1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

“Nghiên cứu thực trạng phát triển HTXNN trên địa bàn tỉnh Nghệ An

86 343 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 86
Dung lượng 624 KB

Nội dung

Từ khi luật HTX ra đời, với hệ thống hành lang pháp lý rõ rang hơn trước đã tạo điều kiện cho các loại hình HTX phát triển hơn trước. Thờ gian qua, các HTX nói chung và các HTXNN nói riêng trên địa bàn tỉnh Nghệ An đã có những chuyển biến tích cực. Chất lượng các HTXNN có tăng lên, hoạt động của một số HTX có khuynh hướng phát triển bền vững hơn, góp phần đáng kể vào việc phát triển kinh tế và giải quyết các vấn đề xã hội trong nông thôn. . Bên cạnh đó, các HTXNN vẫn còn xuất hiện nhiều vấn đề nổi cộm, chưa thực sự thể hiện được vai trò “bà đỡ” cho xã viên trong sản xuất và đời sống. Trước tình hình đó, để nghiên cứu toàn diện về hoạt động của HTXNN từ đó đề xuất những giải pháp phát huy thế mạnh, đồng thời khắc phục những tồn tại, hạn chế nêu trên, xác định đúng vai trò, vị trí của HTXNN trong chương trình xây dựng nông thôn mới và trước yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh Nghệ An; tôi chọn đề tài “Nghiên cứu thực trạng phát triển HTXNN trên địa bàn tỉnh Nghệ An”. Mục tiêu chính của đề tài là nghiên cứu thực trạng phát triển HTXNN ở tỉnh Nghệ An nhằm hiểu rõ và đánh giá những mặt mạnh, tồn tại, hạn chế, nguyên nhân, từ đó đề xuất những giải pháp để tiếp tục đổi mới hoạt động, phát triển HTXNN trên địa bàn tỉnh Nghệ An trong thời gian tới. Đề tài đề cập đến những lý luận cơ bản liên quan đến phát triển HTXNN như các khái niệm, các hình thức, đặc điểm, vai trò, tính tất yếu, những đặc trưng cơ bản của HTX kiểu mới. Đồng thời đề tài cũng đưa ra những cơ sở thực tiễn về tình hình phát triển HTXNN ở Việt Nam, rút ra các bài học kinh nghiệm từ các nước có HTXNN phát triển. Đề tài áp dụng tổng hợp các phương pháp, trong đó sử dụng các phương pháp nghiên cứu chính là phương pháp thống kê mô tả, so sánh, phương pháp điều tra thông qua phỏng vấn bán cấu trúc các cán bộ chủ chốt trong HTXNN. Các HTXNN tỉnh Nghệ An giai đoạn 2008 2012 đã chuyển đổi hoạt động theo Luật HTX 2003. Đến nay, phong trào HTX của tỉnh đã có sự chuyển biến khá cả về quy mô, số lượng, chất lượng hoạt động; hình thức tổ chức và hoạt động của HTXNN dần phù hợp với pháp luật về HTX. Qua nghiên cứu thực tiễn hoạt động tại các địa phương trong tỉnh, hoạt động của các HTXNN đã góp phần quan trọng trong việc phát triển kinh tế, xã hội nông nghiệp nông thôn của tỉnh trong mấy năm qua. Tuy nhiên, hầu hết các HTXNN vẫn đang còn có quy mô nhỏ, thiếu vốn, cơ sở vật chất kỹ thuật còn nhiều yếu kém, năng lực đội ngũ cán bộ quản lý điều hành còn hạn chế, hiệu quả sản xuất – kinh doanh thấp, lợi ích mang lại cho xã viên không nhiều… Những giải pháp được nêu ra là nâng cao nhận thức của cộng đồng về phát triển kinh tế HTX; đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho cán bộ làm công tác quản lý Nhà nước về kinh tế tập thể từ tỉnh đến huyện; tăng cường thực hiện chính sách cán bộ và đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho HTXNN; đẩy mạnh việc liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác; chuyển giao và áp dụng khoa học công nghệ mới vào sản xuất, chế biến nông lâm sản; hỗ trợ và phát triển thị trường nông sản. Việc thực hiện đồng bộ các giải pháp trên có ý nghĩa rất quan trọng trong toàn bộ quá trình đổi mới và phát triển mô hình HTX của tỉnh; góp phần quan trọng vào sự nghiệp CNH HĐH nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Nghệ An nói riêng, cả nước nói chung.

Trang 1

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi Các số liệu và kếtquả nghiên cứu nêu trong bài khoá luận là trung thực Nếu có gì sai sót tôixin chịu hoàn toàn trách nhiệm

Hà Nội, ngày 2 tháng 6 năm 2014

Sinh viên Nguyễn Thị Hà

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Em xin gởi lời cảm ơn chân thành và sự tri ân sâu sắc đối với cácthầy cô của trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, đặc biệt là các thầy côkhoa Kinh tế và PTNT của trường đã tạo điều kiện cho em thực tập ởkhoa để có nhiều thời gian cho khóa luận tốt nghiệp Và đặc biệt em xinchân thành cám ơn cô giáo Thạc sĩ Hà Thị Thanh Mai đã nhiệt tìnhhướng dẫn em hoàn thành tốt khóa luận thực tập

Em cũng xin gởi lời cảm ơn chân thành, sâu sắc đến lãnh đạo, cán

bộ công chức Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh Nghệ An; Phòng Kinh tếhợp tác và Kinh tế hộ Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh Nghệ An; PhòngNông nghiệp và PTNT các huyện Quỳnh Lưu, Diễn Châu; ông Trần VănHùng - trưởng phòng Kinh tế hợp tác và kinh tế hộ thuộc Chi cục PTNT

là người hướng dẫn và cung cấp tài liệu cho em trong đợt thực tập này để

em có thể học hỏi được nhiều kiến thức cũng như tích lũy kinh nghiệmcho bản thân

Trong quá trình thực tập, cũng như là trong quá trình làm bài báocáo, khó tránh khỏi sai sót, rất mong các Thầy, Cô bỏ qua Về trình độ lýluận cũng như kinh nghiệm thực tiễn của em còn hạn chế nên bài báo cáokhông thể tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được ý kiến giúp

đỡ, hướng dẫn của Thầy, Cô để em học thêm được nhiều kinh nghiệm vàhoàn thành tốt hơn bài báo cáo tốt nghiệp sắp tới

Em xin chân thành cảm ơn !

Hà Nội, ngày 2 tháng 6 năm 2014

Sinh viên Nguyễn Thị Hà

Trang 3

TÓM TẮT KHOÁ LUẬN

Từ khi luật HTX ra đời, với hệ thống hành lang pháp lý rõ ranghơn trước đã tạo điều kiện cho các loại hình HTX phát triển hơn trước.Thờ gian qua, các HTX nói chung và các HTXNN nói riêng trên địa bàntỉnh Nghệ An đã có những chuyển biến tích cực Chất lượng các HTXNN

có tăng lên, hoạt động của một số HTX có khuynh hướng phát triển bềnvững hơn, góp phần đáng kể vào việc phát triển kinh tế và giải quyết cácvấn đề xã hội trong nông thôn Bên cạnh đó, các HTXNN vẫn còn xuấthiện nhiều vấn đề nổi cộm, chưa thực sự thể hiện được vai trò “bà đỡ”cho xã viên trong sản xuất và đời sống Trước tình hình đó, để nghiên cứutoàn diện về hoạt động của HTXNN từ đó đề xuất những giải pháp pháthuy thế mạnh, đồng thời khắc phục những tồn tại, hạn chế nêu trên, xácđịnh đúng vai trò, vị trí của HTXNN trong chương trình xây dựng nôngthôn mới và trước yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh Nghệ An; tôi

chọn đề tài “Nghiên cứu thực trạng phát triển HTXNN trên địa bàn tỉnh Nghệ An”.

Mục tiêu chính của đề tài là nghiên cứu thực trạng phát triểnHTXNN ở tỉnh Nghệ An nhằm hiểu rõ và đánh giá những mặt mạnh, tồntại, hạn chế, nguyên nhân, từ đó đề xuất những giải pháp để tiếp tục đổimới hoạt động, phát triển HTXNN trên địa bàn tỉnh Nghệ An trong thờigian tới

Đề tài đề cập đến những lý luận cơ bản liên quan đến phát triểnHTXNN như các khái niệm, các hình thức, đặc điểm, vai trò, tính tất yếu,những đặc trưng cơ bản của HTX kiểu mới Đồng thời đề tài cũng đưa ranhững cơ sở thực tiễn về tình hình phát triển HTXNN ở Việt Nam, rút racác bài học kinh nghiệm từ các nước có HTXNN phát triển

Đề tài áp dụng tổng hợp các phương pháp, trong đó sử dụng cácphương pháp nghiên cứu chính là phương pháp thống kê mô tả, so sánh,

Trang 4

phương pháp điều tra thông qua phỏng vấn bán cấu trúc các cán bộ chủchốt trong HTXNN.

Các HTXNN tỉnh Nghệ An giai đoạn 2008 - 2012 đã chuyển đổihoạt động theo Luật HTX 2003 Đến nay, phong trào HTX của tỉnh đã có

sự chuyển biến khá cả về quy mô, số lượng, chất lượng hoạt động; hìnhthức tổ chức và hoạt động của HTXNN dần phù hợp với pháp luật vềHTX Qua nghiên cứu thực tiễn hoạt động tại các địa phương trong tỉnh,hoạt động của các HTXNN đã góp phần quan trọng trong việc phát triểnkinh tế, xã hội nông nghiệp nông thôn của tỉnh trong mấy năm qua Tuynhiên, hầu hết các HTXNN vẫn đang còn có quy mô nhỏ, thiếu vốn, cơ sởvật chất - kỹ thuật còn nhiều yếu kém, năng lực đội ngũ cán bộ quản lýđiều hành còn hạn chế, hiệu quả sản xuất – kinh doanh thấp, lợi ích manglại cho xã viên không nhiều…

Những giải pháp được nêu ra là nâng cao nhận thức của cộng đồng

về phát triển kinh tế HTX; đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho cán

bộ làm công tác quản lý Nhà nước về kinh tế tập thể từ tỉnh đến huyện;tăng cường thực hiện chính sách cán bộ và đào tạo, bồi dưỡng nguồnnhân lực cho HTXNN; đẩy mạnh việc liên doanh, liên kết với các doanhnghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác; chuyển giao và áp dụng khoahọc công nghệ mới vào sản xuất, chế biến nông lâm sản; hỗ trợ và pháttriển thị trường nông sản Việc thực hiện đồng bộ các giải pháp trên có ýnghĩa rất quan trọng trong toàn bộ quá trình đổi mới và phát triển môhình HTX của tỉnh; góp phần quan trọng vào sự nghiệp CNH - HĐHnông nghiệp và xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Nghệ An nói riêng, cảnước nói chung

Trang 5

MỤC LỤC

Trang 6

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 3.1: Thông tin cần thu thập và nguồn cung cấp

Bảng 4.1: Tình hình thành lập mới và giải thể HTXNN tỉnh Nghệ An Bảng 4.2: Tình hình đất đai HTXNN tỉnh Nghệ An và 2 huyện nghiên cứu năm 2012

