Kết cấu khóa luận tốt nghiệp...8 CHƯƠNG II: MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ GIẢI PHÁP MARKETING NHẰM PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG CỦA DOANH NGHIỆP KINH DOANH DỊCH VỤ KHÁCH SẠN...9 2.1.. Các hoạt động
Trang 1TÓM LƯỢC
Phát triển thị trường là một hoạt động quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp,nhất là trong bối cảnh nền kinh tế thế giới rơi vào tình trạng khủng hoảng Việc tậptrung phát triển thị trường quyết định trực tiếp đến kết quả kinh doanh cũng như vị thếcủa công ty trên thị trường Nhận thức được tầm quan trong của vấn đề đó, trongnhững năm vừa qua, công ty TNHH Ngọc Linh Tâm đã có tiến hàng nhiều hoạt độngphát triển thị trường và bước đầu thu được những thành quả đáng khích lệ
Xuất phát từ thực tế và những kiến thức đã học, tôi xin lựa chọn đề tài: “Giải pháp Marketing nhằm mở rộng thị trường nhóm khách hàng quốc tế của công ty TNHH Ngọc Linh Tâm” để làm khóa luận tốt nghiệp Công trình nghiên cứu dựa trên
cơ sở lý thuyết về phát triển thị trường của Ansoff
Khóa luận tập trung phân tích, đánh giá về thực trạng, các thành tựu, hạn chế vàchỉ ra những nguyên nhân gây ra hạn chế đó, thực hiện những cuộc điều tra, khảo sátthực tế để thu thập thông tin và số liệu, xử lý các thông tin thu thập được một cáchchính xác Từ đó đưa ra những đề xuất, kiến nghị đối với doanh nghiệp và các cơ quanquản lý nhằm hoàn thiện công tác phát triển nhóm khách hàng quốc tế của công tyTNHH Ngọc Linh Tâm
Tuy nhiên, do hạn chế về trình độ, thời gian cũng như tài liệu tham khảo nên khóaluận này còn nhiều thiếu sót, rất mọng nhận được những ý kiến đóng góp và nhận xét củathầy cô và các bạn để bài viết thêm chặt chẽ và đầy đủ Tôi xin chân thành cảm ơn!
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Đề hoàn thiện được bài khóa luận này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ chỉ bảo tậnhướng dẫn của các thầy, cô giáo trong khoa Marketing trường Đại học Thương mại,đặc biệt là sự giúp đỡ tận tình của cô giáo thạc sĩ Đặng Thị Hồng Vân và toàn thể cán
bộ, nhân viên của công ty Ngọc Linh Tâm
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô giáo đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi, đặc biệttôi xin chân thành cảm ơn cô giáo thạc sĩ Đặng Thị Hồng Vân đã trực tiếp hướng dẫntôi hoàn thành bài luận văn này với tất cả tinh thần và trách nhiệm
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo công ty Ngọc Linh Tâm, đặc biệt
là giám đốc Trần Thị Hằng – người phục trách hướng dẫn tôi tại công ty và các cô chú,anh chị nhân viên đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực tập, cung cấp đầy
đủ các tài liệu và tạo mọi điều kiện để tôi hoàn thành bài khóa luận này
Cuối cùng, tôi xin kính chúc quý thầy cô và toàn thể các cô chú, anh chị trongcông ty Ngọc Linh Tâm sức khỏe và thành đạt
Hà Nội, ngày 3 tháng 5 năm 2013
Sinh viên
Lã Thị Thùy Linh
Trang 3MỤC LỤC
TÓM LƯỢC i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ HÌNH VẼ vi
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT vi
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP MARKETING 1
NHẰM MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG NHÓM KHÁCH HÀNG QUỐC TẾ CỦA CÔNG TY TNHH NGỌC LINH TÂM 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2 Xác lập và tuyên bố các vấn đề trong đề tài 3
1.3 Tổng quan tình hình khách thể nghiên cứu của những công trình năm trước 4
1.4 Mục tiêu nghiên cứu 5
1.5 Phạm vi nghiên cứu 5
1.6 Phương pháp nghiên cứu 6
1.7 Kết cấu khóa luận tốt nghiệp 8
CHƯƠNG II: MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ GIẢI PHÁP MARKETING NHẰM PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG CỦA DOANH NGHIỆP KINH DOANH DỊCH VỤ KHÁCH SẠN 9
2.1 Một số khái niệm và định nghĩa cơ bản 9
2.1.1 Các khái niệm về thị trường 9
2.1.2 Các khái niệm về phát triển thị trường 10
2.1.3 Khái niệm khách sạn 12
2.2 Một số lý thuyết Marketing phát triển thị trường 13
2.2.1 Quan điểm về cặp sản phẩm – thị trường của Ansoff 13
2.2.2 Quan điểm về hướng phát triển thị trường của Ansoff 14
2.3 Phân định nội dung nghiên cứu giải pháp Marketing nhằm phát triển thị trường của CTKD dịch vụ khách sạn 15
2.3.1 Xác định thị trường hiện tại của CTKD dịch vụ khách sạn 15
2.3.2 Xác lập giải pháp Marketing – mix nhằm phát triển thị trường của CTKD 17
2.3.2.1 Các giải pháp về sản phẩm 17
Trang 42.3.2.2 Các giải pháp về giá 18
2.3.2.3 Các giải pháp về phân phối 19
2.3.2.4 Các giải pháp về xúc tiến 20
2.3.2.5 Các giải pháp về con người, quá trình, bằng chứng vật chất 21
CHƯƠNG III: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MARKETING NHẰM MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG NHÓM KHÁCH HÀNG QUỐC TẾ CỦA CÔNG TY TNHH NGỌC LINH TÂM 22
3.1 Tổng quan về công ty TNHH Ngọc Linh Tâm 22
3.1.1 Giới thiệu chung về công ty TNHH Ngọc Linh Tâm 22
3.1.2 Các sản phẩm dịch vụ trong lĩnh vực kinh doanh khách sạn 22
3.1.3 Cơ cấu tổ chức và chức năng 23
3.1.4 Tình hình hoạt động kinh doanh 24
3.2 Phân tích sự ảnh hưởng của các nhân tố môi trường đến giải pháp Marketing nhằm phát triển thị trường của công ty TNHH Ngọc Linh Tâm 25
3.2.1 Sự ảnh hưởng của các nhân tố môi trường vĩ mô 25
3.2.2 Sự ảnh hưởng của các nhân tố môi trường vi mô 27
3.3 Kết quả phân tích thực trạng giải pháp Marketing nhằm mở rộng thị trường nhóm khách hàng quốc tế của công ty TNHH Ngọc Linh Tâm 30
3.3.1 Phân tích thực trạng nghiên cứu Marketing nhằm mở rộng thị trường nhóm khách hàng quốc tế của công ty TNHH Ngọc Linh Tâm 30
3.3.2 Thực trạng giải pháp Marketing nhằm mở rộng thị trường nhóm khách hàng quốc tế của công ty TNHH Ngọc Linh Tâm 33
3.3.2.1 Thực trạng biến số giá của công ty Ngọc Linh Tâm 33
3.3.2.2 Thực trạng phấn phối 34
3.3.2.3 Thực trạng biến số xúc tiến thương mại 35
3.3.2.4 Thực trạng về nguồn lực hay yếu tố con người của công ty Ngọc Linh Tâm 37
3.3.2.5 Thực trạng với các quan hệ đối tác trong ngành của công ty Ngọc Linh Tâm 38
3.3.2.6 Thực trạng về tạo sản phẩm trọn gói và quy trình sử dụng dịch vụ của công ty Ngọc Linh Tâm 38
Trang 5CHƯƠNG IV: CÁC KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP MARKETING NHẰM MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG NHÓM KHÁCH HÀNG QUỐC TẾ CỦA
CÔNG TY TNHH NGỌC LINH TÂM 40
4.1 Các kết luận và phát hiện qua nghiên cứu: 40
4.1.1 Những thành công mà công ty đã đạt được 40
4.1.2 Những hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân 41
4.2 Dự báo triển vọng và chiến lược phát triển thị trường của công ty trong giai đoạn 2013- 2015 43
4.2.1 Dự báo triển vọng phát triển của ngành du lịch 43
4.2.2 Mục tiêu và chiến lược nhằm mở rộng thị trường nhóm khách hàng quốc tế của công ty trong giai đoạn 2013- 2015 44
4.3 Các đề xuất giải pháp Marketing nhằm mở rộng thị trường nhóm khách hàng quốc tế của công ty TNHH Ngọc Linh Tâm 46 TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC 1: BẢNG CÂU HỎI PHỎNG VẤN CHUYÊN SÂU
PHỤ LỤC 2: PHIẾU ĐIỀU TRA DÀNH CHO KHÁCH HÀNG
Trang 6DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ HÌNH VẼ
