1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo nghiên cứu khoa học: "Thực trạng phát triển các khu công nghiệp tỉnh Nghệ An và một số vấn đề đặt ra" ppsx

8 601 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

trờng Đại học Vinh Tạp chí khoa học, tập XXXVIIi, số 4b-2009 99 Thực trạng phát triển các khu công nghiệp tỉnh nghệ an và một số vấn đề đặt ra Hoàng Phan Hải Yến (a) Tóm tắt. Bài viết này nhằm phản ánh hiện trạng phát triển các khu công nghiệp tỉnh Nghệ An trên các phơng diện quy hoạch; tình hình đầu t xây dựng; tình hình thu hút đầu t và phát triển các doanh nghiệp hoạt động trong khu công nghiệp cũng nh công tác quản lý nhà nớc và chính sách thúc đẩy sự phát triển các khu công nghiệp ở Nghệ An, từ đó nêu ra một số tồn tại cần giải quyết trong thời gian sắp tới. I. đặt vấn đề Nghệ An là tỉnh nằm ở phía Bắc của khu vực Bắc Trung Bộ, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Nơi đây có vị trí giao thông thuận lợi cả về đờng bộ, đờng biển và đờng hàng không cùng nhiều tiềm năng thế mạnh: đất đai màu mỡ, nguồn lao động dồi dào với độ tuổi lao động trẻ, trình độ tay nghề cao có thể đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa (CNH), hiện đại hóa (HĐH) đất nớc. Từ một tỉnh kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp và TTCN, đến nay Nghệ An đã có sự chuyển dịch nhanh chóng về cơ cấu kinh tế; tỉ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ trong những năm qua có bớc tăng trởng đáng kể, tạo đà để Nghệ An trở thành một tỉnh công nghiệp phát triển, là một vệ tinh quan trọng cho vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Với sức hấp dẫn của mình, Nghệ An đã và đang trở thành điểm đến của các nhà đầu t. Hiện nay trên địa bàn tỉnh Nghệ An đã xuất hiện nhiều khu công nghiệp (KCN) có qui mô lớn, hàng năm đóng góp lớn vào nguồn thu ngân sách tỉnh và nâng chỉ số GDP toàn tỉnh đứng ở vị trí cao của khu vực Bắc Trung Bộ. II. thực trạng phát triển các khu công nghiệp tỉnh nghệ an 1. Số lợng, qui mô các khu công nghiệp Đến năm 2008, trong 5 KCN đợc quy hoạch phát triển của tỉnh Nghệ An có 4 KCN đã lập qui hoạch chi tiết: Bắc Vinh, Nam Cấm, Cửa Lò, Hoàng Mai. Trong đó, 2 KCN đã đợc xây dựng và đi vào hoạt động là KCN Bắc Vinh và KCN Nam Cấm. Tổng diện tích các KCN đợc quy hoạch là 803,41 ha. Diện tích đất đã đăng ký thuê 213,77 ha (bằng 55,09% diện tích đất đã đợc phê duyệt và bằng 41,8% diện tích các KCN đã triển khai xây dựng). Trong đó, diện tích các doanh nghiệp mới triển khai đầu t đạt 47,95ha (chiếm 22,43% diện tích đã đăng ký), so với toàn bộ diện tích quy hoạch mới đạt 6%. Các KCN đã thu hút 42 dự án đầu t, trong đó có 6 dự án FDI. Tổng vốn các dự án đầu t vào các khu công nghiệp 1.890 tỷ đồng và 12,9 triệu USD [1]. Nhận bài ngày 06/10/2009. Sửa chữa xong 24/11/2009. H. P. H. yến