Bảng 4.3 : Tình hình xã viên và lao động HTXNN tỉnh Nghệ An và 2huyện nghiên cứu

Bảng 4.4: Chất lượng cán bộ quản lý HTXNN tỉnh Nghệ An và 2 huyệnnghiên cứu

Bảng 4.5: Các hoạt động dịch vụ của các HTXNN tỉnh Nghệ An

Bảng 4.6 : Kết quả phân loại HTXNN tỉnh Nghệ An

Bảng 4.7: Doanh thu dịch vụ của các HTXNN tỉnh Nghệ An

Bảng 4.8: Tình hình tài chính các HTXNN tỉnh Nghệ An và 2 huyệnnghiên cứu năm 2012

Bảng 4.9: Những khó khăn trong phát triển HTXNN của 2 huyện nghiêncứu

Trang 7

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

LĐTX Lao động thường xuyên

NN & PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thônPTNT Phát triển nông thôn

QSD Quyền sử dụng

UBND Uỷ ban nhân dân

SXKD Sản xuất kinh doanh

Trang 9

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ

1.1 Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu

Trước đòi hỏi của việc phát triển sản xuất nông sản hàng hoá, cácnông hộ, nông trại lại tự nguyện liên kết với nhau để hình thành và xâydựng những hình thức hợp tác thích hợp với nhu cầu thực tế sản xuất của

họ HTXNN ra đời là sự tất yếu nhằm tạo nên sức mạnh của tập thể, giúpcác hộ nông dân thực hiện những công việc mà từng hộ gia đình không cókhả năng thực hiện, hoặc thực hiện kém hiệu quả

Phát triển kinh tế tập thể là chủ trương lớn, xuyên suốt trong quátrình phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước ta Chỉ tính trong mườinăm (2002 – 2012), Đảng và Chính phủ đã có nhiều chủ trương chínhsách về phát triển kinh tế tập thể, nhất là Hợp tác xã Dấu mốc quan trọngnhất là Nghị quyết số 13/NQ-TW, Hội nghị lần thứ 5, Ban Chấp hànhTrung ương Đảng khóa IX về “tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng caohiệu quả kinh tế tập thể”, Luật Hợp tác xã 2003; Nghị định số88/2005/NĐ-CP về “một số chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triểnhợp tác xã”, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật HTX và mới đây nhất

là Luật Hợp tác xã 2012

Nghệ An là tỉnh có nhiều nỗ lực trong việc đổi mới và phát triểncác hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp Đến cuối năm 2012, toàntỉnh có 453 HTXNN được chuyển đổi và thành lập mới, với nhiều qui môkhác nhau Tuy tăng trưởng của HTXNN so với các thành phần kinh tếkhác còn hạn chế nhưng có ý nghĩa rất lớn trong phát triển kinh tế - xãhội của các địa phương trong tỉnh Các HTX đã trở thành cầu nối chuyểngiao khoa học kĩ thuật vào sản xuất nông nghiệp, góp phần chuyển dịch

cơ cấu kinh tế địa phương, thu hút lao động, tạo việc làm, xóa đói giảmnghèo trong nông nghiệp, nông thôn Hoạt động tín dụng nội bộ của HTXbước đầu đã đáp ứng một phần nhu cầu vốn cho sản xuất của người dân,

Trang 10

nhất là các hộ nghèo có điều kiện đầu tư cho sản xuất HTX đã hỗ trợ chokinh tế hộ phát triển hiệu quả, đồng thời tạo việc làm thường xuyên chohàng chục nghìn lao động Hoạt động chủ yếu của HTXNN là cung cấpdịch vụ cho sản xuất nông nghiệp, nhằm hỗ trợ cho kinh tế hộ, kinh tếtrang trại phát triển.

Tuy nhiên, trước yêu cầu đẩy mạnh tăng trưởng, phát triển kinh tếtheo chiều sâu và bền vững theo chủ trương của Tỉnh ủy và UBND tỉnhNghệ An, việc phát triển các HTX trên địa bàn tỉnh còn nhiều bất cập cầnđược tháo gỡ Hầu hết các HTX có quy mô nhỏ, thiếu vốn, cơ sở vật chất

- kỹ thuật còn nhiều yếu kém, các HTX còn thiếu cán bộ có năng lựcquản lý và điều hành các hoạt động dịch vụ Tập quán sản xuất, kinhdoanh vẫn còn bị ảnh hưởng nặng nề của cơ chế quan liêu bao cấp nênchưa năng động, tích cực trong tìm kiếm thị trường, sản phẩm dịch vụmới; vẫn còn số ít HTX tồn tại hình thức, hiệu quả hoạt động thấp, thunhập của xã viên trong các HTX chưa tương xứng với tiềm năng tại cácđịa phương

Để đánh giá tình hình chuyển đổi, thành lập mới các HTXNN; hìnhthức tổ chức bộ máy quản lý và các hoạt động chủ yếu trong HTXNN;tìm hiểu rõ nguyên nhân, bài học kinh nghiệm, từ đó đề xuất những giảipháp nhằm tiếp tục phát huy những mặt mạnh và khắc phục những mặthạn chế, phát huy đúng vai trò, vị trí của kinh tế HTXNN trước yêu cầuphát triển kinh tế, xã hội theo định hướng XHCN, góp phần hoàn thànhChương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh

Nghệ An, tôi chọn đề tài “Nghiên cứu thực trạng phát triển HTXNN trên địa bàn tỉnh Nghệ An”.

1.2 Mục tiêu của đề tài

1.2.1 Mục tiêu chung

Nghiêu cứu thực trạng phát triển HTXNN ở tỉnh Nghệ An nhằmhiểu rõ và đánh giá những mặt mạnh, tồn tại, hạn chế, nguyên nhân, từ đó

Trang 11

đề xuất những giải pháp để tiếp tục đổi mới hoạt động, phát triểnHTXNN trên địa bàn tỉnh Nghệ An trong thời gian tới.

1.2.2 Mục tiêu cụ thể

- Hệ thống hóa cơ sở lí luận và thực tiễn về phát triển HTXNN

- Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển HTXNN trên địa bàn tỉnh NghệAn

- Đề xuất một số giải pháp để các HTXNN trên địa bàn tỉnh Nghệ An.1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

1.3.1 Đối tượng nghiên cứu: các HTXNN trên địa bàn tỉnh Nghệ An 1.3.2 Phạm vi nghiên cứu

1.3.2.1 Phạm vi không gian: trên địa bàn tỉnh Nghệ An

Các lí luận chung về HTX và HTXNN; tập trung phân tích, đánh

giá về tình hình chuyển đổi và thành lập mới các HTXNN, tổ chức bộmáy quản lý và các hoạt động của HTXNN trên địa bàn tỉnh Nghệ An

Trang 12

PHẦN II: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP

Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) định nghĩa “HTX là sự liên kếtcủa những người đang gặp phải những khó khăn kinh tế giống nhau, tựnguyện liên kết nhau lại trên cơ sở bình đẳng quyền lợi, nghĩa vụ sử dụngtài sản mà đã chuyển giao vào HTX, phù hợp với nhu cầu chung và giảiquyết những khó khăn đó chủ yếu bằng sự tự chủ, tự chịu trách nhiệm vàbằng cách sử dụng các chức năng kinh doanh trong tổ chức hợp tác phục

vụ cho lợi ích vật chất và tinh thần chung”

Theo Luật HTX năm 2012 “Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể,đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân, do ít nhất 07 thành viên tự nguyệnthành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinhdoanh, tạo việc làm nhằm đáp ứng nhu cầu chung của thành viên, trên cơ

sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lý hợptác xã”

Như vậy, HTXNN là tổ chức kinh tế hợp tác của những ngườinông dân (cá nhân, hộ gia đình) có cùng nhu cầu, nguyện vọng, tựnguyện góp sức, góp vốn lập ra theo quy định của pháp luật, phối hợpgiúp đỡ nhau phát huy sức mạnh tập thể, nhằm thực hiện có hiệu quả cáchoạt động dịch vụ hỗ trợ và sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực nông

Trang 13

nghiệp, để đáp ứng tốt hơn nhu cầu về đời sống, vật chất và tinh thần củamỗi thành viên.

2.1.1.2 Khái niệm về phát triển HTXNN

Phát triển HTXNN là sự mở rộng về quy mô cũng như đổi mới,nâng cao và hoàn thiện hơn hình thức tổ chức quản lý, trình độ cán bộquản lý…trong mỗi HTXNN để phục vụ tốt hơn cho nhu cầu ngày càngcao của nông dân trong nền kinh tế thị trường

2.1.2 Các hình thức của HTXNN

- HTX dịch vụ nông nghiệp: là tổ chức kinh tế trong nông nghiệp tách ralàm dịch vụ cho nông nghiệp, mục đích phục vụ cho các khâu sản xuấtnông nghiệp cho các hộ nông dân, bao gồm: dịch vụ các yếu tố đầu vàocho sản xuất nông nghiệp (các HTX cung ứng vật tư, giống vật nuôi, câytrồng…); dịch vụ các khâu cho sản xuất nông nghiệp ( HTX thuỷ lợi, bảo

vệ thực vật…); dịch vụ các yếu tố đầu ra cho sản xuất nông nghiệp ( HTXchế biến, tiêu thụ sản phẩm…)

- HTX sản xuất kết hợp dịch vụ: đối với loại hình HTX này, ngoài việclàm các dịch vụ hỗ trợ kinh tế hộ xã viên, còn tổ chức sản xuất, kinhdoanh và phát triển các ngành nghề khác phục vụ sản xuất, kinh doanh vàđời sống của hộ xã viên và cộng đồng, như tín dụng nội bộ, dịch vụ điện

- HTX sản xuất nông nghiệp: giống như các HTX sản xuất nông nghiệp ởnước ta trước đổi mới nhưng mục đích nhằm tạo ra quy mô sản xuất thíchhợp chống lại sự chèn ép của tư thương, tạo ra những ưu thế mới ở nhữngngành khó tách riêng, khai thác những nguồn lực cần đầu tư lớn…

2.1.3 Đặc điểm của HTXNN

- HTXNN là một tổ chức kinh tế hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp,được thành lập để tiến hành các hoạt động sản xuất, kinh doanh và dịch

vụ nông nghiệp, có đặc trưng gắn với hộ nông dân

- HTXNN trước hết là để đáp ứng các nhu cầu và nguyện vọng của nôngdân về sản xuất, kinh doanh và dịch vụ nông nghiệp; nông dân gia nhập

Trang 14

HTX vì họ cần HTX trợ giúp những việc mà họ không thể tự làm hoặclàm một mình không có hiệu quả, khắc phục được những nhược điểm vàhạn chế khi sản xuất kinh doanh đơn lẻ.