Biểu hình 2.1 : Ma trận Ansoff……… 13 Biểu hình 3.1 : Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty……… … 23 Biểu hình 3.2 : Kết quả kinh doanh chủ yếu trong 3 năm (2009-2011)………….… 24
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Trang 7CHƯƠNG I: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP MARKETING NHẰM MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG NHÓM KHÁCH HÀNG QUỐC TẾ CỦA
CÔNG TY TNHH NGỌC LINH TÂM 1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Du lịch ngày càng có vai trò quan trọng tại Việt Nam Đối với khách du lịch
ba-lô, những người du lịch khám phá văn hóa và thiên nhiên, bãi biển, Việt Nam ngàycàng trở thành một địa điểm du lịch mới ở Đông Nam Á Nền kinh tế Việt Nam đangchuyển đổi từ nông nghiệp sang nền kinh tế dịch vụ Hơn một phần ba của tổng sảnphẩm trong nước được tạo ra bởi các dịch vụ, trong đó bao gồm công ty, phục vụ côngnghiệp và giao thông vận tải Trong khi đó, du lịch đóng góp 4,5% trong tổng sảnphẩm quốc nội (thời điểm 2007) Ngày càng có nhiều dự án đầu tư trực tiếp nướcngoài đổ vào ngành du lịch Sau các ngành công nghiệp nặng và phát triển đô thị, đầu
tư nước ngoài hầu hết đã được tập trung vào du lịch, đặc biệt là trong các dự án kháchsạn Với tiềm năng lớn, từ năm 2001, du lịch Việt Nam đã được chính phủ quy hoạch,định hướng để trở thành ngành kinh tế mũi nhọn
Hoạt động của khách sạn thực chất là một quá trình tổng hợp các hoạt động từkhi nghe lời yêu cầu của khách cho đến khi khách rời khỏi khách sạn: hoạt động bảođảm nhu cầu sinh hoạt bình thường của khách như ăn ở sinh hoạt, đi lại, tắm rửa, hoạtđộng bảo đảm mục đích chuyến đi
Theo thống kê năm 1998 toàn ngành du lịch chỉ có 2.510 cơ sở lưu trú, đếntháng 10 năm 2010 đã lên tới trên 11.000 công ty với khoảng 230.000 buồng và con sốnày sẽ còn tiếp tục gia tăng trong thời gian tới Hệ thống cơ sở lưu trú tăng về số lượng
và chất lượng ngày càng được nâng cao, đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách du lịch.Đặc biệt là những khách sạn 3 - 5 sao thể hiện rất rõ tính chuyên nghiệp, kỹ năng phục
vụ góp phần nâng cao uy tín của ngành du lịch Tuy nhiên, trong quá trình phát triển
hệ thống khách sạn Việt Nam vẫn còn một số điểm hạn chế như: quy mô nhỏ ít phòng
và ít dịch vụ, công tác quảng bá xúc tiến còn hạn chế, nguồn nhân lực chưa đáp ứngđược yêu cầu của thực tiễn, cá biệt một số khách sạn còn tăng, giảm giá tùy tiện Cáckhách sạn cạnh tranh với nhau bằng giá phòng và chất lượng dịch vụ Mức độ cạnhtranh ngày càng gay gắt và có xu hướng tăng lên trước tình hình ngành du lịch cũngnhư kinh doanh dịch vụ lưu trú ở Việt Nam đang ngày càng phát triển
Trang 8Trong mấy năm gần đây nền kinh tế thế giới rơi vào thời kì khủng hoảng và nềnkinh tế Việt Nam cũng không tránh khỏi tình trạng này Kinh tế suy thoái, người dânthắt chặt chi tiêu Từ những vật dụng thiếu yếu có sức mua cũng giảm chưa nói ngành
du lịch khách sạn cũng càng khó khăn Sức mua của các khách hàng hiện tại cũng nhưkhách hàng tiềm năng của một khách sạn phụ thuộc rất nhiều vào thu nhập thực, giá cảcác mặt hàng khác trong nền kinh tế, tỷ lệ cũng như thói quen tiết kiệm và khả năngvay để tiêu dùng của khách hàng Nhìn chung nền kinh tế thế giới cũng như nền kinh
tế Việt Nam đang tạo nên nhiều thách thức đối với ngành kinh doanh du lịch nói chung
và kinh doanh khách sạn nói riêng Các yếu tố đầu tiên, quan trọng phải kể đến đó làlạm phát và khủng hoảng kinh tế
Với chính sách mở cửa của nền kinh tế thị trường, ngành kinh doanh khách sạnđang đứng trước những cuộc cạnh tranh gay gắt ảnh hưởng rất lớn đến sự sống còn củacác doanh nghiệp kinh doanh khách sạn Muốn tồn tại và phát triển, bản thân cáckhách sạn phải tìm ra “lối đi riêng” cho mình, tìm ra những giải pháp tích cực để cóthể tồn tại và phát triển, tăng doanh thu và lợi nhuận, giữ vững uy tín và khẳng định
“thương hiệu” trên thị trường
Sự ổn định về chính trị, với chính sách mở của ưu đãi đã thu hút được rất nhiềunhà đầu tư từ nước ngoài vào thị trường Việt Nam về du lịch, tạo điều kiện cho ngành
du lịch phát triển mạnh mẽ và bước sang một giai đoạn mới
Năm 2004 có thể nói ngành du lịch nước ta đạt được nhiều thành tựu, tuy đầunăm có ảnh hưởng của dịch cúm gia cầm, gây một phần tổn thất Nhưng đây lại là nămdiễn ra nhiều sự kiện có ý nghĩa lớn của cả nước như hội nghị ASEM 5, diễn đànthượng nghị sĩ châu Á - Thái Bình Dương tại Quảng Ninh,… Và đây cũng là năm mà
du lịch thế giới có mức tăng trưởng cao nhất, với 660 triệu lượt người đi du lịch nướcngoài, cao hơn năm 2003 tới 69 triệu lượt (theo tổ chức du lịch thế giới – WTO) Hoàvào nhịp điệu chung đó của thế giới thì năm 2010 nước ta đã đón được 4,93 triệu lượtkhách du lịch quốc tế, tăng 20,3% so với năm 2009 và 18,5 triệu lượt khách du lịch nộiđịa Doanh thu từ du lịch đạt 26 nghìn tỷ đồng, tăng 18,1% Có được những kết quảtrên là nhờ vào những nỗ lực của các chiến lược Marketing trong cả ngành du lịch nóichung và các cơ sở kinh doanh du lịch nói riêng
Trang 9Các hoạt động Marketing trong khách sạn không những tìm kiếm khách hàngcho công ty, mà còn đẩy mạnh việc tiêu thụ các sản phẩm và dịch vụ, đảm bảo cho sựtồn tại và phát triển của doanh nghiệp trong môi trường cạnh tranh gay gắt hiện nay.Đối với các khách sạn thì các hoạt động Marketing này càng trở nên vô cùng quantrọng Tuy nhiên Marketing chỉ mang lại hiệu quả thật sự khi nó được tiến hành dựatrên những nghiên cứu thực tế và sự quan tâm đúng mức của doanh nghiệp.
Với ý nghĩa thực tiễn đó, sau thời gian làm việc tại công ty TNHH Ngọc LinhTâm Tâm, tôi đã chọn đề tài luận văn tốt nghiệp là:
Giải pháp Marketing nhằm mở rộng thị trường nhóm khách hàng quốc tế của công ty TNHH Ngọc Linh Tâm Tâm
1.2 Xác lập và tuyên bố các vấn đề trong đề tài
Câu hỏi được đặt ra là liệu các chiến lược Marketing mà công ty đang thực hiện
đã đúng đắn và phù hợp với tình hình chung hiện nay hay chưa Trong tương lai cần cócác biện pháp như thế nào để nâng cao chất lượng cũng như doanh thu cho công ty Từnhững vấn đề cấp thiết của việc mở rộng thị trường nâng cao hiệu quả doanh thu chocông ty, dựa trên những kiến thức đã học, những hiểu biết thực tế trong quá trình thựctập tại công ty TNHH Ngọc Linh Tâm tôi xin lựa chọn đề tài:
Giải pháp Marketing nhằm mở rộng thị trường nhóm khách hàng quốc tế của công ty TNHH Ngọc Linh Tâm
Như vậy vấn đề chính mà đề tài của tôi đề cập đến là giải pháp Marketing chocông ty TNHH Ngọc Linh Tâm nhằm thu hút khách du lịch sử dụng dịch vụ tạo radoanh thu, đồng thời mở rộng thị trường cho công ty, giúp công ty gia tăng lợi nhuận.Trong bài khoá luận tốt nghiệp em sẽ tập trung giải quyết các vấn đề sau:
Nghiên cứu hoạt động Marketing nhằm mở rộng nhóm khách hàng quốc tếcủa công ty TNHH Ngọc Linh Tâm
Nghiên cứu để đánh giá sự tương thích giữa hoạt động Marketing của công
ty TNHH Ngọc Linh Tâm với tập khách hàng mục tiêu
Nghiên cứu để đưa ra những đề xuất, giải pháp Marketing nhằm mở rộng thịtrường nhóm khách hàng quốc tế đến với công ty Ngọc Linh Tâm
Trang 101.3 Tổng quan tình hình khách thể nghiên cứu của những công trình năm trước.