Thực trạng phát triển các khu công nghiệp , tr. 99-106 100 Bảng 1: Diện tích đã đợc phê duyệt của các khu công nghiệp đến năm 2008 [3] DT đã đợc phê duyệt (ha) Tên KCN Diện tích theo QH (ha) Trong đó đất cho SX 1- Bắc Vinh 143.16 60,16 42,16 2- Nam Cấm 327.83 327,83 234,49 3- Cửa Lò 40.55 0 0 4- Hoàng Mai 291.86 0 0 Tổng cộng 803.41 387,99 276,65 Trong tổng số 803,41 ha diện tích đất theo quy hoạch mới chỉ có 387,99 ha đợc phê duyệt, trong đó đất cho sản xuất chiếm 276,65 ha. KCN Nam Cấm vẫn là khu chiếm diện tích quy hoạch lớn nhất, tiếp đến là KCN Hoàng Mai và diện tích nhỏ nhất vẫn là KCN Cửa Lò. Đồng thời, trong tổng diện tích đất đợc quy hoạch thì mới chỉ có hai KCN là Bắc Vinh và Nam Cấm đợc phê duyệt, hai khu công nghiêp còn lại cha đợc phê duyệt. Đây là chỉ thị của Chính phủ trong công văn số 450/CP-CN ngày 05/4/2004 đối với tỉnh Nghệ An trong việc tập trung xây dựng và thu hút đầu t vào các KCN Nam Cấm và Bắc Vinh. Khi các KCN này đạt đợc kết quả tốt mới phê duyệt tiếp các KCN còn lại. Bảng 2: Các dự án đã đăng ký sử dụng của các khu công nghiệp đến năm 2008 [3] Diện tích các dự án đã đăng ký sử dụng (ha) Đã triển khai đầu t Tên KCN Tổng số Tổng số Tỷ lệ (%) 1- Bắc Vinh 30 28,2 94 2- Nam Cấm 179,4 14,625 8,15 3- Cửa Lò 40,55 4,37 10,77 4- Hoàng Mai 0 0 0 Tổng cộng 249,95 47,195 112,92 Hiện nay, diện tích các dự án đã đăng ký sử dụng là 249,95 ha, nhng mới chỉ có 47,195 ha đợc triển khai đầu t, chiếm 18,9%, trong đó KCN Bắc Vinh vẫn là KCN đợc triển khai đầu t lớn nhất trong tổng diện tích các dự án đã đăng ký sử dụng của KCN này (94%). Nh vậy, nhìn chung, tiến độ triển khai đầu t, xây dựng và quy hoạch đất đai trong các KCN ở Nghệ An vẫn còn chậm; diện tích đăng ký sử dụng so với diện tích đợc Chính phủ phê duyệt còn thấp (64,4%) và nhất là so với diện tích theo quy hoạch còn rất thấp (31,1%). 2. Tình hình đầu t xây dựng Theo thống kê cha đầy đủ, số liệu vốn đầu t xây dựng của các khu công nghiệp tập trung nh sau: trờng Đại học Vinh Tạp chí khoa học, tập XXXVIIi, số 4b-2009 101 - Vốn chuẩn bị đầu t (bao gồm vốn quy hoạch, vốn lập dự án đầu t): 1.007,298 triệu đồng. - Vốn đền bù giải phóng mặt bằng: 78.930 triệu đồng. - Vốn đầu t hạ tầng kỹ thuật KCN: 74.400 triệu đồng. Trong đó: + Vốn từ nguồn ngân sách: 5.000 triệu đồng; + Vốn của doanh nghiệp kinh doanh hạ tầng: 38.914 triệu đồng; + Vốn của doanh nghiệp KCN: 51.184 triệu đồng. Bảng 3: Chi phí cho các khu công nghiệp đến năm 2008 [3] Các chi phí cho KCN Bắc Vinh Nam Cấm Cửa Lò Hoàng Mai Tổng 1-Vốn chuẩn bị đầu t (triệu đồng) - Vốn lập qui hoạch 278.482 0 0 528.816 807.298 - Vốn lập dự án đầu t 0 200 0 0 200 2-Giải phóng mặt bằng (triệu đồng) 25.930 50.000 3.000 0 78.930 - Đã thực hiện 0 31.000 3.000 0 34.000 - Nguồn vốn từ ngân sách 8.172 31.000 3.000 0 42.172 - Doanh nghiệp KD hạ tầng 13.914 0 0 0 13.914 3-Vốn đầu t hạ tầng kỹ thuật KCN (triệu đồng) 74.100 300 0 74.400 - Vốn từ ngân sách 5.000 0 0 0 5.000 - Vốn của doanh nghiệp kinh doanh hạ tầng 13.914 25.000 0 0 38.914 - Vốn DN hoạt động trong KCN 1.784 49.100 300 0 51.184 Nhìn chung, các chi phí cho KCN còn thấp, nguồn vốn từ ngân sách nhà nớc cũng nh các doanh nghiệp kinh doanh hạ tầng và doanh nghiệp hoạt động đổ vào các KCN còn cha thỏa đáng. Điều này một phần do một số các KCN cha đợc giải phóng mặt bằng và xây dựng hạ tầng kỹ thuật (KCN Hoàng Mai); nhng phần lớn do các doanh nghiệp với tâm lý còn e ngại giữa việc bỏ một nguồn vốn lớn với thu hồi vốn và lợi nhuận thu đợc sau này; đồng thời việc thu hút nguồn vốn đầu t từ nớc ngoài hầu nh không có. Đây là một vấn đề đặt ra cho các KCN trong việc thu hút đầu t từ bên ngoài hoạt động sản xuất kinh doanh khi cơ sở hạ tầng đã hoàn thiện. H. P. H. yến Thực trạng phát triển các khu công nghiệp , tr. 99-106 102 a- Khu công nghiệp Bắc Vinh Diện tích quy hoạch: 143,16 ha; Giai đoạn I đã đợc Chính phủ phê duyệt với diện tích 60,16 ha. Tổng vốn đầu t 78,5 tỷ đồng. Giai đoạn II diện tích 83,01 ha cha đợc phê duyệt. * Về hạ tầng ngoài hàng rào khu công nghiệp: Do tỉnh Nghệ An đầu t. - Đã hoàn thành đờng vào KCN nối từ quốc lộ 1A với KCN Bắc Vinh, dài 1.880 m với tổng vốn đầu t gần 15 tỷ đồng. - Hệ thống cấp nớc cho KCN dài 2 km đã đợc lắp đặt đến chân hàng rào KCN với tổng vốn đầu t: 900 triệu đồng. - Đã lắp đặt hệ thống cấp điện 22 KV cho KCN với tổng vốn đầu t cho di dời đờng điện cũ và lắp hệ thống cáp ngầm từ trạm điện Hng Đông đến Hàng rào KCN Bắc Vinh là 3 tỷ đồng. - Hệ thống thông tin liên lạc cho KCN đã đợc lắp đặt đến chân hàng rào các doanh nghiệp. Các công trình ngoài hàng rào KCN đã cơ bản hoàn thành với tổng chi phí đã thực hiện là 19 tỷ đồng (không tính chi phí đờng cáp quang của bu điện). * Về hạ tầng trong khu công nghiệp: Theo báo cáo của Công ty đầu t phát triển KCN Bắc Vinh (LILAMA), tính đến hết năm 2008, chi phí đền bù giải phóng mặt bằng và xây dựng kết cấu hạ tầng trong KCN là 25,930 tỷ đồng, trong đó: - Vốn hỗ trợ của ngân sách tỉnh Nghệ An: 8,172 tỷ đồng; - Vốn các doanh nghiệp tự đầu t hạ tầng sau đó đợc tính trừ vào tiền thuê đất là: 1,784 tỷ đồng; - Nguồn vốn Chủ đầu t là 13.914 tỷ đồng. Trong đó phần thu tiền thuê đất hàng năm của một số doanh nghiệp 2,06 tỷ đồng. Theo các số liệu đã nêu ở trên, sau hơn 5 năm kể từ ngày có quyết định phê duyệt, tổng vốn đầu t thực hiện trên tổng vốn đầu t đợc phê duyệt chỉ đạt 33% (25,93 tỷ/78,5 tỷ). Theo NĐ 36/CP của Chính phủ ban hành quy chế quản lý KCN, việc chủ đầu t thực hiện quyết định của Thủ tớng Chính phủ nh thế là quá chậm. b- Khu công nghiệp Nam Cấm Các tiểu khu A và C đang tiến hành lập báo cáo nghiên cứu khả thi trình các Bộ, ngành Trung ơng và