm 2009 đến 2010 Do đó chứng tỏ việc quản lý, chi tiêu ngân sách của Công ty ngày một nâng cao, mang lại nhiều lợi nhuận

Năm 2010 tổng doanh thu của Công ty đạt 32.100 triệu đồng, giảm 100 triệu đồng

so với năm trước do nền kinh tế Việt Nam gặp khủng hoảng, lạm phát và suy thoáikinh tế gây khó khăn chung cho tất cả các công ty Công ty phải cắt giảm chi phí kinhdoanh xuống 28.000 triệu đồng

Để có được mức doanh thu như vậy, lượng chi phí bỏ ra cũng rất lớn Mức độ chiphí tăng lên từ năm 2010 đến 2011 tỷ lệ thuận với mức độ tăng doanh thu của năm đó

Cụ thể là mức tăng chi phí của năm 2011/2010 là 1.89% nên mức tăng doanh thu của 2năm đó là37.3%

Trong tổng số doanh thu của Công ty thì sản phẩm vở viết và bút viết các loạichiếm 70% , đây được oi là những sản phẩm chủ đạo và mũi nhọn nhằm đáp ứng chothị trường những sản phẩm có chất lượng tốt nhất đến với người tiêu dùng

3.2 Phân tích sự ảnh hưởng của nhân tố môi trường đến giải pháp marketing nhằm phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty

3.2.1 Những nhân tố thuộc môi trường vi mô

- Khách hàng

Trang 24

Khách hàng mục tiêu của công ty là:

+ Các doanh nghiệp, nhà trường: những khách hàng mua hàng hoá và dịch vụ để sửdụng cho mục đích chung của công ty chính vì vậy Công ty rất khó có thể nắm bắtđược tâm lý và nhu cầu của tập khách hàng này, điều này đã ảnh hưởng rất lớn đếnhoạt động kinh doanh của Công ty Mặt khác, thị trường này hiện nay rất đông đảo,thường mua với số lượng lớn và họ quan tâm tới chính sách chiết giá của công ty + Nhà bán buôn trung gian: tổ chức mua hàng và dịch vụ để sau đó bán lạikiếm lời Tập khách hàng này quan tâm nhiều đến chính sách chiết khấu giá, vì vậyCông ty cần đưa ra những chiến lược về giá phù hợp để đáp ứng nhu cầu của kháchhàng Công ty luôn luôn giữ phương châm đặt khách hàng lên hàng đầu vì vậy quyềnchi phối thuộc về các khách hàng mục tiêu của Công ty

- Đối thủ cạnh tranh

Đối thủ cạnh tranh của công ty: Công ty phải cạnh tranh gay gắt với một số đối thủ ởthị trường là các doanh nghiệp thương mại ở thành phố lớn: Hồng Hà, Hoàng Gia,Châu Tín vì ở những thị trường này lượng tiêu thụ sản phẩm chiếm tỷ trọng lớn trongtổng lượng tiêu thụ của doanh nghiệp Các đối thủ này đều là các công ty tư nhân củaViệt nam Sản phẩm của họ rất đa dạng về kiểu dáng và mẫu mã và rất hợp thị hiếungười tiêu dùng Cùng với quá trình hội nhập khu vực, hội nhập quốc tế chắc chắntrong tương lai đối thủ của các doanh nghiệp Việt Nam và của sẽ còn tăng lên và khảnăng cạnh tranh còn cao hơn Do vậy, đòi hỏi Công ty cần phải nỗ lực nhiều hơn nữatrong quá trình kinh doanh của mình Muốn làm được điều đó nhất thiết Công ty phảitrang bị cho mình những kiến thức về marketing để xây dựng được những chính sáchmarketing- mix hoàn chỉnh và hiệu quả

− Nhà cung ứng: Đối với những sản phẩm văn phòng phẩm của Công ty thì nhà cungứng chủ yếu của Công ty là lấy từ Công ty Hồng Hà, đồng thời cũng nhập khẩu từnước ngoài Như vậy, Hồng Hà vừa là nhà cung ứng vừa là đối thủ cạnh tranh củaCông ty Do đó, sự tăng, giảm giá, hoặc bất cứ tác động ảnh hưởng nào từ phía nhàcung cấp đều ảnh hưởng đến việc kinh doanh của Công ty Chính vì vậy, việc tìm kiếm

và duy trì mối quan hệ tốt đẹp với các nhà cung ứng là đặc biệt quan trọng

3.2.2 Những nhân tố thuộc môi trường vĩ mô

- Nhân tố kinh tế

Trang 25

Môi trường kinh tế có ảnh hưởng trực tiếp đến các công ty kinh doanh Ba năm trởlại đây, nền kinh tế rơi vào cuộc khủng hoảng suy thoái với sự chao đảo của hàng loạtcác nền kinh tế lớn trên toàn thế giới nền kinh tế nước ta cũng bị ảnh hưởng rất lớn và

đi vào lịch sử với nhiều biến động khó lường: tỷ lệ lạm phát tăng liên tục, GDP giảmsút, đời sống người dân nhất là người làm công ăn lương bị ảnh hưởng nghiêm trọng.tất cả các yếu tố đó đã tác động không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của Công ty, vìnhiều khách hàng trong tình huống này đã tìm những sản phẩm văn phòng phẩm vớithấp hơn Do đó, đây cũng chính là điều mà Công ty cần quan tâm đến để tìm giảipháp cho vấn đề này

- Nhân tố chính trị - pháp luật

Việt nam là một nước được đánh giá là có nền chính trị ổn định, nhà nước luônchăm lo khuyến khích các cá nhân, tổ chuwcs phát triển sản xuất kinh doanh Điềunày đã tạo những điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong nước không ngừngđầu tư và phát triển thương hiệu của mình trên thị trường Công ty D&T là một công ty

cổ phần do đó sẽ được miễn giảm thuế thu nhập daonh nghiệp trong thời gian 3 nămđầu trong đó 2 năm đầu tiên công ty được miễn hoàn toàn 100%, 1 năm tiếp theođược miễn giảm 50% Trước những khó khăn từ việc cổ phần hóa, quy định này đã tạođiều kiện thuận lợi, đảm bảo hoạt động kinh doanh cho các Công ty

− Môi trường tự nhiên:

Môi trường tự nhiên ảnh hưởng khá lớn tới hoạt động kinh doanh của Công ty trongviệc tiêu thụ sản phẩm văn phòng phẩm Sự phân bố dân cư ảnh hưởng tới việc nghiêncứu thị trường và lựa chọn giải pháp phát triển thị trường Ngoài ra, khí hậu nhiệt đớigió mùa cùng với thời tiết 4 mùa cũng đã ảnh hưởng tới chất lượng giấy viết và ảnhhưởng tới việc tiêu thụ sản phẩm của Công ty Nếu điều kiện môi trường tự nhiênthuận lợi, sản lượng gỗ ổn định, thì từ đó Công ty sẽ có đủ sản phẩm để cung cấp chokhách hàng, không có tình trạng thiếu hàng hoặc khan hiếm hàng hóa

− Môi trường nhân khẩu học: là yếu tố đầu tiên quan trọng mà bất kì nhà quản trịmarketing nào cũng cần quan tâm Vì nhân khẩu tạo ra khách hàng cho công ty Trongcác yếu tố của nhân khẩu học thì yếu tố cơ cấu dân cư( có tham số điển hình là: tuổitác và giới tính) có tác động lớn nhất đến nhu cầu hàng hóa của các công ty kinh doanh

Ngày đăng: 24/03/2015, 07:27

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w