Qua việc tham khảo một số tài liệu, tôi nhận thấy rằng vấn đề Marketing để thuhút khách hàng đã được quan tâm và nghiên cứu rất nhiều, có thể kể đến như là:
- Đề tài:“Chiến lược Marketing-mix của khách sạn sofitel legend Metropole trên thị trường Hà Nội”
+ Tác giả Nguyễn Thị Hải thực hiện
+ Khoa Kinh doanh thương mại
+ Khóa 41 – Trường Đại học Thương Mại
- Đề tài: “hoàn thiện chính sách Marketing nhằm phát triển dịch vụ lưu trú của khách sạn Bình Minh”
+ Tác giả Đặng Văn Chính thực hiện
+ Khoa Marketing
+ Khóa 43 – Trường Đại học Thương Mại
- Đề tài: “Chiến lược Marketing nhằm thu hút khách du lịch quốc tế tại khách sạn Asean tại thị trường Hà Nội”
+ Tác giả Phan Minh Chiến thực hiện
+ Khoa Marketing – Khóa 51
+ Trường Đại học Kinh tế quốc dân
Qua việc nghiên cứu và phân tích các luận văn, khóa luận về giải pháp haychiến lược Marketing của công ty có thể thấy các bài viết đều đã đáp ứng được yêu cầucủa một bài khóa luận tốt nghiệp
Về hình thức: Phù hợp với kết cấu của bài khóa luận hoàn chỉnh
Về nội dung: Tương đối đầy đủ, phần lý thuyết đã nêu ra các khái niệm, địnhnghĩa liên quan đến đề tài, phân định các nội dung cơ bản Phần vận dụng thực tế vàocông ty thực tập đã có sự liên kết, nêu ra thực trạng của công ty và đã có những kiếnnghị, giải pháp
Tuy nhiên, trong các bài viết cũng đang còn tồn tại một số hạn chế:
Các bài viết đề cập nhiều tới lý thuyết, thực trạng vấn đề còn chưa nhiều vàchưa làm nổi bật vấn đề cấp thiết cần nghiên cứu của công ty
Các giải pháp còn mang tính lý thuyết, chưa cụ thể, chưa trọng tâm và chưagiải quyết những tồn tại của vấn đề cần nghiên cứu
Trang 11Vì vậy, trong bài khóa luận của tôi sẽ đưa ra một số vấn đề về lý thuyết chủ yếuliên quan tới giải pháp Marketing nhằm mở rộng nhóm khách hàng quốc tế của công tykinh doanh dịch vụ khách sạn - du lịch, cụ thể là các giải pháp về Marketing - mix,giải pháp về chính sách con người, quy trình và quá trình hợp tác giữa các đối tác.Tiếp đó là việc nghiên cứu thực tế thực trạng về giải pháp Marketing nhằm mở rộngthị trường nhóm khách hàng quốc tế của công ty TNHH Ngọc Linh Tâm, từ đó, đưa racác kết luận, đề xuất các kiến nghị và giải pháp Marketing nhằm thu hút thêm nhiềukhách hàng đặc biệt là nhóm khách hàng quốc tế đến với công ty
Từ trước đến nay, đề tài này chưa từng nghiên cứu tại công ty Ngọc Linh Tâm,
do đó đề tài nghiên cứu khóa luận không trùng lặp với bất kỳ bài luận nào của cáccông trình nghiên cứu những năm về trước
1.4 Mục tiêu nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu về những ưu điểm và những vấn đề còn tồn tại của hoạtđộng Marketing thu hút khách du lịch của công ty Ngọc Linh Tâm và nguyên nhân củanhững hạn chế đó thông qua Marketing 9Ps trong du lịch (sản phẩm - giá - phân phối -con người - chương trình - xúc tiến - đối tác - định vị) Từ đó đưa ra một số giải phápMarketing nhằm thu hút khách du lịch đến với công ty ngày một nhiều hơn
Đề tài nghiên cứu nhằm thực hiện các mục tiêu sau:
- Tổng hợp, hệ thống hoá lý luận, lý thuyết về thị trường, Marketing, phát triểnthị trường và giải pháp Marketing nhằm phát triển thị trường của công ty kinh doanhdịch vụ
- Tìm hiểu, phân tích, đánh gía thực trạng về thị trường và các giải phápMarketing phát triển thị trường của công ty Ngọc Linh Tâm Qua đó rút ra những ưu,nhược điểm, những tồn tại và nguyên nhân của những ưu nhược điểm đó
- Qua những kiến thức về Marketing đã được học tập và nghiên cứu trong nhàtrường kết hợp với thực trạng hoạt động Marketing – mix phát triển thị trường củacông ty đã tìm hiểu từ đó đưa ra những đề xuất, giải pháp nhằm giải quyết những tồntại, hạn chế công ty đang gặp phải
1.5 Phạm vi nghiên cứu
- Nội dung nghiên cứu: Đề tài chỉ sử dụng cách tiếp cận dưới góc độ Marketing
để nghiên cứu những vấn đề lý luận, thực tiễn cụ thể về giải pháp Marketing nhằm thuhút nhóm khách hàng quốc tế của công ty TNHH Ngọc Linh Tâm
Trang 12- Đối tượng nghiên cứu: Tập khách hàng trọng điểm của công ty TNHH NgọcLinh Tâm chủ yếu là nhóm khách hàng quốc tế
- Phạm vi không gian nghiên cứu: Do giới hạn về thời gian thực tập cũng nhưtính chất khuôn khổ của một bài khoá luận nên trong bài nghiên cứu chỉ tập trung vàocác giải pháp Marketing nhằm thu hút nhóm khách hàng quốc tế của công ty TNHHNgọc Linh Tâm
- Sản phẩm nghiên cứu: Các dịch vụ công ty của công ty TNHH Ngọc Linh Tâm
- Phạm vi thời gian nghiên cứu: Các dữ liệu được thu thập để phân tích đượchoàn thiện trong 3 năm (2009 – 2011) và đưa ra các đề xuất 2013 - 2015
1.6 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp luận
Phương pháp luận là hệ thống các nguyên lý, quan điểm làm cơ sở, có tác dụngchỉ đạo, xây dựng các phương pháp, xác định phạm vi, khả năng áp dụng các phươngpháp và định hướng cho việc nghiên cứu tìm tòi cũng như việc lựa chọn, vận dụngphương pháp Từ đó, khi nghiên cứu về đề tài này có sử dụng các phương pháp luận sau:
- Phương pháp duy vật biện chứng
- Phương pháp lôgic và lịch sử
- Phương pháp thống kê kinh tế
- Phương pháp thực nghiệm hiện trường
- Phương pháp tiếp cận trực tiếp các vấn đề lý luận
- Phương pháp tư duy đổi mới
- Nguồn bên trong công ty:
Báo cáo tổng kết kinh doanh năm 2009, năm 2010 và năm 2011 của công ty,các báo cáo tổng hợp của phòng kinh doanh, phòng tài chính – kế toán của công ty, hồ
sơ quản lý nhân lực của công ty, các kết quả báo cáo về môi trường vĩ mô, vi mô
Trang 13- Nguồn bên ngoài công ty:
Tham khảo các tạp chí kinh tế trên Internet, các thông tin trên báo kinh tếViệt Nam, các website như:
www.google.com, www.tailieu.vn,
www.Marketing.24h.com.vn,
Tham khảo những lý luận về Marketing trong các giáo trình: Giáo trìnhMarketing căn bản của GS.TS Trần Minh Đạo Trường Đại học Kinh tế Quốc dân,Quản trị Marketing của Philip Kotler Nhà xuất bản Thống kê…
b Dữ liệu sơ cấp
Dữ liệu sơ cấp là những dữ liệu chưa tồn tại, được thu tập lần đầu tiên vì mộtmục đích cụ thể nào đó Những dữ liệu sơ cấp chưa từng qua xử lý nhằm phục vụ chovấn đề và mục tiêu nghiên cứu
- Những dữ liệu sơ cấp cần thu thập: Các phản ứng của khách hàng với chínhsách sản phẩm, giá, phân phối, xúc tiến mà công ty đang thực hiện, các yêu cầu củakhách hàng hiện nay và trong thời gian tới Về phía công ty là những định hướng,chiến lược mà công ty đang thực hiện và thời gian tới sẽ thực hiện
- Mục đích thu thập: Qua đó cho ta thấy được thực trang, hiệu quả của các giảipháp Marketing mà công ty áp dụng trên thị trường hiện nay đối với sản phẩm dịch vụ
tư vấn thiết kế và kết quả của nó
- Phương pháp tiến hành: Nghiên cứu điều tra và phỏng vấn
- Mẫu nghiên cứu:
Phương pháp điều tra khách hàng: Chọn mẫu là 15 khách hàng của công ty
Phương pháp phỏng vấn: Tập mẫu là các nhà quản trị và các nhân viên củacông ty Số lượng mẫu là 5 người
- Cách thức phát phiếu điều tra: Phát trực tiếp và qua thư điện tử
- Thời gian thu thập: 1 tuần
Trang 14Dữ liệu sơ cấp: Sau khi thu được kết quả điều tra phỏng vấn và phiếu điều trathì sử dụng máy tính Casio để tổng hợp kết quả phiếu điều tra và phương pháp thống
kê tổng hợp phiếu điều tra phỏng vấn chuyên sâu từ đó đưa ra các nhận xét
1.7 Kết cấu khóa luận tốt nghiệp
Ngoài các phần: lời cam đoan, lời cảm ơn, mục lục, danh mục các bảng biểu, đồthị, sơ đổ, hình ảnh, lời mở đầu, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn được kết cấulàm 4 chương:
- Chương I: Tổng quan nghiên cứu giải pháp Marketing nhằm mở rộng thịtrường nhóm khách hàng quốc tế của công ty TNHH Ngọc Linh Tâm
- Chương II: Một số lý luận cơ bản về giải pháp Marketing nhằm phát triển thịtrường của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ khách sạn
- Chương III: Thực trạng hoạt động Marketing nhằm mở rộng thị trường nhómkhách hàng quốc tế của công ty TNHH Ngọc Linh Tâm
- Chương IV: Các kết luận và đề xuất giải pháp Marketing nhằm mở rộng thịtrường nhóm khách hàng quốc tế của công ty TNHH Ngọc Linh Tâm
Trang 15CHƯƠNG II: MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ GIẢI PHÁP MARKETING NHẰM PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG CỦA DOANH NGHIỆP KINH DOANH
DỊCH VỤ KHÁCH SẠN 2.1 Một số khái niệm và định nghĩa cơ bản
2.1.1 Các khái niệm về thị trường
Khái niệm thị trường: Những người làm Marketing coi thị trường bao gồm
tất cả những khách hàng tiềm ẩn cùng có một nhu cầu hay mong muốn cụ thể, sẵn sàng
và có khả năng tham gia trao đổi để thỏa mãn nhu cầu hay mong muốn đó
Các tiêu chí phân loại thị trường: Mỗi loại thị trường có những nhu cầu khác
nhau về các loại sản phẩm khác nhau do đó việc phân loại thị trường là hết sức cầnthiết Có rất nhiều cách để phân loại thị trường, trong đó có một số tiêu chí phân loại
cơ bản sau:
- Theo phạm vi địa lý: Thị trường được chia thành 4 loại:
Thị trường địa phương: phạm vi hoạt động chỉ giới hạn trong 1 khu vực nhỏnhư 1 thành phố, 1 tiểu bang hoặc nhỏ hơn
Thị trường vùng: (hay còn gọi là thị trường khu vực) bao gồm nhiều tỉnh,thành trong phạm vi một quốc gia, hoặc nhiều nước trong một châu lục
Thị trường quốc gia: phạm vi hoạt động chỉ giới hạn trong 1 quốc gia
Thị trường quốc tế: phạm vi hoạt động vượt ra khỏi lãnh thổ của quốc gia
- Theo mối quan hệ giữa người mua và người bán:
Thị trường cạnh tranh hoàn hảo: có nhiều chủ thể bên bán và bên mua về mộtloại sản phẩm tương tự nhau, không có ai làm chủ thị trường và có khả năng chi phốigiá cả của sản phẩm
Thị trường cạnh tranh không hoàn hảo: có ít nhất một chủ thể bên bán lớn tớimức có thể chi phối và không chế giá cả trên thị trường
Thị trường độc quyền: chỉ có một chủ thể bán chi phối tất cả mọi hoạt độngcủa thị trường
Theo mục đích sử dụng hàng hóa:
Thị trường tư liệu sản xuất: sản phẩm đem ra trao đổi là những sản phẩmphục vụ cho việc sản xuất của doanh nghiệp
Trang 16 Thị trường hàng tiêu dùng: mua bán các sản phẩm cuối cùng phục vụ chonhu cầu tiêu dùng cho cuộc sống của con người.