- Mục tiêu của HTX là phục vụ nhu cầu, lợi ích chung của xã viên, khôngphải vì lợi nhuận Như vậy, HTX là một tổ chức kinh tế mang tính hợptác có tính xã hội sâu sắc, hỗ trợ các hộ nông dân tăng cạnh tranh trongkinh tế thị trường

- HTX là một tổ chức dân chủ, xã hội cao của nông dân, trong đó cácthành viên được bình đẳng, phát huy vai trò của cộng đồng dân cư nôngnghiệp trong quản lí xã hội, kinh doanh

- Khi tham gia HTX, xã viên HTX bắt buộc phải góp vốn theo quy địnhcủa Điều lệ, còn việc góp sức là tuỳ thuộc vào từng loại hình HTX, vàoyêu cầu của HTX và nguyện vọng của xã viên, không bắt buộc xã viênphải góp sức Sau khi làm xong nghĩa vụ nộp thuế, lãi của HTX đượcphân phối như sau: thanh toán các khoản bù lỗ, trích lập các quỹ HTX,chia lãi theo vốn góp và công sức đóng góp của xã viên có tính đến mức

độ sử dụng dịch vụ của xã viên

- HTX tôn trọng quyền độc lập tự chủ kinh tế của xã viên Việc thành lậpHTX dựa trên cơ sở hoàn toàn tự nguyện; xuất phát từ nhu cầu, lợi íchchung, các thành viên liên kết lại với nhau để phát huy sức mạnh tập thểcủa từng thành viên, cùng giúp đỡ lẫn nhau thực hiện có hiệu quả cáchoạt động sản xuất, kinh doanh và nâng cao đời sống vật chất, tinh thầncủa từng thành viên

- HTX có tư cách pháp nhân và chỉ chịu trách nhiệm trả nợ trong giới hạnvốn điều lệ, vốn tích lũy và các nguồn vốn khác của HTX tại thời điểmtuyên bố phá sản, xã viên cũng chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợtrong phạm vi vốn góp của mình

2.1.4 Vai trò và tính tất yếu khách quan phát triển HTXNN

2.1.4.1 Tính tất yếu khách quan phát triển HTXNN

Trang 15

Hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp là một nhu cầu khách quan Đó

là con đường phát triển tất yếu của kinh tế hộ nông dân Bởi lẽ, do đặcđiểm của sản xuất nông nghiệp, cây trồng, vật nuôi đều là những cơ thểsống, chịu ảnh hưởng trực tiếp của ngoại cảnh như thời tiết, khí hậu vàcác sinh vật khác Cùng với các điều kiện thuận lợi, sản xuất nông nghiệpgặp không ít khó khăn, trở ngại do tác động của thời tiết, khí hậu và cácyếu tố sâu bệnh, thú dữ phá hoại…

Từ thời xa xưa, các hộ nông dân đã có nhu cầu hợp tác với nhau để

hỗ trợ, giúp nhau vượt qua khó khăn, nâng cao hiệu quả sản xuất Khi nềnsản xuất còn mang nặng tính tự cung tự cấp thì quá trình hợp tác mangtính chất hợp tác lao động theo mùa vụ, đổi công, cùng làm giúp nhau nhằm đáp ứng yêu cầu thời vụ, hoặc tăng thêm sức mạnh để giải quyếtnhững công việc mà từng hộ gia đình không có khả năng thực hiện, hoặclàm riêng rẽ không có hiệu quả như phòng chống thiên tai, thú dữ, sâubệnh, đào kênh dẫn nước, v.v Quá trình hợp tác này còn mang đặc điểmtình cảm, tâm lý truyền thống cộng đồng đùm bọc giúp đỡ lẫn nhau vượtqua khó khăn trong sản xuất và đời sống

Khi nền nông nghiệp hàng hoá phát triển, nhu cầu dịch vụ cho quátrình tát sản xuất ngày càng tăng cả về qui mô và chất lượng dịch vụ, nhưdịch vụ về giống, phòng trừ sâu bệnh, chế biến và tiêu thụ nông sản, thuỷ

lợi Trong điều kiện này, từng hộ nông dân tự đảm nhiệm tất cả các khâucho quá trình sản xuất sẽ gặp khó khăn, hoặc không đủ khả năng đáp ứng,hoặc hiệu quả kinh tế thấp kém hơn so với hợp tác Từ đó nảy sinh nhucầu hợp tác ở trình độ cao hơn, đó là hợp tác thường xuyên, ổn định, cótính đến giá trị ngày công – giá trị dịch vụ, dẫn đến hình thành HTX Nhưvậy, sự ra đời của HTX trong nông nghiệp là nhu cầu khách quan, gắnvới quá trình phát triển nền nông nghiệp hàng hoá

Sản xuất hàng hoá ngày càng phát triển cùng với quá trình phâncông chuyên môn hoá nảy sinh các chuyên ngành như sản xuất lương

Trang 16

thực, hoa, rau, quả, cây công nghiệp như chè, cà phê Đồng thời, cũngxuất hiện nhiều loại dịch vụ chuyên ngành phục vụ cho nông nghiệp như:cung ứng vật tư, vận chuyển, chế biến tiêu thụ nông sản Như vậy, tronglĩnh vực sản xuất nông nghiệp, không phân biệt chế độ chính trị, xã hội,xuất phát từ mục tiêu kinh tế nông dân đều có nhu cầu hợp tác từ hìnhthức giản đơn đến phức tạp, từ đơn ngành đến đa ngành Lực lượng sảnxuất càng phát triển thì nhu cầu hợp tác càng tăng, mối quan hệ hợp tácngày càng sâu rộng, do đó tất yếu hình thành và ngày càng phát triển cáchình thức kinh tế hợp tác ở trình độ cao hơn Trong nền kinh tế tư bảnchủ nghĩa, sự hình thành và phát triển HTX của các hộ, trang trại gia đìnhnông dân còn xuất phát từ nhu cầu kết hợp để làm tăng sức mạnh giúp đỡlẫn nhau chống lại sự chèn ép, lũng đoạn của tư bản độc quyền lớn nhằmbảo đảm sự tồn tại và phát triển của kinh tế hộ và trang trại gia đình nôngdân Đây là tầng lớp người có khó khăn hơn và chịu nhiều thiệt thòi, rủi

ro hơn trong xã hội tư bản Từ góc độ này mà kinh tế hợp tác của nôngdân còn được coi là loại hình kinh tế mang bản chất xã hội – nhân đạo

Nó là hình thức kinh tế cần thiết cho những người nghèo có tiềm lực kinh

tế yếu hơn trong xã hội chống lại xu hướng chèn ép, “cá lớn nuốt cá bé”trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh tàn khốc

Hợp tác tạo nên sức mạnh của tập thể, giúp các hộ nông dân thựchiện những công việc mà từng hộ gia đình không có khả năng thực hiện,hoặc thực hiện kém hiệu quả hơn hợp tác, như phòng chống thiên tai, xâydựng công trình thuỷ nông, phòng trừ sâu bệnh v.v Ngoài mục tiêu kinh

tế, hợp tác còn thực hiện các mục tiêu xã hội quan trọng Theo Hồ ChíMinh, hợp tác góp phần xây dựng tình đoàn kết xóm làng, tinh thần tươngthân tương ái nhằm xây dựng cộng đồng xã hội tốt đẹp ở nông thôn Nhờvậy mà tạo nên sức mạnh có thể vượt qua khó khăn, trở ngại trong sảnxuất đời sống, chiến đấu bảo vệ Tổ quốc Đối với nước ta, mục đích việc

tổ chức HTX còn là, Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: “để cải thiện đời sống

Trang 17

nông dân, làm cho nông dân được no ấm, mạnh khoẻ, được học tập, làmcho dân giàu, nước mạnh” Vì vậy, HTX là con đường đưa nông dân đilên chủ nghĩa xã hội Đó là mục đích riêng và mục đích chung của việcxây dựng HTX.

2.1.4.2 Vai trò của HTXNN

Hiện nay, HTXNN vẫn luôn giữ vai trò quan trọng trong phát triểnnông nghiệp, nông thôn và nông dân, góp phần cùng chính quyền xâydựng nông thôn mới, là cầu nối quan trọng giúp Nhà nước triển khai cácchính sách tới nông dân và phản ánh tâm tư, nguyện vọng của nhân dânđến với Nhà nước Kể từ khi thực hiện công cuộc đổi mới, HTX dầnchuyển từ sản xuất tập trung sang mô hình cung cấp dịch vụ đầu vào, đầu

ra cho bà con xã viên và có những vai trò to lớn đối với nông nghiệp,nông thôn và nông dân

HTXNN góp phần thúc đẩy kinh tế hộ phát triển, giúp tăng sứccạnh tranh, khai thác các nguồn tiềm năng về vốn, lao động, kỹ thuật đểphát triển, góp phần thúc đẩy quá trình xã hội hoá sản xuất, thực hiện tốtvai trò là cầu nối giữa các hộ sản xuất, xã viên với nhà nước và các tổchức kinh tế nhà nước

Thông qua HTXNN mà các thành viên có thể tương trợ, giúp đỡđược cho nhau có điều kiện được cung cấp dịch vụ đầu vào, đầu ra vớigiá rẻ hơn giá thị trường Ngoài ra, thành viên HTX còn được tư vấn,cung cấp thông tin khoa học - kỹ thuật và thị trường , trao đổi kinhnghiệm thông qua HTXNN vì đó cũng thường là nơi tập hợp kiến thức,hiểu biết, kinh nghiệm sản xuất kinh doanh từ Ban quản lý HTX hoặc từcác thành viên khác của HTX Trước đây, khi chưa tham gia vào HTX,nếu từ hoạt động kinh tế của bản thân, thành viên HTX không thể tạo ralợi nhuận hoặc chỉ tạo ra ít lợi nhuận thì nay, trong sự hợp tác, họ được

hỗ trợ và có điều kiện tạo ra nhiều lợi nhuận hơn

Trang 18

HTXNN phát triển sẽ tạo ra nhiều chỗ làm việc, góp phần giảiquyết công ăn, việc làm, tăng thu nhập và bảo đảm đời sống ổn định cho

xã viên và người lao động, giải quyết nhiều vấn đề kinh tế - xã hội ở địaphương, là tiền đề quan trọng để thực hiện dân chủ hoá và nâng cao vănminh ở nông thôn; các hợp tác xã phát huy tinh thần tương thân, tương ái,đoàn kết hỗ trợ giúp đỡ lẫn nhau để vượt nghèo, góp phần làm giảm bớtnhững mặt tiêu cực của kinh tế thị trường và ổn định xã hội ở nông thôn

HTXNN góp phần quan trọng vào việc nâng cấp và phát triển kếtcấu hạ tầng nông thôn: hệ thống điện, thuỷ lợi, giao thông nông thôn, cáccông trình phúc lợi xã hội, như nhà mẫu giáo, nhà trẻ, nhà văn hoá,trường học để phục vụ cho xã viên và cộng đồng dân cư

2.1.5 Những đặc trưng cơ bản của HTX kiểu mới

Thành viên tham gia HTX: khác với HTX kiểu cũ, thành viên HTX

chỉ gồm các thể nhân, HTX kiểu mới là một tổ chức kinh tế do các thànhviên bao gồm cả thể nhân và pháp nhân (người lao động, cán bộ, côngchức, các hộ sản xuất, kinh doanh, trang trại, doanh nghiệp nhỏ và vừathuộc các thành phần kinh tế, Luật HTX năm 2012 còn quy định thêm đốitượng người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam…), cả người có ítvốn và người có nhiều vốn có nhu cầu tự nguyện cùng nhau góp vốn hoặc

có thể góp sức lập ra và tự chịu trách nhiệm về các hoạt động của mìnhtheo qui định của pháp luật về HTX HTX không ngăn cản tính tự chủ sảnxuất, kinh doanh của các thành viên, mà chỉ làm những gì mỗi thành viênriêng lẻ không làm được hoặc làm không có hiệu quả để hỗ trợ cho cácthành viên phát triển Thành viên tham gia HTX vẫn là những “đơn vịkinh tế tự chủ”

Quan hệ sở hữu: trong mô hình HTX kiểu cũ, sở hữu cá nhân

không được thừa nhận, sở hữu của các hộ gia đình bị xoá bỏ, chỉ thừanhận chế độ sở hữu tập thể về tư liệu sản xuất; người lao động vào HTXphải góp ruộng đất, trâu bò, công cụ sản xuất chủ yếu Trong HTX kiểu

Trang 19

mới, sở hữu tập thể và sở hữu cá nhân của thành viên được phân định rõ.