Chính phủ phê duyệt. Đến hết năm 2008, việc triển khai xây dựng KCN Nam Cấm đã đạt đợc những kết quả nh sau: - Đã đền bù giải phóng mặt bằng cho diện tích đất hơn 274,15/ tổng số 327,83 ha (khu A 40,43 ha/93,68 ha; khu B 79,4 ha/79,4 ha; khu C 154,75/154,75 ha). Tổng giá trị tiền bồi thờng giải phóng mặt bằng 60,6 tỷ đồng. - Đã hoàn thành rà phá bom, mìn, vật nổ cho toàn bộ diện tích của KCN với chi phí trên 10 tỷ đồng. - Đã xây dựng hệ thống cấp điện tạm thời cho các dự án đang xây dựng tại Bắc Khu C và đang xây dựng đờng dây 35KV tuyến chính cung cấp điện cho khu công nghiệp. - Đang triển khai thi công hệ thống đờng giao thông nội bộ Nam khu C, hệ thống thoát nớc ma Bắc khu C với kinh phí thực hiện 30 tỷ đồng. c- Khu công nghiệp Cửa Lò Diện tích quy hoạch 40,55 ha do Công ty phát triển khu công nghiệp Nghệ An làm chủ đầu t. trờng Đại học Vinh Tạp chí khoa học, tập XXXVIIi, số 4b-2009 103 - Các ngành công nghiệp u tiên phát triển: May xuất khẩu; Hàng mỹ nghệ XK; Đồ chơi trẻ em; Đồ lu niệm; Lắp ráp cơ khí; Điện tử - tin học; Kho ngoại - Chính phủ đã đồng ý về chủ trơng thành lập Khu công nghiệp Cửa Lò tại Văn bản số số 1152/CP-CN, ngày 20/12/2001. Bộ Xây dựng đã thoả thuận quy hoạch chi tiết tại Văn bản số 1272/BXD-KTQH ngày 20/8/2002. Đến nay, Bộ Kế hoạch và Đầu t đã thẩm tra Báo cáo nghiên cứu khả thi và trình Chính phủ báo cáo thẩm tra số 1589/BKH/TĐ&GSĐT ngày 22/3/2004; Chính phủ đã có công văn số 450/CP- CN ngày 05/4/2004, yêu cầu tỉnh Nghệ An tập trung xây dựng và thu hút đầu t vào các khu công nghiệp Nam Cấm và Bắc Vinh. Khi các khu công nghiệp này đạt đợc kết quả tốt mới phê duyệt tiếp khu công nghiệp Cửa Lò. - Song song với việc lập hồ sơ xin phê duyệt, công tác đầu t hạ tầng kỹ thuật và xúc tiến kêu gọi đầu t vào khu công nghiệp Cửa Lò cũng đợc triển khai. Về xây dựng hạ tầng kỹ thuật: hệ thống cấp nớc cho khu công nghiệp lấy từ nhà máy nớc Cửa Lò đã đợc xây dựng; đã đền bù giải phóng mặt bằng cho diện tích 4,37 ha trị giá 1,105 tỷ đồng và hoàn thành khu định c để di dời các hộ dân nằm trong diện phải di dời với quy hoạch 40 lô, tổng diện tích 8.000 m 2 . - Đã lập phơng án đền bù giải phóng mặt bằng đợt 2 với diện tích 6,5 ha với số tiền 1,125 tỷ đồng nhng cha triển khai thực hiện. d. Khu công nghiệp Hoàng Mai Diện tích quy hoạch gần: 300 ha do công ty Cổ phần Xây dựng Dầu khí Nghệ An (PVNC) và tập đoàn Thiên Hng làm chủ đầu t. Các ngành công nghiệp u tiên phát triển: công nghiệp vật liệu xây dựng; cơ khí sửa chữa; lắp ráp thiết bị xây dựng; bao bì; hoá chất; Các nhà máy đã đi vào hoạt động: nhà máy Xi măng Hoàng Mai, công suất 1,4 triệu tấn/năm (sẽ nâng công suất lên 2,8 triệu tấn/năm trong tơng lai); nhà máy gạch tuy nen công suất 20 triệu viên năm; nhà máy khai thác và chế biến đá xây dựng. Trong các KCN nêu trên, KCN Bắc Vinh