Theo đối tượng mua:
Thị trường tổ chức gồm ba loại: thị trường doanh nghiệp mua tư liệu sảnxuất, thị trường doanh nghiệp mua bán lại (trung gian) và thị trường chính quyền
Thị trường tiêu dùng gồm các cá nhân và hộ gia đình mua sắm hàng hóa haydịch vụ để tiêu dùng cho bản thân và gia đình họ
Các quá trình phát triển của thị trường: 4 giai đoạn
Giai đoạn xuất hiện: Trước khi thị trường vật chất hóa nó đã tồn tại như mộtthị trường tiềm tàng Thị trường tiềm tàng gồm những người có cùng một nhu cầu haymong muốn về một cái gì đó chưa tồn tại
Giai đoạn phát triển: Nếu mức tiêu thụ khá thì các công ty mới sẽ xâm nhậpthị trường và mở ra giai đoạn phát triển của thị trường
Giai đoạn sung mãn: Các công ty phủ kín và phục vụ tất cả các khúc thịtrường chủ yếu Khi nhịp độ phát triển của thị trường chậm lại, thị trường chia thànhnhững khúc nhỏ hơn và điều kiện phân chia thị trường thực nhỏ xuất hiện Tuy nhiênđây chưa phải là điểm kết thúc của quá trình phát triển của thị trường Quá trình phânchia thị trường thường kéo theo quá trình hợp nhất thị trường do xuất hiện một thuộctính mới có sức hấp dẫn mạnh
Giai đoạn suy thoái: Cuối cùng thì mức cầu của thị trường đối với sản phẩmhiện có sẽ bắt đầu suy giảm
2.1.2 Các khái niệm về phát triển thị trường
Khái niệm phát triển thị trường:
Có khá nhiều quan điểm xung quanh vấn đề phát triển thị trường của CTKD,
trong đó có không ít người đồng nhất 2 khái niệm “phát triển thị trường” và “mở rộng thị trường” Tuy nhiên, trên thực tế, mặc dù có nhiều điểm tương đồng trong mục tiêu
cũng như cách thức thực hiện song giữa hai khái niệm này vẫn tồn tại những điểmkhác biệt nhất định Trong phạm vi bài khóa luận, tôi chỉ xem xét các vấn đề về pháttriển thị trường theo khái niệm được trình bày dưới đây:
Trang 17Mở rộng thị trường là việc đáp ứng những nhu cầu chưa được thỏa mãn để tạo
ra cho doanh nghiệp thêm những cơ hội mới Hay nói cách khác, mở rộng thị trườngtiêu thụ sản phẩm là việc công ty tìm cách tăng mức tiêu thụ bằng cách đưa nhữnghàng hóa hiện có của mình vào những thị trường mới (có thể là tập khách hàng mớihoặc vùng địa lý mới)
Phát triển thị trường là một quá trình nghiên cứu thị trường, xác định nhu cầu thịtrường, đồng thời dùng biện pháp nhằm đưa tối đa khối lượng sản phẩm của doanhnghiệp vào thị trường một cách hiệu quả Nói tóm lại, phát triển thị trường là việcCTKD dùng những sản phẩm hiện có của mình để thâm nhập sâu hơn vào các phânkhúc thị trường hiện tại
Xem xét hai khái niệm trên đây, chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy sự khác biệtcăn bản giữa phát triển thị trường và mở rộng thị trường là đối tượng và phạm vi triểnkhai các hoạt động Marketing của CTKD Với chiến lược mở rộng thị trường, công tytập trung các nguồn lực để triển khai các hoạt động Marketing hướng đến tập kháchhàng mới, trong khi với chiến lược phát triển thị trường công ty lại chú trọng khai tháctập khách hàng hiện tại
Sự cần thiết phải phát triển thị trường: Đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào
thì thị trường tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp cũng là vấn đề sống còn
Thứ nhất, mục đích của người sản xuất hàng hoá là để bán, để thoả mãn nhu cầucủa người khác Vì vậy còn thị trường thì còn sản xuất kinh doanh, mất thị trường thìsản xuất kinh doanh bị đình trệ
Thứ hai, thị trường hướng dẫn sản xuất kinh doanh Các nhà sản xuất kinhdoanh căn cứ vào cung cầu, giá cả thị trường để quyết định sản xuất cái gì? bao nhiêu?cho ai? Qua thị trường nhà nước hướng dẫn sản xuất kinh doanh
Thứ ba, thị trường phản chiếu tình hình sản xuất kinh doanh Qua nghiên cứu sẽthấy được tốc độ, trình độ và quy mô của sản xuất kinh doanh
Thứ tư, thị trường là nơi quan trọng để đánh giá, kiểm nghiệm, chứng minh tínhđúng đắn của các chủ chương, chính sách, biện pháp kinh tế của các cơ quan nhà nước,của các nhà sản xuất kinh doanh Thị trường còn phản ánh các quan hệ xã hội, hành vigiao tiếp của con người, đào tạo và bồi dưỡng cán bộ quản lý, nhà kinh doanh
Trang 18Vì vậy, để tồn tại và phát triển đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải huy động tốt mọitiềm năng nội lưc của mình, phải không ngừng phát triển và mở rộng thị trường Bởi
lẽ, nếu không có thị trường thì doanh nghiệp sẽ không thể tồn tại và phát triển
Cũng trên Wikipedia, sự đa dạng của khái niệm “khách sạn” đã được khẳngđịnh Ở Pháp, người ta dùng từ “hotel” để chỉ những khách sạn có lối đi vào các phòngngủ nằm bên trong sảnh và “motel” để chỉ các khách sạn có lối đi vào nằm bên ngoài,gây cảm giác thiếu an toàn và thiếu sang trọng, thường có quy mô nhỏ hơn Hay ở Úc,
khái niệm khách sạn lại có sự khác biệt đó là khách sạn cũng có thể chỉ kinh doanh các loại thức uống có cồn và đồ ăn mà không nhất thiết phải cung cấp dịch vụ lưu trú
Ở Ấn Độ, người ta không phân biệt hai khái niệm: khách sạn (hotel) và nhàhàng (restaurant) bởi tất cả mọi nhà hàng đều nằm bên trong những khách sạn chấtlượng tốt
Một cách chung nhất, ta có thể đưa ra khái niệm khách sạn như sau: “Khách sạn
là cơ sở kinh doanh lưu trú và một số dịch vụ khác nhằm mục đích sinh lợi cho khách hàng ghé lại qua đêm hay thực hiện một kì nghỉ (có thể kéo dài tới vài tháng, trừ trường hợp cho lưu trú thường xuyên) Cơ sở đó có thể cung cấp các dịch vụ ăn uống, vui chơi, giải trí hay các dịch vụ cần thiết khác.”