Sở hữu tập thể (sở hữu của HTX) bao gồm các nguồn vốn tích luỹ tái đầu

tư, các tài sản do tập thể mua sắm để dùng cho hoạt động của HTX, tàisản trước đây được giao lại cho tập thể sử dụng làm tài sản không chia vàcác quỹ không chia Thành viên khi tham gia HTX không phải góp tư liệusản xuất mà điều kiện tiên quyết là phải góp vốn theo quy định của Điều

lệ HTX, có thể góp sức khi HTX có nhu cầu; suất vốn góp không hạnchế, song được khống chế một tỷ lệ nhất định so với tổng số vốn góp củathành viên nhằm bảo đảm tính chất của HTX (theo Luật HTX năm 2003thì không quá 30% - Luật năm 2012 quy định không quá 20%) Vốn gópcủa thành viên được chia lãi hàng năm và được rút khi thành viên ra khỏiHTX Thành viên có thể góp vốn bằng hiện vật, được qui định theo giáthị trường tại thời điểm góp và giá trị hiện vật được ghi thành vốn gópcủa thành viên, còn bản thân hiện vật thuộc sở hữu tập thể HTX Sở hữuthuộc cá nhân thành viên được tôn trọng; thành viên có toàn quyền sửdụng vốn, các phương tiện sản xuất thuộc sở hữu riêng để sản xuất, kinhdoanh Những thành viên của HTX vẫn là những chủ thể độc lập, có kinh

tế riêng Vị trí và vai trò, cũng như quyền tự chủ của kinh tế thành viênkhông bị mất đi mà ngược lại được hỗ trợ thêm từ phía HTX để pháttriển

Quan hệ quản lý trong HTX: trong các HTX kiểu cũ, quan hệ giữa

xã viên với HTX là quan hệ phụ thuộc Xã viên bị tách khỏi tư liệu sảnxuất trở thành người lao động làm công theo sự điều hành tập trung củaHTX, tính chất hợp tác đích thực trong HTX không còn Trong các HTXkiểu mới, quan hệ giữa HTX và thành viên là quan hệ bình đẳng, thỏathuận, tự nguyện, cùng có lợi và cùng chịu rủi ro trong sản xuất, kinhdoanh Đặc trưng chung của HTX kiểu mới là hoạt động sản xuất, kinhdoanh của HTX không bao trùm toàn bộ hoạt động sản xuất, kinh doanhcủa thành viên như HTX kiểu cũ, mà chỉ diễn ra ở từng khâu công việc,

Trang 20

từng công đoạn, nhằm hỗ trợ phát huy thế mạnh của từng thành viên và

do đó cũng tạo điều kiện phát huy quyền làm chủ của thành viên Thànhviên tham gia quyết định những công việc quan trọng của HTX nhưphương án sản xuất, kinh doanh, phương án phân phối thu nhập trongHTX… Nguyên tắc bầu cử và biểu quyết được thực hiện bình đẳng, mỗithành viên một phiếu bầu, không phân biệt vốn góp ít hay nhiều Bộ máyquản lý HTX tổ chức gọn, nhẹ, hiệu quả Chức năng, nhiệm vụ của Banquản trị, Ban kiểm soát được xác định rõ ràng, cụ thể Chủ nhiệm HTXđược giao quyền chủ động điều hành công việc và tự chịu trách nhiệm vềnhững quyết định cuả mình

Quan hệ phân phối: trong các HTX kiểu cũ, chế độ phân phối

mang nặng tính bình quân, bao cấp, không khuyến khích người lao độnghăng hái, tích cực làm việc, xã viên thiếu gắn bó với HTX, giành côngsức làm kinh tế gia đình Trong các HTX kiểu mới, hình thức phân phốiđược thực hiện trên nguyên tắc công bằng, cùng có lợi, vừa theo laođộng, vừa theo vốn góp và theo mức độ tham gia dịch vụ Người lao động

là xã viên, ngoài tiền công được nhận theo số lượng và chất lượng laođộng, còn được nhận lãi chia theo vốn góp và mức độ tham gia dịch vụ;lợi nhuận và vốn góp càng lớn, mức độ tham gia dịch vụ càng nhiều, thìthu nhập càng cao Đây là động lực khuyến khích người lao động hăngsay làm việc, gắn bó với HTX Trong quá trình phân phối, các HTX còntạo ra được các quỹ không chia, một mặt để mở rộng sản xuất, mặt kháctạo nên phúc lợi công cộng cho mọi thành viên trong HTX, kết hợp chặtchẽ giữa lợi ích cá nhân và lợi ích tập thể, giữa lợi ích trước mắt và lợiích lâu dài

Cơ chế quản lý đối với HTX: các HTX kiểu mới đã được giải

phóng khỏi sự ràng buộc cứng nhắc của cơ chế kế hoạch hoá tập trung,

bao cấp Nếu như trước đây, mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh, cũng

như hạch toán lỗ lãi, phân phối, giá cả… của HTX đều theo sự chỉ huy

Trang 21

cuả cơ quan quản lý cấp trên và theo kế hoạch của Nhà nước thì nay HTX

đã thực sự là một đơn vị kinh doanh độc lập trong cơ chế thị trường, bìnhđẳng trước pháp luật với các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tếkhác, tự quyết định và tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động sản xuất,kinh doanh, dịch vụ, liên doanh, liên kết với các đơn vị thuộc mọi thànhphần kinh tế khác, cũng như phân chia lỗ lãi, bảo đảm hoàn thành nghĩa

vụ đối với Nhà nước và trách nhiệm đối với thành viên Nhà nước tôntrọng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong hoạt động sản xuất, kinhdoanh, dịch vụ của HTX, không còn can thiệp trực tiếp vào các hoạt độngcủa HTX Vai trò của Nhà nước trong việc quản lý đối với HTX đượcchuyển qua việc ban hành pháp luật và các chính sách khuyến khích pháttriển HTX Vai trò xã hội của HTX đã được giảm dần Các nghĩa vụ đónggóp vật chất quá nặng trước kia của HTX đối với chính quyền và cộngđồng, nhất là ở các HTX nông thôn đã từng bước được xoá bỏ, HTX tậptrung vào phục vụ và thực hiện các nghĩa vụ đối với các thành viên củachính mình là chủ yếu

Qui mô và phạm vi hoạt động của HTX không còn bị giới hạn như

trước Mỗi HTX có thể hoạt động ở nhiều lĩnh vực, ngành nghề khácnhau, không giới hạn địa giới hành chính Các HTX có thể liên kết thànhLiên hiệp HTX Mỗi thành viên có thể tham gia nhiều HTX (HTX khôngcùng ngành nghề) nếu Điều lệ HTX không hạn chế Không giới hạn sốlượng thành viên tham gia HTX

Hiệu quả hoạt động HTX: HTX là một tổ chức kinh tế tập thể gồm

nhiều chủ sở hữu, hoạt động lấy lợi ích kinh tế làm chính, bao gồm cả lợiích thành viên và lợi ích tập thể, nhưng HTX còn có vai trò quan trọngtrong việc xoá đói, giảm nghèo, xây dựng xã hội công bằng, dân chủ, vănminh, giáo dục ý thức phát triển cộng đồng… Do đó, mọi hoạt động củakinh tế tập thể phải được đánh giá bằng hiệu quả tổng hợp, cả về kinh tế –chính trị – xã hội; cả hiệu quả của tập thể và của các thành viên

Trang 22

Mô hình HTX: khác với các HTX kiểu cũ được áp dụng nhất loạt

trên cả nước theo mô hình sản xuất tập trung và chủ yếu được phát triểntrong lĩnh vực sản xuất, hầu như không có loại hình HTX làm dịch vụ chothành viên, mô hình HTX kiểu mới linh hoạt, đa dạng về hình thức, phùhợp với đặc điểm của từng vùng, từng ngành; với nhiều trình độ pháttriển, từ thấp đến cao, từ làm dịch vụ đầu vào, đầu ra phục vụ cho hoạtđộng sản xuất, kinh doanh của các thành viên, đến mở mang ngành nghề,vươn lên kinh doanh tổng hợp và hình thành các doanh nghiệp của mình(Luật doanh nghiệp cho phép HTX được thành lập công ty TNHH mộtthành viên); từ HTX phát triển thành các Liên hiệp HTX

Với những đặc trưng trên, HTX kiểu mới hoàn toàn khác với môhình HTX kiểu cũ được xây dựng trong thời kỳ cơ chế kế hoạch hoá tậptrung, bao cấp trước đây, có các đặc trưng là tập thể hoá toàn bộ tư liệusản xuất, không thừa nhận vai trò của kinh tế hộ, phủ nhận vai trò kinh tếhàng hoá, tổ chức và hoạt động theo địa giới hành chính, tổ chức sản xuấttập thể, tập trung, phân phối theo ngày công lao động, thực hiện quánhiều trách nhiệm xã hội; mô hình HTX được áp dụng nhất loạt trong cảnước, ít chú ý đến đặc điểm của từng nơi…

2.1.6 Nội dung nghiên cứu phát triển HTXNN

2.1.6.1 Tình hình chuyển đổi và thành lập mới các HTXNN

Thực hiện đường lối đổi mới HTXNN của Đảng và thi hành LuậtHợp tác xã 2012, tất cả các địa phương đều đã tập trung chỉ đạo chuyểnđổi HTXNN kiểu cũ sang HTXNN kiểu mới cho phù hợp với quy luậtkinh tế thị trường và đặc điểm của sản xuất nông nghiệp dựa trên quyền

tự chủ sản xuất kinh doanh của hộ nông dân Xuất phát từ đặc điểm kinh

tế - xã hội của từng địa phương, sự vận dụng sáng tạo đường lối đổi mớiHTXNN của cấp ủy đảng, chính quyền các cấp, các địa phương đã tiếnhành chuyển đổi HTXNN kiểu cũ sang HTXNN kiểu mới hoặc thành lậpmới HTXNN

Trang 23

Chuyển đổi HTXNN kiểu cũ thành HTXNN kiểu mới về cơ bản đãgiữ nguyên HTXNN cũ, nhưng đổi mới phương thức tổ chức, quản lý hợptác xã theo Luật Hợp tác xã bao gồm các nội dung: kiểm kê, xử lý tài sản,công nợ của HTX cũ, đăng ký lại danh sách xã viên, xây dựng Điều lệHợp tác xã, tổ chức lại hệ thống dịch vụ và bộ máy quản lý của HTXNN.Cách làm này khá phổ biến ở các tỉnh phía Bắc và Bắc Trung Bộ Cáchchuyển đổi này có nhiều hạn chế, vẫn mang nặng tính hình thức; tổ chức,

cơ chế quản lý, cơ chế lợi ích chưa có sự đổi mới căn bản, chưa tạo đượcđộng lực phát triển mới và gắn bó lợi ích của các hộ xã viên Cụ thể số hộnông dân tham gia HTX đông vì chủ yếu vẫn theo cách "đánh trống ghitên", nên họ không góp vốn hoặc góp chiếu lệ, nơi thấp chỉ 30 - 50 ngànđồng, bản thân xã viên không có động lực kinh tế, HTXNN thì không cónhiều vốn để hoạt động kinh doanh