vẫn là KCN tơng đối hoàn thiện về cơ sở hạ tầng kỹ thuật. Các KCN còn lại cha hoàn thiện về cơ sở hạ tầng kỹ thuật cũng nh các dịch vụ theo sau nó, hiện nay vẫn đang thực hiện công tác đền bù và giải phóng mặt bằng; các ngành công nghiệp u tiên phát triển còn ít, cha tơng xứng với nguồn tài nguyên thiên nhiên, lao động của vùng cũng nh của tỉnh Nghệ An. 3. Tình hình thu hút đầu t và phát triển doanh nghiệp KCN - Đến hết năm 2008, các KCN của tỉnh thu hút đợc 42 dự án, trong đó 36 dự án đầu t trong nớc với tổng vốn đầu t 1,890 tỷ đồng, 6 dự án FDI vốn đầu t 12,9 triệu USD (KCN Bắc Vinh 16 dự án, KCN Nam Cấm 25 dự án, KCN Cửa Lò 1 dự án). - Có 13 dự án đi vào hoạt động trong các KCN, giá trị sản xuất công nghiệp từ các dự án đạt 664,3 tỷ đồng, giá trị xuất khẩu 104,07 tỷ đồng, nộp ngân sách 32,37 tỷ, tạo việc làm và thu nhập ổn định cho 1.883 lao động. Các KCN góp phần tạo ra năng lực sản xuất mới, ngành nghề mới, làm cho cơ cấu kinh tế của tỉnh từng bớc chuyển biến theo hớng công nghiệp hoá, thị trờng, hiện đại. H. P. H. yến Thực trạng phát triển các khu công nghiệp , tr. 99-106 104 Bảng 4: Một số kết quả đạt đợc của các khu công nghiệp đến năm 2008 [3] Danh mục Bắc Vinh Nam Cấm Cửa Lò Hoàng Mai Tổng cộng 1- Số dự án đăng ký đầu t 16 25 01 0 42 Trong đó : - DA có vốn ĐTNN 02 04 0 0 06 - Đang triển khai ĐT 04 20 0 0 24 - Đã đi vào sản xuất 12 05 01 0 18 2- Tổng mức đầu t (tỷ đồng) 407 1.630 75 0 2.112 - Đã thực hiện (tỷ đồng) 348,469 226,827 75 650,296 3- Kết quả sản xuất kinh doanh năm 2005 (tỷ đồng) - Giá trị sản xuất 204,935 44,268 24,188 0 273,391 - Doanh thu 242,273 43,317 42,95 0 328,54 - Nộp ngân sách 30,8655 0 1,5 0 32,3655 4- Số lao động sử dụng 1.548 207 128 0 1.883 Nhìn chung, các KCN ở Nghệ An đã đạt đợc những kết quả bớc đầu, số dự án đầu t hiện nay đã lên đến 42 dự án với tổng mức đầu t 2.112 tỷ đồng; đến năm 2005, giá trị sản xuất đã đạt 273,391 tỷ đồng (chiếm 12,9% so với tổng mức đầu t), doanh thu 328,54 tỷ đồng; đặc biệt hơn là đã giải quyết việc làm cho 1.883 lao động. Tuy nhiên, trong tổng số dự án đăng ký đầu t mới chỉ có 6 dự án có vốn đầu t nớc ngoài (chiếm cha đầy 14,3%), đây là một con số còn ít ỏi so với tiềm năng của tỉnh cũng nh thực trạng đầu t và thu hút đầu t của các KCN. Điều này đòi hỏi trong những năm sắp tới tỉnh Nghệ An cần có những chính sách phù hợp để mời gọi đầu t lớn từ nớc ngoài, nhất là các nớc phát triển. 