Theo quan điểm hiện đại, khách sạn gồm có một số chức năng sau:
- Chức năng quản trị kinh doanh chú ý đến các khía cạnh điều hành khách sạnbao gồm các hoạt động cần thiết để bảo đảm cho một hoạt động kinh doanh có lãi,kiểm soát chi phí và hoạch định trong tương lai
Trang 19- Chức năng công nghệ kinh doanh như chức năng phục vụ lưu trú tập trungvào việc bố trí quản lý các phòng khách bao gồm đăng kí đặt phòng, tổ chức tiếp đónkhách, dịch vụ vận chuyển đồ đạc, các dịch vụ ăn uống hay một số dịch vụ khác trongkhách sạn Chức năng này bao gồm tất cả các hoạt động để phục vụ, sản xuất, chuẩn bịbữa ăn, tiệc và các dịch vụ khác trong khách sạn
- Chức năng hậu cần và phục vụ kinh doanh đảm bảo các điều kiện kĩ thuậtcủa hoạt động khách sạn, tập trung vào quản lý, bảo dưỡng nhà cửa, thiết bị, môitrường, an ninh,…
Kinh doanh khách sạn
Kinh doanh khách sạn được coi là một bộ phận chủ yếu của kinh doanh lưu trú,được tạo thành bởi các doanh nghiệp cung cấp nhà ở tạm thời để cho thuê Đây đượccoi là hình thức kinh doanh bằng cách cho thuê các phòng ở có đầy đủ tiện nghi cầnthiết cùng các dịch vụ bổ sung khác Kinh doanh khách sạn luôn phải đương đầu vớicạnh tranh rất cao, do vậy việc quản lý rất quan trọng và mang tính quyết định cho sựthành công hay thất bại của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ
Một vấn đề chính yếu bên cạnh việc quản lý trong kinh doanh khách sạn là chấtlượng dịch vụ phục vụ khách Bên cạnh sự nhiệt tình, niềm nở của nhân viên phục vụthì lợi thế to lớn của khách sạn là du khách có thể tìm thấy ở đó không khí gia đình.Song cũng có quan điểm cho rằng cần tìm những yếu tố mới lạ để du khách đượcthưởng thức một chuyến đi chơi xa nhà đúng nghĩa
Tóm lại kinh doanh khách sạn là một lĩnh vực kinh doanh phức tạp và đòi hỏirất nhiều sự khéo léo, tinh tế trong các cách hoạch định chiến lược của mình
2.2 Một số lý thuyết Marketing phát triển thị trường
2.2.1 Quan điểm về cặp sản phẩm – thị trường của Ansoff
Biểu hình 2.1 Ma trận Ansoff
Trang 20Thị trường
Trang 21 Thâm nhập thị trường: Công ty tìm kiếm cách gia tăng doanh số của sản
phẩm hiện có trong những thị trường hiện hữu thông qua các nỗ lực Marketing năngđộng như: mở thêm điểm bán, gia tăng quảng cáo,… nhằm khai thác hiệu quả các tiềmnăng còn lại của thị trường
Phát triển thị trường: Công ty tìm kiếm cách gia tăng doanh số qua việc đưa
các sản phẩm hiện có vào các thị trường mới Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp phải
có những nghiên cứu, tìm hiểu sâu sắc về thị trường để có thể phát hiện ra các khu vựcthị trường mới cho sản phẩm của mình Trên cơ sở đó, gia tăng nỗ lực phân phối vàxúc tiến để chiếm lĩnh thị trường
Phát triển sản phẩm: Công ty đưa những sản phẩm mới hoặc những sản
phẩm cải tiến vào những thị trường hiện tại Đây là việc mở rộng có hạn chế phạm vicủa doanh nghiệp, thường được áp dụng khi nhu cầu và mong muốn của khách hàngthay đổi hay những thay đổi về cạnh tranh, công nghệ khiến doanh nghiệp muốn thayđổi tuyến sản phẩm của mình
Phát triển đa dạng hóa: Đa dạng hóa là một chiến lược đem một công ty ra
khỏi cả thị trường hiện tại và sản phẩm hiện tại Theo nghĩa này, nó cơ bản gia tăngphạm vi công ty Bao gồm: Đa dạng hóa đồng tâm, đa dạng hóa hoành tuyến (hàngngang) và đa dạng hóa kết khối
2.2.2 Quan điểm về hướng phát triển thị trường của Ansoff
Phát triển thị trường theo chiều rộng liên quan đến khách hàng và khu vực
địa lý Vậy phát triển thị trường là phát triển quy mô, đối tượng khách hàng và khuvực địa lý
Mở rộng thị trường theo vùng địa lý: Tức là mở rộng ranh giới thị trườngtheo khu vực địa lý hành chính Việc mở rộng theo vùng địa lý làm cho số lượngngười tiêu thụ tăng lên và dẫn tới doanh số bán cũng tăng theo Tuy nhiên để có thể
mở rộng thị trường theo vùng địa lý thì sản phẩm của doanh nghiệp sản xuất ra phảiphù hợp và có một khả năng tiêu chuẩn nhất định đối với những khu vực thị trườngmới Để có thể phát triển thị trường theo vùng địa lý đòi hỏi có một khoảng thời giannhất định để sản phẩm có thể tiếp cận được với người tiêu dùng và doanh nghiệp phải
tổ chức được mạng lưới tiêu thụ tối ưu nhất
Trang 22 Mở rộng đối tượng tiêu dùng: Bên cạnh việc mở rộng ranh giới thị trườngtheo vùng địa lý, chúng ta có thể mở rộng và phát triển thị trường bằng cách khuyếnkhích, kích thích các nhóm khách hàng của đối thủ (không hoặc ít quan tâm tời hànghoá, sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất ra) chuyển sang sử dụng sản phẩm của doanhnghiệp mình Nhóm người này cũng có thể được xếp vào khu vực thị trường còn bỏtrống mà doanh nghiệp có khả năng khai thác Điều này cũng làm tăng doanh số bán
và dẫn tới tăng lợi nhuận Phát triển thị trường theo chiều rộng nhằm vào các nhómngười tiêu dùng mới là một trong các cách phát triển thị trường song nó lại đòi hỏicông tác nghiên cứu thị trường phải được nghiên cứu cặn kẽ, cẩn thận nếu không côngtác phát triển thị thị trường sẽ không đạt hiệu quả cao
Phát triển thị trường theo chiều sâu: liên quan tới đổi mới sản phẩm của
doanh nghiệp Sản phẩm này có thể là sản phẩm vật chất và sản phẩm dịch vụ
Xâm nhập sâu hơn vào thị trường: Đây là hình thức mở rộng và phát triển thịtrường trên cơ sở khai thác tốt hơn sản phẩm hiện tại trên thị trường hiện tại Với thịtrường này, khách hàng đã quen với sản phẩm của doanh nghiệp Do vậy để thu hút
họ, doanh nghiệp có thể vận dụng chiến lược giảm giá thích hợp, tiến hành quảng cáo,xúc tiến, khuyến mại mạnh mẽ hơn nữa để không mất đi một doanh nghiệp nào hiện
có của mình và tập trung sự tiêu dùng của nhóm khách hàng sử dụng đồng thời nhiềusản phẩm tương tự sang sử dụng duy nhất sản phẩm của doanh nghiệp mình
Phân đoạn, lựa chọn thị trường mục tiêu: Mỗi đoạn thị trường khác nhauquan tâm tới một đặc tính khác nhau của sản phẩm Cho nên mỗi một doanh nghiệpđều tập trung mọi nỗ lực của mình vào việc thoả mãn tốt nhất nhu cầu đặc thù của mỗiđoạn thị trường Phát triển thị trường sản phẩm đồng nghĩa với việc doanh nghiệp kíchthích, khuyến khích các nhóm khách hàng tiêu thụ sản phẩm của mình Do trước đây,sản phẩm của doanh nghiệp mới chỉ phục vụ một nhóm khách hàng nào đó và đến nay,doanh nghiệp muốn chinh phục các nhóm khách hàng mới nhằm nâng cao số lượngsản phẩm tiêu thụ
2.3 Phân định nội dung nghiên cứu giải pháp Marketing nhằm phát triển thị trường của CTKD dịch vụ khách sạn
2.3.1 Xác định thị trường hiện tại của CTKD dịch vụ khách sạn
Trang 23Một công ty không thể phục vụ hết tất cả các khách hàng trên thị trường Kháchhàng quá đông, phân tán và có những yêu cầu mua sắm khác nhau Thay vì phải cạnhtranh ở khắp nơi, công ty cần tập trung các nỗ lực Marketing cho các phân đoạn thịtrường mục tiêu mà ở đó họ có thế mạnh, có khả năng đáp ứng tốt nhất khách hàng.