Thành lập HTXNN kiểu mới bao gồm thành lập HTXNN mới hoàntoàn và thành lập HTXNN mới trên cơ sở giải thể HTXNN kiểu cũ Đây

là cách làm chủ yếu ở các tỉnh phía Nam bao gồm vùng Đông Nam Bộ vàđồng bằng sông Cửu Long Cách làm này có ưu điểm chính là xuất phát

từ nhu cầu phát triển kinh tế hộ, bảo đảm tính tự chủ cao, nên nông dân tựnguyện góp vốn lớn để đáp ứng nhu cầu vốn hoạt động kinh doanh củaHTX Phương thức hoạt động cũng gắn được quyền lợi và trách nhiệmcủa từng hộ xã viên đối với HTXNN Những người sáng lập thường cótrình độ chuyên môn kỹ thuật và trình độ kinh doanh và trở thành cán bộquản lý HTX năng động, sáng tạo, thích ứng được với cơ chế thị trường,phát triển vững chắc và có hiệu quả

Ở các tỉnh phía Bắc, cũng xuất hiện một số HTXNN thành lập mớitheo đúng nguyên tắc của Luật Hợp tác xã thì kinh doanh phát triển và cóhiệu quả Hạn chế cơ bản của cách làm này, trước hết, có lẽ ở số lượngHTX và số hộ nông dân tham gia, số hộ nghèo tham gia HTXNN còn quá

ít Chẳng hạn, tại xã Xuân Tây, Xuân Lộc, Đồng Nai có trên 3.000 hộ

Trang 24

nông dân, nhưng chỉ có 1 HTXNN với 21 xã viên Điều này không phùhợp với bản chất và mục đích của HTXNN là nơi để người nghèo, người

ít có những lợi thế có điều kiện để giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau cùng góp sức,góp của thúc đẩy sản xuất hàng hóa, đẩy mạnh phát triển sản xuất kinhdoanh, thoát khỏi đói nghèo và từng bước vươn lên khá và giàu

2.1.6.2 Sự thay đổi về nguồn lực của các HTX

Vốn, cơ sở vật chất là điều kiện cần thiết để các HTXNN phát triểncác hoạt động sản xuất kinh doanh Có vốn thì các HTX mới có thể pháttriển các hoạt động sản xuất, kinh doanh dịch vụ cho xã viên; thực hiệnđược các dự án đầu tư mới cũng như đầu tư chiều sâu để hiện đại hóa cáchoạt động kinh doanh của mình

HTXNN là tổ chức kinh tế do những người nông dân tự nguyệnthành lập nhằm mục đích trợ giúp các hoạt động nông nghiệp của họthông qua việc cung cấp các dịch vụ giá rẻ do lợi thế về quy mô và phâncông chuyên môn hóa lao động, dựa trên nền tảng kinh tế của hộ nôngdân, mà đa số họ là những người yếu thế về trình độ học vấn, trình độ kỹthuật - công nghệ và khả năng hạn hẹp về vốn, theo nguyên tắc tựnguyện, dân chủ, cùng có lợi và cần có sự hỗ trợ của Nhà nước HTXNNđược thành lập nhằm mục tiêu tối đa hoá lợi ích cho các xã viên chứkhông nhằm mục tiêu lợi nhuận Có thể nói xã viên vừa là chủ sở hữu vừa

là khách hàng của HTXNN

Trong HTXNN, các cán bộ quản lý đòi hỏi phải có trình độ chuyênmôn nhất định vì đội ngũ cán bộ này điều hành các hoạt động của HTX.Đây là nhân tố hết sức quan trọng, bởi vì ngay cả khi trình độ phát triểnkinh tế nông nghiệp, nông thôn đã chín muồi và các hộ nông dân nhậnthức được và tự nguyện đứng ra thành lập HTX, nhưng thiếu đội ngũ cán

bộ - đặc biệt là chủ nhiệm HTX giỏi và năng động trong quản lý và điềuhành, thì ngay cả khi HTX ra đời cũng khó có thể tồn tại và phát triểnđược Khi trình độ kinh tế phát triển thấp, đời sống thấp, thì mức tiền

Trang 25

lương, tiền công trung bình, đặc biệt trong nông nghiệp nông thôn sẽthấp, không đủ sức hấp dẫn người có trình độ ở lại tham gia quản lýHTX, trong khi yêu cầu về trình độ quản lý lại vừa đòi hỏi trình độchuyên môn và kinh nghiệm trong các hoạt động dịch vụ nông nghiệp,vừa đòi hỏi trình độ kinh doanh trong điều kiện kinh tế thị trường.

2.1.6.3 Kết quả hoạt động của các HTX

HTX nào xây dựng được phương hướng, kế hoạch sản xuất kinhdoanh, dịch vụ dài hạn cho mình, thì có thể chủ động trong các hoạt độngkinh tế của HTX , tăng nhanh thu nhập cho xã viên cũng như tích lũy choHTX Kết quả hoạt động của các HTX thể hiện ở tình hình các hoạt độngdịch vụ, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và tài chính của HTXNN

Mục tiêu của việc các xã viên hợp tác với nhau để thành lập HTX

là nhằm cung cấp sản phẩm, dịch vụ đầu vào hoặc tiêu thụ sản phẩm, dịch

vụ đầu ra cho xã viên, chứ không phải là nhằm chủ yếu cung cấp sảnphẩm, dịch vụ cho thị trường đại chúng nên việc xã viên càng sử dụngnhiều sản phẩm, dịch vụ của HTX hoặc xã viên bán càng nhiều sản phẩm,dịch vụ của mình cho HTX để từ đó HTX thay mặt xã viên bán sản phẩmvới số lượng lớn với giá cạnh tranh hơn so với từng xã viên bán sẽ bảođảm cho sự tồn tại và phát triển của HTX và sẽ mang lại nhiều lợi nhuậncho HTX hơn Do vậy, ở các nước trên thế giới, việc phân chia lợi nhuậncho xã viên HTXNN chủ yếu theo mức độ sử dụng dịch vụ của HTX.Thực tế ở Việt Nam, việc phân chia lợi nhuận cho xã viên được ưu tiênchia theo vốn góp của xã viên Do vậy, nếu muốn khuyến khích xã viên

sử dụng dịch vụ của HTX và bảo đảm HTX phát triển bền vững, HTXcần trích chủ yếu lợi nhuận chia cho xã viên theo mức độ sử dụng dịch vụcủa HTX, phần còn lại mới chia theo vốn góp của xã viên

Để xây dựng được mô hình HTX dịch vụ nông nghiệp tổng hợp,Ban quản trị các HTX cần phải hoạch định được kế hoạch xây dựng vàphát triển HTX ngắn và dài hạn, đi từ thấp đến phát triển cao; từ dịch vụ

Trang 26

đầu vào như: làm đất, thuỷ lợi, cung ứng vật tư, phân bón, thuốc bảo vệthực vật cho xã viên… Sau đó, bao tiêu sản phẩm đầu ra, các mặt hàngnông sản, thủ công mỹ nghệ cho xã viên và bà con nông dân, tiến tới xâydựng các cơ sở chế biến, bảo quản nông sản, giống cho bà con xã viên.Phấn đấu mở thêm các dịch vụ về thương mại, tín dụng nội bộ, quản lý

chuyển sang nền kinh tế thị trường, HTXNN chỉ nên tập trung vào làmnhững dịch vụ nếu từng hộ gia đình làm riêng lẻ thì rất khó thực hiệnhoặc thực hiện không hiệu quả

2.1.6.4 Tình hình thực hiện các chính sách hỗ trợ HTX

Nhận thức rõ vai trò kinh tế và xã hội quan trọng của HTX đối vớinông nghiệp nông thôn, Đảng và Nhà nước ta luôn chủ trương khuyếnkhích và tạo điều kiện cho HTX phát triển, đặc biệt là HTXNN Chủtrương đó được cụ thể hoá trong Điều 6 Luật HTX 2012 quy định cácchính sách hỗ trợ, ưu đãi HTX sau: đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực;xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường; ứng dụng KHKT và công nghệmới; tiếp cận vốn và quỹ hỗ trợ phát triển HTX; thành lập mới HTX; tạođiều kiện tham gia các chương trình mục tiêu, chương trình phát triểnkinh tế - xã hội; ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp và lệ phí đăng kíHTX theo quy định của pháp luật Đối với các HTX nông nghiệp, lâmnghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp còn được hưởng thêm chính sách đầu tưphát triển kết cấu hạ tầng; ưu đãi về tín dụng; hỗ trợ chế biến sản phẩm,vốn, giống khi gặp khó khăn do thiên tai, dịch bệnh; giao đất, cho thuêđất phục vụ hoạt động HTX

2.2 Cơ sở thực tiễn

2.2.1 Tình hình phát triển HTXNN tại Việt Nam

2.2.1.1 Giai đoạn trước Đổi mới (1954 - 1986)

Trong nông nghiệp, sau cải cách ruộng đất chế độ bóc lột ruộng đất

bị xoá bỏ, nông dân giành quyền làm chủ, hai triệu hộ nông dân nghèo

Trang 27

chia 8 vạn ha ruộng hăng hái làm ăn theo con đường hợp tác mà Đảng đãvạch ra Khởi đầu là các tổ đổi công Hình thức hợp tác lao động đơn giảndưới dạng tổ đổi công tự nguyện trong giai đoạn này rất hiệu quả, phùhợp với tâm lý, nguyện vọng của đông đảo nông dân nên đã có tác độngtích cực đến sản xuất nông nghiệp và quan hệ sản xuất mới trong nôngthôn Trên cơ sở xác định các tổ đổi công, Đảng ta đã hình thành chủtrương về đẩy mạnh hợp tác hoá trong nông nghiệp Tính đến cuối năm

1957 đã thí điểm xây dựng 42 HTX với 244.000 tổ đổi công ở các tỉnhThanh Hoá, Thái Nguyên và Thanh Hoá

Giai đoạn 1961-1975 là giai đoạn củng cố hoàn thiện đưa HTXNNbậc thấp lên bậc cao, mở rộng quy mô theo mô hình tập thể hoá, xâydựng các HTX cấp huyện ở miền Bắc và thực hiện mô hình HTX tập thểhoá ở miền Nam sau giải phóng với mong muốn thúc đẩy nhanh quá trìnhcải tạo XHCN trên phạm vi cả nước thống nhất cùng đi lên CNXH

Giai đoạn đầu 1961- 1975 phong trào hợp tác hoá bộc lộ nhiềunhược điểm biểu hiện là sự không phù hợp của mô hình HTX bậc cao.Quá trình củng cố và mở rộng quy mô HTX luôn luôn trái ngược với kếtquả trong sản xuất nông nghiệp Nền kinh tế lâm lâm vào khủng hoảngnghiêm trọng, sản xuất nông nghiệp ngày càng sa sút, kinh tế HTX ngàycàng biểu hiện tiêu cực: mất dân chủ, tham ô, lãng phí thu nhập của xãviên HTX đã thấp lại càng giảm Thời kỳ 1966 –1972, tốc độ tăng thunhập bình quân hàng năm là 13,6% thì tốc độ tăng chi phí là 15,1%.Tương tự thời kỳ 1973 – 1975 là 23,75% và 75% Năm 1972, giá trị tàisản HTX thất thoát tới 35,4%, quỹ tích luỹ khấu hao tính tổng 40,7%.Mức lương thực bình quân đầu người giảm từ 17 kg/người/tháng 1965xuống còn 10,4 kg năm 1980 xã viên HTX chán nản, ruộng đất bỏ hoanghoá,số lượng người xin ra HTX ngày càng tăng đời sống nhân dân gặpnhiều khó khăn, bao trùm đời sống nhân dân ở vùng miền núi là tinh thầnđoàn kết đùm bọc, chia sẻ khó khăn, tất cả giành cho tiền tuyến Giai

Trang 28

đoạn này khối lượng lương thực nhập khẩu tăng liên tục qua các năm(năm 1966 nhập khẩu 1388,1 ngàn tấn, năm 1975: 1055 ngàn tấn).