4. Công tác quản lý nhà nớc và chính sách phát triển [ [[ [2] ]] ] * Ban quản lý các khu công nghiệp Nghệ An thực hiện chức năng quản lý nhà nớc đối với các KCN theo chức năng nhiệm vụ đợc giao. * Về các chính sách u đãi: - Ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp: Tỉnh cũng đã có nhiều chính sách u đãi về thuế thu nhập cho các doanh nghiệp đầu t kinh doanh trong các KCN. Cụ thể: + áp dụng thuế suất từ 10% đến 20% trong vòng 10 đến 15 năm đối với các doanh nghiệp bắt đầu hoạt động kinh doanh trong địa bàn các KCN. Tuy nhiên, mức thấp hay cao tùy vào từng đối tợng cụ thể. + Đợc miễn thuế từ 02 năm đến 04 năm kể từ khi có thu nhập chịu thuế và giảm 50% số thuế phải nộp cho 02 năm đến 09 năm tiếp theo tùy vào từng đối tợng cụ thể hoạt động kinh doanh trong các KCN. + Đối với các cơ sở kinh doanh đang hoạt động có đầu t xây dựng dây chuyền sản xuất mới, mở rộng quy mô, đổi mới công nghệ, cải thiện môi trờng trờng Đại học Vinh Tạp chí khoa học, tập XXXVIIi, số 4b-2009 10 5 sinh thái, nâng cao năng lực sản xuất thì đợc miễn, giảm thuế cho phần thu nhập tăng thêm do đầu t này mang lại thì đợc miễn từ 01 năm đến 04 năm và giảm 50% số thuế phải nộp cho 02 năm đến 07 năm. - Ưu đãi về thuế xuất - nhập khẩu: Tỉnh Nghệ An cũng đã có những chính sách miễn thuế một cách hợp lý cho hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tùy theo từng mặt hàng cụ thể, u tiên cho các mặt hàng nhập khẩu để đổi mới dây chuyền và công nghệ sản xuất; các mặt hàng xuất khẩu chứa hàm lợng khoa học kỹ thuật cao. - Ưu đãi về thuế sử dụng đất: + Cho thuê đất dài hạn để sản xuất kinh doanh trong khu công nghiệp. + Giảm tiền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về khuyến khích đầu t. + Giảm 50% tiền sử dụng đất đối với đất trong hạn mức đất ở đợc giao của hộ gia đình nghèo. + Giảm 20% tiền sử dụng đất khi đợc nhà nớc giao đất đối với nhà máy, xí nghiệp phải di dời theo quy hoạch; nhng diện tích đất đợc giảm tối đa không vợt quá diện tích tại địa điểm phải di dời. III. một số vấn đề đặt ra đối với việc phát triển các khu công nghiệp trong những năm vừa qua Có thể nói rằng, sự hình thành và phát triển các khu công nghiệp tập trung thời gian vừa qua đã tạo ra bớc đi mới trong thu hút đầu t để phát triển công nghiệp, thúc đẩy phát triển kinh tế, đẩy nhanh quá trình đô thị hoá; các KCN hình thành đã kéo theo sự phát triển kinh tế, tạo việc làm và thu nhập cho gần 2.000 lao động; các doanh nghiệp KCN cũng góp phần làm thay đổi bộ mặt và cấu trúc mạng lới thơng mại hàng hoá và dịch vụ trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Tuy nhiên, việc phát triển các KCN cũng còn đặt ra nhiều vấn đề mà tỉnh cũng nh các cơ quan ban ngành cần phải quan tâm giải quyết và hạn chế nó: - Công tác qui hoạch và triển khai thực hiện thiếu đồng bộ, hệ thống hạ tầng kỹ thuật chắp vá, đã nảy sinh nhiều vấn đề cần phải giải quyết trong thời gian tới nh: xử lý môi trờng, xây dựng cơ sở hạ tầng và các dịch vụ xung quanh các KCN [2]. - Công tác giải phóng mặt bằng các KCN chậm và cha có biện pháp mạnh để giải quyết triệt để, cha đáp ứng đợc yêu cầu thuê đất của các nhà đầu t. - Thủ tục hành chính còn rờm rà, thiếu đồng bộ làm cho các nhà đầu t tốn rất nhiều