Đoạn hay khúc thị trường là tập hợp một nhóm các khách hàng hiện tại và tiềmnăng với một số đặc điểm chung liên quan đến việc giải thích và dự đoán phản ứng của
họ đối với các biện pháp Marketing của nhà cung cấp
Phân đoạn thị trường là quá trình phân chia thị trường thành từng nhóm cónhững nhu cầu tương tự nhau, quan điểm và ứng xử như nhau đối với những sản phẩmcung ứng nhất định Mục đích của việc phân đoạn thị trường là để công ty có thể cóphục vụ tốt nhất các phân đoạn nhất định, gọi là các phân đoạn thị trường mục tiêu haynói gọn là thị trường mục tiêu Công ty sẽ tiến hành định vị sản phẩm, thiết lập cácchính sách Marketing và triển khai thực hiện các chương trình Marketing thích hợpcho phân đoạn thị trường mục tiêu
Cơ sở để phân khúc thị trường tư liệu sản xuất: Các thị trường tư liệu sản xuất
có thể được phân khúc theo rất nhiều những biến đã sử dụng để phân khúc thị trườngngười tiêu dùng, như: các biến địa lý, ích lợi tìm kiếm hay mức độ sử dụng Tuy vậycũng có thêm nhiều biến mới như:
Nhân khẩu học: ngành, quy mô công ty, địa điểm
Các biến khai thác: công nghệ, tình trạng người sử dụng/không sử dụng,năng lực của khách hàng
Phương thức cung cấp: tổ chức chức năng cung ứng, cơ cấu quyền lực, tínhchất ủa những mối quan hệ hiện có, chính sách mua sắm chun, tiêu chuẩn mua sắm
Những yếu tố tình huống: khẩn cấp, ứng dụng đặc biệt, quy mô đơn hàng
Đặc điểm các nhân: người mua/người bán tương tự nhau, thái độ với rủi ro,lòng trung thành
Ngoài ra, căn cứ vào giai đoạn trong quá trình thông qua quyết định mua sắm,
có thể chia thị trường ra làm 3 khúc:
Khách hàng triển vọng mua lần đầu
Khách hàng mới
Khách hàng kén chọn
Trang 24Nhìn chung việc xác định tiêu chí phân khúc thị trường khá linh hoạt, tùy thuộcvào chiến lược của mỗi công ty và đặc điểm của từng khu vực thị trường Tuy nhiên,mỗi khúc thị trường cần được xác định các đặc điểm chi tiết hơn Người làmMarketing cần sử dụng kết hợp những yếu tố phân khúc thị trường khác nữa
Việc phân khúc thị trường đã làm bộc lộ nhiều cơ hội của các khúc thị trườngkhác nhau Công ty cần đánh giá các khúc thị trường khác nhau và quyết định tậptrung vào một hay một vài khúc thị trường Khi đánh giá các khúc thị trường khácnhau, công ty phải xem xét 3 yếu tố, cụ thể là:
Quy mô và mức tăng trưởng của thị trường
Mức độ hấp dẫn về cơ cấu của khúc thị trường
Mục tiêu và nguồn lực của công ty
2.3.2 Xác lập giải pháp Marketing – mix nhằm phát triển thị trường của CTKD
2.3.2.1 Các giải pháp về sản phẩm
Giải pháp Marketing sản phẩm nhằm phát triển thị trường là hệ thống các mụctiêu và biện pháp phát triển, hoàn thiện sản phẩm hiện tại, làm cho sản phẩm thích ứngđược với đặc điểm của thị trường địa lý mới hoặc tập khách hàng mới Để làm đượcđiều đó, đối với thị trường mới, công ty không chỉ trả lời câu hỏi khách hàng cần gì,bao nhiêu, cần vào thời điểm nào mà còn tiết lộ họ đòi hỏi mức chất lượng như thếnào, điều gì họ mong muốn có được nhất khi mua sản phẩm, từ đó làm căn cứ để chọnlọc loại sản phẩm, cải tiến và phát triển sản phẩm đáp ứng với yêu cầu thị trường mụctiêu mới đề ra Do đó, để nhằm mục tiêu phát triển thị trường, về biến số sản phẩm cầnthực hiện theo các hướng cụ thể như sau:
Trang 25 Phát triển thị trường là đưa sản phẩm hiện tại vào thị trường mới nên để đưađược sản phẩm hiện tại sang thị trường mới thì sản phẩm của công ty cần phải bổ sungnhững dịch vụ và lợi ích bổ trợ như điều kiện giao hàng và thanh toán nhanh gọn, việcbảo hành và lắp đặt nhanh chóng và đảm bảo hơn…từ đó tạo cơ sở tốt cho việc hìnhthành lớp sản phẩm gia tăng Việc xác định lại lớp sản phẩm hiện hữu và sản phẩm giatăng cho các loại sản phẩm của doanh nghiệp là yếu tố quan trọng giúp nâng cao khảnăng cạnh tranh, xây dựng uy tín và thu hút khách hàng mới đến với doanh nghiệpcũng như thúc đẩy khách hàng mới mua sản phẩm Tuy nhiên cần có sự điều chỉnh chophù hợp với đặc trưng riêng như sở thích, nhu cầu khác biệt cũng như văn hóa tiêudùng của khu vực thị trường mới.
Nâng cao chất lượng sản phẩm: Chất lượng sản phẩm phải không ngừngđược nâng cao để có thể đáp ứng, thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của khách hàng,đặc biệt là khách hàng mới Thêm vào đó khi tham gia vào một khu vực thị trường mớithì sản phẩm tuy là sản phẩm hiện tại của công ty nhưng lại mới so với thị trường đó,người tiêu dùng chưa hề biết đến sản phẩm đó vì vậy khẳng định chất lượng sản phẩm
là yếu tố sống còn để công ty có thể từng bước chiếm lĩnh thị trường mới Tuy nhiênchất lượng luôn đi đôi với giá cả, vì vậy nếu doanh nghiệp nâng cao chất lượng sảnphẩm nhưng lại làm cho giá thành tăng lên thì sẽ không được thị trường chấp nhận Vìvậy doanh nghiệp cần phải có những biện pháp hiệu quả để có thể vừa nâng cao chấtlượng sản phẩm vừa có mức giá hợp lý, cạnh tranh, có như vậy thị trường mới chấpnhận sản phẩm
Đa dạng hóa chủng loại sản phẩm: có thể theo hai hướng:
Phát triển đa dạng mặt hàng kinh doanh trên cơ sở một mặt hàng chủ lực.Thực chất là việc kinh doanh với các sản phẩm khác nhau hoàn toàn về giá trị sử dụngnhưng có một vài sản phẩm được ưu tiên phát triển mạnh
Phát triển đa dạng hóa chủng loại sản phẩm trên cơ sở sản phẩm xương sống.Thực chất là việc cải tiến, thay đổi mẫu mã sản phẩm dựa trên cơ sở sản phẩm gốcnhằm khai thác ở các loại thị trường khác nhau
Phát triển sản phẩm mới: Có ba loại phát triển sản phẩm mới đó là: sản phẩmmới nguyên tắc, sản phẩm mới nguyên mẫu và sản phẩm cải tiến
Trang 26Việc đa dạng hóa chủng loại sản phẩm và phát triển sản phẩm mới sẽ giúp công
ty phát triển thị trường theo hướng tìm kiếm những công dụng mới của sản phẩm, từ
đó tìm kiếm được những đối tượng khách hàng mới muốn tiêu dùng sản phẩm hay dễdàng thâm nhập vào khu vực thị trường mới, thu hút khách hàng bằng những đặc tínhmới của sản phẩm hiện có
2.3.2.2 Các giải pháp về giá
Để phát triển thị trường, công ty có thể định giá tùy thuộc vào cầu thị trườngcũng như đặc điểm tiêu dùng của khu vực thị trường mới Tùy thuộc vào mục tiêu củamình mà công ty có thể áp dụng các phương pháp định giá khác nhau tại các thị trườngkhác nhau Công ty có thể giữ nguyên mức giá như mức giá hiện tại ở thị trường hiệntại, nhưng kết hợp cùng các công cụ xúc tiến thương mại để nâng cao doanh số bán.Giải pháp khác có thể là định giá thấp hơn đối thủ cạnh tranh để thu hút khách hàng,điều này còn tùy thuộc vào tiềm lực tài chính của công ty, và phải hết sức thận trọng.Cũng có thể định giá cao hơn khu vực thị trường hiện tại của công ty nếu thị trường cómức cạnh tranh thấp và sức mua cao
Sau khi đã xác định được mức giá nhất định, công ty cần phải có những biệnpháp điều chỉnh giá phù hợp với các đối tượng khách hàng khác nhau và với các tìnhhuống biến động khác nhau của thị trường.:
Chiết giá vì mua với số lượng lớn: Căn cứ theo số lượng và giá trị đơn hàng
mà khách hàng đặt trong một đợt để doanh nghiệp tiến hành chiết giá cho khách hàng
Định giá theo nguyên tắc địa lý: Doanh nghiệp tiến hành diều chỉnh mức giácăn cứ vào mối quan hệ giữa chi phí vận chuyển và giá bán, cũng như trách nhiệm củabên bán và bên mua trong việc thanh toán chi phí vận chuyển
Định giá phân biệt: Doanh nghiệp có thể định giá phân biệt theo đối tượngkhách hàng, theo loại sản phẩm, hoặc theo thời điểm mua hàng
Bên cạnh đó còn có thể áp dụng một số biện pháp khác như chiết giá trả tiềnmặt, bớt gía, định giá theo gói và định giá khuyến mãi…
2.3.2.3 Các giải pháp về phân phối
Trang 27Để phát triển thị trường các doanh nghiệp cần mở rộng mạng lưới tiêu thụ, hệthống kênh phân phối để thỏa mãn tốt nhất nhu cầu của khách hàng Tùy theo quy mô,tiềm năng phát triển của từng khu vực, đặc tính sản phẩm, đặc điểm của khách hàng,đối thủ cạnh tranh và chiến lược mà công ty đang áp dụng…để thiết lập hệ thống kênhphân phối sản phẩm phù hợp với từng thị trường
Đối với phát triển thị trường theo hướng tìm kiếm địa bàn mới thì nhất thiếtcông ty cần tạo lập một hệ thống kênh phân phối cho thị trường mới, công ty vẫn cóthể áp dụng mô hình kênh cũ mà công ty đang áp dụng trên thị trường hiện tại hoặc cóthể triển khai thêm kênh mới ngoài những kênh mà công ty đã sử dụng
Còn với hướng phát triển thị trường theo hướng tìm kiếm khách hàng mục tiêu mới