Giai đoạn 1976 – 1980: ở miền Nam, số HTX tổ đổi công tăng lênnhanh chóng, thậm chí dùng cả biện pháp hành chính đưa nông dân vàoHTX Giai đoạn này nền kinh tế đất nước lâm vào tình trạng khủng hoảngnghiêm trọng, trước hết là tình trạng khủng hoảng kinh tế tập thể trongnông nghiệp trên phạm vi cả nước

Cuối thập kỷ 70 và đầu thập kỷ 80 của phong trào hợp tác hoánông nghiệp lâm vào tình trạng bế tắc, những khuyết điểm, yếu kém của

mô hình hợp tác hoá kiểu cũ ngày càng bộc lộ rõ, tác động tiêu cực vềtâm lý và xã hội trong nông thôn, người lao động không gắn bó với ruộngđất; sản xuất nông nghiệp dẫm chân tại chỗ Số lượng lương thực từ năm

1976 đến năm 1981 không vượt quá con số 15 triệu tấn mỗi năm Để tháo

gỡ khó khăn, một số địa phương đã đi tìm mô hình mới về HTXNN theophương thức khoán sản phẩm đến người lao động

Tháng 01 năm 1981, Ban Bí thư đã ban hành chỉ thị 100-CT-TW

về cải tiến công tác khoán và mở rộng khoán sản phẩm đến nhóm laođộng và người lao động trong HTXNN và đã thu được kết quả rất lớntrong sản xuất nông nghiệp Tuy nhiên, mô hình HTX vẫn dựa trên sởhữu tập thể, quản lý tập trung, phân phối thống nhất theo chế độ côngđiểm

2.2.1.2 Giai đoạn từ Đổi mới đến nay (1987 - 2010).

Thời kỳ từ thực hiện “đổi mới” đến khi có Luật Hợp tác xã 1996) là thời kì cải biến thực sự tính chất và phương cách tổ chức quản lýHTXNN ở nước ta: hộ gia đình xã viên được xác định là những đơn vịkinh tế tự chủ; kinh tế hộ được quyền chủ động sản xuất, kinh doanh,HTX chỉ thực hiện những khâu công việc mà kinh tế hộ làm không hiệuquả hoặc không làm được Do không thích ứng với cơ chế mới và docông tác quản lý nhà nước đối với HTX không theo kịp tình hình, nên vào

Trang 29

(1987-những năm đầu của thập kỷ 90 thế kỷ trước, hầu hết các hợp tác xã và tậpđoàn sản xuất nông nghiệp bị giải thể hàng loạt hoặc chỉ tồn tại về hìnhthức Chỉ có khoảng 15% số HTX đã chuyển đổi hoạt động thích ứng vớiđiều kiện mới, bảo đảm phục vụ và thúc đẩy kinh tế hộ phát triển sảnxuất Thời điểm cao nhất của phong trào hợp tác hoá nông nghiệp, cảnước có 17.022 HTXNN và 36.352 tập đoàn sản xuất nông nghiệp thì đếntháng 12 năm 1996, cả nước chỉ còn 13.762 HTXNN và 1.892 tập đoànsản xuất.

Thời kỳ từ khi có Luật Hợp tác xã đến nay (1997-2012), cácHTXNN chủ yếu tập trung làm dịch vụ hỗ trợ cho hộ xã viên Ở các mức

độ khác nhau, HTXNN đã thể hiện được vai trò quan trọng trong việchướng dẫn các hộ xã viên ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sảnxuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hoá

có hiệu quả kinh tế cao, góp phần tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tếnông nghiệp, nông thôn Nhiều HTX đã thể hiện được các nguyên tắc cơbản trong xây dựng và phát triển hợp tác xã, tinh giảm được bộ máy quản

lý, phát huy được vai trò tự chủ, dân chủ nội bộ, xác định địa vị chínhđáng, quyền và nghĩa vụ của xã viên Tuy nhiên, quá trình chuyển đổi vàphát triển HTXNN còn chậm, chưa tương xứng với yêu cầu phát triển củasức sản xuất; HTXNN còn nhỏ bé, chưa đáp ứng kịp sự phát triển kinh tếhàng hoá của kinh tế hộ ở nhiều vùng Một số HTX chuyển đổi và thànhlập mới còn mang tính hình thức, chưa chuyển biến về nội dung, chưa tổchức được các hoạt động dịch vụ hỗ trợ hộ xã viên phát triển kinh tế, cảithiện đời sống

Xuất phát từ nhu cầu khách quan và vai trò, vị trí của HTX tronglĩnh vực nông nghiệp, ở nhiều nước trên thế giới như Đức, Mĩ, Hà Lan…HTXNN đã có lịch sử hình thành và phát triển hơn 100 năm Thực tế lịch

sử thế giới hơn 100 năm qua đã chứng minh tính đúng đắn của quan điểm

Trang 30

về sự cần thiết khách quan của kinh tế hợp tác trong quá trình phát triểnkinh tế, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.

Ngày nay, kinh tế hợp tác, HTX tiếp tục phát triển ở hầu hết cácnước trên thế giới với lực lượng quan trọng, bao gồm hơn 760 triệu xãviên và một tổ chức quốc tế – Liên minh HTX quốc tế (ICA) (Việt Namchính thức tham gia ICA từ năm 1988)

Ở Việt Nam, gần nửa thế kỷ qua, phong trào hợp tác hoá trải quanhững bước thăng trầm.Thời kỳ cao điểm cả nước có hàng trăm ngàn tổchức kinh tế hợp tác, bao gồm cả HTX và các hình thức kinh tế hợp tácgiản đơn như: tập đoàn sản xuất, tổ hợp tác, tổ đổi công, v.v thu nạp tớihơn 90% số hộ nông dân và hơn 80% diện tích canh tác, gần 90% số hộtiểu thương, tiểu chủ và những người lao động cá thể Nhờ vậy mà kinh tếhợp tác, HTX đã có những đóng góp đáng kể vào quá trình phát triểnkinh tế, xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật phục vụ sản xuất, đời sống,góp phần làm nên chiến thắng vĩ đại trong sự nghiệp kháng chiến chống

Mỹ cứu nước của dân tộc

2.2.2 Trong nước

HTXNN Thạnh Hòa, xã Mong Thọ A, huyện Châu Thành, tỉnhKiên Giang thành lập ngày 20/3/1998, có diện tích tự nhiên 375,25 ha,diện tích lúa 2 vụ 324,5 ha, diện tích vườn và thổ cư 22,75 ha Tổng số xãviên đại diện hộ là 66/287 hộ với 1209 khẩu và 504 lao động HTX hoạtđộng cơ bản với 02 đội sản xuất và 10 tổ bơm Vốn điều lệ là 56 triệuđồng, tài sản cố định 558 triệu đồng, vốn hoạt động kinh doanh của HTX

là 1,216 tỷ đồng, trong đó vốn góp của xã viên 1,160 tỷ đồng Điều kiệnthuận lợi nhất để HTX làm ăn có hiệu quả là có đê bao gắn với giaothông, hệ thống thủy lợi nội đồng hoàn chỉnh đảm bảo bơm tát trong mùa

lũ, ổn định sản xuất lúa 2 vụ/năm HTX thực hiện đa dịch vụ gồm: dịch

vụ thuỷ lợi bơm tát, tưới tiêu, dịch vụ sản xuất kinh doanh giống, dịch vụ

Trang 31

mua bán vật tư nông nghiệp, dịch vụ tín dụng nội bộ, dịch vụ thu hoạch,dịch vụ sấy lúa và dịch vụ vận chuyển.

Năm 2009 HTX đã huy động vốn nạo vét 11 con kênh nội đồng,chiều dài 9315m, khối lượng 23,905m3, với số tiền 119,5 triệu đồng Cóđược hệ thống thủy lợi nội đồng hoàn chỉnh nên thuận lợi cho việc tổchức bơm tát tập thể, chủ động gieo sạ đúng lịch thời vụ, né rầy, né mặn.Hàng năm HTX ký hợp đồng với Trung tâm giống của tỉnh, nhân 40 – 50

ha giống cấp xác nhận cung ứng cho bà con xã viên và vùng lân cận.Nhiều năm liền HTX được Ban Tổ chức Hội chợ Đồng bằng Sông CửuLong cấp giấy chứng nhận địa chỉ xanh, địa chỉ vàng và được Tổ Nông

nghiệp cấp giấy chứng nhận “Danh hiệu Bông lúa vàng Việt Nam năm

2010” Ngoài ra, HTX còn ký hợp đồng sản xuất 24,5 ha lúa Nhật được

bao tiêu sản phẩm

HTX đã thực hiện tốt công tác ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật,

mở nhiều lớp tập huấn như: kỹ thuật canh tác lúa; chương trình 3 giảm, 3tăng; chương trình 1 phải, 5 giảm; xây dựng mô hình cùng nông dân rađồng có hiệu quả cao Đẩy mạnh chương trình quản lý dịch hại tổng hợpRPM, chăn nuôi gia súc, gia cầm, nuôi trồng thủy sản, rau màu…HTXcòn tổ chức được các dịch vụ như cung ứng vật tư nông nghiệp, dịch vụsấy lúa, dịch vụ vận chuyển, thu hoạch lúa …Sản xuất kinh doanh củaHTX mỗi năm đem lại lợi nhuận từ 207,6 triệu đồng chưa kể đến lợi íchcủa xã viên được hưởng thụ trong các khâu dịch vụ do giá cả thấp hơn giácủa tư nhân và thị trường

Ngoài ra HTX còn vận động bà con phát triển mô hình kinh tếVAC, phát triển ngành nghề Từ đó, nâng cao được đời sống của xã viên,công tác xóa đói giảm nghèo đạt hiệu quả cao, hộ nghèo từ 32 hộ năm

2005 nay giảm xuống còn 11 hộ HTX cũng tham gia tốt việc vận độngxây dựng cầu đường nông thôn, cụ thể từ trước đến nay đã vận động được

320 triệu đồng, xây dựng được 5 cầu nông thôn và đóng góp cùng ngân

Trang 32

sách địa phương xây dựng hoàn thành tuyến đường nối HTX với xã vàquốc lộ 80 Hàng năm, HTX còn vận động đóng góp xây dựng mới từ 1 –

2 căn nhà đại đoàn kết, sửa chữa 2 – 3 căn xiêu vẹo, đến nay trong ấpkhông còn nhà xiêu vẹo, dột nát Đáng kể là HTX luôn tổ chức tốt khâutín dụng nội bộ, từ 18 triệu đồng hình thành từ năm 2006 đến nay tiền gửicủa xã viên là 1,520 tỷ đồng, đã cho hơn 100 hộ xã viên vay, góp phầnđẩy lùi nạn cho vay nặng lãi, giải quyết khó khăn về vốn của xã viên