thời gian, công sức chuẩn bị hồ sơ, phải đi nhiều nơi và họ thật sự cha hài lòng về thủ tục giải quyết hỗ trợ của tỉnh ta trong thời gian qua. - Nhìn chung, hiệu quả các doanh nghiệp KCN đã đi vào hoạt động thời gian qua cha cao, các doanh nghiệp đầu t vào KCN có hàm lợng vốn còn thấp, công nghệ trung bình, một số doanh nghiệp đang lỗ kéo dài làm cho tính hấp dẫn của KCN kém [2]. - Việc thu hồi đất nông nghiệp do phát triển KCN đã làm cho hàng nghìn hộ nông thôn, chủ yếu là nông dân mất đất sản xuất, thiếu việc làm - Cha tận dụng đợc những tiềm năng, lợi thế so sánh của tỉnh cũng nh còn bất cập về cơ cấu ngành nghề, về đầu t chiều sâu. Chính vì vậy, việc thu hút đầu t cũng nh chất lợng các dự H. P. H. yến Thực trạng phát triển các khu công nghiệp , tr. 99-106 106 án đầu t thu hút cha cao. Với những tồn tại nêu trên, trong những năm sắp tới, tỉnh Nghệ An và các Ban, Ngành của tỉnh cần phải có các định hớng đúng và những mô hình phát triển phù hợp để phát huy tối đa những lợi thế so sánh và khắc phục những hạn chế nêu trên, nhằm đa ngành công nghiệp trở thành ngành có tốc độ tăng trởng cao, tạo đà mạnh cho sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hớng CNH - HĐH. Tài liệu tham khảo [1] Cục thống kê Tỉnh Nghệ An, Niên giám thống kê năm 2008. [2] UBND Tỉnh Nghệ An, Đề án Xây dựng các khu kinh tế, khu công nghiệp và cụm công nghiệp trên địa bàn Tỉnh Nghệ An, 2005. [3] Ban quản lý các KCN Tỉnh Nghệ An, Báo cáo kết quả đạt đợc của các KCN, 9/2008. Summary The present real situation of Nghe An industrial zones and some problems that need to be solved This article reflects the real development situation of industrial zones of Nghe An province on the lot, the situation context of construction investment attraction, bussiness development state management and policies for promoting the development of these industrial zones in Nghe An. Some suggestions for unsolved existing problems next time are also presented in this paper. (a) Khoa Địa lý, Trờng Đại học Vinh. . hiện trạng phát triển các khu công nghiệp tỉnh Nghệ An trên các phơng diện quy hoạch; tình hình đầu t xây dựng; tình hình thu hút đầu t và phát triển các doanh nghiệp hoạt động trong khu công nghiệp. ngân sách tỉnh và nâng chỉ số GDP toàn tỉnh đứng ở vị trí cao của khu vực Bắc Trung Bộ. II. thực trạng phát triển các khu công nghiệp tỉnh nghệ an 1. Số lợng, qui mô các khu công nghiệp Đến. kê Tỉnh Nghệ An, Niên giám thống kê năm 2008. [2] UBND Tỉnh Nghệ An, Đề án Xây dựng các khu kinh tế, khu công nghiệp và cụm công nghiệp trên địa bàn Tỉnh Nghệ An, 2005. [3] Ban quản lý các

Ngày đăng: 23/07/2014, 13:20

Xem thêm: Báo cáo nghiên cứu khoa học: "Thực trạng phát triển các khu công nghiệp tỉnh Nghệ An và một số vấn đề đặt ra" ppsx

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w