và tìm kiếm công dụng mới của sản phẩm thì công ty cần căn cứ vào đặc điểm của kháchhàng mục tiêu mới và công dụng mới của sản phẩm để thiết kế kênh cho phù hợp
Với mục đích phát triển thị trường, hệ thống phân phối cần phải được mở rộng
để tiếp cận với người tiêu dùng một cách tốt nhất nhằm mục đích cuối cùng là gia tăng
sự tiếp xúc giữa khách hàng và sản phẩm, từ đó có thể nâng cao khả năng tiêu thụ.Việc mở rộng hệ thống phân phối có thể theo chiều ngang hoặc chiều dọc, tùy vàochiến lược của mỗi công ty Công ty có thể tăng số lượng điểm bán hoặc sử dụng thêmkênh phân phối mới Hoặc công ty phải mở thêm các chi nhánh, sử dụng thêm cácthành viên trung gian của kênh như đại lý, trung gian thương mại (bán buôn, bán lẻ) tạikhu vực thị trường mới
Việc lựa chọn các thành viên mới trong kênh cần phải cân nhắc về các tiêuchuẩn, điều kiện cần thiết Công ty cần kiểm tra về các thông tin như phương thứckinh doanh, khả năng phát triển, quy mô và khả năng tiêu thụ Tuy nhiên cần cân đối
số lượng thành viên kênh cho phù hợp nhằm tránh xung đột xảy ra, ảnh hưởng đến hiệuquả vận hành kênh phân phối và hoạt động tiêu thụ của công ty trên thị trường mới
2.3.2.4 Các giải pháp về xúc tiến
Trang 28Trong chiến lược phát triển thị trường thì biến số xúc tiến thương mại đóng vaitrò hết sức quan trọng trong việc giới thiệu sự biết đến cũng như tạo dựng hình ảnh vớinhững khách hàng ở khu vực thị trường mới Với đặc thù sản phẩm công nghiệp,doanh nghiệp cần tập trung vào bán hàng cá nhân, và Marketing trực tiếp đến các đốitượng là khách hàng tổ chức, cần chú trọng việc nhấn mạnh vào yếu tố thông tin vềsản phẩm Bên cạnh đó công ty có thể sử dụng thêm công cụ quảng cáo thông tin, công
cụ xúc tiến như khuyến mãi, hàng tặng kèm, kết hợp với bán hàng cá nhân để thu hútkhách hàng biết đến, dùng thử và chấp nhận sản phẩm
Bán hàng cá nhân: Do đây là sản phẩm công nghiệp có đặc thù riêng, do đókhi sang một khu vực thị trường mới, công ty cần phải sử dụng lực lượng bán hàng cánhân tiếp cận với những đại lý, trung gian mới trên thị trường để giới thiệu nhữngthông tin cơ bản về sản phẩm và công ty, đưa ra những điểm khác biệt của sản phẩmnhằm thuyết phục khách hàng ký kết hợp đồng bán hàng hoặc mua hàng của công ty.Đặc biệt là công ty phải chú trọng đến các biện pháp hỗ trợ cho hoạt động thuyết phụckhách hàng của lực lượng bán hàng cá nhân cũng như không ngừng nâng cao chấtlượng của đội ngũ bán hàng cá nhân của công ty
Xúc tiến bán: Công ty nên áp dụng những khuyến mãi hấp dẫn đến đối tượngkhách hàng mục tiêu của mình và tăng mức hoa hồng cho đại lý Các biện pháp xúctiến bán phù hợp nhất để phát triển thị trường đó là khuyến mại, tặng thưởng, giảm giávào những dịp đặc biệt…
Quảng cáo: Để tạo điều kiện thuận lợi trong việc phát triển thị trường, công tycũng cần chú ý đến các thông điệp trong quảng cáo nhằm đưa ra phù hợp với đặc tính tâm
lý của tập khách hàng mục tiêu Với sản phẩm công nghiệp, công ty có thể áp dụng hìnhthức quảng cáo như: báo chuyên ngành công nghiệp, báo mạng, tờ rơi, poster, … Khi pháttriển thị trường công ty cần chú ý quảng cáo cung cấp thông tin cho khách hàng vì đối vớithị trường mới, khách hàng mục tiêu mới hay công dụng mới của sản phẩm thì kháchhàng đều chưa biết đến những đặc tính của sản phẩm, vì vậy cần quảng cáo cung cấpthông tin đến để khách hàng dễ nhận biết và thu hút khách hàng hơn
Trang 29Căn cứ vào chiến lược theo đuổi mà doanh nghiệp có những quyết định xúc tiếncho phù hợp Đối với mục tiêu phát triển thị trường, các công cụ xúc tiến thương mạiluôn mang lại hiệu quả cao trong việc nâng cao sản lượng tiêu thụ của công ty thôngqua kích thích khách hàng tiêu dùng sản phẩm nhiều hơn và nhờ đó mà doanh nghiệp
có thể mở rộng thị trường tiêu thụ của mình Hiệu năng của quá trình kinh doanh sẽtăng lên rõ rệt khi thực hiện các biện pháp xúc tiến thương mại, mặc dù doanh nghiệpphải bỏ ra một lượng chi phí lớn cho hoạt động này
2.3.2.5 Các giải pháp về con người, quá trình, bằng chứng vật chất
- Con người: Là phần mấu chốt trong việc thực hiện dịch vụ bao gồm nhà cung
ứng, khách hàng, cũng như nhân viên hay nhà quản trị Để giữ chân khách hàng, pháttriển thị trường các CTKD cần phải xây dựng được các mối quan hệ tốt đẹp với họ.Các nhân viên cũng như nhà quản trị phải đối xử với khách hàng như những vị kháchquý, chứ không phải như với những người bỏ tiền mua hàng
- Quá trình: Là một phần quan trọng khác của chất lượng dịch vụ Vì đặc tính củadịch vụ là trừu tượng vì vậy quy trình sẽ giúp đảm bảo chất lượng và nối kết giữa cáccông đoạn trong quy trình cung ứng dịch vụ Ngoài ra, quy trình dịch vụ còn giúp công tytiết kiệm khoảng thời gian chờ đợi của khách hàng và điều này tạo ra giá trị lớn Để thànhcông lâu dài trong việc lôi kéo khách hàng, phát triển thị phần, công ty cần phải xây dựngđược những quy trình làm việc hiệu quả, chẳng hạn theo dõi các kênh truyền thông xã hội
và xây dựng mối quan hệ với các khách hàng qua những kênh đó, khảo sát mức độ thỏamãn của khách hàng, thực hiện các chương trình tiếp thị tự động…
- Môi trường dịch vụ, bằng chứng vật chất:
+ Là một yếu tố khác ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng
+ Đặc điểm của dịch vụ là sự trừu tượng nên khách hàng thường phải tìm cácyếu tố “hữu hình” khác để quy chuyển trong việc đánh giá
+Để thành công lâu dài trong việc lôi kéo khách hàng, phát triển thị phần:
công ty cần trau dồi, thiết kế những hình ảnh như logo công ty, đồng phục nhân viên,không gian bài trí,…sao cho đẹp mắt, tạo ấn tượng tốt cho khách hàng khi đến giaodịch, sử dụng sản phẩm
Trang 30CHƯƠNG III: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MARKETING NHẰM MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG NHÓM KHÁCH HÀNG QUỐC TẾ CỦA CÔNG TY
TNHH NGỌC LINH TÂM 3.1 Tổng quan về công ty TNHH Ngọc Linh Tâm
3.1.1 Giới thiệu chung về công ty TNHH Ngọc Linh Tâm
Công ty TNHH Ngọc Linh Tâm là công ty tư nhân Có giấy phép thành lậpcông ty số 1581/QDUB do UBNN thành phố cấp Công ty chính thức đi vào hoạt động
từ tháng 1/1974 Ngành nghề kinh doanh chính của công ty là: buôn bán tư liệu sảnxuất tư liệu tiêu dùng (vật tư máy móc thiết bị phục vụ sản xuất, điện tử điện lạnh, diệngia dụng, hàng may mặc) kinh doanh khách sạn, dịch vụ ăn uống giải khát, lữ hành nộiđịa Trong đó khách sạn Ngọc Linh là khách sạn thuộc công ty có trụ sở ở: 16 NguyễnNhư Đổ, phường Văn Miếu, quận Đống Đa,thành phố Hà Nội
Người đại diện: Trần Thị Hằng
3.1.2 Các sản phẩm dịch vụ trong lĩnh vực kinh doanh khách sạn
- Kinh doanh về dịch vụ ăn uống giải khát
- Kinh doanh về dịch vụ lưu trú và lữ hành nội địa
- Kinh doanh các dịch vụ khác
- Môi giới trung gian giữa các công ty và các đại lí bán tour du lịch khác
Trang 313.1.3 Cơ cấu tổ chức và chức năng
Biểu hình 3.1: Cơ cấu tổ chức quản lí của công ty
(Nguồn: Phòng tổ chức của công ty)
Tổ lễ tân – lữ hành và tổ Marketing
Tổ này gồm 10 người Tất cả đều có trình độ tốt nghiệp đại học trở lên
Tổ lễ tân: Khu vực tiền sảnh và quầy lễ tân là nơi đón tiếp khách lần đầu tiên
đến với công ty vì vậy tổ lễ tân có vai trò hết sức quan trọng trong việc điều hành vàduy trì hoạt động trong công ty Hàng ngày bộ phận có chức năng và nhiệm vụ là:
- Theo dõi tình trạng phòng của công ty để bố trí sử dụng cho khách, hợp vớinhu cầu của mỗi đối tượng
- Quản lí ra vào công ty, lên bảng kê khai tiêu dùng Lập lế hoạch đón, tiễnkhách nếu cần và báo cáo cho lãnh đạo
- Làm các thủ tục nhập phòng trả phòng, giới thiệu cho khách về những dịch vụcông ty đang cung cấp như ăn uống, các tour, các điểm du lịch khách nên đi nhận cácphản hồi của khách trực tiếp cũng như gián tiếp để nâng cao chất lượng công ty
=> Từ đó xem xét các điểm thiếu sót của từng bộ phận, đưa ra các biện phápgiải quyết những thiếu sót đó để đáp ứng nhu cầu của khách
buồng, giặt là
Bộ phận bảo
vệ
Bộ phận sửa chữa kỹ thuật Bộ phận nhà hàng
Bộ phận bếp
Trang 32- Xây dựng và thực hiện chiến lược Marketing, quản lý sản phẩm và truyềnthông quảng bá Chịu trách nhiệm mọi hoạt động của phòng Marketing, phân côngnhiệm vụ và kiểm soát Lên kế hoạch quản lý và phân bổ kinh phí cho các hoạt độngMarketing Phân tích tình hình, thiết lập báo cáo trình giám đốc, tham gia và tham mưucho giám đốc về chiến lược dài hạn, ….