2.2.3 Thế giới

2.2.3.1 Ở Nhật Bản

Từ giữa những năm 70, tình trạng mất cân đối trong cơ cấu sảnxuất gạo, cam, sữa, trứng và một số lương thực, thực phẩm khác gây ra sựtắc nghẽn trong giá sản phẩm nông nghiệp Thêm vào đó, quy mô dân sốnông nghiệp tiếp tục giảm, độ tuổi của lao động nông nghiệp ngày càngcao thêm, trong khi đất canh tác vốn đã ít thì lại bị bỏ hoang nhiều CácHTXNN cũng phải đối mặt với những khó khăn về sự thay đổi về điềukiện kinh doanh Do vậy, các HTXNN đã được tổ chức lại nhằm cứusống nền nông nghiệp

Ở Nhật, hầu hết nông dân tự nguyện tham gia vào HTX Với tinhthần chủ đạo là tương trợ lẫn nhau, các hộ xã viên đóng góp cổ phần vàthông qua đại hội xã viên bầu ra Ban quản lý HTX Do tự nguyện liên kếthoạt động một cách có tổ chức, các hoạt động kinh tế của xã viên đượcHTX quản lý một cách thường xuyên liên tục Thêm vào đó do nắm vữngquy mô buôn bán của các xã viên hoặc bằng những thông lệ nhất định,HTXNN có thể huy động xã viên giúp đỡ vô điều kiện cho HTX Một đặcđiểm khác nữa là HTXNN được xây dựng dựa trên tính lợi thế kinh tế củaquy mô Để thu hút đối tượng không phải là nông dân, hình thức tổ hợptác mở được thành lập, thành viên không chính thức được phép tiến hànhcác dịch vụ và tham gia hoạt động của HTX

Trang 33

Từ năm 1961 trở về đây, do chính phủ Nhật Bản khuyến khích hợpnhất các HTXNN nhỏ thành HTXNN lớn nhằm hướng tới mục tiêu kinh

đảm đương các nhiệm vụ cung cấp dịch vụ, hướng dẫn nông dân trồngtrọt, chăn nuôi có năng suất, hiệu quả cao cũng như giúp họ hoàn thiện kỹnăng quản lý hoạt động sản xuất Thông qua các cố vấn của mình, cácHTX đã giúp nông dân trong việc lựa chọn chương trình phát triển nôngnghiệp theo khu vực; lập chương trình sản xuất cho nông dân; thống nhấttrong nông dân sử dụng nông cụ và kỹ thuật sản xuất tiên tiến,… Các tổchức Liên hiệp tỉnh và Trung ương thường quan tâm đào tạo bồi dưỡng

cố vấn cho HTXNN cơ sở

Mục tiêu của HTX là giúp nông dân tiêu thụ hàng hoá có lợi nhất

Do đó, mặc dù các HTXNN là đơn vị hạch toán lấy thu bù chi nhưng cácHTX không đặt lợi nhuận là mục tiêu hàng đầu mà chủ yếu là trợ giúpnông dân Các hình thức giao dịch giữa HTX với nông dân khá linh hoạt.Nông dân có thể ký gửi hàng hoá cho HTX, HTX sẽ thanh toán cho nôngdân theo giá bán thực tế với một mức phí nhỏ; nông dân cũng có thể gửiHTX bán theo giá họ mong muốn và HTX lấy hoa hồng; thông thườngnông dân ký gửi và thanh toán theo giá cả thống nhất và hợp lý của HTX

Để nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng nông sản do HTX tiêu thụ,HTX đề nghị nông dân sản xuất theo kế hoạch với chất lượng và tiêuchuẩn thống nhất với nhau và ưu tiên bán cho HTX Về phần mình, HTXđịnh tỷ lệ hoa hồng thấp Các HTX tiêu thụ nông sản theo quy mô lớn,không chỉ ở chợ địa phương mà thông qua liên đoàn tiêu thụ trên toànquốc với các khách hàng lớn như xí nghiệp, bệnh viện,… HTX đã mởrộng hệ thống phân phối hàng hoá khá tốt ở Nhật Bản

HTX cung ứng hàng hoá cho xã viên theo đơn đặt hàng và theo giáthống nhất và hợp lý Các HTX đã đạt đến trình độ cung cấp cho mọi xã

Trang 34

viên trên toàn quốc hàng hoá theo giá cả như nhau, nhờ đó giúp chonhững người ở các vùng xa xôi có thể có được hàng hoá mà không chịucước phí quá đắt Hàng tiêu dùng không cần đặt hàng theo kế hoạchtrước Thông thường các HTX nhận đơn đặt hàng của xã viên, tổng hợp

và đặt cho liên hiệp HTX tỉnh, sau đó tỉnh đặt cho liên hiệp HTX toànquốc Đôi khi liên hiệp HTX tỉnh hoặc HTXNN cơ sở đặt hàng trực tiếpcho doanh nghiệp sản xuất

HTXNN cung cấp tín dụng cho các xã viên của mình và nhận tiềngửi của họ với lãi suất thấp Các khoản vay có phân biệt: cho xã viên khókhăn vay với lãi suất thấp (có khi chính phủ trợ cấp cho hợp tác xã để bùvào phần lỗ do lãi suất cho vay thấp) HTXNN cũng được phép sử dụngtiền gửi của xã viên để kinh doanh Ở Nhật Bản có tổ chức một trung tâmngân hàng HTXNN để giúp các HTX quản lý số tín dụng cho tốt Trungtâm này có thể được quyền cho các tổ chức kinh tế công nghiệp vay nhằmphục vụ phát triển nông nghiệp

HTXNN còn sở hữu các phương tiện sản xuất nông nghiệp và chếbiến nông sản để tạo điều kiện giúp nông dân sử dụng các phương tiệnnày hiệu quả nhất, hạn chế sự chi phối của tư nhân Các loại phương tiệnthuộc sở hữu HTX thường là: Máy cày cỡ lớn, phân xưởng chế biến, máybơn nước, máy phân loại, đóng gói nông sản HTX trực tiếp quản lý việc

sử dụng các tài sản này

Ngoài ra, các HTXNN Nhật Bản còn tiến hành các nhiệm vụ giáodục xã viên tinh thần hợp tác xã thông qua các tờ báo, phát thanh, hộinghị, đào tạo, tham quan ở cả ba cấp HTXNN cơ sở, tỉnh và Trung ương

Các HTXNN Nhật Bản dành 5% tổng lợi nhuận hàng năm cho việc đàotạo xã viên và cán bộ của HTX, giúp họ nâng cao kiến thức để làm việc

có hiệu quả hơn phục vụ cho sự phát triển của chính HTX

Trang 35

2.2.3.2 Ở Đức

Nước Đức được coi là một trong những chiếc nôi đầu tiên của môhình kinh tế HTX ở châu Âu Từ những năm 40 của thế kỷ 19, FriedrichWilhem và Schlulze-Delitz, đã có ý tưởng mô hình kinh tế HTX và thànhlập, phổ biến mô hình này Từ sau chiến tranh thế giới thứ II, cơ cấu kinh

tế của CHLB Đức đã có những thay đổi mạnh Các ngành công nghiệp vàdịch vụ đã thay thế và áp đảo kinh tế nông nghiệp và nông thôn Tuy vậy,cho đến ngày nay CHLB vẫn còn có một hệ thống kinh tế HTX vữngmạnh đóng góp quan trọng vào kinh tế nông nghiệp nói riêng và kinh tếquốc dân nói chung của CHLB Đức

Mặc dù nông nghiệp chiếm tỉ trọng thấp trong nền kinh tế nhưngvới nhiều sản phẩm nông nghiệp ví dụ như sản phẩm thịt, sản phẩmsữa, mức cung vẫn lớn hơn mức cầu tại thị trường nội địa của Đức Vìvậy Đức cũng rất chú trọng xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp Giá trịxuất khẩu của sản phẩm nông nghiệp năm qua đạt hơn 3 tỷ Euro CácHTXNN của Đức đang nắm thị phần cao đối với rất nhiều sản phẩm nôngnghiệp quan trọng: 70% thị phần sản phẩm thịt chế biến, hơn 60% thịphần của các sản phẩm sữa, hơn 30% thị phần rượu nho

Nhà nước Đức chủ trương xây dựng một nền nông nghiệp có tínhcạnh tranh cao và bền vững với các nhiệm vụ, chức năng mới như cungcấp các sản phẩm nguyên vật liệu cho công nghiệp, công tác bảo tồnchăm sóc môi trường, cảnh quan nông nghiệp, phát triển và cung cấpnăng lượng mới từ mặt trời và sức gió CHLB Đức đặc biệt chú trọngbảo vệ môi trường trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn Hiện nay

có tới hơn 30% diện tích canh tác nông nghiệp được khai thác, sử dụngtheo các phương pháp mà sẽ tổn hại ít nhất cho môi trường như trồng trọtsinh thái, sử dụng phân hữu cơ, giảm thiểu phân hoá học và thuốc trừ sâuđộc hại, áp dụng các biện pháp bảo vệ cảnh quan, xây dựng các đồng cỏ,bãi chăn thả súc vật

Trang 36

HTXNN ở CHLB Đức hoạt động theo Luật HTX Đức được banhành từ năm 1890 Theo đó các HTX được coi và đối xử hoàn toàn bìnhđẳng như các doanh nghiệp khác, phải cạnh tranh lành mạnh với các loạihình doanh nghiệp khác Các chính sách hỗ trợ, khuyến khích cho nôngnghiệp đều được áp dụng chung cho tất cả đối tượng tham gia lĩnh vựcnày, trong đó có HTX và xã viên HTX Những hỗ trợ của Nhà nước, nếu

có, thì chỉ là gián tiếp và dành cho tất cả đối tượng, doanh nghiệp lĩnhvực nông nghiệp, không chỉ dành riêng cho HTX Các HTXNN khôngđược hưởng ưu đãi thuế nhưng có thể vay vốn không khó khăn từ cácngân hàng thương mại Họ không nhất thiết phải có hay phải có đủ tài sảnthế chấp mà quan trọng hơn là dự án vay vốn khả thi và HTX có uy tín,hoạt động quản trị, điều hành minh bạch, hiệu quả Hệ thống cơ sở hạtầng nông thôn được Nhà nước chú trọng đầu tư

Đa số các HTXNN ở Đức có số lượng thành viên tương đối lớn,thường chỉ ít hơn số lượng thành viên của các HTX tín dụng Nhờ sốlượng khá đông thành viên tham gia, một mặt HTXNN đã có sẵn cáckhách hàng truyền thống và chính yếu cho mình, mặt khác HTX có thểhuy động vốn điều lệ từ số đông thành viên Ở các HTXNN CHLB Đứcnói chung và các HTXNN nói riêng, không có những thành viên góp vốnlớn, có thể chi phối, gây sức ép về mặt vốn đối với HTX Phần lớn cácHTX có qui định tỉ lệ góp vốn tối thiểu (thường từ khoảng 100 –500Euro) và tối đa (thường được gấp 5-10 mức tối thiểu) Như vậy mỗi thànhviên HTX thường chỉ góp 0,1% - 0,5% vốn điều lệ, cao nhất cũng chỉkhoảng 1%-3%) Các thành viên HTX do góp vốn ít nên không quá quantâm đến việc được chia cổ tức nhiều ít mà họ quan tâm chủ yếu đến cácdịch vụ mà HTX cung cấp để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh vàđời sống của mình Với chính sách thành viên và chính sách góp vốn nhưvậy, các HTXNN không bị áp lực chạy theo lợi nhuận tối đa để chia cổ

Trang 37

tức càng cao càng tốt Các HTX có điều kiện thực hiện chức năng hỗ trợ,cung cấp dịch vụ tốt nhất, có lợi nhất cho thành viên của mình

Các thành viên đồng thời cũng chính là khách hàng chính của cácHTXNN chủ yếu là các cá nhân, hộ nông dân, chủ trang trại nhỏ.HTXNN chủ yếu cung cấp các dịch vụ mang tính hỗ trợ cho các thànhviên của mình Đó là các dịch vụ mà tự thân những người nông dân, các

hộ gia đình, trang trại không thể thực hiện được hoặc phải thực hiện vớichí phí cao hơn dịch vụ của HTX, hiệu quả thấp hơn so với sử dụng dịch

vụ của HTX Đây chính là lí do để HTX được thành lập, được duy trì đểtồn tại và phát triển Cũng chính vì lợi ích kinh tế thiết thực mà họ đượchưởng trực tiếp và lâu dài thông qua các dịch vụ của HTX mà các xã viên

tự nguyện tham gia HTX, gắn bó và có trách nhiệm với HTX

Trước hết, theo truyền thống, các HTXNN của Đức cung cấp cácdịch vụ đầu vào như cung cấp dịch vụ thuỷ nông, điện, cung cấp nguyênvật liệu sản xuất nông nghiệp như hạt giống, cây giống, con giống, phânbón, thuốc trừ sâu, thức ăn gia súc Bên cạnh đó là các dịch vụ khác nhưdịch vụ làm đất, cung cấp máy nông nghiệp, dụng cụ lao động, vật tưchuồng trại, xăng dầu, chất đốt, dịch vụ tư vấn, hỗ trợ chuyển giao kỹthuật, công nghệ mới (cây, con giống mới, kỹ thuật chăm bón, nuôidưỡng, sử dụng máy móc thiết bị hiện đại, ), dịch vụ nhà kho, dịch vụbảo quản đông lạnh, hỗ trợ cung cấp các dịch vụ tài chính (vốn vay, bảohiểm) Bên cạnh đó, các HTXNN của Đức đặc biệt chú ý đến dịch vụ hỗtrợ đầu ra vì đây chính là thách thức lớn nhất của người nông dân trongnền kinh tế thị trường Các dịch vụ đầu ra chính của HTX là hỗ trợ về giacông, chế biến và tiêu thụ các sản phẩm của thành viên với giá tốt nhất,

có lợi nhất cho thành viên Nhiều HTXNN đã xây dựng được các xưởngsản xuất, nhà máy hiện đại để chế biến sản phẩm của nông dân thành cácthành phẩm có giá trị thương mại cao Để có thể hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm,các HTXNN của Đức còn rất chú trọng đến phát triển các sản phẩm thành

Trang 38

phẩm mới, theo dõi và cung cấp, tư vấn cho thành viên về các thông tinthị trường, giúp cho các sản phẩm của thành viên luôn đựơc đổi mới, địnhhướng theo nhu cầu của thị trường

Theo xu thế chung của thị trường, các nông phẩm sinh thái, các sảnphẩm lương thực, thực phẩm “sạch” ngày càng được ưa chuộng và có giátrị thương mại cao Các HTXNN ở CHLB Đức đã rất chú trọng địnhhướng, tư vấn và hỗ trợ thành viên HTX trong việc trồng trọt, chăn nuôi,sản xuất, chế biến theo đúng các tiêu chuẩn, qui định cần thiết Các sảnphẩm thịt “sạch”, sữa “sạch”, rau quả “sạch” mang thương hiệu HTX đang là những sản phẩm rất có lợi thế trên thị trường tiêu dùng ở Đức,giúp người nông dân có thể sống được, sống tốt với các sản phẩm củamình, mặc dù cạnh tranh trên thị trường ngày càng khốc liệt hơn

So với các HTXNN Việt Nam, các HTXNN Đức không có khókhăn về đất hay trụ sở Các HTX vì vậy không quá chú trọng đến việcphải mua đất hay sở hữu trụ sở riêng Trên cơ sở nguồn đất do HTX quản

lý hoặc thuê dài hạn của xã viên, HTX được chính quyền địa phương chophép xây dựng bán kiên cố các nhà kho, cửa hàng, trụ sở của mình khi cónhu cầu cần thiết

2.2.4 Bài học kinh nghiệm

Thứ nhất Để giúp các hộ nông dân cải thiện điều kiện sống và pháttriển sản xuất, cần phải áp dụng linh hoạt hiệu quả kinh tế của quy môtrong các hoạt động của HTX, làm tốt công tác ứng dụng tiến bộ khoahọc kỹ thuật, tranh thủ sự giúp đỡ hỗ trợ, liên kết với các cơ quan chuyênmôn, viện, trường, các nhà khoa học tạo ra mô hình sản xuất tiên tiếnnhất

Thứ hai, để HTXNN ra đời và phát triển tốt rất cần sự hỗ trợ củaNhà nước về các mặt: tạo khuôn khổ luật pháp; hỗ trợ xây dựng cơ sở hạtầng ở nông thôn nhất là đường giao thông, điện, nước; tuyên truyền,khuyến khích, quảng bá cho các HTX Nhà nước cần giúp đỡ HTX thực

Trang 39

thi kiểm soát bằng các chế định luật hạn chế ban lãnh đạo HTX lũngđoạn, trá hình doanh nghiệp tư nhân dưới lốt HTX để hưởng ưu đãi, chú ýkết hợp hoạt động giữa các đơn vị nghiên cứu và thực hiện trong công táckhuyến nông.

Thứ ba, gắn quyền lợi của HTX với quyền lợi của các hộ xã viên,chú ý tới khâu tiêu thụ sản phẩm cho hộ nông dân với giá phải chăng vàchi phí thấp Ban Chủ nhiệm phải hết sức gương mẫu, nhiệt tình, phảiđược tín nhiệm cao cùng với sự đoàn kết gắn bó của bà con xã viên mới

có thể phát huy hết sức mạnh của tập thể

Thứ tư, HTXNN phải được tổ chức ở những khâu nào mà HTXlàm thì tốt hơn hộ gia đình, tốt hơn tư nhân, thậm chí tốt hơn cả doanhnghiệp Nhà nước Kinh nghiệm của Nhật Bản chỉ ra rằng bốn khâu: cungứng vật tư, hàng hoá tiêu dùng, tín dụng tương hỗ, tiêu thụ sản phẩm vàkhuyến nông là rất phù hợp với HTX Các khâu dịch vụ, quản lý máymóc đều có định mức giao khoán, giao trách nhiệm rõ ràng là điều kiện

để quản lý có hiệu quả, dễ hạch toán và quyết toán tài chính

Thứ năm, cần đề cao vấn đề giáo dục đào tạo cán bộ quản lý, cán

bộ kỹ thuật, cán bộ tư vấn cho HTX và nông dân Nếu làm tốt nhiệm vụnày, HTX sẽ phát triển bền vững

Trang 40

PHẦN III: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.1 Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1 Vị trí địa lý

Nghệ An là tỉnh lớn nhất cả nước với diện tích 16.490,25 km2, dân

số hơn 2,9 triệu người, đứng thứ tư cả nước; nằm ở trung tâm khu vựcBắc Trung Bộ, giáp tỉnh Thanh Hóa ở phía bắc, tỉnh Hà Tĩnh ở phía nam,nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào ở phía tây với 419 km đường biêngiới trên bộ; bờ biển ở phía đông dài 82 km Vị trí này tạo cho Nghệ Anvai trò quan trọng trong mối giao lưu kinh tế - xã hội Bắc - Nam, xâydựng và phát triển kinh tế biển, kinh tế đối ngoại và mở rộng hợp tácquốc tế

Nghệ An nằm trong hành lang kinh tế Đông - Tây nối liền Mianma

- Thái Lan - Lào - Việt Nam - Biển Đông theo đường 7 đến cảng Cửa Lò Nằm trên các tuyến du lịch quốc gia và quốc tế

Với vị trí như vậy, Nghệ An có nhiều tiềm năng và lợi thế để thuhút đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, đóng vai trò quan trọng trong giaolưu kinh tế, thương mại, du lịch, vận chuyển hàng hóa với các tỉnh khác

và các nước khác trong khu vực, nhất là Lào, Thái Lan và Trung Quốc…

3.1.1.2 Đất đai - Thổ nhưỡng: hơn 80% diện tích tỉnh là vùng đồi núi.

Phân chia theo nguồn gốc hình thành thì có 2 nhóm đất:

- Đất thủy thành: Phân bố tập trung chủ yếu ở các huyện đồng bằng,

ven biển, bao gồm 5 nhóm đất: đất cát; đất phù sa, dốc tụ; đất mặn; đấtphèn mặn; đất bạc màu và biến đổi do trồng lúa Chiếm vị trí quantrọng trong số này có 189.000 ha đất phù sa và nhóm đất cát, có ý nghĩalớn đối với sản xuất nông nghiệp của tỉnh

Ngày đăng: 29/06/2014, 11:13

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Tên hợp tác xã Khác
2. Năm thành lập Khác
3. Năm chuyển đổi ( nếu là HTX chuyển đổi) Khác
4. Địa chỉ Khác
5. HTX có trụ sở riêng không?Có KhôngNếu có, diện tích đất trụ sở HTX là ……….m 2 Trong đó diện tích khuôn viên …………m 2diện tích nhà làm việc ……….m 2 diện tích khác……….m 2 Khác
6. HTX có được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không?Có Không Khác
7. Các dịch vụ mà HTX đang hoạt động Dịch vụ làm đấtDịch vụ thủy lợi Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 3.1: Thông tin cần thu thập và nguồn cung cấp - “Nghiên cứu thực trạng phát triển HTXNN trên địa bàn tỉnh Nghệ An
Bảng 3.1 Thông tin cần thu thập và nguồn cung cấp (Trang 46)
Bảng 4.3 : Tình hình xã viên và lao động HTXNN tỉnh Nghệ An và các huyện nghiên cứu - “Nghiên cứu thực trạng phát triển HTXNN trên địa bàn tỉnh Nghệ An
Bảng 4.3 Tình hình xã viên và lao động HTXNN tỉnh Nghệ An và các huyện nghiên cứu (Trang 52)
Bảng 4.4: Chất lượng cán bộ quản lý HTXNN tỉnh Nghệ An và 2 huyện nghiên cứu - “Nghiên cứu thực trạng phát triển HTXNN trên địa bàn tỉnh Nghệ An
Bảng 4.4 Chất lượng cán bộ quản lý HTXNN tỉnh Nghệ An và 2 huyện nghiên cứu (Trang 53)
Bảng 4.5: Các hoạt động dịch vụ của các HTXNN tỉnh Nghệ An - “Nghiên cứu thực trạng phát triển HTXNN trên địa bàn tỉnh Nghệ An
Bảng 4.5 Các hoạt động dịch vụ của các HTXNN tỉnh Nghệ An (Trang 55)
Bảng 4.7: Doanh thu dịch vụ của các HTXNN tỉnh Nghệ An - “Nghiên cứu thực trạng phát triển HTXNN trên địa bàn tỉnh Nghệ An
Bảng 4.7 Doanh thu dịch vụ của các HTXNN tỉnh Nghệ An (Trang 59)
Bảng 4.9: Những khó khăn trong phát triển HTXNN của 2 huyện nghiên cứu - “Nghiên cứu thực trạng phát triển HTXNN trên địa bàn tỉnh Nghệ An
Bảng 4.9 Những khó khăn trong phát triển HTXNN của 2 huyện nghiên cứu (Trang 66)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w