- Tìm kiếm cơ hội mở rộng và phát triển thì trường của công ty, tìm hiểu về đốithủ cạnh tranh Giá cả các loại sản phẩm dịch vụ có liên quan đến việc công ty đangkinh doanh
- Nghiên cứu thị trường, tham khảo, học tập tình hình kinh doanh của các đơn
vị khác để có ý kiến tham mưu với ban giám đốc
- Tổ chức thực hiện các chương trình quảng cáo, tuyên truyền các hoạt động sảnxuất kinh doanh của công ty để thu hút khách đến với công ty ngày một đông hơn
- Kết hợp chặt chẽ với bộ phận kế toán và các tổ chuyên môn nghiệp vụ để làmtốt công tác xây dựng kế hoạch và quản lý kế hoạch
3.1.4 Tình hình hoạt động kinh doanh
Biểu hình 3.2: Kết quả kinh doanh chủ yếu trong 3 năm qua
Đơn vị: Tỷ đồng
2009
Tỷ suất năm 2010/200 9
Năm 2010
Tỷ suất năm 2011/201 0
Năm 2011
Tỷ suất năm 2011/200 9
(Nguồn: phòng tài chính – kế toán)
Nhận xét: Có thể nhận thấy trong 3 năm từ 2009 - 2011, tình hình kinh tế đangsuy giảm thì từ năm 2009 đến 2010 công ty vẫn tăng trưởng và đạt được doanh thu khảquan Tuy nhiên từ năm 2010 đến năm 2011 do khủng hoảng kinh tế ngày càng lớn,lượng khách du lịch vào Việt Nam cũng như lượng khách trong nước giảm mạnh nêndoanh thu của công ty cũng giảm theo Điều này đặt ra thách thức mới cho công ty.Việc cần làm hiện nay là tìm ra các chính sách và phương pháp đúng đắn để thu hútkhách hàng nhiều hơn
3.2 Phân tích sự ảnh hưởng của các nhân tố môi trường đến giải pháp Marketing
Trang 33nhằm phát triển thị trường của công ty TNHH Ngọc Linh Tâm
3.2.1 Sự ảnh hưởng của các nhân tố môi trường vĩ mô.
a Môi trường kinh tế- dân cư:
Trong mấy năm gần đây nền kinh tế thế giới rơi vào thời kì khủng hoảng và nềnkinh tế Việt Nam cũng không tránh khỏi tình trạng này Kinh tế suy thoái, người dânthắt chặt chi tiêu Từ những vật dụng thiếu yếu có sức mua cũng giảm chưa nói ngành
du lịch khách sạn cũng càng khó khăn Sức mua của các khách hàng hiện tại cũng nhưkhách hàng tiềm năng của một khách sạn phụ thuộc rất nhiều vào thu nhập thực của
họ, giá cả các mặt hàng khác trong nền kinh tế, tỷ lệ cũng như thói quen tiết kiệm vàkhả năng vay để tiêu dùng của khách hàng Nhìn chung nền kinh tế thế giới cũng nhưnền kinh tế Việt Nam đang tạo nên nhiều thách thức đối với ngành kinh doanh du lịchnói chung và kinh doanh khách sạn nói riêng Các yếu tố đầu tiên, quan trọng phải kểđến đó là lạm phát và khủng hoảng kinh tế
Lạm phát trong những năm gần đây tăng mạnh, đặc biệt là năm 2010 và 2011với lạm phát lên tới hai con số, cụ thể là ở mức 11,75% và 18,58% Điều này tạo ranhững khó khăn không nhỏ đối với ngành khách sạn du lịch Song, với các chính sáchhợp lý của Chính phủ, đưa ra những gói cứu trợ kinh tế, giúp đỡ các doanh nghiệpvượt qua gian đoạn khó khăn, tình hình kinh tế đã dần khởi sắc
b Môi trường chính trị pháp luật
Các yếu tố thuộc lĩnh vực chính trị và pháp luật chi phối mạnh mẽ sự hình thành
cơ hội và khả năng thực hiện mục tiêu của bất kỳ doanh nghiệp nào Sự ổn định chínhtrị đã được xác định là một trong những điều kiện tiền đề quan trọng cho hoạt độngcủa doanh nghiệp
Việt Nam được đánh giá là một trong những nước có mức độ ổn định về chính trịcao Theo đánh giá của Viện kinh tế vào hòa bình, năm 2011, Việt Nam đứng thứ 30/153
về mức độ ổn định về chính trị, trong đó, bao gồm cả sự đánh giá về rủi ro chiến tranh, độ
an toàn chính trị Điều này đặc biệt quan trọng nhất là với ngành du lịch khách sạn vì sự ổnđịnh chính trị cũng như mức độ an toàn và thân thiện của điểm đến là yếu tố quyết địnhlượng khách du lịch vì ngành này cần sự thư thái và bình yên rất cao Chính vì điều này
mà càng thu hút nhiều khách du lịch đến với Ngọc Linh Tâm
Trang 34Hiện nay nhà nước đã có những chính sách xuất nhập cảnh thoáng hơn, thuậntiện hơn Việt Nam đã kí hiệp định song phương về miễn thị thực cho công dân cácnước Thái Lan, Philippines, Malaysia, Singapore, Indonesia (các nước trong khốiĐông Nam Á), ngoài ra còn có Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc Ưu đãi này gópcho Việt Nam thu hút được nhiều hơn lượng khách từ các quốc gia nói trên Nếu thủtục xuất nhập cảnh cho người nước ngoài mở nới lỏng và dễ dàng hơn nữa, chắc chắn
du lịch Việt Nam sẽ đón thêm được nhiều du khách quốc tế và khi đó sẽ làm cho giá cảtrong ngành khách sạn ổn định hơn
c Môi trường văn hóa , xã hội
Việt Nam là một đất nước có nhiều tiềm năng du lịch với nhiều cảnh quan tựnhiên đẹp, phong phú và đa dạng khắp trên mọi miền đất nước, có sức hấp dẫn đối với
du khách Hơn nữa, Việt Nam đã từng trải qua các cuộc kháng chiến thần kỳ để lại cholịch sử dân tộc những dấu ấn hào hùng có sức lôi cuốn du khách muốn tìm hiểu về lịch
sử Việt Nam Việt Nam còn được biết tới là quốc gia đa văn hóa, đất nước của những
lễ hội Hằng năm trên cả nước có tới hàng nghìn lễ hội lớn nhỏ Điều này càng thu hútđược nhiều khách du lịch đến từ nhiều quốc gia khác nhau Chính vì điều này mà NgọcLinh Tâm cũng không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ của khách sạn và các sảnphẩm gia tăng để phục vụ tốt nhất tập khách hàng trọng điểm của mình
d Môi trường tự nhiên , công nghệ.
Môi trường tự nhiên
Việt Nam là đất nước thuộc vùng nhiệt đới, bốn mùa xanh tươi Địa hình có núi,
có rừng, có sông, có biển, đồng bằng và cả cao nguyên Núi non đã tạo nên những vùngcao có khí hậu rất gần với ôn đới, nhiều hang động, ghềnh thác, đầm phá, nhiều điểm nghỉdưỡng và danh lam thắng cảnh Với tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng, độc đáonhư thế, những năm gần đây ngành du lịch Việt Nam nói chung và hoạt động kinh doanhkhách sạn nói riêng cũng đã thu hút hàng triệu khách du lịch trong và ngoài nước Có thểnói Việt Nam là điểm đến rất hấp dẫn thu hút khách du lịch từ những ưu đãi mà thiênnhiên đã ban tặng Tính đến tháng 8 năm 2010, Việt Nam có hơn 40.000 di tích, thắngcảnh trong đó có hơn 3000 di tích được xếp hạng di tích quốc gia và hơn 5000 di tíchđược xếp hạng cấp tỉnh Mật độ và số lượng di tích nhiều nhất ở 11 tỉnh vùng đồng bằngsông Hồng với tỷ lệ chiếm khoảng 70% di tích của Việt Nam Tới năm 2011, có 7 di sản